Thích Phước Thái
Phật lịch 2555
Nhà xuất bản Quang Minh
Dương lịch 2011 – Việt lịch 4891
Mục Lục
Thành kínhtri ân
Lời nói đầu
I Giải thích danh đề
1. Nghi thức.
2. Tụng.
3.Tại gia.
4. Bồ tát.
5. Giới.
II. Phần khai kinh.
Tán hương.
Kệ khai kinh.
III. Nghi cách của người tụng giới.
IV. Phần quy kính.
V. Sách tiến tu tập.
VI. Kiểm chúng để quyết địnhbố tát tụng giới.
VII. Lời tựa mở đầu.
VIII. Phần tụng các giới.
A. Sáu giới trọng
Giới sát sanh.
Giới Trộm cắp.
Giới đại vọng ngữ.
Giới tà dâm.
Giới nói lỗi của tứ chúng.
Giới bán rượu.
B. Hai mươi tám giới khinh
Không cúng dườngcha mẹ và sư trưởng.
Đam mê uống rượu.
Không chăm sóc bệnh khổ.
Thấy người xin mà không cho.
Bậc tôn trưởng không chào hỏi.
Thấy người phá giới sanh lòng kiêu mạn
Không giữ sáu ngày thọ trì tám giới.
Không đến nghe pháp.
Nhận vật dụng của Tăng.
Uống nước có trùng.
Đi đường vắng một mình.
Một mình ở đêm chùa Tăng, Ni.
Vì của mà đánh người.
Đem đồ dở cho tứ chúng.
Nuôi mèo chồn.
Nuôi dưỡnggia súc.
Không chứa y bátcúng dường.
Làm ruộng không tìm đất nước sạch.
Buôn bán cân thiếu.
Hành dục phi thời, phi xứ.
Buôn bán không đóng thuế.
Phạm luật nước.
Được đồ ăn mới không cúng Tam bảo.
Không nghe Tăng nói pháp.
Đi trước năm chúng.
Chia phần Tăng bất công.
Nuôi tằm.
Trên đường thấy bệnh bỏ đi.
IX. Hồi Hướng.
X. Lời Kết
Thành KínhTri Ân
– Thành kính bái tạ thâm ân Hòa Thượng Tông Trưởng Tổ Đình Phước Huệ đã chứng minh và thẩm duyệt.
– Chân thànhtri ânĐại Đức Thích Phước Viên đã trình bày và giúp cho phần in ấn.
– Chân thànhtri ânĐại Đức Thích Phước Quảng đã giúp phát họa hình bìa.
– Chân thànhtri ân quý liên hữuPhật tử đã phát tâm hỷ cúng tịnh tài để ấn tống quyển sách pháp thí nầy.
Xin tất cả nhận nơi đây lòng tri ânsâu xa của soạn giả, nhất là Hòa ThượngTôn Sư đã từ bi duyệt sửa.
Nguyện cầu hồng ânTam bảogia hộ cho Hòa Thượng và chư liệt vịthân tâmthường lạc, Phật quả chóng viên thành.
Nguyện đem pháp thí nầy hồi hướng cho pháp giớichúng sanh đồng trọn thành Phật đạo.
Trân Kính
Thích Phước Thái
Lời nói đầu
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì sự tu hành của chúng ta sẽ không bao giờ có tiến bộgiác ngộ và giải thoát được. Giới luật do Phật chế ra, nhằm mục đíchngăn ngừa hoặc cảnh cáoxử phạt những hành vi sai phạm, bởi chúng sanh dễ buông lungba nghiệp. Do ba nghiệp thân, ngữ, ý mà chúng sanh tạo ra vô sốtội lỗi. Trong ba nghiệp, ý nghiệp làm chủ động tạo tác. Vì thế, giới luật có công năng ngăn chận những ác niệm, những việc làmphi pháp và những lời nóitác hại gây ra nhiều tội lỗi.
Sau khi thành đạotrải qua mười hai năm đầu, Phật chưa có chế ra giới luật, vì suốt trong thời gian đó, trong Tăng đoàn không có ai phạm phải những điều sai quấy, tội lỗi. Do đó, đức Phật không có chế giới để ngăn ngừa hay xử phạt. Tuy nhiên, sau đó, trong chúng tăng có những hành vi bê bối xấu ác, nên đức Phậtquở trách răn dạy và từ đó, Phật mới bắt đầu chế ra giới luật. Giống như cái áo ban đầu lành lặn, không có hư rách, thì đâu có ai chằm vá làm chi! Nhưng một khi nó đã bị hư rách rồi, thì bấy giờ người ta mới bắt đầu vá lại. Đó là do lỗi ở nơi người không khéo giữ gìn để cho áo bị hư rách. Cũng thế, vì có người phạm lỗi, nên Phật mới chế giới.
Giới luật trong đạo Phậttùy theocăn cơtrình độ của chúng sanh mà có chia ra làm nhiều loại khác nhau. Nhưng tựu trung không ngoài hai loại giới căn bản cho hai chúng tại gia và xuất gia. Về chúng tại gia, ngoài ngũ giới, còn có Bát quan trai giới, Thập thiện giới, và cao hơn nữa là Bồ Tát giới. Chúng xuất gia ngoài mười giới cho Sa di và Sa di ni, còn có các loại giới như: Thức xoa ma na bên ni, hai trăm năm mươi giới của Tỳ kheo tăng và ba trăm bốn mươi tám giới của Tỳ kheo ni. Đó là giới của Thanh Văn. Còn giới Bồ Tát, tức giới Đại Thừa, chúng xuất giagồm cómười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh. Tại giagồm có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh.
Đối với các vị cư sĩ tại gia, sau khi lãnh thọBồ tát giới rồi, ít có cơ duyên để tìm hiểuhọc hỏi, nên không biết đâu mà gìn giữ cho đúng pháp. Có nhiều vị đọc tụng giới làu làu, nhưng khi hỏi đến ý nghĩa của từng giới điều, thì hoàn toànmù tịt. Bởi cớ đó và theo sự yêu cầu của những vị đã thọ giớiBồ tát tại gia, có thiện ý muốn học hỏi để biết ý nghĩa của giới luật mà nỗ lựchành trì, nên chúng tôicố gắngbiên soạn tập tài liệu nầy với danh đề là: “Bồ Tát Giới Tại Gia Giản yếu”.
Chúng tôiy cứ vào quyển Tại GiaBồ Tát Giới đã ấn hành vào dịp Đại Giới ĐànPhước Huệ năm 1996. Được biết, bản giới nầy được rút ra từ Bồ TátƯu Bà Tắc Giới Kinh gồm sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh. Bồ Tát Giớixuất gia được rút ra từ trong Kinh Phạm Võng ở Phẩm Tâm ĐịaPháp Môn. Kinh Phạm Võng có nhiều quyển, nhiều phẩm, mà trong Phẩm Tâm Địa thứ mười lại chia làm hai phần: phần trước và phần sau. Phần trước nói về địa vị của Bồ tát, phần sau nói về giới Bồ Tát.
Việc nghiên cứu chuyên sâu giới luật, không phải là chuyện dễ dàng. Phần lý thuyết đã quá chi ly khó khăn, lại thêm khô khan khó hiểu, đến phần thật hành gìn giữ đúng giới, đúng luật lại càng khó khăn hơn. Chúng tôi, không phải là người chuyên sâu trong lãnh vực nầy, nhưng vì muốn giúp cho các vị mới thọ giới hiểu qua một phần nào những giới luật đã thọ để học hỏi và hành trì theo đúng tinh thầngiới luật, nên chúng tôicố gắng sưu tập một số ít tài liệu để biên soạn hình thành tập sách nhỏ nầy. Vì thế, nên chúng tôi để danh đề là Bồ Tát GiớiTại GiaGiản Yếu.
Trong khi biên soạn, với khả năng kiến giải về giới luật hạn hẹp, nếu có điều chi sai sót, kính mong các bậc cao minh và chư Tôn Đức thức giảhoan hỷ chỉ giáo và bỏ qua cho những điều sai sót lỗi lầm. Người soạn xin hết lòng lắng nghe sự chỉ giáo và xin chân thànhcảm tạtri ânchư Tônliệt vị.
Trân trọng
Khởi soạn ngày 18 tháng 3 năm 2010
Nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Canh Dần.
Tỳ kheoBồ tát giới Thích Phước Thái.
I. Giải Thích Danh Đề
Danh đề gồm có tám chữ: “Nghi Thức Tụng Tại GiaBồ Tát giới”. Để cho người học hiểu rõ hơn, chúng tôi xin được chiết tự ra để giải thích.
a. Nghi Thức: Nghi là lễ nghi. Thức là cách thức hay qui tắc. Nghĩa là phải giữ đúng phép tắc cách thức trong khi hành lễ tụng giới.
b.Tụng: là đọc thành tiếng có âm điệu lên xuống trầm bổng. Tụng phát xuất từ miệng, trong tâm phải thành kính.
c. Tại gia: tại là ở; gia là nhà. Nghĩa là chỉ cho những người chưa xuất gia. Nói tại gia là cốt để biện biệt với những người xuất gia ở chùa vậy.
d. Bồ Tát: Nói cho đủ là Bồ đề tát đỏa. Trung Hoa dịch có hai nghĩa: một là hữu tình giác, hai là giác hữu tình. A) Nói hữu tình giác có nghĩa là tự giác ngộ. Ý nói Bồ tát cũng là một trong những loài hữu tình, như loài người chẳng hạn. Bất cứ người nào giác ngộnhận ra được cuộc đời nầy là giả dối, không đắm trước tạo nghiệp thọ khổ, đều gọi chung là Bồ tát. B) Giác hữu tình giúp cho người được giác ngộ. Nghĩa là sau khi tỉnh thứcgiác ngộ, áp dụngtu hànhlợi íchthiết thực rồi đem ra chỉ dạy cho người khác ứng dụngtu hành và cũng được lợi ích như mình.
đ Giới: nghĩa đen là hàng rào, có công năng ngăn chận những gì bên trong và bên ngoài ra vào. Nói rõ ra là hàng rào giới luật có khả năng ngăn chận sáu căn, không cho dong ruổi theo sáu trần mà gây ra nhiều tội lỗi. Giới luật có công năng ngăn chận những hành vi xấu ác sai trái của chúng ta, gọi là phòng phi chỉ ác.
II. Phần Khai Kinh.
- 1. Tán Hương.
Trước khi vào phần nghi thức tụng giới, việc trước tiên là phải cử bài Tán lư hương và tiếp theo tụng bài Khai Kinh. Đây là nghi thức thông thường trong khi tụng giới bắt buộc phải có. Bài Tán lư hương nầy là dựa theo bài chữ Hán:
Lư hương sạ nhiệt
Pháp giới mông huân
Chư Phật hải hội tất diêu văn
Tùy xứ kiết tường vân
Thành ý phương ân
Chư Phật hiệntoàn thân
Dịch theo thể văn lục bát:
Lư hương vừa ngún chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Bài kệTán hương nầy, chúng ta có thể hiểu qua hai phần: Sự và Lý. Chủ trương của đạo Phật bao giờ cũng phải Sự Lýviên dung. Nói cách khác tướng và tánh không rời nhau. Nếu chúng ta chỉ hiểu một chiều trên phần sự tướng, thì đạo Phật cho đó là mê tín. Do đó, người học Phật cần phảithận trọng khi tụng đọc kinh điển Phật dạy. Sau đây chúng ta sẽ lần lượttìm hiểu vài nét qua bài tán hương nầy:
Lư hương vừa ngún chiên đàn.
Lư là cái lò; hương là thơm. Nghĩa là khi đốt những loại gỗ chiên đàntrầm hương hay bạch đàn, vừa cháy ngún thì tự nó xông tỏa ra một mùi thơm thật dễ chịu. Vì đây là loại gỗ quý giá dùng để đốt khi cúng Phật.
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa.
Gỗ vừa cháy ngún thì có khói thơmnghi ngút bay lên. Hai chữ ngào ngạt là để diễn tảmùi thơm êm dịu thật dễ chịu toát ra từ ở nơi gỗ quý. Muôn ngàn cõi xa. Là ý nói mùi thơm nầy sẽ bay khắp cả pháp giớimười phương chư Phật. Đây là do tâm tưởngthành kínhcúng dường của chúng ta.
Lòng con kính ngưỡng thiết tha.
Câu nầy nói lên tất cả tâm thành của mình. Khi mình vận dụng tâm thành thiết tha đến đâu, thì tất cả mười phương chư Phật đều hay biết hết. cho nên câu dưới mới nói:
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Chứng là chứng nhận; minh là soi sáng. Nghĩa là mình hết lòng thiết tha mong mỏi chư Phật chứng minh và soi sáng cho tấm lòng cung kínhcúng dường của mình. Cái tâm thành đó như một làn khói bay xa khắp cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều soi sáng cho cõi lòng thanh khiếttrong sạch của mình. Lòng mình trong sạch, thì chính ngay giây phút đó, ông Phật tự tâm của mình cũng đã chứng minh cho mình rồi.
Nam MôPhạm VõngGiáo Chủ Lô Xá Na Phật ( 3 lần )
Sau khi tán hươngcúng dường chư Phật xong, kế đến là chúng ta niệm Phạm VõngGiáo Chủ Lô Xá Na Phật.
Nam Mô: nguyên là tiếng Phạn Namo, Trung Hoa phiên âm là nẳng mồ. Nó gồm có nhiều nghĩa: chí tâm, quy mạng, kính lễ, quy lễ, cứu ngã, độ ngã v.v… Vì nó có nhiều nghĩa như thế, nên người ta vẫn giữ nguyên âm đọc là Nam mô.
Phạm: là chỉ cho cõi trờiĐại Phạm, còn Võng là cái lưới. Nghĩa là tràng lưới của Đại Phạm thiên vương. Tràng lưới ấy các mắt kết ngọc khác nhau mà ảnh hiện lẫn nhau, trùng trùng điệp điệp. Nhìn tràng lưới như vậy, Phật nói mọi thề giới cũng vậy, các pháp môn cũng vậy, vô cùngvô tận.
Giáo Chủ: người làm chủ giáo hóa giảng dạy cho hết thảy chúng sanh. Tức chỉ cho đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì Ngài là giáo chủcõi Ta bà nầy. Nhưng giáo chủ ở đây là ám chỉ cho vị giáo chủ Lô xá na Phật.
Lô Xá Na: tiếng Phạn gọi là Lô xá na, Trung Hoa dịch là Báo thân. Báo thân là một trong ba thân của Phật. Do trải qua nhiều đời đức Phật dùng trí huệ thật hành hạnh Bồ Tát, nên nay mới được cái báo thântướng hảotrang nghiêm. Lô xá na cũng có nghĩa là chiếu soi khắp cả.
Phật: tiếng Phạn Buddha, Trung Hoa phiên âm là Phật Đà dịch nghĩa là giác giả. Nghĩa là người giác ngộ hay người tỉnh thức. Giác có 3 nghĩa: Tự giác, giác tha và giác hạnhviên mãn. Do vì giác hạnhviên mãn nên gọi là Phật. Phật là một danh từ chung. Bất cứ ai tu hành đúng pháp và giác ngộhoàn toàn, đều gọi chung là Phật cả.
Nguyên câu: chúng con hết lòngquy mạng hướng về đức Phậtgiáo chủ Lô Xá Na.
2. kệ Khai Kinh
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Câu nầy mang hai ý nghĩa. Về phần Sự, là tán thángiáo pháp của Phật nghĩa lý rất rộng sâu. Về Lý, thì khen ngợi bản tâm ( Phật pháp ) sâu rộng không thể nghĩ bàn ( nhiệm mầu)
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Câu nầy cũng nói lên hai ý nghĩa: Sự và Lý. Về Sự, thì giáo pháp của Phật nói ra thật không phải là dễ gặp. Nay đây mình đã gặp thì phải trân quý mà giữ gìn. Về Lý, vì cái pháp vi diệu nói trên, bởi do chúng sanh sống trong mê muộibất giác, nên không dễ gì nhận ra tánh giác được. Mặc dù tánh giác vẫn sẵn có, nhưng vì bị vô minhche lấp, nên không thể thấy được. Cho nên mới nói trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Về mặt sự tướng, cái giáo phápquý báu đó rất khó gặp mà nay con đã gặp và nghe thấy, thì con nguyện hết lòngchuyên tâm trì tụng. Về phần lý tánh, một khi đã nhận được bản tâm hay tánh giác rồi, thì con nguyện hết lòng trân quý gìn giữ và hằng sống ( trì tụng ) với bản tâm đó.
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu
Nguyện cho con có đầy đủ trí huệsáng suốt để nhận hiểu được nghĩa lýthâm sâuvi diệu của Phật. Một khi đã nhận được bản tánh rồi, và hằng sống với bản tánh đó, thì không có gì quý báumầu nhiệm cho bằng.
Giáo pháphiện tại mà chúng ta gặp được để tu hành, là do đức Phật Thích Ca Mâu Niứng thân nói ra. Do đó, trước khi tụng giới chúng ta phải thành tâm tưởng nhớ đến thâm ân giáo hóa lớn lao của Ngài bằng cách là chí thành niệm danh hiệu của Ngài.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Khi đã niệm danh hiệu Ngài rồi, kế tiếp, ta phải ghi nhớ những điều căn bản sau đây:
- Phải thành tâm tha thiết chăm chỉ học hỏi, lắng nghe và trì tụng.
- Phải hằng ghi nhớ đến những giới luật mà mình đã lãnh thọ.
- Phải quy hướng về tự tâm mình mà gắng công tu tập gạn trừ phiền não, thanh tịnhhóa thân tâm.
- Không được nhìn ngó lỗi người để rồi phê bìnhchỉ tríchnói xấu chê bai trước mặt hoặc sau lưng. Như thế, thật trái vớigiới luật và lời Phật dạy. Đó không phải là hạnh từ bi của Bồ tát làm.
- Phải nương theo những lời Phật dạy mà quyết chínỗ lựctu trìcho đến ngày thành côngviên mãnPhật quả.
- Phải gắng công chuyên cầngìn giữ ở nơi ba nghiệp thân, miệng, ý cho được thanh tịnh.
III. Nghi Cách của Người Tụng giới
Khung cảnh của một buổi tụng và thính giới phải hết sứctrang nghiêm và thành kính. Thông thường, trước khi tụng, người tụng giới ( do tăng sai ) phải ra trước đại chúngtác bạch lạy 1 lạy rồi quỳ thưa:
“Kính bạch chư đại chúng, đại chúng bảo con tụng giới, nhưng con e có sự lầm lẫn trong khi tụng, vậy kính xin đại chúngtừ bichỉ bảo cho con”.
Lời tác bạch nầy, với mục đích là để ngừa khi tụng bỏ sót chữ hoặc tụng sai chữ mà mang tội. Cho nên cần phải thưa bạch trước. Điều kiện của sự tụng giới là phải tụng cho rõ ràng, không nhanh cũng không chậm và phải đọc một cách thành kính trang trọng. Chớ không phải tụng như tụng kinh. Một người đọc và những người khác thì phải hết lòngchú tâm lắng nghe. Hoặc là coi dò theo từng lời từng câu một cách cẩn thận và trang trọng. Tuyệt đối không nên tỏ ramệt mỏi hay ngủ gục. Như thế, thì sẽ mắc tội rất lớn. Đó là cái tội khinh thường giới luật vậy.
IV. Phần Quy Kính
Chúng Bồ Tát giới lắng nghe!
Quy mạng Lô xá na,
Mười phươngKim cang Phật.
Đây là phần chính yếu của nghi thức tụng giới. Trước khi quy kínhTam Bảo, người tụng giới thức nhắc đại chúng nên hết lòng lắng nghe. Lắng nghe ( đế thính ) là phải vận dụng cả hai: “thân và tâm”. Thân thì ngồi trong tư thế nghiêm trang ngay thẳng ( chánh thân đoan tọa ). Còn tâm thì không được xao lãng nghĩ nhớ lung tung, mà phải hết lòngchú tâm lắng nghe hoặc coi dò theo mặt chữ.
Phàm làm việc gì trước phải quy kínhTam bảo. Không những chỉ quy kính riêng đức Lô xá na Phật mà còn phải quy kính chư Phật khắp cả mười phương. Kim cang Phật là những vị đã viên mãn báo thân Phật.
Đảnh lễđức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật,
Nay tụng ba tụ giới,
Bồ Tát đều cùng nghe.
Quy kính chư Phật xong, kế tiếp là quy kính các vị Bồ Tát mà tiêu biểu là đức Bồ Tát Di Lặc. Tại sao phải quy kính đức Bồ Tát Di Lặc mà không nêu ra quy kính các vị Bồ Tát khác? Vì đức Di Lặc chịu sự thọ ký của đức PhậtThích Ca. Trong tương lai Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta bà để thành Phật. Vì thế, đảnh lễ Ngài là đảnh lễ tất cả chư đại Bồ Tát. Do đó mà lấy đức Di Lặc làm tiêu biểu. Vì Ngài thừa tiếp pháp bảo của Phật Thích Ca và truyền lại cho tất cả chúng sanhtu hành. Đây là nêu ra phần Tăng bảo vậy.
“Nay tụng ba tụ giới
Bồ tát đều cùng nghe”.
Hiện tại lặp lại ba tụ giới, nói đủ là ba tụ tịnh giới. Tụ có nghĩa là một khối hay một nhóm. Vì giới Bồ Tát có nhiều quy điều và chia làm ba khối.
- Nhiếp Luật nghi giới.
- Nhiếp thiện pháp giới.
- Nhiêu ích hữu tình giới.
Tất cả những giới luật Phật chế nhằm để ngăn ngừa những hành vi xấu ác tội lỗi đều quy kết về một khối. Khối lớn nầy gọi là: “nhiếp luật nghi” ( giới luật và oai nghi ).
Gìn giữ những giới luật không phạm là điều rất quý báu rồi, nhưng là Bồ Tát thì phải thật hành những điều lành. Tất cả những thiện pháp nầy bắt buộc Bồ tát phải làm. Tất cả đều được quy về một khối lớn là: “nhiếp thiện pháp giới”.
Khi thật hành những điều lành, Bồ Tát chỉ với một mục đíchduy nhất là nhằm vào làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Việc làmlợi ích cho hết thảy chúng sanh không phân biệtthân sơ, chủng loại hay giai cấp v.v… tất cả đều được quy kết về một khối lớn là: “nhiêu ích chúng sanh”.
Tất cả những giới điều sau đây đều được chia chẽ chi ly từ ba khối lớn nầy. Do đó, nên mới nói yêu cầu các vị đã thọ giớiBồ tát hãy cùng nhau lắng lòng mà nghe.
“Giới như đèn sáng lớn
Soi sáng đêm tối tăm”.
Hai câu nầy là nêu lên cái công năng của giới. Giới luật Phật chế ra có công năng rất lớn, giống như ngọn đèn cháy sáng soi sáng đêm tối tăm. Chúng sanh vì si mê muội tối tăm nên gây tạo ra nhiều tội lỗi mà không hề hay biết. Nay nhờ có giữ giới nên mới biết được mình đã gây tạo những điều bất thiện. Nhờ có soi sáng như thế, nên mình mới gắng công tu hànhsửa đổithân tâm và trau dồi giới đức ngày càng thăng tiến tốt đẹp hơn..
“Giới như gương báu sáng
Chiếu rõ tất cả pháp”.
Khi ra làm việc lợi ích cho mình và tha nhân, có những việc mình nghĩ là thiện là tốt, rồi thấy người khác họ làm không giống mình, thì mình nghĩ là họ làm việc xấu ác. Nhưng muốn biết có đúng với ý nghĩ của mình không, thì phải dựa vào đâu để biết? Tất nhiên là chúng ta phải lấy cái gương giới luật ra để mà chiếu soi thì mới rõ thấu được. Như trường hợp ở phía sau nhà chúng ta có nhiều chuột chẳng hạn, ông bảo phải giết chúng, vì để chúng nó thì có hại cho đồ đạt và sức khỏe. Bà bảo ông không nên giết, vì như thế sẽ phạm tộisát sanh. Hai người cãi nhau, ai cũng có lý lẽ riêng. Vậy muốn biết đúng sai, thì phải đem giới luật ra chiếu soi. Khi chiếu soi mới thấy rằng không giết là đúng.
“Giới như châu ma ni
Rưới của giúp kẻ nghèo”.
Người giữ giới là người đang thật hành Bồ Tát đạo. Hạnh Bồ Tát là ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sanh, nhưng tuyệt nhiên không nghĩ điều gì lợi ích cho riêng cá nhân mình. Nhờ giữ giới tinh nghiêm trong sạch giống như viên ngọc quý. Từ đó, mới đem rưới cho khắp kẻ nghèo. Trong Kinh Hiền NguNhân Duyên nói: “Long vương nơi đại hải và Thiên đế có như ý bửu châu. Châu nầy có thế lực mưa xuống những thực phẩmy phụcvàng bạcchâu báu v.v… cho mọi người được hưởng”.
