Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT tập 29
SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP
Người Dịch: (1) HT. Thích Minh Châu (văn vần) –
(2) Tỳ khưu Indacanda (văn xuôi)

Kinh TậpKinh TậpKinh TậpPDF icon (4)Kinh Tập – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Suttanipātapāḷi – Kinh Tập là tập thứ năm thuộc Tiểu Bộ, Tạng Kinh, theo sau bốn tập Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng, Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết, và Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy. Về nội dung, tập Kinh Suttanipātapāḷi – Kinh Tập trình bày về một số giáo lýphương pháptu tập từ thấp lên cao theo nhiều khía cạnh.

MỤC LỤC SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP

I. URAGAVAGGO – PHẨM RẮN

01. Uragasuttaṃ – Kinh Rắn (19/09/2013)
02. Dhaniyasuttaṃ – Kinh Dhaniya (22/09/2013)
03. Khaggavisāṇasuttaṃ – Kinh Sừng Tê Giác (01/10/2013)
04. Kasībhāradvājasuttaṃ – Kinh Kasībhāradvāja (02/10/2013)
05. Cundasuttaṃ – Kinh Cunda (03/10/2013)
06. Parābhavasuttaṃ – Kinh Thoái Hóa (04/10/2013)
07. Vasalasuttaṃ – Kinh Người Hạ Tiện (08/10/2013)
08. Mettasuttaṃ – Kinh Từ Ái (09/10/2013)
09. Hemavatasuttaṃ – Kinh Hemavata (11/10/2013)
10. Āḷavakasuttaṃ – Kinh Āḷavaka (15/10/2013)
11. Vijayasuttaṃ – Kinh Chiến Thắng (16/10/2013)
12. Munisuttaṃ – Kinh Hiền Trí (18/10/2013)
      Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phẩm Này

II. CULLAVAGGO – TIỂU PHẨM

01. Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu (28/10/2013)
02. Āmagandhasuttaṃ – Kinh Mùi Tanh Hôi (03/11/2013)
03. Hirisuttaṃ – Kinh Hổ Thẹn (05/11/2013)
04. Maṅgalasuttaṃ – Kinh Điềm Lành (06/11/2013)
05. Sūcilomasuttaṃ – Kinh Sūciloma (07/11/2013)
06. Kapilasuttaṃ – Kinh Kapila (08/11/2013)
07. Brāhmaṇadhammikasuttaṃ –

      Kinh Truyền Thống Bà-la-môn (11/11/2013)
08. Dhamma (nāvā) suttaṃ –

      Kinh Giáo Pháp (Chiếc Thuyền) (13/11/2013)
09. Kiṃsīlasuttaṃ – Kinh Với Giới Gì (14/11/2013)
10. Uṭṭhānasuttaṃ – Kinh Đứng Lên (15/11/2013)
11. Rāhulasuttaṃ – Kinh Rāhula (16/11/2013)
12. Nigrodhakappasuttaṃ – Kinh Nigrodhakappa (17/11/2013)
13. Sammāparibbājanīyasuttaṃ – Kinh Du Hành Chân Chánh (19/11/2013)

14. Dhammikasuttaṃ – Kinh Dhammika (23/11/2013)
   Tassuddānaṃ –  Tóm Lược Phẩm Này (23/11/2013)
III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM

01. Pabbajjāsuttaṃ – Kinh Xuất Gia (25/01/2014)
02. Padhānasuttaṃ – Kinh Nỗ Lực (28/01/2014)
03. Subhāsitasuttaṃ – Kinh Khéo Nói (29/01/2014)
04. Sundarikabhāradvājasuttaṃ –

      Kinh Sundarikabhāradvāja (03/02/2014)
05. Māghasuttaṃ – Kinh Māgha (06/02/2014)
06. Sabhiyasuttaṃ – Kinh Sabhiya (15/02/2014)
07. Selasuttaṃ – Kinh Sela (21/02/2014)
08. Sallasuttaṃ – Kinh Mũi Tên (23/02/2014)
09. Vāseṭṭhasuttaṃ – Kinh Vāseṭṭha (27/02/2014)
10. Kokālikasuttaṃ – Kinh Kokālika (08/03/2014)
11. Vatthugāthā – Các Kệ NgônGiới Thiệu (13/03/2014)

