Thích Trung Định
Trong vô lượngpháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”. Đức Phật đã từng khuyên chư vị Tỷ kheo rằng: “Hãy đem giáo lýgiác ngộ đến với mọi người, vì hạnh phúcan lạc cho số đông, vì hạnh phúcan lạc cho chư thiên và loại người”. Hạnh lợi sanh luôn là hạnh chủ yếu của mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tátthị hiện ra đời, thực hành, để đem lại an lạc hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Chúng sanh đa bệnh nên phương tiệngiáo hóa của Phật cũng phải có nhiều cách tương ứng, cũng như tùy bệnh mà cho thuốc. Trong đó, phương tiện hữu hiệu và tác độngsâu xa vào lòng người là Tứ nhiếp pháp.
Tứ nhiếp pháp, tiếng Phạn là Catvāri saṃgraha-vastūni, theo cách dịch thẳng của các nhà dịch thuật Trung Hoa là Tứ chủng bả-cá pháp, Tứ nhiếp pháp, Tứ nhiếp sự, Tứ sự nhiếp pháp, Tứ tập vật, hay gọi đơn giản là Tứ nhiếp, Tứ sự, Tứ pháp. Bốn pháp đó bao gồm: Bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
Đây là bốn phương phápthu phục đưa chúng sanh hữu tình từ vô minhphiền nãotrở vềgiác ngộgiải thoát, từ khổ đau trở về an vui, từ sinh tửtrở về Niết-bàn, từ tà kiếnsai lầmtrở vềchánh kiến mà đức Đạo sư dạy cho các hàng đệ tử của Ngài, nhất là đối với các hàng Bồ-tát hành hạnh lợi tha. Bốn phương pháp này khiến các hàng đệ tử Thinh văn và Bồ-tát sinh khởi lòng thân ái, hướng dẫn chúng sanh hữu tìnhthể nhập Đạo một cách dễ dàng.
Thực hànhTứ nhiếp pháp mang lại hai điều lợi: một bên hoàn thànhhạnh nguyện Bồ-tát của mình, một bên khiến xa lìatà kiếnvô minh để trở về với chánh kiếngiải thoát. Pháp môn này không những dành cho hàng xuất gia, hay dành cho các Phật tửtại giacư sĩ, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng, tu tập, thực hành, để có cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, để được giác ngộ và giải thoát.
1. Bố thí nhiếp (Dānaṃ):(Dùng bố thí để thu phục), còn gọi là Bố thí nhiếp sự, tức là tùy thuộc vào phương tiệnbố thí để thu phục và tùy theophương tiện huệ thí để thu phục, dùng tâm vô sở thí cho và nhận chân lý gọi là pháp thí để thu phục, cùng với tâm vô sở thí cho và nhận của cải tiền bạc gọi là tài thí để thu phục.
Bố thí nhiếp có ba phương diện:
1) Nếu có chúng sanh hữu tình nào ưa thíchcủa cải tiền bạc thì dùng tiền bạc của cảivật chất mà ban cho, đây gọi là tài thí; 2) Nếu ai ưa thíchchánh pháp thì đem chánh pháptinh thần mà thuyết giảng, khiến cho họ khởi lên tâm thân ái, rồi nương vào đó mà chấp nhậnđạo lýgiải thoát, đây gọi là pháp thí. 3) Ngoài tài thí và pháp thí còn có một loại bố thí khá quan trọng đối với tất cả mọi loài chúng sanh hữu tình, đó chính là trao cho họ sự không sợ hãi, tức là vô úy thí. Bởi vì sự hiện hữu của chúng sanh là kết quả tất yếu của vô minhtà kiến, nghiệp hoặcphiền não do chính con người tạo ra, nên con ngườivô minh đối chính mình, vô minh đối với mọi loài, vô minh đối với sự vật. Do sự vô minh này mà chúng sanh hữu tìnhsợ hãi trước cuộc sống, sợ hãi trước mọi người, sợ hãi trước thiên nhiên. Đức Phật đã chỉ dạy cho hàng đệ tử để thiết lậplòng tinvô úy nơi chính mình; nếu ai đã thấu rõ bộ mặt thật của các pháp qua định luậtDuyên khởi, vô ngã thì sẽ không còn sợ hãi trước những biến thiên xảy ra trong cuộc sống. Đây chính là pháp vô úy thí cần cho các đệ tử của Ngài trong việc thu phụcchúng sanh đưa về chánh phápgiải thoát, hướng dẫn cho mọi người thấy rõ tính thiết thựclợi ích trong việc bố thí cả tinh thần lẫn vật chất.
