VỀ NHÀ SƯ BUDDHADASA
Hoang Phong
Trong phần lời tựa dành cho ấn bản tiếng Đức của
quyển “Cốt lõi của cội Bồ-đề”
Jack Kornfield một Phật tử và học giảlỗi lạc người Mỹ, đã viết như sau:
“Nếu Buddhadasa sống ở Nhật thì
nhất định ông sẽ phải là một danh nhântrong lịch sửhiện đại của xứ sở này. Dầu
sao đi nữa thì người ta cũng đã biết đến ông vào cuối đời như là một trong số
những vị Thầy uyên bác và đáng kính nhất mà Phật Giáo Thái Lan từ nhiều thế kỷnay”.
Thật
thế, chiếc am nhỏ trong khuôn viên của ngôi chùa Suan Mokkh, còn gọi là “Khu
vườn Giác Ngộ”, tại tỉnh Surat Thani thuộc miền nam Thái lan đã bao che kín
đáo một phần cuộc đời của một nhà sư thật bình dị và khiêm tốn và cả một trí tuệbao la tàng ẩn bên trong sự bình dị và khiêm tốn ấy.
Ngày
nay, mỗi ngày đều có những chuyến xe đò dừng lại ở trạm Suan Mokkh để đổ xuống hàng
toán người hành hương. Họ là những người trọng tuổi, là thanh niên, thiếu nữ và
cả trẻ em. Họ đến từ mọi thành phần trong xã hội kể cả những nông dân từ vùng
quê hay những người buôn thúng bán mẹt từ các chốn thị thành xa xôi.
Giữa
“khu vườn” là một ao sen thật lớn, bên cạnh là một dãy nhà xây theo mô
hình một con thuyền nhằm để biểu trưng cho sự Giác Ngộ. Dãy nhà được trang trí bằng
các hình tượngđiêu khắc, tranh ảnh và các biểu đồ đơn giản nhằm gợi lên ý
nghĩa của giáo lý. Những người dù không có kiến thức cao hoặc không được học hành
nhiều mỗi khi nhìn vào đấy cũng có thể lĩnh hội được những gì chính yếu trong Đạo
Pháp. Buddhadasa thường đặt các tảng đá cạnh một gốc cây hay xếp các viên đá nhỏ
chung quanh để nhắc nhở khách thập phương đến viếng phải biết yêu quý thiên
nhiên và cây cỏ. Thật vậy Đức Phật đã ngồi xuống cạnh một gốc cây để đạt đượcGiác Ngộ, và Ngài cũng đã nằm xuống giữa hai gốc cây để hòa nhập với Đại-bát Niết-bàn.
Một lần Jack Kornfield tâm sự với Buddhadasa rằng trong các xã hộiTây phương có
nhiều người mang những vết thương thật sâu kín trong lòng họ, và hỏi rằng phải làm
thế nào để có thể giúp họ chữa khỏi. Buddhadasa kê ra cho Jack Kornfield một
phương thuốc như sau: trước hết là phải mở rộnglòng từ bi, sau đó là phải hòa
nhập sự sống của mình với cây cỏ, núi rừng và thiên nhiên.
“Khu
Vườn Giải Thoát” không có chính điện đồ sộ với các trang trí cầu kỳ. Thật
thế ông không thích những nghi thức lễ lạc và màu mè giả tạo. Nếu có ai định chắp
tay vái lạy ông thì ông chộp lấy tay người ấy mà kéo xuống ngồi bên cạnh để ông
trò chuyện và thăm hỏi như một người bạn lâu đời.
