VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH TRUNG BỘ
MAJJHIMA NIKÃYA
DỊCH GIẢ: HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 2022
LỜI CHỨNG MINH
Nam-mô Bản Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Trong Kỉnh Hoa Nghiêm có ghi: “Phật dĩ nhất nhất thân, xứ xứ chuyển pháp /沥〃”(佛以一一身,處處轉法輪),nghía là đức Phật luôn dùng tất cả hóa thân của mình, ở mọi nơi mọi chốn chuyển bánh xe pháp. Thật hoan hỷ, tinh thần chuyển bánh xe pháp của đức Phật đã và đang được chư Tôn đức Hội đồng Tri sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai một cách hiệu quả. Đặc biệt, trên phương diện hoăng truyên kinh điên, chư Tôn đức đã có những định hướng đúng đắn cho Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tiến hành phiên dịch, san định, ấn tống Kinh, Luật, Luận, Sớ giải có nguồn gốc từ tạng Pali, Sanskrit, Hán cổ và các ngôn ngữ khác…
Khi nghiên cứu, hoằng truyền kinh điển, nhà Phật thường có câu: DĩThánh giáo vi minh cảnh chiêu kiên tự tâm, dĩ tự tâm vi trí đăng chiêu kinh u chr (以 聖教爲明鏡照見自心,以自心爲智燈照經幽旨),nghĩa là lấy Phật pháp làm tâm gương sáng soi vào tự tâm, lây tự tâm làm ngọn đèn trí soi tỏ chô thâm sâu của kinh điên. Những Phật sự được chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã và đang thực hiện, thực sự là những việc làm trân quý. Việc ấy không chỉ làm sáng bản tâm của mỗi hành giả nghiên cứu mà còn chuyển hóa lời Phật dạy một cách dễ hiểu, dễ học, dễ hành, gần gũi với cuộc sống đời thường. Thông qua đó, môi hành giả có được cách tiêp cận, tu tập, thực hành lời Phật dạy, thành tựu nhiều kết quả hơn.
Từ việc nghiên cứu kinh điển, nhìn lại Phật giáo Việt Nam, chúng ta mới thấy, Phật giáo Việt Nam với chiều dài lịch sử trên dưới 2000 năm đồng hành cùng dân tộc, đã tạo nên những giá trị Phật giáo đặc biệt, đóng vai trò trụ cột trong việc gìn giữ nền văn hóa Việt thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, làm cho dân tộc Việt Nam trở nên vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến nước nhà vào thời đại Lý – Trần, vẫn đang tiếp tục đồng hành cùng đất nước trong thời kỳ hội nhập với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc.” Chính vì vậy? những Phật sự của chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đang thực hiện có ý nghĩa hét sức quan trọng trong việc “kế vãng khai lai, truyên trì đạo mạch”, không chỉ làm cho Phật pháp xương minh, trường ton ở the gian mà còn góp phan làm cho Phật giáo Việt Nam tiếp nối truyền thống tốt đẹp từ ngàn xua, phát triển lên một tầm cao mới. Hy vọng mỗi hành giả chúng ta nỗ lực hơn nữa để thành tựu giải thoát và hoàn thành sứ mệnh “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.”
Nguyện câu Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyên, thê giới hòa bình, nhân dân an lạc.
Nam-mố Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát, tác đại chứng minh.
VesakLiên Hợp Quốc, PL.2563 – DL.2019
Trưởng lão Hòa thượng THÍCH PHỔ TUỆ
(Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
LỜI GIỚI THIỆU
Thay mặt Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi tán dương Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, đặc biệt là Ban Biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam đã hoan hỷ đảm trách nhiệm vụ phiên dịch, biên tập và ấn hành bộ Thánh điển thiêng liêng này.
Phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ các ngôn ngữ Phật học (Pāli, Sanskrit, Hán cổ) ra tiếng Việt là trách nhiệm cao quý của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN) do Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu thành lập năm 1989, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học hỏi và thực tập Phật pháp của hàng triệu Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước.
1. Về thuật ngữ
Tôi tán đồng cách Hội đồng Quản trị VNCPHVN thay đổi cụm từ “Đại tạng kinh Việt Nam”, vốn chịu ảnh hưởng từ cách đặt tựa tác phẩm của Phật giáo Trung Quốc, thành “Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam”, nhằm thể hiện bản sắc văn học Phật giáo Việt Nam, đồng thời thích ứng với cách đặt tên phổ biến của cộng đồng Phật giáo thế giới hiện nay.
Khái niệm “Đại tạng kinh” chỉ đề cập đến “Kinh tạng” (P. Sutta Piṭaka, H. 經蔵) tức kho tàng Chân lý, trong khi khái niệm “Tam tạng Thánh điển Phật giáo” có nội hàm rộng hơn, bao quát hơn; đó là ngoài kho tàng Chân lý còn có kho tàng Đạo đức (P. Vinaya Piṭaka, H. 律蔵, Luật tạng), kho tàng Triết học tâm (P. Abhidhamma Piṭaka, H. 論蔵, Luận tạng), Văn học Chú giải (P. Aṭṭhakathā), Văn học Phụ chú giải (P. Ṭīkā), Văn học Tục tạng và các tác phẩm Phật học Việt Nam.
Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam bao gồm các tuyển tập Tam tạng Phật giáo Thượng Tọa bộ (ảnh hưởng các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia), Tam tạng Phật giáo Bộ phái, Tam tạng Phật giáo Đại thừa (ảnh hưởng Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Tạng), Văn học Sớ giải, Văn học Tông phái Phật giáo và Văn học Phật giáo Việt Nam, v.v…
2. Về Văn học sử Phật giáo
“Thánh điển Phật giáo” là khái niệm chỉ cho tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong 45 năm (theo Phật giáo Nam truyền) hay 49 năm (theo Phật giáo Bắc truyền) truyền bá Chân lý (P. Dhamma, S. Dharma, H. 法, Pháp), Đạo đức (P=S. Vinaya, H. 戒律, Giới luật), và Các pháp siêu việt (P. Abhidhamma, S. Abhidharma, H. 無比法, Vô tỷ pháp).
Thánh điển Phật giáo được truyền thừa qua hình thức khẩu truyền, được cho là bằng ngôn ngữ Pāli từ thời đức Phật (khoảng thế kỷ VI-V TTL) và lưu truyền qua ba lần kết tập kinh điển tại Ấn Độ. Đến đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư tại Tích Lan (khoảng thế kỷ I TTL), Thánh điển được viết trên lá bối và lưu truyền đến ngày nay. Hai tác phẩm Đảo sử (Dīpavaṃsa) và Đại sử (Mahāvaṃsa) đều ghi nhận rằng trong triều đại Valagamba (29-17 TTL) tại Anuradhapura, Tích Lan, các cao Tăng thuộc làu Tam tạng Pāli bắt đầu viết kinh Phật trên lá bối để giữ gìn và truyền bá lời Phật dạy một cách hiệu quả hơn.
Theo các nhà Đại thừa, cũng vào thế kỷ I (TTL) trở đi, kinh điển Đại thừa bằng tiếng Sanskrit lần lượt ra đời. Ngoài các bản kinh Đại thừa quan trọng tồn tại với ấn bản Sanskrit, phần lớn văn học Phật giáo Đại thừa được lưu giữ qua các bản dịch Hán cổ, được các vua chúa, đại tín chủ lưu bố qua các bản chép tay, khắc trên đá, khắc trên gỗ, và về sau biên tập thành các Đại tạng kinh mang tầm vóc quốc gia ở Trung Hoa; còn tiếng Tây Tạng cổ, được biên tập thành Kinh điển Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhist Canon) gồm hai tạng Kangyur (Kinh – Luật tạng gồm 100 bộ) và Tengyur (Luận tạng gồm 213 bộ).
3. Về phương diện lịch sử
Hơn 10 thế kỷ (từ thế kỷ I-X) bị Trung Quốc đô hộ, người Việt Nam đã sử dụng Đại tạng kinh Trung Hoa bằng Hán cổ và cho đến những thế kỷ sau. Giai đoạn 80 năm Pháp thuộc (1867-1945), người Việt lại buộc phải sử dụng tiếng Việt La-tinh hóa nên chữ Hán Nôm mất dần vị trí ngôn ngữ chính thống. Đứng trước nhu cầu thích nghi với quốc ngữ mới, các cao Tăng Việt Nam quyết định phiên dịch kinh điển từ Hán cổ ra tiếng Việt La-tinh để phổ biến lời Phật dạy rộng rãi hơn, vì đại đa số người Việt trong thời Pháp thuộc không đọc được chữ Hán Nôm.
Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam được hình thành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ 1950 đến 1975, với đỉnh cao là sự ra đời của Hội đồng Phiên dịch Kinh điển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vào năm 1973 và ngưng hoạt động vào năm 1975. Các bậc Tôn túc đóng góp nổi bật trong việc phiên dịch kinh điển từ Hán cổ sang tiếng Việt trong giai đoạn này có Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Ma-ha Bát-nhã, Hoa Nghiêm, Đại Bảo Tích, Niết-bàn, Pháp Hoa); Hòa thượng Thích Trí Nghiêm (Đại Bát-nhã); và chư vị Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Bửu Huệ, Hòa thượng Thích Thiền Tâm (Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm), Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Trí Thành (Trường A-hàm, Tạp A-hàm), v.v…
Giai đoạn 2 bắt đầu từ 1975 đến 2017, với sự ra đời của các bản dịch từ Pāli sang tiếng Việt. Đóng góp nổi trội của Hòa thượng Thích Minh Châu là phiên dịch hầu hết Kinh tạng Pāli. Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm phiên dịch Luật tạng Pāli và Hòa thượng Tịnh Sự dịch Luận tạng Pāli. Gần đây, Thượng tọa Chánh Thân đã dịch mới một số kinh trong Tiểu bộ và Luật tạng Pāli.
Sau ba thập niên phiên dịch độc lập, đến năm 1991, Hội đồng Chỉ đạo Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam chính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thành lập. Từ đó đến nay, VNCPHVN chỉ tái bản được Kinh tạng Nam truyền, gồm 13 tập và một vài tập A-hàm. Trong thời gian này và trước đó, Hòa thượng Thích Trí Quang đã dịch hơn 25 tập Kinh, Luật, Luận; Hòa thượng Thích Đỗng Minh đã dịch một số bộ Luật và hướng dẫn, khuyến khích chư Tăng Ni tại Nha Trang phiên dịch các bộ Luật của các bộ phái Phật giáo, góp phần làm phong phú kho tàng Luật tạng Phật giáo Việt Nam.
Trong hai thập niên, 1994-2014, Hội đồng Dịch thuật do Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh khởi xướng và bảo trợ, có công tổng hợp, biên tập và xuất bản các công trình dịch thuật đã có, đồng thời dịch mới các Kinh, Luật, Luận quan trọng khác để hình thành Linh Sơn Pháp bảo Đại tạng kinh.
Giai đoạn 3 từ năm 2017 trở đi. Vào giữa năm 2018, Hội đồng Quản trị VNCPHVN thành lập Ban Biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tiến hành đối chiếu văn bản song ngữ, biên tập tiếng Việt, làm tổng mục lục mới, với mục tiêu phiên dịch hoàn tất, biên tập và xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, gồm Ba tạng Thượng Tọa bộ, Ba tạng Bộ phái và Ba tạng Đại thừa. Đồng thời, Văn học Sớ giải, Tục tạng, Văn học tông phái Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Văn học Phật giáo Việt Nam cũng sẽ được thực hiện tiếp theo. Công trình sưu tầm, phiên dịch, hiệu chú và ấn hành này dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
4. Về bản sắc quốc gia
Thánh điển Phật giáo được xem là quốc bảo của nhiều quốc gia theo đạo Phật. Các quốc gia thuộc hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có Thánh điển Phật giáo bằng tiếng mẹ đẻ của họ từ lâu. Tại các nước Phật giáo Nam truyền như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, ngoài ấn bản Tam tạng Thánh điển Pāli, đều có bản dịch Thánh điển Phật giáo bằng quốc ngữ của họ.
Trong các nước Phật giáo Đại thừa, Trung Quốc là nước đầu tiên có Khai Bảo tạng được khắc gỗ từ năm 971 đến 983 thời nhà Bắc Tống. Các nước Phật giáo Đại thừa chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc đều có ấn bản Đại tạng kinh chữ Hán theo phong cách riêng.
Đại Hàn (1011-1082) có ấn bản Cao Ly Đại tạng kinh (高麗大蔵經), hay còn gọi là Bát vạn Đại tạng kinh (八萬大蔵經), có cấu trúc mục lục khác với các Đại tạng kinh Trung Quốc, gồm Tam tạng Đại thừa (các bản văn 1-646), Tam tạng Tiểu thừa (các bản văn 647-978), Thánh Hiền Phật ký lục (các bản văn 979-1087) và các tác phẩm khác (1088-1498), trong đó, các bản văn 1402-1405 là các trước tác của Phật giáo Đại Hàn.
Nhật Bản có Thiên Hải tạng (天海蔵)đầu tiên được thực hiện từ năm 1637 đến 1648. Đến đầu thế kỷ XX, Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大蔵經, 1924-1934) do các học giả Takakusu Junjiro, Watanabe Umiakira và Ono Genmyo biên tập, gồm 100 tập, 3.493 bộ, 13.520 quyển, trong đó, 55 tập đầu gồm Kinh, Luật, Luận, Sớ giải, các tông phái Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là ấn bản Đại tạng kinh bằng chữ Hán hoàn chỉnh nhất, có tính hệ thống về phân loại và chấm câu tốt nhất.
Phật giáo Tây Tạng cũng có Đại tạng kinh riêng khá sớm, từ năm 1290 đến 1364. Đại tạng này bao hàm hầu hết các bản luận Sanskrit của các bộ phái Phật giáo Ấn Độ, có nguồn gốc từ Trường Đại học Nalanda nổi tiếng và một số bản dịch từ tiếng Hán. Đại tạng này được hiệu chỉnh qua các thời kỳ và trở thành kho tàng Pháp bảo Tạng truyền đặc thù, vì nó chứa nhiều bộ mật chú và pháp môn tu bí truyền mà ngày nay không tìm thấy trong các Đại tạng Trung Hoa và các nước khác.
Tính từ thời điểm Pháp thuộc năm 1867 đến 2019, khi tiếng Hán – Việt trở thành tiếng Việt La-tinh hóa, 152 năm đã trôi qua, hoặc tính từ thời điểm Hội đồng Phiên dịch Kinh điển của GHPGVNTN hình thành từ năm 1973 cũng đã trải qua 46 năm, Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam chỉ mới hoàn tất một nửa chặng đường phiên dịch.
Bên cạnh việc trân trọng những thành quả dịch thuật của các bậc Tôn đức hữu công thuộc các thế hệ trước, GHPGVN cần có Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam hoàn chỉnh, không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam mà còn giúp cho người Việt Nam không biết các cổ ngữ Phật giáo, có thể tiếp cận lời Phật dạy bằng tiếng Việt, nhằm đạt được trí tuệ do nghe chân lý Phật (P. Sutamayapaññā, Văn tuệ), trí tuệ do nghiền ngẫm chân lý Phật (P. Cintāmayapaññā, Tư tuệ) và trên nền tảng này, tiếp tục đạt được trí tuệ do thực hành thiền chỉ, thiền quán (P. Bhāvanāmayapaññā, Tu tuệ).
Để tạo nên bản sắc văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam qua Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tôi tha thiết kêu gọi quý Tăng Ni và Phật tử tham gia vào Ban Phiên dịch và Ban Biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, góp phần phiên dịch và xuất bản hoàn chỉnh Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, tôi tha thiết kêu gọi quý mạnh thường quân và quý Phật tử phát tâm đóng góp tịnh tài để công trình phiên dịch, biên tập và xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam sớm thành tựu mỹ mãn.
Xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam không chỉ là niềm mơ ước của Tăng Ni và Phật tử Việt Nam mà còn tạo thuận duyên cho 97 triệu người Việt Nam trong nước và hơn 5 triệu người Việt Nam ở hải ngoại có cơ hội học Phật, tu Phật bằng tiếng Việt, để diệt trừ tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ, vốn là nhân khổ đau, đồng thời, trải nghiệm an vui, hạnh phúc bây giờ và tại đây, góp phần làm cho Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu, mạnh và phát triển bền vững.
Vesak Liên Hợp Quốc, PL.2563 – DL.2019
Hòa thượng THÍCH THIỆN NHƠN
(Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN)
DẪN LUẬN KINHTRUNG BỘ
I. TỔNG QUAN KINH TRUNG BỘ
Kinh Trung bộ (P. Majjhima Nikāya, H. 中部經) là bộ kinh quan trọng thứ hai trong 5 bộ kinh Pāli (Pāli Nikāya) của Phật giáoThượng Tọa bộ (Theravāda); là tuyển tập 152 bài kinh có độ dài trung bình (The Collection of the Middle Length Sayings) trong Kinh tạng Pāli (Sutta Piṭaka), tương ứng với 222 bài kinh trong Trung A-hàm kinh (S. Madhyama Āgama, H. 中阿含經). Khái niệm “trung” (majjhima, 中) có nghĩa là “trung bình, vừa” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Tuy nhiên, do số lượng kinh như đã nêu nên Kinh Trung bộ có số trang nhiều gần gấp 3 lần so với Kinh Trường bộ.
Về số lượng, Kinh Trung bộ ít hơn 70 bài kinh so với Trung A-hàm kinh thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda), trong văn học Hán tạng, được sắp vào vị trí thứ 26 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大蔵經, Taishō edition).[1] Vì số lượng bài kinh giữa Kinh Trung bộ và Trung A-hàm kinh khác nhau nên có sự khác biệt lớn về thứ tự bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.
Về văn tự, kinh điển Pāli thường được phân bổ theo độ dài (pamāṇa) của kinh. Kinh Trường bộ là tuyển tập 34 bài kinh có độ dài dài nhất (dīghappamāṇānaṃ suttānaṃ). Kinh Trung bộ là tuyển tập 152 bài kinh có độ dài trung bình (majjhimappamāṇāni suttāni). Kinh Tương ưng bộ trong bản Việt dịch chúng ta gồm 2.854 bài kinh được sắp xếp theo nhóm chủ đề. Kinh Tăng chi bộ là tuyển tập gồm 7.260[2] kinh liên hệ đến pháp số, bắt đầu từ số 1 đến số 11. Kinh Tiểu bộ là một hợp tuyển gồm 15 tập theo chủ đề. Thực ra, cách phân loại tuyển tập kinh như vừa nêu cũng mang tính tương đối.[3]
Phần lớn Kinh Trung bộ, đức Phật giảng cho Tăng chúng về kinh nghiệmtu học, cách sống trong pháp, trong tình huynh đệ và khuyến khích hành đạo (1, 2, 3, 6, 10, 11, 13, 16, 17, 19, 20, 21, 22, 25, 26, 29, 33, 34, 38, 39, 40, 45, 46, 47, 48, 67, 70, 101, 102, 103, 106, 109, 110, 111, 112, 113, 116, 117, 118,
119, 120, 129, 130, 131, 137, 138, 139, 140, 141, 148, 149). Nhiều kinh đức Phậtđặc biệt dạy cho các Tôn giả Sāriputta, Ānanda, Mahācunda và nhiều Tôn giả khác (8, 12, 59, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 68, 69, 81, 83, 104, 114, 115, 121, 122, 125, 126, 128, 136, 142, 145, 147, 151, 152). Có kinh đức Phật dạy cho các gia chủ (51, 52, 53, 54, 55, 60, 105, 127, 135, 150). Nhiều kinh đức Phật dạy cho ngoại đạo hoặc các vấn đề do ngoại đạo nêu lên được các vị đệ tử Phật thuật lại (4, 7, 13, 27, 30, 35, 36, 41, 42, 56, 57, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 91, 92, 93, 95, 96, 98, 99, 100). Nhiều kinh đức Phật giảng cho các vua chúa, quan lại (14, 58, 82, 84, 85, 87, 88, 89, 90, 125). Có kinh đức Phật giảng cho chư thiên (23, 49, 134), giảng cho dạ-xoa (31). Có kinh đức Phật dạy cho tướng cướp giết người (86). Nhiều kinh tường thuật lại cuộc đàm luận của các Tôn giả, đệ tửxuất gia của đức Phật (24, 32, 43); hoặc cuộc đàm thoại giữa đệ tử Phật với ngoại đạo (27, 124). Nhiều kinh các Tôn giả, đại đệ tử của đức Phật giảng cho hội chúng Tỳ-kheo (5, 9, 15, 18, 28,
123, 132, 133); hoặc giảng cho ngoại đạo (97). Có kinh tường thuật Tôn giả Sāriputta thăm bệnh, thuyết pháp cho cư sĩ (143) và cho Tỳ-kheo (144). Có kinh Tôn giả Mahāmoggallāna giảng cho chư thiên (37), hoặc giảng cho Ác ma (50). Có kinh Tôn giả Nandaka giáo giới cho chư Ni (146) và có kinh do nữ Tôn giả Dhammadinnā giải thích các pháp căn bản cho cư sĩ Visākha qua hình thứcvấn đáp (44). Một số kinh tường thuật các thời giảng của chư Tôn giả sau khi đức Phật nhập Niết-bàn (94, 108).
