UẨN VÀ KHÔNG
Thị Giới
“ Nầy Xá-lợi tử! Sắc chính là không, không chính là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy”. (Tâm kinh Bát-nhã)
Cái gì là sắc, cái ấy là không, cái gì là không, cái ấy là sắc.
Khi nói đến sắc, thì năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và “không” đã có ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Có nghĩa là mỗi thành tố (uẩn) đều chứa đủ năm thành tố và “không”. Và cả “không” cũng không nằm riêng ngoài năm thành tố, không có năm thành tố thì cũng không có cái gọi là “không”.
Thế giới được tạo lập từ uẩn. Đời sống của chúng ta được xây dựng và bị bao vây bởi uẩn. Chỉ có tự do khi nào chúng tanhận ra rằng uẩn là không, uẩn là giải thoát.
Chúng ta thấy rằng sự hiện hữu và đối lập giữa uẩn và “không” chỉ có trong ý niệm. Ở đó, uẩn giống như hiện hữu có bản thể. Khi nhận ra tánh Biết hay tánh Không – cứu cánh của đạo Phật – chúng ta sẽ nhận ra sự không có bản thể của uẩn, và cái được gọi là “không” cũng không có bản thể. Tất cả đều hiện ra trong tánh Không và trở về với tánh Không. Khi đó chúng tanhận ra tánh vô ngại và giải thoát của uẩn và “không”. Tâm, do năm uẩnthành lập, không có bản thể, được nhận ra là rỗng không. Bây giờ chỉ còn lại tánh Biết, rỗng rang, giải thoát và chiếu diệu. Năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phản chiếu trong tánh Biết, cũng rỗng rang, giải thoát và chiếu diệu.
Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài Tu-bồ-đề trình Phật: “Phật hỏi về Viên Thông, như chỗ chứng của tôi, các tướng nhập vào phi tướng, phi và sở đều hết, xoay các pháp về Không, đó là thứ nhất”. (Lăng Nghiêm tông thông, tr.533)
Trong tọa thiền, lúc chỉ còn lại một vạch thắng đứng của thời gian – hay là trạng thái zero – khi đó là có hay là không? Chỗ nào là chỗ của sắc, thọ, tưởng, hành, thức? Chỗ nào là chỗ của “không”?
Trong cuộc vấn đáp giữa ngài Triệu Châu và vị Tăng1 , sau khi được nghe câu trả lời “Ta không lấy một vật để dạy ngưởi”, cái thấy phân biệt của vị Tăng bị thách thức và lung lay. Đến câu trả lời lần thứ hai, cũng “cây tùng trong sân!”, có lẽ vị Tăng được đưa vào một cái thấy hoàn toàn mới, cái thấy toàn thể.
Vì vậy, khi một đệ tử của ngài Triệu Châu đến tham bái ngài Pháp Nhãn, ngài Pháp Nhãn hỏi: “Ta nghe nói Triệu Châu nói ‘Cây tùng trong sân’. Phải vậy không?”. Vị Tăng phủ nhận: “Không”. Pháp Nhãn nói tiếp: “Mọi người ở đó nói rằng một vị Tăng hỏi ông ta ý của Tổ sư từ Tây qua, Triệu Châu nói ‘Cây tùng trong sân’. Sao ông chối việc nầy?”.
Vị Tăng nói: “Ngài Triệu Châu không nói vậy. Xin đừng đổ oan cho ngài”.
Trong cái thấy đó, tướng cây tùng nhập vào phi tướng. Sự hiện hữu của cây tùng không khác với không hiện hữu, sự không hiện hữu không khác với hiện hữu. Có hay không không làm thay đổi tính toàn thể và bất động của cái thấy, cũng như tính toàn bộ và bất động của pháp giới. Nói cách khác, cây tùng nhập vào trong trong tính toàn bộ và bất động của pháp giới. Bấy giờ chỉ có một sự hiện hữu không bản thể, rỗng không được gọi là cây tùng. Nó bất động, tự tại, giải thoát. Cái thấy về cây tùng cũng bất động, tự tại và giải thoát. Và cây tùng hiện rarõ ràng hơn bao giờ hết, nói như ngài Hám Sơn khi ngài trực ngộ nghĩa “bất thiên” trong Triệu luận: Hôm nay mới biết
Lỗ mũi hướng hạ.
(Triệu luận lược chú)
Trong cái thấy không lập dụng hay tánh Biết, mọi sự vật hiện ra như là chúng ngay lúc đó, không trước không sau, không có nơi chốn, không dính líu, không ràng buộc, bất động, giải thoát: Không.