Pháp
danh của ông là
Buddhadasa có nghĩa là người tỳ kheo hầu hạ Đức Phật, thế nhưng
người dân Thái thì lại gọi ông là Ajhan Buddhadasa. Chữ Ajhan phát xuất từ tiếng
Phạn acarya có nghĩa là một người hướng
dẫn hay chỉ đạo, và khi đã chuyển thành tiếng Thái thì lại có nghĩa là một vị “Thầy”
với một sự tôn kínhđặc biệt. Thế nhưng chính ông thì chỉ muốn xem mình là một
người tỳ kheo hầu hạ Đức Phật: Buddhadasa Bikkhu.
xác và sự sống này cho vị Thầy của tôi là
Đức Phật Tôi chỉ là một
người hầu hạ Ngài Vì thế mà người
ta gọi tôi là Buddhadasa
(chữ Pa-li dasa có nghĩa là một người hầu, một người tôi tớ để sai bảo –
a bondsman)
Phần
lớn những tài liệu về Buddadasa được thế giới biết đến ngày nay cũng là nhờ một
Phật tử người Mỹ. Người thanh niên trẻ
này tham gia tổ chức Thiện Nguyện “Peace Corps” ở Thái Lan và nhờ đó đã
biết được Phật Giáo. Sau đó ông đã xuất
gia và trở thànhđệ tử của nhà sư Buddhadasa với pháp danh Santikaro. Đây là một
tấm ảnh đặc biệt của Buddadasa mà Santikaro còn giữ lại, với lời ghi chú như
sau:
“Trong hình này tôi chỉ là một
nhà sư bé tí, ngồi dưới chân vị Thầy của tôi (bên trái) và
vị giám hộ của tôi (bên phải) ở giữa
là một vị đại sư thi sĩ, bạn của Thầy tôi và vị giám hộ của tôi. Cả ba đã gặp
nhau vào mùa Kiết Hạ (Vassa) năm 1934 nơi ” Khu Vườn Giải Thoát” và họ
đã kết thânvới nhau. Người dân Thái thường gọi ba vị này là “Ba Con Hổ”
của miền Nam
nước Thái. Ngày Thầy tôi được tám mươi tuổi thì tôi chỉ là một tỳ kheo non trẻ vừa
mới thụ phong được một năm. Ảnh chụp ngày 27 tháng 5, năm 1986 đúng vào ngày
sinh nhật tám mươi tuổi của Thầy tôi”.Bảy
năm sau đó thì Buddhadasa cũng đã từ bỏ thân xác của kiếp nhân sinh này của ông.
Santikaro tiếp tục lưu lại “Khu Vườn Giải Thoát” đến năm 1999 và
trong khoảngthời gian này ông cũng đã dịch sang tiếng Anh phần lớn các bài giảng
Pháp của Buddhadasa. Chính nhờ vậy màthế giới đã biết đến một nhà sư thật uyên
bác, khác thường và vô cùng khiêm tốn của Á Châu. Jack Korfield cũng từng là một
thành viên của tổ chức Thiện Nguyện Peace Corps và sau đó cũng đã trở thànhđệ
tử thân cận của nhà sư Ajhan Chah.
Nhằm để tìm hiểu thêm về
vị đại sư này, có lẽ chúng ta hãy cùng đọc hai bài thơ sau đây mà ông đã viết
cách nhau gần nửa thế kỷ. Hai bài thơ có thể xem như biểu trưng cho hai quãng đời
tu tập của ông:
Bài thơ thứ nhất:
Tôi làm việc vượt hơn cả sức người
dâng kiếp sống này. Dù hoàn cảnh và cơ duyên đưa đẩy khiến tôi phải chết – vì nghiệp lực do chính mình tạo ra. Thì đấy cũng ví như được nghỉ tay sau những lúc nhọc nhằn, được yên giấc trong đêm, hay dừng
tay trong một thoáng. Khi bình minh ló dạng, tôi lại bắt tay hoàn tất công việc còn bỏ lại. Mỗi ngày lại một lần sinh, cả hai cũng chỉ là một: sinh ra lúc vừng dương ló dạng,
chết đi khi màn đêm buông xuống. Quay đều vòng luân hồi chuyển động, tạo ra muôn ngàn gợn sóng để vỗ về và an ủi tim ta.