      Nālakasuttaṃ – Kinh Nālaka (16/03/2014)
12. Dvayatānupassanāsuttaṃ – Kinh Quán Sát Hai Khía Cạnh
     Tassuddānaṃ – Tóm Lược Kinh Này (23/03/2014)
     Tassa vaggassuddānaṃ – Tóm Lược Phẩm Này (24/03/2014)

IV. AṬṬHAKAVAGGO – PHẨM NHÓM TÁM

01. Kāmasuttaṃ – Kinh Giảng về Dục (12/04/2014)
02. Guhaṭṭhakasuttaṃ – Kinh Nhóm Tám về Hang (14/04/2014)
03. Duṭṭhaṭṭhakasuttaṃ – Kinh Nhóm Tám về Xấu Xa (15/04/2014)
04. Suddhaṭṭhakasuttaṃ – Kinh Nhóm Tám về Trong Sạch (17/04/2014)
05. Paramaṭṭhakasuttaṃ – Kinh Nhóm Tám về Tối Thắng (18/04/2014)
06. Jarāsuttaṃ – Kinh về Sự Già (19/04/2014)
07. Tissametteyyasuttaṃ – Kinh về Tissametteyya (20/04/2014)
08. Pasūrasuttaṃ – Kinh về Pasūra (21/04/2014)
09. Māgandiyāsuttaṃ – Kinh về Māgandiyā (23/06/2014) 
10. Purābhedasuttaṃ – – Kinh Trước Khi Hoại Rã (28/06/2014) 
11. Kalahavivādasuttaṃ – Kinh Cãi Cọ và Tranh Cãi (01/07/2014) 
12. Cūḷaviyūhasuttaṃ – Kinh Sự Dàn Trận Nhỏ (04/07/2014) 
13. Mahāviyūhasuttaṃ – Kinh Sự Dàn Trận Lớn (09/07/2014) 
14. Tuvaṭakasuttaṃ – Kinh Một Cách Nhanh Chóng (15/07/2014) 
15. Attadaṇḍasuttaṃ – Kinh Uế Hạnh của Bản Thân (18/07/2014) 
16. Sāriputtasuttaṃ – Kinh Sāriputta (20/07/2014) 
     Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phẩm Này

V. PĀRĀYANAVAGGO – PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA

00. Vatthugāthā – Kệ NgônGiới Thiệu (13/05/2014)
01. Ajitasuttaṃ – Kinh Ajita (31/05/2014)
02. Tissametteyyasuttaṃ – Kinh Tissametteyya (01/06/2014)
03. Puṇṇakasuttaṃ – Kinh Puṇṇaka (02/06/2014)
04. Mettagūsuttaṃ – Kinh Mettagū (03/06/2014)
05. Dhotakasuttaṃ – Kinh Dhotaka (04/06/2014)
06. Upasīvasuttaṃ – Kinh Upasīva (05/06/2014)
07. Nandasuttaṃ – Kinh Nanda (06/06/2014)
08. Hemakasuttaṃ – Kinh Hemaka (07/06/2014)
09. Todeyyasuttaṃ – Kinh Todeyya (08/06/2014)
10. Kappasuttaṃ – Kinh Kappa (09/06/2014)
11. Jatukaṇṇisuttaṃ – Kinh Jatukaṇṇi (10/06/2014)
12. Bhadrāvudhasuttaṃ – Kinh Bhadrāvudha (11/06/2014)
13. Udayasuttaṃ – Kinh Udaya (12/06/2014)
14. Posālasuttaṃ – Kinh Posāla (13/06/2014)
15. Mogharājasuttaṃ – Kinh Mogharāja (14/06/2014)
16. Piṅgiyasuttaṃ – Kinh Piṅgiya (15/06/2014)
17. Parāyanānugītigāthā –

Đi Đến Bờ Kia – Các Kệ Ngôn Tường Thuật. (17/06/2014) 

Suttanipāto samatto – Kinh Tập được đầy đủ.

