KINH PHẠM VÕNGBỒ TÁT GIỚI
Pháp Sư Diễn Bồi
giảng bằng tiếng Trung Hoa
TK Thích Minh
Trí dịch Việt – TKN Hiền Tịnh toát yếu PL. 2544 – 2001
Khuyên
ai cũng nên xem để phát tâmthọ giới Bồ-tát
I. KỆ KHAI
SUỐI CAM LỒ
Nay ta Phật
Thích Ca
Cũng như đức Xá Na
Mỗi nửa tháng hằng
tụng
Ba la đề mộc xoa.
Ta là Phật đã
thành
Các ngươi, Phật sẽ
thành
Thường tin chắc
như vậy
Giới phẩm đã trọn
vẹn.
Những ai đã có
tâm
Nên dạy thọ trì
giới
Chúng sanh thọ
Phật giới
Đích thật là con
Phật.
Bồ-tát như vi
trần
Nhân giới này
thành Phật.
Đại chúng phải
cung kính
Truyền bá và thọ
trì.
II. TỰA
Có người cho
rằng Bồ-tát giới chỉ căn cứ vào đại thể, không câu chấp chi tiết. Ý kiến này vô
cùngsai lầm. Phải biết giới Bồ-tát nghiêm cẩn đến mức ngăn cấm ngay từ mống
tâm động niệm khởi tư tưởngphi pháp. Trong khi luật nghi Thanh-văn chỉ trị
phạt hai chi thân và miệng. Phòng hộ trọn vẹnba nghiệp, phá trừ các kiến chấp,
chứng nhậpchân lý, mới được gọi là chân phạm hạnh.
Nhiêu ích hữu
tình giới lấy sự cứu tếchúng sanh làm gốc. Bồ-tát, danh phù hợp với thật,
chính ở chỗ phải làm thế nào lừa lọc mò bắt tất cả chúng sanh trong biển khổ
sanh tử đem về cảnh giới Niết-bàn an ổn.
Mành lưới bảo
tràng trong cung Đại Phạm Thiên Vương. Những đường hồng quang ửng xạ lẫn nhau.
Màu sắc bảo châuchói sáng lẫn nhau, lớp lớp vô tận. Phật dùng để thí dụvô
lượngpháp môn, sự lý kết chặt.
Có vâng giữ Kim
Cang Quang Minh Bảo Giới, tu tập các pháp lành tăng trưởngBồ-đề tâm mới được
diệu quảthù thắng.
Bồ TátTâm Địa
phẩm, quyển thượng giảng về giai cấptu chứng, lý tríquán hạnh của 56 ngôi
Bồ-tát. Quyển hạ nói về tâm địagiới pháp (10 trọng + 48 khinh).
Bồ-tát : Lợi
mình lợi người, mục đíchthành Phật.
Tâm địa : Bổn
nguyên của mỗi người. Phật chứng tâm địa này. Bồ-tát tu tâm địa này. Chúng sanhmê muộitâm địa này. Phật đã 8000 lần qua lại tam giới, mục đíchduy nhất là
phát minh bổn nguyên tâm địa cho chúng sanh. Khuyên tất cả bẩm thọ bảo giớiPhật tánh làm chỗ tu nhân căn bản, hướng về Phật quả thẳng tiến.
Tạp nhiễmphiền
não chỉ là khách trần. Y tâm địagiới pháp, từ sơ phát tâm lên đẳng giác, dần
dần hoàn mãn muôn pháp lành, tước bỏ hết ác pháp. Căn bản phiền não : Tham sân si
mạn nghi, ác kiến (biên kiến, thiên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).
Hàng ngày kiểm điểm để khắc phục : phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm,
hại, kiêu, vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật,
thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.
Đức Phật vừa
thành đạo, lập tứcxuất định nói pháp ở 10 nơi :
1/- Kim CangHoa Quang (gốc Bồ-đề) và Diệu Quang Đường (cung trời Tứ Thiên Vương) nói về
thập Tín.
2/- Cung trời Đế
Thích, nói thập Trụ.
3/- Cung trời Diệm
Ma, nói 10 Hạnh.
4/- Đâu Suất, nói
10 Hồi Hướng.
5/- Hóa lạc, nói
10 Định.
6/- Tha Hóa Tự
Tại, nói 10 Địa.
7/- Sơ thiền, nói
10 Kim Cang.
8/- Nhị thiền, nói
10 Nhẫn.
9/- Tam thiền, nói
10 Nguyện.
10/- Tứ thiền, ở
cung Đại Tự Tại Thiên Vương, giảng nói pháp môn tâm địa mà đức Lư Xá Na đã
giảng ở Liên Hoa Đài Tạng.
Quang minh :
phá u ám. Kim Cang : phá hủy tất cả phiền não. Bảo : quý trọng. Bảo giới xuất
sanh vô lượngcông đức, khiến thiện pháptăng trưởng.
Quang minh là
trí đức, nhiếp thiện pháp giới (viên mãn báo thân). Kim cang là đoạn đức, nhiếp
luật nghi giới (vô lậu tánh, chứng thanh tịnh pháp thân). Bảo giới là ân đức,
nhiếp hộchúng sanh, cứu tế muôn vật, lợi ích khắp hữu tình (ứng hóa thân).
Giới pháp này
bao hàm nhân quảđại thừa. Rời quang minhkim cang bảo giới, 30 Tâm (Hiền) và
10 Địa (Thánh) không thể nào thành tựu. Công đứcPhật địa không do đâu phát
sanh. Tánh trọng yếu của tâm địadiệu giới cần được nhận thứcrõ ràng. Phật
tánhchúng sanh sẵn có, phải nhờ bảo giới này mới hiển lộ. Nên nói giới là
chủng tử của Phật tánh. Kinh Pháp Hoa nói : “Phật chủng tòng duyên khởi” là ý
này. Trì tâm địadiệu giới mới chứng đắctâm địapháp môn.
Chánh văn : Tất
cả ý thức, sắc tâm, là tình là tâm, đều vào trong phạm vigiới phápPhật tánh.
Tâm : vọng niệm
theo duyên tập khởi. Ý : tư lường, thức 7 chấp ngã. Thức : thức 6 liễu biệt. Ba
thứ này là phần tinh thần. Sắc : 4 đại vật chất. Ngoài tâm thức không có Phật
tánh riêng biệt. Tất cả hữu tình đều có thể bẩm thọ tâm địadiệu giới.
Đương đương
thường hữu nhân cố đương đương thường trụpháp thân.
Đương đương :
đích thật như vậy.
Nhân và quả đều
không lìa tâm địadiệu giới.
Thường hữu :
lúc nào cũng có chân nhânthành Phật.
Thường trụ :
diệu quảvĩnh viễnthường hằng, không thể do từ bên ngoài mà có. Chính do Phật
tánh sẵn đủ, cực lựctrang nghiêm khai phát mà thành.
Quang MinhKim
Cang Bảo Giới là chân nhânthành Phật, là pháp thândiệu quảthường trụthanh
tịnh.
Nương giới hết
vô minh nên ví giới như mặt trờimặt trăng. Nương giới hết khổ nạn nên ví giới
như châu ma ni.
Bổn tánh khôngđộc ác nên có giới sát sanh. Bổn tánh không tham nên răn cấm trộm cướp. Bổn
tánh chân thật nên không được nói dối. Sống ngược với tự tánh thì khó trở về.
Thuận với tự tánh mới ngộ nhập.
Giới phápPhật
tánh là nhân tố duy nhất để thành Phật. Chúng sanh sẵn đủ nhân thù thắng để
chứng quảthù thắng. Chỉ vì mê hoặc không giác ngộ. Đức Phậtxót thương tuyên
nói giới pháp. Chúng sanh y đó giữ gìn, siêu phàmnhập thánh, hoàn thành
Vô-thượng Phật quả.
Do đâu các
Bồ-tát thành Phật ? Xin đáp quả quyết rằng : Vì giữ đủ 10 giới trọng. Không
vâng theo pháp tắc quy luật này, không thể thành Phật nên kinh văn gọi là giới
pháp. Thọ Bồ-tát giới rồi là vào trường học Bồ-tát. Trong thì y cứPhật tánhgiới thể mà sống. Ngoài thì giới tướng nghiêm trì.
Ngộ Phật tánh
chưa đủ, phải chứng được Phật tánh. Nghĩa là thật sống với Phật tánh, từng niệm
xa rời vô minh. Ngài Xá Lợi Phất chứng A-la-hán mà không dám xưng mình là Phật
tử. Đến hội Pháp Hoa, Phật giải thích. Ngài mới nhận ra rằng mình có Diệu Pháp
Liên Hoa. Nhân đây được Phật thọ ký.
Kinh Anh Lạc :
Giới pháp lấy tâm làm thể. Tâm vô tận nên gọi là vô tậngiới tạng. Giới tướng
có nhiều nhưng tâm địadiệu giớinhất vịbình đẳng.
Chúng sanhvọng
tưởngchấp trước vào giới tướng mà quên giới thể bổn hữu, giới phápPhật tánh
sẵn đủ. Nếu không bẩm thọ giớipháp không thể khôi phục bổn nguyên tự tánhthanh
tịnh. Vì thế đức Phật nói vô tậngiới tạng.
III. XÁ NA
TRAO GIỚI
Tỳ Lư Xá Na :
quang minh biến chiếu.
Lư Xá Na : tịnh
mãn : đã đến quả Phật.
Tịnh : Không
còn mẩy tơ hư vọng. Mãn : Công đứcthiện pháp viên tròn. Tịnh là đoạn đức. Mãn
là trí đức. Tịnh Mãn là tự thọ dụng thân. Quang minh biến chiếu là tha thọ dụng
thân, sát trầntướng hảo, trong dùng trí quang chiếu chân pháp giới, ngoài dùng
thân quang chiếu ứng đại cơ (Bồ-tát).
Theo kinh Hoa
Nghiêm, đức Tỳ Lư Xá Na (pháp thân) với đức Lư Xá Na (báo thân) đồng một thể.
Phật nhãn thấy chánh báo y báo không hai. Thế giớichúng ta ở, tên là Huyền Hoa
Tạng, hình bông sen 1000 cánh.
Đức Lư Xá Na
ngồi trên đài hoa sen nói giới. Đài là nơi cao hiển. Tâm tánhchúng sanh là
bông sen : a) Không dính bùn. b) Nhân quả đồng thời. Thế giới nương tâm tánhchúng sanh mà hiện cũng y theotâm tánhchúng sanh mà trụ.
Kinh A Di Đà
nói : Hoa senvi diệu hương khiết. Dùng 2 đặc tínhbiểu thịgiới thểtâm địa
trước sau tịnh sạch, không bị một ác pháp nào huân nhiễm.
Trên 1000 cánh
có 1000 ứng thân. Mỗi cánh sen có trăm ức cõi. Mỗi cõi một Thích Ca (hóa thân).
Nói theo danh
từ hiện nay của nhân gian :
Một thái dương
hệ là 1 tiểu thế giới.
1000 thái dương hệ
là 1 tiểu thiên thế giới.
1000 tiểu thiên là
1 trung thiên thế giới.
1000 trung thiên
là 1 đại thiên thế giới.
Mỗi cánh hoa trong
kinh là 1 đại thiên thế giới.
Nay 1 ức =
10.000.000
Một cánh sen 100
ức = 1.000.000.000
1000 cánh sen có =
1.000.000.000.000 Thích Ca.
CAM LỒ MÔN KHAI
Có phước gặp
diệu dược, tất cả bệnh tật sẽ tiêu trừ. Dù Phật tánhdiệu giới là pháp chúng
sanh sẵn đủ nhưng hoặc-nghiệp từ vô thủy ngăn che như cửa đóng chặt, chúng sanh
không hề biết là mình có vô thượng pháp.
Ba đặc dụng :
a) Nhiếp luật nghi giới, linh đơntrị liệu tất cả ác bệnh khiến được bình an.
b) Nhiếp thiện pháp giới. Công đức pháp lành sung mãn sanh mạng. c) Nhiêu ích hữu
tình giới. Chúng sanh đang bị khổ não bức ngặt được thanh lươngmát mẻ.
Giới pháp này
không phải lãnh thọ từ bên ngoài mà vốn sẵn có tại nội tâm. Ơn đứcLư Xá Na
phát minh. Tâm địadiệu giới nơi mỗi chúng sanh được khai hiển.
THÍCH CA
TRUYỀN LẠI
Phước tuệviên
mãn sẽ thành Phật quả là tánh chất trọng yếu của trì giới. Bậc tu hànhgiới đứctrang nghiêm. Lòng người khát ngưỡng như ngửa lên được thấy mặt trờirực rỡ khiến
cả khung cảnh trở thành quang sáng tưng bừng. Trì giới là nhân. Thành Phật là
quả. Lực dụng của giới pháp đã đưa vi trần Bồ-tát lên lầu vô thượng giác.
Đức Lư Xá Na đã
tụng 10 trọng 48 giới khinh. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng tụng như thế. Tân
học Bồ-tát tất nhiên phải cung kínhthọ trì, ba nghiệpnghiêm cẩn đâu dám xao
lãng.
Đức Bổn Sư ân
cần dạy nhắc : Chẳng những bản thân đỉnh đới phụng trì mà phải tận tình truyền
bá khiến cho giới pháplưu thôngsuốt đờivị laivô tận.
KHUYẾN TÍN
Lắng tâm nghe
kỹ để mà thâm nhập. 5 giới, 8 giới, 10 giới, 250 giới đều từ tâm địa diệu giới
này lưu xuất để thâu nhiếp chúng sanhtrở về bổn nguyên. Tin chắc giới này là chánh
nhân thành Phật. Đúng pháp phụng trì, quyết định tương lai chứng quả Vô-thượng
Bồ-đề. Tin chắc nghĩa là thật hiểu. Biết có tỏ rõ, lòng tin có xác thật mới
niệm niệmhộ trìgiới pháp, không dám mảy may hủy phạm.
Muốn củng cốtín tâmđại chúng, đức Thích Ca sách tấn : “Chớ tự khinh là phàm phu, không dám
ước mongquả vị Phật. Ta là Phật đã thành vì đã trì giới. Bảo đảm các ông là Phật
sẽ thành nếu các ông vâng thọ giới pháp”.
Nếu chỉ hiểu
biết qua văn tựlời nói thì tuy có tin mà không chắc. Người tin chắc thì ý niệmlời nói hành động đều xứng vớiPhật tánh, tức là đúng với giới điều. Như thế
giới phẩm hẳn trọn vẹn.
Quan hệ hoàn
toàn ở sự tin chắc. Cũng như thợ lọc vàng sở dĩchịu khó ngày đêm vất vả chỉ vì
biết chắc chắn trong quặng có vàng. Nhưng cũng phải rõ phương pháp lọc vàng. Phương
pháp này là Bồ-tát giới.
Cung biểu thịoai nghinghiêm chỉnh bên ngoài. Kính là tâm ý kiền thành bên trong. Trong
ngoài đồng khẩn thiết chí tâmthâm nhậpdiệu giới.
KẾT GIỚI
TƯỚNG
Nương thể tánhthanh tịnh, đức Phật vạch đường đi thanh tịnh cho các Bồ-tát. Khác với
Thanh-văn giới, ban đầu không có. Về sau, căn cứ theonhân duyênphạm tội của
các Tỳ-kheo, đức Phật mới tuần tựkết giới. Đây là tùy căn cơ, mỗi thời mỗi xứ
khác nhau. Giới Bồ-tát thì ba đờimười phương như vậy. Vừa mới thành đạo, Phật
liền chế định Bồ-tát đại giới, nêu cương lãnh của giới là Hiếu Thuận.
Không có cha
mẹ, đâu có thân để hành đạo ; không có sư trưởng, ai người dẫn bước ; không
ngôi Tam-bảo, nương tựa vào đâu ? Bất hiếu với cha mẹ, phản phúc thầy bạn, mất
nghiệp hiếu thuận là không giới tướng, làm sao toàn vẹngiới thể. Hiếu thuậncha mẹsư tăng Tam-bảo ngăn tất cả ác thế gian và xuất thế gian.
Có hiếu hạnh ắt
chân thậtgiữ gìngiới pháp. Đúng pháp giữ giới là thành thậtthực hiện hiếu
đạo. Cho nên học giới, việc đầu tiên là hiếu thuận với cha mẹsư tăng Tam-bảo. Hiếu
là nhân thù thắng của muôn lành.
Thế gian cho
xuất gia là đại bất hiếu. Đâu biết đức Thích Ca nhờ xuất gia mới có phước lên
trời Đao Lợi thỉnh đức Địa Tạng độ cho mẫu hậu. Có xuất gia mới phát minh đạo lý
Tứ Đếá để đưa vua cha Tịnh Phạn và kế mẫuKiều Đàm Dilên đườngxuất thế.
Vu Lan Bồn Sớ
có câu :
Khể thủtam
giới chủ
Đại hiếuThích Ca
tôn
Lịch kiếp báo thâm
ân
Tích nhân thành
chánh giác.
Hiếu là nhân
thành Phật thì bất hiếu hẳn đọa đường ác. Đức Bổn Sư thành đạo, việc đầu tiên
là kết giới cho các Bồ-tát tu học. Lời trước hết là “Hiếu danh vi giới”.
Bổn phận làm
con phải phụng dưỡng cha mẹ. Làm thế nào cho cha mẹ biết tin kính Tam-bảo, thọ
trìPhật pháp, tiến tớigiải thoát sanh tử.
Trí tuệ Phật
thấy rõ từ vô thủy, trong vòngluân hồi, ta và chúng sanh đã từng làm cha mẹ
lẫn nhau. Kinh Phạm Võngnhấn mạnh : Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là
mẹ ta. Tất cả bò bay máy cựa đều đã từng cùng chúng ta chia ngọt xẻ đắng trong
những kiếp bổng chìm ở đường sanh tử. Cho nên văn kinh bàng bạc những khuyến dụ
hiếu thuận, từ bi v.v…
Nhiếp luật nghi
giới cấm tất cả ác mới hoàn thànhđại hiếu. Sách Nho nói : “Giở chân không được
quên ơn cha mẹ. Thốt lời chẳng dám bội nghĩa cù lao”. Thế nên lời ác không được
ra khỏi miệng. Một hành vi xấu không được hình thành nơi thân. Tránh những phê
bìnhsỉ nhục đến cha mẹ. Cho nên đối với tất cả chúng sanh không sát sanh,
không trộm cắp v.v…
Đức Khổng Tử
nói : “Lập thân nên danh giá đem vinh hiển cho cha mẹ”. Muốn thực hành bốn chữ
quang tông diệu tổ của người Trung Hoa chỉ có cách y theonhiếp thiện pháp giới
của Bồ-tát, tận lực đem hết khả năng lợi íchnhân quầnxã hội, một lòng hy sinhtư lợi vì người.
Tự chính bản
thân để thực hiện hai chữ hiếu thảo còn cần khổ miệng hết lòng khiển trách răn
đe những ai ăn ở ngỗ nghịch với cha mẹ. Lực dụng tối đại của nhiếp chúng sanh
giới chính là đưa tất cả vào Phật đạo.
Đã giải thích
câu “hiếu danh vi giới”. Nay giải câu “diệc danh chế chỉ”. Chế : quy định ra,
minh định những pháp lành phải thực hiện. Chỉ : ngăn tất cả ác.
Pháp chế : tác
trì : phóng sanh, bố thí v.v….
Cấm chỉ : chỉ trì
: sát sanh, trộm cắp v.v….
Bài kệ : “Đừng
làm việc ác, vâng làm điều lành. Tự tịnh tâm ý. Đây lời Phật dạy”. Giải
thích rất đúng hai chữ chế chỉ trong Bồ-tát giới.
Hiếu đạo nhà
Phật siêu vượt và rộng rãi hơn thế gian. Vì hướng về Vô-thượng Bồ-đề, khiến cho
cha mẹ lìa khổ hoàn toàn, hưởng vui vĩnh viễn, suốt đờivị lai.
SẮP TUYÊN
GIỚI PHÁP
Vô lượng quang
minh biểu hiện điềm lành từ miệng Phật phóng ra. Có lời nói với các Bồ-tát :
“Ngày bố tátvô cùng trọng yếu”. Để các Bồ-tát tự cảnh giác, không đến nỗi phạm
giới mà không tự biết.
Trong Luật
Thiện Kiến, đức Phật hỏi : Làm thế nào để chánh phápcửu trụ ? Đức Phật tự đáp
: Không hoại phápbố tát.
Chẳng những sơ
phát tâm Bồ-tát mà tam hiềnthập thánh, lòng tin đã kiên cố, giới hạnh đã viên
thành, đều phải tụng giới. Đây là quy luậtquyết định cho những ai đã thọ Bồ-tát
giới.
Đức Phật có
viên âm nên gần xa thánh chúng đủ loài đều nghe hiểu. Tia sángbiểu tượnggiới
thểbình đẳngthanh tịnh. Phật đã tự chứng nên miệng phóng quang. Phật tửthọ
trì học kỹ. Mai đây chứng được giới thể này thì cũng được như thế. Biếng nhác
không nghiêm cẩn nghe học là tự thiệt thòi.
Giới pháp này
là của tất cả chư Phật, không riêng một đức Thích Ca, mong chúng sanhsiêu phàmnhập thánh. Đương nhiên mỗi người phải y theoquy củbố tát để tuệ mạng Như Lai
không đoạn tuyệt.
“Vì thế, giới
quang từ miệng ta phóng ra”. Giới có công năng diệt ác sanh thiện. Quang có lực
dụng chiếu sáng phá tối.
“Chẳng phải
không nhân duyên”. Nhân là chúng sanhcơ cảm. Duyên là Như Laituyên thuyết.
Phàm phu không liễu đạtgiới quang sẵn có của mình. Một mặt hướng ngoại tìm cầu
nên Phật đặc biệt tổng phá :
“Không phải
xanh vàng…” : Không sa vào ảnh tượngbiến kế chấp của phàm phu.
“Không phải lục
nhập sắc tâm…” : Không sa vào vọng tưởng, tình cảnhnhân thiên.
“Không phải hữu
vô…” : Không sa vào tà chấpđoạn thường của ngoại đạo.
“Cũng không
phải nhân quả…” : Sự tướng có tu có chứng của tiểu thừa. Đã siêu vượt tình
trần, ly khai kiến chấp, tức là chân nhânthành Phật. Đương nhiên sẽ chứng nhậppháp thândiệu quả.
Tâm địagiới
quang là bổn nguyên chánh biến tri hảivô tận của chư Phật. Bồ-tát không có tâm
địagiới pháp này, không thể tu họclục độ vạn hạnh. Chúng sanh đã chịu sanh tử
từ vô thủy. Nếu sau này thành Phật, chính nhờ tâm địagiới pháp. Nên các Phật
tử phải thọ trì, đọc tụng và khéo học.
Khéo học nghĩa
là gắng sứcthực hành. Không thọ trì không có nhân để thành Phật. Không đọc
tụng không thể tăng trưởng. Đọc tụng suông không thể chứng đắcdiệu quả. Phải
như pháphành trì mới được hưởng công dụng của giới pháp.
