Tương quan giữa ý thức và não bộ

TƯƠNG QUAN GIỮA Ý THỨC VÀ NÃO BỘ
Thích nữ Tịnh Quang

 

y thuc va nao boy thuc va nao boHọc thuyết đồng nhất (nhận dạng) tâm (trí/ý thức) và não (The Mind/Brain Identity Theory) cho rằng trạng tháitinh thầntrạng thái não, quá trình não bộ đồng nhất với các trạng thái của tâm ý. Lý thuyết này được một số nhà Duy vậtthuần túyủng hộ. Khi người ta nói “cô ấy có tâm trí tốt, hay cô ấy có bộ óc tốt” là để thay thế cho nhau.

Lý thuyết ‘nhận dạng tâm và não’ đồng nhất hình ảnh tinh thần như quá trình não bộ; tuy nhiên, tâm vốn không hẳn là những chức nănghoàn toàntùy thuộcvật chất; lý thuyết này tương ứng với duy vật phủ nhận sự tồn tại của các thuộc tính phi vật lý không thể hủy diệt. Đúng hơn, học thuyết này có thể gọi là duy vật lý.

Hẳn nhiên, tiến trình của não bộ song song với tiến trình của ý thức; chúng ta không thể tách rời hệ thốngthần kinh não (hay khối óc) để hình thành tư tưởng. Mặc khác, não bộ cũng không thể tách rời những hệ thốngchức năng và hệ thần kinh của các giác quan khác như mắt, tai, mũi, lưỡi, lục phủ, ngũ tạng. Vì vậy, ý thức, ngoài sự hướng dẫn từ não bộ, bao gồm tổng thể của các chức nănghoạt động không ngừng.

Nếu cho rằng tâm và não đồng nhất hay cảm giác là sự hoạt dụng của não, như thế, cảm giác X giống hệt với quá trình não Y; thì khi Y nằm giữa tai tôi với chiều thẳng hoặc tròn thì cảm giác X nằm giữa tai tôi cũng thẳng hoặc tròn (?) hay khi datum line tinh thầnxuất hiệnhình ảnh của nghệ thuật, sắc màu như sọc vàng, xanh lá cây, màu tím biên biếc…thì hiệu ứng của não cũng xuất hiện màu sắc đồng nhất với datum tinh thần (?). Do đó, chúng ta không thể thiết lập sự đồng nhất hoàn toàn giữa tâm và não; đây cũng là lý luận phản kháng.

Phật giáo chủ trương tất cả do tâm thức: ‘nhất thuyết duy tâm, vạn pháp duy thức’. Tuy nhiên, học thuyếtduy tâmduy thức của Phật giáo không phải là sự phủ nhận về vật chất, mà chỉ phủ nhận về những khái niệm vật chấtthuần túy; rõ hơn, duy tâm của Phật giáoduy thức: tất cả sự phân biệt đều là quá trình của ý thức, và dĩ nhiên, ý thức tương quan với qui trình của não bộ như tiến trình vai tròchức năngnhân quảduyên khởi.

Chức năng ‘nhân quả’ là chức năng (functionalist) tác nghiệp của các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý vốn có quan hệ mật thiết với hệ thốngthần kinh của chúng. Mỗi hệ thốngthần kinh của mỗi giác quan đều là ‘hàm’ trong sinh học với một tập hợp trật tự trong sự điều đình của ái lực và năng lực-tính năng kích thíchphản ứng bởi các trạng thái, và quy trình thần kinhnhận biết và phân biệtcác loạithông báo; có thể nói rằng những trải nghiệm của con người là quá trình hoạt dụng của não bộ xuyên qua nhiều loại và kinh nghiệm của các giác quan.

Cho rằng, ý thức là một quá trình não chúng ta không thể giải thích được những đặc tínhnăng lựcđặc biệt của tinh thần; như một người đang khỏe mạnh bỗng hay tin người yêu hoặc con cháu của mình mất thì trở nên tật bệnh dẫn tới khùng điên. Vậy thì quá trình não không hẳn là điều khiển ý thứchoàn toàn, và não bộ còn chịu sự chi phối của carbon…Theo đây, lý thuyếtnhận dạng chỉ cóTâm và Não không chính xáchoàn toàn nếu xét trên những ‘chức năng’ và các qui ‘hàm’ về các quy trình của các hệ thần kinhgiác quan khu biệt.

Ý thức là sự kết nối của một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức); sắc (thân) không thể tồn tạinếu khôngý thức (bao gồmcảm giác, tri tưởng, tiến trình và phân biệt), và cũng không thể có ý thứcnếu không có sự duyên hợp của sắc, hay tập hợp của ‘hàm’ của ba uẩn khác để gọi là một chúng sinhhữu tình. Chúng sinh từ duyên khởi (pratìtyasamutpàda), từ tập hợp của năm uẩn mà tạm có, bản chất chỉ là Không (sùnyatà), là Giả danh (upàdàya-prajnapti), như thế qui trình của não cũng là tập hợp duyên sinh, phát sinh ý thức hay ngược lại.

chức năng của trạng thái não như vai trò duyên hợp, tương tác ý thức; ý thức với não bộ là một mà không phải là một. Có những cái chết lâm sàng trong phẫu thuật mà người ‘chết’ đã kể lại khi họ thấy được thao tác của bác sĩ đã làm gì với mình. Não bộ là qui trình sinh lý, tương quan, vô thường và phát sinh ý thức cũng như thế, nó không phải là thực thểđộc lập đối với thân và tâm hay chỉ thao tác đối với ý thức. Ý thức chịu sự tác độngchi phối của các quan năng duyên khởi, phát sinh hành thức, phân biệt, dẫn khởi ham muốn đối với tri tưởng xuyên qua các cánh cửa giác quan, và tri tưởng từ năm giác quan thì giống như những mũi tên bị tẩm thuốc độc tri tưởng, tưởng như chúng có lông cánh và hạnh phúc với những điểm nhắm của mình, rồi bay trong phạm vi tầm ngắm của lục trần (đối tượng của giác quan) (saṃkalpaviṣadigdhā hi pañcendriyamayāḥ śarāḥ. Cintāpuṅkhā raiphalā viṣayākāśagocarāḥ /Visuddhimagga /Saund_13.35); lục trần tri tưởng lại có công năngtác độngchi phốitrở thành thuộc tính của não bộ, và cũng nghiễm nhiêncảm thọ khổ, lạc hay trung tính của ý thức.

Trong Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm và pháp), để thay đổi tiến trình ái lực của thân và sự quan hệ của các mạch thần kinh não – nơi đã huân tập những cảm giác, nhận thức, ham muốn…Đức Phật dạy “các thầy Tỳ kheo hãy nỗ lực không ngừng bằng sự quánniệm thân, quán niệm về một bộ xương, quán niệm sâu bọ trong xác chết, quán niệmxác chết chuyển màu, quán niệmxác chết phồng lên, quán niệmxác chết thối rữa, quán niệmxác chết bắt đầu tan hoại, đây được gọi là tinh tấn tu tập” (katamañca bhikkhave anurakkhaṇappadhānaṃ? Idha bhikkhave bhikkhu uppannaṃ bhaddakaṃ samādhinimittaṃ anurakkhati aṭṭhikasaññaṃ pulavakasaññaṃ vinīlakasaññaṃ vipubbakasaññaṃ vicchiddakasaññaṃ uddhumātakasaññaṃ. Idaṃ vuccati bhikkhaveanurakkhaṇappadhānaṃ/Samvarappadhana sutta-samadhi-nimitta).