LỜI TỰA
(Lời dịch Việt của bản tiếng Sinhala)

Đức Phật của chúng ta sau khi trải quavô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượttiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quảToàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảngbài Pháp đầu tiên, tức là bài KinhChuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đềliên quan đếnGiáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sanh, các vị A-la-hán hộ trìGiáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệtính chấtthuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức PhậtNiết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết TậpGiáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahākassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết TậpGiáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tổ chức vào khoảng một trăm năm sau lần thứ nhất vào thời trị vì của đức vua Kālasoka. Cuộc kết tập này dựa trên nền tảng của “Mười sự việc không được phép.” Các vị tỳ khưu xứ Vajjī đã ra sức vận động để hợp thức hóa mười sự việc xét ra có bản chất không đúng với Luật. Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tiến hành bằng hình thức hội thảo giữa các vị tỳ khưu A-la-hán Sabbakāmī, Revata, Sāḷha, Ujjasobhita, Vāsabhagāmika, Sambhūta Sāṇavāsī, Yasa Kākaṇḍakaputta, và Sumana. Bảy trăm vị A-la-hán đã tham dự cuộc Kết Tập này. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhì này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của bảy trăm vị. Trong cuộc Kết Tập này, hai chương về Kết Tập ở Cullavagga (Luật Tiểu Phẩm), bài kinh Muṇḍarājasutta, Serissaka Vimānakathā Uttaravāda, Petavatthu, v.v… đã được công nhận vào Chánh Tạng Pāḷi.

Do sự xuất hiện của nhiều bộ phái, tính chấtđúng đắn về giáo l ý và sở hành của các bộ phái chính bị suy giảm, các vị tỳ khưu chân chánh đều lui vào rừng ở ẩn. Nhằm bảo vệ phẩm chất của Giáo Phápđức Phật trong tình trạng này, vào khoảng hai trăm ba mươi năm sau thời kỳđức PhậtNiết Bàn cuộc Kết Tập lần thứ ba đã được tổ chức ở tại Āsokārāma do đức vua Asoka. Cuộc Kết Tập này đã được tiến hành bởi vị tỳ khưu A-la-hán Moggaliputta Tissa cùng với một ngàn vị A-la-hán. Đặc biệt bộ Kathāvatthupakaraṇa đã được trùng tụng nhằm chỉnh đốn những sai lầm đang được thực hành bởi các bộ phái. Cuộc Kết Tập này đã hoàn tất sau chín tháng và đã được gọi là cuộc Kết Tập của một ngàn vị.

Sau cuộc Kết Tập lần thứ nhất, Tạng Luật đã được duy trì do các vị tỳ khưu thuộc nhóm của vị Thánh A-la-hán Upāli, Tạng Kinhgồm cóTrường Bộ do nhóm của ngài Ānanda, Trung Bộ do nhóm của ngài Sāriputta, Tương Ưng do nhóm của ngài Kassapa, Tăng Chi do nhóm của ngài Anuruddha, và Tạng Vi Diệu Pháp do nhóm của ngài Sāriputta .


Sự thành lập các nhóm trì tụng (bhāṇaka):

Sau Cuộc Kết Tập lần thứ nhất, Giáo Pháp đã được phân chia thành nhiều phần và các phần chính yếu đã được giao cho các vị tỳ khưu tinh thông về lãnh vực ấy có nhiệm vụduy trìphổ biến. Một số nhóm trì tụng chính là nhóm Trì Tụng Trường Bộ (Dīghabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Trung Bộ (Majjhimabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Tương Ưng (Saṃyuttabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Tăng Chi (Aṅguttarabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Kinh Bổn Sanh (Jātakabhāṇaka), nhóm Trì Tụng KinhPháp Cú (Dhammapadabhāṇaka), nhóm Trì Tụng hai Bộ Luật (Ubhato Vibhaṅgabhāṇaka), nhóm Trì Tụng bộ Đại Sử về Thánh Nhân (Mahā Ariyavaṃsa), v.v… Các vị đệ tử này đã làm phong phúgìn giữGiáo Pháp bằng phương tiệntrùng tụng bằng trí nhớ. Nhóm cuối cùng của các vị trì tụng này đã sống tại Sri Lanka.

Sau cuộc Kết Tập lần thứ ba, Giáo Pháp của đức Phật đã được truyền sang Sri Lanka do công của Trưởng Lão Mahinda là vị đệ tử của ngài tỳ khưu A-la-hán Moggaliputta Tissa.