Về nội dung, Kinh Trung bộ chứa đựng tất cả những triết học quan trọng của đức Phật, trải dài 45 năm hoằng truyền chân lýbao gồmthế giới quan (không có nguyên nhân đầu tiên), nhân sinh quan (lấy con người làm trung tâm), chính trị quan (dựa trênchủ nghĩa pháp quyền được sự hỗ trợ bởi chân lý), xã hội quan (không giai cấp, mọi ngườibình đẳng, công bằng, dân chủ), đạo đức quan (dựa vào phòng phi, chỉ ác, dương thiện), tu đạo quan (hoàn thiệnđạo đức, thiền định và trí tuệ), giải thoát quan (chấm dứtluân hồi, chứng đắc các quả Thánh). Ngoài ra, Kinh Trung bộ còn có một số bài kinh đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, cũng như giữa các đệ tửđức Phật với các đạo sĩ khác tôn giáo.
Về phân loại, Kinh Trung bộ được chia thành 3 phần (paṇṇāsa), 2 phần đầu, mỗi phần gồm có 50 kinh, riêng phần cuối có 52 kinh. Trong mỗi phần lại chia ra 5 phẩm (vagga), mỗi phẩm có 10 kinh, riêng phẩm thứ 15 gồm 12 kinh. Cấu trúc chia thành 3 phần, 15 phẩm của Kinh Trung bộ được tóm tắt như sau:
1. Phần căn bản (Mūlapaṇṇāsa) 50 bài kinh đầu tiên:
-
Phẩm Pháp môncăn bản (Mūlapariyāyavagga) gồm các kinh 01-10.
-
Phẩm Sư tử hống (Sīhanādavagga) gồm các kinh 11-20. (c) Phẩm Pháp thí dụ (Opammavagga) gồm các kinh 21-30.
-
Phẩm Song đại (Mahāyamakavagga) gồm các kinh 31-40.
-
Phẩm Song tiểu (Cūḷayamakavagga) gồm các kinh 41-50.
2. Phần giữa (Majjhimapaṇṇāsa) có 50 bài kinh theo thứ tự 51-100:
-
Phẩm Cư sĩ (Gahapativagga) gồm các kinh 51-60.
-
Phẩm Tỳ-kheo (Bhikkhuvagga) gồm các kinh 61-70.
-
Phẩm Người tịnh hạnh (Paribbājakavagga) gồm các kinh 71-80.
-
Phẩm Vua (Rājavagga) gồm các kinh 81-90.
-
Phẩm Bà-la-môn (Brāḥmaṇavagga) gồm các kinh 91-100.
3. Phần cuối (Uparipaṇṇāsa) có 52 bài kinh theo thứ tự 101-152:
-
Phẩm Devadaha (Devadahavagga) gồm các kinh 101-110.
-
Phẩm Bất đoạn (Anupadavagga) gồm các kinh 111-120.
-
Phẩm Không (Suññatavagga) gồm các kinh 121-130.
-
Phẩm Phân biệt (Vibhaṅgavagga) gồm các kinh 131-140.
-
Phẩm Đại xứ phân biệt (Saḷāyatanavagga) gồm các kinh 141-152.
Điểm đặc biệt của Kinh Trung bộ là phẩm 4 và 5, tức các kinh mang số thứ tự từ 31 đến 50, có cấu trúc “song đôi” (yamaka), cứ 2 kinh có một tựa đề. Kinh thứ nhất với tiếp đầu ngữ “Cūḷa” (Tiểu) là kinh ngắn hơn, kinh tiếp theo với tiếp đầu ngữ “Mahā” (Đại) là kinh dài hơn. Có tất cả 17 cặp kinh như vậy: 11-12, 13-14, 27-28, 29-30, 31-32, 33-34, 35-36, 37-38, 39-40, 43-44, 45-46, 63-64, 77-79, 109-110, 121-122, 135-136, 62-147. Trật tự không được nhất quán, có lúc Tiểu kinh trước Đại kinh, cũng có lúc Đại kinh trước Tiểu kinh (ví dụ, cặp 13-14, 29-30, 33-34, 39-40, 43-44, 77-79, 109-110), có lúc khoảng cách khá xa (62-147).
Về các bản dịch tiếng Anh trọn bộ, Kinh Trung bộ được dịch nhiều hơn bốn bộ còn lại của kinh điển Pāli.
Bản dịch đầu tiên của Lord Chalmers với tựa đề: Further Dialogues of the Buddha (Các cuộc đối thoại sâu sắc của đức Phật), 2 tập (London: Oxford University Press, 1926-27).
Isaline Blew Horner dịch với tựa đề: The Collection of the Middle Length Sayings (Tuyển tập các lời dạy có độ dài trung bình), 3 tập (London: PTS, 1954-59).
Khoảng đầu năm 1960, Bhikkhu Ñaṇamoli dịch bộ này với tựa đề: The Middle Length Discourses of the Buddha: A New Translation of the Majjhima Nikāya (Những bài kinh có độ dài trung bình của đức Phật: Bản dịch mới Kinh Trung bộ), đã hoàn thành bản thảo, nhưng chưa kịp xuất bản rồi viên tịch. Công việc này được Ngài Bhikkhu Bodhi phát tâmhiệu đính, và đặt lại tựa đề mới: The Middle Length Discourses of the Buddha (Các bản kinh có độ dài trung bình của đức Phật), 2 tập. Do đó, tác phẩm được đứng tên bởi Ngài Bhikkhu Ñaṇamoli và Bhikkhu Bodhi (Somerville: Wisdom Publications, 1995; Boston:
Wisdom Publications, 2009).
David W. Evans dịch Discourses of Gotama Buddha: Middle Collection (Các bài giảng của đức Phật Gotama: Tuyển tập các kinh trung bình), (London: Janus Publications, 1991).
Ni sư Uppalavanna dịch toàn bộ 152 kinh sang tiếng Anh và đăng tải trên các trang mạng: www.metta.lk, www.buddhism.org, v.v…
Ngài Bhikkhu Sujato dịch với tựa đề: The Middle Discourses (Các bài kinh trung bình), xuất bản online tại www.suttacentral.net, 2018.
Ngoài ra, còn có các bản tuyển dịch được xuất bản ở một số nước Đông Nam Á. Sớm nhất là bản A Treasury of the Buddha’s Words (Kho báu lời Phật dạy), đứng tên dịch giả là Bhikkhu Ñaṇamoli, được Bhikkhu Khantipalo hiệu đính và xuất bản tại Bangkok, năm 1960, trước khi Ngài Bodhi hiệu đính toàn tập; Hội Kinh tạng Miến Điện tuyển dịch: Twenty-Five Suttas from Mūla-Paṇṇāsā (25 bài kinh trong 50 bài đầu của Kinh Trung bộ), 1986; Twenty-Five Suttas from Majjhima-Paṇṇāsā (25 bài kinh trong 50 bài giữa của Kinh Trung bộ), 1987; và Twenty-Five Suttas from Upari-Paṇṇāsā (25 bài kinh trong 50 bài cuối của Kinh Trung bộ), 1988 do Nxb. Myanmar Piṭaka Association ấn hành tại Rangoon và được Nxb. Sri Satguru, Delhi, tái bản tại Ấn Độ. Ngoài ra, còn có 82 bài kinh được Ngài Bhikkhu Thanissaro chọn dịch, in trong tuyển tập Handful of Leaves (Nắm lá), tập II (California, USA: Metta Forest Monastery, 2018).
Tại Việt Nam, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu với tựa đề: Kinh Trung bộ, 3 tập, xuất bản lần đầu năm 1973, tái bản năm 1986, 1992. Đây là bản dịch trung thành với nguyên tác Pāli, có tham khảo bản tiếng Anh của bà I. B. Horner: The Collection of the Middle Length Sayings. Theo Lời giới thiệu của Kinh Trung bộ,[4] Hòa thượng có tham khảo thêm bản tiếng Nhật trong Đại tạng kinh Nam truyền, những ghi chú bằng tiếng Anh và tiếng Hán, khi Hòa thượng theo học ở tại Hội Dharmaduta Vidhyalaya ở Colombo, Tích Lan từ năm 1952 đến 1955. Ấn bản mới nhất được Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam tái bản năm 2012, in thành 2 tập.
Về tài liệutham khảo cho Kinh Trung bộ trong tiếng Việt có Luận ánTiến sĩ của Hòa thượng Thích Minh Châu tại Đại học Nālandā năm 1961: A Comparative Study of the Chinese Madhyama Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya (So sánh Trung A-hàm kinh chữ Hán và Kinh Trung bộ chữ Pāli) được Ni sưTrí Hải dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 1998.
Ngoài ra, còn có các quyển: Tóm tắt Kinh Trung bộ, 1 tập, của Hòa thượng Thích Minh Châu (TP. HCM: Nxb. Văn Hóa Sài Gòn, 2010); Tìm hiểu Kinh Trung bộ, 3 tập, của Hòa thượng Thích Chơn Thiện (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2004); Toát yếu Kinh Trung bộ của Ni sưTrí Hải, 3 tập (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010); và Hướng dẫn đọc KinhTrung bộ, 2 tập, của Thượng tọa Thích Nhật Từ (Hà Nội: Nxb. Hồng Đức, 2020).
Kinh Trung bộ lần đầu được Hòa thượng Thích Minh Châu giảng dạy tại phân khoa Phật học, Đại họcVạn Hạnh từ năm 1964-75, sau đó, tiếp tục dạy tại Trường Cao cấp Phật họcViệt Nam (1984-97) nay là Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP. HCM, dạy tại Thiền việnVạn Hạnh (quận Phú Nhuận, TP. HCM) và Tịnh xá Trung Tâm (quận Bình Thạnh, TP. HCM). Hiện tại, kinh này được dạy ở HVPGVN tại TP. HCM, Hà Nội, Huế cũng như tại một số trong 9 trường Cao đẳng Phật học và một số trong 35 trường Trung cấp Phật học trên toàn quốc.
Ngoài Hòa thượng Thích Minh Châu, các vị Tôn túc có công giảng dạy Kinh Trung bộ gồm cóHòa thượng Hộ Giác, Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Ni sưTrí Hải. Từ năm 2005, tại giảng đường chùa Xá Lợi, tôi là người giảng trọn bộ Kinh Trung bộ, mỗi buổi 90-120 phút. Toàn bộ các file âm thanh được phổ biến trên: phatam.com và chuagiacngo.com.
Bản dịch Kinh Trung bộ của Hòa thượng Thích Minh Châu và việc giảng dạy kinh này tại Việt Nam trong hơn 5 thập niên qua đã góp phần làm thay đổi tích cực nền Phật học tại Việt Nam, giúp nhiều thế hệTăng NiViệt Nam không còn xem kinh điển Pāli là kinh điểnTiểu thừa nữa. Trên thực tế, đây là tuyển tập các bài kinh nền tảng nhất về Phật học. Việc xuất bản bộ kinh này tại Việt Nam đã thúc đẩy sự hợp tác giữa Phật giáoThượng Tọa bộ và Phật giáoĐại thừa trong phạm viGiáo hội Phật giáo Việt Nam và các Phật sự chung trên toàn quốc.
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG CÁC KINH
-
Kinh Pháp môn căn bản (P. Mūlapariyāyasuttaṃ, H. 根本法門經) tương đương Tưởng kinh.[5] Bài kinh này phân tích về các cấp độ nhận thức của 4 hạng người: Phàm phu, bậc Hữu học, bậc A-la-hán và Như Lai. Trên cơ sở của nhận thức “tưởng tri” (saññājānāti) hoặc “thắng tri” (abhijānāti), phàm và Thánh được xác định, luân hồi và giải thoát có mặt. Để giải thoát, hành giả chỉ cần chuyển hóanhận thức từ “tưởng tri” thành “thắng tri.”
-
Kinh Tất cả lậu hoặc (P. Sabbāsavasuttaṃ, H. 一切漏經) tương đương Lậu tận kinh.[6] Đức Phậtgiới thiệu 7 phương phápdiệt trừphiền não tận gốc rễ, gồm: (i) Chánh kiến, (ii) Phòng hộ giác quan, (iii) Thọ dụng với chánh niệm, (iv) Kham nhẫn, (v) Tránh né thích hợp, (vi) Trừ diệt, (vii) Tu tập 7 yếu tố đưa đến giác ngộ. Tùy theocăn tánh, hành giả chọn lựa cho mình phương phápthích hợp nhất để giải phóng tất cả trói buộc, sống an lànhhạnh phúc ngay bây giờ và tại đây.
-
Kinh Thừa tự pháp (P. Dhammadāyādasuttaṃ, H. 法嗣經) tương đương Cầu pháp kinh.[7] Đức Phật khuyên tất cả đệ tử của Ngài hãy trở thành những người thừa kếgia tàiChánh pháp mà Ngài đã dày công dạy dỗ, không nên trở thành những người thừa kếgia tàivật chất. Trên tinh thần lời dạy này, Tôn giả Sāriputta đã giải thíchsơ lược nội dung của thừa tự pháp cho các vị Hiền giảThượng tọa Tỳ-kheo, Trung tọa Tỳ-kheo và tân Tỳ-kheo có mặt.
-
Kinh Sợ hãi và khiếp đảm (P. Bhayabheravasuttaṃ, H. 怖駭經).[8] Bài kinh này, một mặt trình bày các đức tính cần thiết giúp hành giả sống viễn ly để thành tựuđạo quảgiải thoát, mặt khác, thông qua đó, kể lại những kinh nghiệmchinh phục sự sợ hãi của đức Phật khi Ngài còn là vị Bồ-tát sống độc cưviễn ly.
-
Kinh Không uế nhiễm (P. Anaṅgaṇasuttaṃ, H. 無穢經) tương đương Uế phẩm kinh.[9] Bài kinh phân tích các phương diện “uế nhiễm” được thể hiện dưới các góc độ tâm lývị ngãtrung tâm và lòng tự ái, làm phương hại đến tư cách và phẩm hạnh của hành giảtu tập; đồng thời, thông qua đó, đề cao giá trị của người xuất gia chân chánh, biết trang sức cho mình nhiều đóa hoa đạo đức.
-
Kinh Ước nguyện (P. Ākaṅkheyyasuttaṃ, H. 願經) tương đương Nguyện kinh.[10] Bài kinh bắt đầu bằng sự khẳng định của đức Phật về tầm quan trọng của đời sốngđạo đức đối với người đang tầm cầu Thánh quả. Thành công trong sự tu tập không phải là kết quả của “ước nguyện” đơn thuần, mà là kết quả của việc thực hànhđạo đức, thiền định và thiền quán.
-
Kinh Ví dụ tấm vải (P. Vatthasuttaṃ, H. 布喻經) tương đương Thủy TịnhPhạm chí kinh.[11] Thông qua ảnh dụ tấm vải, đức Phật khẳng định rằng tâm cấu uế không thể nào nhuộm được màu của an vui và giải thoát. Tẩy sạch các cấu uế của tâm, con người sẽ thiết lập được niềm tinbất động vào Phật, Pháp, Tăng. Khi ấy, hành giả không còn trọng vọng vào các con sông thiêng, ngày tốt xấu mà tẩy tịnh tội lỗi của bản thân bằng các đức tính cao thượng.
-
Kinh Đoạn giảm (P. Sallekhasuttaṃ, H. 斷減經) tương đương Châu-na vấn kiến kinh.[12] Đức Phật dạy phương phápáp dụng chánh quán với trí tuệ để diệt trừ các quan điểmsai lầm về ngã luận và thế giới luận. Đồng thời, Ngài xác định rằng sự chứng đắc 4 thiền sắc giới và 4 thiền vô sắc giới chưa phải là thành quả đoạn trừ được phiền nãolậu hoặc thật sự. Nhân đó, đức Phật đã dạy pháp môn chuyển nghiệp, pháp mônkhởi tâm, pháp mônđối trị, pháp mônhướng thượng và pháp môntừ bỏ để giúp mọi ngườiđạt được an vui và giải thoát.
-
Kinh Chánh tri kiến (P. Sammādiṭṭhisuttaṃ, H. 正見經).[13] Qua bài kinh này, Ngài Sāriputta đã giới thiệu 16 phương diệntiêu biểu của chánh kiến, cái nhìn phù hợp với bản chất của sự vật đang là đặt trên nền tảng của nguyên lý 4 chân lý Thánh và 12 nhân duyên. Nhờ có chánh kiến, con người nhổ lên gốc rễ của các khuynh hướng tham ái, sân hận và si mê, vốn nhấn chìm họ trong đau khổ và hệ luỵ.
-
Kinh Niệm xứ (P. Satipaṭṭhānasuttaṃ, H. 念處經) tương đương Niệm xứ kinh.[14] Đức Phật khẳng định có một con đường thẳng tắt, trực tiếp có khả năng làm cho chúng sinhtrở nên thanh tịnh, chứng đắc được Niết-bàn, tháo gỡ tất cả lòng tham đắm, cố chấp và khổ đau trên đời. Đó là 4 pháp quán niệm về thân thể, cảm xúc, tâm tưởng và đối tượng tâm tưởng như chúng đang là.
-
Tiểu kinh Sư tử hống (P. Cūḷasīhanādasuttaṃ, H. 狮子吼小經) tương đương Sư tử hống kinh.[15] Đức Phật khẳng định chỉ trong giáo pháp và giới luật của Phật mới có khả năng tạo ra 4 Thánh quả Sa-môn, vì đạo Phật dạy phương phápbuông bỏchấp thủ, trong khi các học thuyết khác thì không. Đây là điểm khác biệt giữa đạo Phật và các tôn giáo khác.
-
Đại kinh Sư tử hống (P. Mahāsīhanādasuttaṃ, H. 狮子吼大經).[16] Nhân sự kiện một Tỳ-kheo hoàn tục do không thấy được sự siêu tuyệt của đức Phật, bài kinh đã giới thiệu một cách sơ lược về các đặc điểm của Phật, theo đó, Ngài có thể rống tiếng rống sư tử trong các hội chúng. Chính các đặc điểm này đã làm đảo lộn (lông tóc dựng ngược) mọi quan điểmsai lầm về Phật và Phật giáo.
-
Đại kinh Khổ uẩn (P. Mahādukkhakkhandhasuttaṃ, H. 苦蘊大經) tương đương Khổ ấm kinh.[17] Đức Phật đã phân tích một cách súc tích “vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly” đối với 3 yếu tố dẫn đến khổ đau là dục tham, sắc đẹp và cảm xúc. Sự tuệ tribản chất của 3 giai đoạn tâm lý vừa nêu đối với dục, sắc và cảm xúc sẽ giúp cho hành giả nhổ lên gốc rễ khổ đau. Đây chính là một trong những điểm đặc thù của đạo Phật so với các tôn giáo khác.
-
Tiểu kinh Khổ uẩn (P. Cūḷadukkhakkhandhasuttaṃ, H. 苦蘊小經) tương đương Khổ ấm kinh.[18] Đức Phật xác quyết rằng dục là thủ phạm tạo ra khuynh hướng và chất chứa tàn dư của các tâm lý tham, sân và si. Cũng chính vì thái độ hưởng thụ dục lạc mà phần lớn con người chọn đời sốngtại gia, chấp nhận các giá trịhạnh phúctương đối. Đồng thời, đức Phật phủ định phương pháptu hànhép xác của Kỳ-na giáo không phải là giải pháp dứt dục. Chuyển hóa khổ đau phải được thực hiện bằng sự hành trìtrung đạo.
-
Kinh Tư lượng (P. Anumānasuttaṃ, H. 思量經) tương đương Tỷ-kheo thỉnh kinh.[19] Ngài Mahāmoggallāna phân tích về các nguyên nhântâm lý dẫn đến tình trạng một người trở nên khó lắng nghe và không được người khác tín nhiệm. Đồng thời, Ngài khẳng định khi chuyển hóa các tâm lýtiêu cực đó, người ấy sẽ trở thành người có nhân cách cao thượng.
-
Kinh Tâm hoang vu (P. Cetokhilasuttaṃ, H. 心荒蕪經) tương đương Tâm uế kinh.[20] Do tâm hoang vu, con người đánh mất chánh tín vào Phật, Pháp, Tăng, đạo đức, nên dễ phẫn nộ và bị trói buộc bởi tham ái dục, tham ái tự thân, tham áisắc pháp, tham ái hưởng thụ, tham áicõi trời. Để vượt qua, con ngườicần tu tập thiền định, tinh tấn không ngừng như gà con đập thủng vỏ trứng, đạt thành quảgiác ngộ.
-
Kinh Khu rừng (P. Vanapatthasuttaṃ, H. 林藪經) tương đương Lâm kinh.[21] Đức Phật xác định tầm quan trọng của môi trường sinh sống và đối tượng giao tế đối với đời sốngđạo đức, tâm linh của các hành giả. Các trú xứ và thân cận xứ nào có thể làm lớn mạnh đời sốngtâm linh, hành giả nên an trụ để thăng tiến trên con đường tu tập. Ngược lại, hành giả nên mạnh dạn từ bỏ, dù nơi đó và nhân sự đó cung ứng cho ta nhiều giá trịvật chất.
