Kinh Tham Luyến

THAM LUYẾN VÀ DỨT THAM LUYẾN

MI_TIEN_VAN_DAP__MILINDA_PANHA___Gioi_NghiemMI_TIEN_VAN_DAP__MILINDA_PANHA___Gioi_NghiemVua Mi-lan-đà hỏi đại đức Na-tiên: – Thưa đại đức, người còn tham luyến và người đã dứt trừ tham luyến, hai hạng người ấy khác nhau ở chỗ nào?

– Người còn tham luyến là người còn dính mắc, người không còn tham luyến là người không còn dính mắc, tâu đại vương!

– Trẫm nghĩ rằng sống trên đời này ai cũng ưa ăn sung, mặc sướng; ai cũng muốn thọ dụngngũ dục khả ái, khả ý; thế thì chuyện dính mắc hoặc không dính mắc làm sao biết được, làm sao phân biệt được?

– Đúng là cả hai bên đều thọ dụng giống nhau, đều phải ăn, mặc giống nhau. Nhưng với kẻ còn tham luyến thì họ đắm say, hưởng thụ, tìm thỏa mãn trong ngũ dục, lại còn suốt đờimiệt mài đeo đuổi ngũ dục nữa. Trái lại, người không còn tham luyến, họ ăn, mặc, ngủ rất chừng mực, điều độ. Ăn, mặc, ngủ đối với họ chỉ để nuôi mạng sống, duy trìthân thể để tu tập, để hành phạm hạnh. Như vậy được gọi là dính mắc và không dính mắc, tâu đại vương .

– Trẫm đã lãnh hội được điều ấy.

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

 

 

KINH THAM LUYẾN

 

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi…

3) — Này các Tỷ-kheo, tham luyếnkhông giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

4) Hay do tham luyến thọ … tham luyến tưởng … tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức”, sự việc như vậy không xảy ra.

6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới… đối với tưởng giới… đối với hành giới… Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

11) Không có chỗ y chỉ ấy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát. Do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấytịch tịnhhoàn toàn. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

MI_TIEN_VAN_DAP__MILINDA_PANHA___Gioi_Nghiemtuong-ung-biaĐại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ 
Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2537 – 1993
TẬP III – THIÊN UẨN
[22] Chương I
Tương Ưng Uẩn
B. Năm Mươi Kinh Ở Giữa
I. Phẩm Tham Luyến
I. Tham Luyến (Tạp 2, Đại 2,9a) (S.iii,53)
http://thuvienhoasen.org/p15a691/2/22-chuong-i-tuong-ung-uan

 

Bài đọc thêm:
Dục như mật ngọt dính trên lưỡi dao (Quảng Tánh)
Ái (Lê Khắc Thanh  Hoài)
Kinh Hang Động Ái Dục (Thích Nhất Hạnh dịch)
Kinh Xa Lìa Ái Dục (Thích Nhất Hạnh dịch)