“Thoát khổ mau thành Phật
Chỉ giới nầy hơn cả
Vì thế nên Bồ tát
Phải tinh tấn giữ gìn”.
Muốn thoát khỏisanh tử luân hồi và tiến đến thành Phật quả, ngoài giới luật ra, thì không còn có con đường nào khác. Từ xưa tới nay, những ai tiến tu trên đường giác ngộgiải thoát, tất cả đều nhờ giới luật mà được thành tựu. Thế nên nói, chỉ có giới Bồ tát là hơn hết. Sở dĩ nêu lên tánh cách quan trọng của giới như thế, vì giới luật là đứng đầu trong ba môn “ Tam Vô Lậu Học”: Giới, Định, Huệ. Tu hành mà không giữ giới thì không thể nào thành tựu được đạo quả. Vì thế, là người đã lãnh thọ giới Bồ tát, tất cả đều phải nỗ lựctinh tấn giữ gìn.
V. Sách tiến tu tập
Chư đại chúng! Thời gian luống qua, già, chết gần kề, Phật pháp sắp diệt. Chư đại chúng vì muốn đắc đạo mà nhất tâmcần cầutinh tấn nên đặng chứng quảvô thượngchánh giác, huống là các pháp lành khác. Nhân lúc còn khỏe mạnh, các Ngài phải gắng sức, siêng tu pháp lành, đâu nên chẳng cầu đạo, lại chần chờ đợi già yếu, còn mong mỏi thú vui gì! Ngày nay đã qua, mạng sống cũng giảm lần, như cá cạn nước nào có vui chi!
Nói: “Chư đại chúng” đây là lời gọi của người tụng giới. Khi tụng giới bố tát, nếu như có cả hai giới xuất gia và tại gia cùng tham dự thính giới, thì nên gọi là “Chư đại chúng”. Còn chỉ có Phật tửtại gia không thôi, thì gọi là “Chư Phật tử”. Còn nếu chỉ thuần các vị xuất giaTỳ kheo, thì gọi là “Chư Đại Đức”. Đó là cách xưng hô cho đúng trong lúc chúng nhóm họp nghe giới. Kế tiếp là nói về thời giantrôi qua nhanh chóng. Nêu rõ như thế, mục đích là để chúng ta hằng lưu tâm ghi nhớ mà chóng lo thức tỉnhtu hành. Bởi con người không ai thoát khỏi búa thời gian đẻo gọt mòn dần. Thoáng đó, thì đã già nua cằn cổi. Xuân xanh mới đó bạc đầu rồi đây! Tuổi già thêm bệnh hoạn ốm đau liên miên, thì rất cận kề với cái chết. Sống giờ phút nầy không ai biết được giờ phút sau mình sẽ ra sao?! Không biết mình có còn hay mất. Nhờ sự thức nhắc của Phật, Tổ mà mình mới nỗ lực gắng công lo tu hành.
Nói “Phật pháp sắp diệt” là nhằm cảnh báo thức nhắc chúng ta. Hôm nay mình còn có được chút ít phước duyên nghe đượcgiáo pháp của Phật, mà không chịu gắng công lo tu hành, đến khi giáo pháp của Phật không còn có mặt trên thế gian nầy nữa, thì chừng đó mình làm sao biết được đường lối tu hành? Giáo pháp của Phật càng lúc càng lùi dần chìm sâu vào thời mạt pháp. Không phải ai cũng dễ biết, dễ nghe được hết. Thế nên, muốn tiến tu để chóng thành tựuđạo quả thì, mỗi người cần phảinhất tâmcần cầutinh tấn. Tinh tấn là một mặt tiến tới thuần tinh không tạp. Có nỗ lựctiến tu thì, con đườngchứng quảBồ đề mới mong sớm được thành tựu. Đó là mục tiêutối hậu mà tất cả hành giảtu Phật đều nhắm tới. Mà muốn được như thế, tất nhiên chúng tacần phải tu tạo các pháp lành. Nếu như trong lúc còn mạnh khỏe mà chúng ta không chịu gắng sứctu trì, gây tạo nhiều phước đức, đến khi già yếu sức khỏe khô héo kiệt dần, đâu còn đủ sức để mà chuyên lo hành trìbái sám tu tạo nhiều phước đức nữa!
Đến đây, nhắc lại lời Phật dạy trong Kinh Xuất Diệu, Phật bảo: “Mạng sống con người sẽ bị giảm lần theothời gian năm tháng, khác nào như cá cạn nước sẽ bị chết khô. Đã thế, thì thử hỏi còn ham mê đắm say với những thú vui gì nữa?!” Nghĩ đến cái chết trước mắt, chúng ta không nên chần chờ hẹn lần hẹn lữa. Chúng ta nên nhớ:
Khuyên tu niệm thì hẹn mai hẹn mốt
Quỷ sứ đòi thì khóc một khóc hai
Tu thì lười biếng lai rai
Vãng sanh thì muốn liên đài phẩm cao
Lòng người chẳng biết nói sao
Khỏe thì ham muốn khi đau lại buồn
Nói thì chỉ biết nói suông
Thật hành thì ít, ngông cuồng thì hay
Tương rau dưa muối qua ngày
Tụng kinhniệm Phật lai rai được rồi
Đến khi ngã bệnh ôi thôi!
Làm sao cho kịp bồi hồi ra đi!
Mịt mù nơi cõi âm ty
Kíp mau sửa lại xét suy tu hành.
Cái gì làm được hôm nay
Chớ nên để đến ngày mai mới làm.
Hay:
Mạc đãi lão lai phương niệm Phật
Cô phần đa thị thiếu niên nhơn
Nghĩa là:
Đừng đợi đến già mới lo niệm Phật
Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời.
Vậy mọi người hãy nghe lờiPhật Tổ chỉ dạy thức nhắc mà nên chí quyết thiết tha trong sự tu hành. Có thế, thì chúng ta mới mong được an vui giải thoát vậy.
VI. Kiểm chúng để quyết địnhBố tát tụng giới.
Hỏi: Chúng nhóm chưa?
Đáp: Chúng đã nhóm.
Hỏi: Hòa hợp không?
Đáp: Hòa hợp.
Hỏi: Chúng nhóm để làm gì?
Đáp: Tụng giới Bồ Tát.
Hỏi : Người chưa thọ giớiBồ Tát và người không thanh tịnh ra chưa?
Đáp: Trong đây không có người chưa thọ giớiBồ Tát và người không thanh tịnh.
Hỏi: Có bao nhiêu vị Bồ Tát khiếm diện, thuyết dục và thanh tịnh? ( nếu có thuyết dục nên ra thưa: Chư đại chúng lóng nghe cho: Tôi là Bồ Tát… những việc làm đúng pháp của Tăng. Bồ Tát… gởi dục và thanh tịnh ).
Đáp: Trong đây không có Bồ tát nhận khiếm diện, thuyết dục và thanh tịnh.
– Hỏi: Chúng nhóm chưa?
Đây là kiểm điểm lại số chúng đồng giới đã thọ. Mục đích là để tiến hành làm phép yết maBố tát. Yết ma có nghĩa là đại chúng đồng thuận chấp nhận cho tiến hành pháp sự. Sau khi kiểm điểm số chúng đầy đủ, thì người đáp mới đáp rằng:
– Đáp: Chúng đã nhóm.
– Hỏi: Hòa hợp không?
Tại sao phải hỏi câu nầy? Vì đây là câu hỏi rất quan trọng trong việc pháp sựBố tát. Nếu trong chúng có hòa hợp thì mới có thể Bố tát tụng giới. Phải hòa hợp nói ở đây, tất nhiên là phải hòa hợp ở nơi ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Ý thì vui vẻ, miệng thì không nên gây gỗ cãi cọ. Nếu như có Bồ tát nào không đến được thì phải gởi dục. Mục đích là để cho mọi nguời hiện diện biết là vị đó vắng mặt.
– Hỏi: Chúng nhóm để làm gì?
Đây là hỏi đến nguyên nhân. Phàm bất cứ việc gì xảy ra, đều phải có cái nguyên nhân của nó. Trường hợp ở đây cũng thế. Cho nên mới hỏi chúng nhóm để làm gì? Người đáp phải dựa vào việc đang xảy ra mà đáp cho đúng.
– Đáp: Tụng giới Bố Tát.
Nói rõ sự việc đang xảy ra. Một pháp sự mà mọi ngườicần phảichú tâm vào khi tụng giới. Nhưng giới Bồ Tát chỉ có những ai đã lãnh thọ giới Bồ Tát mới được tham dự trong pháp hội thính giới nầy. Còn những vị không có thọ giớiBồ Tát thì không được tham dự. Cho nên câu kế tiếp mới hỏi đến.
– Hỏi: Người chưa thọ giớiBồ Tát và người không thanh tịnh ra chưa?
Câu hỏi nầy nhằm vào hai sự kiện:
- Người chưa thọ giớiBồ Tát
- Người không thanh tịnh.
Đây là nêu rõ hai hạng người không được tham dự trong khi tụng giới. Nếu như có một trong hai sự kiện nói trên, thì việc yết ma tụng giới không thành. Bởi theo luật Phật dạy, người chưa thọ giớiBồ Tát và người không thanh tịnh ( nghĩa là người phạm giới ) phải ra khỏi giới tràng, thì mới được phép yết ma tiến hành tụng giới. Người đáp phải quan sátxem xét thật kỹ lưỡng trong chúng rồi mới thưa:
– Đáp: Trong đây không có người chưa thọ giớiBồ Tát và người không thanh tịnh.
Khi đáp như thế rồi, mới hỏi tiếp những Bồ Tátvắng mặt có thuyết dục hay không?
– Hỏi: Có bao nhiêu vị Bồ Tát khiếm diện , thuyết dục và thanh tịnh?
Khiếm diện là không có mặt trong kỳ Bố tát. Thuyết dục là gì? Thuyết là nói, dục là muốn. Nghĩa là, ý người đó cũng muốn đến một trú xứ cùng với đại chúng làm việc đúng như phápBố tát, nhưng vì lý do bất khả kháng, nên họ không thể đến tham dự được. Do đó, nên người ấy mới gởi dục và nhờ Bồ Tát A… tác bạch gởi dục giùm. Còn nói thanh tịnh là ý nghĩa gì? Nghĩa là tự mình xét thấy trong nửa tháng qua không có làm những điều gì lầm lỗi, nên mới được dự dục. Còn nếu như không có ai thuyết dục và gởi dục, thì nên đáp:
– Đáp: Trong đây không có Bồ Tát nhận khiếm diện, thuyết dục và thanh tịnh.
VII. Lời tựa mở đầu
“Chư đại chúng! chắp tay lóng nghe! Nay tôi sắp tụng lời tựa về pháp Đại Thừa của chư Phật. Đại chúng lắng lòng nghe”.
Đoạn nầy, nhằm thức nhắc đại chúng nên phải hết lòng lắng nghe. Nghe cái gì? Nghe lời tựa nói về pháp Đại Thừa. Đây là pháp bí yếu của chư Phật. Muốn tiến đến thành quả vị Phật, thì Bồ Tát không thể nào xao lãng pháp tối yếu Đại thừa nầy. Vì tất cả chư Phật, chư Bồ Tát nhờ nương pháp Đại Thừa mà được thành tựuđạo quảgiải thoát. Nên tất cả phải vận dụng tâm lực chú ý thành kính hết lòng lắng nghe.
“Trong đây vị nào biết mình có tội phải sám hối. Sám hối thời được an vui, không sám hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có tội thì im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúng thanh tịnh”.
Đoạn ở trên là nhắc nhở đại chúng phải thành kính lắng nghe. Đến đoạn nầy, lại nhắc nhở đến việc sám hối. Vì là phàm phu, tâm chúng ta dẫy đầy phiền nãoô trược nhiều loạn động, ba nghiệpbuông lung, nên chúng ta dễ gây ra nhiều tội lỗi. Nếu vị nào tự xét thấy mình trong nửa tháng qua, có gây tạo tội lỗi, phạm giới, thì đây là cơ hội quý báu nhất, để ra giữa đại chúng mà phát lồtác bạchthành tâmsám hối. Khi đã mạnh dạn sám hối rồi, thì cõi lòng sẽ cảm thấy rất an vui thanh thoát nhẹ nhàng hơn. Vì những mặc cảmtội lỗi sẽ không còn nữa. Còn nếu khôngphát lồsám hối, cố tình che giấu, thì tội lỗi càng thêm sâu nặng. Đối với những người tự xét thấy không có phạm tội trong nửa tháng qua, thì giữ im lặng. Nếu tất cả đều im lặng hết, nên mới nói là trong chúng đây đều thanh tịnh cả.
“Chư đại chúng lóng nghe! Sau khi đức Phậtdiệt độ, trong thời mạt pháp, nên phải tôn kínhBa la đề mộc xoa. Ba la đề mộc xoa là giới pháp nầy”.
Lại nhắc nhở một lần nữa. Tại sao phải nhắc nhở đại chúng lóng nghe hoài như thế? Bởi giới luật rất là quan trọng trong việc tu hànhgiải thoát. Nếu không lóng nghe kỹ, thì không nhớ để mà giữ gìn. Tuy đã có nhắc nhở như thế, nhưng trong chúng vẫn còn có người chểnh mãng lơ làthường hay nghĩ lo ra, chớ không chú tâm vào việc nghe giới. Thậm chí có người còn tỏ thái độmệt mỏi và ngủ gục nữa. Thính giới với tâm trạng và thái độ như thế, thì thật là có lỗi lắm vậy!
Đức Phật có lời huyền ký, sau khi đức Phật không còn ở đời, hàng đệ tử của Phật dù tại gia hay xuất gia, tất cả đều phải lấy giới luật làm thầy. Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp sẽ bị diệt vong. Do đó, nên ở đây mới răn nhắc chúng ta là phải tôn kínhBa la đề mộc xoa. Ba la đề mộc xoa là tiếng Phạn (Pratimoksa) Trung Hoa dịch là Biệt giải thoát hay xứ xứ giải thoát. Nghĩa là tuy giới luật của Phật chế ra có nhiều loại nhiều phần khác nhau, nhưng tựu trung cũng nhằm mục đích là đưa hành giả đến chỗ cứu cánhgiải thoát. Ở đây nói Ba la đề mộc xoa chính là giới của Bồ Tát vậy.
“Trì giới nầy thời như đi đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của báu, như bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà”.
Đây là nói về sự lợi íchthiết thực của việc giữ gìngiới luật. Người không giữ giới như ngựa không dây cương, như khỉ không chuồng, tha hồ mà chuyền nhảy rong chạy lung tung. Đó là biểu hiện của một đời sống thật buông lungphóng túng. Vì vô minh vọng động nên chúng ta gây tạo nhiều tội lỗi mà không hay biết. Trái lại, đối với người giữ giới thì đời sống của họ thanh tịnhsáng suốt không buông thả trụy lạc. Bởi nhờ giữ giới nên định huệ mới phát sanh. Có trí huệ thì mới biện biệt được lẽ chánh tà chơn ngụy. Do đó, nên tránh được nhiều tội lỗi. Cho nên, mới nói như đi trong đêm tối gặp đèn sáng. Giới luật như ngọn đèn chiếu soi mọi lỗi lầm. Người không giữ giới như kẻ nghèo hèn, người giữ giới như được của báu. Có của báu tất nhiên là giàu to. Nghĩa là giàu lòng đạo đứcnhân ái. Không giữ giới như người bị bệnh ốm o tiều tụy. Người giữ giới như bệnh được lành. Thế thì còn gì vui sướng cho bằng! Người không giữ giới như kẻ bị nhốt trong lao tù, mất hết tự do. Người giữ giới là người ra khỏi lao tù và luôn sống đời tự dothoải máian lạc hạnh phúc. Người giữ giới là người đang trên đường về lại cố hương nhận lại ngôi nhà “Bảo Sở” của chính mình. Tóm lại, qua năm điều dụ trên là nói lên sự lợi íchvô cùng của người trì giới nầy vậy.
“Nên biết rằng giới pháp nầy là đức thầy sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời. Nếu không có lòng sợ tội thì tâm lành khó nảy nở”.
Đây là lời cảnh giác khuyến nhắc rất tha thiết chí tình của Phật. Phật bảochúng ta nên biết rằng giới pháp nầy là đức thầy sáng suốt. Nếu chúng tatuân hànhgiữ gìn đúng theo giới luật, thì chẳng khác nào như Phật còn ở đời. Dù rằng, hiện chúng ta cách Phật rất xa, nhưng nếu chúng tacố gắng siêng tu giữ đúng theo lời Phật dạy, thì chúng ta vẫn cảm thấy rất gần Phật. Bằng ngược lại, thì cách Phật rất xa. Chúng ta phải có lòng sợ tội. Dẫn lời Phật dạy, nếu chúng ta không có lòng sợ tội thì tâm lành khó khai phát nẩy nở. Nói thế, liền dẫn kinh để chứng minh:
“Cho nên kinh có dạy: Chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không hại. Giọt nước dù nhỏ mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc, mất thân người thời muôn đời khó đặng lại”.
Đọc qua đoạn văn kinh nầy, chúng ta phải hết sứclưu ý. Người tu hành, muốn cho mình ít có phạm lỗi lầm thì mỗi người cần phảicẩn thậngìn giữ ở nơi ba nghiệp. Chớ nên coi thường những lỗi nhỏ. Một lời nói ác, hay một hành động bất thiện tuy nhỏ nhặt, nó cũng có thể gây ra tai hạihậu quả cho mình và người rất lớn. Dụ như một giọt nước tuy nhỏ, nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục nhỏ giọt hoài, tất nhiên, tích lũy lâu ngày sẽ đầy cả chum lớn. Như một hành động giết người xảy ra chỉ trong giây phút, nhưng hậu quả sẽ bị ngồi tù hoặc có khi phải bị tội tử hình. Câu nói: “Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc, mất thân người thời muôn đời khó đặng lại”. Thiết nghĩ, chúng ta cần nên tư duy một cách sâu sắc và phải luôn ghi nhớ mãi lời dạy nầy. Thật là đáng lo sợ lắm thay!
“Sắc trẻ không dừng dường như ngựa chạy, mạng người vô thường mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai”.
Đây là thức nhắc sự sanh tửvô thường nhanh chóng của con người. Ở đời, ít có mấy ai nghĩ đến sự tu hành. Người ta cứ mãi miết đua chen tranh nhau được mất trên trường danh lợi. Lúc còn trẻ khỏe mạnh, thì ỷ lại không lo tu. Đến khi già nua, thì lại ăn năn hối tiếc! Câu nói: “Sắc trẻ không dừng dường như ngựa chạy”. Lời dạy nầy đã nêu ra một hình ảnh thật hết sứccụ thể của sự chuyển biến vô thường nhanh chóng. Mới ngày nào còn trẻ trung đẹp đẽ, thế rồi, không mấy chốc thì lại xấu xí già yếu tàn phai. Nào là má cóp da nhăn, răng rụng, mắt lờ, tai điếc… Thời gian qua nhanh như ngựa chạy. Mạng người sống chết như trở bàn tay hay mau hơn nước dốc. Nước từ trên dốc cao chảy xuống rất nhanh. Nói thế, để diễn tả sự vô thườngtrôi qua rất nhanh như chớp mắt. Xét kỹ, mạng sống của con người thay đổi nhanh chóng còn hơn nước dốc. So sánh như thế để chúng taý thức mà tỉnh giác lo tu. Nếu chúng ta còn lần lựa chần chờ thì một may cơn vô thường đến, thì chừng đó ôi thôi! ăn năn không còn kịp nữa. Cho nên mới nói: “Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai”.
“Đại chúng mọi người nên nhất tâmcần cầutinh tấn, chớ biếng nhác trễ lười phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật, tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau nầy phải ăn năn. Đại chúng mỗi người nên nhất tâmcung kínhy theogiới pháp nầy, như pháptu hành cần nên học”.
Đây là đoạn văn kết thúc của những lời sách tấn khuyến nhắc ở trên. Phật Tổ khuyên mọi ngườichúng ta nên ý thức sự vô thường nhanh chóng nói trên mà cố gắngnỗ lựctinh cầntu học, chớ có sanh tâm coi thường mà giải đãi biếng lười. Đời sống bê tha phóng túng, đó là đời sống của những con người phóng thể trụy lạc sa đọa. Người tu hành dù tại gia hay xuất gia, cũng không nên dễ duôi xem thường sự tu học. Nhất là vấn đề ngủ nghỉ. Bởi tâm lý của người tu thường hayviện cớ đủ mọi lý do để tránh né thời khóa hành trì. Đến giờ niệm Phật, tham thiền, thì lại viện cớ việc nầy việc nọ để được nghỉ ngơi cho khỏe. Hoặc giả là tìm cáchrong chơi tìm người tán dóc. Đó là tâm bệnh chung của chúng sanh. Ít có ai ý thức để tự thúc liễm thân tâmtu hành cho mau có kết quả. Dòng đời thì dễ tiêm nhiễm, nhưng chánh đạo thời thật khó huân tu. Thế nên, ở đây Cổ Đức mới khuyến nhắc chúng ta mỗi người phải nên nhất tâmcung kínhy theogiới pháp nầy mà gắng sứctu hành. Có thế, thì sau nầy mới không ăn nănhối hận vậy.
Chư đại chúng! Nay là ngày thứ 15 ( 14 ) có trăng ( không trăng ) làm phép Bố Tát, tụng Bồ Tát giới, đại chúng nên nhất tâm nghe kỹ. Ai có tội thời phát lồ. Người không có tội thời im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúngthanh tịnh, có thể tụng giới Bồ Tát.
Đây nói về thời gian của ngày Bố tát. Về thời gian trong Phật pháp có khác hơn thời gian ở ngoài đời. Thời gian thông thường ở thế gian, người ta tính 3 tháng làm một mùa. Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Ba tháng mùa xuân là: tháng giêng, tháng hai và tháng ba. Ba tháng mùa hạ là: tháng tư, tháng năm, tháng sáu. Ba tháng mùa thu là: tháng bảy, tháng tám, tháng chín. Ba tháng mùa đông là: tháng mười, tháng mười một và tháng chạp. Trái lại, trong Phật pháp thì tính 4 tháng làm một mùa. Một năm có 3 mùa: xuân, hạ và đông. Mùa xuân từ 16/12/ đến 15/4/ là cuối mùa xuân. Sáng ngày 16/4/ là bắt đầu ngày đầu của mùa hạcho đến 15/8/ là ngày cuối của mùa hạ. Mùa đông tính từ 16/8/ cho đến ngày 15/ 12/ là cuối mùa đông.
Nói về tháng có trăng và không trăng, thì theo âm lịch từ ngày 1 – 15 là trăng sáng ( có trăng ), 16 – 30 hay 29 ( tháng thiếu ) là trăng tối ( không trăng ). Đây là tính theo tháng âm lịch của Ấn Độ. Ấn Độ lấy trăng bắt đầu tàn làm đầu tháng ( tức đêm 16 mỗi tháng âm lịch ) và lấy trăng thật tròn sáng làm cuối tháng ( tức đêm rằm mỗi tháng âm lịch ). Bố tát tụng giới thì nửa tháng một kỳ, cử hành vào ngày cuối cùng của nửa tháng ( tức rằm và 30 hay hâm chín ) và thường cử hành ban ngày, như vậy còn một đêm mới hết nửa tháng; một đêm đối với nửa tháng trước là thiếu mà đối với nửa tháng sau là thừa. Từ ngữBố tát tiếng Phạn gọi là Upavasatha, uposatha. Tiếng Hán dịch là Tịnh trụ hoặc là Trưởng dưỡng. Trưởng dưỡng có nghĩa là nuôi lớn căn lành và còn Tịnh có nghĩa là tịnh trừ nghiệp chướng vậy.
Đó là căn cứ theothời gianâm lịch mà Bố tát cho đúng. Trước khi bắt đầu chánh thức tụng giới Bồ tát, ở đây nhắc lại một lần nữa là đại chúng phải nhất tâm lắng nghe cho thật kỹ. Nhất tâm là chỉ nghe hoặc theo dõi những điều giới đang tụng thôi, tuyệt đối không được để tâmsuy nghĩ chuyện mông lung vẫn vơ gì khác. Vì có nghe kỹ, thì mới có thể nhận ra những lỗi lầm mà mình đã phạm phải trong nửa tháng qua. Nếu có phạm tội thì phải nên ra giữa chúng mà tác bạchphát lồsám hối. Đây là lời nhắc nhở cuối cùng. Vì có sám hốilỗi lầm thì thân tâm mới được nhẹ nhàng an thoát và sẽ không còn hối hận những lỗi lầm đã phạm phải. Sám hối là một phương phápthanh tịnhhóa thân tâm rất hay trong đạo Phật. Có thế, thì mọi tội lỗi mới không còn.