PHỔ NHIẾP
QUẦN CƠ
Tỳ-kheo Tăng là
thành phầntrụ trì Tam-bảo, là phước điền trong thế gian, là sư phạm của nhân
thiên, cần bậc pháp khíthanh tịnh nên thọ giới phải nhiều điều kiện. Bồ-tát
giới chỉ cần phát Bồ-đề tâm và hiểu lời nói của giới sư. Vì bổn nguyên tâm địa
ai cũng sẵn nên chúng sanh nào cũng được thọ.
IV. GIỚI
TƯỚNG
10 giới trọng
là bổn nghiệp của Bồ-tát. Không như pháp, nửa tháng tụng một lần, khó mà bảo
tồn bổn nghiệp để lợi íchchúng sanh. Mất tư cách Bồ-tát, hẳn không có Phật quả
tương lai. Tụng giới là dùng nước pháp tưới chủng tử Phật, khiến luôn tươi
nhuận, không bị héo khô.
A- MƯỜI GIỚI TRỌNG
1/. GIỚI SÁT
SANH
Lý duyên khởitánh không của Phật pháp dùng để đối trị bệnh chấp có của phàm phu. Người thông
đạt lý “tánh sát vốn không”, chẳng bao giờ sát sanh. Nếu sát sanh tội cực nặng.
Giới Thanh-văn
đứng đầu cấm dâm dục vì mục đíchduy nhất của Thanh-văn là thoát lysanh tử.
Bồ-tát lấy từ bi lợi tế chúng sanh làm cơ bản nên giới sátđứng đầu.
a) Chúng sanh
là ân nhânthành tựuđại hạnh cho Bồ-tát. Từng giờ phút phải lo báo ân, đâu có
thể trở lại giết hại.
b) Chúng sanh
là cha mẹquá khứ.
c) Tất cả chúng
sanh đều có tánh Phật, đều là Phật vị lai. Có thể họ thành Phật trước mình, sẽ
tế độ cho mình (Trí Độ Luận).
d) Chúng sanh
sợ nhất là mất mạng nên không sát sanh là thí vô úy. Phóng sanh là kết thiện
duyên thâm hậu.
đ) Mình sợ chết
sợ khổ, không nên làm ai đau khổsợ hãi.
e) Yếu vụ tối
đại của Bồ-tát là tiếp cận với chúng sanh, để dẫn dắt tất cả vào Phật pháp. Nếu
trong lòng Bồ-tát ôm niệm giết hại thì chúng sanh cảm sợ mà xa lìa.
f) Chúng sanh
bị những cực hìnhthống khổ như cắt cổ, nhổ lông, lột da, cạo vẩy, giẫy giụa
trên thớt dưới dao, chịu luộc nướng thiêu đốt v.v… Phương tiệncứu hộ là chỗ tu
học tối yếu của Bồ-tát.
2/. GIỚI ĂN
TRỘM
Giới trên bảo
vệ nội sanh mạng. Giới này bảo vệ ngoại sanh mạng. Người ta bận rộn sớm chiều
chỉ để lo có cơm ăn áo mặc nên yêu quý tiền củavật dụng như mạng sống. Việt Nam ta có câu
“đồng tiền liền khúc ruột”. Đại thừa Phật giáo gánh trách nhiệmhóa độchúng
sanh, bắt buộc Bồ-tát phải hết sứcnghiêm cẩn, không một chút vi phạm giới này,
trong mọi hoàn cảnh, dưới mọi hình thức.
Kinh Lăng
Nghiêm : Không diệt tâm trộm cắp không thể ra khỏi trần lao. Dù đa trí hiện
tiền mà còn trộm cắp quyết lạc tà đạo.
Trộm cướp đem
khổ não cho người, phạm nhiếp luật nghi giới. Không giúp người được phước được
vui, phạm nhiếp thiện pháp giới. Khiến chúng sanh chán xa Phật pháp, phạm nhiếp
chúng sanh giới.
Kinh Đại Tập :
Một long nữ mù đỉnh lễ Phật bạch rằng : “Đời trước con đã lén hái trộm của chùa
10 trái xoài để ăn. Xả thân đọa địa ngục. Nay dư báo làm súc sanhđói khátmù
lòa. Trong vẩy hằng bị mạt cắn núc máu. Nay con quy y Phật, mong cầu thoát
khổ”. Phật dạy : Vật bốn phương Tăng, thường trụ Tăng hay hiện tiền Tăng, đều
là của thí chủthành kínhcúng dường, mong cầu phước báu. Hoa trái trong vườn
chùa, cơm cháo thuốc thang giường nệm, tất cả vật dụng của chúng Tăng, tự lén
lấy xài dùng hoặc đem cho bạch y, tội đọa địa ngụcA tỳ.
Thà nuốt hòn
sắt nóng cháy đỏ, không nên tự lấy riêng thọ dụng những đồ ăn uống của chúng
Tăng. Thà dùng dao bén tự cắt lóc da thịt để ăn, xuất giatại gia không được trộm
lấy vật dụng của chúng Tăng. Vị tri sự đem vật của chúng cho bạch y tương lai
đồng với kẻ kia sanh về chỗ khổ.
Phước Tăng
Tỳ-kheo thấy nơi đồng vắng một cây thịt bị vô số trùng bu cắn. Phật dạy : Cây
ấy là một vị sư thời quá khứ. Trùng bu cắn là những người tại gia đã được sư cho
ăn dùng của chúng Tăng.
Kinh Quán Phật
Tam Muội : Dùng tài vật của chúng Tăng, tội nặng hơn giết hại 84.000 cha mẹ.
Địa ngục vô
gián chịu 5 khổ : quả báo không gián đoạn, thọ khổ khônggián đoạn, thời gian
không gián đoạn, mạng sống không gián đoạn, thân hình không gián đoạn (kinh Địa
Tạng nói : Một người cũng mãn đầy. Nhiều người cũng mãn đầy).
3/. GIỚI DÂM
DỤC
Những ai không
muốn lặn ngụp trong biển sanh tử, đoạn dục là công phuđứng đầu.
Trí Độ Luận :
Vì sức trói cột mạnh nên tội ác lớn, ái dục vô hình mà xiềng trói chúng sanh trong
lao ngục tam giới chặt chẽ hơn gông cùm.
Như tất cả các
giới, dâm dục cần 4 điều kiện :
a) Nhân : Tập
khíchủng tử sẵn có từ vô thủy.
b) Duyên : Tiếp
xúc 6 trần khả ái, tâm tư nối tiếp.
c) Pháp : Phương
pháp để giải quyếtvấn đề.
d) Nghiệp : Việc
làmthành tựu.
Như tất cả các
giới, dâm dục đủ 3 chướng : a) Phiền não chướng : Tâm niệmham muốn. b) Nghiệp
chướng : Thành tựu sự việc. c) Báo chướng : Chánh báo đọa ba đường ác. Nặng thì
cột đồng giường sắt trong địa ngục. Nhẹ thì chịu thân ma quỷ hay bàng sanh. Dư
báo về nhân gian, gia đình xào xáo, quyến thuộcbất hòa. Quả khổ luân hồi tiếp
nối không cùng tận.
Bồ-tát cứu độchúng sanh không những cho thọ phước báo an vui mà phải dạy xa lìa gốc chướng
đạo, tát cạn nguồn khổ đau. Đem pháp thanh tịnh khuyên dạy là chỉ cách quán bất
tịnh, vô thường, vô ngã, khổ và không, đưa dần vào trí tuệ Bát Nhã.
Bồ-tát lấy việc
độ sanh làm trách nhiệm. Đưa người ra khỏi biển ái sông mê mới thật là diệu
dụnggiáo hóa. Đức Phậtđại bi nói pháp mônly dụctịch tĩnh Niết-bàn. Nếu vi
phạm giới này thuộc về tánh tội.
Nơi chúng sanh
đã chết, thân chưa rã nát, ở 3 đường (miệng, đại tiện, tiểu tiện) mà hành dâm
cũng phạm căn bảntrọng tội.
Giới này đủ 3
tụ : a/. Cấm cố tâm dâm dục thuộc về nhiếp luật nghi giới. b/. Đem pháp thanh
tịnh khuyên dạy người là nhiếp thiện pháp giới. c/. Cứu độchúng sanh là nhiếp chúng
sanh giới.
Bồ-tát cần
nghiêm cẩnphụng hành.
4. VỌNG NGỮ
Phật có ở chùa.
Cư sĩ đến hỏi. Cậu bé La Hầu La nói Phật đi vắng. Như thế nhiều lần. Người ta
bạch lên Phật. Một hôm, rửa chân xong, Phật hỏi La Hầu La : Nước đã rửa chân có
nấu cơm được không ? – Thưa không vì đã nhơ bẩn. – Đúng thế. Người nói dối là
người nhơ xấu, không ai tin dùng.
La Hầu La đem
chậu úp về chỗ cũ. Phật đổ nước vào chậu úp. Nước trôi tuột đi. Phật hỏi làm
sao nước không đọng ở chậu ? – Vì chậu đã úp, làm sao nước đọng lại được.
– Cũng thế đấy,
người không hổ thẹn, thân miệng đã sống trái vớigiáo pháp thì thánh đạo làm
sao thấm vào tâm ?
Từ đó bé La Hầu
La không bao giờ còn dám nói dối.
Loài người
chung sống cần yếu phải tin nhau, chân thành là yếu tố để thành tựulòng tin
ấy. Chân thành rất quý giá vì là suối nguồn đạo đức, là điều kiện tiên quyết
của sự tu hành. Cũng là cơ bản để cảm hóa lòng người.
Thân tâm không
vọng ngữ là nhiếp luật nghi giới. Thường sanh chánh ngữchánh kiến là nhiếp
thiện pháp giới. Khiến chúng sanhchánh ngữchánh kiến là nhiếp chúng sanh
giới. Bồ-tát vọng ngữ liền mất cả tam tụ tịnh giới.
Quán sổ tức,
quán bất tịnh là 2 cửa cam lồ vào thánh vị. Vọng nói đã chứng đắc cũng phạm đại
vọng ngữ. Khoe thiên longquỷ thầncúng dường, vĩnh ly tam đồ, hết sạch phiền não,
đều phạm đại vọng ngữ. Nếu người nghe không tin, người nói chỉ bị khinh cấu
tội. Người nghe lúc ấy chưa tin. Về sau nghĩ lại mới tin, người nói phạm trọng
tội. Người chính nghe không tin, người đứng ngoài lại tin. Người nói phạm 2
khinh cấu.
Người hỏi : Anh
đã chứng A-la-hán rồi phải không ? Gật đầu (trọng tội). Im lặng để người hiểu
lầm (khinh cấu tội).
Các tiểu vọng
ngữ, khinh cấu tội. Nhưng nếu thường xuyên phạm hoặc thích thú nói cũng mất
giới thể mà thành tội trọng.
Nói dối để cứu
mạng người thì không tội.
Bị vu khống, bị
dối gạt là dư báo của vọng ngữ.
Thành thật có 5
lợi ích : mọi người tin kính, thuyết pháp được chúng sanh nhận lãnh phụng hành,
chư thiênquỷ thầnủng hộ, hơi miệng thơm, ít tật bệnh ở miệng. Sau này thành Phật.
5/. BÁN RƯỢU
Buôn bán rượu
phạm tội trọng. Uống rượu chỉ phạm tội khinh. Người xưa nói : Mở một tiệm rượu
tội bằng lập 10 dâm xá.
Tại gia xuất
gia đều nghiêm cấm. Bồ-tát phát nguyện khai mở trí tuệ, khuyên người hướng
thiện, tiến về con đườngquang minhvô thượng Bồ-đề. Sanh khởitrí tuệminh đạt
là biện biệt được phải quấythiện ác chánh tà để tiến về chánh giác.
Nay đem hôn mêtán loạn, ngu muội, đần độn, điên cuồng, hung bạo cho chúng sanh nên phạm căn
bảntrọng tội.
Uống rượu tai
hạinghiêm trọng nhưng chỉ bản thâncá nhân chịu nạn nên kết tội khinh cấu. Bán
rượu tổn hại nhiều người nên chế thành giới trọng. Giới cấm bán rượu thuộc về giá
nghiệp, ngăn ngừa cội nguồn tất cả ác hạnh, họa hạivô tận cho thế gian. Người
tại gia bán rượu thuốc không phạm.
Vua Võ Đế nhà
Hạ được nước Trung Hoa suy tôn là đấng minh quân chỉ vì đã có khả năng bỏ rượu
ngay khi thấm thía hương vị ngọt say. Ngài liền sắc lệnh cấm cả nước không được
pha chế nấu rượu, để tránh sau này sẽ có kẻ vì rượu mà khuynh gia bại sản. Lịch
sử khắp thế giới suốt xưa nay đã chứng minhsự thật này.
Làm rượu, bán
rượu, uống rượu đều đọa địa ngục. Chuyển sanh lên dương thế làm kẻ điên khùng.
Bồ-tát cần suy ngẫm kỹ về tội ác thâm trọng và quả báothống khổ của rượu để
răn dạy chúng sanh.
6/. RAO NÓI
LỖI LẦMBỐN CHÚNG
Người phát tâm
Bồ-đề, tu Bồ-tát đạo rất hiếm có. Đã không tán thán còn bới lông tìm vết, khiến
chánh giáoNhư Lai bị chướng lưu hành.
Phàm làm người
trong thế gian, dù là bậc đã có hàm dưỡng giáo dục học vấn đầy đủ cũng không
tránh khỏi ít nhiều lỗi lầm. Chưa phải thánh hiền, ai đã hoàn toàn không sai
quấy ? Cho nên Phật giáo chủ trương từ bihỷ xả để cùng nhau xây dựngdần dần.
Bốn chúngtại
gia xuất gia cùng là thiện hữu núp bóng Tam-bảo. Đồng một giới pháp để phòng hộ
thân tâm. Pháp lữ một đường lối tu học để tăng tấn công đức, hoàn thànhmục đíchxuất thế. Chúng ta cần đem hết năng lựchộ trì Tam-bảo, giữ gìnchánh pháp,
khiến giáo lýPhật đàcửu trụ nơi thế gian, lợi ích khắp muôn loài. Muốn được
như thế cần gây tín tâm cho nhân loại. Đức Phật đặt ra điều luật này, cấm tiệt
sự rao nói lỗi lầm của bốn chúng. Tránh những vạch áo cho người xem lưng. Để
đừng có cảnh trùng trong thân sư tử làm hại sư tử.
Lời nói là công
cụ diễn đạttư tưởng và tình ý, khiến loài người hiểu nhau, hợp tácvới nhau
làm chúa tể hoàn cầu. Nếu thuận hòa thì biển đông cũng tát cạn. Nay lại có
những phát ngôn viên truyền bátin tức, chuyên môn bới bèo ra bọ, vạch lá tìm
sâu, thêm ớt thêm muối, chuyển việc nhỏ thành trọng đại. Rồi còn đi đến chỉ
không ra có, chỉ có thành không. Vui miệng vọt lời, thương tổnlòng tự ái. Như
kim đâm vào tai làm sao bảo tồn hảo cảm. Vết thương dao cắt dễ lành, lời nói
đau, hận khó tiêu. Thế là ngôi nhà Phật pháp nứt rạn. Tình bạn hữu biến thànhthù địch.
Kẻ rao nói tội
lỗibốn chúng là một nhân vật nguy hiểm. Kẻ nhiều miệng lưỡi, bất luận ở giai
cấp nào cũng đáng sợ. Chẳng những người bị rêu rao chịu hậu quả mà còn làm nhục
danh dựtông môn, khiến thánh đạo đang lưu hành bị mang vết. Luận Tát Bà Đa :
Rao nói tội lỗi người xuất gia tức là phá hoạipháp thân Phật. Vì hộ trì cửa
đạo, vì ái tiếcdanh dựbốn chúng, đức Phậtđặc biệtchế giới điều này để hàng
Phật tửxuất giatại gianghiêm cẩngiữ gìn.
Người xuất gia
dù phá giới vẫn còn hơn ngoại đạo. Các tân Tỳ-kheo bên Nhật Bảncông khai có vợ
con mà hàng Phật tửtại giacầu an cầu siêu cho đến cầu học Phật pháp vẫn nương
cậy. Trong khi ngoại đạo dù tài cao đức trọng vẫn không có chánh pháp độ đời.
Kinh Đại Bi nói : “Người xuất gia tay phải bồng con trai, tay trái dắt con gái,
từ quán rượu này qua quán rượu khác. Vì đã có sự huân đào trong Phật pháp, đã
gieo trồng thiện cănxuất thế thì không ngoài hiền kiếp này sẽ nhập Niết-bàn”.
Dĩ nhiên là không chùa nào chấp nhận cho Tỳ-kheo vào quán rượu. Ý kinh muốn
nhắc chúng ta rằng : Chỉ cần một chút cống hiến cho Phật pháp cũng là nhân
duyêngiải thoát ngày mai.
Căn cứ vào đối
tượng rao nói mà thành tội nặng nhẹ. Đối các vị lãnh đạoquốc gia, tội thật
nặng. Những vị này hy vọng ở các tôn giáo góp sức cải hóanhân dân. Nay nghe bản
thân người trong tôn giáođạo đức chẳng kiện toàn. Vậy tôn giáo này vô ích.
Trong lịch sử, những sự phá diệt Phật phápđa số đều do động niệm này.
Đối ngoại đạo
và những người ác cảm với Phật giáo mà rao nói lỗi lầm của bốn chúng, tội cũng
không nhẹ. Vì họ đang tìm tài liệu để bài báng Phật pháp. Nay được chính người
trong đạo Phật mạnh mẽ giúp sức, hỏi còn gì may mắn hơn ?
Đối Phật tửtại
gia rao nói. Thật tội nghiệp cho người này. Từ đây thoái thất lòng tin. Trong
đồng đạo, vui miệng kể lỗi người này, kể quấy người kia. Tội không nặng vì không
định tâm ác nhưng cũng không phải là tướng mạothánh hiền. Động chạm đến danh
dự đương sự hẳn cũng tự chuốc lấy những thù hận khó gỡ.
Căn cứ vàođộng
cơ thúc đẩy bên trong và lời nói bên ngoài mà phán đoán tội nặng nhẹ : Nói
người để danh lợi về mình ; vì cừu hận dùng lời ác độc ; vì ngu si không biết hậu
quả của lời nói ; tâm vô ký, nhẹ dạ nhẹ miệng, bạ đâu nói đấy.
Bảo người rao
nói : a) Vì ném đá giấu tay, nhờ miệng người làm tổn thấtdanh giá kẻ cừu địch
của mình. b) Biết hai người có oán hờn nhau. Giúp cho người này một mồi lửa để
đốt nhà người kia. Bồ-tát dĩ nhiên phải biết sợ những thứ tâm niệm này.
Xét 4 việc mà
kết tội :
a- Nhân : 3 độc
tham, sân, si.
b- Duyên : Tìm lỗi
lầm của đối phương làm tài liệu.
c- Cách thức : Lời
nói hay viết văn.
d- Nghiệp : Mình
nói rành rẽ, người nghe minh bạch.
Rao nói tội
trọng thành tội trọng. Rao nói tội khinh thành tội khinh. Dù tội có thật, kẻ
nói cũng ác khẩu. Nếu trước mặt ngọt ngào sau lưng chê bai, phạm thêm tội hai
lưỡi. Nếu tội không có, chồng thêm tội vu khống.
Chúng sanh nạn
nhân có 5 phẩm :
1- Thượng phẩm
: Bồ-tát Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Người nói phạm trọng tội.
2- Trung phẩm :
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Người nói cũng phạm trọng tội.
3- Hạ phẩm :
Bồ-tát tại gia. Người nói cũng phạm trọng tội nhưng không nhất định mất giới
thể.
4- Nói tội chúng
nhỏ, khinh cấu.
5- Người bị rêu
raophạm trọng tội đã mất giới thể, người nói khinh cấu tội. Nếu người này giới
thể không mất hoặc đã đúng pháp sám hối hay đã được thọ giới lại. Người nói
phạm trọng tội.
Quả báo : Địa
ngục rút lưỡi hoặc bị kéo lưỡi ra cho trâu cày. Sanh về dương gian nhiều đời
không lưỡi. Các thứ bất hòa gây gổ.
Luật Sadi dạy :
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Lưỡi con người là cái búa tự chém chặt
mình.
Bồ-tát nghe rao
nói tội lỗibốn chúng rất đau lòng buốt dạ. Huống chi tự miệng đi rao nói. Bổn
phận Bồ-tát phải giáo hóa kẻ ác sanh tín tâm lành đối với đại thừa. Kinh này
gọi ngoại đạo và nhị thừa là kẻ ác. Vì ngoại đạo không tự tin tâm mình là Phật,
đem tâm hướng bên ngoài cầu an vui hết khổ nên đa số bác lý nhân quả. Khác với
đường lối của Phật nên gọi là ngoại đạo.
Nhị thừa là đạo
lýthánh nhân vượt thoát luân hồi sanh tử. Sở dĩ kinh đây gọi là ác vì các hành
giả không phát tâmcứu độchúng sanh, không tin diệu dụngđại thừa. Vì không tin
nên dễ sanh báng, cho rằng Bồ-tát phá hoạiPhật pháp.
Để khỏi chướng
ngại việc hoằng dương Phật pháp và các Phật tử không tán thất tánh đức bản
thân, đức Thích Ca Mâu Ni cấm tiệt sự rao nói. Nhưng ngài vẫn nghiêm khắcbảo tồnnếp sốngthanh tịnh của Tăng đoàn. Không thanh tịnh, không có hòa hợp an vui.
Mỗi nửa tháng toàn chúng phải kiểm điểm, sám hối những lỗi lầm. Ai không tự
thấy lỗi, không chịu sửa lỗi sẽ bị trục xuất. Trong Tăng đoàn, trước giờ bố
tát, Tỳ-kheo nào cũng có quyền công khai cử tội những phi pháp sai luật. Cực
lựcquở trách để xây dựng được coi là đại công đức.
Ngoài ra, nếu
biết rõ mười mươi sự không tốt đẹp, ta nên thành thậtthẳng thắn nói chuyện
ngay với đương sự. Nếu không kết quả, ta đem thiện ý nói với sư phụ vị ấy, hy
vọng sẽ có sự cải hối, để hạt ngọc châu trở về không vết.
Chẳng những
trong khi tức giận phải cẩn thận mà hàng ngày thuận miệng hả dạ cũng nên đề
phòng. Khinh bạc đàm tiếu chuyện thị phi, khoái rao nói lỗi lầm của người khác,
đâu có ngờ đang tự tạo cho mình một vực thẳm.
Đức khiêm
nhường cung kính là một loại hoa thơm. Lời nói là bạc, im lặng là vàng.
7/. KHEN
MÌNH CHÊ NGƯỜI
Tâm lý khen
mình chê người, phàm phu nào cũng có. Rất hiếm được nghe một người tự phô bày
khuyết điểm và tán dương mỹ đức kẻ khác. Cho nên hòa khíchân thành là một thứ
vô cùng quý giá. Bồ-tát từng giờ từng phút phản tỉnh, đề phòng những tập khívô
minh.
Con người ở
trong xã hội có đứng vững hay không chính do khả năng của mình. Khen chê chỉ là
những ảnh hưởng bên ngoài. Tật đố phỉ bángtác dụng ngược lại thường làm hại chính
chủ nhân nó.