2. Ái ngữ nhiếp (Piyavajjam): (Dùng lời nóitừ ái để thu phục), còn gọi là Ái ngữ nhiếp sự. Ái ngữ, ái ngôn là phương tiện để thu phục, có nghĩa là y cứ vào căn tánh, căn cơ của chúng sanh bằng vào lời nóitừ ái mà an ủi phủ dụ, khiến cho họ khởi lên tâm thân ái mà chấp nhận vào đạo giải thoát hay khiến cho họ khi nghe những lời nóitừ ái tường thuật chánh giáo chánh lý đủ thu phục mà dẫn họ đến chỗ khai ngộchân lý. Ngoài lời nóitừ áitốt đẹp làm vừa lòng người nghe để thu phục người đi vào đạo một cách vui vẻ và tự nguyện ra còn phải tránh xa và xa lìa những lời nói có lỗi thuộc về khẩu nghiệp nữa, tức là không nói lời hư dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời nói thô ác, không nói lời nói chia rẽ, đâm thọc để gây chia rẽ, thù hằnvới nhau đưa đến mất lòng tin đối với mọi người đối với chánh pháp. Hai cách nói trên là hai cách nói làm vừa lòng và thỏa mãn tình cảm cá nhân, sẽ cảm phục được lòng người để đưa về chánh pháp một cách rất hữu hiệu.
Ái ngữ nhiếp cũng quan trọng không kém gì Bố thí nhiếp. Ở đây, chúng có những giá trị thuộc tính ý nghĩa của chúng mà qua đó lời nói được coi như là một công cụ có công năng thu nhiếp mọi ngườiquay vềchánh đạo qua phương cách biết sử dụng, dụng ngữ làm sao cho thích hợp với tâm lýmọi người, có nghĩa là lời nói không đi ngược lại tình cảm lợi ích của mọi người thì, lời nói đó có tính cáchthuyết phục lớn vì: “Lời nói không mất tiền mua, nên lựa lời nói cho vừa lòng nhau”.
3. Lợi hành nhiếp (Atthacariyā):Lợi hành nhiếp là làm lợi ích cho người bằng ý nghĩ, lời nói hay hành động, khiến cho người ta sinh lòng thân mến mà theo ta học đạo. Còn được gọi là Lợi hành nhiếp sự, hay lợi ích nhiếp là tạo phương tiện khiến người ta đi vào đạo, tạo phương tiện độ thoát, đem lợi ích cho mình và cho người. Có nghĩa là tạo thiện hạnh thân, khẩu, ý đem lợi ích cho mọi loài chúng sanh, khiến cho họ sinh tâm thân ái mà đi vào đạo. Hay khuyên mọi ngườitu tập theo chánh hạnh, hoặc hành thiện từ ba nghiệp của chính mình khởi lên khiến cho mọi người cùng nhau ân triêm lợi ích, tất cả những việc làm trên điều gọi là lợi hành cả.
Theo Bồ tátTrì địa kinh 3 hay Luận Đại trang nghiêm thì lợi hành có nghĩa là khiến cho mọi ngườiđi vàophương tiện. Trước tiên trao cho họ chánh pháp, tức là chỉ dạy cho họ thông hiểu những lời dạy của đấng Đạo sư, sau đó hướng dẫn họ thực hành đúng với chánh pháp để thoát lykhổ hảisinh tử luân hồi.
Tuy nhiên, khi chúng ta hành lợi thì cũng luôn tùy thuộc vào đối tượng. Với những người thiện thì nên khuyến tấn để họ thăng tiến thêm trên con đườnghành thiện, còn đối với những kẻ ác thì phải khuyên nhũ, nhiếp phục để họ lìa ác.
