Vài Nét Sơ Quát Về “Ưng Vô Sở Trụ” Nơi Kinh Kim Cang Qua Duy Thức Học

VÀI NÉT SƠ QUÁT VỀ “ƯNG VÔ SỞ TRỤ”
NƠI KINH KIM CANG QUA DUY THỨC HỌC

Khánh Hoàng

                                                                               

kinh kim cangkinh kim cangKinh Kim CangBát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong lời khai thị từ Ngũ TổHoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ “Ưng Vô Sở Trụ” được nhắc đến hai lần trong kinh: lần đầu ở chương 4 (“Diệu Hạnh Vô Trụ”) và lần thứ hai ở chương 10 (“Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triểnvi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệtnhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trìtu tậpPhật đạo.

Trước khi vào chương 4, kinh đã phác họa đầy đủ về thời gian và khung cảnh nơi đức Phậtthuyết kinh qua chương 1 (“Pháp Hội Nhơn Do”) :”Tôi nghe như vầy, một thời, Phật ở nơi nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng Đại Tỳ Khưu, một ngàn hai trăm năm mươi vi. Lúc bấy giờ, gần đến giờ ăn, Thế Tônđắp y, mang bát, vào đại thànhXá Vệ khất thưc. Trong thành khất thực theo thứ lớp từng nhà xong,Thế Tôntrở vềtinh xá, dùng cơm rồi, cất y bát, rửa chân xong, trãi tòa mà ngồi”. (Hán văn: “Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên dữ đại Tỳ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu. Nhĩ thời Thế Tônthực thời, trước ytrì bát, nhập Xá-vệ đại thànhkhất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bản xứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa”). Qua chương 1 có thể ghi nhận vài điều sau:

  1. Các sự kiện diễn biến nơi chương 1 này là những thị hiệnsinh hoạt thông thường trong đời sống hàng ngày của đức Phật mà ai ai cũng có thể dễ dàng nhận biết được qua Tiền Lục Thức (Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỹ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức) hay còn được gọi là thức Năng Biến Thứ Ba trong  Duy Thức Học.
  2. Những tác dụng về thấy-nghe-hay-biết (kiến văn giác tri) của Tiền Lục thức có khuynh hướng qui hướng về ngoại cảnh (6 cảnh trần), nghiêng nặng về phần khách thể cảnh thấy (sở kiến) mà bỏ quên đi phần chủ thể năng thấy (năng kiến) nên được kinh Pháp Hoa gọi là “chàng Cùng Tử lang thang bỏ quên người cha Trưởng Giả”. Hoặc nơi kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật khai thị cho ngài A Nan “Những cảnh vật núi sông, đất liền ông thấy trước mắt chỉ là cái thấy bệnh…”. Do vậy, cảnh tượngnhận biết được qua Tiền Lục Thức chưa là cảnh tượng chơn thực mà chỉ là vọng hiện ra theo hai loại nghiệp thức: Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng cá nhânchúng sanhCọng nghiệpnghiệp chung cho tất cả chúng sanh. (Thí dụ cùng là thấy một dòng sông, các vị trời thấy là thất bảo, loài người thấy là nước mát, loài quỉ thấy là lửa độc..).
  3. Duy Thức Tam Thập Tụng đúc kết về tên gọi,thành phần, tánh tướng của Tiền Lục Thức  qua ba bài tụng như sau:

Tiền Lục Thức:          

“Thứ đệ tam năng biến     Tạm dịch:   (Thức năng biến thứ ba

Sai biệt hữu lục chủng                            Có sáu loại khác biệt

Liễu cảnh vi tánh tướng                          Tánh tướng là rõ cảnh

Thiện bất thiện câu phi”                         Lành, không lành cùng vô ký)

 

Tiền Ngũ Thức:

“Y chỉ Căn Bản Thức                       (Dựa vàoCăn Bản Thức

Ngũ thứctùy duyên hiện               Năm thức theo duyên hiện

Hoặc câu hoặc bất câu                   Hoặc cùng hoặc chẳng cùng

Như ba đào y thủy”                        Như sóng gợn theo nước)

 

Ý Thức:

“Ý thức thường hiện khởi            (Ý thức thường hiện khởi

Trừ sanh Vô Tưởng thiên              Ngoại trừ sanh nơi trời Vô Tưởng

Cập Vô Tâm nhị định                      Cùng hai Định Không Tâm 

Thùy miên dữ muộn tuyệt”           Ngũ say cùng chết giấc)

Tuy nhiên, nơi nhãn quan của ngài A La HánTu Bồ Đề; các hình ảnh, sự kiện nơi chương 1 lại khiến bật ra sự cảm thán khôn xiết đối với đức Phật cùng lòng đại từ bi gieo duyên độ sinh với hai câu hỏi làm trọng tâm cho toàn bộkinh Kim Cang qua chương 2 (“Thiện Hiện Khải Thỉnh”) (trích đoạn): “Lúc ấy, trưởng lãoTu Bồ Đề ở trong đại chúng, liền từ chổ ngồi đứng dậy, trịch y bày vai hữu, gối bên hữu quì sát đất, chắp taycung kínhbạch Phật rằng: ‘Hy hữu Thế Tôn, Như Lai khéo hộ niệm cho các Bồ Tát, khéo phó chúc cho các Bồ Tát. Bạch Thế Tôn, những thiện nam thiện nữphát tâmVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên an trụ tâm thế nào và nên hàng phục tâm thế nào?” (Hán văn: “Thời trưởng lão Tu-bồ-đề tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởngcung kính nhi bạch Phật ngôn: – Hi hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hàhàng phục kỳ tâm? ”).

Ngài liền được đức Phậtngợi khentrả lời cho Ngài biết về cách hàng phục tâm nơi chương 3 (“Đại Thừa Chánh Tông”) (trích đoạn) như sau: “Các Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm thế này: Chỗ có sanh khởi tất cả các loài chúng sanh, hoặc trứng sanh, hoặc thai sanh, hoặc ướt sanh,  hoặc hóa sanh, hoặc có sắc, hoặc không sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, ta đều khiến nhập Vô Dư Y Niết Bàndiệt độ. Diệt độvô lượngvô số, vô biênchúng sanh như thế mà thật khôngchúng sanh nào được diệt độ. Vì sao thế? Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có tướng Ngã, tướng Nhân, tướng Chúng Sanh, tướng Thọ Giả tức chẳng phải Bồ Tát”. (Hán văn: “Chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thịhàng phục kỳ tâm.  Sở hữunhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thịdiệt độvô lượng, vô số, vô biênchúng sanh, thực vô chúng sanh đắc diệt độ giả. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhược Bồ-tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướngtức phi Bồ-tát “. Như thế, về cách hàng phục tâm vừa nêu, có thể ghi nhận các điều sau:

  1. Đây là cách hàng phục tâm của các vị Đại Bồ Tát, các bậc tự giác- giác tha- giác hạnhviên mãn, các bậc đã quyết định qui hướng đến Phật quả (tức là đã phát tâmVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như trong câu thưa hỏi của ngài Tu Bồ Đề), đã có sức quán chiếu, soi rọi nội tâm rất tinh thuần, rất mãnh liệt nên đã có thể thấy rõ, kiểm soát và làm chủ được các tâm niệm của chính mình mà nhất tâm hành hướng đến quả vịcứu cánhgiải thoát.
  2. “Sở” là đối tượng, là khách thể, được tạm dịch là “chỗ”. Như “sở kiến“ là “chỗ thấy“,“sở văn“ là “chổ nghe“,“sở tri“ là “chỗ biết“,“sở hành“ là “chổ làm“… Chữ “sở hữu” được tạm dịch là “chỗ có”, được xem là nơi căn nguồn của niệm niệmsinh khởi. Chữ “sở hữu” cô đọng nhiều ý nghĩa quan trọng về Chủ-Khách (Năng- Sở), Có-Không (Hữu- Vô) …của niệm niệmsinh khởi nên chữ này được nhắc đến rất nhiều lần trong kinh Kim Cang
  3. Dưới lăng kính Duy Thức Học, cụm từ “Chỗ có các loại chúng sanh” có thể được cảm nhận chính là Mạt Na thức, Đệ Thất thức trong Bát Thức Tâm Vương. Thức này còn được gọi là “Ý Căn” hay “Ý” vì nó chính là căn nguồn, nơi khởi phát của Ý thức, Đệ Lục thức trong Bát Thức Tâm Vương
  4. Theo Duy Thức Học, Đệ lục Ý thức chính là xuất phát điểm của trùng trùng niệm khởi khi tâm thứctiếp xúc với cảnh trần (qua Tiền Ngũ Thức: 5 thức nơi mắt, nơi tai, nơi mũi, nơi lưỡi, và nơi thân ) rồi sau đó được đệ lục Ý thứcphân biệt, chấp trước về danh-tướng, thương ghét … Niệm là đơn vị đo lường của vọng tâm, của ý thức liễu cảnh, chấp cảnh tương tợ như thước, tấc… là đơn vị đo lường cấp độ dài ngắn, rộng lớn của không gian;  như giờ, phút, giây… là đơn vị đo lường cấp độ lâu mau, nhanh chậm của thời gian. Các niệm khởi này là nền tảng căn bản tạo thành ý nghiệp. Đại Thừa Khởi Tín Luậnminh thịÝ nghiệp này chính là 6 tâm thô phù (Lục Thô) và 3 tâm vi tế (Tam Tế) của Chi Mạt Vô Minh.
  5.  Ý nghiệp sau đó lại là cơ sở phát khởi để hình thành khẩu nghiệpthân nghiệp. Ba nghiệp này (Thân -, Khẩu-, Ý  nghiệp) được cất giử một cách rất chu toàn, chắc chắn nơi A Lại Da thức dưới dạng chủng tử để đến khi có đủ duyên lại kết tựu thành các loạiquả báo trong Tam Giới (Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới).  Đệ lục Ý thức được mô tảchi tiết thêm ở Bát Thức Quy Củ Tụng :