Theravāda: Ý nghĩa của từ “Thera” là “Trưởng Lão.” Các thành viên của Theravāda là các vị trưởng lão. Các vị tỳ khưu Mahākassapa, Upāli, Yasa, v.v… đã tham dự cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhất và thứ nhì đã trùng tụng Chánh Tạng, và các lời trùng tụng ấy được gọi là Theravāda. Sớ giải tên Sāratthadīpanī Ṭīkā có đề cập rằng: “Sabbaṃ theravādanti dve saṅgītiyo āruḷhā pāḷiyevettha theravādo ti veditabbā. Sā hi mahākassapapabhutīnaṃ mahātherānaṃ vādattā theravādo ti vuccati.” Các vị Theravāda còn được gọi là Therika (thuộc về các vị Trưởng Lão). Các vị này sống chủ yếu ở Magadhya và Ujjayini. Trong số các vị này, nhóm Ujjayinī đã đến Sri Lanka. Các vị trưởng thượng “Porāṇa” của Giáo Hội Theravāda là những vị thầy lỗi lạc và đã đóng vai tròvô cùng quan trọng trong việc thành lậpGiáo Hội Theravāda.

Sau cuộc Kết Tập lần thứ ba, ngài tỳ khưu Mahinda đã đem Tam Tạng của Theravāda đến xứ sở Sri Lanka và đã chuyển hóa được rất đông người xuất gia theo Phật Giáo. Các vị ấy đã học tập Tam Tạng và đã viết Chú Giải bằng tiếng Sinhala. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp đầu tiên ở Sri Lanka đã được thực hiện bởi vị tỳ khưu A-la-hán Ariṭṭha trước đây là vị quan đại thần của đức vua Devānampiya Tissa (247- 207 trước Tây Lịch). Đã có sáu mươi ngàn vị A-la-hán tham dự. Tỳ khưu Ariṭṭha chính là vị đệ tử đầu tiên của ngài Mahinda. Cuộc Kết Tập đã được tổ chức tại tu viện Thūpārāma ở Anurādhapura.

Tu viện Mahā Vihāra đã được xây dựng cho ngài Mahinda và đã có một vị trívô cùng lớn lao và quan trọng đối với Giáo Hội Theravāda. Lúc bấy giờ đã xảy ra nhiều sự kiệnliên quan đến lời Giáo Huấn của đức Phật, sự kiện Lokuttaravāda là một. Mặc dầu có nhiều khó khăn phải đối phó nhưng các vị tỳ khưu ở Mahā Vihāra đã bảo vệ được sự thuần khiết của Giáo Pháp và đã được khắp nơi biết tiếng. Do đó, nhiều người ngoại quốc đã đến Sri Lanka để tiếp thâu Phật Giáo, trong đó có Viśākha, Pītimalla, Buddhaghosa, v.v…

Sự Kết Tập thành sách:

Tam Tạng Giáo Pháp do Ngài Mahinda đem đến và giảng dạy cho các vị tỳ khưu ở Mahā Vihāra đã được duy trì bằng trí nhớ trong bốn trăm năm. Vào thời trị vì của đức vua Vaḷagamba (440-454 theo Phật Lịch), Tam Tạng đã được ghi lại thành các tập sách. Sau đó, Tam Tạng Pāḷi này đã được truyền sang các nước như là Thái Lan, Cambodia, và Miến Điện.

Champa (Việt Nam):

Được biết Champa là vùng đất ở về phía đông nam của bán đảo Đông Dương, hiện nay là Việt Nam. Điều được phỏng đoántriết họcPhật Giáo đã được thiết lập tại xứ này vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch. Vào khoảng năm 605 sau Tây Lịch, thủ đô Champa đã bị chiếm đóng bởi người Trung Quốc và họ đã du nhậpPhật Giáo vào Trung Quốc; điều này được ghi lại trong văn kiện của Trung Quốc. Điều rõ rệt là Phật Giáo đã được phổ biến tại Việt Nam trước thế kỷ thứ bảy sau Tây Lịch và Phật Giáo Champa là chánh yếu và được liệt kê vào bộ phái Arya Sammiti là một nhóm nhỏ thuộc bộ phái Sravasti. Tư liệu của thế kỷ thứ tám sau Tây Lịch được ghi lại trên bia đá chứng tỏ rằng Phật Giáo Mahāyāna đã hiện diệnViệt Nam và Tantrayāna phát xuất từ Mahāyāna cũng có mặt.

Vào thế kỷ thứ 15 sau Tây Lịch, người Annam ở phía bắc đã kiểm soát xứ sở và Phật Giáo mang đặc điểm của Mahāyāna đã có sự tác động. Về sau, Phật Giáo mang đặc điểm của Trung Quốc đã tác động đến xứ sở này thay vì Phật Giáo Champa trước đây.