Hỡi những ai mong cầu hân hoan và hạnh phúc, phải nhớ
rằng: tất cả đều do mình hiểu thế nào là hân hoan. Đối với tôi hân hoan chẳng mang ý nghĩa nào khác là được sinh ra để hăng say làm
việc. Tạo ra cơ duyên giúp mình và tất cả mọi người hiểu được bản chất của thế giới,
hầu chinh phục và chiến thắng nó. Thiên Nhiên sinh ra ta, lành mạnh cả thể xác lẫn tâm thần. Lớn lên – cũng lại nhờ Thiên Nhiên! Thế nhưng sự sáng tạo ấy cũng chỉ là được sinh ra, tan rã và để chết. Tuy thế cũng đã tạo cho tôi dịp may(được làm người), Để phấn đấu nhằm vượt lên hàng đầu, hầu đạt đượcmục đích trước tất cả mọi người. Bạn bè thi nhau sống trong buông thả, Bao công việc bỏ lại, đưa vai tôi gánh vác. Trong cuộc sống, bổn phận bủa vây tôi, tựa trên đầu chất cao trăm món nợ, Như cơn lốc ngăn chận bước chân tôi. Biết khi nào vượt được, an bình và giải thoát còn xa một cõi nào? Muốn đến được Niết-bàn bao chông gai phải vượt, đấy là cửa ải do chính mình dựng lên. Quy Luật(nhân quả)ấynghiệt ngã hơn bất cứ một lệ luật
nào, Mạng lưới của nó, dù khôn ngoan đến đâu cũng không sao tránh thoát. Bất cứ một hành động nào, nếu mang lại lợiích cho người
khác và cho mình, Thì phải thực hiện nhanh lên, phải đấu tranh và ra sức, hoàn tất thật tốt đẹp nhằm hồi đáp món nợ của Thiên Nhiên. Khi nào từ thâm tâm mọi sự bám víu yếu dần, tan đi và biến mất, Thì khi đó trí tuệ cũng sẽ loại bỏ được tham lam, giận dữ và ảo giác – luân hồi cũng sẽ ngừng quay. Hãy nhanh lên, hỡi các bạn, xin đừng chậm trễ! Bắt tay ngay, dù khó khăn nào đang đợi. Nếu vượt quá sức người và phải chết sớm, ấy ví như được nghỉ ngơi lần cuối, nào có gì khác đâu!
(Buddhadasa sáng tác bài thơ này ngày 13 tháng 2, năm
1938, lúc ông 32 tuổi. Bản dịch tiếng Anh của Santikaro Bikkhu)
Bài thơ thứ hai:
Buddhadasa
không bao giờ chết
mãi, chẳng có gì chết cả. Dù thân xác phải chết, tai
không còn nghe được nữa. Hoặc còn đó hay ra đi nơi
khác, nào có hệ trọng gì? Theo dòng thời gian – một cái
gì đó đã trôi đi. Buddhadasa vẫn
bước, chẳng có gì chết cả. Dù đẹp trời hay
những ngày giông bão, Luôn dốclòng tuân theo
lời giảng dạy. Đem tâm sức giữ
tròn trọng trách với Như Lai. Buddhadasa sống mãi, chẳng có
gì chết cả.
Hết lòngphục vụ cho nhân sinhmãi mãi, luôn nêu cao Đạo Pháp từ ngàn
xưa lưu lại. Bạn thấy chăng! Chẳng có gì
chết cả! Dù phải chết, chấm dứt thân
xác này, Tiếng tôi nói vẫn âm vang
trong tai bạn, Rõ ràng và trong sáng, hùng
hồn như những thuở xa xưa. Nếu Thân-Đạo-Pháp vẫn sống – thì
chẳng bao giờ tôi chết cả. Hãy xem tôi không bao giờ chết
cả, Luôn bên bạn như ngày xưamuôn
thuở. Hãy tỏ bày những gì trong tâm
thức, ân cần tôi giải đáp, bạn thấy
chăng tôi đang ngồi cạnh bạn. Hãy xem tôi không bao giờ chết
cả, Muôn dòng suối phúc hạnh sẽ
dâng tràn. Đạo Pháp, xin đừng quên những ngày
ngồi bên nhau bàn bạc:
Thực hiện được Sự Tuyệt Đối(của tánh không) – cái chết sẽ
không bao giờ xảy đến.