-
Kinh Mật hoàn (P. Madhupiṇḍikasuttaṃ, H. 蜜丸經) tương đương Mật hoàn dụ kinh.[22] Thái độtranh luận thường dựa trênquan điểm và học thuyết, không thể giải quyết các vấn nạn của nhân sinh và vũ trụ, ngược lại, trói buộccon người vào mạng lưới “tưởng ám ảnh.” Từ đó, con người sống trong sự chi phối và trói buộc của tham dục, nghi ngờ, hối quá, tham trước đối với các pháp hiện hữu hoặc phi hiện hữu. Triết lý về nguồn gốc nhận thức quá súc tích này được Tôn giả Mahākaccāna (Đại Ca-chiên-diên) giải thích thấu đáo: (i) Không tranh: Không ngã tưởng; (ii) Rời thế giới tranh: Bỏ các tuỳ miên xấu, không tranh luận với đời, không để căn trần thức bị tác động, bị chi phối.
-
Kinh Song tầm (P. Dvedhāvitakkasuttaṃ, H. 雙想經) tương đương Niệm kinh.[23] Đức Phật kể lại kinh nghiệm phân loại tư duy của Ngài và cách chuyển hóa chúng một cách có hiệu quả. Con đườngchuyển hóa đó phát khởi bằng thái độthừa nhậntính cáchhiện hữu của tư duy trong mối quan hệ giá trị đối với bản thân và tha nhân. Sự thừa nhận này giúp hành giảchuyển hóa tận gốc rễ các tư duytiêu cực, đồng thời phát triển các tư duytích cực.
-
Kinh An trú tầm (P. Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ, H. 想念止息經) tương đương Tăng thượng tâm kinh.[24] Lắng dịu tư duytiêu cực được đức Phậtgiới thiệu như là cách thức chuyển hóa, giúp tâm an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh, vượt khỏi mọi vướng mắcphiền não. Đức Phật đã giới thiệu 5 phương phápchuyển hóa các tư duytính dục, tư duysân hận và tư duy hãm hại, giúp hành giả làm chủ tư duy, làm chủ được tâm.
-
Kinh Ví dụ cái cưa (P. Kakacūpamasuttaṃ, H. 鋸喻經) tương đương Mâu-lê-phá-quần-na kinh.[25] Đức Phật dạy rằng trong giao tế và ứng xử, dù trong tình huống nào, hành giả phải chế ngựkhẩu nghiệp, vượt quatrạng thái bị xúc phạm, chuyển hóa lòng sân, phát ngôn bằng lời từ bi và tha thứ, không để tâm sân cưa nát mình.
-
Kinh Ví dụ con rắn (P. Alagaddūpamasuttaṃ, H. 蛇喻經) tương đương A-lê-tra kinh.[26] Thông qua bài kinh này, đức Phật xác quyết rằng quan điểmsai lầm cho rằng hưởng thụ tính dục không làm chướng ngạiThánh đạo có thể trở thành động cơ làm người xuất gia sống thế tục hóa. Bằng các ảnh dụsinh động, đức Phật đã phân tích bản chất của Chánh pháp chỉ là phương tiện đưa người sang sông. Hiểu được điều này, hành giảchú tâm vào hành trì hơn là học pháp để thỏa mãntri thứcPhật học. Nhờ hành trìChánh pháp, hành giảgiải phóng được các quan niệmchấp ngã.
-
Kinh Gò mối (P. Vammikasuttaṃ, H. 蟻垤經). Tham chiếu: Nghị dụ kinh.[27] Với các ẩn dụ, đức Phật sánh ví thân 4 đại như gò mối ban đêm phun khói (nghĩa là những gì ban ngày làm, ban đêm quán chiếu lại), ban ngày chiếu sáng (nghĩa là những gì ban đêm quán chiếu, ban ngày thực hành trên thân, miệng, ý); trí tuệ như thanh gươm; tinh tấn như sự đào lên; vô minh như then cửa; phẫn nộ như con nhái; dục tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo cử, nghi hoặc như đồ lọc sữa; 5 thủ uẩn như con rùa; 5 dục như con dao phay; hỷ tham như cục thịt; người dứt lậu hoặc như con rắn hổ.
-
Kinh Trạm xe (P. Rathavinītasuttaṃ, H. 傳車經) tương đương Thất xa kinh.[28] Bài kinhgiới thiệu cuộc đối thoại giữa tướng quân Chánh phápTôn giả Sāriputta, và nhà hoằng pháp vĩ đại Tôn giả Puṇṇa Mantāṇiputta (Phú-lâuna Mãn-từ tử), về ý nghĩa của “bước đi và đích đến” hay “phương tiện và cứu cánh.” Niết-bàn là cứu cánh của tu tập, chỉ đạt được khi các bước phương tiệntu tập được thành tựu; tuy nhiên, dừng lại ở phương tiện của các pháp môn thì vĩnh viễn không đạt đượccứu cánh.
-
Kinh Bẫy mồi (P. Nivāpasuttaṃ, H. 撒餌經) tương đương Lạp sư kinh.[29] Với ẩn dụ con nai, đức Phậtmô tảcon ngườisở dĩ bị khổ đau là do bị vướng dính vào các cái bẫy thế gian, đó là dính bẫy do hưởng thụ, dính bẫy do gặp nghịch cảnh mà không đủ sứcvượt qua và dính bẫy do lòng tham lam. Để sống vô ngại, thong dong giữa đời, người tu tập cần đề cao chánh niệm, tỉnh thức, tu 4 thiền định để không bị vướng chấp bất kỳ điều gì trên đời.
-
Kinh Thánh cầu (P. Ariyapariyesanāsuttaṃ, H. 聖求經) tương đương La-ma kinh.[30] Đức Phật đã kể lại kinh nghiệm tìm cầu con đườngtâm linh của bản thân và con đườngchuyển hóa của Ngài trong 2 tháng đầu sau khi thành đạo. Thông qua đó, Ngài xác định con đường Thánh hóa bắt đầu bằng việc xả ly những gì thuộc về thế gian, thực tập các pháp thuộc tâm linh, để chuyển hóabản thân và cuộc đời.
-
Tiểu kinh Dụ dấu chân voi (P. Cūḷahatthipadopamasuttaṃ, H. 象跡喻小經) tương đương Tượng tích dụ kinh.[31] Thông qua việc phân tích các dấu hiệu xác định đâu là vết tích của con voi lớn, bài kinh khuyên chúng ta không nên đánh giá sự thành công của đức Phật thông qua việc giáo hóa Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn và gia chủ. Dấu ấn của bậc Giác Ngộ, bản chấtgiáo pháp của Ngài và đặc điểmTăng đoàn, chỉ có thể được xác quyết thông qua kinh nghiệmtu tập và chứng nghiệm của bản thân.
-
Đại kinh Dụ dấu chân voi (P. Mahāhatthipadopamasuttaṃ, H. 象跡喻大經) tương đương Tượng tích dụ kinh.[32] Khởi đầu bằng cách xác định bốn Thánh đế là trái tim Phật pháp, Tôn giả Sāriputta đã phân tích cách buông xảthái độchấp trước 5 nhóm nhân thể bằng cách quán chiếu, dẫn đến chuyển hóathái độchấp trước 4 đại thuộc sắc uẩn, trên nền tảng tính tương thuộc.
-
Đại kinh Thí dụ lõi cây (P. Mahāsāropamasuttaṃ, H. 心材喻大經).[33] Trên con đường tìm cầu tâm linh, người xuất giachân chính sẽ lần lượtđạt được các thành tựu. Nếu không biết cách chuyển hóatâm lýhãnh diện, các thành tựu này nhanh chóng trở thành các cản lực, làm cho hành giả rơi vào phóng dật. Mục tiêuđời sốngPhạm hạnh chính là chuyển hóatâm lýhãnh diện trong những bước đi vừa thành tựu.
-
Tiểu kinh Thí dụ lõi cây (P. Cūḷasāropamasuttaṃ, H. 心材喻小經).[34] Trước sự kiện 6 đạo sĩ cùng thời đức Phật tự xưng là người đạt Nhất thiết trí, đức Phật giảng ẩn dụ “lõi cây”. Người tu cần đạt giá trị lõi cây, xuất gia với chánh tín và lý tưởngthoát khỏisinh tử, có tinh thầnphụng sựnhân sinh, không bị bệnh tự mãn, không khen mình chê người, thành tựu giới hạnh thanh cao, vượt lên trên danh vọng, lợi dưỡng, chứng đạt được 4 thiền, trí tuệthù thắng, thành tựu hạnh Thánh.
-
Tiểu kinh Rừng sừng bò (P. Cūḷagosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林小經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.[35] Từ gương hạnh sống hòa hợp như nước với sữa của 3 Tôn giả, Anuruddha, Nandiya và Kimbila, đức Phật xác định giá trị của đời sốnghòa hợp, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và Phật sự, sẽ mang lại hạnh phúc và an vui cho số đông.
-
Đại kinh Rừng sừng bò (P. Mahāgosiṅgasuttaṃ, H. 牛角林大經) tương đương Ngưu giác Sa-la lâm kinh.[36] Bài kinh ghi lại kinh nghiệm chia sẻ pháp mônhành trì của một số Tôn giả lớn thời Phật, liên hệ đến tiêu chí về hành giảchói sáng và pháp mônchói sáng nhất. Thông qua đó, đức Phật khẳng định, hành giả nhổ sạch gốc rễ các lậu hoặc mới xứng danh là người tu lý tưởng nhất. Pháp mônchói sáng nhất là pháp môn có khả năng chuyển hóatoàn bộlậu hoặc, giúp cho người phàm chứng đắcThánh quả.
-
Đại kinh Người chăn bò (P. Mahāgopālakasuttaṃ, H. 牧牛者大經).[37] Nhân sự kiệnmô tả các yêu cầu của một người chăn bò thành công, đức Phậtgiới thiệu các đức hạnhcần thiết để giúp người tu chân chính được trưởng thành trong Phật pháp, gặt hái hạnh phúc và an vui, trở thànhĐạo sư khai sáng cho đời.
-
Tiểu kinh Người chăn bò (P. Cūḷagopālakasuttaṃ, H. 牧牛者小經).[38] Nhân dịp mổ xẻ 2 tình huống chăn dắt đàn bò đúng phương pháp và sai phương pháp, đức Phật phân tích 2 nghệ thuật tu tập có hiệu quả của người huấn luyện tinh thần, thực hành theo Chánh pháp (tùy pháp hành) và thực hành theo chánh tín (tùy tín hành) nhằm đạt được sự chấm dứt 5 trói buộc thấp (gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân) và 5 trói buộc cao (sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử và vô minh).
-
Tiểu kinh Saccaka (P. Cūḷasaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦小經).[39] Với thái độ cao ngạo, khoe khoang, lõa thể Saccaka cho rằng có thể đánh bại đức Phật trong cuộc tranh luận thách đố. Đức Phật bằng thuật vấn đáp đã phân tích cho ông ta thấy rằng bản ngã là đầu mối của khổ đau. Với cái nhìn vô ngã, các nỗi khổ niềm đau không còn chỗ bám víu vào thân thể, cảm xúc, tri giác, tâm tư và nhận thức.
-
Đại kinh Saccaka (P. Mahāsaccakasuttaṃ, H. 薩遮迦大經).[40] Sau khi quan sát các vị lõa thể, Saccaka cho rằng người tu thân sẽ đau khổ về thân và điên loạn tâm. Người tu tâm mà không tu thân cũng bị tương tự. Ông cho rằng đệ tử Phật thuộc nhóm hai. Nhân đó, đức Phậtgiải thích cách tu tập thân và tu tập tâm nhằm chuyển hóa khổ đau, đạt đượcgiác ngộtrong đời.
-
Tiểu kinh Đoạn tận ái (P. Cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡小經).[41] Nhân dịptình cờnghe pháp thoại ngắn do đức Phật giảng cho Thiên chủ Sakka về cách chuyển hóatính dục, vượt mọi khổ áchtrong đời, Ngài Mahāmoggallāna giúp Thiên chủ Sakka nhận thức được rằng hạnh phúc ở cõi bụi hồng là tạm bợ, chứa đầy sợ hãi, từ đó, nên hướng đến hạnh phúc cao hơn của người xuất gia, vượt quatính dục, trải nghiệm Niết-bàn an vui.
-
Đại kinh Đoạn tận ái (P. Mahātaṇhāsaṅkhayasuttaṃ, H. 愛盡大經) tương đương Trà-đế kinh.[42] Từ quan điểmsai lầm cho rằng thức luân chuyển qua các cõi luân hồi, không hề đổi khác, đức Phật đã phân tích về thuyết duyên khởi, giải thích về tính điều kiện, theo đó, nỗ lực chặt đứt tiến trình mắc xích khổ đau, đạt đượcsự giải thoát.
-
Đại kinh Xóm ngựa (P. Mahāassapurasuttaṃ, H. 馬邑大經) tương đương Mã ấp kinh.[43] Nhân dịp có mặt tại ấp Assapura của dân Aṅga (Ương-già) vốn xa lạ với Phật giáo, đức Phật phân tích bản chất và phẩm hạnh của người xuất gia và những phương phápvượt quatâm lý tự mãn với các thành quảtu tập.
-
Tiểu kinh Xóm ngựa (P. Cūḷaassapurasuttaṃ, H. 馬邑小經) tương đương Mã ấp kinh.[44] Tại ấp Assapura của dân chúng Aṅga, đức Phật dạy về nghệ thuật chánh danh và chánh hạnh của người xuất gia, để mang lại giá trịhạnh phúc trong tu tập và độ sanh. Chánh hạnh này không thể được đồng hóađơn thuần với chủ nghĩahình thức của người tu cũng như các phương phápthực tậpkhổ hạnhép xácsai lầm.
-
Kinh Sāleyyaka (P. Sāleyyakasuttaṃ, H. 薩羅村婆羅門經).[45] Nhân dịp các cư sĩtại gia và đạo sĩ Bà-la-môn tại Kosala thăm hỏiđức Phật, Ngài giải thích về nhân quả, nghiệp báo và con đường đưa đến tái sanh ở các cảnh giới thấp và cảnh giới cao. Từ bỏsát hại, trộm cắp, tà dâm, không nói vọng ngữ, lời bất hòa, lời thô ác, lời thị phi; không tham lam, không giận dữ, không si mê là cách sốnghạnh phúc.
-
Kinh Verañjaka (P. Verañjakasuttaṃ, H. 鞞蘭若村婆羅門經).[46] Nội dung bài kinh giống với kinh 41, chỉ khác nhau về đối tượng là các gia chủ Bà-la-môn ở Verañjā và địa điểm giảng kinh là tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc).
-
Đại kinh Phương quảng (P. Mahāvedallasuttaṃ, H. 有明大經) tương đương Đại Câu-hy-la kinh.[47] Tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika, Jetavana, Sāvatthi, Tôn giả Sāriputta (vị Trí tuệ đệ nhất) và Tôn giả Mahākoṭṭhita (vị Phântích lý luận đệ nhất), luận đàm về các pháp vi tế: Liệt tuệ và trí tuệ; sự khác nhau giữa tuệ tri và thức tri; thọ hành và quan hệ giữa thức, tưởng, thọ; 5 căn và ý thức biệt lập của chúng; các duyên cho chánh tri kiến; có bao nhiêu hữu; chết và tái sinh; 4 thiền; 4 tâm giải thoát.
-
Tiểu kinh Phương quảng (P. Cūḷavedallasuttaṃ, H. 有明小經) tương đương Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni kinh.[48] Tại Kalandakanivāpa, Veḷuvana, Rājagaha, Ni sư Dhammadinnā (Vị Thuyết pháp đệ nhất trong Ni đoàn) đã giải thích cho cư sĩ Visākha (trước đây là chồng của Ni sư) về các quan điểm: Tự thân, thủ và uẩn, thân kiến, 8 Thánh đạo và 3 uẩn, định, định tướng, định tư cụ và định tu tập, 3 hành, nhập và xuất Diệt thọ tưởng định, 3 thọ, minh và vô minh, giải thoát và Niết-bàn.
-
Tiểu kinh Pháp hành (P. Cūḷadhammasamādānasuttaṃ, H. 得法小經) tương đương Thọ pháp kinh.[49] Kinh này kêu gọi mọi ngườitrở thành loại thứ 4 trong 4 lối sống tạo ra hạnh phúc và khổ đau: (i) Hiện tạihạnh phúc, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai cũng khổ; (iii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iv) Hiện tạihạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đó là người hạnh phúc ở hiện tại nhờ nỗ lựcvượt quatham ái, sân hận, si mê, tu 4 cấp thiền định, đạt đượctrí tuệ và tiếp tụchạnh phúc ở kiếp sau.
-
Đại kinh Pháp hành (P. Mahādhammasamādānasuttaṃ, H. 得法大經) tương đương Thọ pháp kinh.[50] Chi tiết hơn kinh 45, trong 4 lối sống: (i) Hiện tại khổ, tương lai khổ; (ii) Hiện tại khổ, tương lai hạnh phúc; (iii) Hiện tạihạnh phúc, tương lai khổ; (iv) Hiện tạihạnh phúc, tương lai hạnh phúc. Đức Phật khích lệ lối sống “hạnh phúc hiện tại và tương lai” bằng cách từ bỏ các hành động xấu ác: Giết hại, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham lam, giận dữ, tà kiến. Đồng thời, tu thiền định, phát triển trí tuệ, nhờ đó, người đó trở nên hữu ích và giá trịtrong đời.
-
Kinh Tư sát (P. Vīmaṃsakasuttaṃ, H. 思察經) tương đương Cầu giải kinh.[51] Bằng cách quan sát, có thể nhận biết tập tánh (cetopariyāyaṃ) của bậc Chân nhân, Thánh nhân như sau: (i) Không bị ô nhiễm do thấy, nghe trong thời gian dài; (ii) Không bị thoái chuyển khi đã nổi tiếng; (iii) Với tâm khôngsợ hãi, từ bỏ những điều xấu ác; (iv) Vượt quatham ái; (v) Có đạo đức và trí tuệ. Phật tửtại gia nên nương tựa các bậc Chân nhân để tu họcPhật pháp.
-
Kinh Kosambiya (P. Kosambiyasuttaṃ, H. 憍賞彌經).[52][53] Để vượt qua các bất hạnh do lối sốngbất hòa, tranh chấp, hơn thua, đức Phật hướng dẫn 6 kỹ năng từ bi và tương kính, tương ái đối với bạn đồng Phạm hạnh, cộng sự, trước mặt và sau lưng: (i) Thân hànhtừ bi; (ii) Khẩu hành từ bi; (iii) Ý hành từ bi; (iv) Chia sẻ phẩm vật cúng dường; (v) Giữ giới hạnh thanh tịnh, không tỳ vết; (vi) Có chánh tri kiến. Đức Phật phân tích lợi ích của chánh tri kiến có khả năng hướng thượng, kết thúc khổ đau, chứng đắcThánh quả.
-
Kinh Phạm thiên cầu thỉnh (P. Brahmanimantanikasuttaṃ, H. 梵天請經) tương đương Phạm thiênthỉnh Phật kinh.[54] Cuộc đối thoại thú vị giữa đức Phật, Thiên chủ Baka và Ác ma. Ác ma cho rằng Baka là đấng Sáng thế. Baka biểu diễn thần thông, cho rằng cõi trời của Ông là thiên đường vĩnh hằng. Đức Phậtlần lượt phân tích các sai lầm của Baka và Ác ma. Đức Phật hướng dẫn mọi ngườithực tậpChánh pháp, chuyển hóaphiền não, vượt qua khổ đau.
-
Kinh Hàng ma (P. Māratajjanīyasuttaṃ, H. 魔訶責經) tương đương Hàng ma kinh.[55] Tôn giả Mahāmoggallāna điều phụcÁc ma đang quấy nhiễu Ngài bằng cách kể cho Ác ma nghe câu chuyệntương tự xảy ra ở kiếp quá khứ đối với Tôn giả Vidhura và Tôn giả Sañjīva, đệ tử của đức Phật Kakusandha (Câu-lưu-tôn). Thực tậptâm từ bi, không chấp lỗi và tha thứ, 2 vị Tôn giả đã thoát khỏi ma nghiệp. Do nghiệp ác, Ác ma vẫn bị đọa lạc.
-
Kinh Kandaraka (P. Kandarakasuttaṃ, H. 乾達羅迦經).[56] Phật phân tích 4 hạng người: (i) Người tự làm khổ mình qua cách tu khổ hạnh; (ii) Người làm khổ người khác qua nghề tà, nghiệp xấu; (iii) Người vừa tự làm khổ mình vừa làm khổ người khác do phi đạo đức và phạm pháp; (iv) Người mang hạnh phúc cho mình và người khác do lối sốngthánh thiện. Đề cao loại người thứ tư, đức Phật khích lệ từ bỏ các nghiệp ác của thân, lời, làm chủ các giác quan, tu tập 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền và 3 minh, trở thành bậc Chân nhân và Thánh nhân.
-
Kinh Bát thành (P. Aṭṭhakanāgarasuttaṃ, H. 八城經) tương đương Bát thành kinh.[57] Tôn giả Ānanda nương lời Phật dạy, hướng dẫn tu tập 11 cửa bất tử, nhằm đạt đượcan lạcgiải thoát trong hiện đời gồm 4 thiền (hỷ lạc do lìa tham ái, hỷ lạc do định, diệu lạc do bỏ hỷ, xả niệm thanh tịnh), 4 Phạm trú (từ, bi, hỷ, xả) và 3 thiền vô sắc (Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ).