 “Tam tánh tam lượng thông tam cảnh   (Tạm dịch: Ba tánh ba lượng thông ba cảnh

Tam giới luân thời dị khả tri                                          Ba cõi xoay vòng có thể dễ biết được

Tương ưng tâm sở ngũ thập nhất                                Tương ưngnăm mươi mốt tâm sở

Thiện áclâm thời biệt phối chi”                                   Lành dữ gặp lúc khiến có ra riêng rẽ)

Các loạiquả báo trong Tam Giới này chính là 9 loại chúng sanh được nhắc đến trong đoạn kinh văn nêu trên: Ở Dục Giới có 4 loại chúng sanh: Trứng sanh, Thai sanh, Ướt sanh, Hóa sanh. Ở Sắc giớiVô Sắc Giới chỉ còn có Hoá sanh. Sắc Giới có 3 loại chúng sanhhóa sanh: loại Có Sắc, loại Có Tưởng, loại Không Tưởng; ở Vô Sắc Giới có 2 loại chúng sanhhóa sanh: loại Không Sắc, loại Không Phải Có cũng Không Phải Không Tưởng. Chúng sanh nói ở đây không là chúng sanh bên ngoài  thuộc về 6 trần cảnhnhư huyễn, như hóa mà đích thực chính là chúng sanh tâm, chúng sanh niệm nơi nội tâmhành giả, chúng sanh lực của chiêu nghiệp, huân nghiệp, tích nghiệp, dẫn nghiệp, mãn nghiêp…: Niệm khởi dục tình là vào thai sanh, niệm mơ tưởng là noãn sanh, niệm ái luyếnthấp sanh, niệm biến đổi là hóa sanh…Như thế, tất cả chúng sanh tâm chỉ là sản phẩm từ Chi Mạt Vô Minhsinh khởi ra nghiệp thức (mà trong đó Ý thức đóng vai trò chủ động nhất), rồi nghiệp thức được huân tập thành chủng tử khiến có ra bất tận luân hồi- sinh tử trong Tam Giới.

  1. “Vô Dư Y Niết Bàn” được xem là cảnh giới tịch lặng, không còn sanh tử, tức là nơi không còn dư sót một niệm nào có thể dẫn khởi ra sinh tử nữa. Đây là cội nguồn sâu thẳm nhất của tâm thức và của các niệm. Cội nguồn sâu thẳm này được gọi theo nhiều tên khác nhau như  Chơn Tâm, Tự  Tánh, Như  Lai Tàng thanh tịnh…Nếu có thể nhìn thấy, nhận biết được chổ này ắt có thể kiểm định, kiểm soát được dòng thác ồ ạt của niệm khởi.  Đây cũng chính là ý nghĩa của câu nói “một mũi tên mà bắn cả đàn” của Mã Tổ (709-788) khai thị thợ săn Thạch Cũng…. 
  2. Cách hàng phục tâm nơi chương 3 là “Khiến tất cả chúng sanh nhập Vô Dư Y Niết Bàn mà diệt độ”: Đây chính là đưa đưa tất cả Sanh về nơi Vô Sanh, đưa tất cả các niệm khởi từ Ý thức trở về nơi cội nguồn Chơn Tâm; và một khi đã trở về cội nguồn Chơn Tâm rồi thì sẽ không còn quay trở lại nơi Ý thức nữa. Điều này được minh thị qua câu nói ” Nếu đã đến rồi, chẳng còn đến nữa .Nếu đã đi rồi, chẳng còn đi nữa” (“Nhược lai dĩ, cánh bất lai. Nhược khứ dĩ, cánh bất khứ”) của Bồ TátVăn Thù khi đi thăm bệnh và đối đáp với ngài Duy Ma Cật. Nơi này không còn bóng dáng Chủ-Khách (Năng- Sở), Có- Không (Hữu- Vô), Nhiều- Ít (Đa-Thiểu) nữa…Đây cũng chính là nơi đã vượt qua cả  tất cả tướng trạng của 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp trong Duy Thức Học (24 món Bất Tương Ưng Hành pháp này gồm: Đắc, Mạng căn, Chúng đồng phận, Dị sanh tánh,Vô tưởng định, Diệt tận định, Vô tưởng báo, Danh thân, Cú thân, Văn thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô thường, Lưu chuyển, Định vị, Tương ưng, Thế tốc, Thứ đệ, Thời, Phương, Số, Hòa hợp, Bất hòa hợp). Một trong số 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp là “Số” (số lượng nhiều ít). Sự vượt qua số lượng được khẳng định qua câu” Diệt độvô lượngvô số, vô biênchúng sanh như thế mà thật khôngchúng sanh nào được diệt độ” trong kinh.
  3. Vượt qua 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp chính là đã vượt quaphạm vihoạt động của Ý thức (tư duy chấp cảnh) và cũng đã vượt qua cả phạm vihoạt động của Mạt Na thức (tư lươngchấp ngã). Vượt quaphạm vihoạt động của Mạt Na thức sẽ khiến chấp ngã không còn hiện diện nữa. Việc này chỉ có thể được thực hiệntốt đẹp nơi các Đại Bồ Tát, nên kinh khẳng định thêm: “Nếu Bồ Tát có tướng Ngã, tướng Nhân, tướng Chúng Sanh, tướng Thọ Giả tức chẳng phải Bồ Tát” .
  4.  Tứ tướng (Ngã-Nhân- Chúng sanh- Thọ giả) thường được phân biệt, giải thích qua 2 cách: cách đầu là cách Mê Thức Tứ Tướng, và cách thứ  hai là cách Mê Trí Tứ Tướng. Tùy theo 1 trong 2 cách này, Ngã tướng có thể là thân tâmngũ uẩn hoặc là chỗ sở chứng:  Nhân tướngloài người hoặc là tâm năng ngộ, Chúng sanh tướngtoàn thểchúng sanh hoặc là tâm liễu tri , Thọ giả tuớng là Chân Như, Phật Tánh hoặc là Cứu Cánh Giác.Còn có thể cảm nhận 4 tướng (Ngã- Nhơn- Chúng Sanh- Thọ Giả) như là 4 thành phần lưu xuất từ A Lại Da thức: Ngã Tướng chính là Kiến phần của A Lại Da (mà Kiến phần này được Mạt Na thức chấp làm bản ngã rồi bản ngã  này dính mắc nơi Ý thức và khiến Ý thức tác niệm phân biệt 6 trần cảnh), Nhơn Tướng là Tướng phần của A Lại Da dính mắc nơi Ý thức khi Ý thức tác niệm phân biệt 6 trần cảnh, Chúng Sanh tướngniệm niệmtiếp nối khi Ngã tướng và Nhơn tướng giao kết tương tục nhau nên có thể xem là Tướng phần phát triển của A Lại Da thức, Thọ Giả tướng chính là tự thể căn bản của A Lại Da thức khi tiếp nhận, thọ lãnh ba phần (Ngã – Nhơn – Chúng Sanh) trên, rồi kết tựu thành chủng tử được cất chứa nơi chính nó.