4. Đồng sự nhiếp (Samānattatā):Còn gọi là Đồng sự nhiếp sự. Ở đây có nghĩa là cùng sự nghiệp là chúng sanh hữu tình, cùng lợi ích như nhau, cùng công việc khổ vui như nhau. Có nghĩa khi hành giả gần gũi chúng sinh thấy rõ hoàn cảnh của họ rồi tùy thuộc vào đó mà thích ứng thân gần nhằm mục đích hướng dẫn đưa họ vào đạo. Việc thu phục những đối tượng chúng sanhcùng chungsự nghiệp, cùng chunglợi ích, cùng chunghoàn cảnh khổ vui, nhờ những cái chung đó mà hành giả có những thuận duyên, những tiếp cận gần gũi để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, lối sống từ đó dễ dàng thu phục, hướng dẫn họ trở về với chánh pháp.
Tứ nhiếp pháp là pháp môn thu nhiếp chúng sanh về với chánh đạo hữu hiệu nhất. Tất nhiên hành giảthực hành pháp môn này cần phải sóng đôi với Tứ vô lượng tâm, Lục độ vạn hạnh để thành tựutrọn vẹný nghĩa hoàn mãn của nó. Tứ nhiếp pháp là nhân, là nền tảng cơ bản sanh ra mọi thứ phước đức trong cõi nhân thiên và là phương tiện độ sanh tuyệt diệu.
“Bố thítối thắng, đó là pháp thí. Ái ngữtối thắng là khiến thiện nam tín nữ thích nghe, nói pháp đúng lúc. Hành lợi tối thắng là đối với người không có tín khiến có tín, xác lập trên tín; đối với người học giới thì xác lập bằng tịnh giới; đối với người bỏn xẻn thì bằng bố thí; đối với người ác trí tuệ thì bằng chánh trí mà xác lập. Đồng lợi tối thắng, là nếu A la hán thì trao cho người quả A la hán; A na hàm thì trao cho người quả A na hàm; Tư đà hàm thì trao quả Tư đà hàm; Tu đà hoàn thì trao cho quả Tu đà hoàn; người tịnh giới thì trao cho người bằng tịnh giới.”[1]
5. Tứ nhiếp pháp là pháp hànhthực tiễn trong cuộc sống
Cuộc đời của đức Phật là bài pháp sống động cho tất cả mọi người nương theo tu tập. Sự thị hiện của đức Phật trên cõi đời này đã nói lên trọn vẹntinh thần của Tứ nhiếp pháp mang thông điệpan lạc hạnh phúc đến cho mọi người “vì khổ đau của chúng sanh nên đức Phậtthị hiện”. Nếu như không phải vì Lợi hành và Đồng sự nhiếp thì đức Phật đã không thị hiện vào trong bầu thai của Hoàng hậu Mada, con của vua Tịnh Phạn; Ngài sẽ không ở trong chốn cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ để làm gì. Mà Ngài sẽ từ cõi trời Đâu Suất(Tusita) giáng xuống cõi trần ngồi trên tòa sen để thuyết phápđộ sanh rồi. Nhưng liệu một đức Phậtthị hiện như thế thì chúng sanh có ai đến để tu tập trong giáo pháp của đức Phật đó không? Có lẽ sẽ rất ít và không có ai theo, vì chúng sinh sẽ mặc cảmtội lỗi và họ sẽ quan ngại không biết đức Phật ấy có chấp nhận cho mình đến tu theo giáo pháp của ngài không. Cho nên, đức Phậtthị hiện như vậy là một đức Phậthiện thựclịch sử, một đức Phật rất người, từ trong cõi đời khổ đau sanh diệt này, từ trong cuộc đờingũ trượcác thế này mà tu tậpchuyển hóa để trở thành một vị Phật, như một đoá hoa sen sinh ra trong bùn, lớn lên trong bùn nhưng không ô nhiễm mùi bùn. Từ đó mọi người mới có thể đến tu tập theo giáo lý của Ngài để được giác ngộgiải thoát.
