- Tập I
- 01*kinh Pháp Môn Căn Bản
- 02*kinh Tất Cả Lậu Hoặc
- 03 Kinh Thừa Tự Pháp
- 4. Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava Sutta)
- 5. Kinh Không Uế Nhiễm (Anangana Sutta)
- 6. Kinh Ước Nguyện (Akankheyya Sutta)
- 7. Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vatthùpama Sutta)
- 8. Kinh Đoạn Giảm (Sallekha Sutta)
- 9. Kinh Chánh Tri Kiến (Sammàditthi Sutta)
- 10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna Sutta)
- 11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cùlasìhanàda Sutta)
- 12. Đại Kinh Sư Tử Hống (Mahàsìhanàda Sutta)
- 13. Đại Kinh Khổ Uẩn (Mahàdukkhakkhanda Sutta)
- 14. Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Cùladukkhakkhanda Sutta)
- 15. Kinh Tư Lượng (Anumàna Sutta)
- 16. Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhila Sutta)
- 17. Kinh Khu Rừng (Vanapattha Sutta)
- 18. Kinh Mật Hoàn (Madhupindika Sutta)
- 19. Kinh Song Tầm (Dvedhàvitakka Sutta)
- 20. Kinh An Trú Tầm (Vtakkasanthàna Sutta)
- 21. Kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacùpama Sutta)
- 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddùpama Sutta)
- 23. Kinh Gò Mối (Vammika Sutta)
- 24. Kinh Trạm Xe (Rathavinìta Sutta)
- 25. Kinh Bẫy Mồi (Nivàpa Sutta)
- 26. Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanà Sutta)
- 27. Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cùlahatthipadopama Sutta)
- 28. Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama Sutta)
- 29. Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây Mahasaropama-sutta
- 30. Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây (Cùlasàropama Sutta)
- 31. Tiểu Kinh Rừng Sừng Bò (Cùlagosinga Sutta)
- 32. Đại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahàgosinga Sutta)
- 33. Đại Kinh Người Chăn Bò (Mahàgopàlaka Sutta)
- 34. Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cùlagopàlaka Sutta)
- 35. Tiểu Kinh Saccaka (Cùlasaccaka Sutta)
- 36. Đại Kinh Saccaka (Mahàsaccaka Sutta)
- 37. Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái (Cùlatanhàsankhaya Sutta)
- 38. Đại Kinh Đoạn Tận Ái (Mahàtanhàsankhaya Sutta)
- 39. Đại Kinh Xóm Ngựa (Mahà-assapura Sutta)
- 40. Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cùla-assapura Sutta)
- 41. Kinh Sàleyyaka (Sàleyyaka Sutta)
- 42. Kinh Veranjaka (Veranjaka Sutta)
- 43. Đại Kinh Phương Quảng (Mahàvedalla Sutta)
- 44. Tiểu Kinh Phương Quảng (Cùlavedalla Sutta)
- 45. Tiểu Kinh Pháp Hành (Cùladhammasamàdàna Sutta)
- 46. Đại Kinh Pháp Hành (Mahàdhammasamàdàna Sutta)
- 47. Kinh Tư Sát (Vìmamsaka Sutta)
- 48. Kinh Kosambiya (Kosambiya Sutta)
- 49. Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh (Brahmanimantanika Sutta)
- 50. Kinh Hàng Ma (Màratajjanìya Sutta)
- Tập Ii
- 51. Kinh Kandaraka (Kandaraka Sutta)
- 52. Kinh Bát Thành (Atthakanàgara Sutta)
- 53. Kinh Hữu Học (Sekha Sutta)
- 54. Kinh Potaliya (Potaliya Sutta)
- 55. Kinh Jìvaka (Jìvaka Sutta)
- 56. Kinh Ưu-ba-ly (Upàli Sutta)
- 57. Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika Sutta)
- 58. Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayaràjakumàra Sutta)