Đến chương 4, cụm từ “Ưng Vô Sở Trụ” được đức Phật nhắc đến trong câu: “Lại nữa Tu Bồ Đề: Bồ Tát nơi pháp, nên tương ưng (tùy thuận) nơi Vô Sở Trụ mà hành bố thí, tức là không trụ sắc mà bố thí, không trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí. Tu Bồ Đề, Bồ Tátbố thítương ưng như thế, không trụ nơi tướng. Vì sao thế? Nếu Bồ Tátbố thí không trụ tướng, thời phước đức không thể nghĩ  lường. (Hán văn: ” Phục thứ Tu-bồ-đề, Bồ-tát ư pháp ưng vô sở trụ hành ư bố thí, sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí. Tu-bồ-đề, Bồ-tát ưng như thịbố thí, bất trụ ư tướng. Hà dĩ cố? Nhược Bồ-tát bất trụ tướngbố thí, kỳ phước đức bất khả tư lương “). Đoạn văn kinh quan trọng này khiến sáng tỏ một số điều sau:

  1. Chữ “Trụ” trong đoạn kinh văn trên là một món trong 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp vừa nêu. Trước tiên, nó chính là tác hành của Tiền Lục Thức (Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân và Ý thức) áp đặt trên lên 6 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Thứ đến, nó cũng chính là tác hành của Mạt Na thức áp đặt lên A Lại Da thức. Tiền Lục Thức khi tiếp xúc cảnh luôn có tác hành “Trụ” trước khi khởi ra phân biệt liễu cảnh, chấp cảnh; Mạt Na thức cũng có “Trụ” trước khi khởi ra phân biệtchấp ngã.
  2. Chơn tâm có tánh thể thênh thang khoáng đạt nên không có trụ. Chỉ có thức mới có trụ. Nhưng ngay nơi A Lại Da thức “Lồng lộng ba tàng không thể tận ” (“Hạo hạo tam tàng bất khả cùng”), tánh thể cũng là mênh mang, vời vợi nên sức trụ còn rất yếu ớt, mờ nhạt vì A Lại Da chỉ có 5 tâm sởBiến Hành (Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng Tư). Qua đến Mạt Na thức tư lương-chấp ngã  “Dựa vào A Lại Da rồi duyên A Lại Da, Tư Lương làm tánh tướng”  (“Y bỉ chuyển duyên bỉ Tư lương vi tánh tướng”)..với 18 tâm sở (có thêm 1 Biệt cảnh Huệ, 4 Căn Bản Phiền Não: Tham-Si-Mạn-Ác kiến, 8 Đại Tùy Phiện Não: Trạo cử- Hôn trầm- Bất tín-Giải đãi-Phóng dật- Thất niệm- Tán loạn- Bất chánh tri, và 2 Trung Tùy Phiền Não: Vô tàmVô quý) nên đã có sức trụ chấp mạnh mẽ thêm lên. Tuy nhiên phải đến Tiền Lục Thức, với Ý thức có tối đa đầy đủ 51 tâm sở và với Tiền Ngũ Thức có 34 Tâm Sở, và cả hai thức này đều có trọn vẹn 5 tâm sởBiệt Cảnh (Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Tuệ) thì sức trụ chấp mới phát huy được năng lực tối đa, mãnh liệt nhất.
  3. Do có thức trụ nên phàm phuthường có ra các phiền não-khổ đau, gọi là “Trụ Địa phiền não” như Kiến Nhất Xứ Trụ Địa (phiền nãoKiến Hoặc), Dục Ái Trụ Địa (Tư HoặcDục giới), Sắc ÁiTrụ Địa (Tư HoặcSắc Giới), Hữu Ái Trụ Địa (Tư HoặcVô Sắc Giới), Vô Minh Trụ Địa… làm nhân tố chính yếu cho sanh tử, luân hồi.
  4. Duy Thức Học cũng có đề cập đến “Trụ Duy Thức”, nhưng đây là “Trụ Duy thức tánh” (trụ tánh, không là trụ tướng). Đó là phương cáchtu tập (Duy Thức Hạnh) nương theo tánh của thức mà dụng công (không như phàm phu chỉ sống nương theo Tướng phần của thức). Tu tập nương theo tánh của thức trãi qua  các giai đoạn như ban đầu nương theo Kiến phần, rồi sau đó nương theo Tự Chứng phần, rồi nương theo Chứng Tự Chứng phần qua  các quả vị như Tư Lương vị, Tứ Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị (Duy Thức Quả). 
  5. Có lẽ cũng cần phân biệt rõ thêm về từ “Trụ” và cụm từ “Vô Sở Trụ”: “Trụ” có ý nghĩa như một động từ (“trụ” là tác hành của thức, là dụng công …); còn “Vô Sở Trụ” có thể xem như một danh từ , đó là nơi không chổ trụ, là chỗ đã vượt qua  phạm trùhoạt động của Ý  thức và của Mạt Na thức. Nơi không chổ trụ này chính là nơi không thể trụ, vì nơi đó nếu được trụ thì nó liền bị ẩn khuất (như chanh, đường..làm át đi mùi vịthuần khiết của nước tinh chất trong ly nước chanh).
  6. Về ý nghĩa của “Ưng Vô Sở Trụ” nơi chương 4th:  Đây là “Ưng Vô Sở Trụ” để hành Bố Thí. Bố Thí là pháp đầu tiên trong 6 pháp Ba La Mật (Lục Độ Ba La Mật) của Bồ Tát Hạnh (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, và Trí Huệ). Hạnh Bố Thítương ưngVô Sở Trụ ở đây chính là Bố Thí với  sự vắng mặt các hoạt độngphân biệt so đo, tính toán, chấp trước về 6 trần cảnh (Sắc, Thanh, Hương, Vị Xúc, Pháp) của Ý Thức. Thế nên kinh nói :”tương ưng nơi Vô Sở Trụ mà hành bố thí, tức là không trụ sắc mà bố thí, không trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà bố thí”. Bố thí củng chính là Hành XảDuy Thức Học. Hành Xả là một trong 11 món Thiện tâm sở. Nó bao gồmxả thọ và cả xả tưởng, xả niệm. Xả cũng là một trong Tứ Vô Lượng Tâm (Từ-Bi- Hỷ – Xả) nơi giáo lý  Phật đạo.
  7. Bố thí không chỗ trụ tướng (“Vô Sở Trụ TướngBố Thí “) cũng chính là bố thí với “Tam Luân Thể Không” (hay còn gọi là “Tam Luân Không Tịch”). Nơi đây cũng đã vượt quaphạm trùhoạt độngtư lươngchấp ngã của Mạt Na thức , nên không còn thấy có tướng người hành bố thí (Năng Thí), không còn thấy có tướng người nhận bố thí (Sở Thí), cũng không còn thấy có tướng trạng nhiều-ít, đẹp- xấu của tài vật đem bố thí (Vật Thí). Bố thí không chỗ trụ tướng cũng chính là siêu việt ra khỏi ràng buộc từ sự hòa hợptác động của bộ ba (ba hòa hợp duyên Căn-Trần-Thức) trong việc chiêu nghiệp cấu thành chủng tử dắt dẫn sinh tử luân hồi.  Dưới lăng kính Duy Thức Học “Vô sở trụ tướng bố thí” chỉ có hiện diện nơi A Lại Da thức, thức thứ 8 của Bát Thức Tâm Vương . Vì chỉ có A Lại Da thức mới có độc nhất một Xả thọ mà không còn có 4 thọ khác (Ưu thọ, Khổ thọ, Hỷ thọ, Lạc thọ). Nói cách khác, “Vô sở trụ tướng bố thí” chính là xả thọ nơi A Lại Da thức vậy. Kinh Kim Cang khẳng định cách Bố Thí không chỗ trụ tướng này sẽ khiến có phước đứcvô lượng, rộng lớn không thể nghĩ bàn như hư khôngmười phươngthế giới.  Đây cũng là khởi dẫn giới thiệu sự chuyển hóa từ “Tướng” sang “Phi Tướng” ở các chương kinh kế tiếp.
  8. Trong chương 4 này, đức Phật cũng đã hỏi ngài Tu Bồ Đề các câu hỏi về hư không ở phương Đông và hư không ở chín phương còn lại có thể suy lường được chăng. Đây là các câu hỏi để trắc nghiệm cảm nhận tức thì của ngài Tu Bồ Đề về pháp antrụ tâmđức Phật vừa giảng thuyết : nếu còn có chổ suy lường về hư không (Không tướng) ở phương Đông và ở chín phương còn lại thì tâm thức còn có chổ trụ, nhờ có trụ tâm nên tâm thức mới khởi ra suy lường. Thế nên, ngài Tu Bồ Đề đã khéo léo trả lời là không thể suy lường được hư không ở phương Đông và ở chín phương còn lại.

 – “Tu Bồ Đề ! Ý ông thế nào? Hư không phương Đông có thể nghĩ lường được không?”

– “Bạch Thế Tôn, không. Không thể suy lường được”.