Đã nhắc nhở và kêu gọi như thế, mà đại chúng vẫn giữ im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúng không có phạm lỗi lầm. Do đó, nên phần tụng giới Bồ tát sẽ được bắt đầu sau 3 lần gạn hỏi sau cùng.
Tôi đã tụng lời tựa của giới Bồ Tát rồi. Nay xin hỏi trong đại chúng đây có thanh tịnh không? ( hỏi 3 lần, mỗi lần hỏi người hỏi nên ngừng lại một vài giây).
Sau ba lần hỏi như thế, nếu không có ai đứng ra phát lồsám hối giữa đại chúng, thì người tụng giới mới thưa rằng:
Thưa đại chúng! Trong đây thanh tịnh, vì im lặng, việc nầy xin nhận biết như vậy.
Việc nầy là việc nào? là việc mà từ trước tới giờ đã nêu ra trong phần lời tựa của pháp Đại Thừa từ trong giới kinh rút ra. Đó là việc rất hệ trọng mà đại chúng đã nghe qua. Sau khi nghe qua như vậy, mà đại chúng vẫn im lặng, như thế, thì đủ biết là đại chúng không có phạm lỗi lầm gì, nên tất cả đều giữ thái độ rất im lặng.
VIII. Phần Tụng giới căn bản: giới trọng và giới khinh.
Chư đại chúng! Có sáu giới trọng Ba la đề mộc xoa, nếu người nào thọ giớiBồ Tát mà không tụng giới nầy, người đó không phải là Bồ Tát, không phải là chủng tử Phật. Ta cũng tụng như thế, tất cả Bồ Tát đã học, tất cả Bồ Tát sẽ học, tất cả Bồ Tát đương học cũng tụng như thế. Ta đã nói sơ lược về tướng mạo của giới Bồ Tát , tất cả những Bồ Tát đã học, đang học và sẽ học nên hết lòngcung kính phụng trì.
Đúng ra theo trong Kinh Phạm Võng nêu ra là mười giới trọng (nặng) đây là giới căn bản của Bồ Tát, còn những giới khác đều gọi là giới khinh ( nhẹ ) . Nhưng riêng về giới Bồ Tát tại gia căn cứ theo đây, thì chỉ nêu ra có 6 giới trọng và 28 giới khinh. Giới khinh thuộc về phần đẳng lưu của phần giới căn bản. Nếu đã thọ giớiBồ Tát mà mỗi nửa tháng không tụng giới nầy, thì người đó không phải là Bồ Tát, không phải là chủng tử Phật ( ngoại trừ những người có lý dođặc biệt riêng ). Bồ tát là người nối thạnh dòng pháp luôn luôn làm tăng trưởnghạt giống Phật. Muốn thế, tất nhiên phải hằng trì tụng giới nầy. Phật nói, chính Phật cũng còn phải tụng như thế hà tất gì các vị Bồ Tát khác. Dù các vị đó đã học, đang học hay sẽ học cũng đều phải tụng. Sẽ học là chỉ cho những người mới thọ giớiBồ Tát mà chưa có cơ hội học giới. Nhưng tất cả đều phải tụng giới. Nói tướng mạoBồ Tát giới là thọ giới ấy rồi là phải nửa tháng một lầnbố tát tụng giới ấy.
Thứ nhất: Giới sát sanh
Chư Phật tử! Người đã thọ tại giaBồ Tát giới rồi, dù phải vì thân mạng và cuộc sống cho đến một con kiến cũng không được giết. Nếu nguời thọ giới rồi, hoặc miệng bảo người giết, hoặc tự mình giết, người ấy liền mất tại giaBồ Tát giới. Người ấy không thể được noãn vị, huống là quả Tu Đà Hoàn lần đến quả A Na Hàm. Người đó gọi là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Lòng từ bi đối với Bồ Tát thật vô cùng quan trọng. Bồ tát luôn tôn trọng sự sống của muôn loài. Vì muôn loài đều có sự sống như nhau. Loài nào cũng ham sốngsợ chết cả. Dù nhỏ nhít như con kiến, nó cũng biết tham sanh úy tử. Tuy mạng sống của nó không dài lâu, nhưng nó cũng vẫn ham sống. Do đó, không nên vì sự sống của mình mà nhẫn tâmchà đạp giết chết mạng sống của các loài khác. Như thế, thì còn gì là từ bi và công bằng? Cho nên, giới khôngsát sanhđứng đầu trong 6 giới trọng của Bồ Tát và cũng là giới căn bản đứng đầu của 5 giới của người Phật tửtại gia.
Nói người thọ giới rồi, tất nhiên là nói những vị đã thọ giớiBồ Tát. Khi đã thọ giới, trước tiên, ta cần phảihọc hỏi để biết qua về hành tướng của giới như thế nào là phạm và như thế nào thì không phạm. Về cách thức phạm giớisát sanh nầy, theo luật, nếu phạm một trong bốn điều sau đây đều thuộc phạm tộisát sanh cả. Bốn điều đó là: 1. Tự mình giết. 2. Dạy bảo người khác giết. 3. Khen tặng sự giết. 4. Thấy người khác giết vui theo. Còn khi tội sát sanh được thành lập là phải do bốn điều kiện: “Nhơn, duyên, cách thức và nghiệp”. Nếu thiếu một trong bốn điều nầy thì chưa kết thành tội được.
Thế nào là nhơn giết? Nghĩa là nói cái nguyên nhân, do tâm niệmcố ý giết. Đây là nguyên nhân chính của việc sát sanh. Nếu không có tâm cố ý giết hại thì không thành tội.
Thế nào là duyên giết? Nghĩa là lấy đối tượng bị giết hại làm duyên. Đây là đối tượng tạo điều kiện để giết hại. Như lấy các loài hữu tìnhđộng vật làm đối tượng để giết. Còn các loài vô tình thực vật thì không thành tội giết.
Thế nào là cách thức giết? Nghĩa là dùng các phương tiện để giết, như đâm, chém, bắn, chặt, thậm chí dùng thuốc độc, nhận nước, đốt cháy, bùa chú ếm đối, trù rủa cho người ta phải chết. Nói chung, những thứ đó đều gọi là cách thức giết cả.
Thế nào là nghiệp giết? Nghĩa là khi dùng những hành động trên làm cho đối tượng bị chết ngay, thì đó là thành nghiệp sát sanh rồi. Còn nếu như đối tượng không chết liền, chỉ bị thương tích thôi, thì không thành nghiệp sát sanh.
Luận về tội sát sanh, chúng ta cũng cần nên phân biệt thêm về tội trọng và tội nghịch. Tội trọng là tội giết người và các loài động vật khác. Nói rõ hơn là những loài có biết, có nghe được lời truyền giới. Đối với những loài nầy mà giết chết thì phạm tội trọng. Khi đã phạm, thì coi như là đã mất giới thể. Người đó muốn cho thanh tịnhtrở lại, thì phải chí tâmthủ tướng sám hối. Sám hốicho đến khi nào, thấy được hảo tướng thì mới hết tội. Sau đó, phải thọ giớitrở lại. Còn nếu như giết những loài như chó, mèo v.v… những loài nầy chúng không có biết thì không có mất giới.
Tội nghịch là tội giết cha, giết mẹ, hay giết các bậc Thánh nhơn. Tội nghịch thì nặng hơn tội trọng.
Nói tóm lại, điều quan trọng trong giới sát sanh nầy, chủ yếu là không nên cố sát. Vì cố sát là có chủ ý của tâm nên tội rất nặng. Ngược lại, nếu vô ý thì không thành tội nặng.
Tại sao trong đây nói khi mất giới thểtại giaBồ Tát, thì người ấy không thể được noãn vị? Noãn vị hay noãn pháp đây là địa vị đầu tiên trong Tứ gia hạnh vị. Trước khi bước vào địa vịTu đà hoàn quả, hành giả phải trải quaTứ gia hạnh vị. Tứ gia hạnh vị gồm có: “Noản, Đảnh, Nhẫn và Thế đệ nhất”. Noãn nghĩa là hơi ấm, chớ không phải noãn là trứng. Ý nói, người tu hành muốn phá trừ phiền não thì phải dùng hơi ấm của trí huệ để phá trừ. Giống như ngày xưa, muốn có lửa thì người ta phải dùng hai thanh tre cọ xát với nhau. Khi cọ xát một hồi lâu thì hơi nóng tự nó từ từ phát sanh và nếu cọ tiếp tục lâu hơn, tất nhiên là nó sẽ phát thành lửa.
Cũng thế, người tu hành, muốn có trí huệ phát sanh cũng phải thật hành giống như vậy. Nghĩa là, chúng ta phải thường thật hành công phuthiền định để cho phát sanh hơi ấm trí huệ. Mặc dù hơi ấm nầy chưa đủ sức để diệt trừ cội gốc phiền não, nhưng hành giả đều phải trải qua giai đoạn nầy. Khi có trí huệ rồi, thì mới dẹp trừ bớt những phiền não thô trọng và lần đến những phiền nãovi tế. Nếu như bước đầu noãn vị không có, thì làm sao có thể tiến lên quả vịTư đà hàm hay A na hàm. Nấc thang đầu chưa bước lên mà muốn bước lên những nấc thang kế tiếp cao hơn, thì thật là vô lý.
Về hai quả vịTu đà hoàn và A na hàm mà trong đây có đề cập đến, thiết nghĩ, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về hai quả vị nầy. Nói Tu đà hoàn, vì đây là quả vị đầu tiên của tứ quảThanh Văn. Tu đà hoàn Tàu dịch là Dự lưu. Nghĩa là những vị nầy đã được dự vào dòng Thánh. Ở quả vị nầy ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa. Đến quả vị nầy có thể phá trừ được phần Kiến hoặc. Còn phần Tư hoặc thì ở địa vị nầy chưa đá động đến. Bởi thức thứ bảy ( Mạt na thức ) còn chấp ngã nặng, nên phải trở lại trong cõi dục, nhiều nhất là bảy lần sanh tử nữa mới gọt sạch các kiết sửphiền não thầm kín, ẩn tàng sâu trong tâm thức ( căn bản ) và rồi mới chứng được quả A la hán.
A na hàm Tàu dịch là bất lai. Đây là quả vị thứ ba trong tứ quảThanh Văn. Đến quả vị nầy không còn sanh trở lại cõi dục nầy nữa, ngoại trừ họ phát nguyệntrở lại để độ sanh. Tuy thế, nhưng ở quả vị nầy vẫn còn những mê lầmvi tế câu sanh của hai cõi Sắc và Vô Sắc. Vì thế, nên họ ở cõi trờiNgũ tịnh cư thiên để đoạn trừ cho hết vi tếlậu hoặc rồi mới chứng quảA la hán.
Như vậy, người tu hành muốn tiến lên từng bậc những quả vị Thánh, thì phải nhờ có bước khởi đầu. Hành giả muốn cho tâm được an định thì phải cố gắng nghiêm trì giới luật. Nhờ giữ giới luật nghiêm minhthanh tịnh, nên phiền não không sanh và từ đó mới tiến dần lên các quả Thánh. Bằng ngược lại, thì không thể nào thành tựunhư ý muốn. Nên nói là phá giới, là dơ bẩn, là hạ tiện và phiền não vậy. Nói dơ bẩn là vì khi đã phá giới rồi thì mất sự thanh tịnh. Như cái áo trắng vốn nó trong sạch, nhưng do vì chúng ta không khéo gìn giữcẩn thận, nên để cho cái áo bị dính bụi dơ. Do đó, cái áo không còn trong sạch như trước kia nữa. Vì phá giới, tạo nghiệp ác nên phải bị đọa lạc vào cảnh giới hạ tiện tối tămđau khổ. Nên nói là hạ tiện. Và từ đó phiền não phát sanh làm cho tâm ta luôn luôn loạn độngbất an. Từ chỗ tâm ta loạn độngbất an, rồi gây ra nhiều đau khổ. Cội gốc của sự đau khổ là do phiền não mà ra. Nên nói một khi phá giới rồi phát sanh phiền não là thế. Hiểu như vậy, thì 5 giới trọng sau từ câu: “Người ấy còn không được noãn pháp…” đều có chung một ý nghĩa như thế. Do đó, chúng tôi sẽ không giảng lại phần nầy của năm giới trọng sau.
Thứ hai: Giới trộm cắp
Người đã thọ tại giaBồ Tát giới, dù vì thân mạng và cuộc sống cũng không được trộm cắpcho đến 1 xu. Nếu phá giới nầy, người ấy liền bị mất tại giaBồ Tát giới, người ấy còn không được noãn pháp, huống là chứng được quả Tu Đà Hoàn, lần lên Tư Đà Hàm. Đó là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Là con người ai cũng muốn bảo vệtài sản của mình, vì tài sản của mình tạo ra bằng mồ hôi nước mắt, tất nhiên ai cũng quý tiếc khi bị hao tổn mất mát. Mình đã thế, thì người cũng thế. Đã biết bảo vệ quý tiếc tài sản của mình như thế, thì tại sao mình lại nhẫn tâmtrộm cắp cướp giựt hoặc hành hung chiếm đoạt của kẻ khác? Theo lẽ công bằng, điều gì mình không muốn thì không nên làm cho người khác phải đau khổ. Hơn thế nữa, đối với những vị đã thọ Bồ Tát giới rồi, thì Phật cấm không được trộm cắp. Về hành tướng của giới trọng trộm cắp nầy bao gồm những hành động như: Trộm cắp, cướp giựt, trốn thuế, gian dối nhà nước làm lậu không khai báo, đi xe, qua đò v.v… mà không chịu mua vé trả tiền. Tất cả đều thuộc về giới trộm cắp cả. Phật nói nếu vì bảo vệ mạng sống của mình mà có những hành vi xấu xa xâm phạmtrộm cắp hay cướp giựt tài sản của kẻ khác, dù chỉ là một xu, cũng đều coi như là phạm giới. Xét về hành tướng của giới nầy cũng có bốn điều kiện mới thành tội. Bốn điều kiện đó là:
1. Nhơn trộm cắp: Bởi do tâm niệmcố ý trộm cướp.
2. Duyên trộm cắp: Bao gồm những thứ: đồ vật, của cải, tiền bạc.
3. Cách thức trộm cắp: Về cách thức thì có nhiều cách như: đào tường, khoét vách, cạy cửa v.v… hoặc lường gạt, mượn mà không trả, hoặc nói hàng thiệt để bán đắc tiền, cân non, đong thiếu, vật thiếu nói đủ. Tất cả đều thuộc cách thức trộm cướp.
4. Nghiệp trộm cắp. Thế nào thuộc về nghiệp trộm cướp? Ngang nhiên dời đồ vật của người khác sai chỗ cũ, khi rời khỏi chỗ cũ thì thành nghiệp trộm cướp. Trộm là khi lấy đồ vật đó mà người chủ không biết, không hay. Còn cướp là lấy trước mặt người chủ có khi hành hung mà cướp đoạt . Khi cầm một món đồ lên có người thấy liền để trở lại hoặc ăn năn trả lại, nhưng tội cũng thành rồi. Hoặc mượn sách hay tiền bạc mà có tâm niệm muốn lấy luôn, tâm niệm đây đã thành tội trộm cướp.
Về tội trộm cướp cũng có nặng và nhẹ. Theo xưa, nhẹ thì dưới năm tiền, nhưng không mất giới. Sám hối thì hết tội. Nặng thì từ năm tiền trở lên. Phạm thì mất giới.
Tóm lại, bất cứ đồ vật nào có chủ mà chủ nhân không bằng lòng mình ngang nhiênchiếm hữuđoạt lấy, do tâm tham lamcố ý để lấy, thậm chí dời đồ vật rời khỏi chỗ cũ mà không được sự đồng ý của chủ nhân, cũng đều phạm tộitrộm cắp cả.
Thứ Ba : Giới Đại Vọng Ngữ
Người đã thọ tại giaBồ Tát giới, tuy vì thân mạng, không được nói dối: “Ta đã được bất tịnh quán, cho đến quả A na hàm”. Nếu phá giới nầy, người ấy liền bị mất tại giaBồ Tát giới. Người ấy còn không được noãn pháp, huống chi được quả Tu đà hoàn lần đến A na hàm. Đó gọi là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Thế nào là đại vọng ngữ? Đại là lớn là lời nói dối gạt người cho mình đã đưọc như thế nầy hay như thế kia. Như mình tu hành không ra chi mà dám đại ngôn nói mình đã chứng Thánh quả. Như nói mình đã được bất tịnh quán hay quả vịA na hàm. Nhưng thực tế, thì mình vẫn còn chấp cái thân xác nầy rất nặng. Lúc nào cũng coi trọng cái thân hư huyễn nầy. Do đó, nên mới tìm mọi cách thế để bảo vệ và cung phụngnô lệ cho xác thân. Thế mà họ vẫn khoe khoang với mọi người cho rằng mình coi thân nầy như cái túi dơ đựng toàn đồ hôi thúi, quyết không bao giờ chấp trước. Hoặc trong tâm của họ còn dẫy đầy phiền não ô uế, chấp ngã, chấp pháp nặng nề, thế mà họ dám cho mình đã chứng đắcquả vịA na hàm. Đó quả là lời nói đại vọng ngữ.
Xét về giới đại vọng ngữ nầy, xin các vị thọ Bồ Tát giới hãy lưu ýcẩn thận. Ngoài việc đại ngôn chưa chứng mà nói đã chứng ra, giới nầy còn có nhiều cách thức, người thọ thường phạm phải mà không hay biết. Dẫu có biết, họ cũng cố tình phạm không sợ tội lỗi. Ngược lại, có những người tuy bản thân họ không nói dối, vì sợ tội, nhưng họ lại xúi bảo người khác nói dối. Như thế, cũng phạm tội đại vọng ngữ nầy. Nếu phân tích kỹ hơn giới nầy, ta thấy cũng giống như những giới kia phải có đủ bốn điều kiện mới kết thành tội vọng ngữ. Bốn điều kiện đó là:
1. Nhơn vọng ngữ: nghĩa là có cái tâm niệmcố ýnói dối hoặc cố ý xúi giục bảo người khác nói dối.
2. Duyên nói dối: Nghĩa là phải có người đối diện để nghe mình nói dối.
3. Cách thức nói dối: Nói ra tiếng, hoặc viết bằng chữ hay ra dấu.
4. Nghiệp nói dối: Khi người nghe mình nói, họ biết rằng lời nói của mình là không thật, như thế là đã thành nghiệp nói dối rồi. Hoặc đối với người nào đó mà ta ra dấu, lắc đầu hay khoác tay để dối gạt người kia. Như muốn người hiểu chuyện đó là không có, thì ta lại lắc đầu hay khoác tay, nhưng kỳ thật thì việc đó là có chớ không phải không. Như thế là đã thành nghiệp nói dối. Ngược lại, nếu mình nói mà người đối diện không hiểu tiếng mình nói gì (như người ngoại quốc chẳng hạn ), thì dù cho mình nói dối bao nhiêu cũng không thành tội. Vì người đó có hiểu mình nói gì đâu mà thành tội.
Những cách nói dối như là: Chuyện có nói không, chuyện không nói có. Nói thêm thắt đặt điều gạt gẫm người khác. Chuyện ít xích cho nhiều, hoặc nói ly gián hay đâm thọc cho đôi đàng gây gỗ xa lánh thù hằn nhau. Nói thêm, nói bớt với mục đích hại người v.v… tất cả đều là phạm tộivọng ngữ. Đó là nói cái miệng vọng ngữ. Vậy còn cái thân vọng ngữ như thế nào?
Như trường hợp khi bố tát người tụng giới hỏi rằng: “Trong chúng đây có thanh tịnh không?” Hỏi như thế ba lần, người đó biết mình trong nửa tháng qua có phạm tội, nhưng thân của họ vẫn ngồi yên không đứng lên hay quỳ xuống để khai tội. Như thế đó là cái thân đang nói dối. Khi cái thân vọng ngữ tất nhiên, kèm theo đó, cái tâm cũng vọng ngữ luôn. Như trong lúc người hỏi mình, mình thầm nhận biết có tội, nhưng mình vẫn giữ lặng thinh, không nói một lời nào cả. Đó thuộc về vọng ngữ ở nơi tâm.
Như vậy, chỉ trong một câu hỏi đó mà người có tội lại mắc phải tội vọng ngữ về miệng, về thân và về ý. Cả ba nghiệp đều vọng ngữ hết cả. Xét như thế, thì mình có xứng đáng là Bồ tát nữa không? Đây thuộc về cái tội che giấu. Cho nên mới nói rằng, nếu Bồ Tát nào phạm giới nầy, thì coi như đã mất tại giaBồ tát giới. Nên chú ý là mất giới thể của Bồ Tát chớ không phải mất giới của ngũ giới. Nhưng nếu xét về ngũ giới của người Phật tửtại gia thì cũng đã phạm rồi. Phạm rồi, nên phải phát lồsám hối thì mới mong hết tội. Khi đã sám hối rồi là hành giả phải phát đại nguyện là từ nay trở đi quyết không bao giờ tái phạm. Như thế, thì mới đúng ý nghĩasám hối.
Việc nói dối ngày nay đã trở thành một thói quen trên đầu môi chót lưỡi của con người. Xã hội đã tạo cho người ta phải biết nói dối. Nếu người nào không biết nói dốilừa đảo phỉnh gạt người khác, thì khó mà kiếm sống. Vì thế mà mọi người đua nhau nói dối. Từ thượng vàng xuống đến hạ cám không một ai lại không nói dối. Nói dối đã trở thành một thủ thuật chuyên nghiệp để kiếm sống. Đó là một họa hại mất hết niềm tin giữa con ngườivới nhau. Việc nói dối phải công tâm mà nói, đối với các nước xã hộiTây phương dẫu sao cũng còn đỡ hơn các nước Đông phương. Nhất là đối với các nước còn nghèo đói chưa có văn minhtiến bộ khá. Một năm có 365 ngày, chỉ dành riêng một ngày nói thật thôi, mà thiên hạ cũng không thể làm được. Thế mới biết nghiệp nói dối láo khoét của con người ngày nay nó nặng đến mức độ nào!
Là Phật tử hơn nữa lại là người thọ Bồ Tát giới, thì mình phải luôn luôn tôn trọngsự thật và quyết không bao giờ nói dối. Nói dối để được sống còn, thì thà nói thật mà chết còn hơn. Vì chỉ chết cái xác thân hư huyễn nầy mà tâm hồn khỏi phải bị sa đọa đau khổ. Đó là tâm hạnh của Bồ Tát. Bồ tát khi mở lời nói ra phải nói những lời chánh ngữ, ái ngữ, chánh trực, không nên nói những lời cong vạy, tà ngữ, tà kiến. Dù phải bỏ thân mạngquyết định tự mình không nói dối và cũng không bảo xúi giục ai nói dối. Có gìn giữ như thế, thì mới không phạm tội và mới xứng đáng là Phật tử thọ Bồ tát giới vậy.
Thứ Tư. Giới Tà Dâm
Người đã thọ tại giaBồ Tát giới, tuy vì thân mạng cũng không được tà dâm, nếu phá giới nầy, người ấy liền mất tại giaBồ Tát giới. Người ấy còn không được noãn pháp, huống là được quả Tu Đà Hoàn lần đến A Na Hàm. Đó là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Tà dâm là hạnh nhơ xấu của con người. Sở dĩ Phật dạy người Phật tửtại gia không được tà dâm là vì Phật muốn cho mọi người có được hạnh phúctrong đời sống hôn nhângia đình. Khi đã thành vợ chồng sống chung với nhau rồi, thì vợ hoặc chồng không được ngoại tình lang chạ bậy bạ. Mình muốn gia đình mình có được hạnh phúc an vui, thì tại sao mình lại phá gia cang hạnh phúc của người khác? Đó là người không biết tôn trọnglẽ sốngcông bằng. Thậm chí, dù là vợ chồng cưới hỏi chánh thức với nhau đi nữa, mà hành dâm trái phép không đúng chỗ nơi, theo luật Phật dạy, đó cũng đã phạm tội rồi. Nói chi đến việc tư thông lang chạ với người khác. Chẳng những tự mình tà dâm mà còn xúi giục, hoặc khuyến khích người khác làm việc tà hạnh cũng đều phạm tội cả.
Giới nầy cũng có bốn điều kiện mới thành tội phạm. Bốn điều đó là:
1. Nhơn tà hạnh: như có tâm cố ý làm việc bất chánh với người khác.
2. Duyên tà hạnh: Đây là đối tượng để hành dâm như: với người khác phái hay cùng phái. Nói rộng ra là người nữ, loài cái, loài mái là duyên của bên nam. Người nam, loài đực, loài trống là duyên của bên nữ.