- 59. Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedanìya Sutta)
- 60. Kinh Không Gì Chuyển Hướng (Apannaka Sutta)
- 61. Kinh Giáo Giới La-hầu-la ở Rừng Ambala (Ambalatthikà Ràhulovàda Sutta)
- 62. Đại Kinh Giáo Giới La-hầu-la (Mahà Ràhulovàda Sutta)
- 63. Tiểu Kinh Màlunkyà (Cula Màlunkyà Sutta)
- 64. Đại Kinh Màlunkyà (Mahà Màlunkyà Sutta)
- 65. Kinh Bhaddàli (Bhaddàli Sutta)
- 66. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy (Latukikopama Sutta)
- 67. Kinh Càtumà (Càtumà Sutta)
- 68. Kinh Nalakapàna (Nalakapàna Sutta)
- 69. Kinh Gulisàni (Gulisàni Sutta)
- 70. Kinh Kìtàgiri (Kìtàgiri Sutta)
- 71. Kinh Dạy Vacchagotta Về Tam Minh (Tevijjavacchagotta Sutta)
- 72. Kinh Dạy Vacchagotta Về Lửa (Aggivacchagotta Sutta)
- 73. Đại Kinh Vaccaghotta (Mahàvacchagotta Sutta)
- 74. Kinh Trường Trảo (Dìghanakha Sutta)
- 75. Kinh Màgandiya (Màgandiya Sutta)
- 76. Kinh Sandaka (Sandaka Sutta)
- 77. Đại Kinh Sakuludàyi (Mahàsakuludàyin Sutta)
- 78. Kinh Samanamandikà (Samanamandikàputta Sutta)
- 79. Tiểu Kinh Sakuludayi (Thiện Sanh Ưu Đà Di) (Cùlasakuludàyi Sutta)
- 80. Kinh Vekhanassa (Vekhanassa Sutta)
- 81. Kinh Ghatìkàra (Ghatìkàra Sutta)
- 82. Kinh Ratthapàla (Ratthapàla Sutta)
- 83. Kinh Makhàdeva (Makhàdeva Sutta)
- 84. Kinh Madhurà (Madhurà Sutta)
- 85. Kinh Vương Tử Bồ-đề (Bodhirajàkumàra Sutta)
- 86. Kinh Angulimàla (Angulimàla Sutta)
- 87. Kinh Ái Sanh (Piyajàtika Sutta)
- 88. Kinh Bàhitika (Bàhitika Sutta)
- 89. Kinh Pháp Trang Nghiêm (Dhammacetiya Sutta)
- 90. Kinh Kannakatthala (Kannakatthala Sutta)
- 91. Kinh Brahmàyu (Brahmàyu Sutta)
- 92. Kinh Sela (Sela Sutta)
- 93. Kinh Assalàyana (Assalàyana Sutta)
- 94. Kinh Ghotamukha (Ghotamukha Sutta)
- 95. Kinh Cankì (Cankì Sutta)
- 96. Kinh Esukàrì (Esukàrì Sutta)
- 97. Kinh Dhànanjàni (Dhànanjàni Sutta)
- 98. Kinh Vàsettha (Vàsettha Sutta)
- 99. Kinh Subha (Subha Sutta)
- 100. Kinh Sangàrava (Sangàrava Sutta)
- Tập Iii
- 101. Kinh Devadaha (Devadaha Sutta)
- 102. Kinh Năm Và Ba (Pancattaya Sutta)
- 103. Kinh Nghĩ Như Thế Nào? (Kinti Sutta)
- 104. Kinh Làng Sama (Sàmagàma Sutta)
- 105. Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta Sutta)
- 106. Kinh Bất Động Lợi Ích (Anenjasappàya Sutta)
- 107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna Sutta)
- 108. Kinh Gopaka Moggallàna (Gopakamoggallàna Sutta)
- 109. Đại Kinh Mãn Nguyệt (Mahàpunnama Sutta)
- 110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt (Cùlapunnama Sutta)
- 111. Kinh Bất Đoạn (Anupada Sutta)
- 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh (Chabbisodhana Sutta)
- 113. Kinh Chân Nhân (Sappurisa Sutta)
- 114. Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì (Sevitabba-asevitabba Sutta)
- 115. Kinh Đa Giới (Bahudhàtuka Sutta)
- 116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)
- 117. Đại Kinh Bốn Mươi (Mahàcattàrìsaka Sutta)
- 118. Kinh Nhập Tức, Xuất Tức Niệm (Kinh Quán Niệm Hơi Thở) (Anàpànasati Sutta)
- 119. Kinh Thân Hành Niệm (Kàyagatàsati Sutta)
- 120. Kinh Hành Sanh (Sankhàrupapatti Sutta)
