Tuệ Trung Thượng Sĩ: Phản Quan Tự Kỷ

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ:
PHẢN QUAN TỰ KỶ
Nguyên Giác

tue-trung-thuong-sytue-trung-thuong-sy

Ảnh minh họa

Một trong những lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ thường được đời sau nhắc tới là hãy phản quan tự kỷ. Đó là pháp yếuThiền Tông. Nghĩa là, nhìn lại chính mình. Câu hỏi chúng ta nêu ra nơi đây là, phản quan tự kỷ thế nào?  

Sách “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” kể rằng vào đời nhà Trần, Tuệ Trung Thượng Sĩ là một cư sĩ được ngộ đạo. Cho nên vua Trần Thánh Tông gởi Thái tử Trần Khâm (người sau này trở thànhĐức Phật hoàng Trần Nhân Tông) cho Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy đạo lý. Khi học hỏi gần xong sắp trở về triều, trước lúc từ giã Thái tử hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Bạch Thượng Sĩ, pháp yếu của Thiền tông là gì? “. Thượng Sĩtrả lời: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

Nghĩa là, 11 chữ đó cô đọng pháp yếuThiền Tông nhà Trần, và sau này khi Thái tử Trần Khâm trở thành vua Trần Nhân Tông và rồi thoái vị để xuất gia, thành lập dòng Thiền Trúc Lâm, cũng lấy lời dạy này làm cương yếu.

Nghĩa của chữ “phản quan” là soi sáng, xem xét, nhìn lại (có thể dùng chữ “quán chiếu”). Nghĩa chữ “tự kỷ” là chính mình, tự mình (có thể dùng chữ “thân và tâm của hành giả”). “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được.

Để giải thích rõ hơn, ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đọc bài kệ cho vua Trần Nhân Tông nghe một bài kệ dài, nơi đây chúng tachỉ trích dẫn ra tám dòng:

Vô thườngchư pháp hành
Tâm nghi tội tiện sanh
Bổn lai vô nhứt vật
Phi chủng diệc phi manh
Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.

Tạm dịch nghĩa: Tất cả các pháp, các hiện tượng đều vô thường, biến diệt. Khi tâm nghi ngờ, thì tội liền sinh ra. Hãy thấy rằng xưa nay vốn không hề có một vật nào. Vốn không hề có gốc, mà cũng không hề có mầm [nào mọc ra để các pháp xuất hiện].  Ngày ngày, khi đối diện với ngoại cảnh, thì cảnh này với cảnh kia đều từ tâm sinh ra. Khi thấy tâm và cảnh vốn là không, thì khắp nơi đều là Niết bàn.

Hiển nhiên, gần như ai cũng thấy rằng tất cả các pháp đều là vô thường. Tới câu thứ nhì thì có thể nhiều người sinh ra nghi ngờ: Tâm nghi tội tiện sanh (Khi tâm nghi ngờ, thì tội liền sinh ra). Bởi vì, trong Kinh Kalama Sutta, Đức Phật khuyên rằng nên nghi ngờ, đừng vội tin bất kỳ những gì mà mình chưa kiểm chứng xác thực. Thiệt ra không mâu thuẫn gì hết. Khi bạn mới tiếp cận lời dạy của bất kỳ ai, thì cũng nên nghi ngờ, và phải tự kiểm chứng mới có thể vượt quanghi ngờ. Hành động “vượt qua nghi ngờ” trong Kinh MN 24 gọi là “thanh tịnh bằng cách đoạn nghi” và Kinh EA 39.10 gọi là “để khiến không do dự.”

Bởi vì, hễ còn nghi (tâm còn dao động giữa trắng và đen, giữa đúng và sai, giữa thiện và ác, giữa có thể và không có thể) thì không thể tin chắc thật vào Phật Pháp Tăng và chưa thể tin trọn vào Tứ Diệu Đế. Hễ nghi như thế, có nghĩa là kiếp này và kiếp sau sẽ khó thân cận và khó gặp lại Chánh pháp. Nghĩa là, tự mình cắt đứt nhân duyên với Phật Pháp Tăng.