Từ sự huân tập về pháp quán niệm đối thực thể của thân (bao hàm não bộ), hành giả sẽ phát sinh ý tưởng rõ thấu và nhàm chán, não bộ sẽ hoạt dụng trong tình trạng ly khai những ái lực từ hệ thần kinhcảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Sự có mặt của chánh niệmý thức sẽ làm co giảm sự lừa dối của những cảm quan hấp lực; xa hơn, là ly niệm, tri kiến tất cả pháp trong thân và ngoài thân mà không còn vướng kẹt trong qui trình biến khởi để nhiễm trước (知见一切法,心不染着,是为无念/六祖坛经).

Não bộ tương tác với ý thức như con sóng tương ưng với làn gió. Ở giữa con sóng và làn gió ý thức là sự biến động của những cảm giác. Thường xuyên trải nghiệm bằng chánh niệm, tu tập, có ý thứctích cực, vui vẻ… sẽ tạo nên những đồ sóng não khỏe mạnh, và cảm giáchạnh phúc có chiều hướng tăng trưởng theo thời gian.

Để kiểm chứng điện não đồ và tâm lý, tại cơ sở MRI thuộc Đại học Wisconsin-Madison vào ngày 4 tháng 6/ 2008, hội đồng khoa học, Giáo sư Tâm lý học và Tâm thần học tiến hành cuộc kiểm tra điện não đồ (EEG) của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard (có 40 năm tu tậpchánh niệm, thiền địnhtừ bi) tại phòng thí nghiệm Waisman.

Nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đã gắn hộp sọ của nhà sư với 256 thiết bị cảm biến như là một phần của nghiên cứu về hàng trăm học viên chuyên về thiền định. Kết quả, máy chiếu chỉ ra rằng với thiền chánh niệm, từ bi, não bộ của nhà sư Ricard đã sản sinh ra một cấp độ sóng gamma cao-đồ sóng của não vốn liên quan đếný thức, sự chú ý, rèn luyệntrí nhớ – “chưa bao giờ được báo cáo trong tài liệu khoa học thần kinh”, Davidson nói.

Máy quét não (WLBIB) cũng cho thấy hoạt động tối đa trong vỏ não trước trán bên trái của não được đối chiếu với bên phải của nó, và các nhà khoa học đã phát hiện một năng lực lớn bất thường về hạnh phúc, và giảm hầu hết xu hướngtiêu cực, “đây là một người có có chỉ số hạnh phúcnhất thế giới”, các nhà nghiên cứu khẳng định.

Nghiên cứu về hiện tượng này gọi là thí nghiệm ‘neuroplasticity’, và nhà sư Ricard đã đi đầu trong các thí nghiệm với sự đột phá xuyên qua các nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Như thế, ý thức đóng một vai trò quan trọng trong qui trình não bộ, hay sóng não; mỗi niệm khởi là một làn sóng não khởi động. Khi không khởi niệm vọng tưởng, chấp trước, đau khổ…hành giả có tu tập sẽ thực thi chánh niệmhiện tiền, với lòng từ bi (vô ngã) thì những con sóng não sẽ có chiều hướng an bình, êm dịu, ảnh hưởng tốt với môi trường cộng trụ xung quanh.

Sóng tâm và sóng não chỉ là sự tương tác vô thường, thay vì chịu sự chi phối của vô thường, người tu tậpkhởi tâm ý thuờng hằng chánh niệm xả ly những tham trước…, sự có mặt của pháp quán duyên khởivô ngã như những tia sángmặt trời cảm biến những làn sóng não phát ra những năng lượngtích cực, hỗ trợ cho thân và tâm trong trạng thái tương tác an lạc.

Một phương pháp khác để chuyển tâm và thay đổi qui trình của não bộ là Không tâm hay Vô tâm; Vô tâm không phải là không biết chi, nhưng đối cảnh không động không nhiễm, thản nhiên đối với lục dục ngũ trần; “Đạo quí ở Vô tâm, Thiền tuyệt ly tất cả suy nghĩdanh tướng, mới có thể trở về ánh sáng từ bên trong, và thấu suốt mọi lẽ” (道贵无心,禅绝名理忘怀泯绝,乃可趣向回光内烛,脱体通透/佛果克勤禪師心要).

Thấu suốt mọi lẽ không phải là thấu suốt trí và não của người khác, mà chỉ là thấu suốt ý nghĩ của mình, ý nghĩ của mình mà không phải là mình, từ duyên hợp, từ qui trình não bộ, từ sự chuyển động của các vi trần, các phân tử thần kinh…theo qui trình sinh và diệt liên tục. Ngoài sự sinh diệt của não bộ sinh-vật lý, có một làn sóng ở thể ‘lặng’ hay điện đồ EEG ‘tĩnh’, thuật ngữPhật học gọi là Nibbāna-tịch diệt hay Niết bàn, nơi mà những suy nghĩ, những nỗi khổ, những nỗi đau đớn của tâm sẽ không còn nhấp nhô hiện khởi.

Và chỉ khi nào người ta thực sự ‘đạt’ được cảnh giới ‘An-up ādisesa-nibbāna’-Niết bàn sau khi chết (hay Vô dư y Niết bàn) thì Trí và Não mới hoàn toàntịch diệttương ưng, và phiền não mới thực sự chấm dứt một cách rốt ráo. Có người hỏi sau khi nhập Niết bàn thì các Thánh giả đi đâu?-Như củi hết lửa tắt, còn hỏi đi đâu để làm gì. Mà cho dù đi đâu hay không còn chi để đi, nhưng đã ‘chứng’ như thế thì đã thản nhiên, tâm chẳng còn hoang mang sợ hãi.

Thích nữ Tịnh Quang
Thư Viện Hoa Sen

___________________________________________

Bài đọc thêm:
Căn Của Ý Thức (Liễu Pháp)

Xem thêm:

BẠN GIẢI THÍCH THẾ NÀO VỀ Ý THỨC?
David Chalmers
Translated by Ngoc Nguyen
Reviewed by Huy Tieu

 

Ngay lúc này Một bộ phim đang phát ngay trong đầu các bạn. Đó là một bộ phim nhiều phần tuyệt vời Nó có hình ảnh 3D và âm thanh nổi cho những thứ mà các bạn đang nhìn và nghe thấy ngay lúc này, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bộ phim đó có cả mùi, vị và xúc giác. Nó có cảm giác của cơ thể, đau đớn, đói khát, khoái cảm.Nó có những cảm xúcgiận dữhạnh phúc. Nó có những ký ức, giống như những kỷ niệm thời thơ ấu đang phát trước mắt bạn. Và nó có những giọng nói liên tụcthuyết minh trực tiếp trong dòng suy nghĩ của các bạn.Trung tâm của bộ phim chính là bạn. đang trực tiếp trải qua tất cả những thứ đó. Bộ phim này là dòng ý thức của các bạn là đối tượng của trải nghiệm tâm trí và cả thế giới,