3. Cách thức tà hạnh: Tìm đủ mọi cách thế để được lân la gần gũi hoặc dùng bạo lực hành hung hãm hiếp v.v…mà hành dâm cho thỏa mãndục tính.
4. Nghiệp tà hạnh: Bên nam, bên nữ đã giao xúc với nhau bằng xác thịt bất chánh, thì ngay giây phút đó là phạm.
Tóm lại, là Phật tửtại gia đã thọ giớiBồ Tát, quyết không vì thỏa mãndục tính của ta, mà làm cái hạnh tà vạy nhơ xấu gây ra lắm điều thất đức tội lỗi. Ta biết bảo vệhạnh phúc của ta, thì ta cũng nên tôn trọnghạnh phúc của kẻ khác. Ta không nên gây đau khổ cho nhau. Vì người khổ là ta khổ. Là Bồ Tát ta phải mở rộng cõi lòng thương yêumọi người mọi loài. Phải có tấm lòng từ bi bao dungtrong sạch và phải noi theo gương hạnh từ bi của chư vị Bồ Tát mà hành xử cho đúng theo lẽ đạo. Có thế, thì ta và người mới có được một đời sống an vui hạnh phúc vậy.
Thứ năm: Giới Nói Lỗi Của Tứ Chúng
Người đã thọ tại giaBồ Tát giới rồi, tuy vì thân mạng cũng không được nói tội lỗi của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu ba di. Nếu phá giới nầy, người ấy liền mất tại giaBồ Tát giới. Người ấy không có được noãn pháp, huống là được quả Tu đà hoàn lần đến A na hàm. Đó là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Rao bày chỉ tríchphê bình nói lỗi tứ chúng, lỗi nầy rất nặng. Tứ chúnggồm có: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc và Ưu bà di. Chẳng những mình không được nói lỗi mà cũng không nên dạy bảo xúi giục người khác nói. Dù tội lỗi của người đó, chính mắt mình thấy, tai mình nghe, nhưng miệng mình cũng không được rao bày nói xấu. Nói với mục đíchxuyên tạcbừa bãi, nói với dụng ý là nhằm triệt hạuy tíncá nhân. Trừ trường hợp người phạm tội mà chính họ không hề hay biết, thì mình có thể khuyên cho họ biết để họ mau sám hối tiêu tội. Nhưng phải y cứ vào luật mà cử tội khuyên bảo. Khuyên bảo như thế thì không có lỗi. Nếu mình khuyên mà họ không nghe, thì mình có thể trình lên người trên có trách nhiệm để người đó khuyên bảo trách phạt họ. Điều nầy hợp lý rất tốt. Tuyệt đối, không được đem việc nầy thuật lại rồi bàn bạc nói xấuchâm chíchmỉa mai cho người nầy người khác nghe. Như thế, đều phạm vào cái tội nói lỗi tứ chúng cả.
Giới nầy cũng có bốn điều kiện mới thành phạm:
1. Nhơn rao nói tội lỗi: Là có tâm cố ý rao nói những lỗi lầm của những người đồng đạo.
2. Duyên rao nói tội lỗi: Nghĩa là cũng có người đối diện với mình để nghe cái lỗi của mình thuật lại hay nói những điều lỗi đó.
3. Cách thức rao nói tội lỗi: Hoặc nói ra lời hoặc viết thơ, viết giấy hay đăng quảng cáo v.v… với thâm ý là vạch trần cho mọi người biết được tội lỗi của người đó. Nếu rao nói phơi bày những giới trọng của người đã phạm, thì người nói đã phạm tội trọng. Còn nếu rao bày giới khinh thì phạm tội khinh.
4. Nghiệp: khi ta rao bày nói xấutội lỗi của người nào đó cho người khác nghe. Khi người đó họ nghe ta nói mà họ nhận hiểu rõ ràng, thì đã thành nghiệp rồi. Muốn không thành nghiệp. thì ta cương quyết nguyện với lòng không bao giờ nói xấu vạch bày chỉ lỗi với bất cứ một ai trong đồng đạo của ta.
Do đó, là Phật tửBồ Tát giới, ta phải hết sứccẩn thận. Ta nên nhớ rằng, tuy rao bày tội lỗisự thật mà người khác đã phạm, còn phạm tội như thế, hà tất gì bày chuyện đặt điều vu khống, miệt thị vu oan giá họa cho người khác thì tội nặng gấp trăm ngàn lần. Thế nên, ta phải nên giữ gìncẩn thận ở nơi cái miệng vậy. Ta nên nhớ lời Phật Tổ thường khuyến nhắc, bao nhiêu phước đức tài bồi tu tạo của ta đểu do cái khẩu nghiệp nó phá hoại làm tiêu tan hết! Xin tất cả hãy thận trọng ở nơi lời nói của mình!
Thứ Sáu: Giới Bán Rượu
Người đã thọ tại giaBồ Tát giới rồi, tuy vì thân mạng cũng không được bán rượu. Nếu phá giới nầy người ấy liền mất tại giaBồ Tát giới. Người ấy còn không được noãn pháp, huống là được quả Tu đà hoàn lần đến quả A na hàm. Đó là tại giaBồ Tátphá giới, dơ bẩn, hạ tiện và phiền não.
Bồ Tát lấy hạnh lợi tha, giác tha làm chánh, mà bán rượu là cố ý làm cho người khác say sưa, làm cho họ mất hết hạt giốngtrí huệ. Đó là một việc làm lợi mình mà tổn hại người rất lớn. Vì thế, trái vớicông hạnh của Bồ Tát nên phạm tội rất nặng. Ngược lại, nếu chỉ mình tự uống thì phạm tội nhẹ, vì chỉ có hại cho riêng cá nhân mình mà thôi.
Cũng như những giới kia, phải có đủ 4 điều kiện mới thành tội.
- Nhơn bán rượu: có tâm niệmcố ý bán.
- Duyên bán rượu: người đến mua.
- Cách thức bán: đong rượu, cân rượu vô chai.
- Nghiệp: người mua đã mua xong.
Rượu là nhơn duyên sanh ra các thứ tội lỗi. Là Phật tửthọ giớiBồ Tát lẽ ra ta phải làm cho mọi người tăng thêm trí huệsáng suốt, hầu để cho họ dứt trừ mọi tội lỗi do si mêbất giác gây ra. Đã không làm như thế, trái lại, còn làm việc tà mạng bán rượu. Như thế chẳng khác nào chúng ta tiếp tay làm cho người ta càng gây thêm nhiều tội lỗi. Vì một khi uống rượu say rồi, thì người ta mất hết lý trí. Khi uống vào quá chén, họ không thể kềm chế được những dục vọng tật tánh xấu ác. Từ đó, họ gây nên bao hậu quảtai hại cho mình và người. Thế nên, dù có lợi lộc cho mình đến đâu, là Bồ Tát giớitại gia ta quyết không bao giờ hành nghề buôn bán rượu cả.
Thiện nam tử! nếu đã thọ tại giaBồ Tát giới như thế cần phảihết lònggìn giữ đừng có sai phạm, thời có thể được hưởng giới quả tốt.
Đây là lời kết thúc khuyến nhắc những ai đã thọ tại giaBồ Tát giới rồi, phải hết lònggìn giữ những giới trọng đã nêu trên. Nhân và quả sẽ không bao giờ chống trái nhau. Do giữ giớithận trọng chu đáo, nên chúng ta sẽ có được quả báo rất tốt đẹp. Chẳng những có lợi lạc cho đời sốnghiện tại, mà chúng ta còn hưởng những quả báotốt đẹp ở đời sau nữa. Vì thế nên đoạn văn dưới đây, mới nêu bày ra về những giá trịlợi lạc đích thực của việc nghiêm trì cấm giới nầy vậy.
Thiện nam tử! giới tại giaBồ Tát là chuỗi anh lạc, cũng gọi là trang nghiêm hương, vô cùngvi diệu, xông khắp mười phương. Có khả năng ngăn các việc ác và là khuôn mẫu của các việc lành. Đó là chỗ chứa vật báudiệu vô thượng, là dòng họ của đại tịch tịnh, là nước cam lồ, là đất sanh pháp lành, người phát lòng giữ giới cũng được vô lượnglợi ích, huống là một lòng thọ trì không bỏ, phước đứcvô cùng.
Thứ nhứt là ca ngợi: “Giới như chuỗi anh lạc”. Chuỗi anh lạc là loại chuỗi rất quý báu. Người thường không thể dễ gì có được loại chuỗi nầy. Chỉ có những bậc phú quý sang trọng mới có mà thôi. Mượn chuỗi anh lạc để so sánh với giới luật của Phật chế ra cũng quý báu như thế. Nên nói: “Giới cũng là trang nghiêm hương”. Chỉ có mùihương giới luật mới thật vi diệu loan tỏa bay xa khắp cả mười phương. Người hành trìgiới luậttrang nghiêm thì, hương thơm đạo đức của người đó, cũng được bay xa vượt thời và không gian. Vì giới luật là nền tảng để xây dựng ngôi nhà đạo đứcvững chắc.
Nhờ có giới luật nên mới có thể ngăn chận những ác niệm và những hành vi xấu ác của ta. Nó là khuôn mẫu cho mọi hạnh lành. Nói cách khác, muôn hạnh lành có ra, tất cả đều bắt nguồn từ giới luật mà ra. Nên nói: “Đó là chỗ chứa vật báudiệu vô thượng”. Vì sao? Vì cùng cực của điều lành là quả vị Phật. Đến đó mới thật là diệu vô thượng. Tuy nhiên, muốn đạt đếnquả vị nầy, tất nhiên là hành giả phải thật hành ngang qua con đường “Tam vô lậu học”. Trong ba môn học nầy, “Giới” học là đứng đầu. Kế đến là “Định” học. Giới và Định là thềm thang để phát sanh “Trí huệ”. Nhờ có trí huệsáng suốt nên Bồ Tát mới đem nước cam lồtừ bi mà ban rải làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Nên nói: “Giới là dòng họ của đại tịch tịnh, là nước cam lồ, là đất sanh pháp lành”.
Sau khi nêu bày công năng cao cả của gìới rồi, đức Phậtkết thúc lại bằng một lời khuyến khích chí thiết về sự lợi ích cao tột của người phát tâm nghiêm trì cấm giới: “Người phát lòng giữ giới cũng được vô lượnglợi ích, huống là một lòng thọ trì không bỏ, phước đức vô cùng”. Thọ trì là nhận ra sự lợi ích cao tột của giới và rồi luôn luôn gìn giữ không cho khiếm khuyết. Đó là nghĩa hằng sống được với bản tâmthanh tịnhsáng suốt hằng hữu sẵn có của chính mình. Phước đứcvô cùng là nói lên người hằng sống đúng theo giới luật thì sẽ được phước báovô lậu không ngằn mé vậy.
Để kết thúc qua 6 giới trọng nầy, nên dẫn lời Phật dạy:
Phật bảo: Thiện nam tử! Ta đã nói sáu giới trọng của tại giaBồ Tát rồi, hai mươi tám giới khinh, giờ đây sẽ nói.
Nói giới trọng là vì nó là căn bản làm nền tảng vững chắc cho các giới khinh. Giới khinh gọi là đẳng lưu, nghĩa là nó cũng phát xuất từ nơi giới trọng mà có ra. Nói cách khác, sở dĩ Phật nêu ra các giới khinh là nhằm bổ túc thêm cho các giới trọng. Giới trọng dụ như gốc rễ của thân cây, giới khinh dụ như cành lá của thân cây. Giới khinh tức là những giới nhẹ không nặng bằng giới trọng. Vì phạm giới khinh, hành giả chỉ chuyên cầnchí thànhsám hối thì sẽ hết tội. Còn phạm giới trọng thì coi như là mất giới và không thể sám hối hết tội liền được. Đòi hỏi hành giả phải có thời giantu hànhkiên trìsám hối để chuyển hóavô minhphiền não. Có thế, thì mới mong hết tội được. Và khi đó, hành giảcần phảithọ giới lại. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượttìm hiểu về hai mươi tám giới khinh.
Thứ Nhất: Giới KhôngCúng DườngCha Mẹ và Sư Trưởng.
Thiện nam tử! Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi mà không cúng dườngcha mẹ, sư trưởng, tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, nếu không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Hiếu đạo là cội gốc đạo đứcnhân bản của con người. Một người thường họ còn biết tôn kính sự hiếu dưỡng đối với các đấng sanh thành. Huống chi là người Phật tử đã thọ Bồ Tát giới. Tổ Quy Sơn đã dạy: “Sanh ra thân ta là nhờ công ơncha mẹ. Làm nên thân ta là nhờ công ơn thầy bạn”. Cha mẹ là người có công lao mang nặng đẽ đau và nuôi lớn thân ta. Do đó, mà ta cần phải nhớ đến công ơn sanh thành giáo dưỡng lớn lao đó mà hầu lo phụng dưỡng báo đáp.
Cúng dường có nghĩa là cung cấp qua hai lãnh vực thiết yếu: vật chất và tinh thần. Về phần vật chất, sớm hôm ta phải lo phụng dưỡng cho cha mẹăn mặc đầy đủ. Về tinh thần, là ta phải làm cho cha mẹ được an vui. Nhất là khi cha mẹ ở vào cái tuổi xế chiều, hay lúc ốm đau, rất cần đến sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Một lời nóinhã nhặnêm ái, một cử chỉ nhẹ nhàng dịu dàng, một thái độ từ tốn khiêm cung, cũng đủ làm hài lòng tươi mát tinh thần của cha mẹ rồi.
Dù chúng ta có dâng lên món ngon cao lương mỹ vị, có đầy đủ phủ phê đến đâu, nhưng nếu thiếu sự cung kínhcư xửtế nhị về tinh thần, thì cha mẹ ăn nuốt cũng không vô. Do đó, bổn phận làm con, chúng ta phải lo cho cha mẹ và không nên làm cho cha mẹ phải buồn phiền hận tủi. Hạnh Bồ Tát là hạnh lấy sự hiếu thuận làm đầu. Hiếu thuận không những đối với cha mẹ không thôi, mà Bồ Tát còn phải hiếu thuận với tất cả chúng sanh. Nhất là, chúng ta phải khuyên cha mẹ nên tin kính Tam bảoniệm Phậttu hành. Việc khuyên bảo nầy cũng rất là hệ trọng. Chúng ta nên tạo cơ hội phương tiện tốt để cho cha mẹ có dịp đến chùa hay đến với đạo tràng để cùng với mọi ngườitu học. Đó là điều rất quan thiết và rất quý báu vậy.
Đối với các bậc sư trưởng, chúng ta cũng phải hết lòngkính trọngcúng dường. Bởi các bậc thầy nầy là những người đã bỏ nhiều công sức hướng dẫn dạy dỗ chúng ta trên bước đường tu học. Sở dĩ ta biết được đường lối tu hành, làm lành lánh dữ, phân biệt rõ lẽ chánh tà chân ngụy, tài bồi trao dồi thêm chất liệu đạo đức, nuôi lớn căn lành, tất cả đều nhờ công ơn chỉ giáo của các bậc sư trưởng. Do đó, ta không nên có thái độngã mạn khinh thường với các ngài. Vì như thế, ta sẽ trở nên người thiếu phẩm chất giáo dụcđạo đức và tất nhiên là ta sẽ mang tội rất lớn. Bởi vậy, ta phải cẩn thậngiữ gìn phẩm hạnh đạo đức đừng để mang tội vô ý hay thất ý với các ngài. Nếu như khi ta đã lỡ phạm phải lỗi lầm với ông bà cha mẹ hay với các đấng trưởng thượng, thì ta nên hết lòngăn nănsám hối. Nếu không thì sẽ bị đọa lạc làm ô uế giới thể mà ta đã lãnh thọ.
Cần nói rõ thêm, về phần các giới khinh cấu nầy, trong mỗi giới ở phần cuối đều có câu kết luận: “Bồ Tát tại gia nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối, sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể”. Ta nên chú ý tội vô ý, hay thất ý khác với tội cố ý. Cố ý là có cái chủ ý của ý thức tạo tác, nên thành tội nặng, tức phạm tội trọng. Ngược lại, vô ý là không có cái tâm chủ ý phải làm, nên thành tội nhẹ. Thí dụ như ta vô ý làm bể một món đồ quý giá mà món đồ đó cha mẹ của ta rất ưa thích. Sau khi lỡ tay làm bể, ta liền vội đến xin lỗi ông bà ngay. Lúc đó, tuy ông bà có nóng giận la rầy chút đỉnh, nhưng sau đó thì ông bà sẽ nguôi ngoay không còn la rầy nữa. Vì ông bà biết ta vô ý mà làm bể, chớ không phải cố ý. Ngược lại, nếu ta dùng một vật nào đó đập mạnh cho bể món đồ quý giá đó. Đó là hành động cố ý. Hành động cố ý nầy, ông bà khó có thể tha thứ bỏ qua cho ta. Giữa tội vô ý và cố ý khác nhau là như thế. Khi lỡ vô ý, lần sau ta quyết phải lưu tâmcẩn thận nhiều hơn. Vì vô ý nên tội rất nhẹ và rất dễ tha thứ bỏ qua.
Tuy nhiên, nếu biết mình có lỗi mà ta không chịu xin lỗi, đó là ta tỏ rangang ngạnhcoi thườngcha mẹ, nên phạm tộivô ý. Tất nhiên, là cha mẹ sẽ buồn giận ta, vì ta không biết kính trọngcha mẹ. Do vậy, nên ta sẽ làm ô uế giới thể mà ta đã lãnh thọ. Tại sao gọi là giới thể? Đây là giới mà do tác phápyết ma của người trao giới và tâm người nhận giới. Vì những giới đã được truyền trao, tuy nó không có hình tướng hiện bên ngoài, nhưng nó tiềm tàng trong tâm và nó có công năng là phòng phi chỉ ác. Tức khi mình vừa móng nghĩ điều sái quấy, thì chính nhờ giới luật đã thọ nó ngăn ngừa lại không cho mình tiếp tục nghĩ quấy nữa. Và chính giới thể nầy nó có công năng khiến cho chúng ta luôn nãy sanh những thiện pháp, nên còn gọi chúng là vô tác giới thể. Cho nên, khi mình móng tâm khởi nghĩ xấu ác là đã làm cho giới thể bị ô uế rồi. Đây là điều tối quan trọng mà người thọ giớicần phảihết sứcthận trọnggiữ gìn. Hiểu thế, thì những câu kết của các giới sau nầy ý nghĩa cũng tương tự như thế. Cho nên, chúng tôi không cần phải lặp lại thêm nữa.
Thứ Hai: Giới Đam Mê Uống Rượu
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, lại đam mê uống rượu. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối, sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Rượu là thứ làm cho người ta khi uống vào say sưa sẽ mất hết nhân cách lễ nghĩa. Chẳng những thế, nó còn gây ra nhiều tai hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Người thọ Bồ Tát giớituyệt đối không được uống rượu. Vì rượu là nhân duyên gây ra các thứ tội lỗi. Mình không được uống cũng không nên bảo người khác uống. Kinh nói: “Nếu mình trao rượu cho người khác uống, thì sẽ mang ác báo 500 đời không tay”. Dù đọa lạc vào bất cứ loài nào cũng đều không có tay cả. Trao cho người uống còn bị tội như thế, hà tất gì tự mình uống không biết đọa lạc đến bao nhiêu kiếp!
Trường hợp bị bệnh nặng hết phương cứu chữa, thầy thuốc khuyên bảo nên phải uống rượu thuốc mới mong lành bệnh, khi đó ta mới được uống. Tuy nhiên, trước khi uống, ta phải cho người đồng thọ giới như ta biết qua. Điều nầy, trong luật Phật tạm thời khai cho. Nhưng sau khi lành bệnh rồi, thì ta không nên tiếp tục uống nữa. Nếu tiếp tục uống, thì phạm tộivô ý.
Về giới uống rượu nầy, đối với các vị tại giaBồ Tát giớiƯu bà di, thì có lẽ ít phạm hơn là các vị tại giaBồ Tát giớiƯu bà tắc. Khi đã thọ giớiBồ Tát là ta đã có ý nguyện: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Với một ý chínguyện lực to lớn như thế, thì tại sao ta lại không chịu gìn giữ? Khi đã thọ giớiBồ Tát rồi, là ta phải quyết chítu tập theo hạnh nguyện cao cả của Bồ Tát. Có thế, thì chúng ta mới mong thoát khỏicon đườngsanh tửtrầm luânđau khổ vậy.
Thứ Ba: Giới Không Chăm Sóc Bệnh Khổ
Nếu tại giaBồ Tát khi đã thọ giới rồi, có lòng xấu, không chịu chăm sóc người bệnh khổ, tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Bệnh tật là một trong bốn nỗi khổ lớn của con người. Đó là sanh, lão, bệnh, tử. Đã là người không ai lại không có bệnh. Vì thân thể ta là một ổ vi trùng. Tâm trạng của người bệnh tật thật là khổ sở đau đớn khó chịu. Họ rất đau khổ và oán ghét bản thân. Một khi đã mang phải chứng bệnh nan y, thì ôi thôi! họ không còn tha thiết gì đến đời sốnghiện hữu nữa. Trước mắt họ là cả một màn trời đen tốibi thảm. Họ nhìn đâu cũng đầy vẻ ảm đạmbi quan. Họ luôn ôm ấp một nỗi buồn chán chường với cuộc sống. Trong hoàn cảnh với một tâm trạng bi thương đó, ta cần nên an ủi làm xoa dịu cho họ vơi đi những nỗi ưu tưsầu khổ. Hạnh nguyện của Bồ Tát là hạnh nguyệntừ bicứu khổ. Là Phật tử, nhất là Phật tử đã thọ giớiBồ Tát, ta không thể nào nhẫn tâmthờ ơ làm ngơ trước sự đau khổ của người bệnh tật. Nhất là người đó lại là người thân thương của ta. Họ là những người đang cần đến bàn tay từ ái dịu hiền của ta cứu giúp.
Trong những thứ phước điền, Phật nói chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân là phước điền lớn nhứt. Khi giúp đỡ, ta không nên có tâm phân biệtthân sơ. Và ta cũng không nên tỏ thái độ nhờm gớm làm cho người bệnh sanh tâm mặc cảm tự ty khó chịu. Ta nên nhớ rằng, giúp đỡ cho bệnh nhân an vui đâu có khác gì ta cúng dường chư Phật. Chính đức Phật còn phải đích thân giúp đỡ chăm sóc cho các thầy Tỳ kheo bệnh tật. Tâm lý người bệnh lúc nào họ cũng mang nhiều mặc cảmtội lỗiđau khổ. Do đó, họ dễ sanh tâm sân hận hờn dỗi ghét ganh. Ta nên cảm thông và tận tâm chăm sóc. Chăm sóc một cách tận tình và phải hết lòngyêu thươngkính trọng họ. Có thế, thì ta mới không hổ danh là người đã thọ Bồ Tát giới. Đó là hạnh nguyện cao cả thiêng liêng của Bồ Tát mà ta cần phảitu tập thật hành. Nếu thấy người bệnh tật mà ta làm ngơ bỏ qua, không chút tỏ lòng thương xót hay cứu giúp, thì ta đã phạm tộivô ý. Và như thế, thì ta cần nên hối cải để không bị đọa lạc và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Tư: Thấy Người Xin Mà Không Cho
Nếu tại giaBồ Tát, khi đã thọ giới rồi, thấy có người đến xin, không chịu tùy theo nhiều ít mình có mà phân chia cho để họ về không. Tại giaBồ tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Hạnh bố thí là hạnh đứng đầu trong sáu độ của Bồ Tát. Bố thí là cho khắp. Cho mà không có tâm phân biệt kẻ thân người sơ hay kẻ thù người bạn. Nếu cho mà còn có tâm phân biệtthiên vịthân sơ, thù bạn, nặng phần tình cảm như thế, thì thật không đúng ý nghĩabố thí của Bồ Tát. Bồ tátvì lợi íchchúng sanh nguyện hy sinh tất cả. Thậm chí, nếu cầnbố thí cả thân mạng, thì Bồ tát vẫn vui vẻbố thí mà không một chút hối tiếc.
Bố thí theo nghĩa thông thường thì có ba phương cách: Tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí có hai: Nội tài và ngoại tài. Nội tài là hy hiến phần bên trong cơ thể của con người. Như hiến máu hay cho những bộ phận trong thân. Sự hy hiến nầy thật là cao quý. Vì ai cũng chấp nặng coi trọng phần thân thể của mình. Không ai muốn mất đi một chút nào trong cơ thề, dù đó chỉ là một sợi tóc. Chỉ có những ai phát bồ đề tâm rộng lớn, biết trân quý thương người mới có thể hy hiến như thế. Vì cứu sinh mạng của người khác nên Bồ tát không thương tiếcthân mạng của mình. Đây là hạnh bố thí thật là cao cả rất khó làm.