- 121. Kinh Tiểu Không (Cùlasunnata Sutta)
- 122. Kinh Đại Không (Mahàsunnata Sutta)
- 123. Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (Acchariya-abbhùtadhamma Sutta)
- 124. Kinh Bạc-câu-la (Bakkula Sutta)
- 125. Kinh Điều Ngự Địa (Dantabhùmi Sutta)
- 126. Kinh Phù-di (Bhùmija Sutta)
- 127. Kinh A-na-luật (Anuruddha Sutta)
- 128. Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Sutta)
- 129. Kinh Hiền Ngu (Bàlapandita Sutta)
- 130. Kinh Thiên Sứ (Devadùta Sutta)
- 131. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta)
- 132. Kinh A-nan Nhất Dạ Hiền Giả (Anandabhaddekaratta Sutta)
- 133. Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất Dạ Hiền Giả (Mahàkaccànabhaddekaratta Sutta)
- 134. Kinh Lomasakangiya Nhất Dạ Hiền Giả (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta)
- 135. Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cùlakammavibhanga Sutta)
- 136. Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahàkammavibhanga)
- 137. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ (Salàyatanavibhanga Sutta)
- 138. Kinh Tổng Thuyết Và Biệt Thuyết (Uddesavibhanga Sutta)
- 139. Kinh Vô Tránh Phân Biệt (Aranavibhanga Sutta)
- 140. Kinh Giới Phân Biệt (Dhàtuvibhanga Sutta)
- 141. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật (Saccavibhanga Sutta)
- 142. Kinh Phân Biệt Cúng Dường (Dakkhinàvibhanga Sutta)
- 143. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc (Anàthapindikovàda Sutta)
- 144. Kinh Giáo Giới Channa (Channovàda Sutta)
- 145. Kinh Giáo Giới Phú-lâu-na (Punnovàda Sutta)
- 146. Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovàda Sutta)
- 147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-hầu-la (Cùlaràhulovàda Sutta)
- 148. Kinh Sáu Sáu (Chachakka Sutta)
- 149. Đại Kinh Sáu Xứ (Mahàsalàyatanika Sutta)
- 150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta)
- 151. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh (Pindapàtapàrisuddhi Sutta)
- 152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhàvanà Sutta)
KINH
TRUNG BỘ
PL. 2556 – 1992
Giới thiệuTrung Bộ Kinh
Hòa thượng Thích Minh Châu
1. Lời Nói Đầu
(trong bản in lần thứ nhất năm 1973)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập : tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
Sau khi dịch xong Kinh Trường Bộ (Digha Nikàya), Vu Lan 2516 (23-8-1972), tôi dịch tiếp Kinh Trung Bộ.
Tôi dựa theo nguyên bản Pàli của Hội Pàli Text Society để phiên dịch và dùng ba bản dịch làm tài liệu. Tài liệu thứ nhất là những ghi chú bằng tiếng Anh và chữ Hán, tôi đã tự mình ghi vào bản Pàli, từng chữ, từng hàng, từng trang một, khi tôi theo học bản Pàli này, từ năm 1952 đến năm 1955 tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan, do Ngài Pannananda diễn giảng. Bản tài liệu thứ hai là bản dịch “The Middle Length Sayings” của Cô L. B. Horner, hội Pàli Text Society, một công trình dịch thuật rất chu toàn; và bản thứ ba là bản dịch ra tiếng Nhật của bộ Nam truyền Đại Tạng Kinh. Thỉnh thoảng tôi tham khảo các bản kinh Hán Tạng tương đương nếu thấy cần thiết.