Vị tỳ khưu Indacanda người Việt Nam đã đến Sri Lanka trong những năm gần đây và đang ngụ tại tu viện Sri Jayawardhanaramaya khu vực Kotte. Vị này đã học Pāli và đã sử dụngTam Tạng Pāḷi ấn bản Buddha Jayanti do Buddhist Cultural Centre ấn hành. Vị này đã học Tam Tạng và sau đó dịch sang tiếng Việt Nam. Khi xem xét đến lịch sử của nước Việt Namlịch sử của Tam Tạng, chúng tôinhận thấy rằng sự nỗ lựcước nguyệnthực hiệnTam Tạng Song Ngữ của vị này thật là phi thường. Nếu việc làm ấy được thành tựu thì sự hiểu biết về Tam Tạng của Theravāda ở Việt Nam sẽ được phổ biếnPhật Giáo Theravāda ở Việt Nam sẽ thêm phần phát triển. Khi ấy, vị tỳ khưu Indacanda sẽ là người sứ giả có công đóng góp cho sự hoằng Pháp của Phật Giáo Theravāda ở Việt Nam và điều này sẽ được ghi nhận bởi lịch sử của hai nước, Việt Nam cũng như của Sri Lanka.

Ý định của vị tỳ khưu này thật lớn lao, và sự nỗ lực của vị này thật đáng khâm phục. Chư Phật tử sống ở Sri Lanka và Việt Nam hãy nên hỗ trợ tỳ khưu Indacanda trong công việc dấn thân này. Chúng tôi phúc chúc cho tỳ khưu Indacanda được sức khỏe, sống lâu, và đạt đến sự thành công đối với điều ước nguyện của mình.

Venerable Kirama Wimalajothi Giám Đốc Buddhist Cultural Centre Nedimala, Dehiwala, Sri Lanka Tháng Nikini 2550.

 

LỜI GIỚI THIỆU

Suttanipātapāḷi – Kinh Tập là tập thứ năm thuộc Tiểu Bộ, Tạng Kinh, theo sau bốn tập Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng, Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết, và Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy. Chúng tôi giữ nguyên tựa đề tiếng Việt của tập Kinh này theo đúng như tựa đề bản dịch của Ngài Hòa Thượng Thích Minh Châu trước đây, là Kinh Tập. Theo thứ tự của Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt, Suttanipātapāḷi – Kinh Tập là tập thứ 29 (TTPV 29).

Suttanipātapāḷi – Kinh Tậpgồm có 70 bài Kinh (sutta) chứa đựng 1154 kệ ngôn (gāthā) và được chia làm 5 Phẩm (vagga): I/- Uragavaggo – Phẩm Rắn có 12 bài Kinh II/- Cullavaggo – Tiểu Phẩm có 14 bài Kinh III/- Mahāvaggo – Đại Phẩm có 12 bài Kinh IV/- Aṭṭhakavaggo – Phẩm Nhóm Tám có 16 bài Kinh V/- Pārāyanavaggo – Phẩm Đi Đến Bờ Kia có 16 bài Kinh. Phẩm này còn có phần mở đầu: Vatthugāthā – Kệ Ngôn Dẫn Chuyện và phần tổng kết: Pārāyanānugītigāthā – Đi Đến Bờ Kia – Các Kệ Ngôn Tường Thuật.

 Một số bài Kinh của Suttanipātapāḷi – Kinh Tập được thấy ở các tập Kinh khác thuộc Tam Tạng được liệt kêsơ khởi như sau: – Mettasuttaṃ – Kinh Từ Ái, Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu, Maṅgalasuttaṃ – Kinh Điềm Lành được thấy ở Khuddakapāṭha – Tiểu Tụng; ba bài Kinh này được sử dụng để tụng đọc hàng ngày tại các tự viện thuộc Phật Giáo Theravāda. – Selasuttaṃ – Kinh Sela, Vāseṭṭhasuttaṃ – Kinh Vāseṭṭha được thấy ở Majjhimanikāya – Trung Bộ. – Kasībhāradvājasuttaṃ – Kinh Kasībhāradvāja, Āḷavakasuttaṃ – Kinh Āḷavaka, Sūcilomasuttaṃ – Kinh Sūciloma, Subhāsitasuttaṃ – Kinh Khéo Nói được thấy ở Saṃyuttanikāya – Tương Ưng Bộ. – Khaggavisāṇasuttaṃ – Kinh Sừng Tê Ngưu được thấy ở Apadānapāḷi – Trưởng Lão Ký Sự. Ngoài ra, còn có một số kệ ngôn khác nữa cũng được thấy ở các văn bản khác thuộc Tam Tạng nhưng không tiện liệt kê ra ở đây.

