Thích Nhật Hiếu
Từ thế giớivật chất ngoại tại – khách quan cho đếnthế
giớitâm thức nội tại – chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương
tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn
vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân
này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại
mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô
ngã”.
Long Thọ Bồ tát làm sáng tỏý tưởng trên trong Trung
Quán Luận: “Tất cả những gì được tác thành bởi nhân duyên, đều là không, là giả
danh; đây cũng chính là giáo nghĩa của Trung đạo.” (Chúng nhân duyên sanh pháp,
Ngã thuyết tức thị không, diệt vi thị giả danh, thị thật Trung đạo nghĩa.)
Nguyên lý bất di bất dịch của tất cả những gì được
hiện hữu ở cõi đời đều không ngoài qui luật “sinh thành”, “hoại diệt” và ngược
lại. Đối với vũ trụ là “thành – trụ – hoại – không”, với nhân sinh là “sinh –
trụ – dị – diệt”. Tất cả đều do nhiều yếu tố, điều kiện (trùng trùngduyên
khởi) hình thành nên, không có đặc tính “một cái ngã bất biến và độc lập” nào
tồn tại ở đây!
Chính vì vậy mà giáo pháp Phật-đà đã khẳng định: “Chỉ
có pháp vô thường, sinh diệt mới là thường; một khi hiện trạngsinh diệt không
còn mới thật là vĩnh viễnan lạc.” (Vô thường thị thường, thị sinh diệt pháp;
sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.)
Xa lìa mọi sự chi phối, tác động của sinh thành và
hoại diệt chính là trạng thái siêu việt, là mục tiêu “liễu sinh thoát tử” tối
hậu của đạo lộ giải thoát. Chỉ có khả năng của một vị đã đạt đển cảnh giới của “tâm
giải thoát” và “tuệ giải thoát”, một vị A-la-hán đã hoàn thànhsứ mạng, hoàn
thiệntư cách, thành tựu công đức, thể nhập và thân chứng vào cảnh giới của ngã
không – pháp không: “sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã
làm, không trở lạiTam giới nữa.” (Ngã sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ
biện, bất thọ hậu hữu.) Hành trạng của một vị A-la-hán đi vàocảnh giới
Niết-bàn bất tử.
Đức Phật khẳng định về sự thật này là: “Duyên sanh pháp là các pháp được tác thành, hữu vi, biến hoại, tan rã, đoạn diệt, vô thường.”[1] Hay “Tất cả các pháp hữu vi (những gì được tác thành) đều là vô thường.”[2]
Bộ mặt thật của cuộc đời từ thế giớihiện tượng (vật
lý) đến thế giớitâm thức (tâm lý) đều đang vận hành, trôi chảy không ngừng như
một dòng sông luân lưu bất tận. Dòng chảy của hôm qua không phải là dòng chảy
của hôm nay; ngược lại, dòng chảy của hôm nay lại càng không phải là dòng chảy
của ngày mai. Không ai có thể quay ngược hoặc bắt bánh xe thời gianđứng yên.
Cũng vậy, dòng chảy xiết của thế giớihiện tượng và thế giớitâm thức đang vận
hành không có điểm dừng (hằng chuyển như bạo lưu). Đây là một sự thật mang tính
thực tại, thế giớivật chất cũng như tinh thần luôn đổi thay với thiên hình vạn
trạng.
Nhà Hiền triết Héraclicte đã nhận định: “Không ai có
thể đặt chân hai lần trên một dòng nước”. (No man can enter into the same river
twice.)[3]
Bản chất của chúng bất ổn như vậy, nhưng phần nhiều
chúng ta không hiểu, nên khi có biến cố xảy ra, ta hoang mang, đau khổ,… Một
người sáng suốt phải nhận thấynhư thật (yathabhutaṃ), sự vật đang là (To their
appearances as they really are), vô thường (aniccā), khổ (dukka) và vô ngã
(anattā).
Thế nhưng, con người lại luôn ở trong vòng lẫn quẩn,
vòng xoáy của cuồng lưu dục vọng này, như cá cắn phải câu, như chim mắc phải
lưới. “Cá trong lờ đỏ lơ đôi mắt, cá ngoài lờ lại ngúc ngắc chui vô.” Hay điều
nghịch lý như người khát nước trên biển uống phải nước mặn, càng uống càng
khát; như trẻ con ngây thơ đang đùa giởn trong nhà lửa,… Thật sự ham vui khổ vô
cùng!