Bồ-tát hóa độchúng sanh phải làm gương mẫu. Nhất cử nhất động, lời nóiviệc làm cần hợp pháp
tắc. Ganh ghét người hiền, hãm hại tài năng thì thiện phápcông đức mỗi ngày
một tổn giảm. Ác pháptội lỗi mỗi ngày sẽ gia tăng. Bồ-tát dẫn dắt chúng sanh
đi đường lối này thật là nguy hiểm cho Phật pháp. Như người chuyên học giáo lý
sẵn sàng chê các bậc chuyên tu là tu mù luyện quáng. Bậc tĩnh tọa được chút
công phu chê người chuyên học là ăn bánh vẽ, đếm tiền hộ trưởng giả. Bổn phận
duy trìPhật pháp mà hóa thành bè đảng ma vương.
Những lời nói
khiến kẻ kia không chỗ đứng, không thể ngóc đầu lên, bị mọi người xa lánh. Sự
nghiệp khó thành công vì chẳng được ai hưởng ứng. Nói với người chưa thọ Bồ-tát
giới thì căn bảntrọng tội. Nói với người đã thọ Bồ-tát giới thì khinh cấu tội.
Cũng có nơi cho rằng bất luận nói với ai, hễ cứ dụng tâm ác đều phạm trọng tội.
Khen mình là do
tham danh lợi. Chê người từ tật đố sân giận mà ra. Động cơ chính yếu vẫn là ngu
si. Chê người để hiển lộ cái hay của mình là dụng tâmđê hèn. Xúi người tự tán
hủy tha, bất luận hoàn cảnh nào, hễ người thọ sai hoàn thànhsứ mạng thì Bồ-tát
phạm căn bảntrọng tội.
Thanh-văn thừa
coi tội khen mình chỉ là ác thuyết. Chê người tội đọa, tức là hàng thứ 3 trong
các tội nặng. Bồ-tát thừa cho việc tùy vọng tình làm tổn thấtchúng sanh, là
tội rất nặng.
Giới này gồm cả
2 nghiệp. Là tánh tội vì tranh danh đoạt lợi gây đau khổsâu xa. Là giá giới vì
Phật đề phòng những tai hại có thể đưa người đến táng thân bại sản.
Hủy báng người
thường, tội đã nặng. Hủy báng pháp sư hoằng dương chánh giáo, tội càng trọng
đại. Kinh Báng Phật kể chuyện : Pháp sư Biện Tích, một cao Tăng hoằng truyền
chánh giáo. Thính chúng thông thường kể số ngàn muôn. Vì bị một bọn liên kết
hủy báng, ngài mất hẳn tín chúng, phải rời chùa đi cư trú nơi khác. Những kẻ
hủy báng xả thân chịu quả vô cùngbi thảm. Vô lượng kiếp trong địa ngục rút lưỡi.
Chuyển thân lên dương gian, thân này thân khác cứ bị sanh manh. Cho đếnđức
PhậtThích Caxuất thế, dù được xuất giatu học mà thân tâm cứ đủ thứ tác dụngchướng nạn, đến nỗi hết đời lại trở vềđịa ngục.
Kinh Vị Tằng
Hữu kể một chuyện khen mình : Có 5 Tỳ-kheo, hàng ngày luân phiên, 4 người ngồi
thiền trong rừng. Một người đi các nơi rao nói : “Có thánh Tăng giáng đức tại
rừng kia. Ai phát tâmlễ báicúng dườngcông đức vô lượng”. Năm người nhờ vậy
hưởng thọ sung mãn. Mạng chung đọa địa ngục. Lên dương thế làm súc sanh trả nợ
thí chủ. Đến khi làm người bị dư báo. Nếu không làm nghề khiêng kiệu thì cũng
đi đổ phân thuê cho đàn na xưa. Xem thế thì biết, lợi dưỡng đúng pháp còn nên
xa lánh huống chi dùng thủ đoạn không chánh đáng mà tìm cầu.
Bồ-tát tuyệt
đối phải có 4 pháp :
a) Biết gia
đình là lao ngục.
b) Biết danh lợi
là xiềng xích.
c) Không đắm nhiễm
các vui thế gian.
d) Không ái tiếcthân mạngbốn đại.
Bồ-tát cần đề
phòng 4 việc đọa lạc :
a. Khinh mạn
người kém mình.
b. Giả hiện hiền
đức.
c. Cư trú ở nơi có
nhiều danh lợi như cung vua thành thị.
d. Bội ân, dua
nịnh (đối với các bậc có ân đức phải trực tâm, thành tâm, cung kính tâm).
Đức Phật cấm
khen mình chê người là nói về phương diệnphân biệtnhân ngã, tranh giành hơn
thua, mưu cầu danh lợi, bất chấp sựtổn hại của người. Còn các Bồ-tát đại từ bi
vì thương xótchúng sanh, vì đại nguyện nêu cao pháp tràng mà lớn tiếng phân
biệt chánh tà thì công đức không thể nghĩ bàn. Chẳng thể đem so sánh với ngã
kiếnphàm phu. Vì mong cho chúng sanh thoát khổ trầm luân, Bồ-tát nêu lợi ích của
Phật pháp, vạch tỏ tà thuyết của ngoại đạo. Như đức Phật tự đặt ra giáo lýnhị
thừa rồi trở lạibài xích để đưa các đệ tử tiến lên nhất thừa.
HỎI :
Bồ-tát giới bắt buộc bao nhiêu hay tốt nhường cho người. Bao nhiêu nhơ xấu đem
về phần mình. Nếu bản thân Bồ-tát không xấu, nếu chúng sanh vốn thật không tốt
thì lời nói này trở thànhhư dối ?
ĐÁP : Ta nên hiểu ý luật dạy
thế này : Bồ-tát phải có tầm tri kiếnrộng rãi. Thí dụchúng sanh đến hủy nhục.
Bồ-tát tự nghĩ : Vì có thân mới có cái đích để cho thiên hạbêu xấu. Như các
hiền thánhchứng quảvô sanh thì đâu có duyên để cho thiên hạác khẩu. Lại vì
kiếp trước có tạo nghiệp hủy báng nên nay mới có quả báo xấu. Mỗi lời hủy báng
là một quét sạchtúc nghiệp. Bồ-tát trở lại cám ơn chúng sanh.
Đức Khổng Tử
dạy thầy Tử Cống : Những gì mình không thích chớ đem cho người. Những gì mình
ưa thích nên làm cho người.
Phật cấm các
Bồ-tát tuyên dương lỗi xấu của người mà dạy hằng phô hiển chỗ tốt đẹp của
người.
Du Già Bồ-tát
Giới Bổn : “Bồ-tát phải tận lực xưng dương tán thán người có thiện pháp khiến
những ai nghe đượcvui mừng, gia tăngtín tâm thanh tịnh”. Lửa tự tán hủy tha
thiêu đốt thiện cănđại thừa tánh giới, khiến Bồ-tát mất tâm từ bi. Chẳng những
khen mình chê người, Bồ-tát giới kết tội nặng mà Bồ-tát hạnh còn phải tùy hỷ
công đứcthiện căn của mọi người.
Đức Phật dạy :
Đã vào rừng chiên đàn, phải lấy gỗ trầm hương. Không nên chỉ vơ một nắm lá.
Phật tử phải cầu cho bằng được sự an vui giải thoát. Nếu cầu danh lợi là tự
thiêu đốt hết thiện căn lại còn tạo nghiệp đọa lạc.
Bất cứ trường
hợp nào, tâm tật đố khen mình chê người cũng đáng trách. Hậu quả không lành cả
hiện tại và vị lai. Bồ-tát hàng ngày tự xét. Không để cho loại vi trùng nguy hiểm
này xâm nhập vào tâm. Huống chi còn dung túng cho nó làm thống soái điều khiển
thân miệng ý mình.
8/. BỎN SẺN
THÊM MẮNG NHIẾC
Yêu tiếc cất
chứa lợi dưỡng, không muốn bố thí. Tham : ham muốn không chán. Xan : bỏn sẻn
bất luận về tiền của, năng lực hay trí thức.
Lòng người là
như vậy. Được thì hoan hỷ mà cho ra thì luyến tiếc. Phát tâm Bồ-đề là phát
nguyện từ nay xả thí nội thân ngoại tài. Đem vật thế gian hư huyễn đổi lấy
thanh tịnh pháp thân.
Bỏn sẻn : tham.
Mắng nhiếc : sân. Nếu chỉ mắng nhiếc mà không bỏn sẻn hoặc chỉ bỏn sẻn mà không
mắng nhiếc thì tội khinh cấu. Mục đíchbố thí chẳng những khiến chúng sanh an
vui mà cần yếu là được lợi ích. Nếu chúng sanhyêu sách những thứ vô lý hoặc
quá khả năng thì Bồ-tát cứ thành thật từ chối. Bỏn sẻn tiền củađời đời nghèo thiếu.
Bỏn sẻn Phật phápđời đờingu si nên Bồ-tát rất mong bố thí.
9/. SÂN GIẬN
KHÔNG THỌ HỐI
Đối với Bồ-tát
tội sân nặng hơn tham vì chướng ngại hạnh nhẫn nhục và phá hoại đức từ bi. Bổn
phận Bồ-tát phải chữa bệnh sân cho chúng sanh, đâu lại tự mình giận họ. Bồ-tát
phát nguyện vào địa ngục chịu khổ thay cho chúng sanh, huống chi lại không chịu
đựng nổi những mê lầm của họ. Không nhẫn được tức là mình chưa tự điều phục được
mình còn mong dạy ai ?
Chúng sanh gây
chuyện phi lý cho Bồ-tát :
1- Vì tiền ác
nghiệp của Bồ-tát cảm ra.
2- Vì ma phiền
nãoám ảnh, chúng sanh ngu mê không tự biết. Ngũ trượcác thế toàn những bất
như ý. Như người lỡ vào rừng gai. Chỉ nên một lòng cầu ra thoát, đâu có thời giờ
giận trách bọn gai.
Bồ-tát một lòng
xuất thế. Vì đã giác tỉnh nên từ bithương xótchúng sanh mê khổ trong kiếp
sống vô thườngvô ngã. Bồ-tát tu lục độ lấy chúng sanh độc ác làm ân nhân. Ngày
đêm chỉ mong đền ân. Về Cực Lạc rồi, đâu còn ai cần đến Bồ-tát hạnh của mình.
Thân ta, thân
người cho đến dao gậy đều là đất nước gió lửa, tuần nghiệp cảm hiện. Các pháp
sanh diệt không ngừng. Trong đây không người mạ nhục, không người cung kính.
Ba cách tư duy
để nhẫn não :
1- Nghiệp lựcchiêu cảmtai ương.
2- Sanh mạng là
hành khổ, ta người đều vậy.
3- Còn chấp bốn
tướng ta, người, chúng sanh, thọ giả thì chưa phải là Bồ-tát. Bồ-tát có trí tuệ
Bát Nhã, dù thân bị lóc thịt, tâm vẫn không động. Bồ-tát đã biết đạo lý, đâu
còn như thế gian, làm chuyện xúc não.
Nhị thừa chỉ
mong giải thoát còn tu bốn vô lượng tâmTừ BiHỷ Xả. Nhà nho lập hạnh quân tửmột đời, còn biết dùng đức báo oán. Người phá vườn ta, ta đem nước tưới vườn cho
người. Huống chi Bồ-tát đại thừa, lấy lợi tha làm bổn nghiệp, lấy cứu khổ làm
nhiệm vụ, đâu có phiền hận ai ?
Người đem bất
hạnh đến. Bồ-tát nghĩ đây là nợ, ta nên vui vẻ trả. Thái độthân thiết, sắc
diện vui hòa, tư cáchthiện cảm, Bồ-tát bao giờ cũng cởi mở trong những quan hệ
giao tiếp.
Kẻ sân giận bị
gọi là Dược-xoa La-sát, nào có ai ưa. Sân giận nổi lên, cả ba nghiệptrở thành
xấu ác, mở đường trầm luân. Bồ-tát thận trọng, triệt để vâng Phật, làm cho
chúng sanh được căn lành không tranh chấp, tu tậphiếu thuậntừ bi.
Xúc người nổi
sân rất dễ, chỉ cần vài lời kích thích. Khuyên nhẫn nhịn rất khó vì lòng tự ái
không dễ hàng phục. Người đời cho khiêm nhường là hèn nhát nhu nhược.
Lúc đầu chỉ một
tranh cãi không đâu. Tiến đến ẩu đả. Rồi thì thịt nát máu rơi. Cho nên vô tranh
là căn bảnan lành. Tạo được không khí hòa vui thì ngay thế gian là Tịnh-độ. Bồ-tát
biết tất cả chúng sanh đều đã từng là cha mẹ lẫn nhau nên tu tâmhiếu thuận.
Thần Kim Cương
mắt phẫn nộ mà lòng Bồ-tát. Ngoài sừng sộ nhưng tâm hiền từ. Miệng quở trách vì
lòng thương xót. Bồ-tát thị hiện tướng sân để hàng phục cang cường chúng sanh, không
nên so sánh với những hạng người còn tẩm ba độc.
Trường hợp cần
quở trách, trị phạt, tẩn xuất mà Bồ-tát dung túng, để họ quá đà, đi đến đọa lạc
thì Bồ-tát phạm giới không dạy sám hối. Trừ những trường hợp thực sự không kết
quả, không phải lúc, thì Bồ-tát đành bỏ qua.
Câu Xá Luận
tụng rằng : Thượng nhị bất hành sân (cõi trời sắc và vô sắc không còn sân).
9/. HỦY BÁNG
TAM-BẢO
Tà kiếnthượng
phẩm báng không nhân quả, không tin Tam-bảo. Trung phẩm không thừa nhận Tam-bảo
hơn ngoại đạo. Hạ phẩm bỏ đại thừa theo tiểu thừa hoặc ngược lại chấp đại thừa
báng tiểu thừa, nói Bồ-tát không cần học tiểu thừa. Riêng chê bai một kinh nào
cũng khinh cấu tội.
Sợ hãisanh tử,
đoạn trừ phiền não, Thanh-văn không sánh kịp Bồ-tát. Vì Thanh-văn chỉ tự độ.
Bồ-tát nguyện độ tất cả chúng sanh. Đặc điểm của Bồ-tát là một lòng xa lìasanh
tử tuy vẫn ở trong sanh tử. Giải thoátphiền não mà vẫn lăn lộn đối đầu với
chúng sanh đầy phiền não.
Hủy báng
Tam-bảo là thiêu đốt hết thiện căncông đức của mình, phá hoạitín tâmchúng
sanh, tiêu diệtpháp nhãn của người. Đại áctri thức này đưa mình và người vào
địa ngụcA tỳ.
Riêng báng
Phật, riêng báng Pháp, riêng báng Tăng cũng là báng Tam-bảo. Nói trên đời này
chỉ có Bồ-tát tương tợ và Thanh-văn giả mà thôi. Đó là báng Tăng.
Quả báođời sau
không gặp được Tam-bảo. Phá hoại tuệ mạng của chúng sanh, đoạn tuyệtPhật chủng
của chúng sanh nên đọa ác đạo, chịu các bệnh khổ. Hủy báng chánh pháp khiến chúng
sanh mất nơi nương tựa tức là mất tất cả quả vui, sẽ chịu tất cả khổ.
Thời quá khứ,
pháp sưOai Nghi chuyên học tiểu thừa, báng đại thừa không phải lời Phật, chết
đọa địa ngục. Lên làm người đui mù, sanh nhà bần tiện tà kiến, không được gần Tam-bảo,
không được nghe chánh pháp.
Giới này đủ cả
2 tánh và giá tội.
TỔNG KẾT : Tâm địađại giới mà
hư tổn thì dù Phật chủng sẵn có cũng không thể mọc mầm. Nên Bồ-tát cần nghiêm cẩn
dù một mảy nhỏ cũng không dám vi phạm.
B- 48 GIỚI KHINH
Khinh : nhẹ.
Cấu : nhiễm ô bổn nguyên tâm địa. Nếu không mau sám hối thì chướng đạo quả.
Khinh cấu tội cũng gọi là ác tác, ác thuyết, thất ý, đột cát la. 10 giới trọng
không đủ duyên thành nghiệp gọi là khinh cấu tòng sanh.
Kinh Ưu Bà TắcNgũ GiớiOai Nghi : Nếu thầy Samôn nói không thèm nghe, hỏi không như thật đáp,
phạm tội trọng cấu. Nếu không tâm khinh mạn giận ghét mà chỉ vì xao lãng biếng
lười thời khinh cấu tội.
1/. KHÔNG
CUNG KÍNH THẦY BẠN
Tâm hiếu thuận
: ý nghiệp kiền thành. Đứng dậytiếp rước lạy chào : thân nghiệp kiền thành.
Hỏi thăm : khẩu nghiệp kiền thành. Bồ-tát từ trong tâm tưởng đến ngoài thái độ đều
phải y lời Phật dạy.
Tôn kính thầy
bạn là việc khẩn yếu trong Bồ-tát giới để hoàn mãn Bồ-tát hạnh. Trừ những
trường hợp như đang nghe pháp, không dám động niệm pháp sư và đại chúng thì
không phạm.
Cung kính thầy
bạn sẽ thường xuyên được gặp duyên lành để thành tựuPhật pháp.
2/. UỐNG
RƯỢU
Trưởng lão Sa
Dà Đà hàng phụcđộc longdanh tiếnglừng lẫy. Bị rượu say, nằm bẹp một chỗ. Đức
Phật hỏi : Lúc này có bắt cua được không ?
Vua Hoàn Công
nước Tề đưa cho Quản Trọng một chén rượu. Quản Trọng nhận rồi lén đổ đi. Vua
hạch tội. Quản Trọng thưa : Uống rượu say nói những lời lỗi lầm sẽ mất mạng. Nên
thà bỏ rượu để giữ thân mạng.
Trừ trường hợp
trọng bệnh, cần rượu làm thuốc thì khai cho Bồ-tát được uống.
3/. ĂN THỊT
Một con chim bồ
câu bị diều hâu đuổi, chạy tới ngài Xá Lợi Phất vẫn run. Chạy đến bên Phật nó
mới an. Phật dạy vì tập khísát nghiệp của ngài Xá Lợi Phất hãy còn.
Nhúng tay vào nước
sôi, toàn thân ta đau nhức như muốn nứt. Một cây kim đâm vào thịt, khắp thân ta
rùng mình. Cá kia phải mổ, ôm mối hận. Gà kia sắp chết, khóc dưới dao. Bao
nhiêu đau khổchúng sanh phải chịu để cung cấp cho ta một miếng ăn. Trong khi
chờ đợi Diêm Vươngxét xử, ta hãy suy nghĩ, đoái tâm để ý. Có nên gieo thêm
thống khổ cho những loài bạc phước ấy chăng ?
Tất cả chúng
sanh không sát nghiệp, thế giới nào có động đao binh. Hãy xét xem, chỉ một bát
canh, oán sâu tợ biển, hận như non. Muốn biết nguyên do kiếp đao binh, hãy nghe
tiếng kêu trong nhà đồ tể.
4/. ĂN NĂM
MÓN RAU CAY
Tỏi, hành, hẹ,
nén, hưng cừ.
Kinh Lăng
Nghiêm dạy : “Ăn chín sanh dâm, ăn sống sanh sân”. Sanh dâm vì có tác dụng
vượng can hỏa. Ăn sốngtăng trưởngsân hận vì làm động can khí. Người ăn bị 2
thứ dâm và sân che đậytâm tánh nên ngũ tân cũng liệt vào loại khiến cho tâm
thần bị hôn mê.
Kinh Tỳ Ni Mẫu
: Ngài Xá Lợi Phất bệnh nặng. Y sĩ bảo phải ăn tỏi. Tôn giảbạch Phật. Phật đáp
: Vì bệnh cho phép ăn nhưng phải riêng ở một nơi vắng vẻ. Không được vào phòng
Phật nhà Tăng. Không được sử dụng nhà tắm nhà vệ sinh công cộng. Không được nằm
trên đơn nệm chiếu của chúng. Lành bệnh rồi, 7 ngày sau khi không dùng tỏi nữa,
tắm gội giặt giũ, y áo sạch sẽ, thân không còn mùi tỏi mới được trở về trong
chúng.
Bộ Tây Vức Ký :
Ở Ấn Độ, ai ăn ngũ tân liền bị đuổi ra khỏi thành.
Giới này cả
tiểu thừađại thừaxuất giatại gia đều thọ trì.
5/. KHÔNG
DẠY SÁM HỐI
Chánh phápcửu
trụ là do người phụng trì có đúng hay không. Người thanh tịnh làm gương cho đại
chúng noi theo. Nên thân tâmthanh tịnhvô cùng quan trọng. Chưa đạt ngôi
thánh, chưa ai tránh khỏilỗi lầm. Vấn đềcần yếu là tự biết lỗi và hết lòngcải hối. Giáo bất nghiêm thầy bị đọa. Bồ-tát thấy người giỡn cười phi pháp, không
dạy sám hối, là phạm giới.
Kinh Ưu Bà Tắc
Giới : Thà một ngày đoạn vô lượng sanh mạng, quyết không dung dưỡng những đệ tử
ác mình không thể điều phục.
Kinh Bồ TátThiện Giới : Làm thầy không răn dạy đệ tử để phá hoạiPhật pháp, quyết đọa địa
ngục.
Kinh Niết Bàn :
Tỳ-kheo hiền thiện thấy người phá hoạiPhật pháp mà bỏ qua, không cử tội, không
trị phạt, không tẩn xuất. Tỳ-kheo này là giặc trong Phật pháp. Tuyệt đối không được
thuận nhân tình. Mặc người buông lung, không nhắc nhở, chính mình sẽ bị tội,
ngôi Tam-bảo không dung thứ.
Kinh Thiện Sanh
: Thấy người phạm giới, khởi tâm khinh mạn, phạm tội thất ý. Cử tội phải chân
thật, phải thời, đúng lý, vì lợi ích cho người, với tâm từ bi, thái độ nhu hòa.
Không nên trước đại chúng mà ở trước một đại đức có thể chứng minh cho người
kia sám hối.
Du GiàBồ Tát
Giới : Cử tội cốt cho người cải hối và đại chúng được thanh tịnh an hòa. Nếu đã
không cải hối lại còn khiến chúng bất an thì không quở trách, không phạm.
Luật Ma HaTăng
Kỳ : Nếu có nạn đến tánh mạng hoặc phạm hạnh thì không nên tự rước lấy phiền
phức. Ai nấy hãy tự lo cứu lửa đang cháy đầu mình.
6/. KHÔNG
CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
Vua Đế Thíchhiện thân La-sát, đến trước Bồ-tát đọc kệ : “Chư
hành vô thường là pháp sanh diệt…”. Bồ-tát khẩn thiết thỉnh La-sát nói tiếp.
La-sát không nói được vì đói quá. Bồ-tát năn nỉ : “Xin ngài cố gắng nói nốt.
Tôi xin xả thân cúng dường”. La-sát nói : “Sanh diệt diệt rồi tịch diệt mới
an”. Bồ-tát vội viết bài kệ trên đá, trên cây. Xong rồi tình nguyện nộp mình
cho La-sát ăn thịt. La-sát liền hiện nguyên hình là trời Đế Thích, đỉnh lễsám
hối và tán thán.
Dù giới hạnh
khuyết điểm mà có thể thuyết phápđộ sanh, truyền bá lời Phật. Ta phải cúng
dường như cúng Phật.