Chính vì vậytrong suốt 45 năm hoằng hóa độ sanh, đức Phật đã vân du đó đây bằng đôi chân trần của mình để thuyết pháp. Hễ chúng sanh nào có duyên đáng độ thì Ngài đến hóa độ, bình đẳng không phân biệt. Ưu Ba Ly, một người gánh phân thuộc giai cấpThủ đà la đã được đức Phậtlân mẫn, cận kề để đưa (đồng sự nhiếp) về với thánh đạogiải thoát. Và quả thật sau một thời gian ngắn Ưu Ba Ly đã chứng đắcA la hán quả, mà vua Ba Tư Nặc phải thán phục. Đức Phật đã từng trú trong một căn nhà nhỏ và chuyện trò với một anh thanh niên, đến nỗi anh không nhận ra đó là đức Phật, sau đó nghe những lời dạy vi diệu nơi vị Sa môn này anh mới nhận ra đó là đức Phật nên tỏ rahối hận, nhưng đức Phật vẫn rất hoan hỷ. Nhiều lúc đức Phật còn phải đi tìm người để hóa độ khi thấy vị ấy cơ duyên đã chín muồi như trường hợp của ngai Ma ha Ca diếp, hay ba anh em ngài Ca diếp thờ thần lửa…Nói chung từ vua quan đến thứ dân bần cùng, dâm nữ Ambala, hay kẻ hung dữ như chàng Vô Não (Ăngulimala), thông minhlợi căn hay ngu đần độn căn đức Phật đều hóa độ.
Một câu chuyện rất cảm động vào mùa hạan cư, đức Phật và chư vị Tỷ kheo lên phía Nam Ấn Độ nơi vùng đất đang trong mùa hạn hán, cây cối khô cằn, người dân không có lương thực để ăn, thế nhưng Đức Thế Tôn vẫn quyết địnhAn cư tại đó. Mỗi ngày đi khất thực không có gì, có khi chỉ được một ít thức ăn, nhiều lúc như thế ngài Anan không cầm được nước mắt vì rất thương đức Phật và chư vị Tỳ kheo. Có lần ngài Anan mạnh dạn bạch với đức Phật nên đi đến một nơi khác có thời tiếtthuận lợi, mùa màng bội thu để kiết hạ, liền bị đức Phậtquở trách. Ngài bảo rằng các Tỷ kheo hãy thực hạnh hạnh kiên nhẫnchịu đựng, phải đồng cam cộng khổ với người dân vùng này để hóa độ cho họ. Thấy tình hình này vẫn kéo dài, Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật cho mình vận thần thông làm cho đất tơi xốp, mưa thuận gió hòa để dân ở đây có thốc lúa để sinh sống. Đức Phật từ chối, bảo Mục Kiền Liên không nên làm như vậy mà hãy kham nhẫnchịu đựng cùng với bà convượt quahoàn cảnh khó khăn này.
Đồng sự nhiếp là vậy, ở trong khó khăn mới có thể cảm thông mà chia sẽ sau đó tìm cách hóa giải và giúp đở họ vươn lên trong cuộc sống. Đây là tinh thầnBồ tát đạo nguyện dấn thân đi vào đời để hoá độcuộc đời. Bồ tát đau cùng nỗi đau của chúng sinh và vui trong niềm vui của mọi người. Bồ tát luôn ở trong họ để hướng dẫn nâng đở họ đến với chánh đạogiải thoát. Bồ tátDuy Ma Cật từng nói “Vì chúng sinh bệnh nên tôi bịnh”. Bồ tát Quán Thế Âm với 32 ứng thânban chochúng sanh sự vô uýtình thương và sự hiểu biết; ngài Địa Tạng lập nguyện ‘chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề, địa ngục vị không thệ bất thành Phật’, Trì Địa bồ tát hóa người nông dân cuốc đất san đường…là sự thực hành một cách thuần thụcpháp mônTứ nhiếp pháp vào trong công việc độ sanh của mình. “Cái gương sáng nhất về phương diện lợi hành là cái gương Ngài Trì Địa Bồ Tát. Suốt đời, Ngài thường gánh đất đắp đường, ban cho bằng phẳng, hoặc bắc cầu để cho khách bộ hành đi lại được dễ dàng tiện lợi. Ngài thay người già gánh nặng, đẩy giúp cỗ xe lên dốc cao, chèo giúp cho người lái thuyền ngược nước…”[2]
Tinh thầnTứ nhiếp pháp được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong cuộc sống. Ngay trong kiến trúc chùa chiền, tranh tượng và nếp sống nhà chùa ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia cũng thể hiệntinh thầnđồng sự nhiếp. Chùa Việt Nam, tượng PhậtViệt Nam khác với chùa, tượng của Thái Lan, của Nhật Bản…Phật giáo là một, nhưng Phật giáo Trung Quốc khác với Phật giáo Lào, Miến Điện…điều này nói lên tinh thầntùy duyên của Phật giáo. Tính tùy duyên để thích ứng là Lợi hành và Đồng sự nhiếp.
