(PHÉP TẮC CHO NGƯỜI HỌC PHẬT)
Thích Minh Thông Lược dịch và Phụ chú
Bài 2 – Kính Trọng Pháp
Bài 3 – Cung Kính Tăng
Bài 4 – Trụ Am Thất
Bài 5 – Hầu Thầy
Bài 6 – Phụng Dưỡng Người Thân
Bài 7 – Làm Bồ-tát Ở Nhà
Bài 8 – Tiếp Đãi Khách
Bài 9 – Đọc Kinh Sách
Bài 10 – Làm Quan Chức
Bài 11 – Làm Thương Mại
Bài 12 – Làm Nghề Nông
Bài 13 – Làm Công Cho Người
Bài 14 – Làm Việc Chúng
Bài 15 – Lễ Bái Tụng Niệm
Bài 16 – Ngồi Thiền
Bài 17 – Nghi Biểu Khi Ăn
Bài 18 – Ngủ Nghỉ
Bài 19 – Cùng Người Chung Ở
Bài 20 – Chăm Sóc Người Bệnh
Bài 21 – Nhập Thất Tịnh Tu
Bài 22 – Duyên Sự Khi Ra Ngoài
Bài 23 – Tống Táng Hậu Sự
Bài 24 – Các Việc Trong Thiền Đường
Phụ Lục
– Lời di chúc & hộ niệm
– Những điều gia quyến cần biết
– Điều cần biết khi hộ niệm
– Khai thị cho người lúc lâm chung
– Quy tắc & ý nghĩa của sự hộ niệm
LỜI TỰA
Xưa kia, ngài Liên Trìđại sư vào cuối đời tượng-pháp,
thấy trong hàng thích-tử có nhiều chỗ chẳng như pháp nên ở trong Luật Tạng, hội
tập rút ra các nghi quỹ thiết yếu, tạo thành 24 chương Oai Nghi. Vì để tiện cho
người học ghi nhớ và dễ dàng hành trì, thực tập lâu dần thành tánh thì đối với
giới luật sẽ tránh được nhiều lỗi lầm. (Ngày nay nhu yếu thúc liễm thân tâm của
người tu để bảo trì phẩm chất đức hạnh tăng-già cũng rất cần, thế nhưng muốn đi
vàochi tiếthành trì ắt phải) lập riêng một chương mới tường tận hết được.
Nhân gần đây, có một số cư sĩtinh tấn tuy phát tâm dõng mãnh, nhưng đối với
hành nghĩa thì phần nhiều lại không hợp pháp. Có một phần cung kính tất được một
phần đạo đức. Nếu hành nghi chưa thẩm thấuthông suốt mà có thể tự tu tự đắc,
thâm nhậpPhật đạo thì thật chưa từng thấy vậy.
Nay chẳng ngại cân nhắcđắn
đo chỗ cạn hẹp của mình, lựa ra những chỗ thiết yếu từ trong Nhựt Dụng thuật lại
thành 24 chương để tên là Học Phật Hành Nghi. Phàm tỳ-kheo, sa-di, cư sĩ cùng
ni chúng, v.v… đều có thể học tập và hành theo. Trong văn đây có chỗ chung và
riêng có thể học, vì sợ văn nhiều nên không tách ra và phân loại. Tuy nhiên đầu
câu của mỗi chương đều có chỉ rõ. Hy vọng chư vị đồng học cùng chí hướng, mỗi
người tự xét phân biệt để học tập và thực hành theo.
Lạp cư chúng sanh
Thích Thiện Nhân biên thuật
LỜI THƯA
Do vì có số Phật-tử yêu cầuchúng tôi nói một
ít về những quy tắclễ nghi trong chùa, nên chúng tôi đem cuốn Học Phật Hành
Nghi này ra giới thiệu, tạm lược dịch để cùng nhau học tập. Bởi thời gian eo hẹp
nên không thể giải thích tường tận được, chỉ ghi lời phụ chú làm thêm rõ nghĩa
mà thôi. Thứ nữa, văn này chẳng thuộc về Giáo Môn, mà thuộc về Hành Môn, là
giáo lý nặng phần thực hành nên không nặng về phần nghĩa lý. Chỉ cần chúng ta đọc
kỹ, suy gẫm và chiếu theo đây thực hành là đúng rồi. Còn về lợi íchđạt được
khi thực hành thì tùy theocăn cơ và sở hành của mỗi người. Tuy nhiên, chúng
tôi không dám kỳ vọng cao xa, chỉ muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình hầu tạo
duyên lành cho người và đền ơn Tam-bảo.
Kinh Hoa Nghiêm nói: giữ gìn trọn đủ phép dạy
oai nghi, hay khiến ngôi Tam-bảo chẳng đoạn, phải vậy. Học văn này là để ước
thúc tự thân, biết đường tiến thoái trong lúc tu tập, chẳng phải để dòm ngó lỗi
người rồi sanh lòng hiềm chê, được như thế mới hợp với bổn nguyện lược dịch của
chúng tôi vậy.
Mong lắm thay!
Tam-bảo đệ tử
Thích Minh Thông kính đề
LỜI GIỚI THIỆU
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ
Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựupháp khí cho già lam,
pháp thức hành trì cho cư giaphật tử để xây nền thiện pháp đều là khuôn thước
và định chuẩn để nuôi dưỡng quả lành, phước báonhân thiên, viên mãnBồ đề tâm,
thành tựuđức hạnh, và chứng nghiệmgiải thoát cho người tu Phật. Thế nên, những
văn bản dịch thuật, biên soạn thuộc lĩnh vực củng cố, phù trì luật tạng, uy
nghi và pháp hành cho tu sĩ hay cư sĩ muôn đời đều cần thiết.
Đây là văn bản được Thầy Minh Thông (Chùa Quan
Âm – Nam Cali) soạn dịch khá công phu, nhưng chắc sẽ không tránh được những vụng
về sơ thất ngữ nghĩa. Tuy nhiên, bằng vào năng lực tự mình học Phật và phát tâm
dịch thuật cống hiến nên rất đáng được khích lệ và tán thưởng.
Xin trân trọnggiới thiệu văn bản “Học Phật
Hành Nghi” này đến những phật tửhữu duyên đọc học và hành trì.
Lộc Uyểnmùa Xuân 2010
Thích Phước Tịnh