Tiền thân đức
Thích Ca Mâu Ni Phật làm đại quốc vương. Khoét trên thân 1000 lỗ đổ dầu đốt đèn
cúng dường bà-la-môn Lao Độ Sai, để nghe một bài kệ : “Lâu dài sẽ chấm dứt, quá
cao ắt đổ sụp, sum họp sẽ chia ly. Có sanh thì phải tử”.
Biết con đường
Phật Nhiên Đăng sắp đi qua có đoạn bùn nhơ, Bồ-tát liền cởi chiếc áo da nai,
trải lên mặt bùn. Vì chưa được khắp, Bồ-tát nằm bẹp xuống, mở búi xõa tóc trải
lên bùn, thỉnh Phật đi qua.
Kinh Viên Giác
: Tu hành phải nguyện trọn đờicúng dườngthiện tri thức.
7/. KHÔNG ĐI
NGHE PHÁP
Tiểu thừa coi
trọng chánh kiến. Đại thừa coi trọng Bát Nhã. Vì người hướng dẫn không trí tuệ,
vô cùng nguy hiểm. Các thiện hạnh cần trí tuệ như thuyền cần mái chèo. Trăm
ngàn kẻ mù lạc đường chỉ cần một con mắt sáng là được sống.
Nhưng kinh Hoa
Nghiêm kệ rằng : “Ví như kẻ nghèo cùng, ngày đêm đếm báu cho người. Tự mình
không nửa tiền. Kẻ đa văn cũng vậy”. Đây ý khuyên học rồi cần tu. Đa văn là mới
có văn tuệ còn phải thêm tư tuệ và tu tuệ.
Giả sửthế giới
toàn lửa đỏ vì nghe Phật pháp cũng nên qua. Cầu thành Phật đạo độ chúng sanh
vượt biển lửa sanh tử.
Các học xứ có
công năng điều hòa ba nghiệp thân miệng ý, hàng phục tất cả bất thiện. Đa văn
biết các pháp, lìa mọi ác, xả vô nghĩa, được Niết-bàn.
8/. BỎ ĐẠI
HƯỚNG TIỂU
Kinh Hoa Nghiêm
: Thà đọa trong ác thú mà được nghe Phật danh, không muốn sanh thiện đạo mà
chẳng biết Phật pháp.
Kinh Niết Bàn :
Bồ-tát sợ đạo phápnhị thừa như người yêu tiếc thân mạng sợ phải xả bỏ thân.
Bởi vì phát Bồ-đề tâm là việc hiếm có khó được.
Đại Trí Độ
Luận, Tổ Long Thọ cũng nhấn mạnh : Thà khởi tâmdã can (chồn) không sanh nhị
thừa ý.
Giới kinh này
cũng chê Thanh-văn pháp là tà. Đây là vì sợ hành giả Bồ-tát thừa đi vào đường
tịch diệt của tiểu thừa, trái bỏ chánh nhân tâm địa diệu giới của mình, thành
mất quả vị Phật. Chớ không phải khinh thường giới pháp Thanh-văn. Cũng không
phải nói Bồ-tát không cần giữ giới pháp Thanh-văn. Thật ra đặc biệt Bồ-tát cần
hết sứcnghiêm cẩngiữ gìnthanh tịnhnhiếp luật nghi giới của Thanh-văn để
trang nghiêmthân tâm và giáo hóanhân quầntu học theo Phật pháp.
Kinh Địa Tạng
Thập Luận : Bồ-tát cần phảitu họctam thừa, không được kiêu mạn vọng xưng đại
thừa mà hủy báng pháp Thanh-văn Duyên-giác.
Đã xuất gia
phải giữ giới Thanh-văn thanh tịnh, dù là người học pháp đại thừa. Nếu không
thì bị gọi là Tỳ-kheo tặc trụ (giặc trong Phật pháp). Tội này rất nặng.
Thanh-văn là trụ trìTăng bảo trong thế gian. Giới hạnhthanh tịnh của Tăng
chúng quan hệ đến sự mất còn của tiền đồPhật pháp. Làm sao dám xem thường.
Không giới
luật, Tăng bảo đã mất thì Phật bảo và Pháp bảo cũng không thể tồn tại. Nhân
thiên không nơi nương tựa. Cho nên Bồ-tát phải trọng cả tam tụ giới.
Du Già Bồ-tát
Giới Bổn :
a) Bồ-tát chưa
nghiên cứutinh tường Bồ-tát tạng mà chuyên học tập Thanh-văn tạng. Thế là trái
nghịch.
b) Bồ-tát chưa
tinh thôngPhật giáo không được học tập ngoại đạo cùng những sách vở thế gian.
Kinh Bồ TátThiện Giới : Nếu vì muốn phá tà kiến, hiển dươngchánh pháp thì cho một ngày
hai thời học Phật pháp, một thời học ngoại điển. Nếu mê theo ngoại học liền
phạm giới.
9/. KHÔNG
TRÔNG NOM NGƯỜI BỆNH
Bồ-tát lấy đại
bi làm tự thể, lấy cứu khổ làm bổn phận, thấy tật bệnh phải lo săn sóc cứu
chữa. Công đứckhán bệnhvô cùng quan trọng, Bồ-tát chẳng thể lơ là. Phật dạy
trong 8 phước điền, bệnh nhân là đệ nhất. Phải cúng dường như cúng dường Phật.
Bệnh là do bốn
đại không an hòa nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác nên kinh Phạm Võng dạy
phải giảng Bồ-tát giới để cứu hộ các tai nạn và bệnh tật. Tôn giả Xá Lợi Phất nhiều
bệnh nhất trong hàng đệ tử. Phật dạy đó là do trong nhiều kiếp quá khứ ông
thường có tâm khinh mạn sư trưởngcha mẹ.
Triều nhà Đường
bên Tàu, Tứ Nham thiền sư ở thành Thạch Đầu (Nam Kinh bây giờ), lập một bệnh
xá. Ngoài giờ chăm sóc tắm rửa giặt giũ quét phòng bệnh nhân, ngài còn giảng
phápan ủi, khuyên họ niệm Phật cầu sanh Tây phương. Gặp những người đau nhức
rên la vì máu mủ không lưu xuất được, ngài dùng miệng hút, lưỡi liếm. Đến niên
hiệu Vĩnh Huy, thiền sưviên tịch ngay tại bệnh xá. Thi hài để hơn 10 ngày mà
dung mạo vẫn tươi đẹp, không chút thay đổi. Hương thơm ngào ngạt tỏa ra khiến
ai cũng tán thán.
10/. CHỨA
KHÍ CỤ SÁT SANH
Phòng ngừa manh
nha khởi niệm sát sanh. Kinh Niết Bàn : Thời mạt pháp, Ưu-bà-tắc tay cầm đao
trượng hộ trì Tam-bảo. Vị này không phạm giới mà công đức lớn. Quốc vương các
quan có trách nhiệmduy trìan ninh trong nước, bảo hộ sanh mạng và tài sảnnhân dân. Vì kiến thiết quốc phòng, phải cất chứa võ khí. Chỉ những hoàn cảnh
thật cần thiết như thế, Phật mới cho phép.
11/. QUỐC SỨ
Bồ-tát không
được tới lui qua lại trong quân trận huống chi còn làm môi giới chiến tranh.
Danh lợi như kiếm chém đầu người. Kẻ ngu ưa thích nên tự hoại hết pháp lành.
Bồ-tát hễ mưu tính việc bất chánh là tà mạng.
Bồ-tát xuất gia
được thỉnh đến quân đội thuyết pháp, an ủi thương phế binh hoặc cầu siêu cho
các tử nạn, thì được phép qua lại trong quân trận. Bồ-tát tại gialợi dụnghoàn
cảnh làm chức vụ ngoại giao, thuyết phục giới lãnh đạo của hai nước, bãi bỏ
binh đao, chấm dứt chiến tranh, lập mối giao hảo, từ nay thực hiện chính sách
hòa bình. Vị quốc sứ này là sứ giả của Như Lai.
12/. BUÔN
BÁN
Cả đại thừatiểu thừa đều có chế định không được buôn bán. Chúng ta chớ xem thường. Bồ-tát
sợ buôn bán như tránh hầm lửa huống chi còn buôn bán sanh mạng lục súc. Ở đây Phật
chỉ cấm những buôn bán phi pháp. Bồ-tát tại gia buôn bán lương thiện thì dĩ
nhiên không thành vấn đề.
Kinh Di Giáo :
“Buôn bán, trồng tỉa, các thứ báu… phải tránh xa như hầm lửa”. Hầm lửa thì ai
cũng biết là nguy hiểm nên vội xa tránh. Còn của báu thì số đông ai cũng thích
lăn vào.
Tát Bà Đa Luận
: “Thà làm đồ tể, không nên sinh sống bằng nghề buôn bán”. Vì lòng tham dễ đi
đến đủ thứ xảo quyệt. Dối gạt và trộm cắp hàng ngày được trá hình.
Phật không cho
buôn bán vật đựng thây chết. Vì hễ mong được buôn may bán đắt tức là mong có
nhiều người chết. Tùy hỷ việc chết của người phạm khinh cấu tội trong giới sát
sanh. Giới tướng tỉ mỉ, các Phật tửcố gắngphụng hành. Đừng phụ lòng từ bi của
đức Phật.
13/. BÁNG
HỦY
Phật pháplưu
hành ở thế gian để cứu khổ. Cần tôn nghiêm phong cách Tăng Ni mong xã hội kính
phụng. Chớ buông lung miệng lưỡi mà gánh chịu quả báođáng sợ về sau.
Pháp Thanh-văn
hủy báng người có lỗi thật, tội nhẹ hơn vu khống. Pháp Bồ-tát trái lại. Vì pháp
Thanh-văn nhằm giữ gìn cho chính mình. Còn bản hoài của Bồ-tát là từ bi. Chỉ
thú của Bồ-tát là tránh tổn hại cho người. Nếu lỗi lầm có thật mà bị bới móc
rao nói thì người này không còn cơ hội ngóc đầu lên. Còn lỗi lầmkhông thật,
người bị nói hành không tự ti mặc cảm, dễ tiến tuthánh hạnh.
Chê bai hủy
báng phát xuất từ ba độc tham, sân, si. Rao nói cho tín đồ biết kẻ kia ngập đầy
tội ác. Như thế đồ chúng sẽ ly khai người ấy mà đến với mình. Mình sẽ thâu tóm toàn
bộ danh và lợi. Ngay những bậc ở địa vi cao tột đỉnh mà vẫn tự thấy cần cực lực
hủy báng các đối thủ.
Ngôi Tam-bảo
được vững chắc ở thế gian. Trong nhờ có Tăng Ni đầy đủ giới đứcgiáo hóa dẫn
dắt. Ngoài nhờ có quốc vương đại thần hộ trì. Nay hủy báng các ngài thì ngôi
Tam-bảo làm sao sáng tỏ. Liệt vịTăng Ni sẽ bị thế gian coi như ác ma.
Điều tối trọng
yếu của giới này là báng hủy minh sư thiện hữu. Phật dạy : Có hẳn một địa ngục
chùy phát để dành cho bọn đại tặc này. Tội nhân một thân tự mọc ra 4 đầu. Vô sốđộc trùng bu cắn miệng lưỡi. Toàn thân như đống lửa cháy mãi không ngừng. Hết
báo địa ngục lên dương gian làm bàng sanh ăn phân uống nước tiểu. Mãn báo súc
sanh, tái phục thân người, sanh nơi biên địahoang dã, không gặp Phật pháp.
Trọn đờingu si, chịu sự khinh rẻ. Cứ thế mà đi mãi con đườngđọa lạc với những
thống khổvô biên. Đức Phậtân cần khuyên dạy : “Hủy báng Phật tội còn nhẹ. Hủy
báng pháp sư tội thật nặng. Cho nên Bồ-tát đạo khẩn yếu là hiếu hạnh đối với sư
trưởng”.
Trong kinh Thần
Biến, Phật dạy Bồ-tát Văn Thù : “Ác tâm hủy phá hằng hà satháp miếu Phật, tội
còn nhẹ. Sân tâm hủy báng pháp sư, tội nặng gấp bội vô lượnga tăng kỳ”.
Luận Bồ Tát Học
: Khinh miệt mạ nhục Bồ-tát, đọa địa ngục thọ khổ không hẹn ngày ra.
Một bé gái mới
7 tuổi bảo với mẹ : Mẹ ơi, ông thầy kia giống con quạ mù ! Đức Phật dạy : “Sau
này bé phải chịu 500 đời làm quạ mù”. Bà mẹ cầu Phật tha thứ. Đây là vì nhỏ dại
bạ đâu nói đấy chớ không hề có ác tâm. Phật đáp : Nếu ác tâm thì đọa địa ngục.
Như Lai nói như thế vì mắt Phật thấy rõ quả báo của ác khẩu.
Hủy báng thuộc
về tánh tội. Không luận có thọ giới hay không, cứ hủy báng là tự chiêu cảmác
báo.
Kinh Báo Ân :
Lửa dữ chỉ đốt một xác thân, ác khẩu thiêu đốt vô lượng đời. Lửa thiêu tài vật,
ác khẩu thiêu đốt bảy thánh tài.
Vĩnh Giađại sư
huấn từ : Mặc cho người hủy báng, tha hồ cho họ chê bai. Cầm lửa đốt trời chỉ
tự chuốc mệt nhọc. Ta nên coi như được uống cam lồ để cho tiêu nghiệp.
14/. PHÓNG
HỎA
Tỳ-kheo không
được cố tâm giẫm đạp cỏ tươi. Huống chi Bồ-tát lại dùng lửa thiêu đốt cả núi
rừng đồng nội. Vừa sát sanh, vừa hoại quỷ thần thôn, vừa thương tổn tài vật kẻ
khác.
Sát sanh còn có
chọn lựa, sanh mạng bị giết có hạn lượng chớ phóng hỏa thì làm sao tính lường.
Kinh nói từ
tháng 4 đến tháng 9 là mùa mưa, sâu kiến trùng dế sanh sản rất nhiều. Những xứ
lạnh, mùa đông, côn trùng nhỏ chui sâu vào lòng đất ngủ yên, đợi đến mùa ấm mới
trồi lên mặt đất sinh hoạt. Những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới phải dè dặt
thận trọngquanh năm vì các sinh vật không có đông miên.
Pháp sư Diễn
Bồi kể chuyện : Một tiều phu thấy một khu rừng có đốm lửa liền vội vàngdập tắt
để tránh hỏa hoạn. Cảm phước báo lên trời làm Đại Phạm Thiên Vương. Cứu hỏa
công đức như vậy thì phóng hỏa đương nhiên tội không thể nhẹ. Bồ-tát cẩn thận !
15/. KHÔNG
HOẰNG DƯƠNG ĐẠI THỪA
Chánh tínđại
thừa : Ác nào cũng dứt được. Lành nào cũng làm được. Loài nào cũng độ được. Chư
Phật là Phật đã thành. Mình là Phật sẽ thành. Vì tâm mình đồng tâm Phật nên
trên cầu Phật quả. Vì tâm mình đồng thể với mười phươngchúng sanh nên nguyện
độ tận chúng sanh. Sự giác tỉnh này không được giây phút xao lãng. Hễ quên liền
lạc về nhị thừa. Nhân tu gọi là tâm Bồ-đề. Quả đức gọi là chánh giác. Từ sơ Địa
đến Địa 10 đều lấy đại bi làm gốc.
Trước tiên dạy
hàng tân học đọc tụng kinh luật đại thừa. Kế giảng cho hiểu rõnghĩa lý, giúp
cho họ phát tâm Vô-thượng Bồ-đề.
Nếu chỉ hiểu rõgiáo lýđại thừa mà không phát tâmđại Bồ-đề là cuồng tuệ. Nếu chỉ phát tâm
Bồ-đề mà không thông đạtgiáo lýđại thừa, chỉ thêm vô minh. Nên hai việc này trợ
giúp cho nhau.
Kinh Vô Úy
Thượng Thọ Vấn : “Phát tâm Bồ-đề phước lớn như hư không. Dùng châu báu đầy hằng
sacõi Phật đem cúng dường Tam-bảo, được phước vô biên. Người chí thành một phen
phát tâm Bồ-đề, phước đức hơn nhiều không thể tính kể”. Phát tâm rồi phải tu
tập hạnh Bồ-đề là các pháp quán để viên mãn 10 Tín, tiến lên 10 Trụ, 10 Hồi
Hướng. Bồ-tát dạy người tu 30 ngôi Hiền mới gọi là tự lợi lợi tha. Bậc thầy
phải cặn kẽ chỉ thứ lớp lên quả vị Phật để người học khỏi lạc đường (xem kinh
Hoa Nghiêm).
Giới kinh dạy :
“Bồ-tát phải thuyết giảng đúng chánh pháp. Phật tử phải tận tâm học kinh luật
oai nghiđại thừa, thông hiểunghĩa lý. Hàng tân Bồ-tát từ xa trăm ngàn dặm đến
cầu học nên dạy các khổ hạnh. Rồi sau tuần tự theo căn cơ mỗi người mà giảng
chánh pháp cho họ mở thông tâm ý. Phật tử vì danh lợi, đáng dạy mà không dạy.
Hoặc giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tựlộn xộn, không đúng thứ lớp
trước sau. Thuyết pháp với tánh cách hủy báng Tam-bảo, khinh cấu tội”.
16/. VÌ LỢI
ĐẢO THUYẾT
Bồ-tát phải học
tập đầy đủ để thành tựutri kiến. Khi đã có khả năng phải tận tình giáo hóa để
cho ai nấy đều được hưởng thọ sựlợi ích của chánh pháp. Việc truyền đăng không
thể đoạn tuyệt. Vì hộ trìchánh pháp, Bồ-tát hoan hỷsốt sắng khoái lạc giảng
nói, không mỏi nhọc, không chán nản. Cầu cho chúng sanhtiến tới Vô-thượng
Bồ-đề.
Đã thọ Bồ-tát
giới, ai cũng phải học kinh luật đại thừa, thông hiểunghĩa lý. Sơ tâm phải
biết tôn trọngchánh pháp đến mức hy sinhthân mạng. Có ý chí quyết liệt như Tổ
Huệ Khảcầu pháp với Tổ Đạt Ma mới dũng cảmthắng tiến. Không bị hoàn cảnh khó
khăn làm thoái thất tâm Bồ-đề.
Xả thân, cánh
tay, ngón tay để cúng dường Phật là tâm thượng cầu Phật đạo đến tuyệt đỉnh. Xả
thân mạng tay chân bố thí cho cọp sói các loài quỷ đói rồi giảng nói đại thừa
cho hàng tân học ấy mở thông tâm ý. Đây là nói về tâm hạ hóa chúng sanh đến mức
tuyệt đỉnh.
Nên biết chúng
ta từ vô thủychìm đắm trong sanh tử luân hồi. Nguyên nhân là do đời đờikiếp
kiếp đã huân tậpvô minh, chấp thủthân mạng. Nay dạy hy sinh để thực hiệntinh
thầnvị tha của đại thừa (Ma-ha tát-đỏa Vương Tử đem thân nuôi 5 mẹ con nhà
cọp). Tại sao lại khuyên Bồ-tát nên làm như thế ngay buổi vỡ lòng học Phật ?
Mục đích chủ yếu là phá trừ chấp ngã. Thân mạng còn coi như giẻ rách huống chi
tài vật. Nội thí ngoại thí hiển tỏ một tâm chívững chắckiên cố.
Tuyên thuyếtchánh pháp không phải dễ dàng. Trước nói những sự tướngdễ hiểu rồi sau dần dần
giảng nói thâm áo. Chúng sanh tiếp thọ từ thô vào tế, từ cạn đến sâu, dễ nắm được
đường lối. Ba môn vô lậu học cũng trước học giới, sau vào định rồi tuệ giải.
Ngôi vị tu tiến cũng tuần tự từ 10 Tín lên dần 10 Địa. Người học nhờ văn tuệ mở
tỏ, tư tuệ khai sáng mới không bị trệ ngại trong khi tu tậpliễu ngộ bổn nguyên
tâm địa. Ý hiểu rõ, biết được nghĩa vị xác thật. Tâm trí đã khai thông thì sự chứng
quả đăng vị sẽ không khó khăn.
Tóm lại, quên
mình vì người là bổn hoài của đại sĩ. Tuyên dươngthuận theochánh giáo là bổn
phận của Bồ-tát. Theo kinh Phạm Võng, trước tiên vì hàng sơ học nói khổ hạnh, trì
giới. Kế nói chánh pháp nghĩa là lý KHÔNG. Phải làm sao cho tâm chí người học
kiên cốvững bền.
Khi nào thì
không phạm ? Biết người kia tà kiến nên pháp sư không dạy khổ hạnh mà cực lựcbài xíchkhổ hạnh. Hoặc để phá trừ ngu sivọng chấp nên vị thầy chuyên giảng LÝ
mà chưa nói đến SỰ.
Theo Du GiàGiới Bổn, có nhiều nhân duyên Bồ-tát từ chối giảng dạy thuyết pháp mà không
phạm giới. Thí dụ : Người cầu không thật lòng, Bồ-tát đang bệnh v.v…
17/. Ỷ THẾ
KHẤT CẦU
Kinh Ngũ Bách
Vấn : Một Tỳ-kheo tham tiền của, khất cầu quá nhiều mà không đúng pháp sử dụng.
Mệnh chung thọ ác báo làm một trái núi toàn thịt rộng vài mươi dặm. Gặp năm mất
mùa, dân chúng xúm nhau đến cắt thịt, mang về cả nhà ăn. Thịt lại mọc ra như
cũ. Thiên hạtha hồ ăn.
Phật dạy : Ai
đã thọ Bồ-tát giới, làm việc gì cũng vì đại chúng hay vì Phật pháp. Nếu vì hộ
trì Phật pháp, muốn Phật pháp được truyền bá khắp thế gian mà thân cận các quốc
vương thì nào có lỗi như Nam Dương Trung làm quốc sư luôn 3 triều vua nhà
Đường, Trừng QuánThanh Lương làm thầy cho 7 vị quốc vương. Quan hệ là phải có
khả năng đừng mắc bả lợi danh.
18/. KHÔNG
BIẾT MÀ LÀM THẦY
Thầy thuốc
không rõ căn bệnh cùng phương thuốc mà đi trị bệnh thì làm sao bệnh nhân bình
an ? Người mù lãnh trách nhiệmdẫn đường hẳn đưa nhau xuống hố. Bồ-tát tự không
tuệ giải, không thông đạttánh tướng các pháp, không rành rẽ văn nghĩa kinh
luật mà làm thầy thì lấy gì dạy đệ tử ? Đã không biết đến chánh nhân tâm địa,
làm sao thành Phậtcực quả ?
Điều tối trọng
của Bồ-tát là thành thật, không giả dối. Thế gian có cái họa lớn là ai cũng
thích làm thầy. Có người nương danh từ hóa độchúng sanh, kiến lậpmôn đình cao
rộng, tướng ngã mạn lẫy lừng. Có người tự cho mình là thông tông giáo, xem rẻ
luật học, lạm thâu đồ chúng thật đông. Thọ giới mà không học không tụng, không
biết khai giá trì phạm thì chẳng những hiện đời mất tên Bồ-tát, mai saukhông
quả vị mà còn tự chuốc tội báo vào thân.