Ý thức là một trong những bằng chứng cơ bản nhất về sự tồn tại của con người. ai cũng có nhận thức Chúng ta đều có bộ phim của riêng mình, bạn, bạn và cả bạn. chúng ta không biết gì khác trực tiếp hơn Ít nhất, tôi biết ý thức của bản thân một cách trực tiếp Tôi không thể chắc chắn rằng các bạn ý thức được

Nhận thức cũng là cái làm cho cuộc sống đáng sống. Nếu chúng ta không có nhận thức, mọi thứ trong cuộc sông trở nên vô nghĩavô giá trị Nhưng đồng thời, chính nhận thức là hiện tượngbí ẩn nhất trong vũ trụ Tại sao chúng ta có nhận thức? Tại sao chúng ta có những bộ phim trong đầu? Tại chúng ta không đơn giản chỉ là những robot những thứ có thể xử lý tất cả những dữ kiện và đưa ra các phản ứng, mà không trải nghiệm bộ phim bên trong đó? Hiện nay, chưa có ai biết câu trả lời cho những câu hỏi trên. Tôi cho rằng để đưa nhận thứcvào nghiên cứu, sẽ cần có nhiều ý tưởngcấp tiến mới.

Có người nói rằng nghiên cứu về nhận thức là bất khả thi. bởi vì, bản thân khoa học là sự khách quan. còn nhận thức, bản chất là sự chủ quan. Do đó không bao giờ có một môn khoa học của nhận thứcQuan điểm đó thống trị suốt thế kỷ 20 Các nhà tâm lý họcnghiên cứuhành vi một cách khách quan, các nhà thần kinh học nghiên cứu não bộ cũng vậy. và không một ai nhắc gì tới nhận thức. Thậm chí 30 năm trước, khi TED bắt đầu,có rất ít nghiên cứu khoa học về nhận thức.

Bây giờ, khoảng 20 về năm trước, Mọi thứ bắt đầu thay đổi.

Các nhà thần kinh học như Francis Crick và các nhà vật lý như Roger Penrose nói rằng bây giờ là thời điểm để cho khoa học tấn công vào nhận thức. Kể từ đó, đã có một sự bùng nổ thật sự, nở rộ các công trình khao họctrong lĩnh vực này. Các công trình này thật tuyệt vời. thật sự rất tuyệt. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những giới hạnbản Tâm điểm của khoa học về nhận thức trong những năm gần đây đó là tìm kiếm các mối tương quan, sự liên hệ giữa các vùng của bộ não và các trạng tháinhất định của nhận thứcChúng ta đã thấy được nghiên cứu này của Nancy Kanwisher, chúng thật tuyệt vời cô ấy mời thuyết trình cách đây ít phút. Hiện nay, chúng ta có một hiểu biếttốt hơn, ví dụ, Những vùng của não bộ liên quan tới trải nghiệm ý thức về nhận ra các gương mặt hay cảm giác đau, hoặc cảm giáchạnh phúc. Nhưng đây mới chỉ là khoa học về các mối tương quan Nó không phải là khoa học giải thíchChúng ta biết rằng những vùng não bộ nào liên quan tới trải nghiệm nhận thức nào, nhưng chúng ta không biết tại sao lại như vậy. Tôi muốn đưa điều này bằng cách nói rằng các công trình trong lĩnh vực thần kinh học đang trả lời một số câu hỏi mà chúng ta muốn biết về nhận thức, những thắc mắc về các vùng của bộ não, chúng làm gì và chúng liên hệ với cái gì. Tuy nhiên, theo một nghĩa nào đó, đó là những câu hỏi dễ dàng. Không liên quan tới các nhà thần kinh học. Thực sự, không có câu hỏi nào là dễ dàng với nhận thức. Nhưng nó không giải quyết được bí ẩn thực sự ở cốt lõi của vấn đề. Tại sao tất cả các quá trình vật lý xảy ra trong não bộ lại đi kèm với nhận thức? Tại sao lại có bộ phim bên trong đó? Hiện nay, chúng ta thực sự không có manh mối nào.

Và các bạn có thể nói rằng, hãy cho các nhà thần kinh học thêm vài năm nữa. Nhưng hóa ra đó lại là một hiện tượng tự phát khác như những vụ kẹt xe, những cơn bão, hay như cuộc sống vậy, và chúng ta sẽ đi tìm hiểu nó. Những trường hợp điển hình về sự tự phát là mọi hành vi tự phát, Một vụ tắc đường diễn biến thế nào cách mà một cơn bão hoạt độngmột sinh vật sống sinh sôi thích nghitrao đổi chất ra sao, tăt cả câu hỏi về hoạt động khách quan. Chúng ta có thể áp dụng cho não người trong việc giải thích một số hành vi và chức năng của nó như là hiện tượng tự phát: Cách chúng ta đi lại, nói chuyện, cách chúng ta chơi cờ, và mọi câu hỏi khác về hành vi. Nhưng khi nói tới nhận thức, các câu hỏi về hành vi là một trong trong những vấn đề dễ dàng Khi nói tới vấn đề khó, đó là câu hỏi tại sao mọi hành vi đó lại đi kèm với cảm giác chủ quan? Và ở đây, mô hình tiêu chuẩn của sự tự phát thậm chí các mô hình chuẩn trong thần kinh học cho đến nay, không có gì nhiều để nói.

Bây giờ, tôi là một người theo chủ nghĩaduy vật Tôi muốn có một lý thuyết khoa học về nhận thức mà có thể hoạt động. và trong một thời gian dài, tôi cảm thấy vô vọng trong việc tìm kiếm một lý thuyết về nhận thức dựa trên các hiện tượngvật lý mà hoạt động được. Nhưng cuối cùng tôi có thể kết luận rằng lý thuyết như vậy là không thể vì những lý do mang tính hệ thống Đó là cả một câu chuyện dài. nhưng ý tưởngcốt lõi chỉ là cái mà các bạn có được từ những giải thích giản lược dựa trên các cơ sở của vật lý và não bộ là câu chuyện về hoạt động của hệ thốngcấu tạođộng lực của nó, hành vi mà nó tạo ra, rất tốt để giải quyết các vấn đề dễ dàng.cách chúng ta ứng xử, hoạt động. nhưng khi nhắc tới những trải nghiệm chủ quan. Tại sao tất cả những thứ trên cảm giác như xuất phát từ bên trong? Đó là thứ gì đó mới mẻ, và sẽ còn đó những câu hỏi xa hơn. Tôi nghĩ chúng ta đang bế tắc tại điểm này. Chúng ta đã có một loạt các giải thíchtuyệt vời chúng ta quen với nó, Vật lýgiải thích Hóa học hóa học giải thích sinh học sinh học giải thích những khía cạnh của tâm lý Nhưng nhận thức có vẻ như khôngphù hợp trong bức tranh này Một mặt, nó là một dữ kiện mà chúng tanhận thức đượcMặt khác, chúng ta không biết cách để đưa nó vào trong quan điểm khoa học về thế giới của chúng ta Do đó, tôi nghĩ rằng nhận thức là thứ gì đó dị thường chúng ta rất muốn lồng ghép nó vào trong thế giới quan của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không biết cách. Đối mặt với một thứ dị thường như thế này, sẽ cần những ý tường cấp tiến và thôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần một hoặc hai ý tướng ban đầu , nghe có vẻ điên khùng trước khi chúng tahiểu biết một cách khoa học.