Chặng đường dứt “nghi” cũng khó, nếu không tu tinh tấn, trừ phi những người đã có nhiều đời, nhiều kiếp tin Phật. Theo Kinh MN 24, bản dịch của Thầy Minh Châu, lộ trình giải thoát là: giới thanh tịnh => tâm thanh tịnh => kiến thanh tịnh => đoạn nghi thanh tịnh (Sujato: purification through overcoming doubt) => đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh về đạo và phi đạo [purification of knowledge and vision of what is the path and what is not the path]) => đạo tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh về đạo [purification of knowledge and vision of the practice]) => tri kiến thanh tịnh (thấy, biết thanh tịnh [purification of knowledge and vision]) => vô thủ trước Bát-niết-bàn (extinguishment by not grasping).

Bản kinhA Hàm tương đương là Kinh EA 39.10, bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ và Thầy Đức Thắng, ghi lộ trình giải thoát là, trích: “Nghĩa giới thanh tịnh là để khiến tâm thanh tịnh. Nghĩa tâmthanh tịnh là để khiến kiến thanh tịnh. Nghĩa kiến thanh tịnh là để khiến không do dựthanh tịnh. Nghĩa khôngdo dựthanh tịnh là để khiến hành tích thanh tịnh. Nghĩa hành tích thanh tịnh là để khiến đạo thanh tịnh. Nghĩa đạo thanh tịnh là để khiến tri kiến thanh tịnh. Nghĩa tri kiến thanh tịnh là để khiến nhập nghĩa Niết-bàn. Đó gọi là ở nơi Như Lai mà được tu phạm hạnh.”

Có nghĩa là, dứt bỏ nghi là phải giữ giớithanh tịnh, để có tâm thanh tịnh, để có kiến thanh tịnh, để thanh tịnh dứt bỏ nghi ngờ. Nghĩa là, trong chặng đường Giới-Định-Huệ, đoạn trừ nghi ngờ nằm trong phần Định. Nếu không đắc định, không thể dứt bỏ nghi ngờ (hay do dự).

Đoạn nghi cách nào? Đức Phật nói rằng phải vào định, mới có kinh nghiệm về thấy và biết để đoạn nghi. Đó là Kinh Ud 5.7 (Kinh này còn tên là Revata Sutta). Vị sư đương cơ trong Kinh này là “Kaṅkhārevata Doubting Revata” (Tôn giả Revata Nghi Ngờ). Nơi đây, chúng ta dịch ra như sau, toàn văn bản kinh ngắn này như sau.

“Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở gần Sāvatthī, trong rừng Jeta, tại tinh xá của Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ Tôn giả Revata Nghi Ngờ đang ngồi cách Thế Tôn không xa, sau khi xếp chéo chân, ngồi thẳng, quán chiếu sự thanh lọc của chính mình bằng cách vượt quanghi ngờ (reflecting on his own purification through crossing over doubt). Thế Tôn thấy Tôn giả Revata Nghi Ngờ ngồi cách đó không xa, sau khi xếp chéo chân, lưng thẳng, quán chiếu sự thanh lọc của chính mình bằng cách vượt quanghi ngờ. Khi ấy, Thế Tôn hiểu được ý nghĩa của điều đó, vào dịp đó đã thốt ra lời khen ngợi này:

Bất kể có nghi ngờ gì về đời này hay đời sau,

Có thể hiểu được bởi chính mình, hoặc có thể hiểu được bởi người khác,

Người hành thiền buông bỏ tất cả những điều này,

Những người nhiệt tâm sống đời sốngthiêng liêng.” (hết dịch)

Những người đắc sơ thiền có thể rời nghi ngờ vì đây là một kinh nghiệm của hỷ lạc, khi ngôn ngữ dứt bặt trong tâm. Trong Kinh SN 36.11, Đức Phật dạy rằng trong Sơ Thiền (còn gọi là Nhất Thiền, hay Thiền thứ nhất), thì đoạn nghi được, vì lúc đó, trong tâm không còn ngôn ngữ nào khởi lên. Trích bản dịch của Thầy Minh Châu: “…khi chứng được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt… khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được tịnh chỉ… khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được khinh an...” (Bản dịch Bhikkhu Bodhi: For one who has attained the first jhana, speech has ceased… For one who has attained the first jhana speech has subsided… For one who has attained the first jhana, speech has been tranquillized.)