Chú giải của Suttanipātapāḷi – Kinh Tập có tên là Paramatthajotikā, tên gọi này cũng được sử dụng để gọi tên Chú Giải của tập Kinh Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng thuộc Tiểu Bộ. Chú Giải này còn có một tên gọi khác dễ nhớ hơn là Suttanipāta-aṭṭhakathā (SnA.). Tài liệuChú Giải này đã được thực hiện tại đảo quốc Tích Lan (Sri Lanka) vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch do công sức của Chú Giải Sư Buddhaghosa thuộc phái Mahāvihāra (Đại Tự). Điểm cần được lưu ý ở đây là tập Kinh thứ 11 của Tiểu Bộ, có tên là Niddesa, được trình bày thành hai phần: Phần đầu là Mahāniddesapāḷi – Đại Diễn Giải phân tích và giảng giảichi tiết về Aṭṭhakavaggo – Phẩm Nhóm Tám và phần thứ hai là Cullaniddesapāḷi – Tiểu Diễn Giải đề cập đến Pārāyanavaggo – Phẩm Đi Đến Bờ Kia và bài Kinh Khaggavisāṇasuttaṃ – Kinh Sừng Tê Ngưu của phẩm Uragavaggo – Phẩm Rắn.1 Vì thế, khi nghiên cứu Suttanipātapāḷi – Kinh Tập mà không tham khảo đến tập Kinh Niddesa nói trên là sự thiếu sót lớn, chưa nói đến việc phảitìm hiểutài liệuChú Giải Saddhammapajjotikā của tập Kinh Niddesa ấy nữa. Về nội dung, tập Kinh Suttanipātapāḷi – Kinh Tập trình bày về một số giáo lýphương pháptu tập từ thấp lên cao theo nhiều khía cạnh. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số bài Kinh đề cập đến những phần giáo lý quan trọng: – Tán dương phẩm chất cao đẹp và hạnh sống đơn độc của hàng xuất gia được mô tả ở Kinh Khaggavisāṇasuttaṃ – Sừng Tê Ngưu. Sự đơn độc này được ví với cái sừng (visāṇa) của loài tê ngưu, bởi vì loài thú này chỉ có độc nhất một cái sừng ở mũi, thay vì hai sừng ở trên đầu như các loài thú khác. – Một số tiêu chuẩn để đánh giá các hạng người ở thế gian đã được trình bày và giải thích: Điển hình như bốn hạng Sa-môn, cụ thể là bốn hạng tỳ khưu trong Giáo Pháp của Ngài, gồm có: hạng chiến thắng Đạo Lộ, hạng thuyết giảng Đạo Lộ, hạng sống theo Đạo Lộ, và hạng làm nhơ Đạo Lộ, qua đó người cư sĩtại gia cần có sự sáng suốt xác định để giữ vững niềm tin trong việc tu học của mình (Cundasuttaṃ – Kinh Cunda). Ngài đã nêu lên mười hai yếu tố là tiền đề khiến cho con người bị đọa lạc, phải lìa xa thế giớihạnh phúc (Parābhavasuttaṃ – Kinh Thoái Hóa). Kế đến, Ngài đã xác định cách thức để nhận biết một người hạ tiện và các pháp tạo thành người hạ tiện là do hành động của người ấy chứ không phải do dòng dõi hạ sanh (Vasalasuttaṃ – Kinh Người Hạ Tiện). – Một số giáo lý cao siêu có liên quan đến các phẩm chất cần thiết cho sự chứng ngộ cũng đã được ghi lại ở tập Kinh này, ví dụ như sự trong sạch của thân-khẩu-ý, sự xa lánh ngũ dục, sự tu tập về Giới-Định-Tuệ, v.v… (Hemavatasuttaṃ – Kinh Hemavata). Nhiều giáo lýtính chất ngắn gọn, súc tích được thấy ở câu trả lời của đức Phật cho Dạ-xoa Āḷavaka, đơn cử là câu kệ 190 xác định phẩm chất căn bản của người tại (1)gia: “Người nào, sống tại giađức tin, sở hữu bốn pháp này: chân thật, chính trực, kiên trì, xả thí, người ấy chắc chắn không sầu muộn sau khi chết” (Āḷavakasuttaṃ – Kinh Āḷavaka); việc không nhìn thấy như thậtbản thể của cái thân xác được che phủ bởi lớp da bên ngoài này khiến bản thân có sự kiêu hãnh và khi dễ người khác, do đó, việc tu tập và quán xét theo đề mục thể trược là điều cần thiết (Vijayasuttaṃ – Kinh Chiến Thắng).