Từ khi Phật giáodu nhập vào Việt Nam, tinh thầnTứ nhiếp pháp đã được thể hiện một cách rõ nét. Phật giáonhập thế, Phật giáođi vào đời tùy duyên nhi bất biến đã mang lại lợi lạc cho con người trong cuộc đời. Trong lịch sửViệt Nam cũng như lịch sửPhật giáo Việt Nam thì có thể nói Phật giáo của hai triều đại Lý, Trần mang tính nhập thế một cách tích cực nhất. Phật giáonhập thế là thể hiệntinh thầnTứ nhiếp pháp một cách hiệu quả vào trong đời sống con người, đem sự lợi ích đến cho nhiều người, và mang lại sự an bìnhthịnh vượng cho đất nước. Các nhà sư trong thời kỳ này đã khéo áp dụngTứ nhiếp pháp, nhất là Lợi hành và Đồng sự nhiếp: Khuôn Việt, Vạn Hạnh, Đỗ Thuậnthiền sư là những hình ảnh biểu mẫu của tinh thần này. Hình ảnhĐức Phật Hoàng Trần Nhân Tôngvân du vào trong dân chúng để đem giáo lýthập thiện dạy cho mọi người là hình ảnhsống động của tinh thầnBố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự nhiếp. Chính từ sự vận dụng khéo léo và đầy trí tuệ này nên diện mạo của Phật giáo thời Lý, Trần được xem là thời kỳhoàng kim của Phật giáo.
Thực hànhTứ nhiếp pháp không phải tách từng pháp tu riêng lẽ, trong khi thực hành một pháp tức có các pháp khác trong đó rồi. Hành giảthực hành phápBố thí thì có luôn cả Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự và ngược lại. Pháp môn này có tính tương tứctương nhập hổ trợ nhau trong vấn đềđộ sanh hữu hiệu.
6. Tứ nhiếp pháp và vấn đềhoằng pháp hiện nay
Ngày nay, xã hội đang trên đà phát triển, nền kinh tế ổn định, cuộc sống của con người đang dần được cải thiện nhiều mặt. Tuy nhiên, con người vẫn đang đối diện với rất nhiều thảm họa từ thiên nhiên, bệnh tật và những vấn nạnxã hội. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Nhiều mãnh đời bất hạnh vẫn đang cần sự quan tâm chia sẽ. Khổ đau, sự bất an vẫn đang chồng chất lên kiếp sống con người. Do vậy, chất liệu của từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha vẫn là nhân tố quan trọng để xoa dịu nỗi khổ niềm đau mang lại an lạc hạnh phúc cho con người. Nhiệm vụ của người hoằng pháp vẫn còn rất nhiều ở phía trước, đòi hỏi hành giảhoằng pháp phải nổ lực nhiều hơn để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
Nói đến hoằng pháp là nói đến những mẫu người luôn cống hiến hết mình vì vì lý tưởng, nguyện đem ánh sáng chân lýgiác ngộgiải thoátgieo rắc cho đời, làm chuyển hoá khổ đau thành an lạcgiải thoát. Xưa cũng như nay có rất nhiều mẫu người hoằng pháp để chúng ta noi theo học hỏi và thực hành. Thời đức Phật còn tại thế có ngài Phú Lâu Na – thánh đệ tử được mệnh danh là thuyết pháp đệ nhất trong chúng Thanh văn, đã cống hiến hết mình, quên thân vì đạo. Trong một mùa an cư hoàn mãn, Phú Lâu Na đến trình với Đức Thế Tôn có ý về quê hành đạo. Nơi ấy vốn là một nơi chưa được khai hóa; những giống dân cư trú nơi đó tính tình rất hung dữ và các vụ bạo động thường xãy ra thường xuyên, nên đức Phật đã cân nhắc không biết Phú Lâu Na về đó hành đạo có tiện không. Phú Lâu Nabạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn!Chính vì họ chưa được khai hóa nên chúng ta đến để giúp đỡ họ. Chính vì họ hung dữ bạo động, nên chúng ta phải đem đạo từ bi và phép hành xử bất bạo động đến. Con nghĩ con có thể thành công ở đó được”.[3]Đức Phậttiếp tục gạn hỏi:
Phú Lâu Na, nếu thầy đang thuyết pháp mà họ cứ tới la và chửi mắng thì thầy tính sao?