Đến phần ngoại tài thì có lẽ tương đối dễ bố thí hơn. Ngoại tài là tiền bạc của cải hay những vật dụngcần thiết. Người ăn xin cần phần ngoại tài nhiều hơn. Họ cũng rất cần tấm lòng tốt giàu lòng nhân ái bố thí của ta. Người ăn xin là đối tượng tốt để ta có cơ hội thật hành hạnh bố thí. Nhờ có họ nên ta mới có dịp tạo thêm phước đức. Thế thì, lẽ ra ta phải mang ơn họ nhiều hơn mới phải. Người đã thọ giớiBồ tát, tất nhiên phải có tấm lòng rộng lượng cao đẹp hơn người thường. Ta cần chia cơm xẻ áo cho họ. Ta ý thức rằng, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ta bố thí cho họ tùy theo khả năng và vật chất mà ta có. Vì ta chưa phải là Bồ tát thứ thiệt. Mà ta chỉ là người đang tu tập thật hành theo công hạnh của Bồ tát. Do đó, nên ta cũng cần phải lượng sức mình mà tùy tâmbố thí. Vì hoàn cảnh sống của mỗi người mỗi khác. Cung cấp phần vật chất tuy cũng rất cần thiết, nhưng quý nhất là ở nơi tấm lòng. Khi cho ai vật gì, dù nhỏ hay lớn, ta cũng phải có thái độ khiêm cung kính trọng họ. Tuyệt đối, ta không nên tỏ thái độ khinh thường họ. Nếu thế, tuy họ đói khát nhận vật phẩm của ta cho, nhưng trong lòng của họ sẽ đâm ra oán hận căm tức thù ghét ta. Điều nầy, ta phải hết sứctế nhị và thận trọng. Bởi người nghèo khổđói khát bao giờ họ cũng mang nhiều mặc cảm. Ta phải hiểu và cảm thôngthương xót họ nhiều hơn.
Ngoài phần tài thí ra, ta còn phải khéo biết sử dụngpháp thí. Pháp thí là ta ban cho họ những lời nóian ủi, dịu ngọt, từ tốn, hòa ái. Đó là ta đang thật hành ái ngữ. Chỉ có lời nói như thế, mới có thể xoa dịu phần nào nỗi khổ đau của họ. Lời nóiái ngữ rất cần thiết cho một xã hội có quá nhiều sân hận gây nên hận thù tàn hại đau thương như hiện nay. Tùy thời cơ mà ta khuyên họ. Có thể nói cho họ biết về giáo lýnhân quả báo ứng v.v… Nhất là việc tu tâm dưỡng tánh. Ngoài ra, ta còn mang đến cái không sợ để hiến tặng cho mọi người. Đó là bố thívô úy. Cả thế giớiloài người hiện nay, phải nói là hiện đang sống trong nổi phập phồng lo âusợ hãi từng giây, từng phút. Biết bao cảnh thiên taihọa hại xảy đến. Rồi đến những nhơn tai tàn sát sinh mạng cũng xảy ra hằng ngày. Quả đời sống của con người hiện nay như đang đứng trên bờ vực thẳm. Không biết mình sẽ rơi xuống hố sâu vào lúc nào. Nghĩa là cái chết sẽ xảy đến với chúng ta bất cứ lúc nào, mà không ai có thể lường trước được. Cho nên, cái lo sợ lớn nhất của đời người đó là sợ chết.
Chết là một hiện tượng mà không một ai tránh khỏi. Thế mà ai ai cũng lo âusợ hãi. Sợ, là vì người ta còn muốn ham sống để tận hưởng những gì còn vương vấn chưa thỏa mãn ở trên đời. Đó là những con người còn quá nhiều tham vọngchấp trước. Hơn ai hết, hạnh nguyện của Bồ tát là hạnh nguyệncứu khổ ban vui. Ta quyết phải noi theo hạnh nguyệncứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm mà làm lợi ích cho chúng sanh. Nhưng trước hết là ta phải tự cứu khổ cho ta trước. Ta có hết khổ, thì mới có thể cứu độ cho những người khác hết khổ như ta vậy.
Thứ Năm: Thấy Bậc Tôn Trưởng Không Chào Hỏi
Nếu tại giaBồ Tát, khi đã thọ giới rồi, thấy các trưởng lãoTỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà diphá giới đã thọ, sanh lòng kiêu mạn nói ta hơn họ, họ không bằng ta. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Đức tánh khiêm cung kính trên nhường dưới là đức tánh tốt của con người. Đức tánh nầy rất cần thiết trong đạo xử thế. Biểu hiện sự kính trọng đối với các bậc xuất giatu hành, nhất là đối với các bậc Tôn sư đạo cao đức trọng, đó là bổn phận của người Phật tửtại gia. Người Phật tửtại gia chưa thọ Bồ tát giới mà còn phải kính trọng như thế, nói chi đến những vị đã thọ giớiBồ Tát. Vì Bồ Tát là người đã không còn chấp vào tứ tướng: “Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ giả”. Còn chấp ngã, chấp pháp thì chưa phải là Bồ Tát.
Đã thế, thì Bồ Tát đâu còn có cái tâm kiêu ngạo, hách dịch, khinh khi người khác. Hơn thế nữa, đối tượng mà mình kính trọng lại là những bậc trưởng thượng. Những vị có đức hạnh tài trí hơn mình và thậm chí cho đến những người bạn đồng hạnh, đồng tu như mình, mình cũng phải hết lòngkính trọng. Đây là chúng ta nên học theo gương hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh. Một vị Bồ Tát luôn luôn thể hiện đức tánh khiêm cung. Gặp ai ngài cũng hạ thấp mình xuống biểu hiện bằng cách xá chào và nói câu: “Tôi không dám khinh các ngài, vì các ngài sẽ làm Phật”. Một câu nói như xác quyết khả năng thành Phật của mỗi người. Vì mỗi người đều sẵn có Phật tánh. Sự cung kính xá chào của Ngài nhằm thức nhắc chúng ta nên nhớ lại Phật tánh của chính mình. Thật đó là một lối hành xử khiêm cung, nhằm nâng caonhân phẩmcon người lên đến chỗ cao tột vậy.
Thái độkiêu ngạotỏ ra mình giỏi, mình hay, cái gì mình cũng thông suốthiểu biếtvượt trội hơn người ta hết. Đó là thái độ của kẻ ngông cuồng cao ngạo khinh người. Họ coi trời bằng vung. Họ coi họ như là người đệ nhất trong thiên hạ. Ngoài họ ra, không còn ai hơn họ cả. Thái độ nầy đối với một vị Bồ Tát tại gia hẳn nhiên là không bao giờ có. Chính cái thái độ hành xử đó, vô tình tự mình hạ thấp phẩm cách giá trị của mình xuống. Chúng ta nên tâm niệm câu: “Mình kính trọng người, người mới kính trọng mình”. Ta đặt mình ngồi sau, chính là ta đặt mình ngồi trước. Ngược lại, mình khinh dễ người, thì người cũng coi thường khi dễ mình. Mình dìm kẻ khác xuống cũng chính là mình đang dìm mình. Đó là nguyên tắc tự nhiên theo định luậtnhân quả là như thế.
Người đời thường nói: “Tiếng chào cao hơn cổ”. Sự chào hỏi với nhau đó là thể hiện nét đẹp văn minhlịch sựvăn hóa của con người. Đối với nền văn hóađạo đứcViệt Nam, tổ tiên ta rất quan tâm chú trọng đến vấn đề nầy. Lễ nghĩa là điều rất quan trọng trong việc giao dịch xử thế. Mất đi tính chất cao đẹp nầy, thì đạo làm người sẽ không còn duy trì được nữa. Câu châm ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn,” phải chăngtổ tiên ta đã đề cao đặt định vấn đềlễ giáo lên hàng đầu. Cho nên, sự chào hỏi thăm nhau là biểu lộ sự xã giao tương kính của con người. Do đó, nên nói, nếu một vị đã thọ giớiBồ Tát rồi, mà không chào hỏi kính trọng các bậc tôn túctrưởng thượng thì sẽ phạm tộivô ý. Rõ ràng, Phật đã đề cao tôn trọng sự lễ nghĩatối thiểu của con người. Nhất là con người đang hướng đời mình về Đại Thừa pháp, mong cho mọi người đều được lợi ích lớn. Càng cung kính thì phước đức của ta càng tăng trưởng và như thế mới tương hợp với đạo lýgiác ngộ và giải thoát vậy.
Thứ Sáu: Thấy Người Phá Giới Sanh Lòng Kiêu Mạn
Nếu tại giaBồ Tát, khi đã thọ giới rồi, thấy Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà diphá giới đã thọ, sanh lòng kiêu mạn nói ta hơn họ, họ không bằng ta. Tại giaBồ Tátphạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Cổ nhơn đã than: “Vi nhơn nan! vi nhơn nan!” Nghĩa là làm người khó! Làm người rất khó! Khổng Tử cũng nói: “Nhơn vô thập toàn”. Là con người không ai dám tự hào cho rằng mình hoàn toàn tốt hết. Và cũng không có ai cho rằng mình là kẻ hoàn toàn xấu cả. Vì đã mang nghiệp người, đương nhiên cũng có lúc tốt, lúc xấu. Bởi trong tâm thức của mỗi người chúng ta vốn sẵn có hai thứ hạt giống thiện và ác. Do đó, khi chúng ta sanh ra đều có mặt hai thứ hạt giống nầy rồi. Vì sự chào đời của ta là do nghiệp lựcchiêu cảm mà ra. Đã thế, thì thử hỏi làm sao chúng ta có thể tránh khỏi những lỗi lầm sai trái? Chính vì sợ tội lỗichồng chất nặng mang, nên chúng ta mới thọ giới để gìn giữ. Nhờ giữ giới nên chúng ta mới có thể ngăn chận bớt những tội lỗi.
Tuy nhiên, như đã nói, do nghiệp lực mà sanh ra, nên những tập khí tham, sân, si… của chúng ta còn quá sâu nặng. Những thứ tập khí phiền nãokiết sử nầy là nguyên động lực thúc đẫy chúng ta tạo nhiều tội lỗi. Dù đó là những vị đã thế phátxuất gia thọ Đại giới làm Tỳ kheo, nhưng vì nghiệp lực của họ còn sâu nặng, chưa dứt trừ hết, nên có đôi khi cũng phá traiphạm giới. Bởi họ cũng chỉ là những kẻ phàm tăng, phàm ni và dĩ nhiên, họ cũng đang cố gắng trên bước đường tu tập để chuyển hóaphiền não. Ngoại trừ những bậc Thầy đã dày côngtu tập, giữ giớinghiêm minh, hành trì miên mật, nên ít phạm lỗi lầm mà thôi. Nói ít phạm, chớ không phải là không có. Kinh nói: “Bậc đẳng giácBồ tát vẫn còn có chút ít vi tế vô minh”. Bao giờ dứt sạch hết, thì mới đạt thành quả vị Phật. Như vậy, chỉ có đức Phật mới hoàn toàn không có phạm lỗi lầm. Ngoài ra, không một ai tránh khỏi. Tuy nhiên, tội lỗi có ra nhiều hay ít, điều nầy còn tùy thuộc vào sức huân tuhành trì của mỗi hành giả.
Có nhận hiểu như thế, chúng ta mới cảm thông và không nên ỷ mình đã thọ giớiBồ Tát, tuy còn ở tại gia, nhưng giới hạnh của mình đã vượt xa hàng xuất thế. Đó là một quan niệm rất sai lầm và rất cao ngạo. Chắc gì mình không phạm lỗi mà dám khinh thường người khác. Mình đã thực sự giữ giớihoàn toàntrong sạch hết chưa? Hay là đang mang thân phận của con lươn mà lại dám lên mặt khoe tài chê bai con lịch. Thiết nghĩ, Bồ Tát tại gia nào còn nuôi dưỡngtâm niệm nầy, thì người đó chưa phải thực sự là Bồ Tát. Vì họ còn có cái tâm cống caongã mạn, coi mình hơn người. Chính cái tâm kiêu mạn nầy lại là đầu mối gây ra nhiều thứ tệ hại tội lỗi khác.
Bởi do khinh thường chê bai những người kém cõi thua mình, nên họ mới sanh tâm cao ngạo hiu hiu tự đắc, mục thị vô nhơn, coi ai cũng chẳng ra gì. Từ đó, họ không bao giờ chịu học hỏi với bất cứ một ai. Quả đó là một tai hại rất lớn. Chính vì lẽ đó, nên Phật mới răn cấm những vị đã thọ Bồ Tát giớitại gia, không nên sanh lòng kiêu mạn, chê bai, chỉ trích, nói xấu, dèm pha, những Bồ Tát tại gia và xuất gia khác. Nếu người nào còn có cái tâm kiêu mạn cho mình hơn người, thì Phật bảo phải nên sám hối. Nếu không, thì sẽ phạm tộivô ý, đọa lạc và làm ô uế giới thể. Biết lỗi lầm mà không chịu sám hối, sửa sai, thì quả thật đó là người cố chấp và họ không bao giờ tiến bộthành công trên bước đường tu học được.
Thứ Bảy: Giới Không Giữ Sáu Ngày Thọ Trì Tám Giới
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, trong một tháng không giữ được sáu ngày thọ trì tám giới, cúng dườngTam bảo. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Nói tám giới tức là Bát quan trai giới. Phật chế ra tám giới với mục đích là để cho hàng Phật tửtại giathọ trì tu theo hạnh xuất thế. Đây là cơ hội tốt để người Phật tử gieo chủng duyên Phật pháp sâu dầy, ngõ hầu tiến đến đạo lýgiải thoát. Người thọ trìBát quan trai giới, tuy thời gian chỉ có một ngày đêm, nhưng nó có công năng là đóng bít được tám cánh cửa tội lỗi. Mọi tội lỗi có ra đều phát xuất từ ba nghiệp: Thân, miệng, ý.
Khi Phật tử đến chùa thọ tám giới, tất nhiên là đã thanh tịnh hóa ở nơi ba nghiệp rồi. Về thân nghiệp, thì không sát sanh, không trộm cắp và không dâm dục. Đó là giữ thân nghiệp được thanh tịnh. Chẳng những thế, Phật tử còn lợi dụngthân thể để hành trìtụng kinhlễ bái nữa. Đó là hành thiệntích cực. Về miệng, thì không nói dối, nói lời thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều và nói lời hung ác. Đây mới là chỉ ác, tức dứt trừ được khẩu nghiệp. Chẳng những thế, Phật tử còn dùng lời ái ngữ để thảo luận bàn bạc trao đổihọc hỏivới nhau trong vấn đềPhật pháp. Tức khẩu nghiệp được thanh tịnh. Về ý nghĩ, thì Phật tử chỉ chuyên chú vào những thời khóa lễ hành trì như tụng kinh, trì chú, lễ bái, niệm Phật v.v… Như thế, thì ý nghiệp không có cơ hội phan duyênhoạt động mạnh theo trần cảnh tạo nghiệp. Đó là ý nghiệptương đối cũng tạm được thanh tịnh.
Vì lợi ích thiết thiệt của việc thọ trìBát quan trai giới như thế, nên ở đây Phật khuyên bảo các vị Bồ tát giớitại gia, ít ra cũng phải thọ giớiBát quan trai 6 ngày trong một tháng. Nếu ta giữ đúng theo lời Phật dạy đây, thì một tháng ta được gieo chủng duyên theo pháp hạnh của người xuất gia được 6 ngày. Trong thời gian 6 ngày nầy, ta tạo được nhiều phước đứcvô lượngvô biên. Ngoài việc thọ trì tám giới ra, Phật còn bảo chúng ta phải cúng dườngTam bảo. Cúng dườngTam bảo Phật, Pháp, Tăng, bên ngoài cũng như cúng dườngTam bảotự tâm ta. Có cúng dường cả hai như thế, thì chúng ta mới được lợi lạc rất lớn. Tuy nhiên, người Phật tửtại gia vì hoàn cảnh sinh sống, nên ít khi nào thọ giớiBát quan trai đúng theo nhưlời Phật dạy ở đây. Hiện nay, đa sốPhật tử dù đã thọ Bồ Tát giới hay không, đại đa số chỉ thọ Bát quan trai giới 2 ngày trong một tháng. Thường thì thọ vào ngày rằm hoặc vào ngày 3o tháng đủ, 29 tháng thiếu. Nhưng trường hợp ở hải ngoại, thường vì bận công ăn việc làm, nên Phật tử chỉ đến chùa thọ Bát vào những ngày thứ bảy hay chủ nhật mà thôi.
Nếu căn cứ theo luật Phật chế ở đây, thì hầu hết những Phật tửtại gia thọ Bồ tát giới đều phạm vào tội vô ý cả. Vì không có ai thọ đủ 6 ngày trong một tháng. Vậy thì phải làm sao mới không phạm tôi vô ý và khỏi bị đọa lạc hay làm ô uế giới thể? Chúng ta nên nhớ rằng, có những điều giới mà thời xưa, tức vào thời đại của Phật có thể áp dụng thật hành được. Tuy nhiên, cũng có những điều giới mà thời nay không thể thật hành được. Vì mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường sinh sống khác nhau. Thật khó mà áp dụng cho đúng hết được. Tuy nhiên, dù xét thấy không còn phù hợpcăn cơthời đại và hoàn cảnh hiện nay, nhưng tuyệt đối không ai dám sửa lại. Vì tất cả đều phải tôn trọng những giới luật mà Phật đã chế.
Thế thì, muốn khỏi phạm tộivô ý, đọa lạc và làm ô uế giới thể, theo tôi, chỉ còn có cách là chúng ta đối trước Tam bảothành tâm bày tõ nỗi lòng về gia duyên và hoàn cảnh sinh sống của chúng ta hiện nay. Không phải chúng ta không muốn giữ đúng theo giới luật Phật dạy, nhưng vì hoàn cảnh sinh sống của chúng ta hiện nay, thật khó mà giữ cho đúng được. Đó là chúng tathành tâmsám hối. Vì điều đó hoàn toàn ngoài ý muốn của chúng ta. Chúng ta chỉ nên bày tõ rõ ràng như thế. Mong Phật Tổchứng tri cho lòng thành của chúng ta. Điều nầy chỉ là ý kiến riêng của chúng tôi thôi. Vấn đề nầy, còn tùy mỗi người lượng xét làm sao cho khỏi phạm là được.
Thứ Tám: Giới Không Đến Nghe Pháp
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, trong khoảng bốn mươi dặm có chỗ giảng pháp, không chịu đến nghe, tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Nghe pháp thuộc về văn huệ. Mà văn huệ thì đứng đầu trong ba môn “Tam huệ học”. Đó là Văn huệ, Tư huệ và Tu huệ. Người Phật tử, đặc biệt là Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, tất nhiên phải luôn luôn hành trìtinh tấn. Có nghe hiểu, tư duychín chắn và thật hành đúng pháp Phật dạy, thì chúng ta mới được lợi ích rất lớn. Nếu vì giải đãi lười biếng không chịu học hỏigiáo pháp, không đi nghe giảng pháp, thì thử hỏi làm sao chúng ta biết được đường lối tu hành? Mà Bồ Tát phải lấy trí huệ làm đầu. Dù tu bất cứ pháp môn nào, nếu thiếu trí huệchỉ đạo, thì việc tu hành của chúng ta sẽ không bao giờ có kết quả như ý muốn được. Cho nên trí huệ rất là quan yếu trong việc tu hành. Mà muốn có trí huệ, tất nhiên, Bồ Tátcần phảigia côngnỗ lựchọc hỏi. Muốn học hỏi thì Bồ tát phải siêng năng tinh tấn. Vì lười biếng, nên thường chúng ta hay viện ra muôn ngàn lý do để biện hộ. Vì duyên cớ nầy, vì lý do kia, vì có nhiều lý do…nên tôi mới không đến nghe pháp. Chớ kỳ thật thì tôi cũng muốn đi lắm. Trong mỗi người của chúng ta đều có ông luật sưbiện hộ rất hay. Biện hộ để rồi đưa chúng tađi xuốngvực thẳmtội lỗi. Chúng ta nên nhớ rằng, đức tinh tấn là một đức tánh rất cần thiết cho người Phật tử. Dù ngoài đời hay trong đạo, nếu thiếu đức tánh siêng năng nầy, thì chúng ta không thể nào đạt đượcthành công.
Hơn ai hết, đối với Bồ Tát là người hằng cưu mang một hoài bão thiết tha rộng lớn, đó là hoài bão thệ nguyện rộng độ tất cả chúng sanh. Đây là một trong bốn điều thệ nguyện rộng lớn của Bồ Tát:
Chúng sanhvô biênthệ nguyện độ
Phiền nãovô tậnthệ nguyện đoạn
Pháp mônvô lượngthệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Qua tứ hoằng thệ nguyện trên, nguyện nào ta thấy cũng cao cả thiêng liêng rộng lớn. Thế thì, chúng ta phải làm sao cho xứng đáng không hổ danh mình là người đã thọ giớiBồ Tát. Thọ giớiBồ Tát có nghĩa là mình đã có ý muốntrở thànhBồ Tát. Mà Bồ Tát thì phải phát bồ đề tâm rộng lớn. Muốn thể hiện được điều đó, thì Phật khuyên các hàng Bồ Tát tại gia nên cố gắng siêng năng bền tâm lập chíhọc hỏi. Bất cứ nơi nào có giảng kinhthuyết pháp, thì chúng ta phải cố gắngthu xếp đến nghe. Nghe để hiểu, hiểu để tư duy, tư duy để mang ra thật hành. Đó là con đường trau giồi Tam huệ học thiết yếu của Bồ Tát. Nếu Bồ Tát nào có tâm biếng nhác không chịu đến nghe pháp, dù gần hay xa, thì Bồ tát đó phạm tộivô ý. Thế nên, muốn tiến đạo nghiêm thân, muốn được lợi ích thiết thiệt trong đời sống hằng ngày, thì Bồ Tát phải thường xuyên nghiên tầm học hỏigiáo phápĐại thừa. Có thế, thì mới không luống uổng và phí phạmthời gian một cách vô ích vậy.
Thứ Chín: Giới Nhận Vật Dụng Của Tăng
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới mà nhận vật cúng dường của Tăng, như ngọa cụ, giường, tòa. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Đồ vật của Tăng chúng, đây là những vật dụng do những vị Đàn nathí chủ dâng cúng. Ta cần biết thêm, trong Tam bảo có Tăng bảo. Tăng bảo có phàm tăng và Thánh tăng. Phàm tăng là những người xuất gia có nhiệm vụ thay Phật tuyên dươngChánh pháp. Do đó, những vật dụng chung ở trong già lam, thì vị Tăng đó tuy có bổn phận trông coigiữ gìn của Tam bảo, nhưng tuyệt đối không được lấy làm sở hữu xài riêng. Vì đây là của chungthập phương Tăng. Do đó, dù là vị trụ trì quản trị một ngôi chùa cũng không được vô cớ lấy tài vật trong chùa mà cho một người nào đó. Như thế là trái luật và phạm tội. Trái lại, những sở hữu mà Phật tửcúng dường riêng cho vị Tăng, Ni nào đó, thì vị Tăng, Ni đó có quyền sử dụng cho riêng cá nhân mình. Như những vật phẩm hay tịnh tàicúng dường trong buổi lễtrai tăng chẳng hạn.
Trong giới nầy, ta nên lưu ý, dù đã thọ Bồ Tát giới nhưng Phật tử vẫn còn là người ở tại gia. Mà Phật tửtại gia thì có bổn phận hộ trìcúng dườngTam bảo. Hộ trìcúng dường bằng nhiều cách, mà cách cúng dường thiết yếu cụ thể nhứt là những phẩm vật hay tịnh tàithực dụng theo nhu cầu cần thiết cho chư Tăng, Ni. Nhờ đó, mà chư Tăng, Ni mới có thêm phương tiệntu học để làm lợi íchchúng sanh trong công việc hoằng truyền Chánh pháp. Do đó, cả hai giới xuất gia và tại gia đều có bổn phận cùng nhau quyết tâmduy trì ngôi Tam bảo cho được trường cửu ở thế gian. Đó là cách cúng dường thiết yếu tối thắng nhứt. Đã thế, thì Phật tửtại giaBồ Tát làm sao dám thọ nhận những vật phẩm như ngọa cụ, giường, tòa của chư Tăng, Ni. Ngọa cụ là một miếng vải dài ( phải may đúng kích thước đã được quy định ) mà Phật và chư Tăngngày xưa đi đâu các Ngài cũng mang theo bên mình để trải nằm. Vì đời sống của các Ngài rày đây mai đó, không có ở một chỗ cố định. Nên các Ngài phải cần nó để trải nằm trong lúc ngủ nghỉ. Giường, cũng là vật để nằm trong lúc ngủ nghỉ. Nhưng giường theo luật Phật chế cũng phải đúng kích thước. Thường chỉ vừa đủ một người nằm. Tòa là đồ vật để ngồi thiền hoặc khi thuyết pháp. Cho nên thường người ta hay gọi là pháp tòa. Pháp tòa đã được người ta thiết trí ở một nơi thích hợptrang nghiêm. Mục đích là để cho các vị pháp sư hay giảng sưthuyết pháp.