– Những sự lầm lẫn về tri kiến và cách thức tu trì được thấy trong thời đạiquá khứ và hiện nay cũng đã được đề cập đến, xin đơn cử câu kệ 251: “Không phải cá và thịt, không phải việc nhịn ăn, không phải việc lõa thể, không phải cái đầu cạo, tóc bện và cáu đất, các y da dê thô cứng, hoặc không phải việc thờ phượng cúng tế ngọn lửa, hoặc thậm chí vô số sự khổ hạnh cho việc bất tửthế gian, các chú thuật, các đồ hiến cúng, lễ hiến tế, các việc hành xác rửa tội theo mùa tiết, mà (có thể) làm trong sạchcon người còn chưa vượt qua sự nghi hoặc” (Āmagandhasuttaṃ – Kinh Mùi Tanh Hôi). Sự thoái hóa trong việc tu tập của các vị Bà-la-môn thời bấy giờ do nguyên nhân tham đắm về của cảivật chất đã được trình bày chi tiết khiến cho đạo đức bị suy đồi, tật bệnh gia tăng, và truyền thống bị đảo lộn (Brāhmaṇadhammikasuttaṃ – Kinh Truyền Thống Bà-lamôn). Đồng thời, một số chuẩn mực trong việc tu tậprèn luyện đã được nhấn mạnh (Kiṃsīlasuttaṃ – Kinh Với Giới Gì, Rāhulasuttaṃ – Kinh Rāhula, Dhammikasuttaṃ – Kinh Dhammika).

Đặc biệt một số tư liệu về sử học liên quan đếncuộc đời của đức Phật cũng được tìm thấy ở tập Kinh này: Về động cơ xuất gia của Ngài và việc gặp gỡ với đức vua Bimbisāra (Pabbajjāsuttaṃ – Kinh Xuất Gia); về sự chiến thắng Ma Vương (Padhānasuttaṃ – Kinh Nỗ Lực); về việc cảm hóa vị giáo sĩ Bà-la-môn và khẳng định những phẩm chất cần có của người tu sĩ để xứng đáng với phẩm vật cúng dường của người khác (Sundarikabhāradvājasuttaṃ – Kinh Sundarikabhāradvāja); về khả năng vượt trộiliên quan đếnđức hạnhtri kiến của đức Phật so với sáu giáo chủngoại đạo thời bấy giờ (Sabhiyasuttaṃ – Kinh Sabhiya); về sự cảm hóatế độ cho xuất gia của Ngài đối với Bà-la-môn Sela cùng với đồ chúng (Selasuttaṃ – Kinh Sela); về sự khẳng định giá trị của con người không phải do nòi giống mà do hành động (Vāseṭṭhasuttaṃ – Kinh Vāseṭṭha); và sự khẳng định của vị ẩn sĩ Asita về việc đức Bồ Tát sẽ chứng ngộđạo quảvô thượng, sau đó Ngài sẽ tế độchúng sinh, khi ông ta chiêm ngưỡngxem tướng cho vị hoàng tử lúc còn thơ ấu (Nālakasuttaṃ – Kinh Nālaka).

– Và như đã được đề cập trong phần tài liệuChú Giải ở trên, có thể nhận thấy tầm quan trọng của Aṭṭhakavaggo – Phẩm Nhóm Tám về mặt tri kiến cũng như về lãnh vựctu tập. Phẩm này trình bày phần giáo lý về các dục và sự đắm nhiễm tham ái của bản thân, từ đó dẫn đến các trạng tháiô nhiễmchấp thủtà kiến khiến con người không nắm được bản thể thật của thế gian, sanh-già-bệnh-chết, rồi lao vào các cuộc tranh cãi, sanh khởingã mạn, và chìm đắm vào trạng tháimê muội, xa lìa sự giác ngộ. Còn phẩm cuối cùng, Pārāyanavaggo – Phẩm Đi Đến Bờ Kia, thuật lại việc đức Phậttế độ Bà-la-môn Bāvari thông qua việc giải đáp những câu hỏi của mười sáu người đệ tử đã được Bāvari phái đến.

