GIỚI LUẬT THEO TINH THẦNPHẬT GIÁO
Thích Nữ Hằng Như
Trong các tổ chức, cộng đồng, quốc gia trên thế giới, nơi nào cũng có phép tắc luật lệ riêng mà thành viên thuộc các tổ chức đó hay người dân thuộc cộng đồng hay quốc gia đó bắt buộc phải tuân thủ. Mục đích của luật lệ là nhằm giữ cho cộng đồng có được trật tự, ngăn ngừagiảm thiểu những tai ươngtội ác do kẻ xấu cố tình gây ra. Nói đến luật thì mọi ngườicần phải học mới biết mà thi hành, điều nào nên làm, điều nào nên tránh để không bị phạm luật. Đơn giản nhất là luật đi đường ai cũng phải biết để thi hành hầu tránh tai nạnlưu thông chết người. Đi đến các cơ sở dịch vụ hay thương mại, muốn đậu xe cũng phải đậu đúng chỗ theo ô vẽ sẵn. Ô nào có vẽ hình chiếc xe lăn thì phải biết chỗ đó dành cho người khuyết tật đậu xe, chứ không phải tự ý mình muốn đậu xe ở đâu cũng được. Ở Hoa Kỳ, đóng thuế cũng là một luật mà mỗi người dân phải tuân theo. Nhờ có tiền thuế của người dân mà chánh phủ mới có ngân sách lo cho an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo, sửa chữa đường xá, làm những việc ích lợi cho quốc gia … Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách giản dị luật lệ là những quy định cấm đoán, ngăn ngừa các hành vi có tính cáchphá hoạian ninhtrật tự chung, làm hại hay đe dọa đến tánh mạng của người khác trong đời sống cộng đồng.
Luật lệthế gian có tính bắt buộc và ai phạm lỗi sẽ bị trừng trị theo luật lệ đã ban hành, nhưng cho dù luật lệ có tốt cách mấy cũng không tránh khỏi mặt tiêu cực bởi nó có thể thích hợp với người xấu nhưng lại cản trở quyền tự do của người tốt. Đó là chưa nói tới những luật lệ quá khắt khe, những hình phạt quá tàn ác của những kẻ cầm quyền độc tài. Dù thế nào đi nữa khi đã sinh ra làm “con dân” sống trong cộng đồngquốc gia nào thì phải tuân thủluật lệ của quốc gia đó, không có sự chọn lựa.
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó có tính cách khuyến khích tự nguyện những ai muốn có cuộc sống thanh cao, hướng thượng và đạo đức để hưởng được sự an vui do chính mình tạo ra bằng cách tuân thủ theo giới luật của Ngài chế định. Giới này được xem như là hàng rào ngăn cản kẻ ác xâm nhập vào ngôi nhà giáo hội gây tổn hại cho những thành viên trong ngôi nhà đó. Thời gianban đầuĐức Phật không ban hànhgiới luật vì mọi người sống trong Tăng đoànhoà hợptốt đẹp, ai nấy lo tu hành để sớm được giải thoát. Nhiều vị đại đệ tử của Đức Phậtđắc quả A-La-Hán và vâng lời Phật đi nhiều nơi giáo hoá. Sử ghi lại một lần nọ, Tôn giả Xá-Lợi-Phất thưa với Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi Như Laidiệt độ, làm sao để Chánh pháp của Như Lai được tồn tại lâu dài?”.Thế Tôn dạy: “Đức Phật nào có nói Giới nói Pháp thì chúng đệ tử nhớ đó để tu hành, làm cho Chánh pháp được trụ lâu dài sau khi Như Lai diệt độ”. Khi ấy Xá Lợi-Phất lại thưa: “BạchThế Tôn! Tại sao con không thấy Ngài chế Giới mà chỉ nói Pháp?”. Phật dạy: “Này Tôn giả! Ta biết thời phải làm gì. Nay chưa tới thời nên ta chưa chế Giới. Khi nào trong Tăng chúng có việc vì danh lợi, vì hữu lậu xảy ra thì Như Lai mới chế Giới”. Đó là nguyên do sau khi Đức Phậtthành đạo, Ngài đã thuyết Pháp và thu nhận các đệ tử suốt 12 năm dài mà không hề thuyết Giới, nghĩa là không ra bất cứ một quy định hay ngăn cấm nào, khi mà các đệ tử của Ngài chưa thực sự làm gì sai trái với Thánh đạo. Đến năm thứ 13, các pháp hữu lậuxuất hiện, có sự sai phạm của Tỳ Kheo, căn cứ vào đó Đức Phật mới chế Giới. Điều này cho thấy Đức Phậtchế Giới không phải là để bó buộcđệ tử của Ngài, mà chỉ nhân nơi lỗi lầm của một người nào đó trong Tăng đoàn mà ra Giới cấm để ngăn ngừa sự hư hoại tiếp tục xảy ra, và quan trọng hơn hết là giúp cho các đệ tử của Ngài nhờ nơi Giới mà giữ ba nghiệptrong sạch để tiến tu trên con đườnggiải thoát .
Giới luật đóng vai trò rất quan trọng đối với Tăng đoàn. Đức Phật vẫn thường nhắc nhở các đệ tử phải giữ gìngiới luật, phải tôn trọngGiới Luật và Chánh Pháp như vị Thầy của mình trên bước đường tu tập. Chẳng hạn như trong kinh Trường Bộ, Đại Bát Niết Bàn có ghi lại lời Đức Thế Tôn bảo ngài Ananda như sau: “Pháp và Luật của ta là bậc đạo sư của các ngươi” hay làtrong Kinh TứThập nhịchương: “Đệ tử ở cách xa Ta mấy ngàn dặm, mà trong tâm nhớ nghĩ đến Giới của Ta, tất sẽ chứng được đạo quả; còn cho dù có ở ngay bên cạnh Ta, mà ý nghĩ bất chính, thì rốt cuộc cũng chẳng thể đắc đạo”.