Bây giờ, có vài ứng cử viên cho ý tưởng điên rồ này. Bạn tôi Dan Dennett người có mặt hôm nay, cũng có ý tưởng đó. Ý kiến điên rồ của anh ta đó là không có gì khó trong vấn đềnhận thứcToàn bộý tưởng về bộ phim chủ quan trong đầu chúng ta liên quan đến sự ảo tưởng hay sự mơ hồQuả thật,những gì chúng tôi làm là để giải thích chức năngmục tiêu, cách thức hoạt động của não, và sau đó chúng tôigiải thích những thứ cần được giải thích. Tôi có thể nói rằng, anh ấy thật đáng để khích lệ. Đó là một loại tư tưởngtiến bộ mà chúng ta cần khám phá nếu bạn muốn có một lý luậnthuần túy về lý thuyết não bộ cho ý thức. Cùng thời điểm này, với tôi cũng như nhiều người khác, quan điểm này còn khá đơn giản để phủ nhận những dữ liệu về sự ý thức một cách thỏa đáng. Và tôi sẽ đi tiếp vào một luận điểm mới. Trong thời gian còn lại, tôi muốn khai thác 2 ý tưởng điên rồ mà tôi nghĩ là sẽ có vài sự hứa hẹn.

Ý tưởng điên rồ đầu tiên đó là nhận thức là một điều rất cơ bản. Các nhà vật lý học thường lấy những khía cạnh của vật lí để xây dựng nền tảng cho: không gian, thời gian và khối lượng. Họ đặt ra những luật cơ bản để thực hiện chúng như trọng lực hay lượng tử cơ học. những đặc tínhquy luật này cũng chưa được giải thích bằng những khái niệm cơ bản hơn Thay vào đó, họ xem đó là những thứ căn bản nhất và định nghĩa mọi thứ từ chúng Đôi khi, những khái niệm cơ bản được phát triển thêm Trong thế kỉ 19, Maxwell đã cho rằng bạn không thể giải thíchhiện tượng điện từ bằng những khái niệm cơ bản nhưkhông gian, thời gian, khối lượng, đinh luật Newton vì thế ông ấy đã đặt ra định luật cơ bản về điện từ và đặt ra sự tích điện như là một nguyên tố cơ bảntheo những quy luật đã có này. Tôi nghĩ rằng điều chúng ta đang đề cập chính là nhận thức. Nếu bạn không giải thích được sự ý thức theo những thuật ngữ cơ bản nhất không gian, thời gian, khối lượng, sự tích điện thì theo logic mà nói, chúng ta cần mở rộng danh sách đó. Và điều tự nhiên nhất cần làm là xem ý thức như một thứ rất căn bản, như 1 phần căn bản của tự nhiên. Điều này không có nghĩa là bạn không thể nghiên cứu nó. Điều này sẽ mở ra hướng đi để bạn có thể nghiên cứu. Cái chúng ta cần làm đó là học những quy luậtcốt lõi về điều chỉnhý thức những quy luật kết nối ý thức với những thứ khác: không gian, thời gian, khối lượng, những định luậtvật lý. Các nhà vật lý thường cho rằng họ muốn những quy luật cốt yếu thật sự đơn giản để họ có thể viết nó trên mặt trước của của một cái áo. Tất nhiên tôi cho rằng tình huống như thế liên quan đếný thứcChúng ta muốn tìm raquy luậtcốt lõi thật đơn giản để chúng ta viết chúng lên áo. Chúng ta không biết định luật này có tồn tại hay chưa nhưng đó lại là điều chúng ta cần làm.

Ý tưởng điên thứ 2 nhận thức mang tính phổ biến. Mỗi hệ thống có một mức độ riêng liên quan đếnnhận thức.quan điểm này gọi là panpsychism: pan cho tất cả, và psych cho tâm trí, mọi thực thể đều là ý thức, không chỉ con người, con chó, con chuột, con ruồi, thậm chí những con vi khuẩn của Rob Knight hay những hạt cơ bản.Thậm chí 1 hạt photon cũng có mức độ nhận thức riêng. ý tôi không phải là những hạt photon này thông minhhay nó biết suy nghĩ. Nó không phải hạt photon đang tàn phá thế giới bởi vì nó nghĩ, “Aww, tôi luôn bay vòng vòng với tốc độ ánh sáng. tôi chưa bao giờ sống chậm và ngửi hương thơm hoa hồng” Không, không phải như vậy. Nhưng những hạt photon có thể có một số yếu tố về cảm giácchủ quan, một số tiền đề nguyên thủy đối với ý thức.

Điều này có lẽ hơi kì cục với bạn. Ý tôi, tại sao mọi người lại nghĩ nó là một thứ điên rồ? Một vài động lực đến từ những ý tưởng điên rồ ban đầu, mà ý thức đóng vai tròcốt lõi Nếu nó giữ vai tròcốt lõi, như không gian và thời gian và khối lượng nó tự nhiên cũng sẽ trở thànhphổ biến, theo cách của chúng. Nó sẽ không xứng đáng mặc dù ý kiến dường như phản lại chúng ta, nó sẽ ít tương phản hơn với những người từ những nền văn hóa khác nhau, nơi tâm trícon người dường như có nhiều sự kết nối liên tục với tự nhiên.

Một sự thúc đẩysâu xa hơn đến từ ý tưởng này là có lẽ những cách đơn giản nhất và mạnh mẽ nhất để tìm ra những quy luật cơ bản liên quan đếný thức bằng xử lý vật lý là sự kết nối ý thức với thông tin. Bất cứ nơi nào có sự hiện diện của xử lý thông tin, nơi đó sẽ có ý thức. Trong 1 người,việc tiếp nhận những thông tin phức tạp,thì đòi hỏi ý thứcphức tạp. Sự tiếp nhận những thông tin đơn giản, cần ý thứcđơn giản.