– “Tu Bồ Đề ! Ý ông thế nào? Hư không các phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên, dưới có thể nghĩ lường được không?”

– “Bạch Thế Tôn, không. Không thể suy lường được”.

(Hán văn: “Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Đông phươnghư không khả tư lương phủ?

– Phất dã Thế Tôn!

– Tu-bồ-đề, Nam Tây Bắc phương tứ duy thượng hạ hư không, khả tư lương phủ?

– Phất dã Thế Tôn!

– Tu-bồ-đề, Bồ-tát vô trụ tướng bố thí, phước đức diệc phục như thị bất khả tư lương. Tu-bồ-đề, Bồ-tát đản ưng như sở giáo trụ”).

Chương 5 (Như Lý Thật Kiến) đã tổng hợp và xác quyết, soi rõ thêm ý nghĩa về “Vô Sở Trụ “ở các chương kinh trên qua lời hỏi đáp của đức Phật và ngài Tu Bồ Đề: “Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể thấy Như Lai qua thân tướng chăng?” Tu Bồ Đề thưa rằng” Bạch thế Tôn, không. Không  thể do nơithân tướng mà thấy được Như Lai.  Vì sao? Vì chỗ Như Lai nói thân tướng tức chẳng phải thân tướng”. Phật bảoTu Bồ Đề : ” Nếu còn chỗ có tướng, đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng không phải tướng, tức thấy Như Lai”. (Hán văn: Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? – Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướngtức phithân tướng. Phật cáo Tu Bồ Đề: – Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai). Qua đây, có thể rút ra các nhận định sau:

  1. Câu hỏi “Có thể thấy Như Lai qua thân tướng chăng?” là câu hỏi đúc kết lại ý nghĩa về hàng phục và an trụ tâm ở các chương trước: Tâm phải được hàng phục, được an trụ thế nào để có thể thấy Như Lai ?
  2. Theo Duy Thức Học, cái thấy nơi Nhãn Căn (con mắt thịt nơi thân) cần phải hội đủ 9 duyên mới có thể phát sinh và hình thành. 9 duyên đó là: Nhãn căn, Cảnh vật, Hư không, Ánh sáng, Chủng tử, Tác ý, Ý thức (Phân Biệt Y), Mạt Na thức (Nhiễm Tịnh Y), và A Lại Da thức (Căn Bản Y). Kinh Lăng Già gộp 9 duyên này vào 3 duyên, gọi là ba Hoà Hợp Duyên gồm có Căn, Trần, và Thức. Cái thấy theo duyên là cái thấy thuộc về Tiền Lục Thức . Các chương kinh trước đã minh thị cái thấy này là cái thấy trụ cảnh, liễu cảnh, chấp cảnh… Duy Thức Học gọi cái thấy này là cái thấy của tánh Biến Kế Sở Chấp, nó còn mịt mờ về nhân duyên ngay của chính nó, nên chưa là cái thấy của Y ThaKhởi Tánh của các bậc kiến đạo- tu đạo, huống hồ là Viên ThànhThật tánh của các bậc đã đắc đạo, cái thấy Vô Sở Trụ, cái thấy không chỗ trụ tướng, cái thấy liễu tâm.
  3. Cái thấy cảnh vật bên ngoài qua mắt thịt rồi qua Ý thứcphân biệt của phàm phu là cái thấy có quá nhiều sở trụ (cái thấy trụ vào các cảnh bên ngoài và rồi trụ vào các tưởng, các tình… nơi nội tâm). Do có quá nhiều sở trụ nên còn là cái thấy sanh diệt, cái thấy huyễn hoá, cái thấy không thường trú. Kinh khẳng định cái thấy này “không thể thấy Như Lai”.  Muốn “thấy Như Lai”, cái thấy cần vượt qua những sở trụ này. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã khai thị về tánh thường trú của cái thấy khiến vua Ba Tư Nặc đã vui sướngnhảy nhót khi nhận ra được ông có cái bản kiến không già suy, không biến đổi, không hoại diệtĐức Phật cũng minh thị thêm về tánh “không chổ trả về” của “Kiến Tinh” (tinh thể của cái thấy) . Cái thấy “không chỗ trả về” là cái thấy không còn theo các duyên (đã nêu trên). Thiền truyện kể về Mã Tổ (709 – 788) đã vặn mũi ngài Bá Trượng (720- 814) đau điếng để giúp ngài khai ngộ, không còn có cái thấy bị chấp kẹt nơi bầy chim bay trên trời (duyên ngoài) cũng là nơi ý này.
  4. Thế nên ngài Tu Bồ Đề đã thưa là “không thể do nơithân tướng mà thấy được Như Lai”.  Ngài  còn thưa thêm “chỗ Như Lai nói thân tướng tức chẳng phải thân tướng” để tỏ ý là Ngài cảm nhận được ý  nghĩa “Vô Sở Trụ “,không bị chấp kẹt theo lời của đức Phật : dù “nói thân tướng” mà “chẳng phải thân tướng”. (Nôm na nói theo phong cách ngôn ngữ đại chúngViệt Nam là “nói vậy mà không phải vậy”). Đây  là câu nói có  2 chặng nghĩa lý: chặng 1 là “Thị”, là chấp thực (“nói vậy”), và chặng 2 là “Phi”, là không trụ vào cái chấp thực của chặng 1 , là phá đi cái chấp thực đó (“không phải vậy”). Cách nói với hai chặng nghĩa lý (Thị – Phi) này sẽ được phát triển ra cách nói với ba chặng nghĩa lý (Thị –  Phi –Danh) độc đáo của kinh Kim Cang nơi các chương sau.
  5. Lời Phật sau đó nhắc nhở “Nếu còn chổ có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy tất cả tướng không phải tướng, tức thấy Như Lai” một lần nữa khẳng định về tính chấthư vọnghuyễn hóa của tâm thức chấp trụ nơi tướng, tâm thức của ba duyên (Căn- Trần- Thức) hòa hợp. Vì thế nếu có đủ quán lực, định lực, phước lựcvượt qua được tâm thức chấp trụ này, khi đó sẽ thấy “các tướng không phải tướng tức thấy Như Lai “.
  6. “Thấy Như Lai” tức là thấy được pháp thân Phật, là kiến tánh. Đại Thừa Khởi Tín Luậnphân biệt về ba cấp độ khả năng thấy thân Phật :(1) Phàm phuNhị Thừa chỉ thấy được Ứng Thân Phật, tức là còn chấp thân từ ngoài đến và chỉ thấy được một phần sắc thân;(2) Hàng Sơ Phát TâmBồ Tát đến các hàng Đăng ĐịaBồ Tát có thể thấy được Báo Thân Phật (từ thô đến tế tùy theo trình bậc): do các vị đã ngộ được Lý Duy Tâm nên đã có khả năng thấy từ A Lại Da thức (thấy từ tâm); (3) Chỉ từ các bậc Bồ Tát đã xả ly xong A Lại Da thức mới ngộ được Pháp Thân Phật (thân không có sắc tướng, không còn có Tướng PhầnKiến Phần nữa).
  7. Theo tinh thần các đoạn kinh văn nêu trên, có thể cảm nhận “Thấy Như Lai” là cái thấy “Vô Sở Trụ”, cái thấy không có chỗ trụ. Cái thấy này vô cùng khoáng đạt, thênh thang, tự tại, không còn bóng dáng của tứ tướng (ngã- nhơn- chúng sanh- thọ giả), của năng-sở (chủ-khách)… Cái thấy này cũng đã vượt qua tất cả các Bất Tương Ưng Hành pháp nên là cái thấy không còn có bóng dáng của không gian, thời gian, số lượng, sinh tử- biến hoại, văn tự- ngôn ngữ, chứng đắc… nữa. Lời nhắc nhở của đức Phật quá vi diệu, siêu tuyệt khiến ngài Tu Bồ Đềtừ binghĩ tưởngchúng sanhđời sau mà đặt câu hỏi về đức chánh tín nơi chương kế tiếp.