KHÁI NIỆM VỀ GIỚI LUẬT TRONG ĐẠO PHẬT
– Giới tiếng Pàlilà “Sila” phiên âm là Thi-La, được hiểu Là lời dạy, sự ngăn cấm, quy luật do Đức Phật chế định nhằm khuyên con người về hai mặt:
1) Phương diệnđạo đức: “Sila” là những lời dạy của Đức Phật nhằm hướng dẫn đệ tử tránh làm những điều ác, làm những điều lành, tu tập thân-khẩu-ý thanh tịnh, diệt trừtham sân si đưa đến sự an lạcgiải thoát cho chính mình.
2) Về phương diệntu tập: Là phong cách cư xửđạo đức, không những khuyên con người nên quý mến, thông cảm, hài hòa, đoàn kết, giúp đỡ nhau… mà còn hướng dẫn cách tu tập giữ “Sila” để thích nghi với tình trạng sống chung trong tập thể Tăng đoàn, hầu mang lại lợi ích, an vui và hạnh phúc thật sự cho chính mình và cho người xung quanh.
Về phương diệnđạo đức, theo ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cho rằng “Sila” có nghĩa là “Giớihạnh”.Giới hạnh là gì? Đó là một con người sống đạo đức với một tâm sởthánh thiện, xa lánh việc sát sanh, không trộm cướp, không có hành động phá hoạiđời sốnghạnh phúc của người khác v.v.. Có thể nói đó là một người tu tậpthực hànhviên mãn các học Giới do đức Phật chế định.
Vì vậy Giới có thể hiểu là: Năng lựckiềm chế, ngăn ngừa điều sai trái, chặn đứng việc xấu ác, gia tăng những hành động thiện lành khiến cho cuộc sống của người trì giớiđược giải thoát ra khỏi vô minhphiền não. Hễ giữ được giới nào thì giải thoát được giới đó. Cho nên càng giữ được nhiều giới bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Như vậy tu tập Giới là nâng cao phẩm chất, hoàn thiệntư cách của chính con người mình. Đó chính là đạo đức, cái làm nên giá trịcon người.
– Luật tiếng Phạn là “Vinaya” phiên âm là Tỳ-nại-da, ngắn gọn là Tỳ-ni. Dịch nghĩa là điều phục, chế ngự, nhiếp phục, diệt (trừ điều ác) hay là kỷ luật (discipline) gồm những nguyên tắc, những phương thức quy địnhthực hành cho đời sống trong tập thể Tăng đoàn do Phật ban hành, được ghi lại trong Luật tạng.
Tóm lại Giới là điều răn, là lời dạy có tính cáchnâng caođạo đức, nhân cách con người. Còn Luật là quy luậtthi hành Giới. Luật bao hàm cả Giới, còn Giới chỉ là bộ phận của Luật. Giới Luật là nền tảng pháp lý để hành giảứng dụng trong việc thúc liễm thân tâmtiến tuđạo nghiệp. Tuy Giới và Luật tên gọi khác nhau nhưng tính chất gần như đồng nghĩa nên người ta thường ghép chung hai chữ này lại với nhau, gọi là “Giới Luật”.
Trong “Tam vô lậu học: Giới-Định-Huệ”, Giới là nền tảng của thiền Định và Trí tuệ. Nhờ Giới, tâm mới Định, tâm có Định, Huệ mới phát sanh, Huệ có phát sanh mới trừ dứt được vô minhphiền não, vô minhphiền não có dứt trừ thì mới minh tâmkiến tánh. Nói đến tầm quan trọng của Giới, trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật đã dặn dò Ngài Ananda như sau: “Này Ananda , Pháp và Luật Ta đã giảng dạy và trình bày. Sau khi Ta diệt độ, Chánh Pháp và Giới Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các ngươi”. Như vậy Luật không thể tách rời ra khỏi Pháp. Luật là một phần Giáo Pháp của Đức PhậtThích Ca để lại. Ngài cũng đã để lại lời di chúc khẩn thiết trước khi nhập Niết Bàn: “Sau khi ta diệt độ, các người tu hànhphải tôn kínhGiới Luật làm Thầy; dầu ta còn tại thế để dạy dỗ các người mấy ngàn đời đi nữa, ta cũng không thêm điều nào ngoài Giới Luật”.
MỤC ĐÍCH CỦA GIỚI LUẬT
Kinh Mahãvagga I.20 và kinh Anguttaranikàya V.70 ghi lại mục đích chế định Giới Luật cho Tăng chúng của Đức Phật như sau:
1) Để đem lại sự tốt đẹp cho Tăng chúng.
2) Để đem lại sự an vui cho Tăng chúng.
3) Để kiềm chế những người xấu.
4) Để đem lại lạc trú cho các Tỳ Kheođức hạnh.
5) Để ngăn chận các lậu hoặcphiền nãotrong đờihiện tại.
6) Để tiêu trừ các lậu hoặc trong tương lai.
7) Để đem lại niềm tin cho những người chưa có niềm tin.
8) Để làm tăng trưởngniềm tin cho những người đã tin.
9) Để duy trìChánh Pháp.
10) Để củng cốquy củTăng đoàn.
CÁC LOẠIGIỚI LUẬT TRONG ĐẠO PHẬT
Trong Tam Tạng Kinh Điểngồm có: Kinh tạng (Sutta-pitaka), Luật tạng (Vinaya-pitaka) và Luận Tạng (Abidhamma-pitaka). Về mặt Lý thuyết thì Giới Luật chiếm 1/3 trong Tam Tạng Kinh Điển. Về mặt thực hành thì Giới đóng một vai trò mấu chốt trong Tăng đoàn.
Giới LuậtPhật giáo có nhiều thứ, có thứ cao, thứ thấp. Có giới áp dụng cho hàng xuất gia, có giới áp dụng cho hàng tại gia. Bài viết này nhằm giúp các Phật tử có cái nhìn tổng quát về các giới luật chứ không đi vàochi tiết phân tích, đặc biệt là dành cho quý Phật tửtại gia. Riêng về giới luật của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đối với hàng Phật tửtại gia thật sự không cần thiết, vì thế người viết mạn phép chỉ lướt sơ qua phần này.