Tóm lại, là Phật tử đã thọ Bồ Tát giới, vì lợi ích cho Tam bảo, lẽ ra, ta nên phát tâmcúng dường cho Tam bảo không hết, có đâu lại thọ nhận vật cúng dường của chư Tăng, Ni trong chùa. Điều nầy là trái với lẽ đạo và do đó, nên Phật mới nói là phạm tộivô ý. Nếu đã lỡ phạm mà không khởi tâmphát lồsám hối, thì Phật tử đó sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Mười: Giới Uống Nước Có Trùng
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, nghi nước có trùng mà cố uống. Tại giaBồ tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Tâm hạnh của Bồ Tát là luôn trải rộng lòng từbi thương người thương vật. Ngay cả đến những loài vô tình, như những loài thực vật cây cối, hoa lá v.v…không duyên cớ, Bồ tát còn không nỡ ra tay tàn sát. Huống chi những loài hữu tình có mạng sống. Vì Bồ tát lúc nào cũng muốn bảo vệ mạng sống muôn loài. Chỉ có tấm lòng yêu thương của Bồ tát mới có thể trải rộng lòng thương chan hòa cùng khắp như thế. Người tại gia thọ Bồ tát giới là chúng ta đang hướng đời mình đến phương trời cao rộng giải thoát. Muốn thế, thì chúng ta phải có lòng từ bi rộng lớn.
Loài sinh trùng tuy mạng sống của chúng thật rất ngắn ngủi, nhưng chúng cũng vẫn có mạng sống và cũng vẫn ham sốngsợ chết như nhau. Vì chúng cũng vẫn có tánh linh. Nhưng vì sự hiểu biết của chúng rất yếu kém. Thử hỏi chúng làm sao dám so với sự hiểu biết của loài người? Mỗi loài đều có mang một nghiệp thức riêng. Dù nghiệp thức có muôn ngàn sai khác, nhưng mạng sống cũng vẫn là một. Do đó, không nên vì bảo vệ mạng sống của mình mà chúng ta lại nhẫn tâmchà đạp tàn hại trên mạng sống của những loài khác. Hơn ai hết, với tâm hạnh của Bồ Tát, Phật bảochúng ta phải vận dụng lòng từbi thương yêu các loài như nhau. Đó là chúng tathể hiệntâm bìnhđẳng vị tha của Bồ Tát.
Đọc qua giới nầy, ta mới thấy lòng từ bi vị tha của Phật. Chỉ nghi trong nước có trùng thôi, mà Phật còn răn cấm các vị thọ giớiBồ tát tại gia không được cố uống. Đối với tâm địa của Bồ tát, nếu uống nước mà giết chết bao loài sinh trùng, thì thà nhịn khát mà chết. Vì cái chết đó đổi lại một mạng sống thật dài lâu hơn. Chết, chỉ là tan rã của xác thân tứ đại, nhưng tâm thức của chúng ta nào có chết. Chết mà vẫn giữ được một tâm thứctrong sáng thanh cao, thì cái chết đó mới thực sự có giá trị. Nhưng đó phải là tâm địa của Bồ Tát thứ thiệt mới làm nổi. Còn Bồ Tát tập sự tu hành như chúng ta, thì phải cố gắng tránh sát hại các loài sinh vật dù lớn hay nhỏ cũng thế.
Tại sao Phật lại cấm các vị thọ Bồ Tát giớitại gia như thế? Điều đó có quá khắc khe lắm không? Xin thưa, sở dĩ Phật nghiêm cấm như thế, là vì Phật muốn cho các vị Bồ Táttiến tu mau thành tựuPhật quả. Vì sát sanh hại vật là một trọng tội, nhất là giết hại con người. Chỉ cần nghi ngờ trong nước có trùng thôi mà Phật còn bảo không nên cố uống, nói chi đến những loài sinh vật có mạng sống cụ thể khác. Do đó, nên Phật dạy các thầy Tỳ kheo trước khi uống nước phải lấy đãi lược nước rồi mới được uống. Vì sao thế? Vì với Phật nhãn của Phật, Phật thấy rất rõ trong một bát nước có số vi trùng. Ngày nay với sự phát minh của khoa học sáng chế ra kiến hiễn vi đều thấy rõ y như thế. Bài kệ mà Phật thường dạy cho các thầy Tỳ kheo như sau:
Phật quán nhứt bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú
Như thực chúng sanh nhục.
Nghĩa là:
Phật xem một bát nước
Tám vạn bốn ngàn trùng
Nếu khôngtrì chú nầy
Như ăn thịtchúng sanh.
Do đó, là Bồ tát tại gia, vì lòng từ bi, chúng ta quyết tôn trọng mạng sống cho nhau, dù đó chỉ là một loài sinh vật rất nhỏ nhít. Nếu không như thế, thì ta sẽ phạm tộivô ý. Một khi đã phạm mà không khởi lòng ăn nănsám hối, thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Mười Một: Giới Đi Đường Vắng Một Mình
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, ở chỗ hiểm nạn, không có bạn, đi một mình. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Chủ yếu của giới nầy là Phật nhấn mạnh đến vấn đề đi bộ trải qua những nơi hiểm nạn có nhiều nguy hiểm. Còn nếu đi những nơi không có hiểm nạn thì không sao. Như những con đườngquen thuộc và có nhiều người qua lại. Chỗ hiểm nạn tất nhiên là chỗ vắng vẻ ít có người lai vãngtới lui. Vì những kẻ bất lương thường hay trú ẩn những nơi vắng vẻ. Cho nên, nếu đi một mình thì rất bất tiện và có thể xảy ra những việc nguy hại. Do đó, mà Phật cấm không nên đi một mình. Vì Phật muốn bảo vệ sự an toàn tánh mạng cho chúng ta.
Điều nầy, hiện nay, báo chí cũng thường đăng tin có những việc xảy ra rất nguy hiểm khi đi lại một mình. Nhất là những chỗ thanh vắng tối trời. Như những trường hợp thường xảy ra là có người bị bọn gian ác bắt cóc tống tiền hay có nhiều người nữ bị hãm hiếp v.v… Do đó, nên chánh phủ thường kêu gọi người dân, nhất là phái nữ không nên đi bộ một mình những chỗ vắng vẻ nhất là lúc trời tối. Nếu có việc cần đi thì ta phải có thêm người đi theo. Có thêm người bạn đồng hành, bọn bất lương xấu xa muốn hãm hại ta cũng khó ra tay. Cẩn trọngđề phòng bao giờ cũng hay hơn. Vì ngừa bệnh lúc nào cũng hay hơn là chữa bệnh.
Vì thời đại của Phật phần nhiều là người ta đi bộ chớ không có đi xe hơi như hiện nay. Do đó, mà Phật dạy các vị Bồ Tát tại gia nên cẩn trọng trong khi đi đường một mình. Học giới nầy, ta thấy Phật nhằm muốn bảo vệ sự an toàn cho ta. Chứng tỏ, lòng từ bi của Phật lúc nào cũng quan tâm đến sinh mạng an toàn của con người. Nhất là những Phật tửtại gia đã thọ giớiBồ Tát. Quả đây là một ích lợi rất thực tế.
Trường hợp, nếu như đi thể dục, ta cũng không nên đi lúc trời còn quá sớm hay quá tối. Có nhiều vụ xảy ra trong khi đi đường một mình khi trời chưa sáng hay trong lúc đêm khuya. Vì càng về khuya, thì đó là cơ hội hoạt động tốt của những kẻ bất lương. Hoặc những kẻ bị bệnh hoạntâm trí không bình thường. Chúng ta phải hết sứccẩn thậnđề phòng. Ngày nay, có nhiều người mắc phải chứng bệnh loạn trí, mà người ta hay gọi là điên khùng. Đã thế, thì không có việc gì mà họ không dám làm. Vì thế, nên Phật cấm không cho chúng ta đi một mình. Nếu đi, thì chúng ta sẽ phạm tộivô ý. Một khi đã phạm, nếu không khởi lòng sám hối thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Mười Hai: Giới Một Mình Ở Đêm Chùa Tăng Ni
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, một mình ở đêm chùa Ni hoặc chùa Tăng. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Giới nầy ta phải để ý một chút nếu không thì dễ bị hiểu lầm. Chùa là nơi mà du kháchthập phương thường tới luilễ báitu học hoặc ngủ nghỉ qua đêm khi cần thiết. Tại sao ở đây, Phật lại cấm không cho Bồ Tát giớitại gia ở lại qua đêm là sao? Người không phải Phật tử mà nhà chùa vẫn còn chứa chấp cho họ ngủ lại, còn Phật tử đã thọ giớiBồ Tát rồi thì tại sao không được ngủ nghỉ qua đêm? Điều nầy có phải là thiên vị không công bằng và Phật ngăn cấm như thế có khắc khe quá lắm không? Lý do tại sao như thế?
Thật ra, không có gì là quá khắc khe hay không công bằng cả. Sở dĩ Phật cấm như thế, là Phật nhằm muốn bảo vệuy tín cho cả hai: cá nhân của vị tại giaBồ Tát đó và Tăng hay Ni ở trong chùa. Phật nói các vị tại gia đã thọ Bồ Tát giới, nếu là người nam, thì không nên chỉ có một mình mà ngủ lại ở chùa Ni. Ngược lại, nếu là người nữ, thì cũng không nên ngủ một mình ở chùa Tăng. Ta nên nhớ là chỉ có một mình. Bởi chùa Tăng mà chỉ cho có một người nữ ngủ lại, thì e có sự bất tiện không tốt. Còn nếu từ hai người trở lên thì không có sao cả. Đến như chùa Ni cũng thế. Chỉ có một người nam mà ngủ ở chùa Ni cũng là điều không hay. Tuy nhiên, nếu có từ hai người trở lên thì không sao. Bởi Phật chỉ cấm một mình chớ đâu có nói là hai người hay nhiều người. Xét kỹ, có hai điều bất lợi: Thứ nhứt, có thể ta móng tâm khởi nghĩ không tốt. Bởi giới Bồ Tát phàm khi móng tâm nghĩ quấy là đã phạm rồi. Thứ hai, có thể đó là cái cớ để người đời đàm tiếu dị nghị. Vì chưa phải là Thánh nhân, nên khó tin được ở nơi tâm mình và tâm người.
Xét như thế, thì ta mới thấy sự răn cấm rất tế nhị dè dặt cẩn trọng của Phật. Người chơn tu, tuy họ không màng đến những tiếng thị phidư luận khen chê, nhưng đối với việc hoằng hóa cũng gây ra lắm điều trở ngại khó khăn, phiền phức. Do đó, nên Phật bảo ta phải gìn giữcẩn thận trước thì hay hơn. Hiểu thế, thì không có gì gọi là khắc khe quá đáng cả. Mà trái lại, đó là sự bảo tồndanh dự tốt nhất. Là người Tại giaBồ Tát, ta nên cẩn trọng và lưu ývấn đề nầy. Nếu không, thì sẽ phạm tộivô ý và nếu đã lỡ phạm mà không chịu sám hối thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Mười Ba Giới Vì Của Mà Đánh Người
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, vì tiền của mà đánh mắng tôi tớ, người làm công, người ngoài. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối, sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Đã là Bồ Tát thường phải tu hạnh bố thíhỷ xả, không vì ích kỷ chỉ nghĩ lợi lộc cho riêng mình mà gây ra làm tổn hại người khác. Như thế, thì Bồ Tát không có lòng từbi thương người. Bồ tát nên tâm niệm rằng, chính bản thân mình còn không gìn giữ được, nói chi đến những vật ngoài mình. Tiền bạc của cải, tuy do mình tạo ra, nhưng không vì thế mà mình lại vì nó mà nỡ ra tay hành hạ đánh đập kẻ khác. Như đánh mắng tôi tớ, người làm công giúp việc cho mình. Thậm chí đến như người ngoài không liên hệ gì đến công việc của mình mà mình cũng nhẫn tâmhành hạmắng nhiếc họ. Hành động như thế thì quả thật không xứng đáng là người thọ giớiBồ Tát.
Bồ tát phải có tấm lòng từ bi rộng lượngbao dung và tha thứ. Thấy người làm sai trái, ta nên vì họ mà dùng lời từ tốn hòa ái thức nhắc khuyên bảo họ. Tuyệt đối, ta không nên dùng những lời nói chua cay mĩa mai chửi mắng họ. Lời nói cay cú ác độc còn không có, nói chi đến việc đánh đập. Ta không nên ỷ mình có tiền bạc của cải nhiều, hay có địa vịgiàu sang mà khinh thị mạt sát người khác. Những kẻ làm công ở mướn cho mình, họ cũng là con người như mình. Họ cũng có lòng tự trọng tự ái và cũng biết bảo vệgiá trịnhân phẩm của họ. Chẳng qua, vì đời trước họ không khéo tu, nên nay họ mới lâm vào hoàn cảnhnghèo khổ phải đi làm thuê ở mướn như thế. Hoặc cũng có khi họ đã mang nợ ta ở kiếp trước. Bởi luật nhân quả vay trả, trả vay làm sao biết được?
Dù thế, nhưng tự thâm tâm của họ, họ vẫn có tự ty mặc cảm và họ cũng muốn tốt đẹpgiàu cósang trọng như mọi người. Là Bồ Tát ta phải trải rộng lòng từ mà thương xót họ mới phải. Có đâu ta lại ra tay hành hung đánh đập họ như một kẻ vũ phu thất học? Ta nên nhớ rằng, hôm nay mình ỷ giàu có sang trọng hiếp đáp người ta, mai kia mốt nọ khi mình nghèo khổđói khát, thì cũng sẽ bị người hành hạ hiếp đáp mình lại. Ta nên ý thứcluật nhân quả mà không nên hành động như thế.
Những ai đã thọ Bồ Tát giớitại gia, nếu như gia thế của mình giàu có, đó là nhờ kiếp trước mình khéo biết tu hành làm lành bố thí, nên nay mới được như thế. Và khi mình đã có cơ sở làm ăn, mở rộng kinh doanh, phát triển kinh tế, thì ta nên nhớ đến giới nầy mà hành xử với những người thuộc hạ làm công cho ta, theo tinh thần rộng mở bao dungtha thứ của Bồ Tát. Được thế, thì mọi người sẽ quý kính thương mình và từ đó họ sẽ hết lòng vì mình trong công việc hộ trợđiều hành. Quả đó là một ích lợi rất lớn, nếu ta khéo biết đối xử. Ở đời, mình hết lòng vì người, thì người cũng sẽ hết lòng vì mình. Còn mình thù ghét hành hạ người, lúc họ bị sa cơ thất thế, thì họ cắn răng chịu nhục. Nhưng trong lòng họ vẫn nuôi hận oán thù. Thế thì chỉ có hại cho mình trong hiện tại và mai sau mà thôi! Phật khuyên chúng ta nên cẩn thận mà hành xử, nếu không thì phạm tộivô ý. Khi đã phạm, thì phải mau hết lòngsám hối, nếu không thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thứ Mười Bốn: Giới Đem Đồ Dở cho Tứ Chúng
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, đem đồ thừa cho Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Đồ thừa là đồ mà ta đã ăn rồi còn dư lại. Ngon thì mình ăn, còn dở thì mình cho người khác. Người có tâm như thế, thì thật là quá ích kỷ nhỏ nhoi hẹp hòi và xấu xa. Một người có chút tự trọng và lịch sự, không ai lại đem đồ mình ăn dư thừa hay đồ ăn dở mà cho kẻ khác. Trường hợp mình có thức ăn nhiều hoặc là đồ ăn ngon, mà mình không thể dùng hết, thì mình có thể phân chia đem cho người khác. Điều nầy thì có thể được. Vì đây không phải là đồ ăn dư thừa. Tuy nhiên, đối với chư Tăng Ni, mình phải hết lòngkính trọng. Những người Phật tử thường, Phật dạy Bồ Tát tại gia còn không được cho đồ ăn dở hay dư thừa, hà tất gì đối với những vị đã thọ đại giớiTỳ kheo tăng và Tỳ kheo ni.
Thuở xưa, Hòa ThượngThiện Đạo là vị Tổ thứ hai của Liên Tông, ai cúng thức ăn ngon cho Ngài, thì Ngài đem cúng dường cho đại chúng hết. Còn phần Ngài, thì Ngài chỉ ăn toàn đồ dở. Ngon cho người, dở về mình, nếu không phải là tâm hạnh Bồ Tát, thì khó có ai có thể làm được. Bởi tâm hạnh Bồ Tát là vì người chớ không vì mình. Ngược lại, tâm địa của phàm phu, thì vì mình chớ không vì người. Cũng cùng là một tâm, nhưng tâm của Bồ Tát thì khác xa với tâm phàm phu. Tâm Bồ Tát lúc nào cũng cao thượng, rộng lượnghỷ xảbao dungtốt đẹp, chớ không có vị kỷthấp hèn, xấu xa đê tiện như kẻ phàm phutục tử.
Một người Phật tửtại gia chỉ thọ năm giới thôi, mà họ còn sợ tội lỗi không dám cho người khác đồ ăn dư thừa thay, nói chi đến những vị đã thọ Bồ Tát giớitại gia. Những vị nầy tất nhiên phải dè dặt cẩn trọng hơn nhiều. Một lỗi nhỏ đối với Bồ Tát còn không dám phạm, nói chi đến lỗi lớn. Việc nầy tuy nhỏ, nhưng nếu ta không lưu ý thì cũng dễ mắc phải lỗi lầm. Phật dạy, nếu Bồ Tát nào đã lỡ phạm rồi, thì phải mau sám hối, bằng không thì sẽ phải đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thứ Mười Lăm: Giới Nuôi Mèo Chồn
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, còn nuôi mèo chồn, tại giaBồ tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Tại sao Phật cấm Bồ Tát giớitại gia không được nuôi mèo chồn? Bởi hai con vật nầy nó thường hayăn thịt những con vật khác. Như mèo thì bắt chuột để ăn, loài chồn cũng thế. Bồ Tát là vì lòng từ bi, chẳng những đối với loài người mà ngay cả đối với những loài sinh vật khác, Bồ Tát cũng không thể nhìn thấy cảnh chúng nósát hại lẫn nhau. Con nầy ăn nuốt con kia. Con nào mạnh thì sát hại con yếu hơn. Thứ hai, nuôi mà không để ý chăm sóc nó cẩn thận đàng hoàng, thì cũng mang tội. Vì thế, tốt hơn hết là chúng ta không nên nuôi chúng. Đó là Phật muốn cho chúng ta khỏi phải phiền phức và khỏi phải mang tội vậy.
Thứ Mười Sáu: Giới Nuôi DưỡngGia Súc
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, còn nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, lừa. Tất cả gia súc, không làm phép tịnh thí cho những người chưa thọ giới. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Gia súc là những loài vật nuôi ở trong nhà. Người ta nuôi gia súc không ngoài mục đích: ăn thịt, bán chác và nhờ vả chúng. Vì những loài vật như voi, ngựa, trâu, lạc đà v.v… chúng có thể chuyên chở những vật nặng được. Nuôi trâu là để cày ruộng hay kéo xe… Là Phật tử đang tu tập theo tâm hạnh Bồ Tát, chúng ta không nên nuôi những loài vật nầy để ăn thịt hoặc bán cho người khác. Như thế, thì không có lòng từ bi. Nhưng nếu đã nuôi mà không làm phép tịnh thí ( sự bố thítrong sạch, nghĩa là cho bằng cách không có ý để cho người khác giết ăn thịt. Vì lòng từ bi mà bố thí với tâm thanh tịnh, không mong cầu danhlợi thế gian, chỉ cầu vun trồngthiện căn, hướng về Niết bàn, đó là tịnh thí ), cho những người chưa thọ giới, thì sẽ phạm tộivô ý.
Tại sao Phật cấm như thế? Bởi vì đây là duyên cớ gây ra tội lỗi. Người thọ giớiBồ Tát là phải có lòng từ bi không nên nuôi để bắt chúng phải phục dịchcần khổ cho mình. Hơn nữa, những loài nầy nuôi chỉ để bán cho người ta làm thịt ăn mà thôi.
Dù mình không tự tay giết nó, vì tự tay giết thì sẽ phạm trọng tội, nên đem bán cho người khác giết để lấy tiền. Nếu có người bắt những con vật nầy để làm thịt rồi mình mua lại nuôi để phóng sanh thì không sao. Do đó, tốt hơn hết là ta không nên nuôi những con vật nầy.
Thứ Mười Bảy: Giới Không Chứa Y, Bát Cúng Dường
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, không chứa Tăng già lê y, Bát, tích trượng để cúng dường Tăng. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Trước hết, ta cần tìm hiểu sơ qua những danh từ: Tăng già lê y, Bát, tích trượng.
Tăng già lê là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là “Hiệp y” cũng gọi là “Trùng y”. Đây là loại y 25 điều của thầy Tỳ kheo. Bởi người thọ giớiTỳ kheo thường phải có đủ ba y: Y Ngũ điều. y Thất điều và y Cửu điều. Trong Luật Sa Di có giải thích về y Tăng già lê như sau: “Nói Hiệp y nghĩa là y nầy người ta cắt rọc ra từng miếng, rồi hợp lại may thành cái y”.
Thế nào gọi là Trùng y? Nghĩa là y nầy may chồng nhiều lớp vậy. Cũng kêu là Y Tạp Toái. Vì số điều của nó nhiều lắm. Phàm vào “cung vua”, thăng tòa thuyết pháp, vào làng khất thực, phải mặc y nầy.
Lại nữa, y nầy có 9 bực:
Bực hạ có 3: 9 điều, 11 điều, 13 điều. Hai miếng dài một miếng vắn.
Bực trung có 3: 15 điều, 17 điều, 19 điều. Hai miếng dài, một miếng vắn. Ba miếng dài, một miếng vắn.
Bực thượng có 3: 21 điều, 23 điều, 25 điều. Bốn miếng dài, một miếng vắn”.
Bát: tiếng Phạn gọi là Bát đa la, Trung Hoa dịch là ứng lượng khí. Nghĩa là cái “Thể”, cái “Sắc”, cái “Lượng”, 3 cái đều đúng như pháp. Thế nào là Thể đúng như pháp? Nghĩa là dùng hai món sành và thiết. Nói Sắc đúng như pháp, nghĩa là lấy các thứ thuốc đốt lên khói rồi xông làm hoại sắc. Thế nào là Lượng đúng như pháp? Nghĩa là Lượng có phân: thượng, trung và hạ. Bát bực thượng đựng một đấu ( 10 thăng gọi một đấu ) Bát bực hạ, đựng được 5 thăng, bát bực trung gọi bát giữa chừng 7 thăng rưởi, cho nên nói bát đúng lượng.
Tích trượng là cây gậy. Thường các vị Tỳ kheo đi đường hay dùng đến cây gậy. Một là để dò dẫm khi qua sông hay suối để biết sâu cạn mà lội qua. Hai là để đuổi những loài thú dữ như rắn rết v.v…
Theo Luật, Bồ Tát giớitại gia, Phật cho phép được cất giữ y bát, và tích trượng hay tọa cụ, ngọa cụ. Đây là những vật dụng mà chư Tăngthường dùng. Do đó, khi cần, Bồ Tát tại gia cũng có thể dâng cúng cho các vị Bồ tát xuất gia. Tuy nhiên, về y bát, thì Bồ Tát tại gia chỉ được phép cất giữ thôi, chớ không được phép sử dụng như ôm bát đi xin ăn hay lấy y mặc vào như chư Tăng. Điều nầy, tuyệt đối, Bồ Tát giớitại gia không nên làm. Vì y bát chỉ có người xuất gia mới được phép dùng mà thôi.
Thứ Mười Tám: Giới Làm Ruộng Không Tìm Đất, Nước Sạch
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, vì sự sống cần làm ruộng mà không tìm chỗ nước sạch và chỗ đất cao ráo. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Nước sạch thì ít có những loài vật sinh sống ở dưới nước. Bởi thế, nên mới có câu nói: “Nước trong quá không cá, người xét nét quá không bạn”. Vì muốn tránh không sát hại những loài thủy sản, nên Phật dạy khi cần làm ruộng thì phải tìm chỗ nước sạch. Chỗ đất cao ráo là chỗ không có sình lầy nước đọng, nên ít có loài sinh trùng sanh sôi nẩy nở. Điều chúng ta nên nhớ, Phật chế giới nầy là nhắm vào những vị Bồ tát tại gia đương thời của Phật. Vì thế, nên việc canh tác làm ruộng và đất đai ở Ấn Độ vào thời bấy giờ thì chúng tathật không biết rõ lắm.