-
Kinh Hữu học (P. Sekhasuttaṃ, H. 有學經). Thay lời đức Phật, Tôn giả Ānanda giới thiệu các hạnh tu của bậc Hữu học, khích lệ mọi ngườitu học, kết thúc khổ đau, chứng đạt Thánh quả gồm: (i) Giới hạnh; (ii) Làm chủ 6 giác quan; (iii) Tiết độ trong tiêu thụ; (iv) Chánh niệm trong các oai nghi; (v) Tu 7 diệu pháp (tín, tàm, quý, tấn, văn, niệm, tuệ); (vi) Chứng 4 thiền.
-
Kinh Potaliya (P. Potaliyasuttaṃ, H. 哺多利經) tương đương Bô-lợiđa kinh.[58] Đức Phật dạy kỹ năng chấm dứt nghiệp và thói phàm phu gồm sát hại, trộm cắp, nói láo, tham lam, giận dữ, phỉ báng, phẫn nộ, cao ngạo; nhờ đó, con người được hạnh phúc và thành công. Đồng thời, người tu tập thấy rõ tác hại của ái dục như khúc xương, miếng thịt, cầm đuốc đi ngược gió, hố than hừng, cơn mộng, vật mượn và như cây có nhiều quả chín để không bị nhiễm đắm vào dục.
-
Kinh Jīvaka (P. Jīvakasuttaṃ, H. 耆婆迦經). Đức Phậtgiải thíchlợi ích của đạo đức và nguyên nhân không nên ăn thịtđộng vật. Ba trường hợp thịt thanh tịnh thì ăn được: (i) Không thấy cảnh con vật đang bị giết; (ii) Không nghe tiếng kêu của con vật đang bị giết; (iii) Không có hoài nghi về con vật ấy chết vì mình. Đồng thời, đức Phật khuyên mọi người phát triển tâm từ bi, thương yêucon người, động vật và bảo vệ môi trường.
-
Kinh Ưu-ba-ly (P. Upālisuttaṃ, H. 優婆離經) tương đương Ưu-bà-ly kinh.58 Sau khi luận chiến với đức Phật, cư sĩ Upāli, đại diện phái tu Lõa thể, đã nhận Phật làm thầy. Qua đối thoại, đức Phật khẳng định vai trò quan trọng của ý nghiệp đối với hành vi, và thay vào đó, nên tu tứ Thánh đế, kết thúc khổ đau.
-
Kinh Hạnh con chó (P. Kukkuravatikasuttaṃ, H. 狗行者經).[59] Sau khi khẳng định pháp tu hạnh con chó và hạnh con bò làm người tu khổ hạnhđầu thai làm chó, làm bò, bị đọa lạc khổ đau, đức Phật phân tích 4 loại nghiệp và quả báo: (i) Nghiệp đen, quả báo đen; (ii) Nghiệp trắng, quả báo trắng; (iii) Nghiệp nửa đen nửa trắng, quả báo nửa đen nửa trắng; (iv) Nghiệp không đen không trắng, quả bảo không đen không trắng. Phật khuyên mọi người tu nghiệp trắng, tức sống đời đạo đức thanh cao để đạt hạnh phúc và thành công.
-
Kinh Vương tử Vô Úy (P. Abhayarājakumārasuttaṃ, H. 無畏王子經).[60] Đại diện đạo Lõa thể, Vương tử Vô Úygài bẫyđức Phật phải trả lời “có” hoặc “không” hầu bắt bí Ngài. Đức Phật dạy kỹ năng tháo mở móc câu trong cổ, và khẳng định rằng Ngài thuyết pháp, truyền thông và đối đáp đều mang tính chân lý, hướng đến mục đích cao quý, bất luận người nghe có thích hay không thích.
-
Kinh Nhiều cảm thọ (P. Bahuvedanīyasuttaṃ, H. 多受經).[61] Để giúp mọi người dừng sự tranh cãi về phân loại cảm thọ là 2 hay 3, đức Phậtgiải thích rằng tùy tình huống, cảm thọ có thể phân loại: 2 thọ, 3, 5, 6, 18, 36 và 108 thọ. Nhân đó, đức Phật phân tích các cấp độ cảm giáchạnh phúc, thấp nhất là khoái lạc giác quan, cao hơn là hạnh phúc trong thiền định và cao nhất là Niết-bàn.
-
Kinh Không gì chuyển hướng (P. Apaṇṇakasuttaṃ, H. 無戲論經).[62] Đức Phật phân tích tác hại của 5 tà thuyết đương thời, gồm (i) Hư vô luận; (ii) Thuyết không có đời sau; (iii) Thuyết không có quả báosau khi chết; (iv) Thuyết định mệnh; (v) Thuyết không có các cõi vô sắc. Theo đó, đức Phật khuyên dù chủ trương điều gì, đi theohọc thuyết nào, cũng không nên làm khổ bản thân và làm khổ tha nhân; nên sống đạo đức, dứt các trói buộc tâm, tu thiền định để chứng đắctrí tuệ, giải phóng khổ đau.
-
Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la (P. Ambalaṭṭhikārāhulovādasuttaṃ, H. 菴婆孽林教誡羅睺羅經) tương đương La-vân kinh.[63] Để giúp chú tiểu La-hầu-la thấy sự nguy hiểm của lời nói dối, đức Phật dùng ảnh dụ “chậu nước” nói về sự mất giá trị, nếu đánh mất sự chân thật, trung thực. Người nói dối như con voi lâm trận, sẵn sàng thí mạng sống mà không tiếc. Người tu hành phải thường xuyênsoi gương nhân cách, biết phản tỉnh, sám hối, chừa bỏ, chuyển nghiệp để trở nên cao quý và lợi ích cho nhiều người.
-
Đại kinh Giáo giới La-hầu-la (P. Mahārāhulovādasuttaṃ, H. 教誡羅睺羅大經).[64] Đức Phật dạy Tôn giả La-hầu-la cách quán sắc pháp và 5 uẩn không phải là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi. Đồng thời, Ngài hướng dẫn cách tu thiền quán 4 đại, từ, bi, hỷ, xả, bất tịnh, vô thường, niệm hơi thở để vượt qua nghiệp phàm, đạt đượcgiác ngộ và giải thoát.
-
Tiểu kinh Māluṅkya (P. Cūḷamāluṅkyasuttaṃ, H. 摩羅迦小經) tương đương Tiễn dụ kinh.[65] Nhân dịp Māluṅkyaputta định hoàn tục do đức Phậtkhông giải thích các vấn đề siêu hình, đức Phật dạy về tính trị liệuthực tiễn của Phật pháp. Cũng như nạn nhân cần thiết, khẩn cấp nhổ mũi tên độc ra khỏi cơ thể, người tu tập cần nhổ gốc khổ đau và sinh tử; thực hànhtứ Thánh đế, giải phóng khổ đau, đạt đượcan tịnh, trí tuệ, giác ngộ và chứng Niết-bàn.
-
Đại kinh Māluṅkya (P. Mahāmāluṅkyasuttaṃ, H. 摩羅迦大經) tương đương Ngũ hạ phần kiết kinh.[66] Đức Phật khuyên mọi ngườitinh tấn chặt đứt 5 trói buộc thấp, gồm thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục và sân để giải phóng khổ đau, chứng đắc quả Thánh. Cũng như cách lấy lõi cây, người tu cần nghe giảng pháp, quán 5 uẩn vô thường, làm chủ giác quan, tu tập 4 thiền định, phát triển trí tuệ.
-
Kinh Bhaddāli (P. Bhaddālisuttaṃ, H. 跋陀利經) tương đương Bạtđà-hòa-lợi kinh.[67] Nhân dịp nhắc nhở một Tăng sĩ ương ngạnh không giữ được giới “ăn một lần trước ngọ”, đức Phật khuyên mọi người phải tuân thủgiới hạnh thanh cao; không tránh né, không bất mãn, không chống đối khi được nhắc nhở; khi có tội và bị cử tội nên phát lồsám hối, nỗ lực chuyển nghiệp; siêng tu thiền định, khai mở trí tuệ để chứng đắc các quả Thánh.
-
Kinh Ví dụ con chim cáy (P. Laṭukikopamasuttaṃ, H. 鶉喻經) tương đương Ca-lâu-ô-đà-di kinh.[68] Nhân dịp nói về tác hại của việc không giữ giới ăn một lần trước ngọ, đức Phật khuyên không nên xem thường các lỗi nhỏ nhặt. Vi phạmgiới hạnh cũng như con chim cáy nhỏ có thể chết vì vướng lưới dây leo mong manh, hoặc như voi lớn có thể chết khi bị trói bằng dây da. Người xuất gia cần chuyển hóa nghiệp phàm, từ bỏ các trói buộc và chấp thủ, siêng tu thiền định để chứng đắcthiền lạc và chánh giác lạc.
-
Kinh Cātumā (P. Cātumāsuttaṃ, H. 車頭聚落經).[69] Như người xuống nước sợ sóng, cá sấu, nước xoáy, cá dữ; đức Phật dạy rằng người tu bị thất bại, hoàn tục là do: (i) Bệnh tự ái, vì người dạy nhỏ tuổi hơn, như sóng dữ; (ii) Thèm ăn ngon và phi thời, như cá sấu; (iii) Tiếc không hưởng thụ được 5 dục lạc, như nước xoáy; (iv) Bị dục tìnhphá hoại, không phòng hộ các giác quan, như cá dữ. Đức Phật cũng khuyến khích tứ chúng cần noi gương Tôn giả Sāriputta và Mahāmoggallāna sống an lạc trong hiện tại.
-
Kinh Naḷakapāna (P. Naḷakapānasuttaṃ, H. 那羅伽波寧村經) tương đương Sa-kê-đế tam tộc tánh tử kinh.[70] Đức Phật khen ngợi và khích lệ những người đi tu vì lý tưởng cao quý, giữ giới hạnh, tu thiền định, đạt trí tuệ, nhằm giải phóng khổ đau của bản thân và mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Đức Phật xác quyết rằng chỉ vì muốn mang lại lợi ích cho con người, đức Phật nói về cảnh giớitái sanh lành của Tăng Ni và Phật tử sau khi qua đời.
-
Kinh Goliyāni (P. Goliyānisuttaṃ, H. 瞿尼師經) tương đương Cù-nisư kinh.[71] Tôn giả Sāriputta dạy 17 yếu tố giúp người tu ở rừng hay thành thị trở thành bậc Chân nhân và Thánh nhân, gồm: (i) Tôn trọng đồng tu; (ii) Khiêm tốn và nhường nhịn; (iii) Không vào làng quá sớm, không trở về quá muộn; (iv) Không đến gia đình trước và sau buổi ăn; (v) Không dao động thân; (vi) Không nhiều chuyện; (vii) Làm người bạn tốt, dễ góp ý; (viii) Hộ trì các giác quan; (ix) Tiết độ trong ăn uống; (x) Chú tâm; (xi) Tu tinh cần, tinh tấn; (xii) Chánh niệm, tỉnh giác; (xiii) Tu thiền định; (xiv) Có trí tuệ; (xv) Tu Thắng pháp, Thắng luật; (xvi) Tu Tịch tịnhgiải thoát; (xvii) Tu phápThượng nhân.
-
Kinh Kīṭāgiri (P. Kīṭāgirisuttaṃ, H. 枳吒山邑經) tương đương A-thấpbối kinh.[72] Nhân dịp nói về lợi ích của việc không ăn phi thời, đức Phật khuyên người tu nên tinh tấntu học và an trú vào hạnh phúc do dứt các pháp bất thiện. Nhờ đó, người tu tậpchứng quả Thánh bằng 7 cách: (i) Câu phầngiải thoát; (ii) Tuệ giải thoát; (iii) Thân chứng; (iv) Kiến đáo; (v) Tín giải thoát; (vi) Tùy pháp hành; (vii) Tùy tín hành.
-
Kinh Ba minh Vacchagotta (P. Tevijjavacchagottasuttaṃ, H. 婆蹉衢多三明經).[73] Đức Phật cho rằng những gì mà Ngài đạt được, thực chất là 3 tuệ giác (Tam minh) gồm tuệ giácquá khứ của bản thân, tuệ giác về tái sinh của hữu tình và tuệ giác về sự chấm dứt khổ đau trong hiện tại. Đồng thời, đức Phật khẳng định trí “biết hết mọi thứ” (nhất thiết trí) trong lúc thức và lúc ngủ (nếu không có tác ý hướng tâm đến đối tượng) là không có thật. Giải thoát, theo đức Phật, thực chất là giải thoát tâm khỏi trói buộc (tâm giải thoát) và giải thoát bằng trí tuệ (tuệ giải thoát).
-
Kinh Aggivacchagotta (P. Aggivacchagottasuttaṃ, H. 婆蹉衢多火[喻]經).[74] Đức Phật chủ trương không mất thời giantrả lời các câu hỏi siêu hình, các câu chuyệnhý luận. Để đạt được sự ly tham, giác ngộ và giải thoát, đức Phật hướng dẫn kỹ năng vượt qua các ảo tưởng về ngã, ngã sở hữu, ngã tùy miên đối với bản thân và mọi sự vật trên đời. Bậc Giác ngộsau khi chết cũng như hiện tượng củi hết, lửa tắt, không thể truy tìm được hướng đi.
-
Đại kinh Vacchagotta (P. Mahāvacchagottasuttaṃ, H. 婆蹉衢多大經).75 Nhờ lắng nghe đức Phậttruy nguyên nguồn gốc của khổ đau từ tham ái, giận dữ, si mê và khích lệ từ bỏ 10 nghiệp bất thiện (giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, tham, sân, tà kiến), du sĩ Vacchagotta trở thành Tăng sĩ, tu tập chân chánh, chứng đắcThánh quả.
-
Kinh Trường Trảo (P. Dīghanakhasuttaṃ, H. 長爪經).[75] Chứng minhtác hại từ thuyết Hoài nghi của ngoại đạo Trường Trảo, đức Phật hướng dẫn quán vô ngã đối với thân (từ tinh cha, trứng mẹ, được phối hợp bởi đất, nước, lửa, gió). Thân và 3 loại cảm xúc khổ đau, hạnh phúc, trung tính đều bị vô thườngchi phối, bị đoạn diệt, bị hủy hoại; cũng là vô ngã và bị vô thườngchi phối. Để giải thoát, không nên chấp thủ thân, cảm xúc; không chấp thủ danh từ và mọi thứ trên đời.
-
Kinh Māgaṇḍiya (P. Māgaṇḍiyasuttaṃ, H. 摩犍提經) tương đương Tu-nhàn-đề kinh.[76] Phân tích sự nguy hiểm và tác hại của thuyết hưởng lạc đối với 5 dục lạc, đức Phậtgiải thíchgiá trị của hạnh phúc do tu thiền (thiền lạc). Bằng ảnh dụ “hạnh phúc cõi trời cao hơn hạnh phúc cõi người” và “sự đỡ ngứa do cào vết thương”, đức Phật khẳng định dục lạc sẽ thiêu đốt con người trong bất hạnh về lâu dài. Tu 4 cấp thiền định giúp con người trải nghiệm hạnh phúc sâu lắng, kết thúc khổ đau.
-
Kinh Sandaka (P. Sandakasuttaṃ, H. 刪陀迦經).[77] Dựa vào lời đức Phật, Tôn giả Ānanda bác bỏ 4 tà thuyết: (i) Thuyết vô hành; (ii) Thuyết vô nhân quả; (iii) Thuyết định mệnh; (iv) Thuyết luân hồi tịnh hóa. Đồng thời, nói rõ tác hại của 4 thuyết bất an: (i) Ngụy biện về toàn trí; (ii) Xem truyền thuyết là chân lý; (iii) Giỏi biện luận theo tư biện, khi này khi khác; (iv) Ngụy biện như con lươn. Đồng thời, Tôn giả khuyên mọi người tu chánh đạo, dứt năm trói buộc tâm, tu tập thiền định, đạt trí tuệ, kết thúc khổ đau.
-
Đại kinh Sakuludāyi (P. Mahāsakuludāyisuttaṃ, H. 善生優陀夷大經) tương đương Tiễn mao kinh.[78] Đức Phật chia sẻ lý do nhiều người tu học theo Ngài là do Ngài đạt được sự tối thượng về giới đức, thuyết pháp với thắng trí, trí tuệ biết rõ người và mọi việc, dùng tứ Thánh đếvượt qua khổ đau và hướng dẫn tu tập 4 chánh niệm, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác ngộ, 8 chánh đạo.
-
Kinh Samaṇamuṇḍika (P. Samaṇamuṇḍikasuttaṃ, H. 沙門文祁子經) tương đương Ngũ chi vật chủ kinh.[79] Phân tích giới hạn của thuyết không làm ác, không hành nghề ác là thiện tối thượng, đức Phật dạy tiêu chuẩn của bậc chân tu gồm biết rõ thiện ác từ tư duy đến hành động, nghề nghiệp và tu tập; tu tập 4 tinh tấn để nhổ lên gốc rễ của nghiệp và lối sốngbất thiện là tham, sân, si và chấm dứtdục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; tu tập 4 thiền định và hoàn thiện 8 chánh đạo giúp người tu trở thành bậc chân tu, đạt đượcchánh trí và giải thoát.
-
Tiểu kinh Sakuludāyi (P. Cūḷasakuludāyisuttaṃ, H. 善生優陀夷小經) tương đương Tiễn mao kinh.[80] Phủ định thuyết toàn tri trong khi thức và ngủ của Ni-kiền tử, đức Phật dạy thuyết tương duyên về sự sinh diệt của con người và vạn vật. Phật liệt dẫn các loại ánh sáng, gồm ánh sáng đom đóm, đèn cầy, đuốc, đống lửa lớn, ngôi sao, mặt trăng rằm, mặt trời đứng bóng, và cho rằng ánh sáng trí tuệ là tuyệt vời nhất. Để chứng đắcTam minh, tức trí tuệ của bậc Giác ngộ, con ngườicần tuđạo đức và 4 thiền định, nhờ đó kết thúc khổ đau.
-
Kinh Vekhanassa (P. Vekhanassasuttaṃ, H. 鞞摩那修經) tương đương Bệ-ma-na-tu kinh.[81] Giống kinh 79, đề cao giá trị của trí tuệ vượt lên trên các loại ánh sáng, đức Phật hướng dẫn kỹ năng vượt quathói quen hưởng thụ 5 dục lạc (sắc, thanh, hương, vị, xúc) dễ chịu, hấp dẫn; hoàn thiệnđạo đức và thiền định, chặt đứt 5 trói buộc tâm, đạt giác ngộ và giải thoát.
-
Kinh Ghaṭikāra (P. Ghaṭikārasuttaṃ, H. 陶師經) tương đương Bệ-bàlăng-kỳ kinh.83 Không nhận lời thỉnh cầucúng dường của Vua Kikī vì đã nhận lời của người thợ gốm, đức Phậtgián tiếp khích lệ mọi người cần đạt được 6 ưu việt như thợ gốm: (i) Không phiền não nếu bị từ chối; (ii) Quy y Tam bảo và giữ 5 đạo đức; (iii) Chánh tín với Phật pháp, không hoài nghi về 4 chân lý Thánh; (iv) Sống theo thiện pháp, tiết độăn uống; (v) Hiếu kính cha mẹ già; (vi) Chứng quảBất hoàn.
-
Kinh Raṭṭhapāla (P. Raṭṭhapālasuttaṃ, H. 賴吒恕羅經) tương đương Lại-tra-hòa-la kinh.[82] Câu chuyện thanh niên nhà giàu có, nhờ tuyệt thực đã thuyết phụcthành côngcha mẹ cho đi tu. Khi về thăm lại gia đình, vị Tăng sĩ này chia sẻ lý tưởngxuất gia do thấy rõ: (i) Cuộc đờivô thường; (ii) Mọi thứ vô hộ và vô chủ; (iii) Vô ngã và vô sở hữu; (iv) Con người bị chi phối bởi lão suy, bệnh suy, tài suy, thân suy. Nhưng nếu làm bậc chân tu, chúng ta không chỉ tạo hạnh phúc cho mình mà còn cứu độnhân sinh.
-
Kinh Makhādeva (P. Makhādevasuttaṃ, H. 大天奈林經) tương đương Đại Thiên nại lâm kinh.[83] Phật nhắc tích truyện kiếp quá khứ khi Ngài là Vua Makhādeva của Mithilā, quản trị đất nước theo pháp quyền và Chánh pháp, sống chuẩn mực về đạo đức theo truyền thống cao quý. Trao ngai vàng cho con, vua xuất gia vì lý tưởngđộ sinh, tu trọn vẹn từ, bi, hỷ, xả; khi chết được sinh trên cõi trời Ba Mươi Ba. Nay đức Phật lập truyền thốngtâm linh mới, đưa đến ly tham, chấm dứt khổ đau, chứng đạt thượng trí, giác ngộ, giải thoát cho nhiều người.