Thích làm thầy
là công đức hay tội lỗi ? Là hộ trì hay hủy diệt Phật pháp ? Điều này chỉ ở trí
tuệ, đạo đức và tài năng của đương sự.
Trí Độ Luận :
Tỳ-kheo phải thông tam tạng, đủ 10 hạ mới được làm thầy. Theo Phạm Võng kinh
thì phải trì Bồ-tát giới ngày đêm sáu thời. Hiểu rõý nghĩa lý tánh của giới. Trí
tuệthông đạtkinh luậndĩ nhiên là cơ bản để truyền pháplợi sanh. Thân tâmthanh tịnh, giới hạnh lại càng là cơ bản của đại sĩnhập thế. Không thể biếng
nháctụng trìgiới luật.
Chỗ chỉ quy của
sự trì giới là giải thoát và thành Phật. Cho nên cần phảihiểu rõ lý tánh của
giới. Kinh Thành Thật : “Hết thảy các pháp môn tu chỉ cốt tỏ ngộ vạn phápvô
sanh, thật tướngnhư nhưtịch tĩnh. Trụ tâmchân thật này không thoái. Hễ vọng
khởi liền biết, không theo vọng. Tâm muôn đức liền đủ, diệu dụng không cùng.
Được tâm này rồi, chuyển pháp luân. Ta người đồng lợi”. Tâm tánh này làm sở y
cho vô tác giới thể. Đồng thời nương vô tác giới thể làm chủng tửthành Phật.
Giới thể gồm 2 loại :
1. Tác giới :
Tại giới đàn, ba nghiệp thân miệng ý đúng pháp đúng luật tạo nên. Nghiệp này có
thể thấy và nghe. Khi động tác của thân miệng diệt rồi, nó cũng diệt theo.
2. Vô tác giới
: Nương duyên tác giới mà phát sanh. Một khi đã phát sanh thì tương tục còn
mãi. Trọn đờingăn ngừa sai quấy lỗi lầm, diệt các tội ác, giữ gìnba nghiệpthanh tịnh.
Nhiều bậc thầy
như Tổ Huệ Năng không thông hiểuvăn tự nhưng chân thậtgiải ngộ. Xưa kia
Hòa-thượng Giải Thoát được nghe một bài kệ, liền tỏ ngộ chân lý như đã liễu đạt
ba tạng kinh Phật :
Pháp tịch diệt
thậm thâm
Của mười phương
chư Phật
Phương tiện trí
làm đèn
Chiếu thấy tâm
cảnh giới.
– Ngài Châu Lợi
Bàn Đặc Ca được Phật dạy có một bài kệ mà chứng A-la-hán :
Thấy được lỗi
lầm nên hoan hỷ.
Trên đời không
sân, thật hạnh phúc !
Đừng làm tổn
hại các chúng sanh
Sáu trầnthế
gian đừng ham muốn.
Thoát lyái dục
và ngã mạn
Mới có thể nếm
được an vui.
Vào cảnh tịch
diệt là vui nhất.
Đã không hiểu
biết kinh luật, lẽ ra phải đi học. Nay lại dám đứng làm thầy. Nếu không phải
thánh nhân đã tỏ ngộ chân lý như các Tổ nói trên thì điều trọng yếu trong các
điều trọng yếu, pháp sư phải thông hiểu kinh luật, giới hạnhtrang nghiêm.
19/. LƯỠI
ĐÔI CHIỀU
Đối với các bậc
đức hạnh sanh tâm khinh báng. Đối với các Bồ-tát đáng lý phải cực lực nghĩ tán
hạnh nguyện, tuyên dươngcông đức để mười phươngchúng sanh hướng về học tập
Phật pháp. Giới hủy báng số 13 đã răn cấm việc hãm hại khiến cho người mất danh
giá. Giới này ngăn sự ly giánsanh nghi kỵ đấu tranh. Trong các bạn đồng học
phải tạo một không khí phấn khởi hy vọng. Nếu thấy phát sanh những ý kiếntrái
nhau, cần vận dụng hết sức khéo léo của mình để khôi phục hòa khí.
Cần lựa chọnlời nói. Thiếu thận trọng sẽ mất hòa vui.
Lời phụ của
pháp sư Diễn Bồi : Số thiện lai Tỳ-kheo có đến mấy chục ngàn mà thiện lai
Tỳ-kheo-ni không đầy 10 vị. Ni giới tự biết nghiệp chướng nặng nề nên vâng theo
lời đức BổnSư Thích Ca, quán bất tịnh :
1) Tử thi cứng
đơ.
2) Sình chướng.
3) Xanh bầm.
4) Nứt loét hôi
thối.
5) Máu mủ rỉ
chảy.
6) Nát bấy.
7) Dòi bọ lúc
nhúc.
8) Thịt da tiêu
tan.
9) Xương long
rụng mủn thành bột.
10) Thiêu đốt
chỉ có ngọn khói bốc trên lửa. Khoảnh khắc chỉ còn một nắm tro tàn.
Nhất tâm niệm
danh hiệu Phật A Di Đà, ngồi thuyền đại nguyệnvãng sanh Tịnh-độ, ung dunglên
ngôibất thoái, mãn Bồ-đề nguyện như ai.
20/. KHÔNG
PHÓNG SANH
Thấy khổ nạn,
Bồ-tát phải cứu tế.
a) Phóng sanh.
b) Cứu trợ các
vong linh.
Tại Trung Hoa,
huyện Vu Châu, thôn Căn Khê, bà họ Lý tuổi ngoài 60, sống cô độc với đứa cháu 7
tuổi. Hai bà cháu đang mải mê hái trà. Một mãnh hổ từ trong rừng nhảy ra vồ đứa
cháu. Bà già hoảng hốt, quên sợ hãi, chắp tayvan xintha mạng cho cháu. Cọp bất
ngờ, đứng dừng lại một chút, thả đứa bé, nhảy tót vào rừng. Bà giàhoàn hồn dắt
cháu về nhà.
Cũng tại xứ ấy.
Một chủ quán rượu thịt, ngày nọ, đem tất cả tôm cá lươn rùa v.v…, mua để làm
thức ăn cho khách, ra sông phóng sanh. Từ đó tiệm ăn đóng cửa. Người ta tò mò
hỏi duyên cớ. Chủ quán đáp :
Tôi có một
người làm công, mỗi ngày lén cắp những con vật sống, đem thả ra sông. Một hôm
tôi bắt được. Thấy cậu ta vui mừngsung sướng nhìn con vật bơi đi, tôi giận tức
đến cực độ. Sẵn nồi nước sôi để làm gà, tôi xối xả tất cả lên lưng cậu ta. Cậu
ta ngã nhào xuống đất, da phỏng lòi thịt, trông như heo luộc. Tôi mặc kệ cho
kêu la. Thật là đáng kiếp ! Tôm cá của tôi mua làm sao đem đi thả ?
Tôi đi vào nhà.
Quay lại thì lạ kìa, vô số các loài thủy tộc từ sông bò lên, leo khắp lưng cậu.
Chúng nằm trên lưng cậu ta như thuốc thoa phết. Cậu làm công tỉnh dậy, cảm thấymát mẻ tận xương tủy. Khỏe khoắn tươi tỉnh, không bao lâu khỏi hẳn. Chứng kiến
cảnh ấy, tôi giật mình : Cứu hộ sanh mạng được báo ân thì giết hại làm sao tránh
khỏibáo thù ? Vì thế tôi quyết định đổi nghề.
Phóng sanhcông
đức vĩ đại. Để tâm lành này được kiên cố, Phật dạy chánh quán :
1/- Đời đời ta
thọ sanh trong sáu nẻo luân hồi. Không có một hữu tình nào chưa từng là cha mẹ
ta.
Ở thành Xá Vệ,
một đại phútrưởng giả đang cùng vợ con ăn cơm, thấy đức Phật tay cầm bình bát
đứng lù lù trước cửa, mắng rằng : “Samôn không biết hổ thẹn”.
Đức Phật liền
dùng thần thông giúp ông biết việc kiếp trước : Mẹ ông vì luyến ái chưa dứt nên
trở về làm vợ ông hiện tại. Bố ông cũng vì tình nghĩa chưa hết nên sanh trong nhà
ông làm thân gà, bị ông giết thịt trong bữa cơm hôm nay. Con ông chính là quỉ
La-sát đầu thai để báo oán.
Trưởng giảtỉnh
ngộcuộc đời là một bi hài kịch, vội sụp lạy quy y. Nghe pháp xong, trưởng giả
liền chứng sơ quả Tu-đà-hoàn. Đáng thương cho chúng ta, tầm nhìn quá ngắn. Chỉ
biết vọng nhận bốn đại là thân hiện tại. Quân tử lắm cũng chỉ hiếu thuận với
cha mẹ hiện đời. Ngoài ra khinh mạn lăng nhục, giết chóc. Đâu biết tất cả chúng
sanh đều là những người đã từng yêu thương đùm bọc chúng ta.
2/- Tất cả
chúng sanh chính là thân cũ của ta. Lúc chết bốn đại ly tán, ta gọi là vật bên
ngoài. Người chết đem chôn, thân trở thành đất. Trên đất mọc lên cây lúa. Người
ăn gạo nhận làm nội thân. Cứ thế xoay vần. Thánh nhânbiết thânchúng sanh là
thân mình.
3/- Học đại
thừa Bồ-tát giới, hiểu chân lý “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Nên tất cả
chúng sanh hiện nay, đủ thắng duyên, sẽ là vị lai Phật.
4/- Từ bi quán
:
a. Sanh duyên
từ : Quan sát những khổ nạn mà phát tâm cứu vớt.
b. Pháp duyên
từ : Thông đạtngã không, pháp không, ta người đồng thể nên mở lòngcứu độ.
c. Vô duyên từ
: Tâm Phật không duyên một pháp nào mà nhậm vận vẫn ban vui cứu khổ.
Đại Trí Độ Luận
quyển 20 giải thích 3 loại từ bi tâm rất rõ ràng. Kinh Pháp Cú nói lợi ích của
tâm từ bi : 1) Phước đức thường theo bên mình. 2) Thức ngủ bình an. 3) Trời
người ủng hộ. 4) Không bị nạn nước lửa đao binh thú độc. 5) Hiện tại nhiều may
mắn. 6) Lai sanh cõi lành.
Nếu đem công
đứchồi hướngTây phương thì sớm thành bậc đại phước đại trí. Hiện thân đi vô
lượngthế giớicứu độchúng sanh.
Kinh này dạy
chúng ta :
1- Thường phóng
sanh.
2- Khuyên người
phóng sanh.
3- Thấy sát
sanh phải cứu hộ.
4- Đem giới
Bồ-tát giảng dạy :
a) Giáo hóa cho
thế gian biết sợ khổ sanh tử, cầu Niết-bàn an vui.
b) Hiểu chân lý
chư Phật cùng chúng sanhđồng thể, diệt hết tham sân si, giải thoátluân hồi,
trở lại bổn nguyên tâm địa.
c) Cầu cha mẹ
anh em hiện đời bình an, lâm chungvãng sanhcõi Phật.
d) Thỉnh pháp
sư giảng Bồ-tát giới để cầu siêu tiến cho vong nhân. Việc này ít ai làm nhưng
lời Phật dạyrõ ràng ở giới này. Nếu Bồ-tát không vâng hành thì phạm giới.
Kinh luật có
công năng sanh thiện diệt ác nên tiêu tội được phước. Giảng kinh tư trợ cho
người chết nghiệp chướngtiêu trừ, trí tuệ khai mở. Nếu đọa lạcu đồ thì nhờ công
đứcgiảng kinh, vong giả sanh về nhân thiên. Nếu có thiện nguyện thì được vãng
sanh Tịnh-độ.
Một phen được
nghe Bồ-tát giới kinh, vĩnh viễnthành Phật chủng. Nên biết giới phápcông đức
rất lớn.
Không cứu sống
sanh mạng, không cầu siêu độ cho những thần thức đang bị trầm luân, Bồ-tát phạm
khinh cấu tội.
Nghiêm trì giới
này là đủ tam tụ tịnh giới.
a- Nhiếp luật
nghi giới không tàn nhẫn sát sanh.
b- Nhiếp thiện
pháp giớiphương tiệncứu hộ các thứ khổ nạn cõi âm cõi dương.
c- Nhiếp chúng
sanh giớiphóng sanh, cầu an, cầu siêu.
Đem Bồ-tát giới
giảng dạy là cứu nhân khổ. Phóng sanh là cứu quả khổ. Bồ-tát cứu độchúng sanh
là cứu cho rốt ráo hết khổ. Thỉnh các pháp sưgiảng kinh luật đại thừa là cứu
sanh độ tử, đưa tất cả về cảnh giớithánh hiềnvĩnh viễn an vui.
21/. KHÔNG
BÁO THÙ
Phật pháptừ biphổ độ, cố gắngthực hiệnoán thân bình đẳng. Vì thế triệt để ngăn cấm chủ
trương báo oán của thế gian. Đức Phật dạy đại chúng bên trong sung mãn nhẫn
hạnh, đối ngoại từ bihỷ xả. Trường hợp nào cũng biểu lộtâm niệm ái hộ chúng
sanh.
Sân giận là thứ
phiền não rất nặng. Bao nhiêu rối ren đều do thiếu nhẫn nhục phát sanh. Tự lợi
lợi tha, tất cả công đứcthiện pháp đều phải đề phòng sự thiêu đốt của lửa sân.
Bồ-tát từ nhẫn, bi mẫn, cốt yếu là không trả thù. Giới luật không bắt người mới
học phải dùng đức báo oán. Việc này khó lắm. Đức Phật biết rằng thái quá là sự
khó tuân hành.
Kinh Đại Bát
Nhã quyển 21 : Ngay trong lúc đấu tranh, Bồ-tát tự giác. Tại sao ta lại dùng
lời ác đáp lại người ? Không nên phá hoại quả Bồ-đề thậm thâm.
Đại Bát Nhã
quyển 520 : Bồ-tát dù bị chặt tay chân cũng không sân giận, nói lời thô ác. Vì
Bồ-tát cầu Vô-thượng Bồ-đề, mục đíchduy nhất là để cứu khổ ban vui cho tất cả
chúng sanh.
Lời khai thị
lâm ly thấm thía tận tủy não này, tân học Bồ-tát chúng ta phải xem trọng !
Chúng sanhnão loạn đến cách nào, nếu ta không sân hận thì họ chẳng làm gì
được. Ví như mặt xấu xí soi vào gương sáng thì mặt vẫn xấu xí mà gương vẫn sáng
! Nếu bạn nổi giận, nói lời tệ ác, thì kết quả lỗi lầm, đáng lẽ kẻ kia phải
mang, lại thành của bạn.
Vĩnh Giađại sưChứng Đạo Ca rằng : Quán ác ngôn là công đức. Kẻ kia là thiện tri thức. Nếu vì
chê báng khởi tâmoán thân, lấy gì nêu biểu vô sanhtừ nhẫn lực ?
Người thân bị
giết nay trả thù cũng không sống lại được. Chỉ gia tăng mối hận thù. Vua Trường
Thọ bị vua Phạm Ma giết. Trước khi chết dặn con rằng : “Quyết định không nên
trả thù. Đem oán báo oán, thù không chấm dứt. Chỉ có cách không báo thù thì oán
hận mới tiêu tan”. Tuy thế con là Trường Sanh vẫn nuôi chí nguyệnphục thù. Cải
trang làm kẻ hát rong, được giới thiệu lọt vào cung vua Phạm Ma. Rồi được tin
cẩn. Một hôm cùng vua vào rừng săn bắn. Nhằm thời tiếtnóng bức. Trường Sanh
đánh xe vua đến chỗ vắng nghỉ ngơi. Vua ngủ say. Trường Sanh 2 lần rút gươm
định giết vua nhưng nghĩ đến lời cha dạy lại thôi. Đến lần thứ 3, Trường Sanhđánh thức vua dậy, kể hết sự tình. Vua cảm động, khen Trường Thọ là thánh nhân,
cảm ơnTrường Sanh đã tha mạng, trả lại nước cho Trường Sanh.
Đức Phậtkết
luận rằng : Vua quan chuyên nghiệp kiếm cung mà còn hành ân huệ, khen nhẫn
nhục. Cướp nước giết cha mà còn tha thứhòa giải được. Huống chi Tỳ-kheo làm
sao lại dùng lời nói làm binh khí đả kích nhau ! Bồ-tát tư duy người sân pháp
sân đều không thật có, chứng Bát Nhãchân không.
22/. KIÊU
MẠN KHÔNG THỈNH PHÁP
Không kính
trọng bậc có đạo chẳng những bản thân tổn đức mà còn mắc tội khinh mạn. Bồ-tát
tận lực cầu học chánh pháp để tự hành và hóa tha.
Kinh Hoa Nghiêm
: “Bồ-tát nghe nói phải nhảy vào hầm lửa mới được học Phật pháp cũng mừng rỡ
nhận lời. Vì học hànhPhật đạo sẽ thoát khổ A tỳ địa ngục. Lửa thế gian có thấm
vào đâu”. Bồ-tát cần học để biết đường thành Phật và các phương tiện độ sanh.
Tự cao tự đại cho rằng mình đã hiểu biếtthậm thâm, không chịu cầu học thêm, là
một tổn hại nặng nề.
Kinh Vị Tằng
Hữu : Một con dã can bị sư tử đuổi. Trượt chân rơi xuống giếng. Ba ngày không
sao tìm cách lên được. Hướng lên hư không bạch rằng : “Xin mười phương Phật
chứng minh. Con vì ngu si cố tiếc thân hèn, không bố thí cho sư tử. Đến nỗi nay
chết làm thối bẩn giếng người. Con xin cầu ai sám hối. Nguyện mười phương Phật
soi sáng cho con sạch hết tội nghiệpquá khứ. Nguyện đời sau được gặp minh sư
học chánh phápcho đếnchứng quả Vô-thượng Bồ-đề”.
Thiên đếnghe
pháp ngữ này, vội cùng tám vạn ông trời bay xuống bên giếng : “Chúng tôi ở cõi
trời bấy lâu tối tăm. Nay xin pháp sưtừ bi chỉ giáo về Phật pháp”. Dã can đáp
: “ Quý vị ở trên cao, tôi đứng dưới thấp. Thuyết pháp không đúng nghi tắc, kẻ
nói người nghe đều cùng có lỗi”. Trời Đế Thíchvội vàng dùng thần thông đưa dã
can lên khỏi giếng. Mỗi ông trời cởi một áo, chồng lên thành một pháp tòa.
Thỉnh pháp sưgiảng thuyết. Vua và chúng trời đỉnh lễ dưới chân cầu nghe.
23/. KHINH
NGẠO KHÔNG NÓI GIỚI
Giới trên là
mạn, thuộc về 6 căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến). Giới này
là kiêu, đứng trong tiểu tùy phiền não (phạm vi hạn hẹp).
Kinh dạy : Pháp
thủy không thể trụ ở núi kiêu mạn. Giới trên là không kính bậc thầy. Giới này
là khinh hàng sơ học.
Kinh Anh Lạc :
Giáo hóa một người thọ Bồ-tát giới, công đức hơn kiến tạo tháp Phật khắp tam
thiên đại thiên thế giới.
Kinh Hoa Nghiêm
: Vì giáo hóa một chúng sanh, Bồ-tát phải ở địa ngụcA tỳ, vô lượng kiếp chịu
lửa thiêu, Bồ-tát vẫn vui mừng như đang ở cảnh an lạctối thắng.
Không truyền
dạy, Bồ-tát phạm : a) Nhiếp luật nghi giới vì tự tăng trưởngác tâm cho chính
mình. b) Nhiếp thiện pháp giới vì trái thiện hạnhđại sĩ. c) Nhiếp chúng sanh
giới vì mất một chúng sanh mà mình có nhiệm vụgiáo hóa.
Khi phát tâm
cầu Bồ-tát giới, phải phát đại hoằng thệ : đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, độ
tất cả chúng sanh. Mong muốn thiết tha là nguyện. Thệ là quyết địnhthực
hành.
Đức Phật vẫn
thường trụ ở khắp mười phương nên được cung kính đối trước tượng Phật mà thệ
nguyệnthọ giới. Trước phải chí thànhsám hối nghiệp chướng. Vì tội báo sâu
nặng nên không được gặp thầy truyền trao giới pháp. Sám hối nhiều ngày, kỳ hẹn
là thấy được hảo tướng (hoa báu, quang minh v.v…).
Luật sư Chân
Biểu ở Trung Hoa cầu đức Di Lặc truyền giới. Trên tảng đá lớn ở đỉnh núi cao,
ngày đêm dõng mãnh thiết tha sám hối. Một tuần sau, thấy đức Địa Tạnghiện thân
khích lệ. Luật sưtiếp tụclễ sám. Đêm thứ 14, bị một ác quỷ xô nhào xuống gộp
núi, đồng thời các thứ ma tướng quái dị dọa nhát. Luật sư càng thiết tha sám
hối. Đến ngày thứ 21, đức Di Lặc cùng thiên chúng quang lâm xuống thạch đàn,
truyền trao giới pháp, ban danh là Chân Biểu.
Chúng ta nay ở
thời mạt pháp, ma Phật khó phân thì cứ sám hối cầu được gặp thầy truyền giới,
khỏi cần hảo tướng. Tự nguyện thọ giới khó đắc giới như cọ cây cầu lửa. Từ thầy
thọ giới dễ đắc giới như mồi đèn lấy lửa. Chỉ cần gặp được đèn sẵn có lửa, lập
tức được ánh sáng. Cho nên giới tử phải tôn trọngcung kính khẩn thiết học đạo,
một khi đã gặp được thầy.
24/. KHÔNG
HỌC KINH LUẬT ĐẠI THỪA
Xa lìađại
thừa, Bồ-tát mất căn bản. Luật Sadi nói : Bỏ trân bảo lấy ngói gạch là không
biết chánh tà. Kính Di Hầu làm vua Đế Thích là không có trí tuệ xét người. Mang
danh Bồ-tát vì đã thọ đại giới và thực hànhđại thừa. Nếu rời đại thừa làm sao
chứng Vô-thượng Bồ-đề.
Bồ-tát phải đủ
ngũ minh nhưng không được bỏ gốc là Phật pháp. Nhãn quang sáng suốt đối với vấn
đề nào cũng không trệ ngại, không khư khư chấp chặt nhưng sơ tâm Bồ-tát phải triệt
đểtuân hành giới này.
Hàng tân học
trước tiên phải thâm tíncung kínhhâm mộPhật pháp. Y kinh luật tu hành, khế
nhập thật lý. Văn huân tu tập phát khởichánh kiến. Đại thừalục độ vạn hạnh
lấy chánh kiến làm cơ bản chủ yếu chỉ đạo.
Do công hạnh
chứng lý tánh (chánh tánh : Như Lai Tạng).
Dẹp sạch vô
minh đến đâu, lý tánh hiển lộ tới đó cũng gọi là Như Laixuất triền. Bồ-đề quả
mãn liền chứng pháp thân.
Nay có Phật để
quy y. Có pháp để tu học. Có Tăng để làm gương mẫu mà đành héo mầm Bồ-đề, hư
giống chánh pháp nên kinh gọi là đoạn Phật tánh (làm mất giống Phật). Phật tánh
sẵn đủ trong tâm. Vì thiếu nhân duyêntăng trưởng nên bị lu mờ.