Như đã trình bày Đức Phật chế định nhiều loại Giới như Phật tửtại gia có Ngũ Giới (5 giới), Bát Quan Trai Giới (8 giới), Thập Thiện (10 giới). Xuất gia thì có Giới Sa-di và Sa-di-ni (10 giới). Thức-xoa-ma-na có thêm 6 học giới. Theo truyền thống Phát Triển Đại Thừa thì Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ Kheo Ni có 348 giới. Theo truyền thống Theravàda thì Tỳ Kheo có 227 giới, Tỳ Kheo Ni có 311 giới. Bồ Tát thì có 10 giới trọng và 48 giới khinh cho cả xuất gia lẫn tại gia đều có thể thọ.
NGŨ GIỚI
Những ai phát nguyệnquy y Tam Bảo (tam quy) và tình nguyện thọ Ngũ giới nghĩa là vị ấy nương tựa vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) và giữ gìn 5 giới thì được xem là Phật tử. Năm giới này là nền tảng mang lại hạnh phúc an vui cho con người, giúp con người có cuộc sống tốt đẹpbình đẳng tử tế và đạo đức, nó còn là bước chân từng bậc tiến lên nấc thang giải thoát. Người nào giữ tròn năm giới này thì bản thân người đó sẽ được an vui. Nếu các thành viên trong gia đình giữ trọn năm giới thì cả nhà an vui hạnh phúc. Nếu mọi gia đình đều tu tậpgiữ gìnnăm giới thì xã hội sẽ được hoà bình, an ninh, trật tự và lớn mạnh trên mọi mặt.
Năm giới đó là:
1) Không sát sanh: Không xâm phạm đến sinh mạng người khác, ngược lại là tôn trọngsinh mệnh của người khác.
2) Không trộm cắp: Không xâm phạm đến của cải của người khác, theo đó phải tôn trọngcủa cải của người khác.
3) Không tà hạnh: Không xâm phạm đến danh tiết của người khác, theo đó phải tôn trọngthân thể của người khác.
4) Không nói dối: Sẽ không xâm phạm đến danh dự người khác.
5) Không uống rượu: Không xâm phạm đến lý trí của chính mình, tôn trọng sức khoẻ của mình, từ đó không xâm phạm đến người khác.
GIỚI BÁT QUAN TRAI
“Bát” là tám, “Quan” là cửa. “Trai” nghĩa là khi qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn. Vậy Bát Quan Trai Giới là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 giờ, ngăn chận 8 điều tội lỗi bằng cách thọ 8 giới cấm, đồng thời phát huy 8 điều thiện lành do Đức Phậtchỉ định.
Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ định nghĩa: “Bát Quan Trai nghĩa đen là 8 điều kiêng cữ, như là 8 cửa ảichận đứng các pháp bất thiện. Giới Bát Quan Traichính xác được gọi là “giới cận trụ“, nghĩa là sống gần đời sốngxuất gia, gần chùa chiền, gần nơi thanh tịnh. Tập quen với đời sốngthanh tịnh. Cao hơn nữa “cận trụ” được hiểu là tập sống gần đời sống một vị A-La-Hán là bậc Thánh xuất thế gian”.
Học tập thọ trìBát Quan Trai Giới để gần gũi đời sống một vị A-La-Hán, để có chánh tín nơi Thánh đạo, biết rõ con đường Thánh để đi, tức là dù sống trong cuộc đời lắm lo âuphiền não này vẫn còn có con đường tu tập để sống an vui hạnh phúc trong hiện tại và con đường này từng bước dẫn dắt chúng tathoát khỏisinh tử luân hồi.
Bát Quan Trai giới là phương pháptu tập của người tại gia, thọ trì 8 giới, áp dụng trong một ngày một đêm tức 24 tiếng đồng hồ. Mỗi tháng có 6 ngày thọ giới là mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 hoặc 8 ngày nếu thêm mồng 7 và 22. Hiệu lực của sự thọ giới phân làm hai loại:
1) Phát nguyện thọ rồi thì trì suốt đờicho đến khi chết thì giới tự động xả, hoặc chưa chết nhưng không còn tin tưởng, không còn thích thú trong việc trì giới, tự mình tuyên bố xả giới, hay bỏ Phật Pháp Tăng, bấy giờ giới thể cũng mất.
2) Giới một ngày một đêm, đó là “giới cận trụ”. Sau khi thọ, giới thể chỉ tồn tạiluân lưu trong thâm tâm người thọ giới một ngày một đêm, từ khi mặt trời mọc hôm nay đến mặt trời mọc hôm sau. Hết thời hạn này, giới tự động xả. Hiện nay mốc khởi đầu của một ngày để thọ giới quan trai có thể ấn định từ 6 giờ sáng hôm nay tới 6 giờ sáng hôm sau. Sau 24 giờ dù có lên chùa làm lễ hay không, giới vẫn tự động xả. Giới Bát Quan Trai không thể tự thọ, mà phải thọ từ một Sa di hay Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni.
Hoà Thượng Tuệ Sỹ phân chia nội dung 8 giới thành 4 loại. Đó là: Giới Tự Tánh (gồm 4 chi), Giới ngăn trừ phóng dật (1 chi là cấm uống rượu), Giới ngăn trừ tánh kiêu mạn (gồm 2 chi) và một chi thuộc Giới thể của Bát Quan Trai.