Chương 6 có tên là “Chánh Tín Hy Hữu” (lòng tin chơn chánh hiếm có) do bởi câu hỏi của ngài Tu Bồ Đề : ” Thế Tôn! nếu có chúng sanh được nghe lời nói, câu văn như thế này, sanh lòng tin thật chăng?” (Hán văn: “Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh, đắc văn như thịngôn thuyết, chương cú, sanh thật tín phủ?”). Đức Phật đáp “Chớ nói lời ấy. Sau khi Như Laidiệt độ 500 năm sau, có người trì giớitu phước đối với câu văn lời nói đây, hay sanh lòng tin cho đó là thật. Phải biết người này đã vun trồng căn lành, chẳng những nơi một hai ba bốn năm… vị Phật, mà đã vun trồng căn lành ở vô lượng nghìn muôn vị Phật rồi. Người nghe thấy câu kinh văn này, cho đến một niệm sanh lòng tin thanh tịnh, Tu Bồ Đề, Như Lai biết rõ, thấy rõ những chúng sanh ấy được vô lượng phước đức”. (Hán văn: “Phật cáo Tu-bồ-đề:  Mạc tác thị thuyết. Như Laidiệt hậu, hậu ngũ bách tuế, hữu trì giớitu phước giả, ư thử chương cú năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thật, đương tri thị nhân bất ư nhất Phật, nhị Phật, tam tứ ngũ Phật nhi chủng thiện căn, dĩ ư vô lượng thiên vạn Phật sở, chủng chư thiện căn. Văn thị chương cú, nãi chí nhất niệm sanh tịnh tín giả, Tu-bồ-đề, Như Lai tất tri, tất kiến thị chư chúng sanh đắc như thịvô lượng phước đức“).  Đức Phậtgiải thích thêm: “Vì sao thế? Vì những chúng sanh ấy không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả; không có tướng pháp, cũng không có tướng phi pháp. Vì sao thế? Vì những chúng sanh ấy nếu tâm còn chấp giữ tướng, tức là còn chấp mắc ngã , nhân, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp giữ pháp tướng  tức là chấp mắc ngã , nhân, chúng sanh, thọ giả. Vì sao thế? Nếu chấp giữ phi pháp tướng  cũng tức là chấp mắc  ngã , nhân, chúng sanh, thọ giả. Do đó, không nên chấp pháp, cũng không nên chấp phi pháp. Bởi nghĩa ấy, nên Như Lai thường nói :”Tỳ khưu các ông, phải biết pháp của ta nói dụ cũng như bè, pháp còn phải bỏ, huống là phi pháp”. (Hán văn: “Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh vô phục ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, vô pháp tướng diệc vô phipháp tướng. Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh, nhược tâm thủ tướng tắc vi trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Nhược thủ pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Hà dĩ cố? Nhược thủ phi pháp tướng tức trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp. Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết: Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp“). Qua chương 6, có thể rút ra các nhận định sau:

  1. Đức Phật khai thị 500 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, nếu có chúng sanh nào được nghe những câu kinh văn trên mà sanh lòng tin thật; đó là do chúng sanh ấy đã vun trồng căn lành ở nghìn muôn đức Phật rồi. Căn lành chính là các chủng tử thiện lành ở các kiếp trước đã phát khởitừ Ý Thức liễu cảnh, tiếp xúc, nghe hiểu, tin nhận, ghi nhớ lời Phật… sau đó các chủng tử  được huân tập, tích chứa nơi A Lại Da thức. Do bởiảnh hưởng từ các chủng tử tiềm ẩn sẵn có này khiến chúng sanhthiện căn vừa nghe lờiPhật thuyết liền tin nhận, hiểu biết, ghi nhớ… giống như hình ảnh “tuấn mã vừa thấy bóng roi liền chạy”. Đức Phật nhắn nhủ thêm là chúng sanhlòng tin như vậy sẽ đuợc vô lượngphước đức
  2. Phước đức ở đây không là phước đức nơi quan niệmnhân gian (giàu sang, danh vọng, gia đình đầy đủ, ấm êm …) vì đây chỉ là những nghiệp quả thiện lành của cõi Dục Giới cho bốn loàichúng sanh  (noãn, thai, thấp, hóa). Phước đứcchân thực chính là tin thật những lời Phật dạy bên trên về “Vô Sở Trụ”, về phương cách an trụ, hàng phục tâm trên đường qui hướng Phật quả.
  3. Đức Phật minh định tâm thức của chúng sanhchánh tín như trên sẽ không còn bị vướng chấp nơi các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, tướng pháp, tướng phi pháp. Như thế, nơi chương này, ngoài 4 tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ gỉả đã đề cập nơi các chương trước, còn có thêm 2 tướng là tướng pháp và tướng phi pháp. Hai tướng pháp và tướng phi pháp này là tượng trưng đặc thù của phạm trùhoạt động nơi Ý thứcphân biệt nên có tác dụngđào sâu thêm ý nghĩa cho 4 tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ gỉả. Tất cả chấp bất cứ cái gì, chấp bất cứ sự vật gì (chấp tướng, chấp pháp, chấp phi pháp…) cũng đều là qui chấp 4 tướng ngã- nhân- chúng sanh- thọ giả.
  4. Cũng cần rõ thêm về ý nghĩa hai chữ “thủ” và “trước” nơi bản Hán văn của đoạn kinh văn này . Chữ “thủ” tạm dịch là “chấp giữ”,  chữ “trước” tạm dịch là “chấp mắc”: đây là do từ ý thức phân biệt liễu cảnh, chấp cảnh khiến có ra thương hoặc ghét đối với sự vật mà tạo ra sự chấp giử (‘thủ’) nghiệp này nơi chủng tử; sau đó, nghiệp ‘chấp giử’ này đã tạo ra màng lưới che chắn tâm thức và khiến tâm thức bị vướng mắc, ‘chấp mắc’ đối với sự vật cảnh trần đó. Nên ở đây có thể nói do có chấp thủchấp trước nên đã khiến tâm có trụ, rồi do có tâm trụ nên lại khiến cho chấp thủ, chấp trước càng thêm mạnh mẽ…
  5. Điểm siêu tuyệt nơi chương này là lời đức Phật khai thị không nên chấp trụ vào lời Phật dạy. Điều này vượt qua hẳn tất cả giáo pháp của các tôn giáo khác và cũng minh định về chánh tín nơi đạo Phật: đó là lòng tinTam Bảo nơi tự tâm, tự tánh; lòng tin qui hướng và hành trì, tu tập để “thấy Như Lai” như đã vừa được khơi dẫn nơi chương 5. Vì chỉ ở nơi tự tâm, tự tánh mới là nơi “Vô Sở Trụ” đúng nghĩa nhất . Lòng tinTam Bảo nơi tự tâm, tự tánh này này là kết quả của vô lượngphước đức sâu dày qua thân cận, cúng dường nghìn muôn đức Phật nơi vô lượngđời sống các kiếp quá khứ.
  6. Đức Phật ở đoạn kinh văn này đã ví lời dạy của Ngài chỉ như những chiếc bè, phương tiện để qua sông; nên khi đã qua sông rồi thì nên bỏ bè mà đi tiếp, không nên chấp trụ, tự hào, tự đắc, nấn ná, luyến tiếc… nữa.  Đến đây, “Vô Sở Trụ” sau khi đã không trụ nơi 6 trần cảnh (ở chương 4: Diệu HạnhVô Trụ), không trụ nơi thân tướng (ở chương 5 : Như Lý Thật Kiến) nay có thêm một tầm vóc mới: đó là không trụ vào lời Phật dạy. Lý dolời Phật dạy dù là pháp tôn quí nhất cho chúng sanh trong Tam Giới, giúp chúng sanhgiải thoátluân hồi sanh tử nhưng nếu tâm còn chấp trụ vào lời Phật sẽ khiến không hoàn toànđược giải thoát.

Chương 7 (Vô Đắc- Vô Thuyết) khai triễn rộng thêm ý nghĩa của “Vô Sở Trụ” qua câu hỏi của đức Phật: “Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Laiđắc phápVô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có chỗ thuyết pháp chăng”.  Ngài Tu Bồ Đềbạch Phật rằng:”Như chỗ con hiểu nghĩa lời Phật, thì không có pháp nhất định gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp nhất địnhNhư Lai có thể thuyết. Vì sao thế? Vì chỗ pháp Như Lai thuyết đều không thể chấp giữ, không thể thuyết, không là pháp, không là phi pháp. Bởi vì sao?  Tất cả hiền thánh đều do nơipháp vô vi mà có khác biệt. (Hán văn: “Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề da? Như Lai hữu sở thuyết pháp da? Tu-bồ-đề ngôn:  Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiếtHiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt).