Cũng như toàn bài Tâm kinh, ở đây chúng ta không thấy một lý luận triết lý nào. Chân lý được mở bày trực tiếp.
Với những tâm thức đã sẵn sàng như ngài Xá-lợiphất, ngay khi thấy duyên sanh (ngũ uẩnsinh diệt) là thấy tánh Không, Niết-bàn nằm ngay trong sinh tử luân hồi.
Ngưỡng vọng về một con đườnghướng thượng, tôi xin thành kính ghi lại ở đây kinh nghiệm của ngài Hám Sơn được trình bày trong Triệu luận lược chú.
Trong đó có đoạn ngài viết: “Vì duyên sanh nên tánh không, nên mọi pháp ngay đó vốn không biến đổi, thấy được mọi pháp khôngbiến đổi nên tức vật tức chân”.
Tính giải thoát (Không) của uẩn được ngài trực chứng như sau:
“Tôi lúc trẻ đọc luận này [Triệu luận], đến bốn câu bàn về nghĩa ‘bất thiên’ (không biến dịch)2 , đối với nghĩa ấy, khởi nghi tìnhtrải qua nhiều năm, khi cùng Sư Diệu kiết Đông ở Phù Bản, khắc lại bản luận nầy, lúc đọc đến đoạn này,hoát nhiên tỉnh ngộ, lòng mừng vô hạn, liền đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên, mở cửa nhìn ra ngoài chợt thấy gió thổi, lá cây rơi lả tả mà lá nào cũng chẳng động …, kế đó vào nhà cầu để đi tiểu mà chẳng thấy tướng lưu chuyển của nước tiểu… Ngày xưa sự nghi câu ‘Thế gian tướng thường trụ’ của kinh Pháp Hoa liền nhờ đây mà tan rã…”
Ngài làm một bài kệ:
Sinh tử ngày đêm
Nước trôi hoa tạ.
Hôm nay mới biết
Lỗ mũi hướng hạ.
Sinh tử trú dạ,
Thủy lưu hoa tạ.
Kim nhật phương tri,
Tỉ khổng hướng hạ.
Tuy nhiên, khi Thiền sư Pháp Quang đọc một số bài thơ của ngài, thở dài nói: “Đây là những bài thơ thật hay, biết tìm đâu ra những vần tuyệt diệu như vậy? Vâng, những bài thơ này hay, nhưng vẫn còn một lỗ hổng chưa được khai mở”.
Cho đến khi ngài Hám Sơn ngồi trên cầu cạnh thác nước để thiền quán, một thời gian sau, ngài không còn bị bất cứ một tiếng động nào có thể làm quấy rầy. Sau đó, ngài cảm nhận một kinh nghiệm:
“Một hôm, sau khi ăn cháo xong, đi kinh hành. Bỗng nhiên tôi đứng lặng, thấy mình không còn thân tâm. Tôi chỉ thấy một toàn thể chiếu diệu – biến tại, viên mãn, quang minh. Như đại viên kính mà sơn hà đại địa chỉ là ảnh tượng trong ấy. Sau khi bừng tỉnh khỏi kinh nghiệm ấy, tôi thấy thân tâmtrạm nhiên như thể không có, bèn làm kệ:
Hốt nhiên tâm thôi vọng động;
Nội thân, ngoại cảnh – trạm nhiên,
Sau lần chuyển thân,
Thấu thoát cái Không lớn.
Ôi! vạn phápthung dung lai khứ!”.
Cái Không lớn kia cũng thấm nhập vào khắp thế gian để nhìn thấy cả thế gian chỉ là mộng huyễn:
Khi nào hoàn toàn bình tịnh,
Ta đạt đượcChân Giác.
Vì mặc chiếu dung nhiếp cả không gian
Ta nhìn lại được thế gian,
Chỉ toàn đầy mộng huyễn!
Ôi! hôm nay ta thật sự liễu ngộ
Giáo lý của chư Phật chân thực nhường nào!
(Thiền đạo tu tập – C.C.Chang – Như Hạnh dịch)
Đó là Quán Tự Tại, “ngài nhìn xuống, ngài chỉ thấy có năm thành tố, chúng thảy đều là rỗng không”.
Chú thích:
1. Vị Tăng hỏi: “Ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”. Triệu Châu đáp: “Cây tùng trong sân”. Vị Tăng nói: “Đừng lấy một vật để dạy người”. Triệu Châu: “Ta không lấy một vật để dạy người”. Vị Tăng: “Vậy ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”. Triệu Châu đáp: “Cây tùng trong sân”.
2. Gió bão bay núi mà thường tịnh Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi Bụi trầnlăng xăng mà chẳng động Trăng qua bầu trời mà chẳng đi