Kinh Phước Đức

Mahamangala Sutta
KINH ĐẠI PHƯỚC ĐỨC
Thích Huyền Diệu (Rev. Dr. Lâm Trung Quốc)

Kinh Phước ĐứcKinh Phước ĐứcLời Giới Thiệu

Nhân dịp quý vị đến viếng Lâm Tỳ Ni, nơi giáng trần của Đức PhậtThích Ca, một trong bốn Thánh địa quan trọng nhất của Phật Giáo, cùng lúc trú ngụ tại Việt NamPhật Quốc Tự, ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại Lumbini nơi Phật giáng trần.

Hôm nay là ngày trăng tròn tháng bẩy năm Bính Tý 1996. Quý vị là những người Việt Nam đầu tiên đến chiêm báithánh địaLâm Tỳ Ni cùng trú ngụ tại “tòa nhà tri ân thầy”, Việt NamPhật Quốc Tự. Tôi rất vui mừng được đón tiếp qúi vị tại ngôi chùa mầu nhiệmlịch sử nầy. Nhiều vị yêu cầu tôi trích và diễn giảng những đoạn kinh hay của Phật đã thuyết. Tôi rất hoan hỉ nhận lời dịch và giảng về bài kinhPhước Đức nầy để kính biếu quý vị, cùng hồi hướngcầu nguyện tất cả đồng tụng, thông hiểuthực hành để có được tất cả Phước Đức.

Theo truyền thống các nước Phật Giáo, nhất là các nước theo Nam Tông thì Kinh Đại Phước Đức nầy được truyền tụng trong các buổi lễ như là một kinh chú mầu nhiệm. Tu sĩ hoặc Phật Tửthuần thànhtin tưởng khi tụng hoặc khi nghe và thực hành kinh nầy thì sẽ gặp được nhiều Phước Đức, nhiều may mắn và tránh được nhiều tai nạn trong cuộc đời. Người chí thành trì tụng và thực hành kinh Đại Phước Đức nầy sẽ được thành côngan lạc dù ở bất cứ nơi nào.

Mahamangala Sutta là một trong những đoạn kinh rất quan trọng trong Tam Tạng kinh điển mà Phật Thích Ca đã thuyết phápđộ sanh. “Maha” nghĩa là “Lớn ; Đại ; To”. “Mangala” nghĩa là “Phước Đức, điều thiện, sự may mắn, phước lành, gia tài tốt”. “Sutta” nghĩa là “Kinh”. Mahamangala có thể dịch là Kinh Đại Phước Đức hay Kinh Phước Đức Lớn.

Theo tạng kinh và các tài liệuliên hệ, bài kinh nầy được truyền thốngPhật Giáo các nước cho biết rằng nguyên do Phật nói kinh này tại Tu ViệnCấp Cô Độc, nơi vườn Thái tử Kỳ Đà; gần nước Xá Vệ; suốt mười hai năm. Thiên và Nhân đã tranh cãi và bất đồng ý kiến về việc làm cùng ý nghĩa về Phước Đức.

Vua Phạm Thiên đã theo lời khuyên của Sakka, đại diện đến hỏi Phật về ý nghĩa thật của sự Phước Đức. Phật Thích Ca đã giải thích tường tận và đã khuyên Thiên cũng như Nhân nên học và thực hành Ba mươi tám điều Phước Đức để tu thân mình được an lành, hạnh phúc và tất cả những người xung quanh mình cũng đều được Phước Đức.

Kinh Đại Phước Đức được diễn tả trong mười bài kệ.

 

Mahamangala Sutta
KINH ĐẠI PHƯỚC ĐỨC

Chính tôi được nghe như vầy: Một thuở nọ khi Đức Thế Tôncư ngụ tại thành Xá Vệ, tại Tu ViệnCấp Cô Độc trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã về khuya, có một vị Thiên Giả hiện xuống thăm Ngài, hòa quang và vẻ đẹp của Thiên Giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễĐức Thế Tôn ; vị Thiên Giả đứng sang một bên và cung kínhtham vấn Ngài bằng một bài kệ:

Nhiều Thiện Nhân thao thức
Muốn biết về Phước Đức
Để sống được an lành
Xin Đức Thế Tôn chỉ dạy.

Sau đây là lời Đức Thế Tôn :

Nên tránh kẻ xấu ác (1)
Hãy gần bậc hiền lành (2)
Tôn kính bậc đáng kính (3)
Phước Đức lớn nhất.

Sống trong môi trường tốt (4)
Đã tạo tác nhân lành (5)
Được đi trên đường chánh(6)
Phước Đức lớn nhất.