Chính vì vậy mà với chí nguyện tầm cầu chân lýgiải
thoát cho chúng sinh, nhưng sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, Đức Thế tôn lại
than: “Pháp mà ta đã thể nhập và thân chứng (Pariyogathena), thật là vi diệu,
đưa đến sự tịch tỉnh cho tâm thức, là cao thượng, không thể chứng ngộ bằng con
đườngsuy lý, khó nhận thức, chỉ có người trí mới thấu hiểu. Thế nhưng, chúng
sinh bị cuốn hút vào ái dục, xu hướng theo ái dục, ham thích theo ái dục; vì
vậy, thật khó thấy được lý Duyên sinh (Idapaccayatā Paticcasamup-pāda). Đối với
họ, sự khó khăn nhất là tịnh chỉ tất cả các hành, từ bỏ mọi Sanh y (hữu ái), ái
diệt, ly tham, tịch tịnh, Niết-bàn!”[4]
Nếu ái dục là động cơ cho mọi hệ luỵ khổ đau của cuộc
đời, thì tư duy hữu ngã, quan niệmtư duy về cái ta, cái tôi tư kỉ, hẹp hòi,…
là hệ quả tất yếu làm nảy sinh tham dục, sân hận và si mê. Khi 6 căn ta tiếp
cận thế giới khách quan do 6 trần, ta luôn luôn bị chúng mê hoặc, không sao làm
chủ. Ta bị nô lệ, bị xử khiến bởi chúng. Ta da diết, ta oằn quại khổ đau. Ta
trôi nổi trong luân hồisinh tửlục đạo, ác thú.
Đức Phật đã cảnh tỉnh: “Cho đến khi nào, Ta chưa như
thậtchứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi
sáu căn này, cho đến khi ấy, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộvô thượng
Chánh đẳng Chánh giác… Cho đến khi nào, Ta như thậtchứng tri sự tập khởi, sự
chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy,
Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộvô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối
với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng
Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.”[5]
Cái thân lục căn, ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới này là một
tập hợp của các yếu tốtác thành nên. Nó không phải là một cái ngã độc lập hoặc
bất di bất dịch, mà mang yếu tố tổ hợp và mang tính sinh thành và hoại diệt
theo nguyên lý duyên khởi. Thế nhưng chúng ta phần đông không nhận thức và chấp
nhậnchân lý này. Mà trái lại nghĩ rằng mình là nhân vật trung tâm của vũ trụ,
mình là sống mãi không chết, mình là tất cả, mình là bá chủ của toàn cầu. Mọi
người phải tùng phục dưới chân mình. Thuận ngã giả sinh, nghịch ngã giả vong!
Ngược lại, một khi những cá nhân khác bị xúc phạm, theo nguyên lý của bản năng
đấu tranh để sinh tồn thì những cái ta cái tôi khác đâu thể ngồi im khoanh tay
chờ chết, tất nhiên là đối kháng lại để tự vệ cho chính mình. Thành ra cuộc
sống nhân thế là bãi chiến trường đầy chết chóc trong muôn thuở. Tư tưởngbại
hoại và điên cuồng này đã gây bao bất hạnh cho mình và người!
Đức Phật lại xác quyết rằng: “Chính vì không giác ngộ,
không thâm hiểu Giáo phápduyên khởi này, mà chúng sanhhiện tại bị rối loạn
như tổ kén, rối ren như ống chỉ,… không thể nào thoát khỏi khổ xứ, ác thú, đoạ
xứ sanh tử.”[6]
Như một hồi chuông cảnh tỉnh những kẻ đang say vùi
trong giất ngủ miên viễn của vô minh và ngã chấp, đức Phật dạy: “Những gì thuộc
về quá khứ, hiện tại và vị lai,… tất cả sắc, thọ, tưởng, hành và thức, chư vị
nên như thật thấy với chánh trí tuệ như sau: “Đây không phải là của tôi! Đây
không phải là tôi! Đây không phải là tự ngã của tôi!”[7]
“Do biết như vậy, thấy như vậy đối với thân có thức
này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có quan điểm: ngã kiến, ngã sở kiến,
ngã mạntuỳ miên.”[8]
Sự thật của cuộc đời là vô thường, vô ngã không thể
chối cải được. Nhưng con người mãi bám bếu vào những thành kiến Hữu ngã đầy si
mê: nào là tài sản của tôi, người yêu của tôi, tôn giáo của tôi, chủ nghĩa của
tôi,v.v… và muôn ngàn cái tôi khác. Tôi sẵn sàng hy sinh cho những gì mang
thuộc tính và sở hữu của tôi; và tôi sẽ tiệt tiêu, thanh toán, thôn tính bất cứ
những ai dám cản trở tôi. Như vậy, chính vì cái Tư duy hữu ngã này (Self
thought) hình thành nên bao nguy cơ, bất an cho xã hộiloài người; không hiểu
rằng:
Sống không phải còn mãi, nhưng chết đâu phải mất đi!
