Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)


Kinh Tập – Sutta Nipata
KINH TISSAMETTEYYA – Tissa Metteyya Sutta
KINH XA LÌAÁI DỤC
Sn 4.7: Tissa Metteyya Sutta {Sn 814-823} 
Chuyển ngữ từ Pali: HT. Thích Minh Châu
Chuyển ngữ từ Hán tạng: HT Thích Nhất Hạnh

(VII) Kinh Tissametteyya (Sn 160)
HT. Minh Châu dịch từ Pali tạng
Kinh Tập [814-823]
blank
Kinh Xa LìaÁi Dục Nghĩa Túc Kinh, 
Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Tissametteyya Sutta,
Sutta-Nipàta 814-823
HT. Nhất Hạnh dịch từ Hán tạng
blank

814. Tissa Metteyya, 
Tôn giả nói như sau: 
Thế Tôn hãy nói lên, 
Sự tai hại của người, 
Đắm say về dâm dục
Sau khi nghe, chúng con 
Sẽ học tập lời Ngài, 
Lời dạy về viễn ly.

815Thế Tôn nói như sau: 
Hỡi này Metteyya, 
Ai đắm say dâm dục
Quên mất lời giảng dạy, 
Rơi vào đường tà vạy
Nếp sống ấy không thánh.

816. Ai trước sống một mình
Nay rơi vào dâm dục
Như xe bị nghiêng ngã, 
Người ấy ở trong đời
Được gọi là phàm phu
Được gọi là hạ liệt.

817Tiếng tốt có từ trước, 
Người ấy bị tổn giảm, 
Thấy vậy hãy học tập, 
Từ bỏ sự dâm dục.

818Chi phối bởi suy tư, 
Trầm ngâm như kẻ nghèo, 
Nghe tiếng trách người khác, 
Như kẻ bị thất vọng.

819. Bị người khác buộc tội
Nó làm các đao kiếm, 
Trở thành người tham lớn, 
Chấp thủ điều vọng ngôn.

820. Được danh là Hiền trí, 
An trú sống một mình
Nếu rơi vào dâm dục
Sầu não như kẻ ngu.

821. Thấy nguy hại như vậy, 
Bậc ẩn sĩ trước sau, 
Kiên trì sống cô độc
Không thực hành dâm dục.

822. Hãy học tập viễn ly
Đây hạnh thánh tối thượng
Không nghĩ mình tối thắng
Dầu gần được Niết-bàn.

823. Sở hành bậc ẩn sĩ
Trống không, không mong dục, 
Bậc vượt khỏi bộc lưu
Được các người ở đời, 
Bị tham dục trói buộc
Ganh tị và thèm muốn

814Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của bao nhiêu si mê lầm lỗi, những si mê lỗi lầm này ngăn không cho mình tiếp tục đi tới trên con đường Đạo rộng thênh thang. Xin đức Thế Tôn giáo giới cho chúng con, để chúng con có thể hành trì và lìa xa được mọi hệ lụy gây nên do sắc dục.

815. Khi tâm ý đã bị ám ảnh bởi hình bóng một đối tượng ái dục thì chúng con thường quên mất lời truyền dạy của đức Thế Tôn. Chúng con đánh mất con đường chánh mà chúng con muốn đi, ngay cả những lúc chúng con ngủ nghỉ. Và chúng con cũng quên mất thứ tự trước sau trong công phu hành trì tu tập.

816. Người xuất gia là người đi một mình với cái tâm ban đầu với chủ đích là khám phá cho ra được Chân Đế, nhưng sau đó một thời gian có thể đi ngược lại với lý tưởng của mình một khi bị vướng vào ái dục. Cũng như cỗ xe kia không còn chịu đi trên con đường thẳng mà bắt đầu lăn xuống hố, người xuất gia ấy không còn khả năng phân biệt được chánh tà.

817Ngày xưa vị ấy đã từng được tôn kính và yêu mến vì giá trị đạo đức của mình, nhưng bây giờ vị ấy đã đánh mất tất cả những cái tốt đẹp đó. Thấy được sự thật này, ta phải hết lòng tu tậpquyết tâm xa lìa con đường ái dục.