-Con nghĩ la ó và chửi mắng cũng chưa lấy gì làm dữ lắm. Họ cũng còn chưa liệng đá vào con.
-Nhưng nếu họ liệng đá và đồ dơ vào thầy?
Liệng đá và đồ dơ cũng chưa lấy gì làm dữ lắm. Họ cũng chưa lấy gậy đánh con.
– Nhưng nếu lỡ họ lấy gậy đánh vào thầy?
– Như vậy họ vẫn còn hiền lắm. Vì họ chưa giết con.
– Nhưng lỡ họ giết thầy?
– Điều này không xãy ra đâu, bạch Đức Thế Tôn. Mà dù nó có xãy ra đi nữa thì chết vì đạo lýtừ bi và bất bạo động vẫn là một cái chết có ý nghĩa, vì có thể giáo dục được người ta. Lạy Phật, người ta sống trên đời ai cũng phải một lần chết. Nếu cần chết vì lý tưởngtừ bi và bất bạo động, con sẽ không từ nan.[4]
Qua câu chuyện đối thoại giữa đức Phật và Tôn giảPhú Lâu Na cho chúng ta thấy được sự kiên địnhvững vàng của Ngài trên con đườngphụng sựđạo pháp. Ngài Phú Lâu Na thực sự là biểu mẫu của người hoằng pháp để chúng ta noi gương. Vì Ngài đã làm đúng thiên chức “phụng sựchúng sanh tức cúng dường chư Phật”.
Hành giảhoằng pháp trong giai đoạn hiện tại, giai đoạn của nền kinh tế thị trường, giai đoạn của công nghệ truyền thônghiện đại, mọi người được tiếp cận với nhiều kho tàng tri thức và lưu lượng thông tin tiện lợi hơn rất nhiều so với trong quá khứ. Thành thử họ sẽ kỳ vọng vào sự diễn giảng giáo lýPhật giáo sao cho phù hợp với những tiêu chuẩn mà họ đã tiếp cận và học hỏi từ các nơi khác. Do vậy, người ta không dễ dàng tiếp nhậngiáo lý được truyền đạt bởi những người tu sĩ chỉ đơn thuầndựa vàoniềm tin và lòng ngưỡng mộ. Bởi sau lời dạy ấy, nhiều vấn đề sẽ được đặt ra. Một thông tin, một kiến giải về Phật pháp sẽ được suy xét, trắc nghiệm rõ ràng trước khi chấp nhậntin theo. Thành thử người hoằng pháp phải không ngừng trau dồi kiến thức học tập và tu dưỡng, có đầy đủ tố chất đểtrở thành một mẫu người hoằng pháplý tưởng trong thời hiện tại.
Kiến thứcPhật học thì bao lavô tận, người học Phật không phải học cho hết toàn bộ nền giáo lý ấy. Họ chỉ cần dựa trên những lời dạy căn bản của đức Phật về ý nghĩa và giá trị của sự sống, bản chất, nguồn gốc của khổ đau và hạnh phúc. Nắm bắt các phương pháptrị liệu để loại trừ tâm cấu uế và khả năng chế tác hạnh phúc, an lạc là điều cần thiết nhất của người xuất gia. Tất cả các phương thức ấy đều có trong lời dạy của đức Phật. Do vậy, người học Phật không phải chỉ để trở thành nhà nghiên cứuthuần lý, mà học Phật phải là sự thực tập khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt để nhìn thẳng vào bản chất của cuộc đời, biết dung hòa giữa chơn và tục, để làm nền tảng vững chắc trong sự tiến bộtâm linh. Cố nhiên, việc học Phật được dẫn khởi từ thực trạng khổ đau của con người. Học Phật để hiểu cuộc đời và thương cuộc đời hơn, từ đó tìm cáchgiải quyết các xung đột, bế tắc của cuộc đời. Cho nên, từ bi và trí tuệ vẫn là đôi chân vững chắc, nâng đỡhành giả hòa nhập vào dòng hợp lưu bất tận của cuộc đời mà không bị đời làm lung lạc.