Có học (7), có nghề hay (8)
Biết hành trìgiới luật (9)
Biết nói lời ái ngữ (10)
Phước Đức lớn nhất.

Được phụng dưỡng mẹ cha (11)
Yêu thươnggia đình mình (12)
Được hành nghềan lạc (13)
Phước Đức lớn nhất.

Sống ngay thẳng (14), bố thí (15)
Giúp quyến thuộc thân bằng (16)
Hành xử không tỳ vết (17)
Phước Đức lớn nhất.

Tránh không làm điều ác (18)
Nên xa các tội lỗi (19)
Không say sưa nghiện ngập(20)
Tinh cần làm việc lành (21)
Phước Đức lớn nhất.

Biết khiêm cung (22), lễ độ (23)
Tri túc (24) và biết ơn (25)
Không bỏ việc học đạo(26)
Phước Đức lớn nhất.

Biết kiên trì (27), phục thiện (28)
Thân cận bậc Thánh Hiền (29)
Dự pháp đàm học hỏi (30)
Phước Đức lớn nhất.

Sống tinh cần (31), tỉnh thức (32)
Học chân lý nhiệm mầu (33)
Thực chứng được Niết Bàn (34)
Phước Đức lớn nhất.

Sống chung đụng nhân gian
Tâm không hề lay chuyển (35)
Phiền não hết (36), an nhiên (37)
Sống hoàn toànan tịnh (38)
Phước Đức lớn nhất.

Cứ sống được như thế
Đi đâu cũng an lành
Tới đâu cũng hạnh phúc
Thật Phước Đứcvô biên

-oOo-

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính biếu và nguyện cầu tất cả chúng sanh đều được nhiều Phước Đức

Thích Huyền Diệu
Vietnam Lumbini Buddha Bhumi Vihara
P.O Box 4 
Siddhartha Nagar (Bhairawa) 
Lumbini Zone
NEPAL

KINH CHÂN HẠNH PHÚC 
(Maha Mangala Sutta)
Hoà ThượngThiện Châu (dịch)

Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ở tại Savatthi, trong rừng Jeta, vườn Anathapindika. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễThế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Đức Thế Tôn như sau:

Chư thiênloài người 
Suy nghĩ về hạnh phúc 
Ước mong được hạnh phúc 
Chân hạnh phúc là gì ?

Thế Tôn đáp kệ rằng:

” Kẻ si mê nên tránh 
Bậc hiền đức phải gần 
Cung kính người đáng kính 
Ấy là chân hạnh phúc.

Chọn nơi lành mà ở 
Đời trước đã tạo phúc 
Nay giữ lòng thẳng ngay 
Ấy là chân hạnh phúc.

Hiểu rộng và khéo tay 
Giữ tròn các giới luật 
Nói những lời hòa ái 
Ấy là chân hạnh phúc.

Cung dưỡngcha mẹ già 
Yêu mến vợ /chồng và con 
Không vương vấn phiền hà 
Ấy là chân hạnh phúc.

Cho và sống đúng cách 
Nên giúp đỡ bà con 
Hành động không chê trách 
Ấy là chân hạnh phúc.

Ngăn trừ điều ác xấu 
Dứt bỏ thói rượu chè 
Chuyên cần trong Chánh Đạo 
Ấy là chân hạnh phúc.

Kính nhường và khiêm tốn 
Biết đủ và nhớ ơn 
Tuỳ thời học đạo lý 
Ấy là chân hạnh phúc.

Nhẫn nhục vâng ý lành 
Viếng thăm bậc tu hành 
Tuỳ thời bàn luận đạo 
Ấy là chân hạnh phúc.

Trong sạch và siêng năng 
Suốt thông các chân lý 
Thực hiện vui Niết Bàn 
Ấy là chân hạnh phúc.

Tiếp xúc với thế gian 
Giữ lòng không sa ngã 
Bình an, không sầu nhiểm
Ấy là chân hạnh phúc.

Như thế mà tu hành 
Việc gì cũng thành tựu 
Ở đâu cũng an lành 
Ấy là chân hạnh phúc”.