Khi trong tâm dứt bặt ngôn ngữ, bạn sẽ kinh nghiệm được cái thanh tịnh của dứt bặt nghi ngờ. Tới đây, có thể sẽ có một câu hỏi: rằng tại sao Thiền Công Án và Thiền Thoại Đầu lại lấy “nỗi nghi” để thiền tập? Chỗ này thực ra rất đơn giản, chỉ vì cách diễn giải không minh bạch. Nếu bạn tập Thiền Công Án hay Thiền Thoại Đầu, thí dụ, bạn tham chữ “Ai?” hay “Tiếng vỗ của một bàn tay” thì bạn cần để tâm vào “nghi” tức là “tâm không biết” và chữ “nghi” này chỉ có nghĩa là cái “Tâm không biết” (the don’t know mind) nhưng không có nghĩa là cái “Tâm nghi ngờ” (the doubtful mind). Khi bạn tỉnh thức trong “tâm không biết” thì tất cả tham sân si tạm thời biến mất, tất cả “ngôn ngữ, lời nói” tạm thời biến mất, và đó là một cảnh giớithanh tịnh khi ngôn ngữ biến mất trong tâm.

Câu kế tiếp, Tuệ Trung Thượng Sĩ nói: “Bổn lai vô nhất vật.” Nghĩa là: Hãy thấy rằng xưa nay vốn không hề có một vật nào. Đơn giản là: trong làn gió vô thường, tất cả các pháp chuyển biến, không hề có cái gì gọi được là cái gì. Do vậy, mới nói, xưa nay không thể gọi là có một vật nào.

Câu kế tiếp, tương tự, không gọi được cái gì là gốc, là hạt giống, cũng không gọi được cái gì là mầm mọc lên từ hạt giống, vì trận gió vô thườngchuyển biến các pháp sinh diệt không ngừng.

Hai câu kế tiếp: Ngày ngày, khi đối diện với ngoại cảnh, thì cảnh này với cảnh kia đều từ tâm sinh ra. Tại sao nói tất cả các pháp, tất cả hiện tượng đều từ tâm sinh ra? Bởi vì thế giới chỉ có nghĩa là thế giới được nhận biết, nghĩa là tất cả hiện tượng đều là những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được cảm giác chạm xúc, được tư lường suy nghĩ… nghĩa là, toàn bộthế giớihiển lộ của tâm. Phật nói như thế trong Kinh Sabba Sutta: The All (SN 35.23). Do vậy, hãy thường trực nhìn thấy cảnh không lìa tâm.

Hai câu kế tiếp: Khi thấy tâm và cảnh vốn là không, thì khắp nơi đều là Niết bàn. Nghĩa là, trong vô thường, tất cả đều vô ngã, và tất cả đều là không, thì tham sân si tự dứt bặt, và đó là Niết bàn.

Có cách nào đơn giản để phản quan tự kỷ hay không? Trong Kinh MA 110 cùa A Hàm và kinh tương đương bên Nikaya là Kinh SN 35.153, Đức Phật dạy các “thiện xảo quán tự tâm” là hãy thường trực đặt câu hỏi là mình có đang tham hay không, có đang sân hay không, và vân vân. Không cần phức tạp gì hết, bạn cứ thường trực tự hỏi như thế, dần dần sẽ tự lìa tham sân si, tức là giải thoát. Nơi đây, chúng ta trích Kinh SN 35.153, bản dịch của Thầy Minh Châu, ghi lời Phật dạycụ thể về phản quan tự kỷ  như sau:

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc… Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: “Nội tâm ta có tham, sân, si”, hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe đượchiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thúbiện luận được hiểu biết?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?

— Thưa phải, bạch Thế Tôn.

— Đây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thúbiện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.”…”

Thường trực tự thấy tâm mình như thế, là sẽ tới lúc “sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành…” và đó là lời Đức Phật dạy cách phản quan tự kỷ.

Nguyên Giác

—- California, ngày 31/5/2024.