Khổ đau là vấn đề muôn thủa của con người, nên lời dạy về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt tận khổ và con đường đưa đến đoạn diệt khổ là chân lý, nó không bị khu diệt của không gian và thời gian. “Trong lịch sửvăn minh của nhân loại, đang tồn tại hay hủy diệt, không có một quan điểm hay học thuyết nào mà không từng bị vượt qua bởi nhận thức của thế hệ đi sau. Có học thuyết bị vượt qua và đào thải luôn, có học thuyết bị vượt qua rồi phục hoạt lại được; nhưng rất hiếm những triết thuyết bị vượt qua rồi phục hoạt lại mà bản chất không biến dạng. Giáo lý khổ, không, vô thườngvô ngã của Phật giáo khẳng định quy luật muôn đời. Nó là định lý phổ quát, nên vấn đề chỉ là khế lý, khế cơ và khế thời chứ không phải bị vượt qua và đào thải.”[5] Do vậy, hành giảhoằng pháp cần nắm vững các nguyên lý này để vận dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển nhằm mang lại lợi íchthiết thực cho mình và cho người.
Vận dụng triệt đểý nghĩa“Tứ nhiếp pháp”,hành giảhoằng pháp có thể thường xuyênvận động và tổ chức những chuyến viếng thăm từ thiện các trại cai nghiện, các bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS, nhằm tiếp cận, động viên, chia sẻ những tâm sự vui buồn với bệnh nhân: Ái ngữ nhiếp: nói cho họ biết được tinh thần tự chiến thắng mình là sự chiến thắng cao thượng, chính ý chí phấn đấu phục hồi của chính bản thân họ, mới có một năng lựcmầu nhiệm nhất để đưa họ trở về cuộc sống bình thường. Bố thí nhiếp: những vật thực, mền gối v.v…, mà mình đem đến cho họ chứa đựng sự cảm thông và xóa đi những mặc cảmtội lỗi, bịnh hoạn trong tâm hồn họ. Lợi hành và Đồng sự nhiếp:an ủi, khích lệ, phủ dụ, thân cận thăm hỏi có thể đem đến cho họ những thang thuốc bổ mầu nhiệm về mặt tinh thần, khiến cho sự phân biệtmặc cảm của họ tan biến và không cảm thấy có sự ngăn cách giữa họ và cộng đồngxã hội. Đối với những người nghèo khó, hoạn nạn do thiên tai bão lụt thì nên vận động uỷ lạo, cứu trợ để kịp thời giúp mọi ngườivượt qua cơn khó khăn, giúp họ ổn định lại cuộc sống.
Tại nước ta Phật giáo có thể nói là phổ cậpđến gần hết, hẳn nhiên vẫn nhiều nơi như vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, …vẫn đang còn rất nhiều nơi đang khát khao và mong đợiPhật pháp. Thiết nghĩtinh thầnTứ nhiếp pháp vẫn đang rất cần thiết. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của người hoằng pháp phải khéo vận dụng một cách linh hoạt vào trong công việc hoằng pháp của mình sao cho có hiệu quả, để mọi người đều được ân triêm lợi lạc trong giáo pháp của đức Phật.
Nói đến hoằng pháp là nói đến pháp mônTứ nhiếp pháp, nếu lìa pháp môn này hành giảhoằng pháp sẽ không có đất đứng trong sứ mệnh thượng cầu Phật đạo hạ hoá chúng sanh. Nên Tứ nhiếp phápvẫn cógiá trịmiên viễn trong việc giải quyết khổ đau mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người.