  1. Đến đây, “Vô Sở Trụ” lại có thêm tầm vóc ý nghĩa mới, đó là không trụ nơi quả vịchứng đắc “A Nậu Đa LaTam Miệu Tam Bồ Đề ” (Phật quả). Do Phật quả không chỗ trụ nên “không có pháp nào nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” và cũng không có pháp nhất địnhNhư Lai có thể thuyết.
  2. Thiền tôngminh thị lời Phật và Tổ thuyết chỉ là để phá chấp giúp cho chúng sanh, để “nhổ đinh, tháo chốt” giùm cho chúng sanh. Nên nếu chúng sanhchấp có, liền nói đó là không; ngược lại, chỗ chúng sanhchấp không, liền dạy đó là có.  Như tổ Triệu Châu (778-897) với cùng một câu hỏi “Con chó có Phật tánh không?”, có khi Ngài trả lời “Có”, có lúc lại đáp là “Không”.  Phong cách vấn đápđặc sắc này cũng do từ tinh thần “Vô Sở Trụ” khởi phát. Do đây, nên “không có pháp nhất địnhNhư Lai có thể thuyết”.
  3. Bản hoài của chư Phật là mong chúng sanh tất cả đều được giải thoát vào cảnh giới Phật (Chơn Tâm, Tự Tánh, Vô Dư Y Niết Bàn…). Nhưng đây lại là cảnh giớivắng lặng không còn có ngôn ngữ của thế gian (như kinh Duy Ma Cật đã giới thiệu về cõi nước Chúng Hương, đức PhậtHương Tích không dùng ngữ ngôn mà chỉ dùng mùi hương để thuyết pháp và để tạo dựng cảnh giới nơi quốc độ đó). Theo Duy Thức Học, ngôn ngữthế gian chỉ thuộc về Tiền Lục Thức (chỉ quanh quẩn ở 6 thức nơi mắt, tai, mũi,lưỡi, thân và ý).  Ngôn ngữthế gian chưa vượt quaMạt Na ThứcA Lại Da Thức nên nó khó có thể diễn tảchính xác về Mạt Na thức và nó hoàn toàn không thể nói gì về A Lại Da thức. Do vậy, để độ thoát chúng sanh nơi thế gian chư Phật Tổ đành tạm dùng ngôn ngữthế gian, thứ ngôn ngữ không hề có nơi cảnh giới Phật. Nói theo Thiền tông, chư Phật và chư Tổ chỉ tạm dùng Thế Lưu Bố Tưởng nơi thế gian để hóa giải đi những chấp trước tưởng giúp cho thế gian.  Đây chính là lý dođức PhậtThích Ca nói: “Suốt 49 năm giáo hóa, ta chưa hề nói một chữ ” và cũng là lý do khiến nổi bật lên ý nghĩa “Vô Sở Trụ” nơi ngữ ngôngiáo phápđức Phật thuyết “chỗ pháp Như Lai thuyết đều không thể chấp giữ, không thể thuyết, không là pháp, không là phi pháp”.
  4. Để phân biệtchúng sanh căn cơ cao thấp, Thiền tông có câu “Hàn lưu trục khối, Sư tử giảo nhơn” (tạm dịch: chó nước Hàn chạy đuổi theo cục đá, sư tử cắn người quăng cục đá) ngụ ý là khi nghe lờiPhật Tổ dạy, người hạ căn liền chỉ bám theo lời dạy, còn người thượng căn khi nhận biết lời dạy, liền quay vềquán chiếu ngay nơi tự tánh của chính mình mà soi xétnghĩa lý. Nên nơi chương kinh 6 (Chánh TínHy Hữu), đức Phật dặn dò “Tỳ khưu các ông, phải biết pháp của ta nói dụ cũng như bè…”. Kinh Viên Giácxác nhận “tất cả kinh giáo như ngón tay chỉ mặt trăng (“nhất thiết tu-đa-la giáo nhưtiêu nguyệt chỉ”). Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng xác chứng: “Phàm có lời nói đều không là nghĩa chân thật” (“Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa”).
  5. Còn có phân biệtnhận định đây là chánh pháp (pháp), kia là không phải chánh pháp (phi pháp) đều còn nằm trong phạm trùÝ thứcvọng tưởng, vọng niệm , còn trụ chấp vào lời Phật thuyết, còn là “Hàn lưu trục khối”. Điều này được đoạn kinh văn trên nhắc nhở: “chỗ pháp Như Lai thuyết đều không thể chấp giữ, không thể thuyết, không là pháp, không là phi pháp”.
  6. Lời chư Phật, chư Tổ thuyết ra chỉ là phương tiện (mượn tạm ngôn ngữthế gian) nhằm giúp chúng sinhkhông chấp trụ vào tầm hoạt động của Ý thức (thương- ghét, tốt- xấu, đây- kia, có-không…), cũng không chấp trụ vào chỗ còn có ảnh hưởng từ 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp (Đắc, Mạng căn,…, Danh thân, Cú thân, Văn thân,…,Thời, Phương, Số…) nơi Mạt Na thức.
  7. Vượt quaÝ thứcMạt Na thức, là bước vào cảnh giớiVô Vi. Cảnh giới này được xem là cảnh giớiVô Công Dụng Hạnh, cảnh giớiVô Sở Trụ vốn tự sẵn đủ, bình đẳng, bất nhị… nơi tất cả chúng sinh. Tuy nhiênchúng sanhphàm phu còn có các đám mâyngã chấp, kiến hoặc, tư hoặc…nên chưa có thể thấy biết được. Chỉ các vị hiền thánh (các bậc kiến đạo, tu đạo) có chánh tín và qui hướng về chỗ vô vi mà khai thông các đám mây mù này mới cảm nhận được theo từng trình bậc cảnh giớiVô Vi. Chỗ này được ngài Tu Bồ Đềxác nhận “Tất cả hiền thánh đều do nơipháp vô vi mà có khác biệt”.

Qua đến chương 8 (Y Pháp Xuất Sanh), ý nghĩa về “Vô Vi” pháp (Vô Sở Trụ pháp) được triễn khai sáng tỏ qua khải thị về phước đức tánh, căn nguồn phát sinh tất cả chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đảng Chánh Giác của chư Phật:

1. Kinh minh định về ý nghĩa tánh phước đức là chỗ đã vượt qua số lượng nhiều- ít (pháp “Số”, một trong 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp trong phạm trù  Mạt Na thức) qua lời hỏi đáp của đức Phật và ngài Tu Bồ Đề: “Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như có người đem bảy báu đầy khắp cõi tam thiên đại thiên thế giớibố thí, người ấy có được phước đức nhiều chăng?” Tu Bồ Đề thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Bởi vì sao? Phước đức ấy tức chẳng phải là phước đức tánh, nên Như Lai thuyết  là phước đức nhiều.” (Hán văn: ‘Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược nhân mãn tam thiên đại thiên thế giớithất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân sở đắc phước đức, ninh vi đa phủ?’. Tu-bồ-đề ngôn:  ‘Thậm đa, Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thị phước đứctức phiphước đức tánh, thị cốNhư Lai thuyết phước đức đa’ ).

2. Do vậy, phước đứcbố thíbảy báu dù nhiều đến đâu, nhưng “Nếu lại có người ở trong kinh này mà thọ trì chỉ bốn câu kệ, mà vì người giảng thuyết, thì phước nhiều hơn người kia. Bởi vì sao? Tu Bồ Đề ! Vì tất cả chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đảng Chánh Giác của chư Phật đều từ kinh này mà sinh ra, Tu Bồ Đề ! Chổ nói là Phật pháp đó tức chẳng phải là Phật pháp.” (Hán văn:” Nhược phục hữu nhân ư thử kinh trung thọ trì nãi chítứ cú kệ đẳng, vị thanhân thuyết, kỳ phước thắng bỉ. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề, nhất thiết chư Phật cập chư Phật A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề pháp, giai tùng thử kinh xuất. Tu-bồ-đề, sở vị Phật pháp giả tức phi Phật pháp”).

3. ‘Ở trong kinh này mà thọ trì chỉ 4 câu kệ’ (“Ư thử kinh trung thọ trì nãi chítứ cú kệ đẳng”) là trong tinh thầnVô Sở Trụ của kinh mà cảm nhận trực tiếp về tự tánh, không thông qua Ý thứcMạt Na thức. Khi đó tự nhiên thấy biết ra không còn có 4 thứ (4 câu kệ): một là Thị, chấp thực là đúng/tốt…; hai là Phi, chấp thực là sai/ xấu…; ba là vừa Thị vừa Phi; bốn là vừa không Thị vừa không Phi. Lý do là 4 thứ này đều chỉ là sản phẩm của Ý thức và của Mạt Na thức, còn nằm trong phạm trùhoạt động của Ý thứcMạt Na thức nên cần được xả ly trên hành trìnhthâm nhậptự tánh.

4. Câu “Chổ nói là Phật pháp đó tức chẳng phải là Phật pháp” có nghĩa nôm na theo phong cách ngôn ngữ đại chúngViệt Nam là “nói vậy mà không phải vậy”. Đây là câu nói có 2 chặng nghĩa lý (“Thị”, và “Phi”) mà ngài Tu Bồ Đề đã dùng ở chương 5, nay được đức Phậtsử dụng lại để khai thị thêm cho ngài.