Giới tự tánh
Nói tự tánh vì đây là phẩm chất cơ bản của con người. Con người hơn súc sanh ở giá trị phẩm chất đạo đức. Nếu mất phẩm chất này thì con người có khác chi loài vật chỉ biết sống theo đòi hỏi của bản năng. Trong nhà Phật cho rằng con người sống ở đời phạm nhiều tội lỗiác độc chết đi sẽ tái sanh vào cảnh giớitương ưng, bị sanh làm thú, làm ngạ quỷ hay A-Tu-La tuỳ theo nghiệp đã gieo trồng ở đời này. Thật ra các cõi địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh hay thiên đàng đều hiện diện ngay trong trạng thái tâm của con người còn đang sống ở cõi đời này chứ không chờ đến chết mới đầu thaiquả Quả. Những ai tham lam bỏn xỉn thì tâm trạng của họ giống như tâm trạng của loài ngạ quỷ lúc nào cũng khổ sở, vì chịu cảnh đói khátthiếu thốn bởi lòng tham vô đáy không bao giờ đủ. Những ai độc ác mất nhân tính, mất đạo đức làm người, thì kẻ đó đang sống như là loài thú hay động vật thấp là vì thế. Còn những ai biết tu tâmtích đức lúc nào cũng an nhiêntự tại bằng lòng với những gì mình đang sở hữu không cảm thấythiếu thốn thì người đó đang sống ở cõi Trời vậy. Cho nên bốn chi của Ngũ giới dưới đây rất quan trọng .
1) Như hạnh Phật ngày đêm không Sát sinh.
2) Như hạnh Phật ngày đêm không trộm cướp.
3) Như hạnh Phật ngày đêm không dâm dục (chi này khác với cư sĩ thọ Ngũ Giới. Trong Ngũ Giới, Đức Phật cấm vợ chồng không được liên hệtà dâm với người ngoài. Nhưng trong “Bát Quan Trai” thì việc quan hệ vợ chồng ân ái bị cấm luôn, nghĩa là cấm hành động dâm dục trong thời gianthọ giới một ngày một đêm)
4) Như hạnh Phật ngày đêm không vọng ngữ.
Giới trừ phóng dật
5) Như hạnh Phật ngày đêm không uống rượu:Cấm dùng những chất say, những chất khiến tâm buông lung không kiểm soát được. Trong Ngũ giới chi tránh uống rượu (thọ trọn đời) là phòng hộ để không bị say sưa, mất tự chủ dẫn đến nhiều hành động sai phạm xấu ác khác. Còn trong Bát Quan Trai giới, chi này trở thànhnăng lựctỉnh giác, ngăn trừ sự phóng dật, buông lungxao lãng.
Giới ngăn trừ kiêu mạn, gồm 2 chi
6) Như hạnh Phật ngày đêm không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem hát:Tập hạnh sống tự nhiênchân thật không giả dối không tự đề cao tự mãn với những vẽ hào nhoángđẹp đẽ giả tạo bề ngoài, cũng không để tâm đắm chìm trong cảnh múa hát, kịch diễn trên sân khấu khiến cho mình xa rời tự tánhthanh tịnh.
7) Như hạnh Phật ngày đêm không nằm ngồi giường cao rộng đẹp:Không chiều chuộng, cho phépbản thân hưởng thụ nệm ấm chăn êm giường cao rộng đẹp rồi đắm tâm ưa thích dính vào tham dục quên việc tu hành.
Thể của Bát Quan Trai
8) Như hạnh Phật ngày đêm không ăn quá giờ Ngọ tức sau 12 giờ trưa (không ăn phi thời): Đa số người thọ giới vì thói quen ăn buổi chiều, nên muốn được châm chước, tức là xin ăn cháo hay các thứbột ngũ cốc cho đỡ đói. Làm như vậysự thọ trìtrai giới không còn ý nghĩa là trì giới, mà chỉ là việc làm lành để cầu phước thôi.
THẬP THIỆN GIỚI
Thập Thiện Giới còn gọi là Thập Thiện hay Thập Thiện Nghiệp, Thập Thiện Pháp là phương pháptu tậprèn luyệncon người có đức tánh khiêm hạ, giản dị, có nhân cách cao thượng, đủ sứckiên trì nhẫn nại vượt qua những khó khăn trong đời sống. Tu Thập Thiện Nghiệp giúp chúng ta tránh mọi tham lam, sân hận, si mê, không tham đắm ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) nên không thể trở thành những kẻ hung ác, giết người, trộm cướp, hiếp dâm… khiến cho cuộc sống phải rơi vào hoàn cảnhtối tăm tù tội. Ngược lại nhờ Tu Thập Thiện mà thân, khẩu, ý chúng ta được thanh tịnh không tạo ác nghiệp, tránh bị đọa vào các con đường ác trong luân hồi sanh tử.
Đức Phật dạy chúng tatu thập thiện để tạo nhân duyên, có đầy đủ phước báo để đời này được sống an vui hạnh phúc và đời sau cũng được an lạc bình yên sung sướng. Ngoài ratu thập thiện còn là một nấc thang quan trọng trên con đường tu tập tiến hoá của tâm linh.
Thọ trìThập thiện giới trọn đời để vượt ra khỏi ba cõithế gian, đạt đếnquả vịThanh Văn, Duyên Giác, hành giả phải tu theo các pháp Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên. Để đạt đến hàng Bồ TátĐại thừa, cần phải qua pháp Lục Độ Ba-La-Mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ) mới đi đến giác ngộ. Muốn thực hiện được các pháp môn đó, hành giả không thể bỏ qua pháp mônTu Thập Thiện.
Tu có hai phần: Chỉ vàHành. Chỉ là ngưng mọi hành động bất thiện xấu ác hại mình hại người. Hành là làm việc thiện lành, giữ đúng giới luật mang lại an vui hạnh phúc cho mình và cho người.
Thập thiện giới gồm:
1) Trọn đời không giết hại tất cả chúng sanh, ngược lại nên tu phápphóng sanh cứu người, cứu vật.
2) Trọn đời không trộm cắp tài vật của người, mà nên giúp đỡ bố thí người nghèo khổ trong khả năng của mình.
3) Trọn đời không dâm ôtà hạnh, trái lạicần phảithanh tịnhphạm hạnh (thân tâmtrong sạch)
4) Trọn đời không vọng ngữ: Không nói dối, mà nói lời chân thật.
5) Trọn đời không nói lưỡi hai bên: Không ở đây nói xấu đằng kia, không ở đằng kia nói xấu đằng này sinh mâu thuẩn xung độtthù oán lẫn nhau.
6) Trọn đời không nói lời hung ác, sỉ nhục người khác mà phải dùng lời nhẹ nhàng ái ngữ.