-
Kinh Madhurā (P. Madhurāsuttaṃ, H. 摩偷羅經).[84] Dựa vào các nguyên lý bình đẳng của Phật, Tôn giả Mahākaccāna (Đại Ca-chiên-diên) đã phân tích sự vô nghĩa của chủ nghĩagiai cấpẤn Độ bằng các luận chứng bình đẳng rất sâu sắc và vững chắc gồm bình đẳng pháp lý, bình đẳngnhân quả, bình đẳngđạo đức và bình đẳngtu chứng.
-
Kinh Vương tử Bồ-đề (P. Bodhirājakumārasuttaṃ, H. 菩提王子經).[85] Bài kinh phân tích về 2 quan điểmhạnh phúc của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Nếu Ấn Độ giáo cho rằng hạnh phúc có được do thực hànhkhổ hạnh thì ngược lại Phật giáo khẳng định hạnh phúc có được do sự chuyển hóatâm thức.
-
Kinh Aṅgulimāla (P. Aṅgulimālasuttaṃ, H. 鴦掘摩經).[86] Bài kinh khẳng định con đườnggiác ngộ rộng mở với tất cả mọi đối tượng, khi sự hồi đầu có mặt. Sự hồi đầu trong bài kinh này bắt đầu bằng sự ngạc nhiên đối với triết lý, dẫn đến chuyển hóa các nghiệp xấu.
-
Kinh Ái sanh (P. Piyajātikasuttaṃ, H. 愛生經) tương đương Ái sanh kinh.[87] Cái chết được khẳng định như một quy luật. Thái độ tiếc thương của người thân đối với người đã khuất không làm cho người thân sống lại. Thương tiếc người thân là gốc rễ của sầu, bi, khổ, ưu, não.
-
Kinh Bāhitika (P. Bāhitikasuttaṃ, H. 鞞訶提經) tương đương Bệ-hađề kinh.90 Đạo đức của người tu được đánh giá từ các hành vi của thân, biểu đạt của khẩu hành và ý niệm mang lại lợi lạc cho mình và người, có giá trịxây dựng và chuyển hóa, không bận tâm về sự đền đáp của tha nhân. Vô ngã trong đạo đức chính là giá trịđạo đức bậc nhất mà người tu hành cần thực hiện toàn mãn.
-
Kinh Pháp trang nghiêm (P. Dhammacetiyasuttaṃ, H. 法莊嚴經) tương đương Pháp trang nghiêm kinh.[88] Thông qua chuyện đời tự kể của Vua Pasenadi về lý do theo Phật, bài kinhgiới thiệu các giá trị của đạo Phật, theo đó, con ngườiquay về nương tựa đạt được các giá trịtâm linh, đạo đức, an lạc và giải thoát.
-
Kinh Kaṇṇakatthala (P. Kaṇṇakatthalasuttaṃ, H. 普棘刺林經) tương đương Nhứt thiết trí kinh.[89] Đức Phật xác minh rằng Ngài không chấp nhận khái niệm toàn tri là biết mọi thứ, trong mọi lúc và trong mọi thời. Nhân đó, Phật thuyết minh về thuyết bình đẳng tâm linh trong các giai cấp, giá trịtinh tấn trong thành công và chứng đắc, giá trị của tâm khôngnão hại, có thể giúp cho con người phát triển hạnh phúc và bình an.
-
Kinh Brahmāyu (P. Brahmāyusuttaṃ, H. 梵摩經) tương đương Phạmma kinh.[90] Từ niềm tin rằng nhân tướng của một con ngườithể hiện nhân cách của người đó, các Bà-la-môn đã đến với đức Phật và trở thànhđệ tử của Ngài. Nếu Bà-la-môn giáo nhấn mạnh về nhân tướng, thì Phật giáonhấn mạnh về nhân cách thông qua sự huấn luyện các oai nghitế hạnh.
-
Kinh Sela (P. Selasuttaṃ, H. 施羅經).[91] Bài kinhgiới thiệu nghệ thuật chia sẻ phước duyên với người thân. Khi gặp được Phật pháp, ta nên có trách nhiệm chia sẻ và lan truyền giá trịtâm linh, hạnh phúc đến với mọi người. Đây chính là cách giúp đỡ người thân có ý nghĩa và giá trị.
-
Kinh Assalāyana (P. Assalāyanasuttaṃ, H. 阿攝惒經) tương đương Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh.[92] Thông qua sự phân tích về gien di truyền, quyền lực kinh tế, giá trịnhân phẩmđạo đức, hôn nhândị chủng và các nhu yếu hàng ngày, đức Phật đã chứng minh rằng niềm tin về sự thanh tịnh và độc tôn của giai cấp Bà-la-môn chỉ là sự rỗng tuếch, không có căn cứ.
-
Kinh Ghoṭamukha (P. Ghoṭamukhasuttaṃ, H. 瞿哆牟伽經).[93] Sự quy ngưỡng của tín đồ đối với người xuất gia thường gắn liền vớiđức hạnh và giá trịtâm linh của vị ấy. Nếu có nhiều người làm mất niềm tin của quần chúng thì cũng có những người mẫu mực, đáng quy ngưỡng và phát tâm.
-
Kinh Caṅkī (P. Caṅkīsuttaṃ, H. 商伽經). Theo đức Phật, chân lý đích thực không bao giờ là sự phiến diện, độc đoán một chiều. Nghệ thuật khám phá, hộ trì và chứng đạt chân lý không gì khác hơn là sự hành trìchân lý.
-
Kinh Esukārī (P. Esukārīsuttaṃ, H. 鬱瘦歌邏經) tương đương Uấtsấu-ca-la kinh.[94] Nếu đạo Bà-la-môn do dựa vàochủ nghĩagiai cấp, bắt buộc giai cấp vua chúa, thương gia và nô lệ phải phục vụgiai cấp Bà-la-môn thì đạo Phật cho rằng người có đạo đức, trí tuệ, thích bố thí, không giận dữ, tu tập pháp lành mới thực sự đáng được phụng sự.
-
Kinh Dhānañjāni (P. Dhānañjānisuttaṃ, H. 陀然經) tương đương Phạm chí Đà-nhiên kinh.[95] Phần lớn các hành động phi pháp của con người phát xuất từ động cơ thỏa mãn các nhu cầu hưởng thụ bản thân, nhưng khi chịu hậu quả thì con ngườiđổ lỗi cho người thân và hoàn cảnh bắt buộc. Vì nhân duyên nào đó, một hành động xấu đã được gieo sẽ đẩy người đó vào tù ngục. Biết vậy, con người cần nỗ lựcchuyển hóanghiệp duyên để hạnh phúc hôm nay và tươi sáng đời sau.
-
Kinh Vāseṭṭha (P. Vāseṭṭhasuttaṃ, H. 婆私吒經) tương đương Kinh tập.[96] Bài kinhgiới thiệu 2 quan điểm trái ngược về khái niệm Bà-la-môn. Nếu quan niệmtruyền thống cho rằng Bà-la-môn là người sinh ra từ gia đình Bà-lamôn thuần chủng 7 đời, thì quan niệmcấp tiến cho rằng Bà-la-môn là người có giới hạnh. Vượt lên trên 2 quan điểm này, đức Phật đã mang lại nội dung mới cho Bà-la-môn, khi so sánh Bà-la-môn với Thánh nhân trong Phật giáo.
-
Kinh Subha (P. Subhasuttaṃ, H. 須婆經) tương đương Anh Vũ kinh.[97] Bài kinh phân tích sự giống và khác giữa người tại gia và người xuất gia về phương diện hành động và nghề nghiệp. Nếu người tại gia tạo ra giá trị sản lượng thì người xuất gia tạo ra giá trịtâm linh. Mặc dù không hình thù, vóc dáng, các giá trịtâm linh có thể cứu giúp con ngườigiải quyết khổ đau.
-
Kinh Saṅgārava (P. Saṅgāravasuttaṃ, H. 傷歌邏經).[98] Bài kinh phân tích về sự khác biệt giữa niềm tintâm linh và sự thậttâm linh trong thế giớitôn giáo. Các chất liệu và giá trịtâm linh chỉ có thật khi nó thích ứng với thực tế và nó phục vụtích cực cho cuộc đời.
-
Kinh Devadaha (P. Devadahasuttaṃ, H. 天臂經) tương đương Ni-kiền kinh.[99]
-
Kinh Năm và Ba (P. Pañcattayasuttaṃ, H. 五三經).[100] Đức Phật dạy không nên quy kết tất cả những gì gặp phải ở hiện tại đều có gốc rễ quá khứ, đồng thời khích lệ tu tậptinh tấn thay vì khổ hạnh, để nhổ lên sự khổ đau bằng việc phân tích nguyên nhân của nó và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây.
-
Kinh Như thế nào (P. Kintisuttaṃ, H. 如何經). Đề cao vai trò của vị Đạo sư, đức Phật khuyên các Tăng sĩ siêng năng truyền bá 37 yếu tốgiác ngộ. Để sống hạnh phúc trong cộng đồng, đức Phật khuyên không nên đào sâu sự bất đồng về quan điểm, cách hiểu, không phê phán, không khen mình, chê người; đề cao sự thực hànhChánh pháp để trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn.
-
Kinh Làng Sāma (P. Sāmagāmasuttaṃ, H. 舍彌村經) tương đương Châu-na kinh.[101] Khẳng định tranh chấp là khổ đau, đức Phật dạy phân tích các nguyên nhân của tranh chấp gồm phẫn nộ – sân hận, hiềm hận – não hại, tật đố – xan tham, gian manh – xảo trá, ác dục – tà kiến, cố chấp – khó thuyết phục. Đồng thời, đức Phật dạy 6 kỹ năng sống hòa hợp và 7 phương phápvượt quatranh chấp, bất đồng, nhằm góp phần xây dựnggia đình, cộng đồng và quốc giahạnh phúc.
-
Kinh Thiện Tinh (P. Sunakkhattasuttaṃ, H. 善星經). Đức Phật dạy rằng lời tuyên bốchứng đắctrí tuệ, có trường hợp là đúng với sự thật và có khi là do ngã mạn nên nói khống. Theo đức Phật, để đạt được thắng trí, mọi ngườicần tu tập tâm bất động trước các cảnh, không chấp vào tính sở hữu, không để tham dục và sân hậnchi phối, không ỷ lại chính mình, cam kết chữa lành mũi tên khổ đau bằng sự thực tậpbuông xả và không hận thù.
-
Kinh Bất độnglợi ích (P. Āneñjasappāyasuttaṃ, H. 不動利益經) tương đương Tịnh bất động đạo kinh.[102] Khẳng định rằng tham dục, về bản chất là vô thường, trống rỗng, kéo theo hệ lụy, đức Phật hướng dẫn kỹ năng sống bất độngtrước cảnh trong hiện tại như sau: (i) Tâm quảng đại; (ii) Không chấp dính thế giớivật chất nhờ thấy rõ tính tổ hợp 4 đại của chúng; (iii) Thường quán tưởngVô sở hữu xứ; (iv) Thực tập tâm Vô sở hữu xứ; (v) Thực tậpbuông xả và không chấp vào xả.
-
Kinh Gaṇaka Moggallāna (P. Gaṇakamoggallānasuttaṃ, H. 算數家目犍連經) tương đương Toán số Mục-kiền-liên kinh.[103] Con đườngtâm linhkết thúc khổ đau, chứng đắc Niết-bàn bắt đầu bằng sự huấn luyện đạo đức, sống chánh hạnh, giữ oai nghi, sợ hãi các lỗi nhỏ, làm chủ 6 giác quan, làm chủ việc ăn uống, chánh niệm và tỉnh thức trong mọi động tác, thực tậpthiền định để tháo mở các trói buộc tâm gồm tham ái, sân hận, hôn trầm thùy miên, hối quá và hoài nghi. Ai thực hành theo sự chỉ đường của đức Phật sẽ đạt đượcgiải thoát trong hiện đời.
-
Kinh Gopaka Moggallāna (P. Gopakamoggallānasuttaṃ, H. 瞿默目犍連經) tương đương Cù-mặc Mục-kiền-liên kinh.[104] Noi gương đức Phật, người khai sáng con đườngtỉnh thức, sau khi đức Phật qua đời, người tu Phật phải nương tựa vào chân lý Phật và đạo đức, sống trong chánh hạnh, hòa thuận, giữ đủ oai nghi, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt; học rộng, hiểu Phật pháp nhiều; biết đủ với 4 vật dụng; thực tậpthiền định; xem giáo hóa như phép mầu; nỗ lựckết thúc khổ đau, chứng đắcgiác ngộ.
-
Đại kinh Mãn nguyệt (P. Mahāpuṇṇamasuttaṃ, H. 滿月大經).[105] Phân tích mắc xích khổ đau, đức Phật chỉ rõ sự dính mắc của thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức bắt đầu từ dục tham, tiếp xúc thiếu chánh niệm; đánh đồng thân và tâm là ngã. Ngài nhắc nhở người tu cần thấy rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi các đối tượng giác quan, đồng thời hãy chuyển hóa tâm ngã mạn ngủ ngầm; thấy rõ vô thường để không chấp: “Cái này của tôi, cái này là tôi, cái này chính là tự ngã của tôi”, nhờ đó, vượt qua tất cả khổ đau.
-
Tiểu kinh Mãn nguyệt (P. Cūḷapuṇṇamasuttaṃ, H. 滿月小經).[106] Nhận diệntác hại của sự bất chánh, đức Phật dạy kỹ năng trở thành người chân chánh, sống với chánh kiến, giao du người tốt; suy nghĩviệc thiện, nói sự thật và hữu ích, hành động chân chánh; có chánh tín, đề cao lương tâm, nghe chân lý Phật, tinh tấn làm việc thiện, tin sâu nhân quả và kiếp sau, thích bố thí giúp người; làm tất cả việc tốt nhất với phương pháp tốt nhất có thể, trở thành người hạnh phúc và hữu dụng.
-
Kinh Bất đoạn (P. Anupadasuttaṃ, H. 不斷經). Nhân dịpca ngợiTôn giả Sāriputta đạt được đại tuệ và tu thiền sâu sắc, đức Phật dạy các cấp thiền: (i) Hỷ lạc do xa lìaái dục; (ii) Hỷ lạc do trụ định; (iii) An lạc do xả niệm hỷ; (iv) Thanh tịnh do xả tất cả niệm. Đồng thời, Phật khuyên tu tập 4 thiền vô sắc giới: (v) Hư khôngvô biên xứ; (vi) Thức vô biên xứ; (vii) Vô sở hữu xứ; (viii) Phi tưởng phi phi tưởng xứ; và Diệt thọ tưởng định; nhờ đó, vượt qua mọi trói buộc, đạt đượcgiác ngộ, giải thoát.
-
Kinh Sáu thanh tịnh (P. Chabbisodhanasuttaṃ, H. 六淨經) tương đương Thuyết trí kinh.110 Bằng chánh trí, người tu sẽ giải thoát mình khỏi các lậu hoặc, vượt qua các chấp thủ về thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức; mắt và hình thái, tai và âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật xúc chạm, ý với những gì được hình dung. Vượt quangã mạntùy miên, người tu trở thành bậc chân tu; chặt đứt các trói buộc tâm (tham ái, sân hận, hôn trầm thùy miên, trạo cửhối quá, hoài nghi) và giải quyết khổ đau bằng 4 sự thật Thánh, sống hạnh phúc và thong dongtrong đời.
-
Kinh Chân nhân (P. Sappurisasuttaṃ, H. 善士經) tương đương Chân nhân kinh.[107] Bất luận bối cảnh giai cấp và họ tộc, bậc chân tu theo Phật pháp sẽ đạt đượcan lạc, giải thoát và được sự kính trọng. Bậc chân tu không khen mình, chê người về sự nổi tiếng, 4 vật cúng dường, học pháp giỏi, giữ giới hạnh, thiểu dục và giản đơn, khất thực nuôi mạng thanh tịnh, sống ở nghĩa địa, ngủ dưới gốc cây, hết tham sân si, chứng 9 cấp thiền định, đạt đượctrí tuệ, giải phóng khổ đau.
-
Kinh Nên hành trì, không nên hành trì (P. Sevitabba-asevitabbasuttaṃ, H. 應習不應習經).[108] Phật dạy tiêu chí đánh giábản chất hành động trên nền tảng giá trị và tác hại, từ đó, nên làm và không nên làm. Bất cứ hành động thân, lời nói và các ý tưởng, hoặc khi các giác quantiếp xúctrần cảnh mà làm tăng trưởng điều bất thiện, gây tạo khổ đau như thương tổn mạng sống, lấy của không cho, tà hạnhngoại tình, nói láo, nói chia rẽ, nói thô ác, nói phù phiếm, vướng dính tham ái, giận dữ và tâm hãm hại…, con người nên nỗ lựctừ bỏ, vượt qua. Ngược lại, đối với các hành động mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời, con người nên theo đuổi như lý tưởng sống.
-
Kinh Đa giới (P. Bahudhātukasuttaṃ, H. 多界經) tương đương Đa giới kinh.[109] Sau khi khẳng định người trí hiểu sâu về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 nhận thứcgiác quan và thuyết tương duyên, đức Phật chỉ ra lý do người ngu dễ bị sợ hãi, thất vọng và hoạn nạn trong khi người trí thì không. Người trí hiểu rõ lạc, khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh; vượt quadục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thành tựuchánh kiến, không phạm tội lỗi, nhất là 5 tội trọng; thấy rõ vô thường và vô ngã, nhờ đó, sống an vui trong đời.
-
Kinh Thôn Tiên (P. Isigilisuttaṃ, H. 仙吞經).[110] Tại núi Tiên (Isigili), Vương Xá, đức Phậtca ngợi vị Độc Giác, nhờ tu chánh đạo, trọn vẹnđạo đức, thiền định và trí tuệ, nên đã dứt sạch tham ái, nhổ mũi tên khổ đau, và tự chứng trí tuệ, đạt đượcgiải thoát, đoạn tận tái sinh.
-
Đại kinh Bốn mươi (P. Mahācattārīsakasuttaṃ, H. 大四十經) tương đương Thánh đạo kinh.115 Đức Phật giảng chi tiết về Bát chánh đạo, gồm (i) Tầm nhìn chân chánh; (ii) Tư duy chân chánh; (iii) Lời nói chân chánh; (iv) Hành động chân chánh; (v) Nghề nghiệp chân chánh; (vi) Siêng năng chân chánh; (vii) Chánh niệmhiện tiền; (viii) Đại địnhnhất tâm, cũng như mối quan hệ giữa trí tuệ, đạo đức và thiền định. Tu tậpBát chánh đạo thông thường sẽ trở thànhchân nhân, hưởng phúc báo. Tu tậprốt ráoBát chánh đạo sẽ chứng quảThánh nhân, kết thúcluân hồi.
-
Kinh Nhập tức xuất tức niệm (P. Ānāpānassatisuttaṃ, H. 入出息念經).[111] Đức Phật dạy 16 kỹ năng thở thiền mang lại an lạc, giải thoát, gồm: (i) Chánh niệm thân: Với hơi thở ra vào, biết rõ hơi thở dài hơi thở ngắn, cảm giáctoàn thân, và an tịnhthân hành; (ii) Chánh niệmcảm giác: Làm chủ hoan hỷ, hạnh phúc, cảm nhận tâm hành và an tịnhtâm hành; (iii) Chánh niệm tâm: Cảm nhận tâm, tâm hân hoan, tâm định tĩnh, tâm giải thoát; (iv) Chánh niệm về pháp: Quán vô thường, quán ly dục, quán tịch diệt và quán xả ly. Phối hợp với 7 yếu tốgiác ngộ, người tu thiền sẽ đạt sự giải thoát khỏi khổ đau.
-
Kinh Thân hành niệm (P. Kāyagatāsatisuttaṃ, H. 身行念經) tương đương Niệm thân kinh.[112] Đức Phật dạy kỹ năng chánh niệm về thân (thân hành niệm), gồm làm chủ hơi thở ra vào; tỉnh giác trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, nói, im lặng, động, tịnh, thức, ngủ; quán thân thể gồm 32 yếu tốbất tịnh; quán thi thể bị trương sình và chỉ còn xương, tro, bụi; nhờ đó, không còn chấp dính vào thân, ngã, ngã sở hữu và những thứ liên hệ đến thân. Như vậy, tu và chứng 4 thiền định để chấm dứt khổ đau.
-
Kinh Hành sanh (P. Saṅkhārupapattisuttaṃ, H. 行生經) tương đương Ý hành kinh.[113] Đức Phật dạy điều kiệntái sinh theo ý muốn gồm đầy đủ chánh tín, đạo đức, bố thí, đa văn, trí tuệ; chú tâm vào cảnh giới và nơi muốn tái sinh, nhất là lúc gần qua đời. Ngoài những điều trên, nếu chú tâm vào Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát, người tu tập sẽ chấm dứt khổ đau, chứng đắc quả Thánh.
-
Kinh Tiểu không (P. Cūḷasuññatasuttaṃ, H. 空小經) tương đương Tiểu không kinh.119 Bằng kinh nghiệm bản thân, đức Phật dạy Tăng đoàn quán tính “không thực thể”, tu tậpKhông vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Vô tướng tâm định… để không vướng tâm tưởng vào con người, làng xã, nhà cửa, đại địa, núi, sông; phối hợp với quán vô thường và vô ngã, chấm dứt các lo lắng và khổ đau liên hệ đến tưởng; tâm được giải thoát.
