Vô Thức (unconscious Mind)

VÔ THỨC

(unconscious Mind)
Lê Sỹ Minh Tùng

blankTrong Phật giáo, không có vấn đềvô thức vì tất cả mọi biến hành của tâm cho dù là ở trạng tháitiềm ẩn thì cũng không phải là vô thức. Vô thức là một đề tài rất trừu tượng đã được nhà tâm lý học Sigmund Freud giới thiệu vào năm 1905 và sau đó có những nhà tâm lý học khác như Schopenhauer, Nietzsche..tiếp tục khai triển thêm.

Dựa theo định nghĩa của nhà tâm lý học Sigmund Freud thì “Vô thức là những sự kiệntâm linhcá nhân, chìm khuất trong góc tối của tâm hồn và không bao giờ biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được. Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không kiểm soát được, không hợp với lý trí. Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá nhân. Trong vùng vô thứcliên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần “con” và “người” và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt (censure) không cho vượt qua lên tầng ý thức được. Nên những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh (névroses). Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các trắc nghiệm.

Để giải thíchmột cách cụ thể, Freud, nhà tâm lý học quốc tịch Áo khảo sát và sáng lập phân tâm lý học từ năm 1880. Ông đã viết thành sách năm 1905 và phát họa vô thức dựa theo một họa đồ như sau:

blank

Bây giờ hãy phân tích tảng băng tâm lý của Freud để xem nó có những trùng hợp nào với giáo lýPhật Đà chăng?

1)Mức ý thức: trong đó Freud bao gồm hai phần là suy nghĩnhận thức. Đây là phần ý thức của Phật giáo.

2)Mức tiền ý thức: gồm cóTrí nhớ và lưu giữ kiến thức. Trí nhớ thì thuộc về Tưởng uẩn và lưu giữ kiến thức thì thuộc về Thức uẩn (A lại da thức).

3)Mức vô thức: gồm có Nỗi lo sợ, Các động cơ bạo lực, Các mong muốn tình dục không được thỏa mãn, Các nhu cầu vị kỷ, các trải nghiệm gây xấu hổ, Các mong muốn phi lý…Tất cả chỉ là những tác ý của Hành uẩn. Ở đây Freud chỉ nêu ra những tác ýbất thiện, những tham vọngbất chánh trong khi đó hành uẩn còn bao gồm những tác ý thiện, chân chánh nữa.

Thế thì dựa theo Phật giáo, không có gì gọi là vô thức cả vì dựa theo định nghĩa của nhà tâm lý học Freud thì vô thức nằm gọn trong Hành uẩn rồi.

Hành uẩn (Mental formations or Thought Process): Hành có nghĩa là tác ý, là ý muốn làm phát xuất từ bộ óc rồi sau đó mới chuyển thành tư tưởng, lời nói hay hành động. Thí dụ trước khi muốn đi, bộ óc phải có tác ý muốn đi rồi sau đó hệ thốngthần kinh trung ương chuyển đến khiến đôi chân bước đi. Nói cũng vậy, trước khi nói phải có tác ý muốn nói hay suy nghĩ cũng phải có tác ýsuy nghĩ trước khi tâm suy nghĩ về bất cứ đối tượng gì. Nhờ tác ý này mà thân thể của con người mới hoạt động theo ý muốn của mình được. Ngược lại khi về già tuy có tác ý muốn đi, nhưng thân quá yếu hay bệnh tật nên không đi được. Hoặc tác ý muốn nhớ lại kỷ niệm nào đó trong quá khứ, nhưng tưởng uẩn không còn hoạt động nhạy bén nên nhớ đầu quên đuôi, không đâu ra đâu cả. Tuy nhiên không phải có thân là ta có tác ý cho mọi hành tác của mình được. Thí dụ như tim thì luôn đập bất chấp ta muốn hay không. Máu phải lưu thông, hệ thống não bộ thần kinh lúc nào cũng hoạt động chằng chịt, rất phức tạp chẳng khác chi có hàng ngàn bộ máy vi tính hoạt động không ngừng từ trong bộ óc cho đến trên khắp thân thể của chúng ta.