7) Trọn đời không nói lời thêu dệt (ỷ ngữ): Không dùng lời hoa mỹ hoặc lý lẽ ngụy biệnbóp méosự thật vì quyền lợi riêng.
8) Trọn đời không tham dục: Không tham trướctình dụctrần cảnh, nuôi lớn tâm thanh tịnhphạm hạnh.
9) Trọn đời không sân hận: Không phẫn nộ, oán hận người, mà luôn hiền từ nhẫn nại.
10) Trọn đời không tà kiến: Không bảo thủchấp trước, không mê tín dị đoan, không đoạn kiến, thường kiến, mà luôn tu tậpchánh kiến.
BỒ TÁT GIỚI
Bồ Tát là tiếng gọi tắt của “Bồ Đề Tát Đoả” dịch âm từ tiếng Phạn Bodhisattva. “Bồ đề” dịch là “giác”,“tát đoả” dịch là “hữu tình”,hợp lại gọi là “giác hữu tình”, có nghĩa là bất cứ đệ tử nào của Phật, hễ phát tâm“trên cầu Phật đạo, dưới độ hữu tình” thì kẻ đó được gọi là Bồ Tát.
Thọ Bồ Tát Giới là đi trên con đường cao thượng, nuôi lớn lòng đại bi, thương chúng sanh chìm nổi trong sanh tử, tạo vô lượngác nghiệp, thọ vô lượngtội báo, mà xả thâncứu độ. Đây là con đườngtu học để thành Phật đạo. Phát tâmBồ Đề, hành Bồ Tát đạo là công đức và phước báu to lớn nhất. Lấy đại tâm bi làm chủ, lấy Bồ đề tâmdẫn đạo, thực hiệnlý tưởngĐại Thừa là điểm then chốt của người học Phật cần khắc cốt ghi tâm. Mọi ngườinam nữ già trẻ và tất cả chúng sanh ngoại trừ các thành phần phạm 7 trọng tội là: 1) Giết Cha, 2) Giết mẹ, 3) Làm thân Phật ra máu, 4) Giết A-La-Hán, 5) Giết Hoà thượng, 6) Phá hoà hiệp Tăng, 7) Giết thánh nhơn, thì đều có thể thọ Bồ Tát Giới.
Có 2 trường hợp mất Giới Bồ Tát, đó là: 1) Cố ý sát nhân không biết hỗ thẹn, sám hối, 2) Xả Bồ Đề tâm, ví dụ như nói: “Tôi không tin việc làm của Phật, không tin Tam Bảo và không phát tâmBồ Đề nữa.”
Theo tinh thần“Kinh Phạm Võng”Bồ Tát Giới gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giới pháp này được truyền trao cho các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và cả thiện nam tín nữcư sĩphát tâmthọ trì. Ngoài ra còn có Giới Bồ Tát Tại Gia dựa theo “Kinh Ưu Bà Tắt (Đại chính tập 24)” gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh. Dưới đây là Giới Bồ Tát dành cho người tại gia theo kinh Ưu Bà Tắt.
Sáu giới trọng (tội nặng):
1) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được sát sanh.
2) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được trộm cắp.
3) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được tà dâm.
4) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói dối .
5) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói lỗi của người tại gia và xuất gia .
6) Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được bán rượu, nấu rượu.
Hai mươi tám giới khinh (Bồ Tát tại giaphạm tội thất ý):
1) Không cúng dườngcha mẹ, sư trưởng.
2) Say đắm rượu chè.
3) Cố ý gớm ghê không chăm sóc người bệnh khổ.
4) Gặp hành khất, không nhiều thì ít phải tuỳ tâm bố thí… nếu để người hành khất đó đi về tay không thì phạm lỗi.
5) Không đứng dậynghinh tiếphỏi thăm khi thấy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Trưởng lão, bậc Tôn đức, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.
6) Nếu thấy Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Trưởng lão, bậc Tôn đức, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, hủy phạm giới đã thọ, sinh tâm kiêu mạn, rồi nói rằng: “Ta hơn người kia, người kia không bằng ta”.
7) Mỗi tháng không thọ 6 ngày Bát quan trai giới, không cúng dườngTam Bảo.
8) Trong vòng 80 dặm, nơi có thuyết pháp, mà không đến nghe.
9) Thọ dụng đồ dùng của chư Tăng như ngoạ cụ, giường, ghế v.v…
10) Nghi ngờ trong nước có vi trùng nhưng vẫn tuỳ tiện dùng.
11) Không có bạn mà vẫn một mìnhđi vào nơi hiểm nạn.
12) Một mình ngủ lại tại chùa Ni nếu là Ưu Bà Tắc, hoặc chùa Tăng nếu là Ưu Bà Di.
13) Vì của cải, thân mạng mà đánh mắng người giúp việc, trẻ con hầu hạ hoặc người ngoài…
14) Đem thức ăn thừa dâng cúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni hoặc cung cấp cho người đồng giới.
15) Nuôi những loài ăn thịt như mèo, chồn…
16) Nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà hoặc các loạisúc vật khác mà không làm phép tịnh thí mà cho những người chưa thọ giới.
17) Không chứa sẵn y, bình bát, tích trượng để cúng dườngchúng Tăng.
18) Làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt.
19) Làm nghề mua bán: Lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá cả, không được lật lọng, đem bán cho người trả giá đắt hơn. Lúc mua hàng, nếu thấy người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ để họ sửa đổi.
20) Hành dục không đúng chỗ đúng thời.
21) Làm nghề thương mại, công nghiệp v.v… không chịu nộp thuế, hoặc khai thuế gian lận.
22) Vi phạm luật pháp nhà nước.
23) Có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu muà, không hiến cúng Tam Bảo mà thọ dụng trước.
24) Tăng già không cho phép mà vẫn thuyết pháp, tán thánquan điểmcủa riêng mình.
25) Ra đường dành đi trướcTỳ Kheo, Sa di.
26) Trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, sinh tâm thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác để cúng dường thầy mình.
27) Nuôi tằm lấy tơ.
28) Đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc, hoặc nhờ người khác chăm sóc.