Một điều thú vị là trong những năm gần đây một nhà thần kinh học, Giulio Tononi đã dựa trênlý thuyết này và phát triển nó một cách chặt chẽ với lý thuyết toán học. Ông ấy có 1 phép đo lường toán học cho việc kết nối thông tin ông ấy gọi là phi, thứ giúp đo lường lượng thông tin được tích hợp trong hệ thống. Và ông ta cho rằng phi gắn liền với ý thức Vì thế trong não con người, có một số lượng lớn sự tích hợp thông tin, ở mức độ cao của phi, và của ý thức. Trong một con chuột, ở mức nhập thông tin trung bình vẫn khá quan trọng, và cũng liên quan đến sự ý thức. Nhưng khi bạn hạ xuống những thứ như sâu bọ vi khuẩn, hạt vật chất, số lượng phi giảm mạnh. Số lượng thông tin nhập vào cũng giảm, nhưng không phải là về con số 0 Theo định lý của Tononi, vẫn có thể về không độ của ý thức. Trong sự ảnh hưởng này, ông ấy nêu ra quy luậtcốt lõi của ý thức: phi cao, ý thức cao. Bây giờ, tôi không biết nếu học thuyết này là đúng, nhưng nó sẽ có thể dẫn đến một học thuyết trong khoa học về ý thức, và nó được dùng để nhập những nhánh thông tin của dữ liệu khoa học, và nó có một đặc tính tốt thứ mà trên thực tế đủ đơn giản để bạn có thể viết chúng lên mặt trước của áo

Một động lựccuối cùng khác là panpsychism có thể giúp bạn nhập ý thức vào thế giớivật chất. Những nhà vật lýnhà tâm lý học thường thừa nhận rằng vật lí là một thứ gây tò mò. Nó mô tả cấu trúc thật sự của một chuỗi phương trình, nhưng nó không nói rõ về sự thật ẩn bên trong nó. Như Stephen Hawking dùng nó, thế cái gì đã được dùng trong phương trình? Tốt, theo quan điểm của panpsychist, bạn có thể để phương trình theo cách của chúng nhưng bạn cũng có thể mang chúng ra để miêu tả như một dòng ý thức. Cái mà vật lý thực sự đang làm, đang mô tả dòng ý thức Theo quan điểm này, nó chính là ý thức thứ được đặt trong những phương trình.Theo đó, ý thức không bám sát theo thế giới bên ngoài giống như được gắn thêm vào. Nó thực sự đang ở đó

Tôi nghĩ đây là quan điểm panpsychist, thứ có tiềm năng tôn lên mối quan hệ của chúng ta với tự nhiên, và nó có thể có hàng loạt hệ quả mang tính đạo đứcxã hội. Một vài điều có thể đi ngược lại. Tôi thường nghĩ tôi không nên ăn bất cứ thứ gì những thứ có ý thức, Thế thì tôi đã thành một người ăn chay trường. Bây giờ, nếu bạn là panpsychist và bạn cùng quan điểm đó, Bạn có thể sẽ bị đói dài dài. Vì thế tôi cho rằng khi bạn nghĩ về điều này, nó sẽ tôn lên những quan điểm của bạn, trong khi đó vấn đềliên quan đếnmục đíchđạo đức tôn vinh phẩm hạnh, thực tế không ảnh hưởng nhiều bởi ý thức, nhưng nó liên quan đến mức độ và sự phức tạp trong ý thức.

Hoàn toàn không gì lạ khi nói về ý thức trong những hệ thống khác, như máy tính chẳng hạn. Thế còn hệ thốngthông minhnhân tạo trong bộ phim “Her”, Samantha thì sao? cô ta có ý thức? Tốt, nếu bạn lấy thông tin theoquan điểm panpsychist, cô ấy chắc chắngặp rắc rối trong việc nhập và mở rộng thông tin, vì vậy câu trả lờidĩ nhiên là có, cô ta có ý thức. Nếu nó đúng,nó sẽ tạo nên hàng loạt vấn đềđạo đức cả về đạo đức của việc phát triển hệ thống máy tính thông minh và đạo đức khi tắt bỏ những hệ thống đó.

Cuối cùng bạn có thể sẽ hỏi về ý thức theo cách tổng thể, hành tinh. Canada có nhận thức riêng hay ở một cấp độ cục bộ là một nhóm tích hợp như khán giả trong hội nghị TED, hiện giờ đang có một sự tiếp thuý thức TED,một bộ phim nội tại cho nhóm thu thập TED thứ hoàn toàn khác với những bộ phim nội tại khác so với những phần khác? Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó, nhưng tôi nghĩ ít nhất một trong số chúng ta có câu trả lời một cách đúng đắn.

okay, với cái nhìn theo panpsychist, nó là một điều hết sứccăn bản, mà tôi không thể tìm ra câu trả lờichính xác nhất. Tôi hoàn toàn tự tin về ý tưởng điên rồ đầu tiên, rằng nhận thức là một khái niệm cơ bản, hơn ý tưởng thứ 2, nó chỉ mang tính phổ biến. Theo ý tôi, quan điểm trên đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều thách thức, ví dụ như làm sao những ý thức nhỏ lẻ có thể gộp lại thành loại ý thứcphức tạp chúng ta biết và yêu. Nếu chúng ta có thể trả lời cho những câu hỏi đó, thì tôi nghĩ rằng chúng ta đang cùng nhau tạo ra một học thuyết mới về ý thức.Còn nếu không, thì có lẽ chúng ta đang gặp một rắc rối lớn trong khoa học và tâm lý học. Chúng ta không thể giải quyết nó trong một sớm một chiều nhưng chúng tachắc chắn có thể tìm ra. theo tôi, hiểu được ý thức là một chìa khóa thực sự, để giúp ta hiểu cả về vũ trụ này và bản thânchúng ta. Điều này có thể là một ý tưởng điên rồ.

Xin cảm ơn!

(Vỗ tay)

Bài 2:

HÀNH TRÌNHTÌM HIỂUÝ THỨC 
Translated by Huong Ha
Reviewed by Tam Bui

Tôi đến đây để nói về điều kì diệu và bí ẩn của tư duyý thức. Điều kì diệu là ở chỗ mỗi chúng ta khi thức dậy vào sáng nay và chúng ta đều sở hữu sự trở lại diệu kỳ của ý thứcChúng tahồi phục lại tư duy vỡi một “nhận thức về bản ngã” hoàn chỉnh, và một nhận thứctrọn vẹn về sự tồn tại của chính chúng ta, thế mà chúng ta hiếm khi dành đôi phút để nghĩ về điều kì diệu này. Thực rachúng ta rất nên làm như vậy, vì trên thực tếnếu không có sự tồn tại của tư duyý thứcchúng ta sẽ chẳng có kiến thức hay những thứ tương tự như thế về loài ngườichúng tachúng ta sẽ không biết chút gì về thế giớiChúng ta không biết thế nào là đau đớn, nhưng cũng không biết thế nào là vui vẻ. Và ta cũng không có cách nào biết yêu là gì, hay biết về khả năng sáng tạo. Và dĩ nhiên, như một câu nói nổi tiếng của Scott Fitzgerald, “người đã tạo ra nhận thức sẽ được gán cho rất nhiều tội danh.” Nhưng Fitzgerald lại quên mất rằng, nếu khôngnhận thức, ông ấy đâu thể nào tìm được đến hạnh phúc thật sự hay thậm chí là khả năng của sự ưu việt.

Quá nhiều về điều kỳ diệu rồi, giờ tới sự bí ẩn nhé. Đây là một điều bí ẩn cực kỳ khó để được làm sáng tỏ. Trên tất cả các nẻo đường trở lại với những chân lýtriết học và chắc chắn là xuyên suốt lịch sử của thần kinh học,điều này đã trở thành một bí ẩn, nó đã từ chối mọi nỗ lực làm sáng tỏ, và luôn nhận được nhiều sự tranh cãi nhất. Và thực ra đã có rất nhiều người nghĩ rằng chúng ta thậm chí không nên động tới đề tài này; chúng ta hãy để nó yên, nó không phải là thứ dành để tìm hiểu hay tháo gỡ. Tôi không tin điều đó, và tôi nghĩ rằng tình thế đang thay đổi. Thật là nực cười khi khẳng định rằng chúng ta biết rằng chúng ta tạo nên ý thức bằng cách nàotrong não của chúng ta, nhưng ít nhấtchắc chắnchúng ta có thể bắt đầu tiếp cận với câu hỏi. và chúng ta có thể bắt đầu hình dung được đáp án.