Hoặc học nhị
thừangoại đạo, thoái tâm đại thừa rẽ đi đường khác nên gọi là đoạn Phật tánh.
Kinh Pháp Hoa cũng nói : Hành giảđại thừa không nên ở chung với hành giảtiểu thừa.
Bồ-tát phải học
tiểu thừa, ngoại đạo, ngũ minh để đủ phương tiệngiáo hóachúng sanh. Giới này
đặc biệt cấm hàng tân học cùng những người kém trí tuệ để ngăn ngừa sự lạc đường.
Kinh Bồ-tát
Thiện Giới : Vì phân biệtchân vọng để phá tà kiến, vì cần biết sự thế để độ
thế gian v.v…. Bồ-tát được học ngoại điển nhưng đại thừatiểu thừa đều phải lấy
bổn pháp làm chỗ chính học.
25/. KHÔNG
KHÉO HÒA CHÚNG
Thống lý đại
chúng cần nhất thiết vô ngại mà nay đã không khéo điều hòa lại còn khuấy khích
kình chống. Biết nhường nhịn sẽ giải quyết nhiều khó khăn. Bậc lãnh đạo đối với
người thì từ bihỷ xả, hòa giảixích mích. Với tài vật của Tam-bảo thì yêu tiếc
giữ gìncần kiệm. Nếu toàn ban chức sự được như thế thì ngôi Tam-bảo hẳn hưng
long. Cõi Ta Bàchúng sanhnổi tiếng cang cường, Bồ-tát không khéo điều phục,
dễ phát sanh ác nghiệp.
Các vị đạo thủ
quan hệ là pháp sư, luật sư, trụ trì, giảng sư, thiền sư, tri khách phải ngọt
đắng chung thọ, khổ vui có nhau. Không nên có một nếp sốngcách biệt. Sáu chức vụ,
mỗi người làm chủ phần hành của mình, quan hệ nhất là bảo vệ hòa ấm. Không kịp
thời hòa giải những bất đồng ý kiến, tất nhiên khó chung sống nói chi cùng làm.
Mỗi khi có việc xào xáo, người lãnh đạo không thể thiếu cẩn trọng.
Tăng đoàn có sự
tranh cãi. Đôi bên đều cần thiện chí nhường nhịn. Vị thượng tòa đứng ra dàn xếp
cần : 1) Giới hạnhthanh tịnh, đa văn, biết luật. 2) Thông minh trong hỏi đáp, lời
nóirõ ràng. 3) Có khả năng sáng suốtdứt khoát sự việc. 4) Không thiên vị,
không nể sợ. 5) Điềm đạm, một lòng từ bi hòa giải.
Trong các tùng
lâm Trung Hoa, cửa vào mỗi kho đều có đôi liễn :
Yêu tiếc củathường trụ
Như giữ tròng
con mắt.
Thà hy sinhthân mạngcá nhân chớ không lãng phí của Tam-bảo. Bậc thủ lãnh phân phối tài
vật hợp lýcần dùng, thông bạch chúng Tăng các việc. Không nên tự ý tùy tiện
bừa bãi. Dùng lộn lạo của Tam-bảo đọa địa ngục Hỏa Già (gông lửa). Ví dụ thí
chủcúng dường trai phạn lại đem xây cất Tăng xá. Chia phần chúng Tăng mà thiên
vị, người có người không, người hậu người bạc, phạm khinh cấu tội.
26/. RIÊNG
THỌ LỢI DƯỠNG
Làm chủ chùa có
bổn phận rộng rãi đối với khách tăng bốn phương. Pháp vị đồng hưởng mà lợi hòa
cũng đồng quân. Tỳ-kheo còn phải đủ lễ tiếp đãi huống chi Bồ-tát lấy lợi tha
làm yếu vụ. Phải làm sao cho khách tăng, sau khi đi đường mệt nhọc, có thể an
tâmhành đạo một khi đã vào chùa. Nam Hải Ký Quy, Nghĩa Tịnhpháp sư ghi : Các
tự việnẤn Độ có quy luật. Mỗi khi có khách Tỳ-kheo tới, Tăng chúng tại trụ xứ
phải tức khắc đến trước mặt tỏ lời hoan nghênh : Thiện lai ! Khách cũng phải
đáp : Cực thiện lai ! Nếu khôngxướng họa như vậy là trái luật nhà chùa. Ấn Độngày xưa rất trọng điều này. Các tùng lâm Trung Hoa cũng chế định : Khách Tăng
đến xin trú ngụ, nhất định không được cự tuyệt. Phải tận tâm chu đáo các nhu
dụng, thức ăn chỗ ở v.v…
Phật dạy : “Lợi
dưỡng trong chùa là phổ đồng cho mười phương Tăng”. Không vâng lời Phật tức là
bế tắc nhân tình mà đàn việt tổn phước. Kinh Phật Tạng : “Tướng bạch hào của
Như Lai dư phước đức để cung cấp cho tất cả đệ tửxuất gia thọ dụng”. Vậy chúng
Tăng lo gì thiếu thốn. Nên biết thêm người là thêm phước. Chớ lo đông chúng
thiếu ăn. Tâm lượng càng rộng rãi, sự sinh sống càng dồi dào. Kinh văn đúc kết
vấn đề là phải sự sự cung cấp để khách Tăng cảm thấy được như ý trong khi ở
trọ.
Đối với bản
thân phải cần kiệm. Đối với khách Tăng không được bạc đãi, phải một lòng chí
thành. Đức Phậtchế giới với những lời ân cầnquá mức như trong văn kinh. Hẳn chúng
ta là đệ tử chẳng thể coi thường mà biếng nháclơ là.
Thí chủ đến
thỉnh, dù thỉnh cả đại chúng hay chỉ hạn định một số. Lợi dưỡng này thông cả
mười phương thánh phàm. Đương nhiên khách Tăng có phần. Vị chủ sự phải bình
đẳng.
Kinh Phạm VõngSơ Tâm : Nếu khách Tăng không phần, chúng cựu trụthọ dụngăn uống, cứ mỗi
miếng một tội. Nếu nhận tài vật thí chủ cúng dường mà không chia phần cho khách
Tăng, cứ tính giá tiền theo luật mà quy tội. Vì thế người quản chúng trái lời
Phật, tội không nhỏ.
Chủ chùa mà chỉ
biết ăn, sống không hợp với nhân tình (súc sanh). Không đúng pháp hòa kính lễ
nghi của Tăng (không đáng là Samôn). Trái lời Phật dạy (không phải Thích tử).
Trái với luật (khinh cấu tội).
Trường hợpthí
chủđặc biệt thỉnh riêng cựu trụ Tăng hoặc ngỏ ý không hoan hỷ thấy vị khách
Tăng ấy, thì không phạm.
Kinh Tăng Hội :
Thời Ca Diếp, đàn việtcúng dườngchúng tăng một món ăn. Chủ chùa cất giấu, đợi
khách Tăng đi rồi mới chia cho đại chúng. Không dè thực phẩm hư hỏng đành bỏ
đi. Do nhân duyên này, mạng chung vị chủ chùa đọa địa ngục phân uế. Tới nay đức
Thích Ca Mâu Ni Phậtxuất thế vẫn chưa hết quả báo khổ.
27/. THỌ
BIỆT THỈNH
Điều tối yếu
trong Tăng đoàn là hòa hợp như nước với sữa. Đức Phật đã nêu 6 pháp hòa. Trong
đây lợi hòa đồng quân có phần quan trọng của nó. Đức Phậttuyệt đối cấm thọ biệt
thỉnh, không muốn thí chủ có tâm thiên ái, riêng cúng một người, không nghĩ đến
mười phương Tăng. Cúng dường không phổ biến, phước đức rất hạn hẹp. Tăng thọ
biệt thỉnh, phá hoại phép tắc thứ tự thọ thỉnh của Như Lai, tự rước lấy tội xâm
đoạt đồ cúng dườngmười phương Tăng.
Kinh Tỳ-kheo
Ứng CúngPháp Hạnh : Nếu đệ tử ta thọ biệt thỉnh, nhất định mất thánh quả,
không gọi là Tỳ-kheo. Cũng không nên riêng thọ cúng dường mà không chia cho
chúng Tăng.
Ngoại trừ thỉnh
thuyết pháp, truyền giới hoặc một lý dochánh đáng khác thì không phạm.
Luật dạy :
Chúng Tăng được bất cứ lợi dưỡng gì, trên phải cúng dường Tam-bảo, dưới kính
dâng các bậc có ân đức. Rộng ra bố thí khắp hữu tình. Cho nên thọ biệt thỉnh, chẳng
những đã cướp đoạt của mười phương Tăng mà còn là riêng hưởng vật của 8 phước
điền (Phật, thánh nhân, Hòa-thượng, A-xà-lê, những vị xuất gia, cha, mẹ, bệnh
nhân). Tất cả lợi dưỡng nếu sử dụng chung thì phước đức rất lớn. Nếu riêng dùng
cho cá nhân thì mắc tội vô lượng.
Giới này chế
cho cả 5 chúng xuất gia. Cũng áp dụng luôn cho hàng tại gia, không được lấy lợi
dưỡng của chúng Tăngthọ dụng như của mình.
Du Già Bồ-tát
Giới Bổn : Đàn việt cầu phước tuệ, phát tâm thỉnh Bồ-tát hoặc đến nhà hoặc
trong chùa để cúng dường uống ăn cùng các vật dụng khác. Nếu vì kiêu mạn hay
sân giận mà không tùy thuận, Bồ-tát phạm khinh cấu tội. Nếu chỉ vì lười biếng
hoặc vô tâm, hoặc có lý dochánh đáng, không thọ thỉnh không phạm.
HỎI :
Chính Phật vẫn thọ biệt thỉnh, làm sao lại chế giới cấm Tăng chúng ?
ĐÁP : Bồ-tát Tỳ-kheo phải ở
trong quy luật của Tăng chúng. Phật bảo là vô thượng phước điền. Mỗi thế giới
chỉ có một Phật nên khi thọ thỉnh, đức Thích Ca không đoạt lợi dưỡng của Phật
nào.
HỎI : Vậy
Bồ-tát xuất gia phải vâng theoPhạm VõngTâm ĐịaGiới Bổn hay Du Già Bồ-tát
Giới Bổn ?
ĐÁP : Vâng theo cả 2. Ở
trong chúng, ta vâng theoPhạm Võng kinh, đúng pháp tắc lục hòa thứ tự thọ
thỉnh. Khi ở ngoài đại giới ta vâng theoDu Già Bồ-tát Giới, để từ binhiếp thủchúng sanh, hoằng thuận giáo hóa.
Dù trường hợp
nào cũng luôn luôn trí tuệ Bát Nhãhiện tiền, vô ngãvô pháp. Lợi dưỡngăn uống
hay tài vật gì chăng nữa cũng chẳng phải của ta. Xuất gia là đã đem thân mạngcúng
dường Tam-bảo thì nhất nhấtba nghiệp phải như pháp như luật như lời Phật dạy.
Đừng giờ phút nào quên : Tất cả lợi dưỡng là của mười phương Tăng và của 8
phước điền. Không một thứ gì là của riêng ta. Giới điều không thọ biệt thỉnh là
một sự tướng điển hình. Bồ-tát Tỳ-kheo phải đỉnh đới vâng trì.
28/. BIỆT
THỈNH TĂNG
Không biệt
thỉnh ai riêng có quan hệ thân thích mà không để tâmcúng dường các vị xuất gia
khác. Phật tửtại gia thông thường kén người mình thích mới cúng dường. Đức
Phật chế lập giới này để ngăn chặn sự thiếu bình đẳng. Ai phàm ai thánh, ta đâu
có thể phân biệt. Nếu y theolời Phật dạy, theo thứ tự thỉnh một vị thì vị này
đại diện cả mười phương thánh phàm Tăng. Nên thí chủ tuy chỉ cúng một vị mà
được cả mười phương thánh phàm Tăng làm phước điền. Lại tâm niệm không lựa
chọn, một lòng cúng dườngmười phương Tăng thì phước đức như hư không. Nếu tâm
niệm chú ý vào một người thì chỉ được phước cúng một người ấy.
Luật thỉnh
chúng Tăng theo thứ tự, không phải riêng đức Bổn Sư chế lập mà là giáo pháp của
cả 7 Như Lai (Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Khí La, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm Mâu Ni, Ca
Diếp, Thích Ca). Tuy vậy, không phạm :
1. Thỉnh Tăng
để thuyết pháp, truyền giới, giáo hóa thì phải chọn bậc đạo cao đức
trọng.
2. Tùy thuậnquyền lựcquốc vương.
29/. TÀ MẠNG
Phật tửxuất
gia có 3 lối sốngthanh tịnh, tránh cho tâm địa không bị 3 độc tham, sân, si ô
nhiễm.
1. Khất thực.
2. Thọ dụngthức ăn trong chúng Tăng.
3. Thí chủ đem
đến cúng dường.
Tỳ-kheo tự tay
làm món ăn, nếu để cúng dườngđại chúng thì không phạm. Nếu tự nấu nướng cho
mình dùng, rất trái ý Phật. Tỳ-kheo cần khất thực, ai cho gì dùng nấy, không
chứa để, không lo toan, không mưu sống, một lòng rảnh rang để quán vô thườngvô
ngã. Nhất tâm cởi gỡ ngã áingã mạn, để trưởng dưỡngpháp thân tuệ mạng.
Đại Trí Độ Luận
: Tịnh Mục Nữ thỉnh vấn tôn giả Xá Lợi Phất về vấn đềtà mạng. Tôn giả đáp :
Người xuất gia làm ruộng, trồng tỉa, làm rẫy, bào chế thuốc v.v… gọi là hạ khẩu
thực. Người xuất gia ngước xem tinh tú, nhật nguyệt gió mưa, phán đoánlợi hại
để làm nghề sinh sống gọi là ngưỡng khẩu thực. Người xuất gia mưu cầu tài lợi
bên các nhà quyền quý, đi sứ bốn phương, gọi là phương khẩu thực. Người xuất
gia dùng các thứ chú thuật, coi bói xem tướng v.v… gọi là tư duy khẩu thực.
Này đại tỷ,
Tỳ-kheo khất thực là nếp sốngthanh tịnhduy nhất.
Lại có 5 thứ tà
mạng :
1/ Giả hiện
tướng khác lạ.
2/ Tự khoe công
đức.
3/ Lớn tiếng
hiện oai.
4/ Khích động
tâm người khiến cúng dường.
5/ Giả vờ ở
rừng sâu núi thẳmhy vọngdanh lợi.
30/. QUẢN LÝBẠCH Y
Giới này có 3
điều :
1- Không kính
hảo thời. Theo cổ truyền, hảo thời là những ngày tháng thiên thầndu hànhnhân
gian để thưởng thiện phạt ác. Đức Phật khuyên đặc biệt chú ý đến hảo thời vì
lòng người kính sợ chư thiên và quỷ thần nên cố gắngtu hành. Lấy những ngày cố
gắng này làm mẫu mực để tập thành thói quen. Như thế gian, hiếu hạnh là bổn
phận quanh năm và trọn đời nhưng vẫn cần đặt ra một ngày thầy cô để cổ độngnhân tâm. Phật giáo cũng có lễ Vu Lan, ngày rằm tháng 7, để nhắc nhở con cháu
cầu cho cha mẹthoát lysanh tử. Chúng ta lầm nếu cho rằng chỉ những ngày trai mới
cần như pháptu hành. Ngoài ra có thể tùy ýbuông lung tạo tội.
2- Rất sai lầm
nếu cho rằng Thanh-văn bắt buộc nghiêm trì giới luật còn Bồ-tát lợi tha nên tùy
nghiphương tiện. Có những Bồ-tát xum xoe lăng xăng, ra dáng kính quý Tam-bảo
lắm lắm. Đâu có dè thân không đúng giới luậtoai nghi. Tự mình đức hạnh không
kiện toàn làm sao giáo hóathuyết phụcchúng sanh ? Miệng nói đạo lýgiải thoátvô thườngvô ngã mà đời sống luôn biểu hiện ba độc tham, sân, si. Lời nóiviệc làm
không đi đôi thành ra đem thân hủy báng Tam-bảo. Người này ý nghiệp không vào
khuôn phép tu hành. Như thế cả ba nghiệp tương phản với chánh pháp cho nên kinh
văn gọi là ác tâm.
3- Đức Phật
không muốn có những chuyện trái ngược. Tại gia làm việc của người xuất gia như
đứng làm thầy truyền tam quy, ngũ giới, đứng chủ chỉ huy các việc trong chùa. Xuất
gia làm việc tại gia như kinh doanh buôn bán, làm ruộng trồng cây v.v… để có
lợi dưỡng nuôi chúng.
Muốn Phật pháp
hưng thịnh cần khẩn cấp vạch rõ phương thức hành động cho cả Tăng lẫn tục. Bổn
phận xuất gia phải dẫn dắt hàng tại giatu hành đúng pháp. Bồ-tát tại gia lấy
việc hộ pháp làm nhiệm vụ chính.
Không làm quản
lý cho hàng bạch y : Công việc của cư sĩ không phải là bổn phận người xuất gia
phải lo liệu.
31/. KHÔNG
CỨU CHUỘC
Kinh luật là
con mắt của nhân thiên. Tăng Ni là phước điền của thế gian, là sứ giảduy trìchánh pháp, là người lãnh đạo tất cả Phật tử, là đạo sư trên đường giải thoát. Bồ-tát
là bi mẫu cứu khổ ban vui, dẫn dắt chúng sanh về Vô-thượng Bồ-đề. Chúng ta
không thể để ngôi Tam-bảo bị hủy nhục mà không tận tình bảo vệ.
32/. TỔN HẠICHÚNG SANH
Bồ-tát lấy từ
bihỷ xả làm cơ bản, lấy lục độ vạn hạnh làm phương tiện, lấy bố thívô úy làm
phận sự. Chúng sanh có an vui Bồ-tát mới an tâm. Nuôi chó để giữ nhà thì cho
phép. Nuôi heo để bán cho người ăn thịt, nuôi mèo để bắt chuột thì cấm.
33/. TÀ
NGHIỆPGIÁC QUÁN
Bồ-tát ngoài
thời giờ hữu ích cho chúng sanh, phải thanh tịnh bặt duyên, dụng côngchánh
nghiệpxuất thế, không để quang âmtrôi qua luống uổng. Những điều trong giới
này cấm là vì tăng trưởngbuông lung, tổn hạithiện nghiệp. Thô phân biệt là
giác. Vi tếxem xét là quán. Mống khởi suy tư là giác. Trầm tư suy nghĩ là
quán. Tư duy ích nhân lợi thế là chánh nghiệptăng trưởng tâm hướng thượng. Tào
lao sáu căn vào các tạp loạn vô ích là tà nghiệp. Phá hoạiđạo pháp, hủy phạm
tâmđịa giới thể, không gì độc hại hơn những thứ này. Đã tinh tấntu phước tuệ
thì phải lìa phóng dật, tránh tất cả những duyên khiến xao lãng tâm Bồ-đề.
Trường hợp
thiện quyền, uyển chuyển tình thế, Bồ-tát tạm thời đồng sự để nhiếp hóa chúng
sanh thì được. Như Mạt Lợi phu nhân uống rượu với vua Ba Tư Nặc để cứu người
đầu bếp khỏi bị tử hình.
34/. TẠM LÌA
TÂM BỒ-ĐỀ
Tạm quên tâm
Bồ-đề không thể huân tuvạn đức, không thể hy vọngthành Phật. Bồ-tát niệm niệm
không quên bốn hoằng thệ nguyện.
Làm thế nào giữ
gìntịnh giới như ngọc minh châu ? – Thường đọc tụng, tìm hiểu khai giá trì
phạm. Tâm như kim cương, không một phiền nãophá hoại được, không hoàn cảnh nào
khiến vi phạmgiới phẩm. Luật thí dụ một người đeo trái nổi bơi qua biển lớn.
Bỗng một La-sát tới năn nỉ xin trái nổi. Dĩ nhiên là không được. La-sát thiết
tha xin một nửa. Cũng không cho. La-sát van xin ¼. Cuối cùng chỉ xin một châm kim.
Cũng không đồng ý. Tại sao keo kiệt quá vậy ?
Phật tử qua
biển sanh tửhoàn toàn nương vào tịnh giới. Quỷ phiền nãobức bách đến đâu cũng
không dám tơ hào vi phạm mới bảo toàn được tuệ mạng. Kinh kể một chuyện có thật
: Thời Phật còn tại thế. Bọn cướp đi ngang qua một khu rừng, thấy một Tỳ-kheo
đang hành thiền, sợ bị lộ tông tích, muốn giết đi cho xong. Một người am hiểu
đưa ý kiến : Giới luật Tỳ-kheo không được bứt cây cỏ sống. Ta chỉ cần cột hai
tay họ vào cỏ tranh là xong việc. Quả thật, Tỳ-kheo đành ngồi im. May sao một
quốc vương đi săn ngang qua, hỏi biết chuyện, mở trói cho Tỳ-kheo, đưa về tịnh xá
Phật.
Tín tâm lành
đối với đại thừa là tin chắc mình có Phật tánh chánh nhân, mai sauquyết định
sẽ thành Phật quả. Thiếu chánh tínđại thừa, chẳng những tự độ không trông mong
mà lợi tha càng trễ nải.
a/- Tín tâm
lành đối với đại thừa là Tín.
b/- Hộ trìcấm
giới là Hạnh.
c/- Tự biết
mình là Phật chưa thành là Giải.
Trí thểbản
giác là đại Bồ-đề tâm.
Một niệm tuy
rất ngắn và tạm thời nhưng nó có thể làm gốc gây thương tổn cho Phật chủng. Để
ngăn ngừa ma nghiệp, một niệm thoái thất Bồ-đề tâm, Bồ-tát phải thận trọngsám
hối.
35/. KHÔNG
PHÁT NGUYỆN
Phát nguyện là
vấn đềhết sứctrọng yếu để hạnh Bồ-tát không thoái lui. Hạnh có thành thục mới
hy vọng quả Phật. Tự vạch một hướng đi thẳng về đại viên giác diệu trang nghiêm
mới không bị ma thâu nhiếp, tránh những nguy hiểm đọa lạc. Nguyện là lập chí.
Thệ là quyết định mạnh mẽ thực hiện. Bồ-tát phát nguyện :
1. Hiếu thuận
với cha mẹsư tăng Tam-bảo.
2. Giữ vững
giới luật.
3. Gặp thầy hay
bạn lành đồng học kinh luật đại thừa.
4. Tiến tu 10
Tín, 10 Trụ, 10 Hạnh, 10 Hồi Hướng…
5. Đi trọn vẹncon đường Bồ-đề.
36/. KHÔNG
PHÁT THỆ
Vì sức mạnh của
tập quán hết sức mãnh liệt, tội chướng từ vô thủyvẫn cóáp lực nặng nề đến
bước tiến giải thoát cho nên Bồ-tát phải lập thệ. Nguyện như thầy dẫn đường
khỏi lạc. Thệ như người đi sau thúc đẩy để bảo đảm không lui sụt. Thệ bảo vệ
cho nguyện được kiên cố. Nguyện như cầm dây cương. Thệ như roi thúc giục.
Bồ-tát lập bốn
hoằng thệ :
1) Xa lìadục
nhiễm.