(Bài thơ trên
đây được Buddhadasa viết vào ngày 27 tháng 5, năm 1986, nhân sinh nhật 80 tuổi
của ông. Bài thơ này được Santikaro Bikkhu dịch sang tiếng Anh vào ngày 28
tháng 4, năm 1994)
mươi tuổi
Hai bài thơ được sáng táccách nhau
48 năm đã cho thấy một sự khác biệt thật lớn. Thật vậy, gần nửa thế kỷ tu tập
đã biến đổi hẳn một con người. Khi còn là một tỳ kheo trẻ thì Buddhadasa vẫn
còn bị ám ảnh bởi cái chết:
tạo ra muôn ngàn gợn sóng để vỗ về
và an ủi tim ta. ……………………………… Nếu vượt quá sức người và phải chết
sớm, ấy cũng ví như được nghỉ ngơi lần
cuối, nào có gì khác đâu!
Và người tỳ
kheo trẻ trong những lúc quá nhọc nhằn vẫn còn trách móc người khác:
trong buông thả, Công việc họ bỏ lại,
đưa vai tôi gánh vác.
Cũng
xin được nhắc thêm là Buddhadasa là một người tự học và cũng đã tự tay tận lực trùng
tu một ngôi chùa hoang phế để tạo ra ” Khu Vườn Giải Thoát” như ngày
nay.
Thế
nhưng đối với bài thơ được viết gần nửa thế kỷ sau đó thì:
có gì chết cả. ………………………….. Hãy xem tôi không bao
giờ chết cả, Luôn bên bạn như ngày
xưamuôn thuở. ……………………………. Buddhadasa vẫn bước, chẳng
có gì chết cả, ……………………………… Theo dòng thời gian –
chỉ có một cái gì đó đã trôi đi.
Nếu
người tỳ kheo trẻ trước đây luôn lo âu và khắc khoải:
bủa vây tôi, tựa trên đầu chất cao
trăm món nợ, ……………………………… Như cơn lốc ngăn chận bước
chân tôi. Biết khi nào vượt được,
an bình và giải thoát một cõi nào còn xa?
Thì vị sư già lúc nào cũng ung dung, tự tin và
thanh thản:
ngày giông bão, Luôn dốc lòng tuân theo lời giảng dạy. …………………………………………. Dù phải chết, chấm dứt
thân xác này, Tiếng tôi nói vẫn âm
vang trong tai bạn, Rõ ràng và trong sáng,
hùng hồn như những thuở xa xưa.
Ngoài
sự thăng tiến rõ rệt giữa hai giai đoạn trên con đường tu tập của một nhà sư, từ
sự ám ảnh của cái chết khi còn trẻ cho đến thể dạng không bao giờ chết nữa khi
bước vào tuổi già, thì hai bài thơ còn nêu lên nhiều nét nổi bật khác nữa. Chỉ
xin đơn cử một vài điểm như sau:
Quan
điểmtu tập của Buddhadasa cho thấy nhiều nét rất gần với Đại Thừa Phật Giáo, chẳng
hạn như ông đã nâng vai trò của lòng từ bi lên một cấp bậc thật cao và đồng thời
ông cũng chấp nhận các quan điểm và cách hiểu của Đai thừa về tánh không, niết-bàn,
Phật tính, sự quán thấy bằng trực giác của Thiền Học,v.v… Các câu thơ sau đây
trong bài thơ ông viết ngay khi còn trẻ không hẳn biểu trưng cho cách hành xử của
một vị A-la-hán mà đúng hơn là lòng quyết tâm và sự cố gắng phi thường của một
người Bồ-tát:
bủa vây tôi, tựa trên đầu chất cao trăm
món nợ. ……………………… Bất cứ một hành động
nào, mang lại lợi ích cho
người khác và cho mình, Thì phải thực hiện nhanh
lên, phải đấu tranh và ra sức. ………………………. Nếu vượt quá sức người
và phải chết sớm, ấy ví như được nghỉ
ngơi lần cuối, nào có gì khác đâu!.