Một điều kì diệu nữa đáng để ăn mừng đó là hiện tại ta đã có những kĩ thuật hình ảnh cho phépchúng tađi vào bên trong bộ não của con người và có thể làm được những việc, ví dụ như, điều mà bạn đang thấy ngay lúc này. Đây là những hình ảnh đến từ phòng thí nghiệm của Hanna Damasio, cho bạn thấy, bên trong một bộ não đang sống, sự tái cấu trúc của chính bộ não này. Và đây là một người đang sống. Đó không phải một thi thểđang bị nghiên cứu. Và hơn thế nữa – đây là một điều mà mọi người có lẽ thực sự bị choáng ngợp điều mà tôi sắp cho bạn thấy đây, diễn ra ngay bên dưới bề mặt của bộ não và thực sự nhìn bên trong bộ não sống tại những kết nối thực thời, những hành trình thật. Như vậy tất cả những đường kẻ màu sắc đó tương ứng với một búi axon, axon là những sợi nối kết giữa các phần tế bào với các synapse. Và tôi rất xin lỗi vì làm bạn thất vọng, chúng không có màu sắc. Nhưng dù sao đi nữa, chúng đều ở đó. Màu sắc này mã hóa cho phương hướng, mà từ một điểm nó đi tới hay đi lui hoặc nghĩ lại.

Vậy suy cho cùng, ý thức là gì? Tư duyý thức là gì? Và chúng ta có thể có một vài góc nhìn đơn giản, và rồi nói, à ừ, nó là thứ mà chúng ta mất đi khi chúng ta đi ngủ mà không nằm mơ, hoặc khi chúng ta bị gây mê, và nó là thứ mà ta có được khi ta tỉnh giấc hay khi thuốc mê hết tác dụng. Nhưng chính xác thì, thực ra những thứ mà chúng ta mất đi khi bị gây mê hay trong những giấc ngủ sâu không mộng mị, là gì? Ừm, trước hết, nó là một dạng tinh thần, một dạng trí tuệ. một dòng chảy của các hình ảnhtinh thần. Và dĩ nhiêncân nhắc các hình ảnhmà có thể là các chuỗi mẫu hình thuộc giác quanliên quan tới thị giác, giống như thứ mà bạn đang có bây giờtrong mối tương quan với sân khấu và tôi, hay các hình ảnh mang tính âm thanh giống như thứ mà bạn đang có liên quan tới ngôn từ của tôi. Những hình ảnh về tinh thần đó được gọi là “trí tuệ”.

Nhưng có những thứ khác mà tất cả chúng ta có thể cảm nhận trong căn phòng này Chúng ta không phải người tiếp thuthụ động các hình ảnh về thị giác, thính giác hoặc xúc giácChúng tabản ngãChúng ta có “Tôi” Đó là một sự hiện hữu tự động trong tâm trí của chúng ta ngay lúc này. Chúng tasở hữutâm trí của chính mình. Và chúng ta có cảm nhận rằng mỗi người trong chúng ta những người đang trải nghiệm điều này không phải là người đang ngồi cạnh bạn. Vậy để hiểu được trạng tháiý thức của tinh thần, bạn có một bản ngã bên trong ý thức đó. Như vậy một tư duyý thức là một tư duy với bản ngã ngay bên trong nó. Bản ngã này mang đến khía cạnh về “chủ thể” bên trong tư duy, và chúng ta chỉ thực sự có ý thức khi bản ngã đến với tư duy. Và điều chúng ta cần để chạm vào được bí ẩn này, chính là, số một, làm cách nào tư duytinh thần được sắp xếp bên trong bộ não, và, số hai, làm cách nào bản ngã được cấu tạo.

Phần đầu tiên, vấn đề đầu tiên, tương đối dễ – nó không hẳn là quá dễ dàng nhưng ít là có thể được trả lời một cách dần dần với thần kinh học. Và khá rõ ràng rằng, để tạo nên tinh thần hay tư duychúng tacần phải cấu trúc nên bản đồ thần kinh. Hãy tưởng tượng một mạng lưới, một hệ thông chấn song như cái mà tôi đang chiếu ở đây và bây giờ tưởng tượng, bên trong mạng lưới đó bên trong phiến hai chiều đó, tưởng tượng về các tế bào thần kinh. Và mường tượng ra, nếu như bạn muốn, một bảng thông báo, một bản thông báo điện tử, nơi mà bạn có các yếu tố có thể được chiếu sáng hoặc không. Tùy thuộc vào cách mà bạn sáng tạo nên những kiểu mẫu đó của việc chiếu sáng hay không chiếu sáng các yếu tố điện tử, hoặc, với trường hợp này, các tế bào thần kinh bên trong phiến, bạn sắp có khả năng cấu trúc nên một bản đồ. Đây là, dĩ nhiên, là một bản đồ thị giác mà tôi đang cho bạn thấy nhưng nó có thể được áp dụng với bất kì loại bản đồ nào về thính giác, ví dụ như trong mối liên hệ với tần số âm thanh, hoặc về những bản đồ chúng ta tạo nên với da của chúng ta trong mối liên hệ với một vật thể mà chúng ta cảm nhận.

Bây giờ quay trở lại với vấn đề chính đó là khoảng cách của mối liên hệ giữa những đường kẻ của tế bào thần kinh và sự sắp xếp theo địa hình về hoạt động cả các tế bào thần kinh và những trải nghiệm tinh thần của chúng ta. Tôi sắp kể cho bạn nghe một câu chuyện riêng tư. Và nếu tôi che mắt bên trái lại tôi đang nói chỉ về riêng tôi chứ không phải toàn bộ các bạn nếu tôi che mắt bên trái, tôi nhìn vào những đường kẻ này – gần giống như thứ mà tôi đang cho bạn thấy. Mọi thứ đều gọn ghẽ và vuông góc. Nhưng một thời gian trước đây, tôi khám phá ra nếu tôi che mắt trái lại, thay vì nhìn thấy những điều này, tôi nhìn vào các đường kẻ và thấy một khúc cong vênh ở vùng biên ngoài, tại phía giữa của bên trái.

Rất kì lạ – tôi đã bắt đầu phân tích hiện tượng này một thời gian khá dài. Nhưng một thời gian trước, với sự giúp đỡ của một đồng nghiệp – một bác sĩ chuyên khoa mắt tên là Carmen Puliafito, người đã phát triển máy scan laze lớn hơn, tôi tìm ra một số điều như sau. Nếu tôi rà soắt võng mạc của mình xuyên qua mặt phẳng đường chân trời mà bạn thấy ở góc nhỏ đó, tôi sẽ nhận được những điều như thế này. Owe bên phải, võng mạc của tôi đối xứng một cách hoàn hảo. Bạn nhìn thấy sự đi xuống về phía thị giác nơi các dây thần kinhthị giácxuất phát. Nhưng với võng mạc bên trái thì có một chỗ u lên được đánh dấu bởi mũi tên màu đỏ. Và nó tương ứng với một cái u nang nhỏ nằm phía bên dưới. Và đó chính xác là điều đã tạo nên sự méo mó trong hình ảnhthị giác của tôi.