2) Giữ mình
chân chánh xứng thọ cung kínhcúng dường.
3) Sáu căn
trong sạch.
4) Độ tất cả
chúng sanh đồng thành Phật đạo.
37/. VÀO NƠI
HIỂM NẠN
Đầu đà : Nạo
sạch phiền não ẩn tàng trong tâm từvô thủy. Tăng trưởngthiện căncông đức.
Hồi hướng Vô-thượng Bồ-đề.
12 hạnh đầu đà
:
1) Ở nơi thanh
vắng.
2) Khất
thực.
3) Y phấn
tảo.
4) Ngày một bữa
ngọ.
5) Không uống
nước phi thời.
6) Không ăn đến
no.
7) Ở ngoài gò
mả.
8) Ở gốc
cây.
9) Ở nơi không
mái che.
10) Thường ngồi
không nằm.
11) Thứ lớp
khất thực.
12) Không chứa
y dư.
Hạnh đầu đà
không bắt buộc, tùy nguyện mỗi người.
Hy sinh chỉ khi
nào cần thiết. Còn ỷ mình cao đạo, dấn thân vào chỗ tai nạn, chịu khổ vô ích là
ngu si. Những nơi nhiều kiến muỗi ruồi, không đủ vệ sinh cũng là hiểm nạn.
38/. TRÁI
TÔN TI THỨ TỰ
Căn cứ giới lạp
nhiều ít mà phân chia cao thấp. Trường hợp không phạm :
a- Đại chúng đã
an tọa đâu đấy. Dù là người trên nhưng đến sau nên nhũn nhặn ngồi dưới.
b- Pháp sư bắt
buộc phải ngồi tòa cao.
c- Vô tình bất
ngờ.
Có người ngại :
Phật pháplưu hành trong thế gian mà đảo lộntrật tựcha con vua tôi thì đời
sống sẽ mất bình an. Đáp : Tinh thầnđại nghĩatrung hiếu không đâu hơn Phật
giáo. Nhưng tối yếu phải tôn trọnggiới pháp. Trường hợpquốc vươngcha mẹ còn
cố chấp thì đạo làm con và bề tôi phải tùy duyên cho ổn thỏa. Phật đặt ra giới
luật người xuất gia không đỉnh lễcha mẹ vua quan chính là vì sợ tổn đức cho
người tại gia.
Giới này cả 7
chúng, đại thừatiểu thừa đều vâng giữ. Kinh Thiện Sanh : Ưu-bà-tắc đi trước
người xuất gia đã thọ giới, mắc tội thất ý.
39/. KHÔNG
TU PHƯỚC TUỆ
Chim cần hai
cánh, xe cần hai bánh. Người tu cần phước tuệ. Có phước như thuyền có chèo, có
tuệ như thuyền có lái, không thể thiếu một.
Kinh kể chuyện
: Một A-la-hán được sự cúng dường quá thiếu thốn thậm chí cơm không đủ no. Phật
dạy : Đây là vì quá khứ ngài kém tu phước.
Đồng thời vua
có con voi, cho ăn ở sung sướng lại còn anh lạctrang nghiêm. Phật dạy kiếp
trước nó có tu hành nhưng chỉ để tâm về sự tướng, không có trí tuệgiác tỉnh.
Làm nhiều phước duyên nhưng giữ giới luật không đúng ý nghĩa nên đọa làm bàng
sanh.
Tài thí là tu
phước, pháp thí là tu tuệ.
Bồ-tát khuyến
hóa các Phật tử làm phước, cẩn thận chớ có cưỡng ép. Lui tớithường xuyênquấy
rầy. Người ta thoái tín tâm. Mượn việc công để lợi ích riêng tư là giặc trong
cửa Phật.
Tu phước mà có
tuệ, hằng quán tam luânkhông tịch, mới thật là Bồ-tát hạnh. Cho nên kinh văn
dạy : “Phải giảng nói kinh luật đại thừa” để khai tuệ cho chúng sanh. Kinh luật
đại thừa xuất sanh tất cả các thiện pháp môn nên có thể cứu sanh độ tử, lưỡng
lợi âm dương, trị liệu tất cả thân bệnh tâm bệnh, cứu gỡ hết thảy hiểm nghèo.
Nếu hay đọc tụng giảng nói thì bất luận hoàn cảnh nào, ta người đều lợi ích.
40/. KHÔNG
BÌNH ĐẲNGTRUYỀN GIỚI
Truyền trao
giới pháp, nhiếp thủchúng sanh vào đại đạo, là trách nhiệm của Bồ-tát.
Trong sự không
lựa chọn vẫn phải có lựa chọn. Không cho người đã phạm một trong 7 nghịch thọ
giới. Phải đã phát Bồ-đề tâm, hiểu lời nói của giới sư, y phụchoại sắc.
41/. VÌ LỢI
LÀM THẦY
Tự mình không
tài đức mà miễn cưỡng làm thầy để cầu danh lợi.
Muốn thọ Bồ-tát
giới, điểm chính yếu phải thông hiểugiáo phápđại thừa, tin tâm mình có thể
thành Phật. Muôn pháp lành từ đây phát sanh. Phải nhớ rằng : Không thiện tri
thứcdạy bảo thì dù có sẵn Phật tánh cũng không thể thành Phật.
Bậc thầy phải
rành rẽ con đường Bồ-đề để dẫn bước hậu lai :
1. Thập Tín.
2. Thập phát
thú tâm : Tập chủng tánh : 10 Trụ. Do tu phápkhông quán, trí tuệ khai phát
thành nhất thiết trí, chứng bất thoái (Trụ).
3. Trưỡng dưỡng
tánh : Tánh chủng tánh: 10 Hạnh. Trưởng dưỡngtâm từchân đế vào tục đế, lợi
ích tất cả chúng sanh, tiến tugiả quán, phân biệtchủng tánh sai khác của
chúng sanh trong 10 pháp giới, trưởng dưỡngthánh thai, thấy lý tục đế, pháp
nhãn khai phát, thành đạochủng trí. Thập trụ ở trên ngộ lý chân đế. Từ đây thú
hướng tu hành nên gọi là Hạnh.
4. Bất khả
hoaïi tánh : Đaïo chủng tánh : 10 Hồi Hướng : 10 Kim Cương tâm. Tu pháp quán
trung đạo, nhậm vận thi thiết vô công dụng đạo (không dùng công phu. Việc này
phàm trí suy tư không thể hội. Tạm thí dụ như người đánh máy chữ hay đi xe đạp.
Lúc mới tập phải lưu ýdụng công. Đã thuần thụckhông cần dụng công). Hạnh
nguyện, sự lý đều dung thông, lưu nhập trong pháp giới. Đem sự tu hướng về lý tánh
nên gọi là hồi hướng. Lý tánh bền như kim cương nên gọi là bất khả hoại. Chánh
tu (đạo) phát sanh Phật quả nên gọi là đạo chủng tánh.
5. Chánh pháp
tánh : Thánh chủng tánh: Chánh giác tánh : thập Địa + đẳng giác + diệu giác. Từ
sơ Địa trở đi, quán trung đạo, dùng trí đoạnnghi hoặc. Mỗi Địa phá một phần vô
minh. Đến kim cương vị trừ sạch vô minh là thành Phật.
Bồ-tát pháp sư
cần hiểu rõ những tánh nói trên nhất là những quán haïnh đa thiểu. Tập chủng
tánh tu không quán ít đến trưởng dưỡng tánh tu không quán nhiều. Tánh chủng
tánh tu giả quán ít đến bất khả hoại tánh mới nhiều. Đạo chủng tánh tu trung
quán ít đến chánh pháp tánh mới tu nhiều.
Cũng có nơi cho
rằng : Từ sơ Địa đến Địa 4 quán vô tướng ít hữu tướng nhiều. Từ Địa 5 đến Địa 7
tu hữu tướng ít vô tướng nhiều. Từ Địa 8 đến đẳng giác thuần vô tướng quán.
Xuất nhập :
xuất định và nhập định.
Sơ thiền : giác
+ quán + hỷ + lạc + nhất tâm = 5 chi.
Nhị thiền : nội
tịnh (+ hỷ + lạc + nhất tâm).
Tam thiền : xả
+ niệm + huệ (+ lạc + nhất tâm).
Tứ thiền :
không khổ không vui (+ xả).
Tổng cộng có 10
pháp duïng trong thiền quán. Bốn thiền là thiền địnhthế gian nhưng nương đây
tiến vào thánh vị nên Bồ-tát cần thông hiểu để tự lợi lợi tha.
Không hiểu giới
tướng khinh trọng trì phạm thì không thể quyết nghi xuất tội. Không hiểu đệ
nhất nghĩa đế thì mù mờ nơi giới lý (thể tánh của giới), không thể phát chântín
giải. Không hiểu tập chủng tánh v.v… thời mù mịt nơi định cộng giới, không thể
tu chứngquả vị.
42/. VÌ KẺ
ÁC NÓI GIỚI
Thông hiểugiới
luật mà vì danh lợi giảng nói cho những người không tin, không ưa Phật pháp.
Đức Phật vì đệ
tử chế định giới luật nên giới luật chỉ cần dùng cho sự sinh hoạt trong nội bộ.
Đem ra giảng nói với người ngoài chẳng những vô ích mà còn gây những phỉ báng,
mua tội cho chúng sanh, đem bất lợi cho đạo pháp. Bồ-tát phải có trí tuệ biết
ai là pháp khí mới cho nghe giới luật.
Giới Tỳ-kheo
tuyệt đối cấm người chưa thọ giới không được xem và nghe. Bồ-tát giới, người
chưa thọ không được tham dự nghe ngày bố tát. Còn những trường hợp giảng ý
nghĩa của giới thì được nghe cũng được xem giới bổn. Nhưng phải xét người.
43/. CỐ KHỞI
TÂMPHẠM GIỚI
Vô ý lỡ phạm
tuy không thể nói là vô tội nhưng rất nhẹ. Cố ývi phạmgiới luật, không hổ
thẹn. Tự mình đã không giải quyết được sự sa đọa, làm sao còn có thể là phước điền
cho các thí chủ ? Cho nên mỗi khi vi phạm phải chí thành khẩn thiết sám hối.
Câu Xá Luận :
Người phạm căn bảntrọng tội không cho ăn một miếng nhỏ thực phẩm của đại
chúng. Không cho gót chân được đặt vào chỗ cư ngụ của đại chúng.
Đại Trí Độ Luận
: Mỗi giới Bồ-tát có 10 thiên thần theo ủng hộ. Bồ-tát đầy đủ giới phẩm, vua Đế
Thích và chư thiên theo hầu. Nếu hủy phạm thì có đại quỷ luôn án trước mặt,
khiến mất an ổn, gặp nhiều tai nạn.
Cũng như ở nhân
gian, người có địa vị tôn quý ngựa xe lính hầu luôn ở bên mình. Một khi đã trái
phạm phép nước thì liền bị tống giam, ngày đêm có ngục tốtcanh giữ. Ngục tốt
chẳng những kèm hãm khiến người ấy mất tự do lại còn không chút vì nể, mắng
nhiếc là gã bợm giặc.
Bọn trộm cướp
tuy là đại ác nhưng được nghe giảng về tội phước, có khi cũng biết kinh sợ. Còn
những người nương hình tướngxuất gia, tiếp thọ của cúng dường mà không nghiêm
cẩngiới luật, bị mắng là bợm giặc, ai bảo là không đúng ?
Người phá giới,
oai nghi không phấn chấn, suy tướnghiện tiền nên tất cả chúng sanh đều không
muốn nhìn ngó huống nữa là sống chung.
Luật Thanh-văn
không kết tội hủy giới thọ tín thí, cũng không kết tội phạm giới trong tâm
niệm. Chỉ khi nào hiện tướng ở thân miệng mới kể là thật sự phạm giới. Bồ-tát
phải giữ gìnnội tâm nghiêm mật, khởi tâm động niệm mỗi giây mỗi phút phải tự
cảnh tỉnh.
Hãy nghe công
hạnh người xưa : Tổ Hành Nhạc trọn đời mặc một áo bông vải thô xấu. Tổ Thiên
Thai 40 năm một chiếc nạp y. Tổ Vĩnh Gia không mặc áo tơ tằm. Tổ Kinh Khê trong
thất chỉ một cái đơn. Quý ngài thâm hiểu đại thừa nên mới có nếp sống y ly như
vậy.
44/. CÚNG
DƯỜNG KINH LUẬT
Pháp bảo là mẹ
chư Phật. Quả Vô-thượng Bồ-đề từ kinh luật xuất sanh. Tôn trọngdiệu pháp mới y
đây tiến tu. Hành vi mới cố gắng thể hợp chánh đạo. Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa
chúng sanh, đều nương cậy ở kinh điển. Làm sao không cung kínhcúng dường ? Tuệ
mạng Như Laihoàn toàn nằm trong tam tạng, không cúng dườngkinh điển còn cúng
Phật ở đâu ? Nhất tâmthọ trìđọc tụng kinh luật đại thừa là đệ nhất cúng
dường. Xả thânhọc đạo, tận tình truyền bálưu thông, giảng nói không chán mỏi
là biết đền ơn Phật.
Bồ-tát phải
vâng theo 5 việc : thọ trì, đọc tụng, lưu thông, cúng dường, như phápthực
hành. Hiện nay kỹ thuật ấn loátrất tiến bộ, Phật tửxuất giatại gia ấn tống
kinh luật là phương tiệntối thắng để cúng dườngpháp bảo.
45/. KHÔNG GIÁO
HÓA CHÚNG SANH
Bồ-đề tâm là
động lựcthành Phật nên Bồ-tát phải giáo hóachúng sanhphát tâm Bồ-đề. Kinh
Pháp Hoa : “Nếu đem tiểu thừagiáo hóa là ta bỏn sẻn”. Thường khởi tâmđại bi.
Thiết tha liên tụccứu khổchúng sanh. Lấy việc này làm khẩn thiết.
Phật Pháp Tăng
là phước điềnquý báu. Một thiên tử ở cõi trời Đao Lợi biết mệnh chung sẽ đọa
làm heo, vội quy y Phật liền thoát thân heo, sanh làm con nhà trưởng giả. Chúng
sanh nào cầu thoát sanh tử cũng phải quy y Tam-bảo.
Tỳ-kheo tụng
kinh trong rừng. Một con chim nghe âm thanh, rất ngưỡng mộ. Đang mải nghe, chim
bị bắn chết. Thần thức lên trời Đao Lợi, thiên nhãn biết kiếp trước mình là
chim ở chỗ ấy. Vội đem hoa hương tới chỗ Tỳ-kheo. Tỳ-kheo giảng pháp yếu. Ông
trời liền chứng Tu-đà-hoàn.
Phật nói pháp ở
thành Ba La Nại. Một đàn nhạn đáp xuống nghe, bị thợ săn bủa lưới. Xả thân, cả
đàn sanh lên trời. 500 thiên tử xuống nhân gian, cúng dường Phật, nghe pháp, tất
cả đều chứng Tu-đà-hoàn.
Luật dạy Bồ-tát
mỗi khi gặp bất luận con gà hay con kiến, liền tâm nghĩ miệng nói : “Các ngươi
phát Bồ-đề tâm”. Đây là dùng tâm lực kêu gọi sự thức tỉnh.
Trong kinh Kim
Quang Minh, Lưu Thủytrưởng giả thấy một cái ao cạn nước, hàng vạn con cá lâm
nguy. Ông vội mượn voi của vua, chở nước cấp cứu. Thấy đàn cá sung sướng bơi
lội, ông cảm hứng hô lớn danh hiệuđức Bảo Thắng Như Lai những mong cho cá nhờ
thần lực Phật thoát khổ.
Tưởng như xong
việc thì thôi. Không dè một bữa kia, ánh sáng chói lòa từ trên trời rọi xuống.
10.000 thiên tử tự xưng là hậu thân của đàn cá, đem các thứ châu báu đến quỳ
lạy tạ ân.
Luật Sadi kể
chuyện : Ngài Xá Lợi Phất đi khất thực, gặp một con chó bị chủ chặt chân ném
xuống hố. Ngài cho nó ăn cơm. Chó vẫy đuôi mừng. Ngài giảng pháp cho nó nghe.
Thân đói khát phải chết nhưng pháp hỷnuôi dưỡngtinh thần. Chó sanh vào nhà
ông trưởng giả được tên Quân Đề. Bảy tuổi, đứng chơi ở cửa. Ngài Xá Lợi Phất đi
qua. Ân tình đã ghi sâu trong tạng thức nên chú bé quấn quýt mời ngài vào nhà,
xin cha mẹcúng dường và nhất định theo ngài Xá Lợi Phấtxuất gia. Về sau chú
bé chứng quả A-la-hán.
Người kể chuyện
sau này tên Hải Triều Âm ở tịnh thấtLinh Quang, thôn Phú An, Đức Trọng, Lâm
Đồng : Vào khoảng năm 1985, trong nhà có rất nhiều chuột, mỗi tối tôi để cho họ
một chén cơm ở góc nhà. Sáng nào cũng hết sạch. Không bao giờ chuột gặm nhấm
kinh sách, quần áo chăn mùng cho đến trái cây ở trên bàn Phật. Năm này sang năm
khác. Chỉ cứ cái thùng đựng giấy bỏ, là họ thường tới lui, cắp giấy đem về lót
ổ nuôi con. Tôi ngồi ngay tại bàn đọc sách. Họ thản nhiên đi lại như biết chắc
thùng giấy này tha hồ ta có quyền sử dụng.
Sư cô Thanh
Đức, một đệ tử ở Sài Gòn lên thăm, nghỉ một đêm. Chiều hôm sau, bỗng Sư cô la
thất thanh : “Chuột cắn hết tiền của con rồi”. Sư cô đem lên Phú An 200.000
đồng (hồi đó là món tiền lớn) định mua đất để làm cốc ở riêng một mình. Sợ Thầy
biết nên đem giấu trong một tấm y. Cả ba tấm y để trong túi. Túi y giấu trong
đống chăn mùng, xếp cả trong một cái tủ không có cánh đóng mở. Tất cả chăn mùng
vẫn y nguyên. Túi không bị rách. Ba tấm y an lành. Nắm tiền nát bấy không còn
vớt vátsử dụng được lấy một đồng.
Nhớ hồi xưa,
tôi nhập thất tại một ngôi nhà trong khuôn viên chùa Vạn Đức ở Thủ Đức. Vùng đó
có nhiều chó. Tôi xin bà giáo Khôi phát tâm thuê một người thổi cơm. Cứ 4 giờ
chiều là mấy chục con chó từ các nơi đổ về đầy sân. Mỗi con chỉ một tô cơm
không. Ăn xong ra về. Dù mưa bão vẫn đến. Tự biết phận ăn nhờ, không hề cắn sủa
nhau.
Gạo để ở trước
chánh điện. Hàng ngày tôi trì chúDược Sưcầu nguyện cho những con vật này sớm
được giải thoát. Chợt một hôm, vài chú chuột rụt rè từ cửa sổ vào tới bao gạo.
Tôi nghĩ : “Đã bố thí thì chó hay chuột đều có phần”. Nên tôi cứ mặc. Thế là cả
họ nhà chuột xô nhau tới. Có con ăn rồi về. Có đứa ở lại luôn. Chúng tôi hòa
bình chung sống một thời gian dài. Cho tới một hôm, như thường lệ, tôi để mâm
cơm trước mặt, xới sẵn một chén cơm. Tôi chắp tay nhắm mắt đọc bài cúng dường.
Đọc xong, tôi mở mắt ra, thấy một chú chuột ngồi ngay trên chén cơm, hai tay
bốc ăn ngon lành. Tôi xua chú chạy và trong lòng tự nghĩ : “Thế này thì quá
lắm, không thể được”. Từ hôm ấy, trong thất không còn một con chuột. Chúng lặng
lẽ bỏ đi lúc nào không hay. Từ đấy không một con nào quay trở lại dù là tạ gạo
vẫn mở ngỏ trước chánh điện.
Lại một thời
gian lâu lắm về sau, một hôm tôi xuống bếp. Cô thị giả thổi cơm. Chỗ ống khói
có tiếng mèo kêu. Tôi vội bảo thị giả đun chỗ khác. Vì chỗ ấy chắc có con mèo
hoang nào bị hun. Từ đó mỗi bữa tôi để ở chỗ ấy một chén cơm. Ngày nào cũng hết
sạch. Rồi một ngày kia, tôi bỗng thấy ngay trong phòng tôi, nép trong xó cửa
một con mèo và 3 con nhỏ xíu. Luật Bồ-tát giới cấm không được nuôi mèo chồn nên
tôi phiền lắm, rất không muốn mẹ con nó ở đó. Ra vào, tôi vẫn trông thấy mẹ con
nó núp dưới hốc cửa nem nép sợ hãi. Cho tới một hôm, đứng trước tủ, tay mở cửa
tủ, nhìn ra chỗ mẹ con nó ẩn núp, trong tâm tôi nghĩ rằng : “Thôi, đành phạm
giới luật. Nuôi mẹ con nó vậy. Chúng nó khổ thế kia, nỡ nào !” Tay tôi chưa rời
cánh tủ, 3 con mèo con đã chạy ra, bổ nhào vào chân tôi.
Rõ ràngtrực
giác của loài vật rất mạnh. Tâm Phật, tâm mình và tâm chúng sanh không hề gián
cách. Tâm Bồ-tát tha thiết quyết có ảnh hưởng lớn tới chúng sanh. Đức Phật sai
ngài Mục Kiền Liên đến một thành nọ giáo hóa, dân chúng vui vẻrăm rắpquy y.
Phật kể chuyện : Một kiếp xa xưa, một tiều phu đẵn củi trong rừng, động phải
một tổ ong. Cả đàn bay ra. Ông tiều vừa chạy vừa la : “Khi ta đắc đạo, quyết sẽ
độ cho các ngươi đồng giải thoát”. Ông tiều phu là Mục Kiền Liên ngày nay. Đàn
ong là dân thành kia. Vì tâm độ chúng sanh đã thuần nên Phật tử cứ gặp loài nào
là phát tâmtế độ. Quên cả đau khổ bị ong đốt, nghiệp lựcthánh thiện của ông
tiều đã mở ra nhân duyên khiến cả thành chịu sự giáo hóa.
46/. KHÔNG
ĐÚNG NGHI THỨCTHUYẾT PHÁP
Pháp sư phải
ngồi tòa cao. Dạy người cung kính trong khi nghe pháp là việc trọng yếu. Coi
thườngPhật pháp chiêu vời những quả báo nguy hiểm. Luật Tỳ-kheo rất kỹ về nghi
thứcthuyết pháp. Đối với pháp sư phải hiếu thuận như đối với cha mẹ. Kính
thầy, trọng pháp, mới có thâm nhập.
47/. CHẾ HẠN
PHI PHÁP
Tự ỷ uy thế,
phá hoạiPhật pháp. Hoặc nương cậy quyền thế, làm tổn hoại Tam-bảo, khiến
thuyền chánh pháp bị đắm chìm, ánh sáng trí tuệ bị che lấp.
Không cho xuất
giathọ giới là phá hoạiTăng bảo. Không cho tạo lập hình tượng là tiêu diệtPhật bảo. Không cho ấn hànhkinh điển là tiêu diệtPháp bảo. Thế gian mất nơi
nương tựa, trở thànhhắc ám và tội ác. Thật là đáng sợ.