818. Ta hãy nên quán chiếu về cái lợi và cái hại của sắc dục, phải thấy được một khi đã vướng vào sắc dục rồi thì ta sẽ đi về đâu. Phải lắng nghe những lời dạy tuệ giác liên hệ tới vấn đề này để đề cao cảnh giác. Phải thực tập chánh tư duy để thấy được những thống khổ và những hổ thẹn mà sắc dục có thể đem lại cho ta.

819. Cái hành của ta phải đi theo với cái thấy của ta. Phải học phép độc cư, đừng bao giờ để xảy ra sự chung đụng trái phép. Vướng vào sắc dục sẽ sinh ra tà loạn, khiến cho kẻ hành giả đánh mất đi tất cả năng lượng dũng mãnh của chính mình.

820. Kẻ phạm giới luôn luôn mang theo trong lòng sự sợ hãi. Giây phút giao hoan ngắn ngủi, nhưng cái sợ hãi này phải mang lấy lâu dài. Đã trót vướng vào cái lưới rồi, mình phải liên tiếp nói lên những lời gian dối không thật.

821. Thấy được những hệ lụy gây nên do sự phạm giới, ta phải giữ mình và đừng bao giờ tự phụ là mình đã giỏi. Vị mâu ni kiên trì trên con đường sống độc cư của mình, khi đi cũng như khi về. Vị ấy hướng về nẻo sáng mà đi, không bị tập khí si mê lôi kéo.

822. Sống một mình để đi trên con đường hướng thượng tìm cầu chân lý. Ta đã có con đường rồi nhưng ta không nên tự kiêu. Tuy chưa thực chứng được Niết Bàn, nhưng ta đã ở sát ngay bên cạnh Niết Bàn rồi.

823. Nên phát khởi tâm nguyện vượt cao đi xa, không dừng lại ở cõi sắc và cõi vô sắc. Theo lời đức Thiện Thệ chỉ dạy, ta quyết tâm vượt ra ngoài cõi khổ. Được như thế thì bao nhiêu cám dỗ sắc dục của cuộc đời cũng sẽ không làm gì được ta.

Đại Ý

Kinh này gồm mười hai bài kệ. Kinh này cũng nối tiếp đề tài của kinh trước, nói về buông bỏ ân ái. Người xuất gia tuy không còn sống cuộc đời lứa đôi nữa, nhưng vẫn phải đương đầu với vấn đề ái dục, bởi vì năng lượng ái dục là năng lượng tự nhiêncủa con người, mình vẫn phải đối phó, dù mình đã là người xuất gia.

Bụt dạy thầy Di Lặc phải thực tập vững chãi các giới điều và uy nghi, đừng để xảy ra sự chung đụng trái phép. Đừng tự phụ là mình đã giỏi, không cần tới những “chi tiết nhỏ nhặt” của giới luật và uy nghi. Phải phát đại nguyện vượt cao, đi xa, và tâm Bồ Đề ấy sẽ bảo hộ cho mình. Và phải luôn luôn quán chiếu để thấy những hệ lụy mà sắc dục đem lại. Vướng vào sắc dục rồi, mình sẽ như một cỗ xe không còn đi đường thẳng nữa mà bắt đầu lăn xuống hố, mình không tiếp tục được sự hành trì, mình phải chịu mất đi sự tin tưởng và quý chuộng của các bạn đồng tu, mình bắt buộc phải nói những lời gian dốichịu đựng rất nhiều thống khổ và những hổ thẹn, tất cả đều là do sắc dục đem đến.

Những người xuất sĩ già hay trẻ phải biết cám ơn thầy Di Lặc, vị xuất sĩ trẻ tuổi thời ấy, vì thầy đã can đảm hỏi những câu hỏi rất thật để Bụt có thể soi sáng cho tất cả những người xuất gia trẻ tuổi khác. Phép thực tập của Bụt gồm có hai điểm chính: Thứ nhất là phải thực tập giới luật và uy nghi cho vững chãi, thứ hai là phải tự nhắc nhở mình, nhắc nhở nhau và quán chiếu về những hệ lụy mà ái dục có thể mang tới.