Hiện nay, người xuất gia phần lớn được giáo dục và đào tạo từ hệ thống các trường Trung cấp cho đến Đại học đều tập trung tại các đô thành phố lớn. Tại đây điều kiệntu tậpthuận lợi, chùa chiền ổn định nên phần nhiều lượng tu sĩ ở các vùng này rất nhiều. Đây là một vấn đề rất dễ hiểu, tuy nhiên còn rất nhiều nơi chưa thấy bóng dáng của người xuất gia, chưa có ánh sáng Phật pháp soi rọi. Thành ra cần phải có sự phân bổ kịp thời có hệ thống để làm sao nơi nào cũng có ánh sáng Phật pháp, nơi nào cũng có chùa và hình ảnh người tu sĩhiện diện. Hẳn nhiên là rất khó để làm được việc này, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể làm được đó là tinh thần dấn thân phát nguyện. Ta có Bồ đề tâm thì hãy làm sao để phát dậy biên cương vô hạn của cõi lòng. Khi được đào tạo kỹ càng, đường tu vững chãi thì hãy phát nguyện dấn thân vì đạo, để đến bất cứ nơi nào cần đến, nơi nào còn khổ đau, nơi nào đang khát khao ánh sáng chân lý thì hãy đi đến để giúp họ. Người xuất gia vì lý tưởng cao đẹp, phát nguyện dấn thân nên không nãn lòng lùi bước trước mọi khó khăn gian khó. Làm được như vậy chúng ta mới có thể gọi là báo Phậtân đức trong muôn một.
Ngay trong thực tếcuộc đời nhiều người lớn lên tại các đô thị phồn vinh, rồi bước vào xã hội với học vị cao, mức sống ổn định, một số người ít khi trực tiếp sống với những đau khổ của người khác khác ở những vùng đất xa xôi hẻo lánh. Thiếu đồng cảm về những khổ đau của đồng loại, do đó cũng thiếu luôn cả nhận thức về thực chất của sự sống, không thể hiểu hết tất cả ý nghĩa thiết cốt của khát vọng sinh tồn. Cho nên, Hành giảhoằng phápthực hiệnTứ nhiếp pháp, khéo vận dụng phương tiện để đưa đạo Phật đến với họ, phải có nghĩa là đưa họ đến giáp mặt với thực tế của sinh tồn. Đó là làm phát khởi bồ đê tâm nơi họ, để họ luôn có tinh thần đồng cảm và chia sẽ. Họ có thể đi đến những nơi khó khăn, hiểm nạn để giúp đở. Đây có thể là ước nguyện xa vời, thậm chí sáo rỗng đối với một số người. Nhưng đó chính là mặt đất kim cang để trên đó họ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình.
Con người ta khổ không phải vì không có hay thiếu phương tiện sống, mà khổ vì thiếu cách sống và một hướng đi đúng với bản thân. Muốn để hóa giải nỗi khổ đau thì con người phải học đạo, hiểu đạo và thực hành đạo – thực hành theo đạo là nền tảng cơ bản cho cuộc sống, hướng con người vào hành động chân chính, thu phụcnhân tâm, nhằm làm cho xã hội ngày một vẹn toàn, an lạc hơn.
Tài liệutham khảo:
- Thích Thiện Hoa, Phật họcphổ thông, Thành hội Phật giáo TP.HCM ấn hành.
- Nhất Hạnh, Đường xưa mây trắng, Nxb Lá Bối.
- NàradaMahàThera, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb Tôn Giáo.
- Tập san pháp luân, Liên chúng Pháp luân ấn tống.
Tứ Nhiếp Pháp (Thích Đức Thắng)
Tứ Nhiếp Pháp (Thích Thiện Hoa)
Tứ Nhiếp Pháp (Thích Thông Huệ)
[1]Tạp A hàm, quyển 26, kinh 636.
[2] Thích Thiện Hoa, Phật HọcPhổ Thông q1, tr. 336 – 337.
[3]Nhất Hạnh, Đường xưa mây trắng tập 3, Lá Bối xuất bản, tr 751 -752.
[4] Sđd, tr 752.
[5] Xem Tuệ Sỹ, Suy nghĩ về hướng giáo dục cho tuổi trẻ,