KINH ĐẠI HẠNH PHÚC
Kinh Phước Đức-Maha Mangala Sutta 

Kinh Tập, 258-269

 

Discourse on the Greatest Blessings
(Maha Mangala Sutta, 
Suttanipata, 258-269)

 

Giới thiệu: Bài kinhnổi tiếng nầy, thường được trì tụng trong các nước Phật Giáo, là một bài tóm tắtminh bạch và đầy đủ các điều luân lý của đạo Phật, cho cá nhânxã hội. Ba mươi tám điều phước đức trong bài đó là một hướng dẫn thiết yếu cho đường đời. Bắt đầu là “lánh xa kẻ xấu ác” vốn căn bản cho các tiến bộluân lýtâm linh, những điều Phước Đức đưa đến thành tựu một tâm ý vô tham, vô úyan nhiên. Hành trì theo các lời dạy trong bài kệ là một con đườngchắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia, và nhân loại. (HT Narada)

 

Introduction: This famous text, cherished highly in all Buddhist lands, is a terse but comprehensive summary of Buddhist ethics, individual and social. The thirty-eight blessings enumerated in it, are an unfailing guide on life’s journey. Rightly starting with “avoidance of bad company” which is basic to all moral and spiritual progress, the Blessings culminate in the achievement of a passion-free mind, unshakable in its serenity. To follow the ideals set forth in these verses, is the sure way to harmony and progress for the individual as well as for society, nation and mankind. (Narada Maha Thera)

 

Đây là những điều tôi được nghe. Hồi đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu việnCấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một vị thiên giả hiện xuống thăm người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễđức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

 

Thus have I heard. On one occasion the Exalted One was dwelling at Anathapindika’s monastery, in Jeta’s Grove, near Savatthi. Now when the night was far spent, a certain deity whose surpassing splendour illuminated the entire Jeta Grove, came to the presence of the Exalted One and, drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing thus, he addressed the Exalted One in verse:

“Thiên và nhân thao thức 
Muốn biết về phước đức 
Để sống đời an lành 
Xin Thế Tôn chỉ dạy.”

 

“Many deities and men, 
yearning after good, 
have pondered on blessings.
Pray, tell me the greatest blessing!”

(Đức Thế Tôn giảng:) 
“Lánh xa kẻ xấu ác 
Được thân cận người hiền 
Tôn kính bậc đáng kính 
— Là phước đức lớn nhất

 

(The Exalted One answered:) 
“Not to associate with the foolish,
but to associate with the wise;
and to honour those who are worthy of honour
— this is the greatest blessing.

“Sống trong môi trường tốt 
Được tạo tác nhân lành 
Được đi trên đường chánh 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To reside in a suitable locality,
to have done meritorious actions in the past
and to set oneself in the right course
— this is the greatest blessing.

“Có học, có nghề hay 
Biết hành trìgiới luật 
Biết nói lời ái ngữ 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To have much learning, to be skillful in handicraft,
well-trained in discipline,
and to be of good speech
— this is the greatest blessing.

“Được cung phụng mẹ cha 
Yêu thươnggia đình mình 
Được hành nghềthích hợp 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To support mother and father,
to cherish wife and children,
and to be engaged in peaceful occupation
— this is the greatest blessing.

“Sống ngay thẳng, bố thí
Giúp quyến thuộc, thân bằng 
Hành xử không tỳ vết 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To be generous in giving, to be righteous in conduct,
to help one’s relatives,
and to be blameless in action
— this is the greatest blessing.

“Tránh không làm điều ác 
Không say sưa nghiện ngập 
Tinh cần làm việc lành 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To loathe more evil and abstain from it, 
to refrain from intoxicants,
and to be steadfast in virtue
— this is the greatest blessing.

“Biết khiêm cung lễ độ 
Tri túcbiết ơn 
Không bỏ dịp học đạo 
— Là phước đức lớn nhất 

 

“To be respectful, humble,
contented and grateful;
and to listen to the Dhamma on due occasions
— this is the greatest blessing.

“Biết kiên trì, phục thiện 
Thân cận giới xuất gia 
Dự pháp đàm học hỏi 
— Là phước đức lớn nhất

 

“To be patient and obedient,
to associate with monks
and to have religious discussions on due occasions
— this is the greatest blessing.

“Sống tinh cần,tỉnh thức 
Học chân lý nhiệm mầu 
Thực chứng được Niết Bàn 
— Là phước đức lớn nhất

 

“Self-restraint, a holy and chaste life,
the perception of the Noble Truths
and the realisation of Nibbana
— this is the greatest blessing.

“Chung đụng trong nhân gian 
Tâm không hề lay chuyển 
Phiền não hết, an nhiên
— Là phước đức lớn nhất

 

“A mind unruffled by the vagaries of fortune,
from sorrow freed, from defilements cleansed, 
from fear liberated
— this is the greatest blessing.

“Ai sống được như thế 
Đi đâu cũng an toàn 
Tới đâu cũng vững mạnh 
Phước đức của tự thân.”

 

“Those who thus abide, 
ever remain invincible,
in happiness established.
These are the greatest blessings.”

(dựa theo bản dịch Việt ngữ của HT Thích Nhất Hạnh)

 

(based on the English translation by Narada Maha Thera)