 Qua chương 9 (Nhất Tướng Vô Tướng), 4 quả vịThanh Văn được soi rọi qua lăng kính “Vô Sở Trụ”, qua lời hỏi đáp của đức Phật và ngài Tu Bồ Đề:

“Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tu Đà Hoàn có nên nghĩ rằng: Ta đắc quảTu Đà Hoàn chăng ?”. Tu Bồ Đề thưa rằng : “Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì sao? Vì Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, mà không có chổ nhập. Không nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu Đà Hoàn “.

“Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Tư Đa Hàm có nên nghĩ rằng: Ta đắc quảTư Đa Hàm chăng? ” Tu Bồ Đề thưa rằng :”Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì sao? Vì Tư Đa Hàm gọi là Nhất Vãng Laithật khôngvãng lai, ấy gọi là Tư Đa Hàm”.

“Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? A Na Hàm có nên nghĩ rằng: Ta đắc quảA Na Hàm chăng?” Tu Bồ Đề thưa rằng :”Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì sao? Vì A Na Hàm gọi là Bất Laithật khôngbất lai, ấy gọi là A Na Hàm. “

“Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? A La Hán có nên nghĩ rằng: Ta đắc quảA La Hán chăng?” Tu Bồ Đề thưa rằng :”Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì sao? Vì thật không có pháp gọi là A La Hán. Bạch Thế Tôn! Nếu A La Hán nghĩ rằng ‘Ta đắc đạo A La Hán’ tức là đã chấp mắc ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Bạch Thế Tôn! Phật bảo con đắc phép định Vô Tránh, là bậc đệ nhất trong loài người, là A La Hánly dục bậc nhất. Bạch Thế Tôn, con không nghĩ rằng: ‘Con là A La Hán ly dục’. Bạch Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng: ‘Con đắc đạoA La Hán, ắt Thế Tôn không nói Tu Bồ Đề là vị ưa hạnh A Lan Na. Do Tu Bồ Đềthật không có chỗ làm, nên mới gọi Tu Bồ Đề là ưa hạnh A Lan Na.”

(Hán văn: “Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tu-đà-hoàn năng tác thị niệm ngã đắc Tu-đà-hoàn quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: – Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tu-đà-hoàn danh viNhập lưu nhi vô sở nhập, bất nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thị danh Tu-đà-hoàn.

– Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Tư-đà-hàm năng tác thị niệm ngã đắc Tư-đà-hàm quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: – Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Tư-đà-hàm danh Nhất vãng lai nhi thật vô vãng lai, thị danh Tư-đà-hàm.

– Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-na-hàm năng tác thị niệm ngã đắc A-na-hàm quả phủ? Tu-bồ-đề ngôn: – Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? A-na-hàm danh viBất lai, nhi thật vô bất lai, thị cố danh A-na-hàm.

– Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? A-la-hán năng tác thị niệm ngã đắc A-la-hán đạo phủ? Tu-bồ-đề ngôn: – Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Thật vô hữupháp danh A-la-hán. Thế Tôn! Nhược A-la-hán tác thị niệm: ngã đắc A-la-hán đạo, tức vi trước ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Thế Tôn! Phật thuyết ngã đắc Vô tránh tam-muội, nhân trung tối vi đệ nhất, thị đệ nhất ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã bất tác thị niệm ngã thị ly dục A-la-hán. Thế Tôn! Ngã nhược tác thị niệm: ngã đắc A-la-hán đạo, Thế Tôn tắc bất thuyết Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh giả. Dĩ Tu-bồ-đề thật vô sở hành, nhi danh Tu-bồ-đề thị nhạo A-lan-na hạnh.” )

1.  Ở ba quả vịTu Đà Hoàn, Tư Đa Hàm, và A na Hàm: đây là các bậc đã chứng Thánh, đã thành tựu “Vô Sở Trụ” nhưng chưa rốt ráo, đã thuần tâm thanh tịnh nhưng chưa vượt quatrọn vẹnphạm vihoạt động của Ý thứcMạt Na thức. Tùy theo cấp độ vô sở đắc (vô sở trụ) và cấp độ lìa xa hai thủ (Năng thủ , Sở thủ)  mà có ba quả vịsai biệt như vậy.  Ba quả vị này tương ưng với Thông Đạt Vị trong Duy Thức Hạnh, được diễn đạt qua 4 câu kệ:

“Nhược thời ư sở duyên    (Tạm dịch: Nếu lúc nơi cảnh duyên

 Trí đô vô sở đắc                                 Trí đều không sở đắc

 Nhỉ thời trụ Duy Thức                       Lúc đó trụ Duy Thức

 Ly nhị thủ tướng cố”                         Đã lìa hai tướng thủ”)

2. Tu Đà Hoànquả vị đã đoạn trừ xong Kiến Hoặc, là đã không còn mê lầm do ác kiến (thân kiến, biên kiến,…) từ Ý thức phân biệt; nhưng các ngài chưa đoạn trừ Tư Hoặc, là vẫn còn mê lầm từ chủng tử nghiệp thức Câu Sanh phiền não (tham, sân, si…) nơi Mạt Na thức. Các ngài đã có trí tuệ không còn bị trụ chấp, vướng mắc vào 6 trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) nên kinh nói là “Nhập Lưu, mà không có chổ nhập”. Do chưa đoạn trừ Tư Hoặc, các ngài còn có 7 lần tái sanh vào Dục Giới.

3. Tư Đa Hàm là quả vị đã đoạn trừ xong Kiến Hoặc, và đã đoạn thêm 5-6 phẩm Tư HoặcDục Giới. Các ngài không còn mê lầm do ác kiếntừ Ý thức phân biệt; nhưng các ngài chưa đoạn trừ xong Tư Hoặc (vẫn còn mê lầm từ chủng tử nghiệp thức Câu Sanh phiền não nơi Mạt Na thức) nên các ngài còn có 1 lần tái sanh vào Dục Giới. Nhưng dù tái sanh, các ngài với tinh thần “Vô Sở Trụ”,vẫn thấy biết được không có nơi tái sanh (Sở thủ) và dường như cũng không có chủ thể đi tái sanh (Năng thủ). Do vậy nên kinh nói là “Nhất Vãng Laithật khôngvãng lai, ấy gọi là Tư Đa Hàm.” 

4. A Na Hàmquả vị đã đoạn trừ xong Kiến Hoặc, và đã đoạn thêm 8-9 phẩm Tư HoặcDục Giới. Các ngài không còn mê lầm do ác kiếntừ Ý thức phân biệt; đã đoạn trừ gần xong Tư Hoặc nhưng chưa đoạn trừ rốt ráoTư Hoặc, vẫn còn chút ít mê lầm từ chủng tử nghiệp thức Câu Sanh phiền não nơi Mạt Na thức. Tuy nhiên, các ngài không còn tái sanh vào Dục Giới nữa. Dù vậy,các ngài với tinh thần “Vô Sở Trụ”,vẫn thấy biết được không có chủ thể (Năng thủ) không đi tái sanh này. Do vậy nên kinh nói là “Bất Lai mà thật khôngbất lai, ấy gọi là A Na Hàm”.

5. A La Hánquả vị đã kiến tánh, đã đoạn trừ sạch Kiến HoặcTư Hoặc, đã vượt quaÝ thức và  Mạt Na thức nên các ngài không còn chấp mắc nơi bản ngã , cũng không còn chịu ảnh hưởngtác động từ 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp nữa. Do không còn chấp mắc nơi bản ngã và 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp, nên các ngài thực sự không còn có khởi niệm về  cái ta năng chứng, năng đắc và cũng không còn có cái tên gọi cho quả vị nữa. Do vậy nên kinh nói là : “Thật không có pháp gọi là A La Hán”, và “Nếu A La Hán nghĩ rằng ‘Ta đắc đạo A La Hán’ tức là đã chấp mắc ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”, … Quả vịA La Hán được xem tương ưng với “Tu Tập Vị” của Duy Thức Hạnh qua 4 câu kệ sau:

“Vô đắc bất tư nghì         (Tạm dịch: Vô đắc không nghĩ lường

Thị xuất thế gian trí                          Là ra khỏi trí thế gian

Xả nhị thô trọng cố                           Đã bỏ đi hai thô trọng

Tiện chứng đắc chuyển y”                 Liền chứng đắc chuyển y”)

Qua đến chương 10 (Trang Nghiêm Tịnh Độ), ý nghĩa về Vô Sở Đắc, Vô Sở Trụ càng được chiêú soi sâu sắc hơn nữa :