Vấn đề tìm được Hán tự tương đương với chữ Pàli, thật là một vấn đề nan giải. Như biết Pancak Khandha là năm uẩn, Rùpa là Sắc, Vedanà là Thọ, Sannà là Tưởng, Sankhàrà là Hành và Vinnàna là Thức, thời dịch vừa gọn, vừa nhanh. Nhưng nếu gặp những danh từ chưa có chữ Hán tương đương là cả một vấn đề thật khó khăn và nan giải.
Các bài Kinh chữ Hán tương đương trong bộ Trung A Hàm không giúp đỡ được nhiều. Ngài Sanghadeva (Tăng Già Đề Bà) dịch Trung A Hàm vào năm 398 sau kỷ nguyên, nên nhiều danh từ Ngài dùng không được các dịch giả về sau như Ngài Huyền Trangchấp nhận. Như Vedana, Ngài Sanghadeva dịch là Giác, về sau dịch là Thọ; Savitakka, Savicara, Ngài dịch là Hữu giác, Hữu quán, về sau dịch là Hữu tầm, Hữu tứ; Phassa Ngài dịch là Cánh Lạc, về sau dịch là Xúc. Cho nên, bản Hán Tạng nhiều khi tối nghĩa và dễ phát sinh hiểu lầm, nếu chúng ta không có bản Pàli tương đương.
Chúng tôidịch Kinh Pàli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những Kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dầu là Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, từ mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệmtìm hiểu, chứng nghiệmcá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì Đạo Phật là Đạo đến để mà thấy chớ không phải Đạo đến để nhờ người thấy hộ, Đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải Đạo của người nhắm mắt; Đạo của người thấy, của người biết (Passato Jànato), không phải là Đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật, và vì trách nhiệm ấy chúng tôi đã cố gắngphiên dịchKinh Tạng Pàli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chính chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn sư chúng ta.
Đại họcVạn Hạnh, Sài Gòn, 1973
(trong bản in năm 1986)
Chúng tôi cho in lần thứ hai Kinh Trung Bộ Tập I, II, và III, với những mục đích chính như sau :
Chúng tôi in Kinh Trung Bộ từ năm 1973 đến năm 1975, được phiên dịchtrong khoảng 1970 đến 1975 nên bản dịch có nhiều thiếu sót. Trước hết một số danh từ như Adassan trước dịch là “không hiểu rõ”, nay dịch lại là “không được thấy”; Sanjànàti trước dịch là “chấp nhận”, nay dịch là “tưởng tri”; Parijànàti trước dịch là “hiểu rõ”, nay dịch là “liễu tri”; Abhijànàti, trước dịch là “biết rõ”, nay dịch lại là “thắng tri”; Pajànàti, trước dịch là “hiểu rõ”, nay dịch lại là “Tuệ tri”.
Một danh từ nữa cũng hay dùng sai, có thể gây hiểu lầm như chữ Kàmaguna, Hán dịch là “Dục công đức”, mà công đứcthường có nghĩa tốt lành, trong khi nghĩa chữ guna là làm “tăng trưởng lòng dục”. Nên chúng tôi dịch là “Dục tăng trưởng”. Danh từ dịch sai khá nhiều, nên bản in lần này dịch lại cho đúng hơn. Một sự cố gắng nữa của chúng tôi là Việt hóa một số danh từ để gần với bản sắc dân tộc hơn. Như trước dịch Trung Bộ Kinh, nay sửa lại Kinh Trung Bộ. Trước dịch kinh “Nhứt thiết lậu học”, nay sửa lại kinh “Tất cả lậu hoặc”. Trước dịch kinh “Bố dụ” nay đổi lại kinh “Ví dụ tấm vải”. Trước dịch là “Ngưu giác lâm tiểu kinh” nay dịch lại “Tiểu kinh Rừng sừng bò”.