GIỚI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
Là giới dành cho những người mang lý tưởng“trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh”. Những người này pháttâmrời bỏ gia đình cạo râu cạo tóc, khoác áo nâu sòng, sống đời phạm hạnh, theo đúng con đườngĐức Phật đã đi. Nhưng là người phàm trần đã từng gieo nhiều nghiệp xấu khi xưa , nên trong một đời một kiếp không dễ gì thoát khỏiLuật Nhân Quả, nói chi là đạt quả Thánh quả Phật. Cho nên dù đã phát tâm rời bỏ ngôi nhà lửa, vẫn có lúc bị nghiệp lôi kéo, tâm tình lên xuống, khi hành trìthiền định nghiêm mật, lúc lo ra phóng dật phạm lỗi nên không bao giờ phát huy được Trí Huệtâm linh. Vì thế người xuất gia vẫn cần phảithọ trìGiới Luật của Đức Phật chế định để giúp mình giữ gìn sự trong sạchthân tâm, phát huy thiền định.
Việc học hành ngoài đời bắt đầu từ lớp thấp rồi mới lên lớp cao. Vấn đềtu hànhcũng thế, từ dễ đến khó, từ thấp lên cao. Sa-di hay Sa-di-ni là những người mới tu tập nên chỉ thọ trì 10 giới. Tỳ-Kheo thọ 250 giới, Tỳ-Kheo-Ni thọ 348 giới theo Đại thừa Phát triển. Tỳ-Kheo 227 giới, Tỳ-Kheo-Ni thọ 311 giới theo hệ Theravàda.
GIỚI LUẬTSA DI
Hội chúng của Đức Phậtgồm cóthành phầnđệ tửxuất gia và tại gia. Chúng xuất gia chia ra hai Tăng đoàn là Tỳ -Kheo và Tỳ-Kheo-Ni. Chúng tại gia là những người cư sĩ có niềm tinquy y Tam Bảo gồm hai thành phần là Cận Sự Nam còn gọi là Ưu-Bà-Tắc và Cận Sự Nữ còn gọi là Ưu-Bà-Di.
Tăng đoàn Tỳ-Kheo là những nam tu sĩgồm có Tỳ-Kheo (bhikkhu) là những thành viên chính thức trong giáo hộităng già, đã thọ Cụ Túc Giới (upasampadà). Kế đến là Sa-di thành phầnxuất gia đang tập sự để thành bậc Tỳ-Kheo. Những vị này chưa thọ Cụ Túc Giới (anusampanna).
Phía Tăng đoàn ni cũng thế, bao gồm hàng Tỳ-Kheo-Ni (bhikkhuni), Sa-Di-Ni (sàmanerĩ), còn thêm hạng nữa là Thức-xoa-ma-na (Sikkhã-mãnã) sau hàng Sa-di.
Đẳng vị và các loại Sa-di
Thời kỳ Phật còn tại thế, mới đầu trong Tăng đoàn không có Sa-di. Sự xuất hiện Sa-di trong Phật giáo sớm hơn sự xuất hiện của Tỳ-Kheo-Ni. Đó là lúc La-Hầu-La con của Đức Phật theo Phật xuất gia mới bắt đầu có Sa-di. Sa-di là cấp bậc đầu tiên của người xuất gia.
Thành phần Sa-di được phân ra làm hai chủng loại thuộc ba đẳng vị. Ba đẳng vị là:
1) Khu Ô Sa-di: Trẻ nhỏ ít nhất từ 7 tuổi đến 13 tuổi, tập sự sống theo quy tắc của chùa và vì tuổi còn quá nhỏ nên không làm được việc gì khác ngoài việc đuổi quạ để chúng đừng làm náo động các khu vực chư Tăng đang toạ thiền.
2) Ứng pháp Sa-di: Từ 14 tuổi đến 19 tuổi được gọi là Ứng Pháp Sa-di, tức Sa-di thực thụ học tập đầy đủ các phận sự của người xuất gia.
3) Danh tự Sa-di: Từ 20 tuổi đến 70 tuổi được gọi là Danh tự Sa-di, tức Sa-di trên danh nghĩa. Những vị lớn tuổi từ 60 đến 70 tuổi muốn xin xuất gia, Đức Phậtcho phép nhưng không cho thọ Cụ Túc Giới.
Hai chủng loại Sa-di là:
1) Hình đồng Sa-di: Người có tướng mạo và cốt cách trông giống như Sa-di nhưng không đủ tư cáchthọ lãnhgiới pháp chẳng hạn như bị căn tật, cơ thể không tròn đủ v.v…
2) Pháp đồng Sa-di: Đây là chân thật Sa-di, do thọ trìgiới pháp Sa-di mà thành Sa-di.
Sa-di chưa phải lãnh một công việc nặng nhọc hay quan trọng nào trong chùa, ngoài việc tu học và công phubái sám, tập tham thiền theo các vị Tỳ-Kheo lớn tuổi. Về sinh hoạt Sa-di phải đảm đương việc cơm nước, bếp núc, chợ búa, củi than (nếu trong chùa thiếu người giúp việc) và hầu Thầy để giúp đỡ các vị Tỳ Kheo đang bận tâm vào việc toạ thiền hay nghiên cứukinh điển. Sa-di chỉ cần giữ 10 giới luật, trong khi vị Tỳ Kheo phải thọ 250 giới. Sa-di phải chứng tỏ khả năng đầy đủ mới thọ giớiTỳ Kheo được. Tuổi sớm nhất và hợp lý để thọ giớiTỳ Kheo là 20 tuổi. Có những chú tiểu ở chùa từ nhỏ và có khả năng nhưng tuổi còn nhỏ cũng không được phép thọ giớiTỳ Kheo. Sa-di là thời kỳ dễ thực hành và đẹp nhất trong đờitu học của một người xuất gia học Phật.