Vì thế khi con người có những tư tưởng xấu ác, lời nói hung dữ hay hành động tàn ác thì trong tâm phải có tác ýbất thiện đó. Ngược lại nếu chúng ta có những tư tưởng tốt, lời nói hài hòa, hành động nhân ái thì đây là những tác ý thiện. Nói chung tập hợp của tất cả “tác ý” thiện hay bất thiện được thể hiện bằng tư tưởng, lời nói hay hành động thì gọi chung là hành uẩn. Ở đây, Đức Phật muốn chỉ rõ tận tường nguồn gốc phát sinh ra tư tưởng, lời nói hay hành động để con người có thể dùng tỉnh thứcchánh niệmkiểm soát nó. Vì thế trong Kinh TứNiệm Xứ, Đức Phật dạy rằng: “ Khi tâm tham, ta biết tâm tham. Khi tâm không tham, ta biết tâm không tham. Sân và Si cũng vậy…” Khi thực hànhchánh niệm để biết rõ những biến hành (tác ý) của tâm thì con người bây giờ mới có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình được. Muốn luôn sống trong tỉnh thứcchánh niệm thì con người phải nỗ lựcliên tục, không gián đoạn, chứ không phải siêng năng tùy lúc tùy thời. Sự theo dõi, quán sát tâm của mình cũng ví nhưcha mẹtheo dõi con cái, lúc nào cũng luôn bảo vệ không cho chúng vấp ngã, làm bậy và dạy cho chúng biết và thực hành điều đúng. Thí dụniệm Phậtthiền chỉ nghĩa là trong lúc hành giảniệm Phật thì tâm họ cột vào hồng danh chư Phật (tầm và tứ) khiến cho vọng tưởng tạm dừng lại (chỉ), nhưng khi hết niệm thì vọng tưởng phát tác trở lại tức thì khiến cuộc sống trở thànhđiên đảo. Vì thế nếu luôn sống trong tỉnh thứcchánh niệm, hành giả sẽ làm chủ thân, khẩu, ý của mình. Từ đó cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, thanh thoát, yên vui, tự tại, và sẽ không còn lo lâu, phiền não.

Vì thế những nhà tâm lý học trên thế giới ngày nay rất hồ nghi về trạng tháivô thức của tâm dựa theo định nghĩa của Freud.

Thêm nữa, khi ngủ không phải là ở trạng tháivô thức bởi vì tuy mắt không mở, tai không nghe…nhưng ý thức vẫn hoạt động nên con người vẫn biết cho nên nếu ai la lớn, hay đánh mạnh thì ý thứctác động khiến chúng tathức giấc.

Lê Sỹ Minh Tùng

The unconscious mind (or the unconscious) consists of the processes in the mind that occur automatically and are not available to introspection, and include thought processes, memory, affect, and motivation. Even though these processes exist well under the surface of conscious awareness they are theorized to exert an impact on behavior. The term was coined by the 18th-century German romantic philosopher Friedrich Schelling and later introduced into English by the poet and essayist Samuel Taylor Coleridge. The concept was developed and popularized by the Austrian neurologist and psychoanalyst Sigmund Freud. Empirical evidence suggests that unconscious phenomena include repressed feelings, automatic skills, subliminal perceptions, thoughts, habits, and automatic reactions,[1] and possibly also complexes, hidden phobias and desires. In psychoanalytic theory, unconscious processes are understood to be expressed in dreams in a symbolical form, as well as in slips of the tongue and jokes. Thus the unconscious mind can be seen as the source of dreams and automatic thoughts (those that appear without any apparent cause), the repository of forgotten memories (that may still be accessible to consciousness at some later time), and the locus of implicit knowledge (the things that we have learned so well that we do them without thinking).

It has been argued that consciousness is influenced by other parts of the mind. These include unconsciousness as a personal habit, being unaware, and intuition. Terms related to semi-consciousness include: awakening, implicit memory, subliminal messages, trances, hypnagogia, and hypnosis. While sleep, sleep walking, dreaming, delirium, and comas may signal the presence of unconscious processes, these processes are not the unconscious mind itself, but rather symptoms.

Some critics have doubted the existence of the unconscious.

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_th%E1%BB%A9c

http://en.wikipedia.org/wiki/Unconscious_mind

http://www.egs.edu/library/sigmund-freud/biography/