Và tôi nghĩ rằng: bạn có một đường kẻ, một mạng lưới các tế bào thần kinh, và giờ thì bạn có một sự thay đổi mặt phẳng cơ học về vị trí của các đường kẻ, và bạn nhận thấy một sự chênh vênh trong trải nghiệm tinh thần.Và đó chính là sự gần gũi giữa trải nghiệm trong tâm trí bạn và các hoạt động của tế bào thần kinh trong võng mạc, hay chính là một phần của bộ não được đặt trong cầu mắc, hoặc, trong chuyện này, một phiến của lớp vỏ thị giác. Như vậy từ võng mạc bạn đi vào vỏ thị giác. Và dĩ nhiên, bộ não thêm vào đó rất nhiều thông tin thêm vào những thứ đang diễn ra trong tín hiệu đến từ võng mạc. Và trong bức ảnh đó ở tại đây, bạn nhìn thấy nhiều hòn đảo khác nhau của những thứ mà tôi gọi là các vùng dựng hình ảnh trong bộ não. Ví dụ như bạn có màu xanh lá tương quan với những thông tin về xúc giác, hoặc vùng màu xanh dương tương quan với thông tin thính giác.

Và một điều gì đó khác xảy ra đó là những vùng dựng hình ảnh nơi mà bạn có các định vị của tất cả các bản đồ thần kinh này, có thể cung cấp các tín hiệu tới đại dương của màu tím mà bạn thấy xung quanh, mà đó lại là vùng võ não tương ứng, nơi bạn có thể ghi nhận những điều đã xảy ra trong các đảo ghi nhậnhình ảnh. Và điều đẹp đẽ ở đây chính là bạn có thể đi từ các kí ức ở các vùng võ não tương quan để tái tạo các hình ảnhtrong chính những khu vực có thể tạo nên được nhận thức đó. Hãy nghĩ xem, bộ não của chúng ta thật vô cùngtiện lợi mà lười nhác biết bao. Nó cung cấp những khu vực nhất định cho nhận thức và cho việc dựng hình ảnh.Và đó là những vùng trùng lấp mà được dùng để đánh dấuhình ảnh nơi chúng ta sẽ triệu hồi lại thông tin.

Như vậy, bí ẩn của tư duyý thức đã được thu giảm phần nào bởi chúng ta đã hiểu được một cách đại kháibằng cách nào chúng ta tạo nên những hình ảnh này. Nhưng còn bản ngã thì sao? Đó thực sự là một vấn đề rất khó nắm bắt. Và trong suốt một thời gian dài, thậm chí không ai muốn chạm tới nó, bởi vì họ nói, “Bằng cách nào chúng ta có một điểm tham khảo cố định, một điểm bền vững cần thiết để duy trì sự liên tục của bản ngã từ ngày này qua ngày khác?” Và tôi nghĩ về một giải pháp cho vấn đề này. Chỉ ngay sau đây thôi. Chúng tôiphác họa ra bản đồ não bộ của phần cơ thể phái bên trong và dùng chúng như phần khảo chiếu cho tất cả các bản đồ khác.

Hãy để tôi kể cho bạn nghe bằng cách nào tôi đi đến giải pháp này. Tôi làm được điều đó, bởi vì nếu bạn có một khảo chiếu mà chúng ta biết là bản ngã, là cái Tôi, cái chính bản thân Tôi, bên trong chính sự chuyển biến của chúng ta – chúng ta cần có điều gì đó ổn định, điều gì đó không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Điều hiển nhiênchúng ta có một cơ thể duy nhất. Chỉ một chứ không phải hai hay ba. Và đó là sự bắt đầu. Chỉ có một khảo chiếu duy nhất, chính là cơ thể. Nhưng rồi, dĩ nhiên là cơ thể có nhiều phần, và chúng được tăng trưởng với tốc độ khác nhau, và chúng có kích cỡ khác nhau, những người khác nhau, tuy nhiên, phần bên trong thì không như vậy. Điều mà chúng ta phải làm với cái được gọi là môi trường nội quan của chúng ta ví dụ như, sự quản lý toàn cục các hóa chất bên trong cơ thể trên thực tế, được duy trìtuyệt đối từ ngày này qua ngày khác vì một lý dotốt đẹp. Nếu bạn thay đổi quá nhiều trong phạm vi gần với đường trung bình của khoảng tồn tạicho phép của sự sống bạn sẽ bị bệnh hoặc chết. Như vậy chúng ta có một hệ thống cố hữu ngay bên trong sự sống của chúng ta đảm bảo cho một sự liên tụcnhất định. Tôi thích gọi nó là một sự bất biến không dừng lại từ ngày này qua ngày khác. Nếu bạn không có sự bất biến đó, nói một cách sinh lý học thì bạn có thể bị ốm hoặc sẽ chết. Và đó là một yếu tốcần thiết cho sự bất biến này.

Và điều cuối cùng đó là ở đây có một sự kết nối rất chặt chẽ giữa sự điều hòa của cơ thể do não bộ đảm nhậnvà chính cơ thể đó khác với tất cả sự kết nối khác. Ví dụ như, tôi tạo nên một hình ảnh của bạn và không có bất kì cầu nối sinh lý nào giữa hình ảnh mà tôi có về bạn như một khán giả và bộ não của tôi. Nhưng, có một cầu nối rất gần và được duy trìvĩnh viễn giữa phần não bộ điều khiển cơ thể và chính cơ thể ta.

Và đây là hình ảnh của nó. Hãy nhìn vào các vùng đó. Đó là thân não nằm giữa phần võ não và cột sống. Và bên trong vùng đó vùng mà tôi sắp nhấn mạnh ngay bây giờ, bên trong đó chúng ta có tất cả những công cụ điều hòa sự sống còn của cơ thể Điều này đặc biệt tới mức, ví dụ như, nếu bạn nhìn vào vùng được tô màu đỏở phần trên của thân não nếu bạn làm tổn thương vùng đó sau một dư chấn nào đó như đột quỵ, bạn sẽ bị hôn mê sẽ rơi vào trạng tháithực vật đó là một trạng thái, hiển nhiên là, tư duy hay ý thức sẽ biến mất, ý thức của bạn sẽ biến mất. Điều gì xảy ra sau đó thực tế sẽ là bạn đánh mất nền tảng của bản ngã, bạn sẽ không còn có thể chạm vào hay nhận biết các cảm giác về sự tồn tại của chính mình. và, trên thực tế, ở đây có những hình ảnh đang tiếp diễn đang được hình thành trong võ não ngoại trừ việc bạn không biết chúng đang ở đó. Bạn đã, như một hậu quả, mất đi ý thức khi bạn có những tổn thương ở những vùng màu đỏ trong thân não.