Còn đối với danh từ Pàli về tên người, tên địa danh, chúng tôi chưa tìm ra được một công thứcthích hợp, nên nay chúng tôi thả lỏng vấn đề này. Ví dụ, chữ Sàvatthi, chữ Hán là Xá Vệ, dịch âm phải là Xa-vat-thi, chúng tôi chưa theo lối dịch âm được, vì cách đọc chữ Pàli có nhiều điểm giống như tiếng Việt, nên nhiều khi chúng tôi giữ tiếng Pàli. Chữ Sàriputta, theo hán dịch là Xá-lợi-Phất, theo dịch âm phải là Xa-ri-put-ta, nhưng chúng tôi vẫn giữ Sàriputta. Còn theo Hán dịch thời quá xa với nguyên bản Pàli hay Sanskrit, chỉ ai quen với chữ Hán Tạng thời đọc và hiểu được. Đây chưa nói đến một số danh từ thuật ngữ chuyên môn, nhất là dùng để diễn tả tiến trình đưa đến chứng quảNiết bàn, hoặc không tìm được, hoặc chưa tìm được danh từ thuật ngữ chuyên môn bên Hán Tạng, thành thử một số thuật ngữ chỉ được sử dụng tạm thời, chờ đợi sự gạn lọc của thời gian hay sự bổ khuyết của chư học giảmười phương, mới có khả năng giải quyếtvấn đề nan giải này.
Gần chúng ta hơn, Kinh Trung Bộ này đã nằm trong chương trình học của Trường Cao Cấp Phật HọcViệt Nam, và Tăng Ni Sinh cần có Kinh sách để học hỏinghiên cứu, cho nên cho in lại Kinh Trung Bộ là đáp ứng nhu cầu cấp bách này. Ngoài ra Kinh Trung Bộ đang được nhiều nhà học giả, nhiều Phật tửnghiên cứu và tìm hiểu, vì chúng ta có thể nói Kinh Trung Bộ không những là cốt lõi trong Kinh Tạng Pàli mà còn diễn đạt rất súc tích và đầy đủ những định nghĩa căn bản các danh từ đạo Phật và còn diễn đạt rất phong phú và đa dạng những pháp môntu tập đưa đến Niết bàn. Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được tinh hoa của Đạo Phậtnguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà Đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảnggiáo lý của Ngài.
Chúng tôi chỉ có thể nói một cách vắn tắt là Kinh Trung Bộ đặt nặng về phần Chánh Tri Kiến và các phương pháptu hành, nhất là những tiến trình tu chứng đi từ Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Còn Kinh Trường Bộ đặt nặng phần lịch sử, có tánh cách đối ngoại đối với Bà La Môn, du sĩ ngoại đạo, Kỳ na giáo… Tăng Chi Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo pháp số từ số 1 đến số 11. Tương Ưng Bộ đặt nặng phần phân tích giáo lý theo đề tài. Còn đọc KinhTrung Bộchúng ta đi sâu vào phần giáo lý và phần hành trì, đặt nặng về những phản ứngtâm lýtế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vịtối cao.
Công trìnhphiên dịch của tôi, một mặt đáp ứngsở nguyện xuất dương tu học của tôi, một mặt xây dựng những tài liệunghiên cứuđạo Phật cho các Học giả và Phật tửViệt Nam. Lẽ dĩ nhiên trong trách nhiệmhiện tại của tôi, sự phiên dịch đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều dụng côngkiên trì và liên tục, nhưng chúng tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi được tận hưởng những Pháp Lạc do Chánh Pháp đem lại trong khi phiên dịch. Pháp Lạc này ẩn chứa trong từng chữ từng câu, tiềm tàng trong từng câu văn giọng nói, và chính Pháp Lạc đã nuôi dưỡng và khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công tác phiên dịch này.
Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý của các nhà Bà La Môn đã dùng danh từ Tiểu Thừa để gán vào những lời dạy thực sự nguyên thủy của đức Phật và khiến cho các Phật tử không dám đọc, không dám học, không dám tu những pháp môn ấy. Càng dịch, càng thấy rõ dụng tâmhiểm độc của các vị Bà La Môn, đã khôn khéo xuyên tạcđạo Phật, khiến cho những giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất của tư tưởngnhân loại, đã bị những tư tưởngtà giáoxen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che dấu, không được biết đến, không được học hỏitu hành. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa của Ma Vương, các cuộc đo tài của những ngọn đènlẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ của những kẻ mới tập tểnh đi vàocon đường Triết lý, tất cả cũng chỉ là cuồng vọngđen tối, được ánh sáng rực rỡ của chân lýquét sạch.
Có người than kinh Pàli quá dài và có nhiều đoạn trùng điệp. Khi dịch Kinh, bao giờ tôi cũng phải kính trọng nguyên bản, và vì vậychúng tôi không có thể tự ý lược bỏ những đoạn trùng điệp, dầu rằng nguyên bản Pàli chúng tôiphiên dịch cũng đã lược bỏ khá nhiều. Điều chúng ta nên nhớ là phần lớn Kinh điển được kiết tập trong các Đại hộiKiết tập và đều do chư Tăng tụng đọc lại những đoạn các vị ấy đã ghi nhớ, và lẽ dĩ nhiên khi tụng đọc không bao giờ có chuyện lược bỏ. Lại nữa đức Phật trong khi đi truyền giáo, mỗi Kinh đều được giảng trọn vẹn trong mỗi hoàn cảnhđặc biệt và chư Tăng ghi nhớ lại không bao giờ dám lược bỏ các đoạn đã được nghe. Do đó, có nhiều đoạn trùng điệp, khó lòng lược bỏ cho được. Dầu thế nào, các đoạn trùng điệp vẫn có sự tác dụng cho người đọc, vì không gì tốt đẹp hơn là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần những giáo lý quan trọng và những pháp tu căn bản.
Chúng tôi nay chỉ chú trọng phiên dịch, và mong dịch cho được chu toàn và đầy đủ, để làm tài liệunghiên cứu và tu học cho các Phật tử và Học giả, chưa có một nhận xét, phê bình, so sánhđối chiếu gì. Mỗi bộ Kinh được dịch xong là những nguồn tài liệuvăn hóahết sứcphong phú và quý giá cho các Học giả và các Phật tử, và hiện tạisự cố gắng duy nhất của chúng tôi là cung cấp những tài liệuvăn hóa ấy.
Cho nên, với 5 bộ KinhTrường Bộ, Kinh Trung Bộ, Kinh Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Kinh Tiểu Bộ, chúng tôi nghĩ là giới thiệu được những tài liệu khá chính xác và đầy đủ để các nhà Học giả, Tăng NiPhật tử, Sinh viên đi sâu được vào những Giáo lý và Giáo phápcăn bản, thật sự là nguyên thủy của Đạo Phật.
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Thiền việnVạn Hạnh
(Bình Anson tổng hợp, 11/99)
Bài Đọc Thêm:
[(B) Đạo đức trong nếp sống của Phật tử. HT Thích Minh Châu ][(C) Nghĩa chữ “Không” trong đạo PhậtNguyên thủy. HT Thích Minh Châu][ (D) Lý Duyên khởi. HT Thích Thanh Từ ][(E) Kinh Thiên sứ. HT Thích Thanh Từ][(F) Giới thiệuTrung Bộ Kinh. Bình Anson]
Chân thành cám ơn Ts. Cư sĩ Bình Anson đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen ấn bản điện tử Revised 09-02-2003 (Tâm Diệu)