Sự sống chết của cuộc đời cũng chỉ là sự biến thái biểu hiện trong nhất thờivô
cùngsống động, chuyển giao giữa cái quá khứ chuyển tiếp đến hiện tại, giữa cái
hiện tạidiễn tiến cho tương lai. Chính vì vậy mà sống không nên chủ quan, mà
chết cũng chẳng có gì phải bi quan. Vì rằng sống chết là một lẽ thường tình,
tất yếu, mà người tu đã làm chủ được quá trình diễn tiến cho cuộc sống tái sinh
này, tự tạidung thông, chủ động cho sự đến và đi, cuộc sống mới này là cuộc
sống hướng thượng, không trôi nổi trong chốn u đồkhổ não, đoạ lạc trầm luân.
Thế nên, người tu Phật luôn có cái nhìn tuệ giácbất động, bất biến giữa dòng
đời vạn biến:
Ý thức như vậy, chánh niệm như vậy, tuệ tri như vậy!
Từ ý thức sống đầy sáng suốt và kiên định như vậy, đã định hướng cho mọi hoạt
động và hành vi ứng xử, ở với đạo sống với đời một cách trọn vẹn. Tinh thầnVô
ngã giúp cho chúng ta có một cuộc sống trong sáng, không vì cái “Ta” tạm bợ này
mà phải bi lụy khổ đau.
Đức Phật đã khẳng định: “Ai thấy Duyên khởi (vô ngã)
là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật).”[12]
Duyên khởiVô ngã là chân lýthực tại (Absolute
truth). Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây là một chân lýthiên nhiên;
cũng vậy, nguyên lý Duyên sinhvô ngã (anattā paticcasamu-pāda) là một sự thật
uyên nguyên ngàn đời. Từ muôn loài tinh tútrong vòngthái dương hệ cho đếncon
người, con vật, cỏ cây,v.v… đều sinh thành và hoại diệt trong mối tương quan
bất tận trải dài trong vô ngôn.
Đức Phật dạy: “Này chư vị, dầu chư Phật có xuất hiện
hay không xuất hiện, có một sự kiện, một chân lýnhất định, một định luậttự
nhiên là tất cả các pháp vô thường (aniccā), khổ não (dukkha) và vô ngã
(anattā). Như Lai đã quảng bá, truyền dạy, xác định, phân lập và chỉ dẫn.”[13]
Vô ngã là sự sống trong sáng, là chân trời giải thoát,
là tên gọi khác của Niết-bàn. Cuộc sống lý tưởng phải là Vô ngã, quên cái Ta điđể hoà mình vào chung sống với mọi người, với vạn vật sinh thái đất trời bao
la.
[1]Tương ưng bộ II, Phẩm đồ
ăn, XX, Duyên, bd. HT. Thích Minh Châu, xb.1992, tr.53
[2] N’etammam; Nēso ham asmi;
Na me so attā.
[3]Lịch sửtriết họcTây
phương, tg. Lê Tôn Nghiêm, nhà xb Lá bối 1972, tr.118
[4] Vinaya Texts, Mahāvagga
[5]Kinh Tương
Ưng Bộ, Phần 48 Chương IV, Phẩm 6 căn
[6]Tương ưng bộ II, Phẩm cây, X Nhân (S, ii, 92), tr.165
[7] Sabbe
sankhārā aniccā
[8]
Dhammapada No. 22
[9] Dhammapada No.
279
[10] Kệ thị
tịch, Vạn HạnhThiền sư
[11]Tương ưng bộ II, Phẩm Gia
chủ, Thánh đệ tử XX, bd. HT.Thích Minh Châu, xb.1993, tr.146
[12]Tương ưng bộ III, Phẩm A-la-hán, X Rādha (S,
ii, 92), tr.165
[13] Anguttara
Nikāya I, part I, Colombo
1929, P.286
r