Về hình thức, Kinh Suttanipātapāḷi – Kinh Tập được viết theo thể kệ thơ (gāthā); tuy nhiên, một số bài Kinh có xen kẽ những đoạn văn xuôi để giới thiệu hoặc để giải thích như Kasībhāradvājasuttaṃ – Kinh Kasībhāradvāja, Parābhavasuttaṃ – Kinh Thoái Hóa, Vasalasuttaṃ – Kinh Người Hạ Tiện, v.v… Phần lớn các kệ ngôn của tập Kinh này được làm theo thể thông dụnggồm có bốn pāda, mỗi pāda gồm có tám âm; tuy nhiên các thể khác phức tạp hơn cũng được tìm thấy. Trong đa sốtrường hợp, hai dòng kệ ngôn gồm bốn pāda là được hoàn chỉnh về ý nghĩa, nhưng cũng có một vài trường hợpý nghĩa được nối từ kệ ngôn này sang kệ ngôn khác; trong trường hợp như vậy, có lúc chúng tôi dịch chung các câu kệ có liên quanvới nhau nếu vị trí sắp xếp các đoạn văn không thuận tiện, còn đối với những trường hợp khác, chúng tôisử dụng dấu gạch ngang (–) ở cuối câu kệ trước và ở đầu câu kệ sau để báo hiệu sự tiếp nối.

*****

Văn bản Pāḷi Roman trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản Pāḷi – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Chúng tôi cũng xin thành tâmtán dươngcông đức của Ven. Mettāvihārī đã hoan hỷcho phépchúng tôisử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điểm đóng góp của chúng tôi trong việc thực hiện văn bản Pāḷi Roman này là dò lại kỹ lưỡng văn bản đã được phiên âm và so sánhkiểm tra những điểm khác biệt về văn tựTam Tạng của các nước Thái Lan, Miến Điện, và Anh Quốc được ghi ở phần cước chú, đồng thời bổ sung thêm một số điểm khác biệt đã phát hiện được trong lúc so sánh các văn bản với nhau.

Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt của các kệ ngôn bằng văn xuôi nhằm diễn tảtrọn vẹný nghĩa của văn bản gốc. Một điểm cần ghi rõ ở đây là đối với một số các câu kệ Pāḷi 3, 4 dòng, có thứ tự gần với câu văn tiếng Việt, trong trường hợp này, câu tiếng Việt đã được ngắt thành từng dòng riêng biệt tương ứng với câu Pāḷi để tiện việc đối chiếu, so sánh, tìm hiểu, học hỏi. Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pāḷi thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này, đồng thời tạo sự thuận tiện cho công việc hiệu đính trong tương lai. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩyphong tràonghiên cứucổ ngữPhật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàntrách nhiệm về trình độyếu kém.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thànhghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Phật tử Phạm Thu Hương và Phật tử Trần Thị Ngọc Linh (Hong Kong), Phật tử Hoàng Thị Nhàn (Texas, USA), Phật tử Đỗ Thị Việt Hà, Phật tử Nguyễn Thị Mai Thảo (Việt Nam), Phật tử Karmalaw Net (Australia), cùng một số Phật tử khác nữa đã hỗ trợ và quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi trong thời gian qua, tiếc rằng không thể liệt kê ra tất cả vì quá dài. Nói rõ hơn, công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình và quý báucủa quý vị. Thành tâmcầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tinthành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tậpgiải thoát.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không quên ghi nhận sự nhiệt tình của Phật tử Trương Hồng Hạnh, Phật tử Paññavara Tuệ Ân, và Phật tử Paññadiṭṭhi Nguyễn Anh Tú đã sắp xếp thời gian để đọc lại bản thảo một cách kỹ lưỡng và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụngtừ ngữ tiếng Việt.

Chúng tôi cũng xin thành tâmtùy hỷtán dươngcông đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt được tồn tại và phát triển. Mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựuChánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

Chúng tôi xin thành kínhtri âncông đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhanaramaya Colombo 8 – Sri Lanka, đã cung cấp trú xứ và các vật dụngcần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thực hiện tập Kinh này.

Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sinh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạtcứu cánhgiải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,
ngày 25 tháng 08 năm 2014
Tỳ Khưu Indacanda (Trương đình Dũng)

Xem thêm:
Kinh Nhật Tụng Sơ Thời (Nguyên Giác dịch Việt)
https://thuvienhoasen.org/a30590/kinh-nhat-tung-so-thoi