-
Kinh Đại không (P. Mahāsuññatasuttaṃ, H. 空大經) tương đương Đại không kinh.120 Kinh dạy kỹ năng vượt quangã mạn, chấm dứt sự nhiễm đắm các sự vật, hiện tượng, sống thiểu dục, đề cao tâm viễn ly, thực tập nội tĩnh, chánh niệm, tỉnh thức, trải nghiệm các hỷ lạc do ly dục, do tu định, do diệu lạc và do xả niệm. Để tiến bộ trong tu học, người tu tập dù gặp nghịch cảnh, không chán nản, bỏ cuộc; dù gặp nhiều người quý trọng, không sanh tâm cống cao; với mọi người, không có tâm thù nghịch; đề cao lòng bi mẫn mang lại lợi lạc cho mọi người.
-
Kinh Hy hữu, vị tằng hữu pháp (P. Acchariyaabbhutadhammasuttaṃ, H. 希有未曾有法經) tương đương Vị tằng hữu pháp kinh.[114] Tôn giả Ānanda thuật lại 18 điều mầu nhiệm về sự kiệnPhật đản: (i) An trú trọn thọ mạng tại cung trời Đâu-suất một cách chánh niệm; (ii) Vào thai mẹ trong chánh niệm; (iii) Ánh sáng thần diệuxuất hiện khi qua đời tại cõi trời Đâu-suất; (iv) Khi vào thai mẹ, có 4 thiên nhânhộ vệmẫu thân; (v) Trong thai, tác động mẹ sống đức hạnh; (vi) Trong thai, mẹ không có dục tưởng; (vii) Trong thai, mẹ hưởng 5 dục công đức đầy đủ; (viii) Thai nhi đủ các bộ phận, mẹ không mệt mỏi; (ix) Mẹ tái sinhcõi trời Đâu-suất sau 7 ngày sinh; (x) Trụ thai đúng 10 tháng; (xi) Mẹ sinh trong tư thế đứng; (xii) Khi sinh được chư thiên đỡ Ngài sau đó mới đến loài người; (xiii) Khi sinh, thân Ngài không chạm đất; (xiv) Khi sinh ra không bị lấm bẩn máu mủ; (xv) Khi sinh ra có 2 dòng nước nóng, lạnh tắm 2 mẹ con; (xvi) Khi sinh ra, đi 7 bước hướng Bắc, tuyên bố sự độc tôn của Ngài; (xvii) Khi sinh ra, hào quangsáng ngời các cõi; (xviii) Cảm thọ được biết đến lúc sinh khởi, lúc trú và diệt, các ý tưởng và tư duycũng thế.
-
Kinh Bạc-câu-la (P. Bakkulasuttaṃ, H. 薄拘羅經) tương đương Bạccâu-la kinh.[115] Tôn giả Bakkula (Bạc-câu-la) tự sự về 80 năm tu hànhđặc biệt của Ngài: (i) Không có dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng; (ii) Không nhận y phục từ cư sĩ, may y, nhận y Kathina; (iii) Không đi Trai Tăng; (iv) Không để ý tướng chung, tướng riêng của người nữ, không đến chỗ người nữ, không giảng pháp cho người nữ; (v) Không làm Bổn sư và Y chỉ sư của ai; (vi) Không tắm trong nhà tắm, không ốm đau, không dùng thuốc, không nằm giường; không đi an cư mùa mưa tại trú xứ gần làng; (vii) Chỉ mắc nợthí chủ trong 7 ngày mới xuất gia. Sau đó, Ngài giác ngộ, giải thoát, nhập Niết-bàn trong tư thế thiền tọabất động.
-
Kinh Điều ngự địa (P. Dantabhūmisuttaṃ, H. 調御地經) tương đương Điều ngự địa kinh.[116] Nhân câu chuyện Vương tử Jayasena không tin người tu xa lìa được 5 dục lạc, đức Phật dùng ẩn dụ con voi chưa được thuần hóa và ẩn dụ người ở đỉnh núi kể phong cảnh đó cho người dưới chân núi để mô tảcảnh giới lìa ái dục của bậc chân tu, giải phóng khổ đau. Đức Phật khuyến khích các đệ tử sống đạo đức, phòng hộ 6 giác quan, tiết độăn uống, chú tâm cảnh giác, vượt khỏi chướng ngại, chánh niệm trong các uy nghi, dứt 5 trói buộc tâm, tu 4 niệm xứ, chứng đắc 4 thiền, đạt đượcgiác ngộ.
-
Kinh Phù-di (P. Bhūmijasuttaṃ, H. 浮彌經) tương đương Phù-di kinh.[117] Đề cập đến giá trịtrị liệu và thiết thực của Phật giáo, đức Phậtgiải thích kết quả của việc thực tậpBát chánh đạo trong hiện đời là hạnh phúc, giác ngộ và giải thoát, bất luận có ước nguyện hay không. Theo phương pháp đúng, cũng như ép hạt lấy dầu, vắt sữa từ vú bò cái, khuấy sữa làm bơ, và dùng cây khô để nhóm lửa, người thực tậpchắc chắn được như ước nguyện.
-
Kinh A-na-luật (P. Anuruddhasuttaṃ, H. 阿那律經) tương đương Hữu Thắng Thiên kinh.[118] Tôn giả Anuruddha (A-na-luật) giải thích 2 sự giải thoát. Cùng tu tập từ, bi, hỷ, xả, nếu “tâm giải thoát đại hành” chỉ biến mãn một khu vực, khi chết hành giả sẽ tái sinh vào cõi trờiThiểu Quang, còn “tâm giải thoát vô lượng” biến mãn khắp mười phương, không hận sân, khi chết hành giả sẽ tái sinh vào cõi trờiVô Lượng Quang, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh.
-
Kinh Tùy phiền não (P. Upakkilesasuttaṃ, H. 隨煩惱經) tương đương Trường Thọ Vương bổn khởi kinh.[119] Nhằm giúp mọi ngườivượt qua nghiệp tranh chấp, đức Phật dạy cách đề cao chánh niệm để phòng phi, không xem mình là nạn nhân của khổ đau, dùng từ bichuyển hóahận thù, kết bạn với người trí; sống hòa hợp như nước với sữa, ứng xử bằng tâm từ ái, thiện cảm, quan tâm, tương trợ; tôn trọng và học hỏisở trường của người khác; thực tậpthiền quán để vượt qua các phiền não.
-
Kinh Hiền ngu (P. Bālapaṇḍitasuttaṃ, H. 賢愚經) tương đương Si tuệ địa kinh.[120] Phật dạy kỹ năng phân biệt kẻ ngu và người trí. Đặc điểm của người trí là nghĩ lành, nói lành, làm lành; vui với sự từ bỏ các ác hành; tự xét mình không làm ác và không bị trừng trị; được an ổn và không sợ hãi; khi chết, tái sinhcõi trời, hưởng thiên lạc hơn vua chúa; khi tái sinh làm người thì sinh trong gia đìnhquyền quý, giàu có, sống hữu ích và hạnh phúc.
-
Kinh Thiên sứ (P. Devadūtasuttaṃ, H. 天使經) tương đương Thiên sứ kinh.[121] Luật nhân quảchi phối mọi thứ ở kiếp này và quyết định sự tái sinhkiếp sau với các cảnh giới, làm người hay vật, hưởng hạnh phúc hay chịu khổ đau. Kẻ gây ác nghiệp sẽ bị trừng phạt bởi luật pháp và luật nhân quả. Quán chiếu tiến trình sự sống bắt đầu từ ấu nhi, thanh xuân, già, bệnh, chết như các thiên sứ nhắc nhở về vô thường để bản thân sống tốt hơn, tu họcPhật pháp, chuyển hóa khổ đau.
-
Kinh Nhứt dạ Hiền giả (P. Bhaddekarattasuttaṃ, H. 一夜賢者經). Tại tinh xáKỳ Viên, đức Phật dạy rằng cốt lõi của tu thiền là thực tậpchánh niệm trong giây phút hiện tại và tại đây. Không hồi ức, sống với kinh nghiệmquá khứ đối với 5 thủ uẩn, 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan. Không ước vọng, lo lắng, căng thẳng, sợ hãi về những chuyện chưa xảy ra đối với các đối tượng nêu trên. Không bị vọng niệmhiện tạilôi cuốn vào sự chấp tự ngã. An trụ tâm vào hiện tạitỉnh thức, vượt qua mọi khổ đau trên đời.
-
Kinh A-nan Nhứt dạ Hiền giả (P. Ānandabhaddekarattasuttaṃ, H. 阿難一夜賢者經) tương đương A-nan thuyết kinh.[122] Phật giảng kinh này tại tinh xáKỳ Viên với nội dung tương tự kinh 131, đề cao vai tròchánh niệmhiện tiền trong việc giải phóng khổ đau.
-
Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhứt dạ Hiền giả (P. Mahākaccānabhaddekarattasuttaṃ, H. 大迦旃延一夜賢者經) tương đương Ôn tuyền lâm thiên kinh.[123] Kinh này được Ngài Mahākaccāna giảng tại thành Vương Xá rằng chánh niệmhiện tiền là hạnh phúc dài lâu.
-
Kinh Lomasakaṅgiya Nhứt dạ Hiền giả (P. Lomasakaṅgiyabhaddekarattasuttaṃ, H. 盧夷強耆一夜賢者經) tương đương Thích trung thiền thấttôn kinh.[124] Tôn giả Lomasakaṅgiya trả lờithiên tử Candana về chánh niệmhiện tiền theo cách được đức Phật dạy trong các bài kinh 131, 132, 133.
-
Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (P. Cūḷakammavibhaṅgasuttaṃ, H. 小業分別經) tương đương Anh Vũ kinh.[125] Giải thíchnguyên nhânthế giới có thiên sai vạn biệt. Đức Phật khẳng định rằng con người là chủ nhân, thai tạng, quyến thuộc, điểm tựa và người kế thừa nghiệp. Theo đó, nhan sắc, sức khỏe, tuổi thọ, tài sản, vị thế, quyền uy, lối sống của con người là do hành vi và thói quen của con người. Ngài khuyến khích con ngườinỗ lực chuyển nghiệp bằng cách gieo trồng nghiệp mới tích cực thì các nghiệp xấu ác trong quá khứ sẽ trở nên vô hiệu quả.
-
Đại kinh Nghiệp phân biệt (P. Mahākammavibhaṅgasuttaṃ, H. 大業分別經) tương đương Phân biệt đại nghiệp kinh.[126] Đức Phật dạy rằng tùy theobản chấttích cực hay tiêu cực của nghiệp mà cảm giáchạnh phúc hay khổ đau có mặt. Do tác động của duyên, sự trổ quả của nghiệp là có thật. Người sống tà kiến, gieo nhiều bất hạnh sẽ bị khổ đau ở hiện tại hoặc bị đọa lạccảnh giới thấp trong kiếp tương lai. Có người gieo nghiệp xấu ở hiện tại nhưng do tác động của nghiệp tốt trong quá khứ của bản thân nên chậm trổ quả. Nhân quả là có thật nhưng chuyển nghiệp được nên không có số phận và định mệnh.
-
Kinh Phân biệt sáu xứ (P. Saḷāyatanavibhaṅgasuttaṃ, H. 六處分別經) tương đương Phân biệtlục xứ kinh.[127] Phật giảng về 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 thức, 18 ý hành (6 khổ, 6 ưu, 6 xả), 36 loại hữu tình (18 ý hành tại gia, 18 ý hành xuất gia), 3 cảm thọ, 3 niệm của Đạo sư và Vô thượngđiều ngự. Phật khích lệ tu 8 giải thoát: Nội có sắc quán ngoại sắc, nội không sắc quán ngoại sắc, chú tâm trên thanh tịnh, Hư khôngvô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ và Diệt thọ tưởng định.
-
Kinh Tổng thuyết và biệt thuyết (P. Uddesavibhaṅgasuttaṃ, H. 總說分別經) tương đương Phân biệtquán pháp kinh.[128] Tôn giả Mahākaccāna giải thíchlời Phật dạy về cách vượt qua sự dao động tâm, không chấp dính, không còn khổ về sanh, già, chết. Khi giác quantiếp xúcngoại trần cảnh, không đuổi theo tướng ngoài. Tu tập 4 thiền định để không vướng dính nội trần. Không chấp ngã, tự ngã, ngã sở hữu trong thân thể và sắc pháp, nhờ đó, không còn khát ái, không sợ hãi, không bị khủng bố, đạt đượcan lạc và giải thoát.
-
Kinh Vô tránh phân biệt (P. Araṇavibhaṅgasuttaṃ, H. 無諍分別經) tương đương Câu-lâu-sấu vô tránh kinh.[129] Để giúp mọi ngườivượt qua khổ đau do nghiệp và thói quentranh chấp, đức Phật dạy kỹ năng tán dương mặt tích cực của người khác, góp ý khéo và đúng lúc, chú tâm vào sự an lạc của thanh tịnh và giác ngộ, giao tiếp bằng lời từ ái, không chấp dính ngôn ngữ và hành xử của người khác, thực tậphỷ xả và bao dung.
-
Kinh Giới phân biệt (P. Dhātuvibhaṅgasuttaṃ, H. 界分別經) tương đương Phân biệtlục giới kinh.[130] Để vượt qua mọi chấp thủ, đức Phật khuyên mọi người phát triển 4 siêu việt gồm tôn trọngchân lý, phát triển trí tuệ, chia sẻ tuệ giác và trải nghiệm sự tịch tịnh; nhận thức rõ địa, thủy, hỏa, phong, không vốn không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi; chuyển hóacảm xúc, vọng tưởng, tham ái, sân hận, vô minh và vượt qua mọi chấp thủ, đạt đượcgiác ngộ và giải thoát.
-
Kinh Phân biệt về sự thật (P. Saccavibhaṅgasuttaṃ, H. 諦分別經) tương đương Phân biệt Thánh đế kinh.[131] Phương phápchấm dứt khổ đau của đức Phật gồm 4 bước: (i) Nhận diện khổ đau của thân và tâm; (ii) Truy tìm nguyên nhân khổ đau từ tham ái, sân hận và si mê; (iii) Trải nghiệm Niết-bàn khi khổ và nguyên nhân khổ đã kết thúc; (iv) Tu Bát chánh đạo gồm sự hoàn thiệntrí tuệ, đạo đức và thiền định; nhờ đó, chứng đắcgiác ngộ và giải thoát ở hiện đời. 142. Kinh Phân biệt cúng dường (P. Dakkhiṇāvibhaṅgasuttaṃ, H. 施分別經) tương đương Cù-đàm-di kinh.[132] Dựa vàogiá trịđạo đức và sự đóng góp tích cực cho đời, những bậc đáng được cúng dườngbao gồmđức Phật, bậc Độc Giác, bậc A-la-hán, bậc Bất lai, bậc Nhất lai, bậc Dự lưu, người đang hướng đến quả Thánh là Tăng Ni và những người đức hạnh. Nhân đây, đức Phật dạy cách cúng dường và bố thíthanh tịnh đối với người cho và người nhận.
-
Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc (P. Anāthapiṇḍikovādasuttaṃ, H. 教給孤獨經) tương đương Giáo hóa bệnh kinh.[133] Nhằm giúp Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) vượt qua cơn đau nhức kinh khủng, Tôn giả Sāriputta và Ānanda hướng dẫn cách thực tậpvô ngã đối với 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 xúc, 6 nhận thức; địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; thế giới này, thế giới khác. Sau khi thực tập có kết quả, Anāthapiṇḍika đã nhẹ nhàng ra đi và tái sinh vào cõi lành.
-
Kinh Giáo giới Channa (P. Channovādasuttaṃ, H. 教闡陀經).[134] Tuy 2 Tôn giả Sāriputta và Mahācunda động viên Tôn giả Channa hãy kham nhẫn, đồng thờiquán chiếu 6 giác quan, 6 đối tượng, 6 nhận thức không phải là ta, sở hữu của ta, tự ngã của ta để vô hiệu hóa cơn đau trên thân, nhưng Tôn giả Channa không chịu đựng nỗi, đã tự tử sau đó vì quá đau nhức. Bài kinh dạy phương phápphi ngã hóa nỗi đau trên thân và nỗi khổ trong tâm, không đánh đồng thân và tâm là tôi, tự ngã của tôi và sở hữu của tôi, nhằm vượt qua hội chứng trầm cảm và tự tử.
-
Kinh Giáo giới Phú-lâu-na (P. Puṇṇovādasuttaṃ, H. 教富樓那經).[135] Được đức Phật xác vấn về lý tưởngtruyền báchân lý, Tôn giả Puṇṇa (Phú-lâuna) kiên định rằng Ngài không sợ mắng nhiếc, đánh đập, ném đá, dùng hung khí tấn công, thậm chí bị giết chết bởi người dân nước Sunāparanta hung hãn. Giữ được trạng tháian tịnh trong mọi nghịch cảnh và không chấp thủ mọi thứ trên đời là nền tảng thành công trong hành đạo và phụng sựnhân sinh.
-
Kinh Giáo giới Nandaka (P. Nandakovādasuttaṃ, H. 教難陀迦經).[136] Vâng lời Phật dạy, Tôn giả Nandaka giáo giới Ni đoàn về sự vô thường của mọi sự vật hiện tượng gồm 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan và 6 nhận thứcgiác quan vốn không phải là tôi, tự ngã của tôi, sở hữu của tôi; thực tập 7 yếu tốgiác ngộ, dùng tuệ giác chặt đứt mọi trói buộc và khổ đau. An trúsự giải thoát bằng tâm (tu thiền) và giải thoát bằng trí tuệ.
-
Tiểu kinh Giáo giới La-hầu-la (P. Cūḷarāhulovādasuttaṃ, H. 教羅睺羅小經).[137] Đức Phật hướng dẫn Rāhula (La-hầu-la) nhận thức sâu sắc rằng 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúcgiác quan, về bản chất là vô thường, biến hoại và nếu không làm chủ được sẽ dẫn đến khổ đau. Không nên đánh đồng chúng là tôi, sở hữu của tôi, tự ngã của tôi và không đắm nhiễm vào chúng; đồng thờithực tậply tham, đạt đượcgiải thoát.
-
Kinh Sáu sáu (P. Chachakkasuttaṃ, H. 六六經) tương đương Thuyết xứ kinh.[138] Từ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng, phát sinh 6 nhận thức, 6 cảm nhận và 6 ái luyếngiác quan. Nhận diện quá trình sinh khởi và hoại diệt của mọi sự vật, người tu tập sẽ không chấp “tự ngã” đã sinh và diệt nơi tôi, nhàm chám mọi nhiễm đắm, làm chủ bản thân để các năng lượng ngủ ngầm của tham ái, sân hận, si mê không thể xuất hiện, tăng trưởng và dần bị tiêu diệt.
-
Đại kinh Sáu xứ (P. Mahāsaḷāyatanikasuttaṃ, H. 大六處經).[139] Tu tập 37 yếu tốgiác ngộ, đặc biệt là Bát chánh đạo, phát huy sự thấy biết như thật về 6 giác quan, 6 đối tượng giác quan, 6 tiếp xúc… tạo ra cảm giác khổ, vui và trung tính. Người tu tập sẽ không nhiễm đắm bất cứ thứ gì trên đời, nhờ đó, 5 nhóm nhân tính không có mặt trong tương lai, tham áikết thúc, thân và tâm được an lạc.
-
Kinh Nói cho dân chúng Nagaravinda (P. Nagaravindeyyasuttaṃ, H. 頻頭城經).[140] Nhờ tu tập có phương pháp, ở nơi an tịnh, không có điều kiện khởi lên sự ham thích hình thái, âm thanh, các mùi, vị, vật thể xúc chạm và đối tượng, các bậc chân tunỗ lựcchuyển hóatham ái, sân hận, si mê, làm chủ được cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái biết, do vậy, đáng được tôn kính và cúng dường.
-
Kinh Khất thực thanh tịnh (P. Piṇḍapātapārisuddhisuttaṃ, H. 乞食清淨經).[141] Nhận diệnbản chất “không thực thể” trong mọi sự vật, người tu tập khi các giác quantiếp xúc với đối tượng của chúng, cần làm chủ tâm, không tạo điều kiện cho tham ái, sân hận, si mêxuất hiện. Tinh tấnsoi xétbản thân đã chấm dứt được 5 dục lạc, 5 trói buộc tâm chưa? Luôn tự hỏi bản thân đã tu tập 4 niệm xứ, 4 tinh tấn, 4 như ý túc, 5 năng lực, 7 giác ngộ, thiền định, thiền tuệ hay chưa, để quyết tâmtu tậpđạt đượctrí tuệ và giải thoát.
-
Kinh Căn tu tập (P. Indriyabhāvanāsuttaṃ, H. 根修習經).149 Khác với cách ẩn sĩ Bà-la-môn lánh đời bằng sự bịt mắt, che tai, đức Phật dạy kỹ năng buông bỏ sự dính mắc khi 6 giác quan vẫn tiếp xúc 6 đối tượng hằng ngày, dù hài lòng hay không hài lòng. Các Tăng sĩ nên tinh tấntu pháp lành, thực hành thiền để không hối hận, trở thành bậc Đạo sư xứng đáng và có trách nhiệm hướng dẫn mọi ngườigiải phóng khổ đau.
