VÀI GHI CHÚ VỀ TỨ ĐỘNG TÂM
Chúc Phú
Tứ Động Tâm là tên gọi không chính thức chỉ cho bốn Thánh tíchthiêng liêng của Phật giáo, bao gồm nơi đức Phật Đản sinh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập niết-bàn. Trong kinh điển Hán tạng không có cụm từ Tứ Động Tâm (四動心). Do vì bốn nơi thiêng liêng ấy đối với một số người, có thể tạo nên một năng lượngtích cực, chấn động đến tâm, nên được gọi là Tứ Động Tâm
Trong D.16, Mahāparinibbāna Sutta (Kinh Đại bát Niết-bàn), đã ghi nhận về bốn Thánh tích ấy như sau:
Này Ānanda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. Thế nào là bốn? “Đây là chỗ Như Lai đản sanh”. Này Ānanda, đó là thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. “Đây là chỗ Như Laichứng ngộvô thượng Chánh Đẳng Giác”, này Ānanda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. “Đây là chỗ Như Laichuyển Pháp luân vô thượng”, này Ānanda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. “Đây là chỗ Như Laidiệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn”, này Ānanda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính.
Này Ānanda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tíncư sĩcần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ānanda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sanh”, “Đây là chỗ Như Laichứng ngộvô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, “Đây là chỗ Như Laichuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Laidiệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn”[1].
Trong nguyên tác Pāli của đoạn kinh này, câu mở đầu ghi:
Cattārimāni, ānanda, saddhassa kulaputtassa dassanīyāni saṁvejanīyāni ṭhānāni[2].
Cú ngữ này được các nhà phiên dịch có thẩm quyền chuyển dịch như sau:
Này Ānanda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡng và tôn kính. (HT. Thích Minh Châu, dịch). Tuy nhiên, ở Kinh Tăng Chi Bộ (A. 4.118-II.121), với nguyên tác: Cattārimāni, bhikkhave, saddhassa kulaputtassa dassanīyāni saṁvejanīyāni ṭhānāni, thì Hòa thượng đã dịch: Có bốn trú xứ, này các Tỷ-kheo, khi một tín nam thấy cần phảixúc động mãnh liệt. Thiết nghĩ, dịch ngữ xúc động mãnh liệt này có thể bổ chính cho dịch ngữ ở D.16 nêu trên.
Ānanda, a faithful gentleman should go to see these four inspiring places (Tỳ-kheo Sujato, dịch. – Này Ananda, một người thiện tín nên đến thăm bốn nơi linh thiêng này).
There are these four places that can be seen, that produce enthusiasm, Ānanda, for a faithful man of good family (Tỳ-kheo Ānandajoti, dịch. – Này Ānanda, có bốn chỗ mà được chiêm ngưỡng thì tạo nên lòng nhiệt thành đối với thiện gia nam tử có lòng tin).
阿難!有這四個有信的善男子能見、能激起宗教信仰心之處 (Trang Xuân Giang, dich. –Này A-nan, có bốn chỗ mà một người thiện nam có lòng tin được chiêm ngưỡng thì có thể nảy sinh lòng tin kính tôn giáo).
Có thể thấy rằng, tuy có cùng nguyên tác nhưng những dịch ngữ nêu trên có sự khác biệt lẫn nhau. Ở đây, trong câu đầu tiên này, cú ngữ Pāli quyết định tạo nên sự khác biệt trong các bản dịch chính là cụm từ saṁvejanīyāni. Ở đây, saṁvejanīyāni, ở tính từ là saṁvejana, chỉ cho cảm xúc, kích động, xúc cảm tôn giáo…; ở phương diện danh từ là Saṁvega.
Theo ngài Thannisaro, Saṁvega là một từ khó dịch vì nó bao hàm nhiều mức độ phức tạp của cảm xúc – ít nhất có ba tâm trạng trong cùng một lúc: cảm giácđè nặng do choáng sốc, vỡ mộng, và chán ngán khi nhận ra sự phù phiếm, vô nghĩa của đời sống mà người ta thường sống; cảm giác khiêm nhượng do nhận ra sự tự mãn và khờ dại của mình khi để cho mình sống một cách mù quáng; cảm giác bồn chồn khắc khoải do ý thức tính cấp bách của việc tìm cách thoát ra khỏi cái vòng quẩn quanh vô nghĩa này.[3]
Như vậy, có thể tạm hiểu rằng, đối với Bốn thánh tích, là nơi đức Phật đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập niết-bàn, nếu như một người có lòng tin thanh tịnh được đảnh lễ, chiêm ngưỡng, thì sẽ có khả năng tạo ra một xúc cảm tích cực, mãnh liệt đối với đức Phật. Một phần rung cảm có tính chấn động này người viết đã từng trải nghiệm và cũng ghi nhận nhiều ý kiếntương tự đối với những ai từng chiêm bái các Thánh tích kể trên.
Cần phải thấy rằng, xúc cảm tôn giáo dù mãnh liệt đến mấy cũng chỉ có giá trị hữu hạn nếu như chúng ta không tiếp tụcgiữ gìn, vun bồi, để những xúc cảm thánh thiện ấy được trưởng dưỡng, thăng hoa. Ở đây, có một điều lưu ý rằng, nhiều tổ chức hoặc cá nhân đã dựa vào phần sau của KinhĐại bát-niết-bàn, rồi cổ súy rằng, người đệ tử Phật nói chung cần nên chiêm bái những Thánh tíchPhật giáomột lầntrong đời, vì hễ ai được chiêm bái những Thánh tích nêu trên thì khi mạng chung sẽ được sanh về cõi lành. Thực ra, đây là một nhận thức tuy dựa vào kinh nhưng chưa đầy đủ. Nguyên tác đoạn kinh đó là:
Ye hi keci, ānanda, cetiyacārikaṁ āhiṇḍantā pasannacittā kālaṁ karissanti, sabbe te kāyassa bhedā paraṁ maraṇā sugatiṁ saggaṁ lokaṁ upapajjissantī ti
(Này Ānanda, những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tínhoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện. thú, cảnh giớichư Thiên, HT. Thích Minh Châu, dịch).
Đây là một lưu ý quan trọng, và điều đó cũng cho thấy rằng trong khi chiêm bái những Thánh tích phải có tâm thâm tínhoan hỷ. Nếu như chưa sẵn có hoặc chưa khởi lên tâm này thì dù có chiêm báiThánh tích cả ngàn, vạn lần nhưng lợi íchđạt được chỉ rất nhỏ nhoi.
[1]Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tập 1, Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Hồng Đức, 2020, tr. 291.
[2] Xem tại, suttacentral.net. Truy cập ngày 23.12.2023.
[3] Tỳ-kheo Thanisaro, Tin vào trái tim, Chân Giải Nghiêm, dịch. Bình Anson hiệu đính và trình bày. Perth, Western Australia. Phiên bản: 15/11/2021 9:56 PM. tr. 64.