Thiết
nghĩ có lẽ cũng cần phảigiải thích thêm một vài điểm khác trong cả hai bài thơ
này. Trong bài thơ thứ hai Buddhadasa cho biết rằng “Thiên Nhiên” đã
sinh ra ông. “Thiên Nhiên” ở đây không biểu trưng cho một Đấng Tối
Cao nào cả mà chỉ có nghĩa là các quy luậttự nhiênchi phối sự vận hành của mọi
hiện tượng trong vũ trụ: đấy là quy luật tương liên, tương kết và tương tạo
(interdependence), trong đó gồm cóquy luật về nguyên nhân và hậu quả:
Quy Luật ấy nghiệt ngã
hơn bất cứ một lệ luật nào.
Cái
Quy Luật đó đã khiến cho ông phải quay lại kiếp nhân sinh. Thế nhưng ông không hề
oán trách cái Quy Luật ấy mà trái lại còn cám ơn nó đã tạo ra cho ông cơ duyên được
làm người để tu tập. Tuy hiểu được những điều ấy thế nhưng khi thuyết giảng thì
ông không bao giờ nêu lên bất cứ những gì mà ông cho là “vô ích”, tức
là không trực tiếp hướng vào mục đích nhằm loại bỏ khổ đau. Những chuyện như luân hồi, tái
sinh… chỉ khiến cho người tu tập thêm hoang mang mà thôi. Một vài học giảTây
Phương phân tích các lời giảng của ông và không chịu tìm hiểusâu xa hơn, vì thế
đôi khi họ đã đánh giá ông một cách sai lầm khi cho rằng ông chủ trương đơn giản
hóa và duy lý hóa Phật Giáo.
Điểm
nổi bật và đáng chú ý hơn hết trong bài thơ khi ông viết vào lúc tuổi già chính
là câu sau đây:
Buddhadasa sống mãi, chẳng
có gì chết cả.
Vậy
nếu Buddhadasa
sống mãi và chẳng có gì chết cả thì có nghĩa là gì? Đấy có nghĩa là Buddhadasa đã hóa thànhtánh không và
trong cái tánh không đó chẳng còn lưu lại bất cứ gì để mà chết cả. Cái trống không
ấy chính là sự Tắt NghỉTuyệt Đối, là Niết-bàn.
Tâm thức của Buddhadasa đã đi hết
con đường, đã trở thànhtánh không, chỉ có thân xác tạm thời này của ông là còn
lưu lại mà thôi:
Hoặc (nó
vẫn) còn đó hay ra đi nơi khác, thì có hệ trọng gì?
Mọi sự nắm bắt và bám víu cũng như các
vết hằn của nghiệp, tất cả đều đã được loại bỏ và tẩy sạch trên dòng lưu chuyểnliên tục của tri thức ông. Tâm thức của ông đã hòa nhập vào tánh không của tất
cả mọi hiện tượng, để trở thành một với tánh không của cả vũ trụ.
Tám mươi tuổi, tuy đang ngồi yên lặng
trước cửa am trong “Khu Vườn Giải Thoát”, thế nhưng tâm thức ông đã
an trú trong Tánh KhôngTuyệt Đối và Đích Thật của Dhamma, của Niết-bàn và Đức
Phật. Cái Tánh Không ấy không bao giờ chết và
chính trong không gian Trống Không của cái Tánh KhôngTuyệt Đối ấy cũng chẳng còn gì sót lại để mà chết cả. Đấy là
ý nghĩa của tựa bài thơ – Buddhadasa không
bao giờ chết– và của câu thơ mở đầu cho toàn bộ bài thơ – Buddhadasa vẫn sống, chẳng có gì chết cả.