Tóm lại, Kinh Trung bộ là một tuyển tập 152 kinh không quá dài và cũng không quá ngắn, bao gồm hầu hết các lĩnh vực Phật giáo như cuộc đờiđức Phật (từ quá khứ đến quá trình tầm đạo, tu tập và chứng đắcquả vịtối thượng), nhận thức luận, các phẩm chất đạo đức cao thượng của người xuất gia, đời sống các vị Thánh giả trong Tăng đoàn, lộ trình tu tập thiền định, phương phápthực tậpthiền quán, các trạng tháigiải thoát bằng tâm và tuệ, tinh thầnđộ sanh của bậc Đạo sư, các giai thoại hoằng hóa đặc biệt của đức Phật, các quan điểmsai lầm của ngoại đạo sư (về tự ngã, nghiệp, thế giới, nhân sinh, lộ trình tu học)… Nói tóm lại, 152 bài kinh này đã mô tả gần như đầy đủ bức tranhđời sốngTăng đoàn, triết lý Phật giáo và những vấn đềliên hệ. Theo Hòa thượng Thích Minh Châu, “Kinh Trung bộ là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Kinh tạng Pāli.” “Kinh Trung bộ đặt nặng về phần chánh tri kiến và các phương pháptu hành, nhất là những phần tế nhị trong địa hạt tu trì của vị Tỷ-kheo.”[142] Hoặc “đọc Kinh Trung bộ, chúng ta đi sâu vào giáo lý và tư tưởng, đặt nặng về những phản ứngtâm lýtế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vịtối cao”. Hòa thượng còn cho rằng, “Chưa học Kinh Trung bộ là chưa nắm được tinh hoa của đạo Phậtnguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảnggiáo lý của Ngài.”151
Ấn bản lần này được đánh số theo hệ thống của Viện Nghiên cứuThiền quán (Vipassana Research Institute) tại Ấn Độ, hay còn gọi là ấn bản của kỳ kết tậpTam tạngThánh điển Pāli lần thứ sáu, để việc đối chiếu với ấn bản Pāli và các bản dịch quốc tế được thuận lợi hơn. Đồng thời, ấn bản mới này cũng bổ túc thêm một số nội dung trong chú thích hoặc các tựa đề kinh bằng chữ Hán để dễ dàng đối chiếu giữa 152 kinh trong Kinh Trung bộ và 222 kinh trong Trung A-hàm kinh thuộc Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ.
Cầu mong Chánh pháp lan truyền khắp nơi, trời, người và chúng sinh các cõi đều được ân triêm lợi lạc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19-9-2019
Thượng tọa THÍCH NHẬT TỪ
(Đồng Tổng Biên tậpTam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam)
[1] Xem Trung A-hàm kinh 中阿含經 (T.01. 0026. 0421a13).
[2] Trên thực tế chỉ có 2.202 kinh chính thức, số còn lại khác với các kinh trước chỉ là một khái niệm, một thuật ngữ rất nhỏ, nên PTS đã đánh số lược rất nhiều, từ 2 kinh đến trên 1.000 kinh. Đơn cử: 70-117, 118-165, 166213, 214-261, 262-309, 310-357, 358-405, 406-453, 454-501, 503-511, 512-671, 96-622, 626-652, 653-1132.
[3] Kinh Tiểu bộ theo truyền thốngTích Lan chỉ có 15 tập. Trong kỳ kiết tậpTam tạng Theravāda lần thứ 6 tại Miến Điện, bộ Milindapañhā (Mi-tiên vấn đạo) được xếp vào Kinh Tiểu bộ. TTTĐPGVN lần này thêm Milindapañha, nên thành 16 tập.
[4] Lời giới thiệu, tập I, 1973.
[5] 想經 (T.01. 0026.106. 0596b09). Tham chiếu: Lạc tưởng kinh 樂想經 (T.01. 0056. 0851a23); Tăng. 增 (T.02. 0125.44.6. 0766a04).
[6] 漏盡經 (T.01. 0026.10. 0431c13). Tham chiếu: Nhất thiết lưu nhiếp thủ nhân kinh 一切流攝守因經 (T.01. 0031. 0813a05); Tăng. 增 (T.02. 0125.40.6. 0740a25).
[7] 求法經 (T.01. 0026.88. 0569c23). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.18.3. 0587c16).
[8] Tham chiếu: Tăng. 增 (T. 02. 0125.31.1. 0665b17).
[9] 穢品經 (T.01. 0026.87. 0566a13). Tham chiếu: Cầu dục kinh 求欲經 (T.01. 0049. 0839a05); Tăng. 增 (T.02. 0125.25.6. 0632a20).
[10] 願經 (T.01. 0026.105. 0595c11).
[11] 水淨梵志經 (T.01. 0026.93. 0575a19). Tham chiếu: Phạm chí Kế Thủy Tịnh kinh 梵志計水淨經 (T.01. 0051. 0843c13); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1185. 0321a24); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.98. 0408b25); Tăng. 增 (T.02. 0125.13.5. 0573c01).
[12] 周那問見經 (T.01. 0026.91. 0573b13). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.47.9. 0784a06).
[13] Tham chiếu: 大拘絺羅經 (T.01. 0026.29. 0461b22); Tạp. 雜 (T.02. 0099.344. 0094b02); Tăng. 增 (T.02. 0125.49.5. 0797b14).
[14] 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07). Tham chiếu: D. 22, Mahāsatipaṭṭhāna Sutta (Kinh Đại Niệm xứ); Tham chiếu: Phân biệt Thánh đế kinh 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28); Niệm thân kinh 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10); Tứ đế kinh 四諦經 (T.01. 0032. 0814b08); Tăng. 增 (T.02. 0125.12.1. 0568a01).
[15] 狮子吼經 (T.01. 0026.103. 0590b05). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.27.2. 0643c02).
[16] Tham chiếu: A.10.21, Sīhanādasuttaṃ (Kinh Sư tử hống); Tạp. 雜 (T.02. 0099.684. 0186b26); Tăng. 增
(T.02. 0125.31.8. 0670c02); Tăng. 增 (T.02. 0125.46.4. 0776b14); Tăng. 增 (T.02. 0125.50.6. 0811a29); Phật thuyết Thân mao hỷ thọ kinh 佛說身毛喜豎經 (T.17. 0757. 0591c11); Tín giảitrí lực kinh 信解智力經 (T.17. 0802. 0747a19).
[17] 苦陰經 (T.01. 0026.99. 0584c08). Tham chiếu: Khổ ấm kinh 苦陰經 (T.01. 0053. 0846c05); Tăng. 增 (T.02. 0125. 21.9. 0604c07).
[18] 苦陰經 (T.01. 0026.100. 0586b02). Tham chiếu: Thích Ma-nam bổn tứ tử kinh 釋摩男本四子經 (T.01. 0054. 0848b03); Khổ ấm nhân sự kinh 苦陰因事經 (T.01. 0055. 0849b23); Tăng. 增 (T.02. 0125.41.1. 0744a02).
[19] 比丘請經 (T.01. 0026.89. 0571b29). Tham chiếu: Thọ tuế kinh 受歲經 (T.01. 0050. 0842b03).
[20] 心穢經 (T.01. 0026.206. 0780b15). Tham chiếu: Thập thượng kinh 十上經 (T.01. 0001.10. 0052c17); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.4. 0817a16).
[21] 林經 (T.01. 0026.107. 0596c25). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.45.3. 0771c17).
[22] 蜜丸喻經 (T.01. 0026.115. 0603b09). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23); Tăng. 增 (T.02. 0125.40.10. 0743a04).
[23] 念經 (T.01. 0026.102. 0589a11).
[24] 增上心經 (T.01. 0026.101. 0588a03).
[25] 牟犁破群那經 (T.01. 0026.193. 0744a04). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.50.8. 0813c02).
[26] 阿黎吒經 (T.01. 0026.200. 0763b01). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.43.5. 0759c29).
[27] 蟻喻經 (T.01. 0095. 0918b21); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1079. 0282a22); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.18. 0379c03); Tăng 增 (T.02. 0125.39.9. 0733b12).
[28] 七車經 (T.01. 0026.9. 0429c28). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.39.10. 0733c28).
[29] 獵師經 (T.01. 0026.178. 0718b23).
[30] 羅摩經 (T.01. 0026.204. 0775c07). Tham chiếu: Bổn sự kinh 本事經 (T.17. 0765.4. 0679b23).
[31] 象跡喻經 (T.01. 0026.146. 0656a14).
[32] 象跡喻經 (T.01. 0026.30. 0464b17).
[33] Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.43.4. 0759a29).
[34] Tăng. 增 (T.02. 0125.43.4. 0759a29).
[35] 牛角婆羅林經 (T.01. 0026.185. 0729b27). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.24.8. 0626b11)
[36] 牛角婆羅林經 (T.01. 0026.184. 0726c25). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.37.3. 0710c05); Phật thuyết Tỷ-kheo các ngôn chí kinh 佛説比丘各言志經 (T.03. 0154.16. 0080c26).
[37] Tham chiếu: A. 11. 18; Tạp. 雜 (T.02. 0099.1249. 0342c11); Phật thuyết Phóng ngưu kinh 佛說放牛經 (T.02. 0123. 0546a13); Tăng. 增 (T.02. 0125.49.1. 0794a07).
[38] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.9-10. 0002a02-a12); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1248. 0342a22); Tăng. 增 (T.02. 0125.43.6. 0761b14).
[39] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.110. 0035a17); Tăng. 增 (T.02. 0125.37.10. 0715a28).
[40] Tham chiếu: A-ma-trú kinh 阿摩晝經 (T.01. 0001.20. 0082a06); Phạm động kinh 梵動經 (T.01. 0001.21. 0088b12); Chủng đức kinh 種德經 (T.01. 0001.22. 0094a18); Tăng thượng tâm kinh 增上心經 (T.01. 0026.101. 0588a03); Tăng. 增 (T.02. 0125.31.8. 0670c02); Phật thuyết Thân mao hỷ thọ kinh 佛說身毛喜豎經 (T.17. 0757. 0591c11).
[41] Tham khảo: Trưởng lão Thượng Tôn thùy miên kinh 長老上尊睡眠經 (T.01. 0026.83. 0559b27); Phật thuyết Ly thùy kinh 佛說離睡經 (T.01. 0047. 0837a06); Tạp. 雜 (T.02. 0099.505. 0133b24); Tăng. 增 (T.02. 0125.19.3. 0593c13).
[42] 嗏帝經 (T.01. 0026.201. 0766b28). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23).
[43] 馬邑經 (T.01. 0026.182. 0724c17). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.49.8. 0801c14).
[44] 馬邑經 (T.01. 0026.183. 0725c16).
[45] Tạp. 雜 (T.02. 0099.1042. 0272c18); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1043. 0273a28).
[46] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.1042. 0272c18); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1043. 0273a28).
[47] 大拘稀羅經 (T.01. 0026.211. 0790b08).
[48] 法樂比丘尼經 (T.01. 0026.210. 0788a14). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.568. 0150a17).
[49] 受法經 (T.01. 0026.174. 0711b17).
[50] 受法經 (T.01. 0026.175. 0712c04). Tham chiếu: Ứng pháp kinh 應法經 (T.01. 0083. 0902b04).
[51] 求解經 (T.01. 0026.186. 0731a29).
[52] Tham chiếu: J. 428; Vin. I. 338ff; Tăng. 增 (T.02. 0125.24.8. 0626b11); Ngũ phần luật 五分律 (T.22.
[53] .24. 0158c07); Tứ phần luật 四分律 (T.22. 1428.43. 0874c08).
[54] 梵天請佛經 (T.01. 0026.78. 0547a09).
[55] 降魔經 (T.01. 0026.131. 0620b07). Tham chiếu: Phật thuyếtMa nhiễu loạn kinh 佛說魔嬈亂經 (T.01. 0066. 0864b02); Tệ ma thí Mục-liên kinh 弊魔試目連經 (T.01. 0067. 0867a02).
[56] A. IV. 198, Attantapasuttaṃ.
[57] 八城經 (T.01. 0026.217. 0802a11). Tham chiếu: Thập chicư sĩ bát thành nhân kinh 十支居士八城人經 (T.01. 0092. 0916a17).
[58] 晡利多經 (T.01. 0026.203. 0773a02) 58 優婆離經 (T.01. 0026.133. 0628a18).
[59] Tham chiếu: A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.7. 0393c09).
[60] Tham chiếu: Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.35. 0321b15); Thập trụ Tỳ-bà-sa luận 十住毘婆沙論 (T.26. 1521.11. 0079b01).
[61] Tham chiếu: S. 36. 19; Tạp. 雜 (T.02. 0099.485. 0123c21).
[62] Không có kinh tương đương.
[63] 羅云經 (T.01. 0026.14. 0436a12). Tham chiếu: Pháp cú thí dụ kinh, Tượng phẩm 法句譬喻經象品 (T.04. 0211.31. 0599c20); Xuất diệu kinh, Lợi dưỡng phẩm 出曜經利養品 (T.04. 0212.14. 0678b05); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da 根本說一切有部毘奈耶 (T.23. 1442.24. 0760b16); Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.13. 0158a29).
[64] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.803. 0206a14); Tạp. 雜 (T.02. 0099.815. 0209b15); Tạp A-hàm kinh 雜阿含經 (T.02. 0101.15. 0497a02); Tăng. 增 (T.02. 0125.17.1. 0581c01).
[65] 箭喻經 (T.01. 0026.221. 0804a21). Tham chiếu: Tiễn dụ đại kinh 箭喻大經 (T.01. 0094. 0917b13); Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.15. 0170a08)..
[66] 五下分結經 (T.01. 0026.205. 0778c09).
[67] 跋陀和利經 (T.01. 0026.194. 0746b18). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.49.7. 0800b27).
[68] 迦樓烏陀夷經 (T.01. 0026.192. 0740c15). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.49.7. 0800b27).
[69] Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.45.2. 0770c13); Xá-lợi-phất Ma-ha Mục-kiền-liên du tứ cù kinh 舍利弗摩訶目犍連遊四衢經 (T.02. 0137. 0860a18).
[70] 娑雞帝三族姓子經 (T.01. 0026.77. 0544b21).
[71] 瞿尼師經 (T.01. 0026.26. 0454c24).
[72] 阿濕貝經 (T.01. 0026.195. 0749c01).
[73] Có nội dung gần giống với M. 72.
[74] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.962. 0245b26); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.196. 0444c29). 75 Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.964. 0246b12); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.198. 0446a11).
[75] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.969. 0249a29); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.203. 0449a04).
[76] 鬚閑提經 (T.01. 0026.153. 0670a26). Tham chiếu: Pháp cú kinh, Nê-hoàn phẩm 法句經泥洹品 (T.04. 0210.36. 0573a23); Xuất diệu kinh, Nê-hoàn phẩm 出曜經泥洹品 (T.04. 0212.27. 0730c06); Pháp tập yếu tụng kinh, Viên tịch phẩm 法集要頌經圓寂品 (T.04. 0213.26. 0790b16).
[77] Có nội dung giống với M. 60, Apaṇṇakasuttaṃ (Kinh không gì chuyển hướng) và D. 1, Bramajālasuttaṃ (Kinh Phạm võng).
[78] 箭毛經 (T.01. 0026.207. 0781b27). Tham chiếu: A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.18. 0440c23).
[79] 五支物主經 (T.01. 0026.179. 0720a28).
[80] 箭毛經 (T.01. 0026.208. 0783c03).
[81] 鞞摩那修經 (T.01. 0026.209. 0786b12). Tham chiếu: Bệ-ma-túc kinh 鞞摩肅經 (T.01. 0090. 0913c04) 83 鞞婆陵耆經 (T.01. 0026.63. 0499a09). Phật thuyếtKhổ hạnhtúc duyên kinh 佛説苦行宿緣經 (T.04. 0197.10. 0172c05).
[82] 賴吒和羅經 (T.01. 0026.132. 0623a11). Tham chiếu: Lại-tra-hòa-la kinh 賴吒和惒經 (T.01. 0068. 0868c23); Hộ Quốc kinh 護國經 (T.01. 0069. 0872a18); Lại-tra-hòa-la kinh 賴吒和惒經 (T.04. 0199.18a. 0196b01).
[83] 大天奈林經 (T.01. 0026.67. 0511c21). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.50.4. 0806c21); Ma-điều Vương kinh 摩調王經 (T.03. 0152.87. 0048b25).
[84] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.548. 0142a18).
[85] Tham chiếu: La-ma kinh 羅摩經 (T.01. 0026.204. 0775c07); Xuất diệu kinh, Như Lai phẩm 出曜經如來品 (T.04. 0212.22. 0716b16); Pháp tập yếu tụng kinh, Như Lai phẩm 法集要頌經如來品 (T.04. 0213.21. 787b22); Di-sa-tắc bộ Hòa-ê Ngũ phần luật 彌沙塞部和醯五分律 (T.22. 1421.10. 0071c02).
[86] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.1077. 0280c18); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.16. 0378b17); Phật thuyết Ương-quật-ma kinh 佛說鴦掘摩經 (T.02. 0118. 0508b17); Phật thuyết Ương-quật kết kinh 佛說鴦崛髻經 (T.02. 0119. 0510b14); Ương-quật-ma-la kinh 央掘魔羅經 (T.02. 0120. 0512b05); Phật thuyết Nguyệt dụ kinh 佛說月喻經 (T.02. 0121. 0544b12); Tăng. 增 (T.02. 0125.38.6. 0719b20); Hiền ngu kinh, Vô Nãochỉ man phẩm 賢愚經無惱指鬘品 (T.04. 0202.45. 0423b05); Xuất diệu kinh, Tạp phẩm 出曜經雜品 (T.04. 0212.17. 0702b08); Pháp tập yếu tụng kinh, Thanh tịnh phẩm 法集要頌經清淨品 (T.04. 0213.16. 0785a15).
[87] 愛生經 (T.01. 0026.216. 0800c20). Tham chiếu: Phật thuyết Bà-la-môn tử mệnh chung ái niệm bất ly kinh 佛說婆羅門子命終愛念不離經 (T.01. 0091. 0915a04); Tăng. 增 (T.02. 0125.13.3. 0571b28). 90 鞞訶提經 (T.01. 0026.214. 0797c07).
[88] 法莊嚴經 (T.01. 0026.213. 0795b17). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.38.10. 0724b28); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự 根本說一切有部毘奈耶雜事 (T.24. 1451.8. 0237a06).
[89] 一切智經 (T.01. 0026.212. 0792c13).
[90] 梵摩經 (T.01. 0026.161. 0685a05). Tham chiếu: Phạm-ma dụ kinh 梵摩渝經 (T.01. 0076. 0883b07); Pháp cú kinh, Phạm chí phẩm 法句經梵志品 (T.04. 0210.35. 0572b20); Xuất diệu kinh, Phạm chí phẩm 出曜經梵志品 (T.04. 0212.34. 0798a01); Pháp tập yếu tụng kinh, Phạm chí phẩm 法集要頌經梵志品 (T.04. 0213.33. 0798a01).
[91] Tham chiếu: Sn. 3. 7, Selasutta; Thag. 818-41; Tăng. 增 (T.02. 0125.49.6. 0798a25).
[92] 梵志阿攝惒經 (T.01. 0026.151. 0663b25). Tham chiếu: Phạm chí Át-ba-la-diên vấn Chủng Tôn kinh 梵志頞波羅延問種尊經 (T.01. 0071. 0876b24); Tăng. 增 (T.02. 0125.40.9. 0742b03).
[93] Tham chiếu: M. 51, Kandarakasuttaṃ (Kinh Kandaraka).
[94] 鬱瘦歌邏經 (T.01. 0026.150. 0660c29).
[95] 梵志陀然經 (T.01. 0026.27. 0456a22).
[96] Tham chiếu: Sn. 3. 9, Vāseṭṭhasuttaṃ; Pháp cú kinh, Phạm chí phẩm 法句經梵志品 (T.04. 0210.35. 0572b20); Xuất diệu kinh, Phạm chí phẩm 出曜經梵志品 (T.04. 0212.34. 0768c14); Pháp tập yếu tụng kinh, Phạm chí phẩm 法集要頌經梵志品 (T.04. 0213.34. 0768c14).
[97] 鸚鵡經 (T.01. 0026.152. 0666c26). Tham chiếu: Anh Vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0026.170. 0703c21); Đâuđiều kinh 兜調經 (T.01. 0078. 0887b04); Anh Vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0079. 0888b15); Phật vị Thủ-ca Trưởng giảthuyết nghiệp báosai biệt kinh 佛為首迦長者說業報差別經 (T.01. 0080. 0891a17).
[98] Có một phần nội dung tương đồng với M. 26, Ariyapariyesanāsuttaṃ (Kinh Thánh cầu) và M. 36, Mahāsaccakasuttaṃ (Đại kinh Saccaka). Tham chiếu: Tăng thượng tâm kinh 增上心經 (T.01. 0026.101. 0588a03).
[99] 尼乾經 (T.01. 0026.19. 0442b29), có phần tương đồng với M. 27, Cūḷahatthipadopamasuttaṃ (Tiểu kinh Dụ dấu chân voi).