NỘI DUNG CỦA SA DI THẬP GIỚI
Giới của Sa-di và Sa-di-ni có 10 điều giống nhau. Còn điểm khác nhau của Sa-di và Sa-di-ni giới là oai nghi tuỳ đại chúng học: Sa-di phải học theo luật Tỳ- Kheo, còn Sa-di-ni phải học theo luật nghi của Tỳ-Kheo-Ni. Tỳ-Kheo và Tỳ-Kheo-Ni giới có những phần bất đồng, nên luật nghi của Sa-di và Sa-di-ni theo học vì thế cũng có sự khác nhau. Dưới đây là 10 giới của Sa-di:
1) Trọn đời không sát sinh (nuôi dưỡngthánh đức hiếu sinh)
2) Trọn đời không trộm cướp (nuôi dưỡngthánh đứcbuông xả)
3) Trọn đời không được dâm dục (nuôi dưỡngthánh đứcthanh tịnh)
4) Trọn đời không hư dối (nuôi dưỡngthánh đứcchân thật)
5) Trọn đời không được uống rượu (nuôi dưỡngthánh đứcminh mẫn)
6) Trọn đời không trang điểm, đeo tràng hoa, dầu thơm, đồ trang sức (nuôi dưỡngthánh đứctự nhiên).
7) Trọn đời không được ca, múa, diễn kịch và đi nghe xem (nuôi dưỡngthánh đứctrầm lặngđộc cư).
8) Trọn đời không được ngồi nằm giường lớn cao rộng (nuôi dưỡngthánh đứcthiểu dục tri túc).
9) Trọn đời không được ăn phi thời (nuôi dưỡngthánh đứcly dục)
10) Trọn đời không được tích lũy vòng vàng châu báu (nuôi dưỡngthánh đứcly tham)
CÁC GIỚI KHÁC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
– Thức Xoa Ma Na:
Tiếng Pali là Sikkhamãnã, tiếng Phạn là Siksamãnã phiên âm tiếng Hán là Thức-Xoa-ma-na dịch là Chánh học, nghĩa là người nữ đang học tập các xứ của Tỳ-Kheo-Ni. Những người nữ tu sĩPhật giáo sau khi thọ giới Sa-di đều phải thọ giới Thức-xoa-ma-na trong 2 năm trước khi được thọ giới Tỳ-Kheo-Ni. Giới Thức-xoa-ma-na là những điều cơ bản chuẩn bị cho giới Tỳ-Kheo-Ni và gồm 6 giới khinh trọng như sau:
1) Không dâm dục. 2) Không trộm cướp. 3) Không sát sanh. 4) Không nói dối. 5) Không uống rượu. 6) Không ăn phi thời. (sau 12 giờ trưa)
Sáu giới này đều có trong 10 giới của Sa-di-ni. Theo Luật tông thì đây không phải là giảm bớt 4 giới cho nhẹ đi phần hành trì, mà trong thời gianthọ giới Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni còn học và tập giữ giới luật của Tỳ-Kheo-Ni nữa. Sự giữ giới Thức-xoa-ma-na kéo dài trong 2 năm. Những ai chưa thọ giới Sa-di-ni mà đã đến 18 tuổi cũng có quyền xin thọ giới Thức-xoa-ma-na và sau thời gianhành trì đủ 2 năm cũng có đủ tư cách để thọ giới Tỳ-kheo-ni vậy.
Ngoài ra, những thiếu phụ trước kia lập gia đình hay sống độc thân hay đã ly hôn hoặc chồng qua đời, nếu muốn thọ giới Thức-xoa-ma-na phải đợi 10 năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng qua đời mới được thọ giới pháp của người tu.
– Cụ Túc Giới
Tiếng Phạn là Upasampadà, Hán dịch là “giới Cụ Túc” hay “Cận viên”. “Cụ túc” có nghĩa là “thành tựu trọn vẹn”. “Cận viên” nghĩa là “gần đến Niết bàn viên mãn”.Giới Cụ Túc gồm 4 yếu tố:
a) Giới thanh tịnh: Những giới điều đưa đến thân tâmthanh tịnhan lạc. Tiếng Phạn là “Pratimoksa” được phiên âm là “Ba-la-đề-mộc-xoa” dịch nghĩa là “biệt giải thoát” tức là giữ được giới nào thì giải thoátphạm vi giới đó.
b) Căn thanh tịnh:Hộ trì các căn. Khi các căn tiếp xúc với các trần phải luôn luôn cảnh giác không để cho các căn bị ô nhiễm.
c) Mạng thanh tịnh: Nuôi mạng sống bằng những điều kiệnchân chính, tức là sống theo 4 sự cúng dườngchánh pháp: 1) Mặc y phấn tảo (đối trị bệnh sắc dục, ham mê sắc đẹp). 2) Sống bằng khất thực (đối trị bệnh thực dục, ham mê ăn uống). 3) Ngủ dưới gốc cây (đối trị bệnh thuỳ dục, ham mê ngủ nghĩ). 4) Thân tâmtịch tĩnh (đối trị bệnh tài dục ham mê của cải).
d) Niệm thanh tịnh: Luôn giữ Chánh niệmtỉnh giác. Khi ăn biết mình đang ăn, khi ngủ biết mình đang ngủ, khi đi tới đi lui, biết rõ việc mình đang đi tới đi lui… không để những tà niệm xen vào.
Cụ Túc Giới của Tỳ-Kheo Tăng gồm 250 khoản có thể tóm tắt như sau:
1) 4 pháp ba-la-di: Thầy Tỳ Kheođức hạnh không trong sạch
2) 13 pháp tăng-tàng: Việc tiếp xúc, đụng chạm giữa nam nữ
3) 2 pháp bất định (tội không hình tuớng nên gọi là bất định) Móng tâm và làm việc dâm dục
4) 30 pháp xả đọa: Chứa nhiều của cải sanh tâm tham đắm, nhiễm trướcvật chất, không chuyên tâmtu tập.
5) 90 pháp ba-dật-đề: Nói dối chê bai nói lưỡi đòn xóc nhọn 2 đầu, tư cách bê tha, giải đải không hợp với hạnh người xuất gia.
6) 4 pháp hối quá : Việc thọ nhận ăn uống từ người cúng không đúng cách tăng trưởng lòng tham để mất lòng tin nơi thí chủ.