Về giới nầy, trong quyển Bồ Tát Giới do Hòa ThượngTrí Quang dịch, phát hành vào năm 1996 tại Úc Châu, do Đại Giới ĐànPhước Huệ Sydney ấn tặng, chúng tôitra cứu không thấy nói đến. Và trong quyển Kinh Phạm Võng Lược Giảng Nghi ThứcTụng Giới Bồ Tát, do Hòa Thượng Thích Trí Tịnhgiảng giải xuất bản năm 1997, cũng không thấy nêu ra. Cả hai quyển giới bản nầy nhằm nêu chung cho Bồ Tát giớixuất gia và tại gia. Tuy không thấy nêu ra, nhưng theo chỗ nhận hiểu của chúng tôi thì, vì lòng từ bi nên Phật dạy Bồ Tát tại gia, nếu khi cần làm ruộng để sinh sống thì phải chọn lựa qua hai dữ kiện: “Nước sạch và đất cao ráo”. Với mục đích là để tránh sát hại sinh vật sống ở dưới nước mà thôi. Ngoài ra, còn những nguyên nhân nào khác, thì thú thật, chúng tôi chưa có hiểu rõ lắm. Thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên nghiên cứutìm hiểu để biết rõ thêm.
Thứ Mười Chín: Giới Buôn Bán Cân Thiếu
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, vì sự sống làm việc buôn bán, cân đong ngoài chợ, khi đã nói giá không được rút lời, bỏ người nghèo bán cho người giàu. Cân đong đầy đủ đúng với giá bán. Trước bằng lòng bán đủ, sau cân thiếu mà nói đủ, nếu trái lời nói như thế, tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Người Phật tử, dù đã thọ giớiBồ Tát, nhưng vẫn còn có đời sống trong gia đình. Bởi thế, nên việc mưu sinh rất cần thiếttrong đời sống của họ. Vì nhu cầu cho sự sống mà họ có thể làm tất cả mọi việc. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, thì người Phật tửtại gia nên chọn cho mình một nghề nghiệp chánh đáng và lương thiện. Trong Bát Chánh Đạo gọi đó là chánh nghiệp hay chánh mạng. Kinh doanh buôn bán là một trong các thứ nghề nghiệp. Tùy theo khả năng và vốn luyến ít nhiều mà người ta có thể tạo nên những cơ sở thương mại lớn, nhỏ khác nhau. Ngoài ra, cũng có những người kiếm sống bằng cách buôn bán những loại hàng lặt vặt hay mua đầu chợ bán cuối chợ v.v… Nhưng, dù cho buôn bán dưới bất cứ dạng thức nào, mục đích cũng là để kiếm tiền lợi nhuận để sinh sống mà thôi.
Nguời Phật tử, hơn thế nữa, lại là những người đã thọ giớiBồ Tát tại gia, Phật dạy, chúng ta khi hành nghề thương mãi phải hết sứcthành thật. Lời nói và việc làm phải khác hơn người đời. Người đời vì sự sống và nhất là họ muốn làm giàu, nên họ bất chấp mọi thủ đoạngian ác. Vì họ là người không biết tu hành và cũng không biết sợ tội lỗi hay nhân quả báo ứng. Do đó, nên họ dám làm tất cả mọi việc, miễn sao có đầy túi tiền là được. Trái lại, người Phật tử nhất là những vị đã thọ Bồ tát giớitại gia phải có khác hơn người đời. Vì chúng ta là những người đang hướng đời mình về con dường thiện nghiệp, tu học để được giác ngộgiải thoát.
Vì thế, nên khi hành nghề buôn bán, Phật tửBồ Tát không được dùng những mánh lới xảo quyệt lật lọng tráo trở, như cân non, đong thiếu, hoặc tìm cách tráo chác, không giữ đúng lời hứa. Trước nói vầy, sau nói khác, trước hứa bán, sau rút lời. Thậm chí có người còn ỷ mình giàu có nhiều tiền lắm bạc, mà cho vay ăn lời cắt cổ thiên hạ.
Nói tóm lại, ở đời, tất cả cũng chỉ vì sự sống, nhưng về cách sống kiếm tiền thì tùy ở nơi tâm địa của mỗi người mà có khác. Kẻ không sợ nhân quảbáo ứngtội lỗi, thì cách sống của họ là tìm mọi cách gian xảo để bóc lột tận xương tủy thiên hạ. Ai chết mặc ai miễn sao họ được giàu có, ăn sung mặc sướng hơn thiên hạ là được. Ngược lại, người biết chút ít tu hànhsợ nhân quảtội lỗi, thì khi làm việc gì họ rất cẩn thậncân nhắc từng lời nói và từng việc làm của mình. Vì họ rất sợ quả báo không tốt. Họ là hạng người ít ham muốn và biết đủ.
Quan niệmđời sống của họ rất đơn giản, vì họ ý thứcđời ngườivô thường thật quá ngắn ngủi. Sự sống chết nhanh như chớp mắt. Do đó, mà họ không muốn tranh giành hơn thua để rồi phải chuốc lấy nhiều hệ quả khổ đau. Dù nghèo mà họ vẫn cảm thấy an vui. Đó là nếp sống của một con người hiểu đạo, nặng về đời sốngtâm linh hơn là vật chất. Họ sống như thế nào cảm thấytâm hồn an vui thoải mái là đủ. Đó là nói, người biết chút ít tu hành còn như thế, hà tất gì đối với chúng ta là những Phật tử đã thọ Bồ Tát giới. Cho nên, đối với các vị Bồ tát tại gia, không vì sự sống cho riêng mình mà làm tổn hại đến kẻ khác. Bồ tát lúc nào cũng tâm niệm mang nguồn an vui hạnh phúc đến cho mọi người. Nếu không như thế, thì trái với bổn nguyện của mình và sẽ phạm tộivô ý, nếu khônghết lòngsám hối thì sẽ bị đọa lạc vậy.
Thứ Hai Mươi: Giới Hành Dục Phi Thời, Phi Xứ.
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi mà hành dục sái thời, sái chỗ. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Đã mang nghiệp người, sống trong cõi đời đầy dục vọng uế trược ô nhiễm nầy, thử hỏi lòng người mấy ai lại không ham muốn? Hạt giốngham muốnthèm khát để được hưởng thụ cho sung sướngcuộc đời ai lại không có. Nhưng bất cứ sựham muốnthèm khát nào, tự nó cũng mang đến cho ta nhiều đau khổhệ lụy. Bởi trong khi khát vọng là nó đã tiềm tàng sự đau khổ ở trong đó. Muốn mà không được toại ý, thì lòng ta cảm thấy bực dọc khó chịu bất an. Đối với năm thứ dục lạc: “tài, sắc, danh, thực, thùy”, tùy theonghiệp lực của mỗi người, mà nó có cường độ nặng nhẹ ham muốnthèm khát khác nhau. Sắc dục là một trong những thứ mà nó làm cho người ta phải thất điên bát đảo. Trong đó, dĩ nhiên sắc đẹp của con người là người ta say mê đắm đuối nặng hơn cả.
Chế ngự được lòng ham muốn thật đó không phải là chuyện dễ làm. Đối với người Phật tử thì Phật răn cấm không được tà dâm. Đây là một thứ nguyên lý đạo đức, nhằm mục đích là để bảo vệhạnh phúcgia đình. Gia đình có hạnh phúc, thì sự sống mới có ý nghĩa. Vì mọi người đều được an vui. Sống mất hạnh phúc, đó là cảnh sống trong địa ngục thật đau khổ và bi thảm. Cho nên, việc bảo vệhạnh phúcgia đình là bổn phận của mỗi thành viên trong gia đình. Nhất là vợ chồng cần phải có sự tương kính, hiểu biết, thương yêu và cảm thông nhau.
Giới nầy, Phật nhằm thức nhắc các vị đã thọ Bồ Tát giớitại giacần phảilưu tâm trong vần đề hành lạc. Dù đã là vợ chồng, cưới hỏi chánh thức, nhưng sự hành lạc cũng phải có chừng mực và phải hợp thời, hợp chỗ. Nếu ăn nằm sái thời, sái chỗ, thì Bồ Tát nầy phạm tộivô ý khinh cấu. Một khi đã phạm thì cần phảisám hối, nều không thì sẽ bị đọa lạc vậy.
Thứ Hai Mươi Mốt: Giới Buôn Bán Không Đóng Thuế.
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, làm việc giao dịch buôn bán, không chịu trả thuế cho nhà nước, lường lọc bỏ đi. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Là con người, việc gian lận lường gạt ít nhiều gì không ai lại không có. Gian lận là con đẻ của tánh tham lam. Vì thế, quốc gia nào, thời đại nào, cũng có đầy dẫy những hạng người nầy. Người có tánh gian lận thường tìm đủ mọi cách để qua mặt kẻ khác. Gian lận cũng là thứ trá hình của lường gạt. Việc nhỏ thì gian lận nhỏ, việc lớn thì gian lận lớn. Vào sòng bạc họ cũng tìm cách chơi gian lậnvới nhau. Mục đích là để hốt tiền kẻ khác. Có khi chỉ vì gian lậnăn thuavới nhau một hai lá bài, mà gây ra một thảm cảnh đánh đập chém giết lẫn nhau.
Đến như việc làm ăn trên thương trường cũng thế. Người ta cũng tìm đủ mọi cách thế để gian lận lừa phỉnh với nhau. Kẻ nào mưu thâm kế độc, nhiều thủ đoạn thì việc gian lận lường gạt qua mặt khó ai biết được. Họ gian lậnrất tinh vi. Nhưng ở đời không có việc gì mà có thể bưng bít che giấu qua mắt người ta được lâu dài. Bởi chơi dao có ngày phải đứt tay. Người ta cũng thường nói: “Đi đêm có ngày cũng phải gặp ma”. Càng bí mậtchừng nào thì lại càng bật mí chừng nấy. Bởi mưu càng thâm thì họa càng sâu.
Muốn không bị đứt tay và không phải gặp ma, thì chúng ta nên tránh chơi dao và đi đêm. Hễ tránh nhân thì không có quả. Cũng thế, người nào thường gian lận trốn thuế qua mặt nhà nước, thì khác nào chơi đùa với dao và thích đi đêm. Trước sau gì cũng phải lộ tẩygian dối ra mà thôi. Chừng đó, thì phải đành cam nhận tội. Dẫu có than van hối lỗi, thì cũng đã quá muộn màng rồi! Bởi kẻ gian ác lúc nào cũng đâm ra hồi hộpsợ hãi, ăn ngủ ngồi đứng thấp thỏm không yên.
Do đó, nên trong giới nầy, Phật dạy những ai đã thọ Bồ Tát giớitại gia, thì không nên gian dối như trốn thuế, làm lậu, khai gian, lường gạt v.v… có ý là qua mặt nhà nước để được thủ lợi. Ta nên nhớ, lưới trời tuy thưa lồng lộng, nhưng không lọt một ai hết. Lưới pháp luậtcũng thế. Không nên xem thườngpháp luật. Xin đừng đùa giỡn với luật pháp mà có ngày phải hối hận rước họa hại vào thân. Nếu luật pháp mà lỏng lẻo có nhiều kẻ hở như ta nghĩ, thì thử hỏi chánh phủ làm sao cai trị đất nước cho được? Lường gạt gian dối với kẻ khác cũng chính là ta đang lường gạt gian dối với chính bản thân ta! Ta có thể lường gạt qua mặt người khác, nhưng làm sao ta có thể qua mặt với chính lòng ta! Giới nầy, ta thấy rất rõ, Phật răn cấm nhằm nâng cao phẩm giá và uy tín của người Phật tử đã phát nguyện thật hành Bồ Tát hạnh thật là cao đẹp tuyệt vời.
Thứ Hai Mươi Hai: Giới Phạm Luật Nước
Nếu tại giaBồ Tát Đã thọ giới rồi, nếu phạm luật của nhà nước. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Là một công dân sống trong một quốc gia, ta phải ý thức và giữ gìnluật pháp. Tôn trọngbảo vệluật pháp cũng chính là tôn trọngbảo vệquyền lợi của mỗi cá nhân. Vì luật pháp là kỷ cương làm nền tảng để xây dựngthực lực cho quốc gia được hùng cường và vững chắc. Một đất nước mà luật pháp không được người dân tôn trọnggiữ gìn, thì chắc chắnđời sống của người dân trong quốc gia đó sẽ không bao giờ được ổn định và tiến bộ. Vì thế, nên người xưa nói: “Nước có luật của nước, nhà có luật của nhà”. Chúng ta thử tưởng tượng, nếu tất cả người dân đều khinh thường luật pháp, ai ai cũng vi phạm luật pháp, thế thì, thử hỏi quốc gia đó sẽ như thế nào? Và đời sống của người dân đó sẽ ra sao? Hẳn nhiên, là một quốc gia không còn ra thể thống luật lệ chi cả.
Đến một quốc gia mà ta thấy đời sống của người dân có an ninh, nề nếp, trật tự và trình độdân trí của họ cao, là ta biết quốc gia đó có một nền giáo dụcluật pháp cai trị rất nghiêm minh. Ai cũng biết, bản chất của con người là rất thích yêu chuộngđời sốngtự do, nhưng sự tự do đó phải nằm trong khuôn khổ của luật phápquy định. Nếu không như thế, thì đó là thứ tự do vô kỷ cương, vô trật tự và tất nhiên, sẽ đưa đến một hậu quả rất tai hại là làm đảo lộn hổn loạn tất cả. Như thế, thì còn gì là tự do?
Do đó, nên giới nầy, Phật dạy người Phật tử thọ Bồ tát giớitại giacần phảiý thức cao độ và bảo hộ đất nước. Mà muốn bảo hộ đất nước cho có hiệu quảan bình thạnh trị, thì mỗi người dân cần phảitôn trọng và bảo vệluật pháp. Đó là tinh thần của một quân vương hộ quốc. Và đó cũng chính là tinh thầntừ bivị tha của Bồ tát. Đã không bảo vệ, xây dựng mà trái lại, còn vi phạm luật pháp, thì đó là trái vớilòng từ bi và tinh thầnvị tha của Bồ Tát. Cho nên, Phật nói những Bồ Tát nào phạm luật thì đó là phạm tộivô ý. Đã phạm mà không chịu hối cải, thì Bồ Tát đó sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể đã lãnh thọ vậy.
Thứ Hai Mươi Ba: Giới Được Đồ Ăn Mới Không Cúng Tam Bảo
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, được gạo mới, trái, dưa, rau, đậu mà trước không hiến cúng Tam bảo, tự thọ dụng trước. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Cúng dườngTam bảo nhằm mục đích là để duy trìTam bảo được tồn tại ở thế gianlâu dài. Tam bảo có tồn tạilâu dài thì mới làm lợi ích cho thế gian. Tam bảo nói ở đây, tất nhiên ta phải hiểu qua hai phương diện: “Sự và Lý”.
Về phương diệnsự tướng, thì Phật tượng, Kinh sách, Tăng Ni, đều thuộc về thế giantrụ trì Tam bảo. Khi ta phát tâmcúng dườngTam bảo là cõi lòng ta cảm thấy rất an vui. Vì cúng dường tất nhiên là ta sẽ hưởng được nhiều phước báo.
Về phương diện lý tánh, ai ai cũng có Tam bảotự tâm. Mà cúng dường có nghĩa là nuôi lớn. Nuôi lớn tất nhiên là phát triển Phật, Pháp, Tăng trong ta mỗi ngày mỗi tăng trưởng thêm. Phật là giác, là tỉnh thức. Ta vốn sẵn có khả năng trí giác sáng suốt như Phật. Pháp là từ bi, hỷ xả, bình đẳng… Ta cũng sẵn có tánh thể từ bi, hỷ xả, bình đẳng. Tăng là thanh tịnh, hòa hợp. Ta cũng sẵn có đức tánh thanh tịnh và hòa hợp. Dù sẵn có như thế, nhưng lâu nay, ta mãi để cho con khỉ ý thứcphan duyên theo duyên trầncấu nhiễm tạo nghiệp. Do đó, nên ta mãi trôi lăn trong biển đời đầy đau khổ. Nay ta hồi tâmthức tỉnh để nhận lại tánh thể sẵn có ở nơi chính mình. Có nhận ra và sống thực với Tam bảotự tâm, thì đời ta mới mong thoát khổ. Tuy nhiên, nếu không có Tam bảo bên ngoài nhắc nhở ta, thì làm sao ta nhớ mà nhận raTam bảo tự tâm? Do đó, Tam bảo bên ngoài là một cơ duyên và cũng là một ân đức thật vô cùng lớn lao. Nhờ đó, mà ta mới biết được đường lối tu hành để được giải thoát. Vì vậy, nên ta phải hết lòngủng hộcúng dường.
Ủng hộ bằng cách là ta phải phát tâmthành kínhcúng dường. Khi có được một vật gì quý giá, do chính tay ta tạo ra, hay là ta dùng tịnh tài để mua lại của người khác, thì trước tiên, ta phải nghĩ đến công ơn lớn lao của Tam bảo. Vì có Tam bảo nương tựa tu học, thì đời ta mới hết khổ đau. Do đó, là Bồ Tát tại gia, ta không nên thọ dụng trước. Điều ta nên nhớ, khi phát tâmcúng dườngTam Bảo bằng những vật dụng mà ta mới có, thì ta có thể mang những vật dụng đó đến chùa cúng dường. Nếu trường hợp nhà ta ở xa chùa, hơn nữa, ta cũng không có phương tiện để di chuyển, hoặc giả là ta đang mắc bận công ăn việc làm gì đó, thì ta cũng có thể cúng dườngTam bảo tại tư gia của ta.
Khi ta có món ngon vật lạ hay thức ăn mới, thì ta nên chưng bày cúng dường ở bàn Phật mà ta đã thiết trí tôn thờ. Việc làm nầy, là do lòng thành của ta, chớ không luận là vật nhiều hay ít. Khi cúng, ta cũng nên hướng lòng về Tam bảo của chính mình và phát nguyện từ nay trở đi ta quyết tâm tu tạo tài bồi công đức. Đồng thời, ta cũng thành tâmcải hối những tội lỗi đã gây ra từ nhiều kiếp hoặc hiện đời. Ta cương quyết làm mới cuộc đời bằng cách thanh tịnhhóa thân tâm. Có thế, thì việc cúng dường của ta mới thực sự có ý nghĩa và lợi lạc cả hai vậy.
Thứ Hai Mươi Bốn: Giới Không Nghe Tăng Nói Pháp
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, gặp Tăng nói pháp không nghe, cho thuyết pháp dở, ngợi khen mình nói pháp hay hơn, tự đảm trách việc thuyết pháp. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, nếu không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Là Phật tử, ta luôn luôn tinh tấn cầu học. Ta ý thức rằng, nếu ta không học hỏi, thì việc tu hành của ta sẽ rất là mù mờ. Ta không nắm vững được đường lối tu hành. Như thế thì rất có hại cho ta. Hơn thế nữa, ta là người đã thọ giớiBồ Tát, tất nhiên là ta đã có ý muốn cầu thành Phật. Với tâm nguyện của Bồ Tát là phải thật hành tự lợi và lợi tha. Muốn có lợi mình và lợi người, thì ta cần phải siêng năng tu học.
Sự học hỏi không bao giờ có giới hạn. Nhất là học hỏichánh pháp không phải ai cũng có thể học được. Nếu như ta không có duyên lành với Phật pháp, thì làm gì hôm nay ta gặp được Phật pháp để thọ giới Bồ Tát? Bồ tát là người cầu học phát huy trí huệ không ngừng. Với bốn điều nguyện lớn của Bồ Tát, trong đó có một đại nguyện: “Pháp mônvô lượngthệ nguyện học”. Vì thế nghe nơi nào có chư Tăng, Ni thuyết pháp, thì ta nên đến nghe. Khi nghe pháp, ta phải hết lòng lắng nghe và theo dõi thời pháp. Ta không nên tỏ thái độ khinh thường hay chê bai người thuyết pháp. Thái độcống caongã mạn, đó không phải là thái độ của người Phật tử. Ta nên dẹp bỏ cái “Sở tri”, vì nó rất chướng ngại cho việc cầu học hỏi của ta. Người cầu học hỏi là phải luôn khiêm tốn hạ mình. Đi nghe pháp với một tâm niệm chỉ vì tình cảm không thôi, thì đó chưa phải là người thật tâm cầu học.
Tự khen mình chê người đó là tâm niệm của kẻ phàm phu. Chỉ có mình giỏi, ngoài ra, tất cả đều không ai bằng mình. Thái độ tự cao tự đại, coi trời bằng vung, kiêu căng như thế, thì quả là ta đang chôn vùi đời ta trong nấm mồ ngã chấp mà ta không hay biết. Ta nên nhớ, ta tôn kính người, thì người cũng tôn kính ta. Ta coi thường người, thì người cũng coi thương khinh rẻ ta. Khổng Tử nói: “Ta đặt mình ngồi sau, tất nhiên là người ta sẽ đưa mình ngồi trước”.
Là Phật tử đã thọ giớiBồ Tát, ta phải noi theo tấm gương sáng của Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát. Ta nên hạ mình khiêm cung cầuhọc hỏi với tất cả mọi người. Nhất là đối với các bậc trưởng thượngchư TônĐức Tăng Ni. Đây là những bậc Thầy thay Phật hướng dẫn dìu dắtđời sốngtâm linh của ta, thì ta phải hết lòngkính trọng. Có kính trọng, thì ta mới thật tâm cầu học. Bằng ngược lại, ta có thái độ khinh thường, thì sự học hỏi của ta sẽ không bao giờ tiến bộ được. Ta nên nhớ, y pháp bất y nhơn. Nếu Bồ Tát nào có thái độ khinh thường ngã mạn như trên đã nói, thì Phật nói đó là phạm tộivô ý. Nếu khéo biết sám hối thì khỏi phải sa đọa. Bằng trái lại, thì phải nhận lấy quả khổ và làm ô uế giới thể vậy.
Thứ Hai Mươi Lăm: Giới Đì Trước Năm Chúng
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, trên đường đi, nếu đi trướcTỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa Di, Sa Di ni, Thức xoa ma na. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Trước hết, ta cũng cần biết sơ qua về những danh từ: Tỳ kheo, Sa di và Thức xoa ma na.
Tỳ kheo là người đã lãnh thọĐại giới hay còn gọi Cụ túc giới, tức 250 giới, thông thường gồm có 3 nghĩa: Khất sĩ, Bố ma và Phá ác.
1.Khất sĩ là người đi xin ăn. Xin ăn có 2 nghĩa: Trên cầu xingiáo pháp của Phật để nuôi lớn pháp thânhuệ mạng. Dưới là xin những loại thực phẩm do Dàn na thí chủ dâng cúng.
2.Bố ma: làm cho quân ma khiếp sợ. Ma có nghĩa là những chướng ngạithử thách. Một vị Tỳ kheo là phải khắc chế vượt thắng mọi chướng duyên để thành tựuquả vịgiác ngộgiải thoát.
3.Phá ác: do nghiêm trì giới luật mà tất cả việc ác chẳng sanh.
Sa di Tiếng Phạm gọi rằng Sa di, Trung Hoa dịch là “Tức từ”. Nghĩa là dứt ác làm lành, dứt nhiễm của đời mà lòng lành giúp chúng sanh vậy. Cũng có nghĩa là “Cần sách” (siêng năng ) cũng như nghĩa “Cầu tịch” nghĩa là cầu sự vắng lặng tức dứt hết phiền nãođạt đượcthể tánhNiết bàn.
Sa di có 3 bực:
1.Sa di khu ô (đuổi quạ ) từ 7 đến 13 tuổi.
2. Sa diứng pháp: Vị nầy có thể giúp những việc khó nhọc cho thầy và hằng tu tập thiền quán.
3. Sa didanh tự: tuổi từ 20 đến 70 tuổi. Nghĩa là vị nầy chỉ có tên gọi mà không có đắp y như Sa di chánh thức.
Thức Xoa ma na: Thuộc nữ giớixuất gia chưa thọ Tỳ kheo giới. Trước khi thọ đại giới làm Tỳ kheo ni, vị Sa di ni phải học giớithời gian 2 năm để xem có khả năng nhận lãnh giới Tỳ kheo hay không. Cho nên thời gian nầy cũng là để kiểm nghiệm trình độ và khả năng vậy.