Nếu đủ sứcphát lộ được cảm tính về một
chút tánh không nào đó trong tâm thức mình thì biết đâu chúng ta cũng sẽ có thể
cảm thấy có một người tu hành nào đó trước đây từng mang tên là Buddhadasa đang
ngồi bên cạnh chúng ta hôm nay để han hỏi và bàn bạc với chúng ta:
thuở. Hãy tỏ bày nhưng gì trong tâm thức, Ân cần tôi giải đáp, bạn thấy
chăng tôi đang ngồi cạnh bạn.
Vậy
chúng ta sẽ han hỏi những gì và thắc mắc những gì? Phải chăngchúng ta muốn biết
là phải làm thế nào để đạt được nước niết-bàn? Buddhadasa sẽ trả lời cho chúng
ta bằng câu thơ cuối cùng trong bài thơ ông đã viết:
Thực hiện được sự Tuyệt Đối(của tánh không)– cái chết sẽ không
bao giờ xảy đến!
Hoang
Phong
(Bures-Sur-Yvette,
14.09.12)
Sau đây là các
bản dịch sang tiếng Anh của hai bài thơ trên đây:
Bài thơ thứ nhất:
I Work More Than I Can Bear
can bear, but am happy hearted enough to leap and dance. * This is because my
mind thinks and aims only to live in line
with the Dhamma, * Wherever the causes
and conditions lead, according to the karma
I laid down in former moments. * To die is like a
pause from work, to sleep for a night,
to rest for a time; * With the new dawn, I
take up the work Vigorously carrying
on the work left over from before. * The new day is a new
birth, these two are the same: born with the day and
dying at night, * As the waves of the samsaric
cycles create the myriad products
that soothe and comfort our hearts. * Whoever wishes for
joy and bliss must know that it depends on
the one who can see joy for himself. * As for me, there is
no meaning beyond the fact that I was
born only to work * According to
conditions, so that myself and others will know the world, conquer
it, and vanquish sorrow. * Nature created us
perfectly, physically and mentally thriving — boundless
thanks to Nature! * Although we are
created for birth, decay, and death, yet Nature gives me
the chance to vie * Struggle, and contend
in all duties to break ahead in order to reach the
end before anyone else. * While friends
encourage each other to lie around, I am working hard as
if they were chasing behind. * The duties of life
that besiege constantly are like debts ever
piling up on top of me * Blocking my way
almost like a whirlpool, when will I pass
beyond and find the place of freedom and peace? * From here to Nibbana
we must pass through the checkpoint which
is the work of our lives * This Law is more
certain than any scales; no matter how skilled,
no one can escape this rule. * For this reason, in
any activity that aims for the benefit
of others or oneself * We should hurry,
struggle, and strive to make it beautiful
and work off our debt to Nature. * Until the heart’s
attachments to all things weaken, dissolve, and
fade away * So that wisdom sees
directly that greed, anger, and delusion are
finished and samsara stopped. * Hurry friends, don’t
be late! Whatever work you may
meet, tackle it immediately. * Much work may bring a
faster death, but it rolls along
towards the final rest, just the same.
Bài thơ thứ hai
Buddhadasa Never Dies
shall live, there’s no dying. Even
when the body dies, it will not listen. Whether
it is or goes is of no consequence, it
is only something passing through time. Buddhadasa carries on,
there’s no dying. However good or bad
the times, Always one with the
true teaching. Having offered body
and mind in ceaseless service Under Lord Buddha’s command. Buddhadasa
lives on, there’s no dying. In
service to all humanity forever Through
the Dhamma Proclamations left behind O,
Friends, can’t you see! What dies? Even
when I die and the body ceases my
voice still echoes in comrades’ ears Clear
and bright, as loud as ever. Just
as if I never died the Dhamma-body lives on. Treat
me as if I never died, as
though I am with you all as before. Speak
up whatever is on your minds as
if I sit with you helping point out the facts. Treat
me as if I never died, then many
streams of benefits will accrue. Don’t
forget the days we set aside for Dhamma discussion; Realize
the Absolute and stop dying!
(SÁCH CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GIẢ)
n