Tiến thêm bước
nữa, đặt các chức quan hạn chếhoạt độngtôn giáo. Lập sổ bộ ghi chép danh sách
chúng Tăng. Triệt đểhạn chế còn nói gì đến tôn kính.
Kinh Phó Pháp
Tạng : Xà Dụ Na tôn giả vào thành khất thực, nhìn lên cây thấy một con chim.
Ngài cười nói với thị giả : “Một kiếp xưa, ta muốn xuất gia. Đứa con lên 6 tuổi
ôm chặt lấy chân kêu khóc. Vì nó mà ta không được toại nguyện. Tới nay đã trải
qua 91 kiếp, nó đã chịu không biết bao nhiêu thống khổ. Nay mới gặp nhau. Ta
cảm thương mà không biết làm sao cứu vớt”.
Kinh Lão Nữ
Nhân : Một bà già vừa nghe chánh pháp liền khai ngộ. Phật thọ ký cho lâm chungvãng sanhcõi PhậtA Di Đà. Ai nấyngạc nhiên. Phật giải thích : Đây là mẹ ta
thời quá khứ. Đức PhậtCâu Lưu Tônxuất thế, ta muốn xuất gia. Bà quyết địnhngăn cản nên đã chịu khổ bấy nay.
Kẻ quyền quý ở
thế gian chẳng nên bạc đãi Tăng nhân. Tăng nhân cũng cần tinh thầnvô úy, chớ
làm tay sai cho họ.
Quan thái thú ở
Hàng Châu tên Bạch Cư Dị vào núi thỉnh pháp. Ô Sào thiền sư dạy : Chư ác mạc
tác, chúng thiện phụng hành. Quan phiền trách : Câu nói ấy thì trẻ nít cũng
biết. Sư đáp : Trẻ nít nói được nhưng ông già 80 chưa làm được. Quan thái thú
từ đó trở thành một Phật tửthuần thành.
Vua Đường Thái
Tông 3 lần hạ chiếu thỉnh Tứ Tổ Đạo Tín về kinh đô. Tổ đều chối từ. Lần thứ tư,
vua sai sứ nghênh thỉnh với sắc lịnh nếu không tuân thì chém. Tổ khẳng khái đưa
cổ ra dưới lưỡi gươm sáng ngời. Sứ giả không dám hạ thủ, trở về tâu vua. Vua
kính phục gởi lễ vật rất hậu cúng Tổ. Từ đấy không dám quấy nhiễu Tổ nữa.
Người lãnh đạoquốc gia vì hộ pháptrừng trị những hư đốn trong các chùa, đã không phạm giới
còn được vô lượngcông đức.
48/. PHÁ
DIỆT PHẬT PHÁP
Giới trên răn
hàng Bồ-tát tại gia không được phá hoạiPhật pháp. Giới này đức Phật ngăn cấm
hàng xuất gia. Rường cột trong Phật pháp mà lại vì tài lợicá nhân, phá hạiđồng
đạo, tổn thươngchánh pháp. Bên trong phá hòa hợp chúng, bên ngoài đoạn tuyệt
lòng kính tin Tam-bảo của người đời.
Nghe một tiếng
hủy báng Tam-bảo, Bồ-tát đau đớn như hàng trăm ngọn giáo đâm vào tim. Dao gậy
đánh chém đau đớnmuôn phần nhưng chỉ một thân ta đau. Hủy diệt chánh pháp làm
cho vô lượngchúng sanh mất tín tâm, chìm trong biển khổ luân hồi, biết đến bao
giờ mới có ngày giải thoát.
Kinh Đại Tập :
Người xuất gia cạo đầu đắp y là đã có dấu ấn Niết-bàn. Dù không nghiêm trì giới
cấm, nếu còn có tâm tin kính Tam-bảo, còn có thể nói pháp cho hàng nhân thiên. Nếu
đánh đập hay đoạt đồ tư dưỡng sanh mạng cũng là móc con mắt tuệ của thế gian.
TỔNG KẾT
Không những
hàng tân học phải nghiêm mật thọ trì mà quá khứhiện tạivị lai Bồ-tát đều phải
tụng đọc. Mục đíchthọ giáo pháp là cầu giải thoát. Không tinh tấn tức là đã
quên bổn nguyện. Kinh Xuất Diệu : Mùa nắng ao nước sắp cạn mà đàn cá không biết
vẫn nhởn nhơ. Loài người cũng vậy. Già chết đến nơi. Chẳng ai bận lòng. Chỉ mải
lo đầu ruồi tai ếch, mãi tìm thú vui tạm bợ. Đức Phậtân cần nhắc nhở chúng ta
phải từng giờ từng phút y theochánh pháp, siêng năng thật hành.
KẾT KHUYẾN LƯU THÔNG
Phẩm Tâm Địa
đoạn đầu nói về giới thể (giới tánh). Đoạn sau rành rẽ giới tướng. Chúng ta đã
nhiều đời trồng thiện căn sâu dầy mới được gặp nên phải thận trọng phụng trì.
Đức Lư Xá Na đã tu tập cả trăm kiếp mới chứng được tâm địa này. Chư Phật quá
khứhiện tạivị lai đều thọ trì và truyền lại cho các Bồ-tát. Đây là bổn nguyên
tâm địa của chư Phật. Chúng sanhmê muội cứ tham chấp thân cảnh hư vọng, sanh
các phiền nãotham sân si, mở ra các nghiệp hữu lậu mà chịu khổ mãi trong đường
luân hồi sanh tử.
Đức Thích Ca
Mâu Ni Phậttùy thuận theo chư Phật, tụng 10 trọng 48 giới khinh, mở đường cho
chúng sanh nhận được tâm Phật của mình. Tương lai sẽ cùng đức Lư Xá Na ở đài
sen ngàn cánh. Đời đời thoát ba ác đạo và tám tai nạn.
Ngàn trăm ức
Thích Ca ở ngàn trăm ức thế giới cũng đồng giảng như vậy. (Từ cung đại tự tại
thiên vương đến dưới gốc Bồ-đề, thuyết pháp 10 chỗ.)
Tâm taïng.
Thông nghĩa : Trong pháp giới, tâm thể bản giác hàm chứa tất cả pháp. Biệt
nghĩa : 30 tâm trong ngôi vị tam hiền.
Địa Taïng.
Thông nghĩa : Tâm thể các pháp bình đẳng không hai, xuất sanh tất cả thiện phápcông đức. Biệt nghĩa : 10 Địa.
Giới taïng :
Thông nghĩa : Tâm thể xa lìa tất cả lỗi lầm, đầy đủ oai nghi. Biệt nghĩa : 10
trọng 48 khinh.
Vô lượng haïnh
nguyện taïng : Thông nghĩa : Từ tâm thể phát sanh. Thực hành các thiện pháp gọi
là hạnh. Thiện niệm giữ gìn hạnh ấy gọi là nguyện. Vô lượng hạnh như biển cả
không cùng. Vô lượng nguyện như hư không không tận nên gọi là tạng (lục độ vạn
hạnh).
Nhân quảPhật
tánh thường truï taïng : Nhân là chỗ tu hành. Quả là chỗ chứng đắc. Nhân quả
đều tại tâm thể Phật tánh khôngsanh không diệt. Tự tánh bao trùm phàm thánh,
suốt xưa nay, khắp pháp giới nên gọi là tạng.
Tâm tạng, địa
tạng, giới tạng chính là Bồ-tát tâm địa giới này. Đại hạnhđại nguyện do giới
này phát sanh. Chánh nhân chánh quả do giới này mà được. Thường trụPhật tánh do
giới này mà chứng.
Tất cả chư Phật
giảng thuyếtvô lượngpháp tạng như thế đã xong. Chúng sanh trong thế giới này
và ngàn trăm ức thế giới kia đều hoan hỷphụng hành. Cơ giáo khế hợp hoàn hảo.
VĂN KẾT. Rời
giới thể, không tỏ ngộ giới tánh, chỉ trì giới tướng, không gọi là chân thậtthọ trì. Điều này rất quan trọng nên dầu khó dầu sâu, người tu phải cầu tỏ ngộ.
Vì thế Bồ-tát giới gọi là tâm địapháp môn. Tâm địa tức là bổn tâm tự tánh của
mình. Chính từ chân tâm bổn tánh mà có Bồ-tát giới này. Thọ trì Bồ-tát giới là
ương giống Phật tánh. Muốn mai đây thành cây, đơm bông bi trí, kết quả Bồ-đề,
phải : 1) Phát tâmthành Phật. 2) Tin mình có tánh Phật. 3) Tin rằng đã có tánh
Phật mà chăm tu thì thế nào cũng thành Phật. 4) Dõng mãnh thực hành lời Phật
Tổ.
TRÌ PHÁP
ĐƯỢC LỢI ÍCH
Tâm địađại
giới phải đủ định tuệ mới có thể phụng trì. Định lực mạnh, không bị sự vật
chuyển động, giữ gìngiới hạnh trước sau không dời đổi. Tuệ lực mạnh đoạn hoặc
chứng chân, viên dungsự lývô ngại. Chẳng những tương lai quyết địnhthành
Phật mà hiện tại còn được hưởng 5 lợi ích :
1). Cùng khí
phần chư Phật giao tiếp, nối nắm tuệ mạng chư Phật nên ma quỷxa lìa, thánh đạotăng trưởng, nối thịnh Phật chủng.
2). Oai lực của
giới đức khiến chánh kiếnphân minh, nội tâmvững vàng, không bị những thống
khổ lúc lâm chungkhủng bố, định tuệ tự tại an lạc.
3). Tăng thượng
duyênvô cùngtrọng yếu là pháp lữ hiền thiện để cùng tiến bước trên đường
Vô-thượng Bồ-đề.
4). Giới phẩmtrọn vẹn, công đức đầy đủ.
5). Xứng tánh
khởi tu, phước đức do trí tuệ được viên mãn. Toàn tu hiển tánh, tuệ nhờ phước
đức được viên minh.
Bộ Hợp Chú :
Tánh giới tức chánh nhân lý thể, chính là pháp thân đức. Nghiêm trì giới tướng
tức duyên nhânphước thiện, chính là giải thoát đức. Ngộ tánh của giới tức là
liễu nhântrí tuệ. Chính là Bát Nhã đức.
Thọ giới này là
vào hàng chư Phật.
KHUYÊN QUÁN
GIỚI THỂ. Bổn nguyên tâm địa thuộc trung đạoliễu nghĩa, không lý luận. Nên
phàm phuchấp tướngdĩ nhiên không thể được diệu giới pháp này. Nhị thừa thủ
chứng Niết-bàn, diệt thọ chấp không. Dĩ nhiên cũng không gieo giống được.
Bổn nguyên tâm
địa, chúng sanh và Phật bình đẳng. Đúng lý phàm phu và nhị thừa đều có thể tín
thọ gieo giống. Sở dĩ họ vô phần vì không biết quán thật tướng.
Muốn nẩy mầm
Bồ-đề phải quan sát các pháp tánhkhông tịch. Vô tướng nên gọi là thật tướng
tức là tâm thể bổn nguyên viên mãnthanh tịnh.
Cần trang nghiêmtâm địa bằng 2 phương tiện :
a/. Quan sát
thuộc về lý gọi là trí tuệtrang nghiêm.
b/. Trì giới
thuộc về sự, gọi là công đức trang nghiêm. Phải cần song song lý sự. Như người
rửa tay, đồng thời cả hai, kỳ cọ lẫn nhau cùng sạch, không cái nào trước cái nào
sau. Tuệ giải và diệu hạnh, Bồ-tát tuần tựnhư pháp khéo học tập mới có thể
chân thậttương ưng.
Kệ rằng : Nơi
học nơi vô học,
Chớ mống tưởng
phân biệt.
Toàn tánh khởi
tu là vô học mà luôn học. Toàn tu tại tánh là luôn học mà vẫn vô học. Đạt thật
tướngchân tánh nên trong nhất tâm đủ cả vạn hạnh.
Nghĩa là nếu
động niệm phân biệt tức thuộc về tác dụnghoạt độnghữu vi của tâm thức. Không
phải là Bát Nhãchân trívô phân biệt thì làm sao vào trung đạođệ nhất nghĩa
đế (đây là đệ nhất đạo) để khỏi bị lạc về nhị thừa (cũng gọi pháp đại thừa).
Nên biết đây là xứng tánh tu học nên học với vô học như chim bay trong hư
không, làm gì có dấu vết để kiếm tìm.
Quán chiếu Bát
Nhã dùng trí vô phân biệt chiếu lý cảnh giới. Đây là thật trí y thật tướng. Như
trong kinh Lăng Nghiêm, đức Quán Thế Âm phản văn, nghe (thủy giác) tánh nghe
(bổn giác) gỡ 6 kết giải 5 ấm (hết thảy lỗi hý luận đều từ đây dứt sạch), chứng
tịch diệt.
Tịch diệthiện
tiền là cảnh giớicăn bản trí (vô thượng trí của Phật chỉ do đây mà thành).
KHUYẾN HỘ
GIỚI TƯỚNG
“Vì thế nên
Phật tử phải phát tâm dõng mãnh, nghiêm trì giới của Phật tròn sạch như minh
châu”. Nhờ sự trì với tâm trísáng suốt, phát tuệ đạt tánh thể thành lý trì.
Lư Xá Na có 3
nghĩa : khiết tịnh, viên mãn, quang minh. Nay Phật tửhộ trìkim cươngquang
minhbảo giới trong tâm địa. Bộ Pháp Ẩn giải thích 3 nghĩa như sau :
1. Khiết tịnh,
sạch hết ác pháp, thuộc nhiếp luật nghi giới.
2. Viên mãn tất
cả thiện pháp, thuộc nhiếp thiện pháp giới.
3. Quang minh
soi khắp chúng sanh, thuộc nhiếp chúng sanh giới.
HỒI HƯỚNG : Thích Ca Mâu Ni Phậttùy thuận chư Phật, giảng tâm địađại giới cho chúng sanh đồng được nhất thiết chủng
trí.
Học giảđại
thừa trước hết phát Bồ-đề tâm, thọ Bồ-tát giới.
Bồ-tát giới là
con đường tối yếu của chư Phật cho nên chư Phật đồng tuyên dương. Bồ-tát giới
là nghiêm sư của các thánh hiền nên các thánh hiền cùng thực hành.
Bố tát : trưởng
tịnh. Trưởng : Nuôi lớn thiện căn. Tịnh : Rửa sạch nghiệp chướng. Cứ mỗi nửa
tháng, những ai đã thọ Bồ-tát giới phải tụng giới bổn, để tự kiểm điểm. Hễ có
sơ sót phải sám hối. Bất luận xuất giatại gia đều phải tuân hành.
Pháp sư nguyện
mong tất cả Phật tử, hiện diện và không hiện diện, đều hết sứccố gắng và cố
gắng.
BỒ TÁTKIM
CANG BẢO GIỚI
Là chánh hạnh
bất khả phân ly suốt dọc con đường Bồ-đề.
Thập Tín : 10
ngôi tu tập để viên mãnchánh tín.
Thập Trụ : tu tập
để hoàn toàn sống với Phật tánh.
Thập Hạnh : tu tậpthực hiệndiệu dụng của tánh Phật.
Thập Hồi Hướng :
chuyển vạn hạnh hướng về Bồ-đề, chân như và chúng sanh.
Bốn gia hạnh : vào
trung đạo giữa Tâm và Phật.
Thập Địa : mỗi
ngôi chứng một phần Pháp-thân, 10 ngôi hoàn mãn thánh quả.
Đẳng giác : thủy
giác và bản giác hợp nhất.
Diệu giác : cùng
huyền, cực diệu, không thể nghĩ bàn, thành vô thượng đạo.
PHẠM VÕNG
Con đườngthành
Phật dài xa, đức Phật đã vạch rõ bản đồ trong kinh Hoa Nghiêm. Kinh Phật mỗi
thứ nói về một chi tiết nhưng thành nghĩa cho nhau. Như rèm lưới cửa cung Phạm
Thiên Vương. Mỗi mắt lưới một hạt châu. Vô lượng ánh sáng giao nhau. Toàn thể
là hình ảnhsự nghiệpgiáo hóa của đức Phật tại cõi Ta Bà. Cho nên Phật tửthệ
nguyện học vô lượngpháp môn mà thật ra chỉ học về chân tâmbản tánh của mình.
Học tâm tánh
bản gốc, lại nghiên cứupháp tánh tùy duyên mới vào thật giáoviên dung. Pháp
tướng tông (Duy thức) riêng vụ về tùy duyên. Vô tướng tôngBát nhã) riêng vụ về
bất biến. Hai môn song dung vô ngại là tùy thuậnviên dungpháp tánh.
Kinh nói thí dụ
sẩm sờ voi. Người mới học của mỗi tông chẳng thể thấy cả con voi (thật tướng).
Nhưng cũng không thể rời chỗ tay sờ mà tìm được voi. Mỗi tông chỗ lập pháp đều
hợp thánh lý. Hiếp tôn giả nói : “Y đây tu hành chẳng ai không lợi ích”. Nếu cứ
quyết định con voi là cái quạt mà phỉ báng chê bai những ai tin con voi là cái
cột tức đọa thiên kiến. Chẳng những tự chuốc quả báo hiểm nguy mà cũng kinh
Bách Dụ kể chuyện : Thầy lâm bệnh, phân công cho đệ tử A xoa bóp chân phải, đệ
tử B xoa bóp chân trái. Kề cận bên nhau, nhỏ to trò chuyện. Mỗi lần A tỏ ýphản
đối B thì đấm chân trái một cái. B phát cáu, đấm chân phải trả thù. Kết cuộc
đôi bên đều hả dạ, chỉ có ông thầày bị gẫy cả hai chân.
Nếu chỉ khuôn
theo sở thíchđịnh kiếncủa riêng mình mà đả kích, đập cho bằng gẫy pháp môn tu
của người khác, thì ngôi Tam-bảo thật khó đứng vững.
Vì thế bước đầu
vào đạo Phật phải qua thập Tín. Rồi mới tam Hiền (10 Trụ + 10 Hạnh + 10 Hồi
Hướng), thập Thánh (10 Địa). Tam Hiềnthập Thánh là chương trìnhtu học thật
sự. Như các lớp đại họcthế gian. Còn thập Tín là lớp bổ túc, sửa soạn chuẩn bị
để đủ tư cách làm học trò. Trong nhà đạo, sơ tâm Bồ-tát phải học hỏi nghiên
cùng mới hy vọngsáng tỏtrừ nghi để thành chánh tín. Dùng 10 thậm thâm quánpháp chiếu soi chân đế, tục đế. Hiểu rõ tin sâu là khả năng sanh nhân quả Phật.
Tin hiểu cái gì
? Tin Phật thường trụ ở khắp mười phươngviên dungvạn pháp. Tin mình có Phật
tánh. Thật tướng vốn đồng. Hai chữ “ở khắp” có nghĩa tổng biến và viên biến.
Tổng khắp như quần sao trên bầu trời (hóa thân). Viên biến như hương thơm hòa
ngát hư không (pháp thân). Mỗi sự tức khắp vô biên mà chẳng hoại bản tướng như
ánh sáng mặt trời ở khắp không gian mà một hình tròn vẫn rõ hiện.
Thí dụ : đèn
chiếu sáng. Thầy giáo giảng. Học trò thấy chữ, nghe giảng, hiểu nghĩa. Cả 3 sự
việc viên dung trong tâm địa học trò. Cái viên dungvô ngại này thành sựsinh
hoạt hàng ngày của sáu căn. Tâm địa mỗi người là tánh giác vốn vẫn thường trụ ở
khắp pháp giới. Bồ-tát thập Tín cần biện rõ lý bình đẳng tuyệt tướng (Như Lai
Tạngdiệu chân như tánh) mà không hoại những sự tướngthế gian (viên dung).
Biết sự gọi là
Tri. Biết lý gọi là Ngộ. Đối với bậc lý sự đã vô ngại thì tri và ngộ không hai.
Mỗi thấy nghe đều là Văn Thù (căn bản trí). Mỗi cử động đều là hạnh Phổ Hiền
(hậu đắc trí).
Thập Tín là
bước đầu để đi lên, là căn bản các thánh vị. Thân có chỗ đứng là nhờ bàn chân.
Bước đầu đã đúng thì cứ thế mà đến nơi đến chốn.
Dù tự lợi hay
lợi tha, trước hết phải cầu minh đạt. Chỉ cần mở mắt ra, tìm hiểugiáo lý. Biết
đường và đi đúng đường là điều kiện thiết yếu. Đạo Phật là con đườnggiác tỉnh,
đưa đến vô thượngchánh giác. Ngôi nào cũng phải nhờ trí tuệdẫn đường. Kim
Cương Bảo Giới là chánh hạnh. Trí tuệ là trợ đạo. Nương đèn chánh giáo, văn tuệ
khai minh giải. Tu tuệ sanh chân trí. Giọt nước mong manh, với sức tiếp tụclâu
dài, sẽ có khả năng làm thủng đá.
Phật tử có vị
giải thoát, có vị sanh thiên, có người đọa lạc. Phật phước điềnbình đẳng. Chỉ
vì chí nguyện khác nhau mà quả báo khác nhau. Nguyện dẫn đường tu như mắt dẫn
thân đi. Không nguyện nào quý hơn nguyện thành Phật. Đây là nhân thù thắng. Tam
tạng giáo lý là thuốc trị tất cả độc, là mặt trời chiếu khắp, là duyên thù
thắng. Đủ nhân duyêntốt đẹp như thế, ta hãy nỗ lựctrân trọng học tập.
Phật giác ngộ
một pháp duy nhất là Như Lai Tạngdiệu chân như tánh. Bồ-tát không định, không
thể có tuệ. Muốn định, tâm phải trụ một cảnh. Tâm phải rót một cảnh mới năng nhập
lý. Nhưng kinh lại dạy : “Trong cánh đồng mông mênh những sanh cùng tử này, có
cây Bồ-đề thọ vương. Nếu không có nước đại bi tưới gốc rễ chúng sanh thì không bao
giờ nở hoa Bồ-tát để kết quả Phật. Cho nên Bồ-đề thuộc về chúng sanh. Tất cả
các Bồ-tát phải biết nghĩa này”. Như vậy thì tâm bắt buộc phải đối vô lượng
cảnh. Bồ-tát kiếp này sang kiếp khác, hân hoan trong sự nghiệp đem huyễn pháp
thức tỉnh huyễn chúng sanhtrở về sống với Phật tánhkim cương bất hoại của
mình.
Muốn thật lòng
tinh tấntu công đức Phật, tân học Bồ-tát phải dùng 4 niệm xứ, khai tuệ vô ngã,
vô pháp. Biết tất cả tướng vô tướng, sanh vô sanh. Tâm cảnh cùng vong, trụ vô phân
biệt mới mong nhập pháp tánh. Tam luânkhông tịch mà hằng giáo hóa. Trí Bi
thành nhau. Biết như thế, tin hiểu thâm sâu thật nghĩa, Bồ-tát khởi hạnh chứng
chân, trước sau đều thật.
Trong hộ nội
tâm tránh các nhân duyên xấu, kết hợp các nhân duyên lành. Ngoài xả thânhộ
pháp. Vì ngôi Tam-bảo là cửa giải thoátduy nhất của muôn loài.