Vấn đềlễ nghĩa kính trên nhường dưới là một đặc tính tốt của con người. Người sống ở đời, không phải chỉ có biết ăn mặc, làm việc, ngủ nghỉ không thôi, mà ta cần phải biết học hỏi những điều hay lẽ phải. Đạo đứclễ nghĩa là căn bản của đạo làm người. Sống là phải có tôn ty trật tự. Khi thấy một cụ già lên xe khó khăn, ta liền vội đến nắm tay dìu cụ lên một cách an toàn. Một cử chỉlễ độ giúp đỡ tuy nhỏ, nhưng đó cũng là biểu hiện được nét hay đẹp văn hóa của con người. Một cụ già thường mà ta còn phải tỏ rakính trọng và giúp đỡ như thế, hà tất gì đối với những bậc xuất giatu hành chơn chánh.
Giới nầy, đức Phật nhằm nâng cao sự khiêm cung lễ độ của con người. Trong đạo Phật tuy Phật chủ trương phải đối xử với nhaubình đẳng, nhưng sự bình đẳng đó phải có tôn ty trật tự, phải biết kẻ lớn người nhỏ. Không phải thứ bình đẳng xô bồ xô bộn lộn xộn, cha con gọi ngang hàngvới nhau. Đó là vô lễ thất học chớ không phải là bình đẳng.
Một người dù đã thọ giớiBồ Tát, nhưng xét về giới luật cũng như sự tu hànhđức độ, làm sao ta có thể sánh ngang hàng với những bậc có đầy đủ đức độ hơn ta. Do đó, mà ta phải kính trọng không được đi trước các ngài, trừ phi được các ngài cho phép. Trong phép tắc oai nghi, một thầy Sa Di hầu thầy, còn không được đi ngang hàng với thầy cũng như đi trước thầy. Vì đi như thế là bất kính sái phép. Một thầy Sa Di còn như thế, nói chi đến Phật tửtại giaBồ tát. Sự kính trọng đó là biểu lộ nhân cách cao đẹp của con người. Cho nên, Phật dạy các Bồ tát tại gia phải luôn kính trọng không được đi trước các vị xuất gia vậy. Nếu khôngcung kính như thế, thì sẽ phạm tộivô ý. Khi phạm, phải hết lòngsám hối. Bằng không, thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thứ Hai Mươi Sáu: Giới Chia Phần Tăng Bất Công
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, lo việc nấu ăn trong chúng, nếu vì thầy mình mà lựa chọn món ngon, cho nhiều quá phần. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Giới nầy Phật răn nhắc những Bồ tátƯu bà di chuyên lo về phần nấu nướng thức ăn cho tăng chúng. Việc nấu thức ăn cho chúng tăng là một phước đức rất lớn. Bởi vì người ta thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Khi nấu ăn, quý cô nhà bếp thường lúc nào cũng muốn cho đại chúngăn ngon miệng. Nhờ có thực phẩm sinh tố bổ dưỡng, nên chư Tăng, Ni mới có đủ sức khỏe để tu họchành đạo. Đối với thực phẩm ngày nay, có chứa quá nhiều độc tố. Lý do, là vì các nhà sản xuất chế biến có quá nhiều loại hóa chất. Nên người nấu nướng cũng phải quan tâmcẩn thận đến vấn đề nầy.
Các loạingũ cốc nhất là hoa quả rau trái ngày xưatương đối khá tinh khiết. Nhưng đối với thời buổi khoa học hiện nay, cái gì người ta cũng chế biến bằng máy móc, hóa chất. Đến như các loại phân hữu cơ dành cho các loạingũ cốc rau cải v.v… cũng không còn tự nhiên thuần chất như ngày xưa nữa. Mà phần lớn là người ta sử dụng bằng những loại phân hóa chất. Do đó, mà thức ăn có chứa quá nhiều độc tố nguy hiểm. Những thứ độc tố nầy, nó có thể gây ra nhiều thứ chứng bệnh nan y. Con người khổ nhiều cũng bởi tại muốn ăn ngon. Vì thế, nên người xưa nói: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” là thế.
Phải thành thậtcông tâm mà nói, phái nữ phần nhiều sống bằng tình cảm. Ít có mấy ai mà xử sự cho công bằng. Làm chi thì làm, nói chi thì nói, việc lo cho thầy mình vẫn là ưu tiên số một. Ai cũng muốn nấu cho thầy mình những món ăn ngon bổ dưỡng. Vì muốn cho thầy mình có nhiều sức khỏe để làm việc Phật sự. Còn các vị khác thì ăn sao cũng được. Việc lo cho thầy mình là xuất phát từ một thứ tình cảm rất đơn thuần, bởi do lòng kính trọng mà ra. Cái gì cũng lo nghĩ đến thầy mình trước hết. Còn các thầy khác thì tính sau. Bao nhiêu thứ tình cảm đều sẵn dành cho thầy mình. Thậm chí, có người chỉ biết có thầy mình thôi. Ngoài ra, không còn biết tới ai. Đó là một tâm lý rất thường tình. Tâm lý nầy xét ra cũng tốt, nhưng không công bằng. Trong sáu pháp Lục Hòa, có một pháp hòa gọi là “Lợi hòa đồng quân”. Nghĩa là khi có một vật thực nào đó, phải phân phát chia đều cho tăng chúng, không được kẻ nhiều người ít, kẻ ngon, người dở.
Người đời thường nói, khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo. Khi thương thì cái gì cũng tốt. Khi ghét thì cái gì cũng xấu. Khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Việc thương hay ghét của con người thật như trở bàn tay. Khi thương, thì bất chấp nhọc mệt cực khổ, cái gì cũng cố gắng lo cho chu tất hoàn hảo. Nhưng khi không thích nữa, thì bao nhiêu tình cảm dành hết cho thầy trước kia, nay quay sang một trăm độ nói xấu thầy thậm tệ. Đó là căn bệnh chung của con người chớ không phải riêng ai. Điều nầy phải nói nặng nhất là phái nữ.
Nói thế, không có nghĩa là quơ đủa cả nắm. Người ta thường nói, mía sâu có đốt nhà dột có nơi. Nhưng thói thường chung chung là như thế. Vì muốn cho công bằng, lợi hòa đồng quân, không ai hơn, ai kém, nên Phật dạy những vị Bồ tát tại gia không nên thiên vị chỉ lo cho thầy mình món ngon vật lạ quá phần. Nếu thế, thì Bồ tát nầy phạm tộivô ý. Nếu đã phạm thì phải khởi lòng sám hối. Nếu không, thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thứ Hai Mươi Bảy: Giới Nuôi Tằm
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, mà còn nuôi tằm. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Mục đích của việc nuôi tằm là để kéo tơ dệt vải. Miệng tầm nhả tơ kéo dệt thành những loại hàng nhiễu. Người tu theo đạo Bồ Tát thì không thể làm như thế. Bồ Tátvì lợi íchchúng sanhlấy lòngđại từ làm cội gốc. Nếu nuôi tằm để lấy tơ dệt vải, thì đó là làm tổn giảm lòng từ bi của Bồ tát vậy. Kinh Phạm Võng nói: “Không mặc đồ tơ lụa hàng nhiễu phương Đông, và mang giày, dép, áo cừu ( là thứ áo làm bằng da) áo yết ( là dùng các lông con vật, dệt thành vải may áo ), cùng ăn vị Nhủ lạc đề hồ”.
Đời Đường niên hiệu Càn Phong năm thứ ba tháng hai, bốn vị Thiên Vương bạch Ngài Tuyên Luật Sư rằng: “Đức Phật Thích Ca Như Lai khi mới thành đạo, nhẫn đến nhập Niết bàn, duy mặc một y Tăng già lê bằng vải to và ba y Bạch Điệp chưa từng có khi nào mặc áo hàng lụa làm bằng tơ v.v…”
Thế thì, đối với Bồ Tát tại gia, Phật răn cấm không được nuôi tằm cũng chỉ vì lý do đó. Nếu Bồ Tát nào nuôi tằm, thì phạm tộivô ý. Khi đã phạm phải nên thành tâmsám hối, nếu không thì sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thứ Hai Mươi Tám: Giới Trên Đường Thấy Bệnh Bỏ Đi
Nếu tại giaBồ Tát đã thọ giới rồi, khi đi trên đường, gặp người bệnh, không đến chăm sóc giúp đỡ, tìm phương tiện hoặc giao cho người sở tại giúp đỡ, mà bỏ đi. Tại giaBồ Tát nầy phạm tộivô ý, không khởi lòng sám hối sẽ bị đọa lạc, làm ô uế giới thể.
Bệnh là một trong bốn nỗi khổ lớn của con người. Sanh, lão, bệnh, tử, đó là bốn quy trình luật định không ai tránh khỏi. Bệnh là một trạng thái làm cho cơ thể suy hoại bất an. Dù bệnh nặng hay nhẹ, cũng làm cho người ta cảm thấy khó chịu. Nhất là những người mắc phải chứng bệnh nan y, thì cơn đau nhức hoành hành, mà chỉ có đương sự mới cảm nhận được nỗi đau khổthống thiết nầy mà thôi.
Chính vì thế, nên Phật nói, chăm sóc cho bệnh nhân thật là phước đứcvô lượng. Vì người chăm sóc với cái tâm hoan hỷvui vẻ, làm cho bệnh nhân cảm thấy rất dễ chịu. Đó là niềm an ủi cho người bệnh rất lớn. Thế nên, đối với Bồ Tát tại gia, ta phải thể hiệnlòng từ bi vị thanhân ái mà cần có những thái độ hòa ái hỷ xả. Dù người bệnh thân hay sơ ta cũng phải hết lòng thật tâm chăm sóc giúp đỡ cho họ. Đó là lòng từ của Bồ tát trải rộng chan hòa đến tất cả mọi người. Còn phân biệtthân sơ, thì đó chưa phải là công hạnh của Bồ Tát.
Bệnh trạng có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu không ai có thể lường trước được. Nhất là bệnh xảy ra thình lình ở giữa đường. Trong trường hợp nầy, việc cứu giúp cho bệnh nhân thật tối ư cần thiết. Khi gặp hoàn cảnhcấp thiết nầy, dù là người không phải thọ Bồ tát giớitại gia, người ta cũng không thể ngoảnh mặt làm ngơ, nếu họ còn có chút lòng nhânái tình người. Người thường còn như thế, nói chi đến những vị đã và đang thật hành hạnh Bồ Tát. Đây là cơ hội để cho ta thể hiệnlòng từ bi của mình. Từ bi không phải chỉ nói suông trên đầu môi chót lưỡi. Nếu thế, thì còn gì là tâm hạnh của Bồ Tát?
Do đó, nên Phật dạy, khi đang đi trên đường, nếu thấy có người ngất xỉu hay bệnh gì đó xảy ra, ta liền đến giúp đỡ cho họ. Giúp đỡ bằng nhiều cách như chăm sóc cho họ ngay tại chỗ, rồi dùng phương tiệnliên lạc chỡ họ vào trong bệnh viện cấp cứu. Ngược lại, nếu thấy thế mà bỏ đi, thì Bồ Tát nầy sẽ phạm tộivô ý. Đã phạm mà không chịu sám hối, thì Bồ tát nầy sẽ bị đọa lạc và làm ô uế giới thể.
Thiện nam tử! Nếu tại giaBồ Tátchí tâmtrì giới như thế, người ấy được gọi Bạch Liên Hoa, là vi diệuthượng hương, là châu báu chơn thật trong Ưu bà tắc, Ưu bà di, là đấng trượng phu trong loài người.
Thiện nam tử! Bồ Tát có hai hạng: Xuất giaBồ Tát gọi là Tỳ kheo, tại giaBồ Tát gọi là Cận sự nam, Cận sự nữ. Xuất giaBồ Tátgiữ giớixuất gia thực chẳng khó, tại giaBồ Tátgiữ giớitại gia thực rất khó. Vì sao? Người tại gia bị nhiều nhân duyên xấu trói buộc.
Sau khi nêu bày sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh, đến đây, Phật kết thúc bằng những lời khuyến tấn và nói lên cái kết quả thậttốt đẹplợi íchvô cùng của việc nghiêm trì tịnh giới. Như nói, người giữ giới sẽ được Bạch liên hoa. Bạch liên hoa là một loại hoa sen trắng. Mục đích là để nói lên sự thanh tịnhtinh khiết không có phiền nãocấu nhiễm trong tâm của người trì giới.
Vi diệuthượng hương, người giữ giớinghiêm minh, thì sẽ được loại mùi thơmvi diệu nầy. Đây là thứ mùi thơm vượt hơn hết trong các thứ mùi thơm thường tình ở thế gian. Vì tất cả các loạimùi thơm ở thế gian đều nằm trong phạm viđối đãi có giới hạn. Chỉ có loại mùi thơmgiới luậtđạo đứcthanh thoát nầy, mới thực sự lan tỏa bay khắp cả mười phươngpháp giới.
Hơn thế nữa, người nào hành trìgiới luật một cách chơn thật, thì Phật nói giống như là nhận được châu báu. Một thứ châu báu quý giá, không thể tìm thấy trong thế gian nầy. Bởi nhờ giữ giới mà được định và nhờ định mà phát sanh trí huệ. Đó là hướng tiến của người hành Bồ tát đạo để được giải thoát. Dù là Ưu bà tắc hay Ưu bà di, đối với người giữ giới được thanh tịnh như thế, thì Phật nói những vị đó được sánh ngang hàng với đấng trượng phu. Trong mười danh hiệu của Phật có một danh hiệu là Điều ngự trượng phu. Thật không còn gì cao quý hơn đối với một người tại gia đã thọ giớiBồ Tát và hành trì đúng theo những giới mà mình đã lãnh thọ.
Kế tiếp, Phật nêu rõ trong hàng đệ tử của Phật có hai hạng: xuất gia và tại gia. Đối với những vị xuất giathọ giớiTỳ kheo, Tỳ kheo ni, thì nhận lãnh tịnh giớiBồ Tát nhiều hơn là những tịnh giớiBồ Tát tại gia. Người xuất gia thì gồm cómười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Còn tại giaBồ Tát thì chỉ có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh. Lý do, là vì đối với Bồ Tát tại gia còn sinh sống trong gia đình, nên việc giữ giới khó hơn là Bồ tát xuất gia. Tuy khó hơn, nhưng nếu Bồ Tát tại giagìn giữ đúng pháp, đúng luật, theo lời Phật dạy, thì thật là một điều hy hữu quý giá hiếm có. Phật nói người tại gia còn có nhiều nhân duyên xấu trói buộc, đó là Phật vừa khích lệ mà cũng vừa ngầm ý tán thán những vị Bồ Tát tại gia.
Bởi việc khó làm mà chúng taquyết tâmcố gắng làm được, thì đó là điều Phật rất tán dương khen ngợi công đức. Thế nên, một khi đã phát tâm nhận lãnh giới pháp, thì chúng ta phải hết lòng vâng giữ phụng trì. Có thế, thì việc lợi mình, lợi người, lợi vật, mới hoàn thànhcông hạnh của Bồ tát. Đó là con đườngđại lộ rộng mở thênh thang đưa Bồ tát đến chỗ cứu cánhgiải thoáthoàn toàn. Chỉ có con đường đó mới thực sự là con đườngchấm dứt khổ đau để hoàn thành sứ mệnh của một vị cư sĩ Bồ Tát đi trong dòng đời ô trược để làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là chúng ta noi gương theo tinh thầnhòa quang đồng trần của Bồ tát tại giaTuệ Trung Thượng Sĩ. Đạo Phậtnhập thế để cứu đời. Đời còn quá nhiều đau khổ, nên rất cần đến những tấm lòng vàngvị thanhân ái xả kỷ của Bồ Tát. Chúng ta phải quyết tâm làm mới cuộc đời trong tinh thầnhướng thượngBồ Tát vị nhơn sinh.
Hổi Hướng
Trên liên hoa tạng,
Đức Lô Xá Na,
Lược giảng tâm địapháp môn nầy,
Truyền lại chư Thế Tôn,
Khinh, trọng phân rành,
Tất cả được nhờ ân.
Đây là bài kệHồi Hướngkết thúc sau khi tụng giới. Hồi hướng cũng như là phát nguyện vậy. Bởi vì có Hạnh mà thiếu Nguyện, thì chí hướng không kiên cố nhứt định. Do đó, cần phảiphát nguyện. Thí như người ra đi, nếu không có chí nguyệnkiên quyết hướng đến cái mục đích mà mình nhắm tới, thì có khi giữa đường gặp chướng ngại, thì không có thể vượt qua. Đôi khi còn thối lui tẽ qua ngã khác. Đó bởi do nguyện lực không sâu và hạnh cũng chưa thật đầy đủ. Thế nên người tu hànhcần phải có phát nguyệnhồi hướng vậy.
Nội dung bài kệ nhằm khen ngợi đức Lô xá na, tức báo thân Phật, ngự trên liên hoa đài tạng thế giới lược giảng pháp môn tâm địa và truyền lại cho chư Phật khắp cả mười phương. Những giới luật trong đó phân chia khinh trọng rất rành rẽ rõ ràng. Nếu chúng tachịu khóhọc hỏi nghiêm trì cấm giới, thì sẽ được lợi lạcvô cùng tận vậy.
Thành tâm hướng về đức Phạm VõngGiáo Chủ Lô Xá Na mà đảnh lễ khắp pháp giớiTam bảo.
Nam MôPhạm VõngGiáo Chủ Lô Xá Na Phật Biến Pháp GiớiTam Bảo ( 3 lần )
Lời Kết
Trên con đường tu tậpchuyển hóa, tất nhiên chúng ta sẽ gặp rất nhiều chướng duyên thử thách. Nhất là trong hoàn cảnh của một xã hội mà đạo đứcnhân bản đang trên đà tuột dốc băng hoại thê thảm như hiện nay. Cuộc sống của con người luôn bị mọi thứ duyên trần làm chao đảorối loạn. Lòng người không bao giờ an ổn. Con người như mất đi định hướng hướng thượng cao đẹp để tìm lại giá trịbản thể của chính mình. Một đời sống buông trôi tha hóa, đó là hiện thể của một đời sống trụy lạc sa đọa. Tìm lại những phút giây an tĩnh cho tâm hồn, cũng không phải là chuyện dễ dàng! Bởi con người còn có quá nhiều hệ lụyvướng mắc vào những nhu cầu cung ứng cho sự sống.
Khoa học kỹ thuật máy móc vật chất càng tiến bộ, thì sự trục vật hưởng thụ của con người càng tăng cao. Đầu óc của con người như quay cuồng theo nhịp độ của máy móc. Do đó, nên con người mất thế quân bình giữa đời sống vật chất và tinh thần. Từ đó, đưa đến một hậu quả rất tai hại cho sự khủng hoảng tinh thần. Hiện nay, không ai có thể phủ nhận được điều đó. Ta thấy bệnh tâm thần ngày càng gia tăng. Một khi tâm đã rối loạn, thì thế giới sẽ đảo điên thác loạn theo. Bởi tất cả muôn vật đều từ tâm lưu xuất. Tâm an thì cảnh vật an. Tâm bình thì thế giới bình. Tâm loạn thì thế giới loạn. Đó là nguyên lý duyên sinh tương quan trong sự sống. Trong Kinh Pháp Cú Phật dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, thì sự khổ sẽ kéo đến như bánh xe lăn theo con vật kéo xe”. Ngược lại, nếu đem tâm thanh tịnh nói năng hoặc hành động, thì sự vui kéo đến như bóng theo hình.
Một cuộc sống không có lý tưởng để chỉ hướng cho thuyền đời, thì quả đó là một cuộc sống vô vị và mất hết ý nghĩa. Chúng ta là những người đang hướng đời mình vươn lên trong ánh sáng từ bi của đạo lýgiác ngộ. Do đó, chúng ta nên luôn luôn nuôi dưỡng làm tươi mát thăng hoa đời sốngtâm linh. Bao nhiêu những xáo trộn, những biến loạn, những tệ nạn bất an đã và đang dồn dập xảy ra hằng ngày trên thế giới. Bao cảnh thiên taihọa hại luôn đe dọa đến sự sống còn của nhơn loại. Sinh mạng của con người thật mỏng manh còn hơn sợi chỉ mành treo chuông. Quả đời người thật là ngắn ngủi. Sống giây phút nầy, không ai dám lường trước được giây phút sau sẽ ra sao! Đời sốngvô thườngbiến đổi thật nhanh chóng, nhưng có mấy ai ý thức được cơn vô thường như thế? Còn một hơi thở tàn, người ta vẫn lao đầu bon chen tranh giành hơn thua đấu đá sát phạt với nhau. Mạnh được yếu thua, không sống, dại chết. Lời nầy, như là một chân lý của cuộc đời. Ngàn xưa đã thế, thì ngàn sau cũng không có gì sai khác.
Sống trong dòng thác vô thườngbiến dịch chảy trôi về mọi mặt, không có một hiện tượng nào định hình đứng yên một chỗ. Thuận theo dòng sống vô thườngthế gian pháp, cũng là cái hay để chúng ta luôn luôn đổi mới làm đẹp cuộc đời. Mặc dù theo dòng đời nổi trôi, nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng, mình còn có một cái thực thể chơn thường bất sinh bất diệt. Thực thể đó, từ xưa tới nay, chưa từng thay đổi hoại diệt. Vì nó vượt ngoài những phạm trùnhân duyênđối đãi. Chúng tatu hànhgiữ giới, nhằm mục đích cũng là để khám phá phát minh phăng tìm lại con người thật của chính mình. Muốn thế, thì giới luật là khởi điểm quan trọng để chúng tanhận diệnkhám phá. Nếu không nhờ giữ giới luật, thì con người luôn sống trong đảo điêncuồng loạn. Cho nên giới luật như là một chiếc phao nổi, mà mọi người muốn vào bờ một cách an toàn, thì không thể nào rời bỏ nó được. Chỉ có chiếc phao giới luật mới có khả năng đưa chúng ta qua biển sanh tử đến bến bờ giác ngộhoàn toàngiải thoát an vui mà thôi.
Có lẽ khởi từ ý thức nhận địnhcăn bản đó, mà một số quý Phật tử đã thọ giớiBồ Tát tại gia, từ lâu đã băn khoăn thao thức trong vấn đề muốn tìm hiểuhọc hỏi để biết rõ những hành tướng của giới luật mà hành trì cho đúng pháp. Bởi giới luật của Phật chế ra nêu bày rõ qua bốn sự kiện: “Giới Pháp, Giới Thể, Giới Hạnh, và Giới Tướng.
Giới Pháp là những Thánh giới mà do Phật chế định cho mọi người y đó mà hành trì. Như trong bài kệ:
Chớ làm các việc ác
Nên làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đây là lời Phật dạy.
Lời dạy nầy là lời dạy chung của tất cả chư Phật trong ba đời, không phải chỉ riêng có đức PhậtThích Ca dạy chúng ta thôi. Bài kệ nói lên thông giới cho tất cả phàm Thánhtu trì để đạt thành Thánh quả.
Giới Thể, là do từ nơi tác phápyết ma của người truyền giới và tâm người nhận giới, nó tiềm tàng trong tâm và chính nó có công năng phòng phi chỉ ác. Giới thể nầy bản chất của nó là hằng phát sanh điều thiện, nên cũng gọi nó là vô tác giới thể. Giới thể nầy rất quan trọng của người nhận giới và chính nó là căn bản của giới luật. Bởi tất cả những giới Hạnh và giới Tướng cũng từ nó mà phát sanh.
Giới Hạnh, là nó tùy thuận từ nơi giới thể mà các hành vi ở nơi ba nghiệp phải hành động cho đúng pháp. Sau khi thọ giới, chúng ta phải hằng kiểm định lại những hành vi từ nơi ba nghiệp của chính mình. Từ ý nghĩ, lời nói và việc làm nhứt nhứt phải gìn giữ cho đúng theo giới luật mà mình đã lãnh thọ.
Giới Tướng, do chuyên hànhtrì giới, nên khiến cho những hình tướngoai nghi của chúng ta được thành tựu. Đó là những hình tướngthể hiệncụ thể bên ngoài. Mọi động tác thi vi, tất cả phải khiêm cung lễ độ hành xử nghiêm trang xứng theo giới luật đã thọ.
Hiểu thế, thì chúng ta mới phân định rõ ràng trong vấn đềhành trìgiới luật. Khi thọ giới là ta đã tự phát nguyện muốn hướng đời mình đi trên lộ trình giác ngộ. Có nỗ lựcchuyên cầngiữ giớitu tập như thế, thì chúng ta mới mong thành tựu được đạo quảBồ đề. Đó là mục tiêutối hậu mà tất cả chúng ta đều nhắm tới.
Nguyện cầu hồng ânTam bảogia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giớitại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thànhbản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoáttự tại của chánh phápNhư Lai.
Kính chúc toàn thể quý vị thân tâmthường lạc, phước huệ song tu, chóng viên thànhPhật quả.
Nguyện đem công đức nầy hồi hướng cho pháp giớichúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
Soạn xong ngày 5/5/2010.
Nhằm ngày 22 tháng 3 năm Canh Dần.
Kính soạn
Thích Phước Thái