Nhưng nếu bạn nghĩ tới vùng màu xanh của thân não, không có điều gì tương tự xảy ra. Nó đặc biệt như thế đó. Vậy trong phần xanh của thân não, nếu bạn bị tổn thương, và nó thường xuyên xảy ra, bạn sẽ bị bại liệt,nhưng tư duyý thức của bạn thì vẫn được duy trì. Bản cảm thấy, bạn biết rồi đó, bạn có một tư duy hoàn chỉnhmà bạn có thể tường thuật lại một cách không trực tiếp. Đây là một tình trạng cực kỳ tồi tệ. Bạn không muốn biết tới nó đâu. Và người ta, trong tình trạng đó, thực ra giống như bị giam cầm trong cơ thể của chính họ,nhưng họ vẫn cótư duy, vẫn cótinh thần. Có một bộ phim rất thú vịthực ra là một trong những bộ phim hay hiếm hoi trong lịch sửđiện ảnh, về một tình huống tương tự như vậy, được thực hiện bở Julian Schanbel vài năm về trước về một bệnh nhân trong tình trạng như thế này.

Và giờ tôi sẽ cho bạn thấy một hình ảnh. Tôi hứa sẽ không nói bất kì điều gì về nó, ngoại trừ nó dùng để hù họa bạn. Nó chỉ nói cho bạn biết trong khu vực màu đỏ của bộ não ở đó, nói một cách đơn giản, có những ô vuông nhỏ tương quan tới các mô đun tạo nên bản đồ bộ não của một khía cạnh khác của phần bên trong chúng ta,một khía cạnh khác của cơ thể chúng ta. Chúng là những phân bố tinh tế và chúng được kết nối một cách vô cùngtinh tế trong một mạng lưới kiểu mẫu đệ quy. Và điều nằm ở bên ngoài thứ này, bên ngoài sự kết nối chặt chẽ này giữa bộ não và cơ thể là điều mà tôi tin rằng tôi có thể sai, nhưng tôi không nghĩ tôi sai đâu không sai nếu bạn tạo ra bản đồ của cơ thể một thứ tham chiếu cho nền tảng của bãn ngã và đến từ hình dạng của những cảm xúc những cảm xúcnguyên thủy, trên thực tế là vậy.

Và bức ảnh chúng ta có ở đây là gì? Hãy nhìn vào vỏ não, hãy nhìn vào thân não nhìn vào vơ thể, và bạn sẽ thấy hình ảnh của sự kết nối mà từ đó thân não tạo ra nền tảng cho bản ngã trong một sự kết nối chặt chẽ với cơ thể Và bạn có vỏ não cung cấp một khung cảnh hùng tráng của tư duy trong chúng ta với vô số các hình ảnhvà đó thực ra chính là những thứ được hàm chứa trong tinh thần của chúng ta và chúng tathường hayquan tâm đến, bởi vì chúng ta nên như thế, bởi vì nó thực sự giống như những thước phim đang chạy qua trong tâm tríchúng ta Nhưng hãy nhìn vào những mũi tên đó. Chúng không phải ở đó cho việc nhìn ngắm. Chúng ở đó bởi vì có một sự tương tác rất gần nhau. Bạn không thể có được một tư duyý thức nếu bạn không có tương tácgiữa vỏ não và thân não. Bạn không thể có một tư duyý thức nếu bạn không có sự tương tác giữa thân não và cơ thể.

Một điều thú vị khác đó lại thân não của chúng ta khá giống với thân não của nhiều loài khác. Như vậy xuyên suốt lớp có xương sống,. cấu trúc của thân não tương tự như của chúng ta, đó là một lý do khiến tôi tin rằngnhững loài động vật đó cũng có tư duyý thức giống như chúng ta. Ngoại trừ việc nó không phong phú như của chúng ta, vì chúng không có vỏ não Đó chính là điểm khác biệt. Và tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm ý thứccần phải được xem xét như một sản phẩm của võ nảo. Chỉ dựa trên sự giàu có trong tâm tríchúng ta, thì không phải là một bằng chứng tốt cho việc chúng tabản ngã mà chúng ta có thể dẫn dụ ra sự tồn tại của chính mình, và rằng chúng ta có bất kì ý niệm nào về bản thân.

Bây giờ có ba khía cạnh của bản ngã cần quan tâm bao gồm tiền tố, cốt lõi và tự truyện. Hai cái đầu tiên được chia sẻ với rất nhiều loài sinh vật khác và chúng thực sự có nguồn gốc phần lớn từ thân não và không cần biết những giống loài đó có vỏ não hay không. Chính là bản ngã tự thuật là cái chỉ vài loài có, tôi nghĩ vậy. Loài giáp xác và linh trưởng cũng có một bản ngã tự thuật ở một mức độ nhất định. Và bất kì con chó nào chúng ta nuôi ở nhà cũng có một bản ngã tự thuật tới một mức nào đó. Nhưng điều mới mẻ là ở đây.

Bản ngã tự thuật được xây dựng phần lớn dựa trên các kí ức và kí ức về những kế hoạchchúng ta từng làm; nó sống trong quá khứdự đoán tương lai. Và bản ngã tự thuật đã phát triển các kí ức được kéo dài, khả năng lý luận, tưởng tượng, sáng tạongôn ngữ. Và từ đó mang tới những công cụ cho văn hóatôn giáo, đạo lýthương mại, nghệ thuật, khoa học, công nghệ. Và nó nằm ngay bên trong các văn hóa mà chúng ta có thể nhận lấy và đó là điều mới mẻ – một điều gì đó mà không hoàn toàn được quy định bởi các thành tố sinh học của chúng ta. Nó được phát triển trong các nền văn hóa. Nó phát triển trong sự phối hợp của nhân loại Và nó, dì nhiên, là nền văn hóa nơi mà chúng ta phát triển thứ mà tôi hay gọi là sự điều hòa xã hộivăn hóa.

cuối cùng, bạn có thể hỏi ngay, vì sao phải quan tâm tới những điều này? Vì sao phải quan tâm tới thân não hay vỏ não và vì sao nó được tạo ra? Có ba lý do. Thứ nhất, sự tò mò. Linh trưởng cực kỳ tò mò và tò mò nhất trong số đó là loài người. Nếu ta quan tâm điều gì đó, ví dụ như, sự thật về lực phản trọng lượng đang kéo dãi ngân hà xa khỏi trái đất, vì sao chúng ta lại không quan tâm tới điều gì đang diễn ra bên trong chính con người?

Thứ hai, sự hiểu biết về xã hội và văn hoá. Chúng ta nên biết bằng cách nào xã hội và văn hoá trong sự điều hoà xã hội – văn hoá này đang vận hànhliên tục. Và cuối cùng, y học. Đừng quên rằng một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất của loài người là những bệnh như trầm cảm, Alzheimer, nghiện ngập. Nghĩ về đột quỵ có thể tàn phá tâm trí bạn hoặc gây ảnh hưởng tới sự vô thức của bạn. Bạn không có bất kì lời cầu nguyện nàođể chữa các bệnh này hiệu quả và theo một cách không may mắn nếu như bạn không biết chúng vận hành ra sao. Như vậy, đó là một lý do rất tốt vượt qua sự tò mò cho thấy sự cần thiết của những điều ta đang làm, để xác tín việc so đôi chút hứng thú với những điều đang xảy ra trong bộ não.

Cảm ơn đã lắng nghe!

(Võ tay