7) 100 pháp chúng học: Tư cách của tăng sĩ qua công việc sinh hoạthằng ngày qua bốn oai nghi.
8) 7 pháp diệt tránh: Trừ diệt những điều phiền toáivô ích để chuyên tâmtu tập.
Cụ Túc giới của Tỳ-Kheo-Ni gồm 348 khoản như sau:
1) 8 giới Khí. 2) 17 giới tăng tăng tàn. 3) 30 giới xả đoạ. 4) 178 giới đoạ. 5) 8 giới hối quá. 6) 100 giới học. 7) 7 pháp diệt tránh.
KẾT LUẬN
Con đường thoát khổ giải thoátduy nhất trong cuộc sống nhiều hệ luỵ và khổ đau của chúng sanh là con đường tu tập. Tu tập làm sao để hoàn chỉnh nhân cách của mình từ kẻ tham lam, sân hận, ngu dốt, kiêu mạn, thù hằn, trộm cướp, giết người v.v… trở nên một người có tâm lương thiện, từ bi, khiêm hạ, trong sáng, là con đuờng Chánh đạo trước là thu liễm thân tâm làm việc lành tránh việc dữ, không tạo nghiệp ác mà tạo nghiệp thiện, luôn có những hành động phải đạo mang hạnh phúc đến cho mình và cho những người xung quanh. Sau đó là tu tập để có Định Huệ hầu đi đến giải thoáttối hậu ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Con đường tu tập đó phải là con đường“Giới-Định-Huệ” là con đường“tamhọc vô lậu” mà Đức Phật khi xưa cũng là một con người như chúng ta, đã đi qua và đã chứng ngộ thành bậc Toàn Giác.
Tùy theocăn cơ và ý chí của mỗi người mà chúng ta sẽ từng bước chọn những pháp môntu tập cũng như giới luật để hành trì. Là Phật tửsơ cơ, chúng ta phải dựa vàoGiới Luật để thúc liễm thân tâm. Những điều chúng tahọc hỏi tránh làm việc này tránh làm việc nọ, đó là giới tướng, là những điều luật ngăn cấm mà Đức Phật đã ban hành. Sau thời gianhành trì huấn luyện, những điều luật này đã trở thành một thói quenăn sâu vàotiềm thức, nó biến thành những luồng năng lượng mạnh mẽ phòng hộ cho chúng ta không làm những việc ác mà có một nề nếp sống thiện lành tự nhiên. Khi chúng ta đã trở thành một người luôn có những hành động thiện lành, tâm của ta lúc nào cũng thanh tịnh không tác ý tốt xấu, lúc bấy giờ “giới tướng” (giới hữu vi, hữu hạn) đã biến thành “giới thể” (vô vi, vô hạn) không cần phải nhắc nhớ lặp lại những giới này những luật kia nữa. Chúng ta nhớ rằng thời gian đầu trong vòng 12 năm sau khi Đức Phậtthành lậpTăng đoàn, Ngài không đưa ra những điều luật nào cả mà chỉ thuyết Pháp giảng dạy cho đồ chúngtu tập thoát khổ giải thoát mà thôi. Về sau vì đệ tửxuất gia của Ngài bắt đầu phạm lỗi lầm nên Đức Phật mới chế ra những quy định, lúc đầu ít sau nhiều, nhằm giúp họ quay về nẽo giác.
Riêng bài viết này chỉ là bài viết tổng hợp ngắn gọn từ sự dạy dỗ của Thầy Tổ, từ những tài liệu đã được ghi chép dịch thuật in thành sách hay phổ biến trên internet toàn cầu của chư tônthạc đức đã viên tịch hay hiện tiền. Đúng ra, đây chỉ là một bài viết để tự ôn học hay học thêm của người viết và nhằm đáp ứng một vài yêu cầu của các Phật tử thân quen, là những người không có điều kiệnnghiên cứutoàn bộ các tập sách mà chư tôn đức đã biên soạn. Việc làm này nhằm giúp cho quý vị ấy có thêm kiến thức về một khía cạnh nào đó trong kho tàng Phật học. Về phần giới luật của người xuất gia, người viết chỉ liệt kê tổng quát để bài viết này được xem là tạm đầy đủ các giới luật đúng với tựa đề đã đưa ra là“Giới Luật Theo Tinh Thần Phật Giáo”vì thế chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Bằng tất cả tâm thành con xin sám hối cùng chư Phật chư Tổ, cũng mong chư tôn đức từ bilượng thứ.
Người viết xin mượn nguyên văn đoạn cuối của Hoà Thượng Thích Trí Quang trong lời tựa của quyển “Tỳ-Kheo-Ni Giới” để kết thúc bài viết này: “Ai cũng có cái hảo tâmxuất giaban đầu. Ai đứngtrước Phật cũng muốn mình xứng đáng với Ngài. Nhưng chỉ có Giới Luật mới làm mình xứng đáng với Phật và không phụ hảo tâm của mình”.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
(Những ngày nhập thất, November 10-2017)
Tài liệutham khảo:
– “Tỳ-Kheo-Ni giới”Hoà Thượng Thích Trí Quang dịch giải
– ” Chánh Pháp Và Hạnh Phúc” Cố Đại lão Hoà Thượng Thích Minh Châu, nxb Tôn Giáo Hà Nội 2001.
– “Giới Luật Học Cương Yếu” Cố Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2004
– “Giới Luật Phật Học Căn Bản”tác giả Thích Bảo Lạc (www.quangduc.com)
– “Tìm hiểu về Giới Luật (Sila) trong Phật Giáo”,tác giả Thích Quang Hạnh (Thư Viện Hoa Sen)
-“Cương Yếu Giới Luật”tác giả Thích Thiện Siêu, nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2002
-“Việt Nam Phật Giáo Sử”tác giả Nguyễn Lang, nxb Lá Bối Paris, 1978
-” Kinh Đại Bát Niết Bàn” . Bản dịch cố Hoà Thượng Thích Minh Châu.
-“Kinh TứThập Nhị Chương”tác giả Thích Phước Tịnh giảng dịch.