  1. Ngay đến chổ chứng đắc của đức Phật cũng được soi rọi qua lăng kính Vô Sở ĐắcVô Sở Trụ: “Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Xưa kia ở chỗ Phật Nhiên Đăng, nơi pháp Như Lai có chỗ đắc chăng?”. Tu Bồ Đề thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, không. Ở chỗ Phật Nhiên Đăng, nơi pháp Như Lai thật không chỗ đắc”. (Hán văn: “Phật cáo Tu-bồ-đề:  Ư ý vân hà? Như Lai tích tại Nhiên Đăng Phật sở ư pháp hữu sở đắc phủ” ? – “Phất dã Thế Tôn! Như Lai tại Nhiên Đăng Phật sở, ư pháp thật vô sở đắc”). Theo Duy Thức Học, kế tiếp sau Tu Tập Vị của A La Hán sẽ là Cứu Cánh Vịdiễn đạt qua 4 câu kệ sau:

“Thử tức Vô Lậu Giới      (Tạm dịch: “Chỗ này tức là cảnh giớiVô Lậu

Bất tư nghì thiện thường                    Lành thiện, thường hằng không thể nghĩ bàn

An lạcgiải thoát thân                         Thân an lạc, giải thoát

Đại Mâu Ni danh pháp”                       Pháp tên là Đại Mâu Ni”)

  1. Và cả đến cảnh giớitrang nghiêm nơi quốc độ Phật cũng chan hòa ánh sáng chiếu soi của Vô Sở Hành, Vô Sở Tác, Vô Sở Trụ, không còn có Năng- Sở này:  “Tu Bồ Đề ! Ý ông thế nào? Bồ Táttrang nghiêmPhật độ chăng? “.  “Bạch Thế Tôn, không. Bởi vì sao? Bậc trang nghiêmPhật độ, tức chẳng phải là trang nghiêm, mà gọi là trang nghiêm” (Hán văn: “Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêmPhật độ phủ? ”  – “Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêmPhật độ giả, tức phitrang nghiêm, thị danh trang nghiêm”). Ở đây, ngài Tu Bồ Đề đã dùng câu nói với ba chặng nghĩa lý để trả lời câu hỏi về trang nghiêm Tịnh Độ này. Ba chặng nghĩa lý gồm: chặng 1 là chặng “Thị”,  chặng chấp thực nơi cảnh trần sở trụ của Tiền Lục Thức; chặng 2 là chặng “Phi”, là phá đi chấp thực nơi chặng 1, nơi Ý Thức (vậy chặng 2 vẫn còn thuộc Tiền Lục Thức); chặng 3 là chặng “Danh”, là đưa cả hai chặng 1 và 2 cùng chính nó vượt quaphạm trùhoạt động nơi Tiền Lục Thức để vào đến Mạt Na thức: đây chính là “Danh thân, Cú thân, và Văn thân” của 24 món Bất Tương Ưng Hành pháp trong phạm trùảnh hưởng từ Mạt Na thức.  Như thế câu nói với ba chặng nghĩa lý chính là ba chặng chuyển hóatâm thức, giúp cho tâm thức không còn bị vướng mắc vào thị-phi, phải- quấy, có- không…nơi Tiền Lục Thức, trong đó Ý thức đóng vai trò chủ chốt quan trọng nhất.
  2. Nên đức Phật đã dặn dò chí thiết về ‘sanh tâm Vô Sở Trụ’ cũng là ‘Vô Sở Trụ sanh tâm’ như sau: “Vì thế, Tu Bồ Đề ! Các Đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnhnhư vầy: không nên trụ sắc sanh tâm; không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Nên nơi chổ không trụ mà sanh tâm đó”. (Hán văn: ” Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”). Chữ “sanh” của “sanh tâm” đây có thể hiểu theo nghĩa “lộ ra” (lộ khuất- hiển ẩn), không theo nghĩa “có ra” (có không-sanh diệt) : “Sanh”  không còn là sanh diệt của chu kỳ biến hoại sanh- trụ- dị-diệt của Ý thứctư duy chấp cảnh và của Mạt Na thứctư lươngchấp ngã nữa. Cùng tương ưng theo y chỉ này, trong Truyền Đăng Lục cũng có ghi lại lời khai thị của tứ tổ Đạo Tín (580-651) về tự tại nhiệm tâm cho ngài Ngưu Đầu Pháp Dung (593-657) như sau: “Trăm ngàn pháp môn về trong gang tấc, hà sacông đức đều ở nguồn tâm. Tất cả Giới môn, Định môn, Huệ môn; tất cả thần thôngbiến hóa đều tự sẵn đủ, chẳng ngoài tâm. Tất cả phiền nãonghiệp chướng, bổn lai vẫn là không tịch. Tất cả nhân quả đều như mộng mị. Không có ba cõi nào phải thoát ra, mà chẳng có Bồ Đề nào khá cầu được. Người với chẳng phải người, tánh tướng đều bình đẳng. Đạo lớn vốn hư huyền, khoáng đạt; tuyệt không có nghĩ, không có lo. Cái pháp như vậy, nay ông đã được, rốt chẳng khiếm khuyết, đồng với chư Phật; ngoài ra, chẳng Phật nào khác. Ông cứ tự tại mà nhiệm tâm, đừng theo quán hạnh, cũng chớ trừng tâm, chớ nổi tham sân, chớ mang sầu lự. Cứ thản nhiênvô ngại, dọc ngang nhiệm ý, chẳng làm lành, chẳng làm dữ, đi đứng nằm ngồi cứ tùy duyên mà cảm nghĩ. Đó toàn là chổ khoái lạc vô ưu của Phật, có thế mới gọi là Phật…  Chổ tự tại nhiệm tâm, tự tạitùy tâm…này cũng là nơi Chân Tâm nhiệm vận tỏ tường, không còn cần phảiđối trị với vọng tình, vọng thức nữa. Đó cũng tức là thường trụPháp thân, chẳng gì sai khác”. 

Vô Sở Trụ sanh tâm ở chương 10 này là đã đến chổ tận cùng của Vô Sở Trụ, là nơi tương ưng với lý Pháp thân, là chổ đã tùy thuận vào nơi Vô Dư Y Niết Bàn mà chương 3 (“Đại Thừa Chánh Tông”) đề cập. Nơi đây tâm thức đã rốt ráothanh tịnh nên không còn chịu ảnh hưởng từ bóng dáng của 6 trần cảnh nơi phạm trùÝ thức (chương 4, “Diệu Hạnh Vô Trụ”), không còn trụ chấp nơi thân tướng của đức Phật để thấy Như Lai (chương 5 “Như Lý Thật Kiến”),  đã không còn chấp trước nơi 4 tướng  (Ngã- Nhân- Chúng sanh- Thọ giả),  không còn trụ chấp tướng pháp cùng tướng phi pháp vì đã được  tâm chánh tín nơi Vô Sở Trụ (chương 6 “Chánh Tín Hy Hữu”), không còn trụ chấp vào lời chư Phật- chư Tổ thuyết (chương 7 “Vô Đắc, Vô Thuyết”), vượt qua tất cả phân biệt về thị-phi,  nhiều-ít nơi phước đức tướng (chương 8 “Y Pháp Xuất Sanh”), cũng không còn trụ chấp vào quả vịchứng đắc nơi các bậc Thanh Văn (chương 9 “Nhất Tướng Vô Tướng”) cũng như nơi chứng đắcPhật quả cùng hạnh nguyệntrang nghiêm nơi quốc độ chư Phật (chương 10 “Trang Nghiêm Tịnh Độ”). Vượt qua tất cả bóng dángtư duyphân biệt, liễu cảnh chấp cảnh của Ý thức;  và cũng vượt qua cả tất cả vướng chấp, buộc ràng, tư luơng chấp ngã, cùng 24 Bất Tương Ưng Hành pháp của Mạt Na thức. Cần phải có đầy đủ viên mãnGiới lực, Định lực, Tuệ lực, Phước Đức lực, Công Đức lực… mới thành tựutrọn vẹný nghĩa “Vô Sở Trụ” này. Ở vùng thôn dã Việt Nam, kinh Kim Cang còn được gọi tên là “kinh Sấm Chẻ” (hay “Sấm Cắt”, “Sấm Chặt Đứt”). Đây là tên gọi có sự tương ưng kỳ đặc, gắn kết thiết tha với tinh thầnVô Sở Trụ, Vô Sở Kiến, Vô Sở Đắc, Vô Sở Thuyết… độc đáo của kinh: chỉ có những ánh chớp sáng ngời của sấm sét rền vang không trung chiếu lòa nơi bầu trời tâm thứclồng lộng mới có thể vượt qua xuyên suốt các chấp mắc khổ đau- luân hồivô lượng đời, và chẻ tan đi bao màn tối vô minh chập chùng từ vô thỉ vậy.               

                                   

           Khánh Hoàng

                           Plano _ August 18, 2020

             Email: lekhoang50@gmail.com