[100] Tham chiếu: D. 1, Brahmajālasuttaṃ (Kinh Phạm võng).
[101] 周那經 (T.01. 0026.196. 0752c11). Tham chiếu: Tức tránh nhân duyên kinh 息諍因緣經 (T.01. 0085. 0904b27); A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.7. 0428c16).
[102] 淨不動道經 (T.01. 0026.75. 0542b03).
[103] 算數目犍連經 (T.01. 0026.144. 0652a07). Tham chiếu: Số kinh 數經 (T.01. 0070. 0875a11).
[104] 瞿默目犍連經 (T.01. 0026.145. 0653c20).
[105] Tham chiếu: S. 22. 82, Puṇṇamā (Mãn nguyệt); Tạp. 雜 (T.02. 0099.58. 0014b12).
[106] Có nội dung giống như A. II. 179; IV. 187. 110 說智經 (T.01. 0026.187. 0732a21).
[107] 真人經 (T.01. 0026.85. 0561a20). Tham chiếu: Thị pháp phi pháp kinh 是法非法經 (T.01. 0048. 0837c21); Tăng. 增 (T.02. 0125.17.9. 0585a18).
[108] Tham chiếu:自觀心經 (T.01. 0026.109. 0598b07).
[109] 多界經 (T.01. 0026.181. 0723a08). Tham chiếu: Phật thuyếtTứ phẩm pháp môn kinh 佛說四品法門經 (T.17. 0776. 0712b10); Tạp. 雜 (T.02. 0099.451. 0115c27).
[110] Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.38.7. 0723a06). 115 聖道經 (T.01. 0026.189. 0735b27).
[111] Tham chiếu: Phật thuyết Trị ý kinh 佛說治意經 (T.01. 0096. 0919a22); Tạp. 雜 (T.02. 0099.810. 0208a09).
[112] 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10). Tham chiếu: Niệm xứ kinh 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07); Tăng. 增 (T.02. 0125.12.1. 0568a01).
[113] 意行經 (T.01. 0026.168. 0700b24). 119 小空經 (T.01. 0026.190. 0736c27). 120 大空經 (T.01. 0026.191. 0738a03).
[114] 未曾有法經 (T.01. 0026.32. 0469c20).
[115] 薄拘羅經 (T.01. 0026.34. 0475a11).
[116] 調御地經 (T.01. 0026.198. 0757a03).
[117] 浮彌經 (T.01. 0026.173. 0709c22).
[118] 有勝天經 (T.01. 0026.79. 0549b03).
[119] 長壽王本起經 (T.01. 0026.72. 0532c09). Tham chiếu: Tăng. 增 (T.02. 0125.24.8. 0626b11)
[120] 癡慧地經 (T.01. 0026.199. 0759a19). Tham chiếu: Phật thuyết Nê-lê kinh 佛說泥犁經 (T.01. 0086. 0907a10).
[121] 天使經 (T.01. 0026.64. 0503a21). Tham chiếu: Thiết thành Nê-lê kinh 鐵城泥梨經 (T.01. 0042. 0826c26); Diêm-la Vương ngũ thiênsứ giả kinh 閻羅王五天使者經 (T.01. 0043. 0828b12); Tăng. 增 (T.02. 0125.32.4. 0674b16).
[122] 阿難說經 (T.01. 0026.167. 0699c27).
[123] 溫泉林天經 (T.01. 0026.165. 0696b26). Giống nội dung kinh 131, 132. Tham chiếu: Phật thuyếtThiện dạ kinh 佛說善夜經 (T.21. 1362. 0881c03).
[124] 釋中禪室尊經 (T.01. 0026.166. 0698c03). Tham chiếu: Tôn thượng kinh 尊上經 (T.01. 0077. 0886a25).
[125] 鸚鵡經 (T.01. 0026.170. 0703c21). Tham chiếu: Đâu-điều kinh 兜調經 (T.01. 0078. 0887b04); Anh Vũ kinh 鸚鵡經 (T.01. 0079. 0888b15); Phật vị Thủ-ca Trưởng giảthuyết nghiệp báosai biệt kinh 佛為首迦長者說業報差別經 (T.01. 0080. 0891a17); Phân biệtthiện ácbáo ứng kinh 分別善惡報應經 (T.01. 0081. 0895b25).
[126] 分別大業經 (T.01. 0026.171. 0706b12). Tham chiếu: Đại trí độ luận 大智度論 (T.25. 1509.24b. 0238b12).
[127] 分別六處經 (T.01. 0026.163. 0692b22). Tham chiếu: A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.18. 0440c23).
[128] 分別觀法經 (T.01. 0026.164. 0694b13). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.43. 0010c19); Tạp. 雜 (T.02. 0099.66. 0017b16).
[129] 拘樓瘦無諍經 (T.01. 0026.169. 0701b22).
[130] 分別六界經 (T.01. 0026.162. 0690a19). Tham chiếu: Phật thuyết Bình-sa Vương ngũ nguyện kinh 佛說蓱沙王五願經 (T.14. 0511. 0779a06).
[131] 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28). Tham chiếu: Tứ đế kinh 四諦經 (T.01. 0032. 0814b08); Tăng. 增 (T.02. 0125.27.1. 0643a26).
[132] 瞿曇彌經 (T.01. 0026.180. 0721c21). Tham chiếu: Phân biệtbố thí kinh 分別布施經 (T.01. 0084. 0903b23); Hiền ngu kinh, Ba-bà-ly phẩm 賢愚經波婆離品 (T.04. 0202.50. 0434a01); Tạp bảo tạng kinh, Thập xa vương duyên 雜寶藏經十奢王緣 (T.04. 0203.1. 0447a16).
[133] 教化病經 (T.01. 0026.28. 0458b28). Tham chiếu: S. 55. 26; Tạp. 雜 (T.02. 0099.1032. 0269c08); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.8. 0819b11).
[134] Tham chiếu: S. 35. 87; Tạp. 雜 (T.02. 0099.1266. 0347b14).
[135] Tham chiếu: S. 35. 88; Tạp. 雜 (T.02. 0099.311. 0089b01); Phật thuyếtMãn nguyện tử kinh 佛說滿願子經 (T.02. 0108. 0502c05).
[136] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.276. 0073c09).
[137] Tham chiếu: S. 35.121; Tạp. 雜 (T.02. 0099.200. 0051a15).
[138] 說處經 (T.01. 0026.86. 0562a19). Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.304. 0086c23).
[139] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.305. 0087a27).
[140] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.280. 0076c03).
[141] Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.236. 0057b03); Tăng. 增 (T.02. 0125.45.6. 0773b20). 149 Tham chiếu: Tạp. 雜 (T.02. 0099.282. 0078a22).
[142] Lời giới thiệu, tập III, 1974. 151 Lời giới thiệu, tập I, 1986.
000.-Phần-Mở-Đầu
001.-Kinh-Pháp-Môn-Căn-Bản-(Mūlapariyāya-Sutta)
002.-Kinh-Tất-Cả-Các-Lậu-Hoặc-(Sabbāsava-Sutta)
003.-Kinh-Thừa-Tự-Pháp-(Dhammadāyāda-Sutta)
004.-Kinh-Sợ-Hãi-và-Khiếp-Đảm-(Bhayabherava-Sutta)
005.-Kinh-Không-Uế-Nhiễm-(Anaṅgaṇa-Sutta)
006.-Kinh-Ước-Nguyện-(Ākaṅkheyya-Sutta)
007.-Kinh-Ví-Dụ-Tấm-Vải-(Vatthūpama-Sutta)
008.-Kinh-Đoạn-Giảm-(Sallekha-Sutta)
009.-Kinh-Chánh-Tri-Kiến-(Sammādiṭṭhi-Sutta)
010.-Kinh-Niệm-Xứ-(Satipaṭṭhāna-Sutta)
011.-Tiểu-Kinh-Sư-Tử-Hống-(Cūḷasīhanāda-Sutta)
012.-Đại-Kinh-Sư-Tử-Hống-(Mahāsīhanāda-Sutta)
013.-Đại-Kinh-Khổ-Uẩn-(Mahādukkhakkhandha-Sutta)
014.-Tiểu-Kinh-Khổ-Uẩn-(Cūḷadukkhakkhandha-Sutta)
015.-Kinh-Tư-Lượng-(Anumāna-Sutta)
016.-Kinh-Tâm-Hoang-Vu-(Cetokhila-Sutta)
017.-Kinh-Khu-Rừng-(Vanapattha-Sutta)
018.-Kinh-Mật-Hoàn-(Madhupiṇḍika-Sutta)
019.-Kinh-Song-Tầm-(Dvedhāvitakka-Sutta)
020.-Kinh-An-Trú-Tầm-(Vitakkasaṇṭhāna-Sutta)
021.-Kinh-Ví-Dụ-Cái-Cưa-(Kakacūpama-Sutta)
022.-Kinh-Ví-Dụ-Con-Rắn-(Alagaddūpama-Sutta)
023.-Kinh-Gò-Mối-(Vammika-Sutta)
024.-Kinh-Trạm-Xe-(Rathavinīta-Sutta)
025.-Kinh-Bẫy-Mồi-(Nivāpa-Sutta)
026.-Kinh-Thánh-Cầu-(Ariyapariyesanā-Sutta)
027.-Tiểu-Kinh-Dụ-Dấu-Chân-Voi-(Cūḷahatthipadopama-Sutta)
028.-Đại-Kinh-Dụ-Dấu-Chân-Voi-(Mahāhatthipadopama-Sutta)
029.-Đại-Kinh-Thí-Dụ-Lõi-Cây-(Mahāsāropama-Sutta)
030.-Tiểu-Kinh-Thí-Dụ-Lõi-Cây-(Cūḷasāropama-Sutta)
031.-Tiểu-Kinh-Rừng-Sừng-Bò-(Cūḷagosiṅga-Sutta)
032.-Đại-Kinh-Rừng-Sừng-Bò-(Mahāgosiṅga-Sutta)
033.-Đại-Kinh-Người-Chăn-Bò-(Mahāgopālaka-Sutta)
034.-Tiểu-Kinh-Người-Chăn-Bò-(Cūḷagopālaka-Sutta)
035.-Tiểu-Kinh-Saccaka-(Cūḷasaccaka-Sutta)
036.-Đại-Kinh-Saccaka-(Mahāsaccaka-Sutta)
037.-Tiểu-Kinh-Đoạn-Tận-Ái-(Cūḷataṇhāsaṅkhaya-Sutta)
038.-Đại-Kinh-Đoạn-Tận-Ái-(Mahātaṇhāsaṅkhaya-Sutta)
039.-Đại-Kinh-Xóm-Ngựa-(Mahāassapura-Sutta)
040.-Tiểu-Kinh-Xóm-Ngựa-(Cūḷaassapura-Sutta)
041.-Kinh-Sāleyyaka-(Sāleyyaka-Sutta)
042.-Kinh-Verañjaka-(Verañjaka-Sutta)
043.-Đại-Kinh-Phương-Quảng-(Mahāvedalla-Sutta)
044.-Tiểu-Kinh-Phương-Quảng-(Cūḷavedalla-Sutta)
045.-Tiểu-Kinh-Pháp-Hành-(Cūḷadhammasamādāna-Sutta)
046.-Đại-Kinh-Pháp-Hành-(Mahādhammasamādāna-Sutta)
046.-Đại-Kinh-Pháp-Hành-(Mahādhammasamādāna-Sutta)
047.-Kinh-Tư-Sát-(Vīmaṃsaka-Sutta)
048.-Kinh-Kosambiya-(Kosambiya-Sutta)
049.-Kinh-Phạm-Thiên-Cầu-Thỉnh-(Brahmanimantanika-Sutta)
050.-Kinh-Hàng-Ma-(Māratajjanīya-Sutta)
051.-Kinh-Kandaraka-(Kandaraka-Sutta)
052.-Kinh-Bát-Thành-(Aṭṭhakanāgara-Sutta)
053.-Kinh-Hữu-Học-(Sekha-Sutta)
054.-Kinh-Potaliya-(Potaliya-Sutta)
055.-Kinh-Jīvaka-(Jīvaka-Sutta)
056.-Kinh-Ưu-ba-ly-(Upāli-Sutta)
057.-Kinh-Hạnh-Con-Chó-(Kukkuravatika-Sutta)
058.-Kinh-Vương-Tử-Vô-Úy-(Abhayarājakumāra-Sutta)
059.-Kinh-Nhiều-Cảm-Thọ-(Bahuvedanīya-Sutta)
060.-Kinh-Không-Gì-Chuyển-Hướng-(Apaṇṇaka-Sutta)
061.-Kinh-Giáo-Giới-La-hầu-la-ở-Rừng-Am-bà-la-(Ambalaṭṭhikārāhulovāda-Sutta)
062.-Đại-Kinh-Giáo-Giới-La-hầu-la-(Mahārāhulovāda-Sutta)
063.-Tiểu-Kinh-Māluṅkyā-(Cūḷamāluṅkya-Sutta)
064.-Đại-Kinh-Māluṅkyā-(Mahāmāluṅkya-Sutta)
065.-Kinh-Bhaddāli-(Bhaddāli-Sutta)
066.-Kinh-Ví-Dụ-Con-Chim-Cáy-(Laṭukikopama-Sutta)
067.-Kinh-Cātumā-(Cātumā-Sutta)
068.-Kinh-Naḷakapāna-(Naḷakapāna-Sutta)
069.-Kinh-Goliyāni-(Guliyāni-Sutta)
070.-Kinh-Kīṭāgiri-(Kīṭāgiri-Sutta)
071.-Kinh-Tam-Minh-Vacchagotta-(Tevijjavacchagotta-Sutta)
072.-Kinh-Aggivacchagotta-(Aggivacchagotta-Sutta)
073.-Đại-Kinh-Vaccaghotta-(Mahāvacchagotta-Sutta)
074.-Kinh-Trường-Trảo-(Dīghanakha-Sutta)
075.-Kinh-Māgaṇḍiya-Māgaṇḍiya-Sutta)
076.-Kinh-Sandaka-(Sandaka-Sutta)
077.-Đại-Kinh-Sakuludāyi-(Mahāsakuludāyi-Sutta)
078.-Kinh-Samaṇamaṇḍika-(Samaṇamaṇḍika-Sutta)
079.-Tiểu-Kinh-Sakuludāyi-(Cūḷasakuludāyi-Sutta)
080.-Kinh-Vekhanassa-(Vekhanassa-Sutta)
081.-Kinh-Ghaṭikāra-(Ghaṭikāra-Sutta)
082.-Kinh-Raṭṭhapāla-(Raṭṭhapāla-Sutta)
083.-Kinh-Makhādeva-(Makhādeva-Sutta)
084.-Kinh-Madhurā-(Madhurā-Sutta)
085.-Kinh-Vương-Tử-Bồ-Đề-(Bodhirājakumāra-Sutta)
086.-Kinh-Aṅgulimāla-(Aṅgulimāla-Sutta)
087.-Kinh-Ái-Sanh-(Piyajātika-Sutta)
088.-Kinh-Bāhitika-(Bāhitika-Sutta)
089.-Kinh-Pháp-Trang-Nghiêm-(Dhammacetiya-Sutta)
090.-Kinh-Kaṇṇakatthala-(Kaṇṇakatthala-Sutta)
091.-Kinh-Brahmāyu-(Brahmāyu-Sutta)
092.-Kinh-Sela-(Sela-Sutta)
093.-Kinh-Assalāyana-(Assalāyana-Sutta)
094.-Kinh-Ghoṭamukha-(Ghoṭamukha-Sutta)
095.-Kinh-Caṅkī-(Caṅkī-Sutta)
096.-Kinh-Esukārī-(Esukārī-Sutta)
097.-Kinh-Dhānañjāni-(Dhānañjāni-Sutta)
098.-Kinh-Vāseṭṭha-(Vāseṭṭha-Sutta)
099.-Kinh-Subha-(Subha-Sutta)
100.-Kinh-Saṅgārava-(Saṅgārava-Sutta)
101.-Kinh-Devadaha-(Devadaha-Sutta)
102.-Kinh-Năm-và-Ba-(Pañcattaya-Sutta)
103.-Kinh-Như-Thế-Nào-(Kinti-Sutta)
104.-Kinh-Làng-Sāma-(Sāmagāma-Sutta)
105.-Kinh-Thiện-Tinh-(Sunakkhatta-Sutta)
106.-Kinh-Bất-Động-Lợi-Ích-(Āneñjasappāya-Sutta)
107.-Kinh-Gaṇaka-Moggallāna-(Gaṇakamoggallāna-Sutta)
108.-Kinh-Gopaka-Moggallāna-(Gopakamoggallāna-Sutta)
109.-Đại-Kinh-Mãn-Nguyệt-(Mahāpuṇṇama-Sutta)
110.-Tiểu-Kinh-Mãn-Nguyệt-(Cūḷapuṇṇama-Sutta)
111.-Kinh-Bất-Đoạn-(Anupada-Sutta)
112.-Kinh-Sáu-Thanh-Tịnh-(Chabbisodhana-Sutta)
113.-Kinh-Chân-Nhân-(Sappurisa-Sutta)
114.-Kinh-Nên-Hành-Trì,-Không-Nên-Hành-Trì-(Sevitabba-asevitabba-Sutta)
115.-Kinh-Đa-Giới-(Bahudhātuka-Sutta)
116.-Kinh-Thôn-Tiên-(Isigili-Sutta)
117.-Đại-Kinh-Bốn-Mươi-(Mahācattārīsaka-Sutta)
118.-Kinh-Nhập-Tức-Xuất-Tức-Niệm-[Quán-Niệm-Hơi-Thở]-(Ānāpānasati-Sutta)
119.-Kinh-Thân-Hành-Niệm-(Kāyagatāsati-Sutta)
120.-Kinh-Hành-Sanh-(Saṅkhārupapatti-Sutta)
121.-Kinh-Tiểu-Không-(Cūḷasuññata-Sutta)
122.-Kinh-Đại-Không-(Mahāsuññata-Sutta)
123.-Kinh-Hy-Hữu,-Vị-Tằng-Hữu-Pháp-(Acchariya-AbbhutaDhamma-Sutta)
124.-Kinh-Bạc-câu-la-(Bakkula-Sutta)
125.-Kinh-Điều-Ngự-Địa-(Dantabhūmi-Sutta)
126.-Kinh-Phù-di-(Bhūmija-Sutta)
127.-Kinh-A-na-luật-(Anuruddha-Sutta)
128.-Kinh-Tùy-Phiền-Não-(Upakkilesa-Sutta)
130.-Kinh-Thiên-Sứ-(Devadūta-Sutta)
131.-Kinh-Nhất-Dạ-Hiền-Giả-(Bhaddekaratta-Sutta)
132.-Kinh-A-nan-Nhất-Dạ-Hiền-Giả-(Ānandabhaddekaratta-Sutta)
133.-Kinh-Đại-Ca-chiên-diên-Nhất-Dạ-Hiền-Giả-(Mahākaccānabhaddekaratta-Sutta)
134.-Kinh-Lomasakaṅgiya-Nhất-Dạ-Hiền-Giả-(Lomasakaṅgiyabhaddekaratta-Sutta)
135.-Tiểu-Kinh-Nghiệp-Phân-Biệt-(Cūḷakammavibhaṅga-Sutta)
136.-Đại-Kinh-Nghiệp-Phân-Biệt-(Mahākammavibhaṅga-Sutta)
137.-Kinh-Phân-Biệt-Sáu-Xứ-(Saḷāyatanavibhaṅga-Sutta)
138.-Kinh-Tổng-Thuyết-và-Biệt-Thuyết-(Uddesavibhaṅga-Sutta)
139.-Kinh-Vô-Tránh-Phân-Biệt-(Araṇavibhaṅga-Sutta)
140.-Kinh-Giới-Phân-Biệt-(Dhātuvibhaṅga-Sutta)
141.-Kinh-Phân-Biệt-về-Sự-Thật-(Saccavibhaṅga-Sutta)
142.-Kinh-Phân-Biệt-Cúng-Dường-(Dakkhiṇāvibhaṅga-Sutta)
143.-Kinh-Giáo-Giới-Cấp-Cô-Độc-(Anāthapiṇḍikovāda-Sutta)
144.-Kinh-Giáo-Giới-Channa-(Channovāda-Sutta)
145.-Kinh-Giáo-Giới-Phú-lâu-na-(Puṇṇovāda-Sutta)
146.-Kinh-Giáo-Giới-Nandaka-(Nandakovāda-Sutta)
147.-Tiểu-Kinh-Giáo-Giới-La-hầu-la-(Cūḷarāhulovāda-Sutta)
148.-Kinh-Sáu-Sáu-(Chachakka-Sutta)
149.-Đại-Kinh-Sáu-Xứ-(Mahāsaḷāyatanika-Sutta)
150.-Kinh-Nói-cho-Dân-Chúng-Nagaravinda-(Nagaravindeyya-Sutta)
151.-Kinh-Khất-Thực-Thanh-Tịnh-(Piṇḍapātapārisuddhi-Sutta)
152.-Kinh-Căn-Tu-Tập-(Indriyabhāvanā-Sutta)
Phụ-Lục