LỜI DẠY CHO BĀHIYA
TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ CÁI THẤY
Ajahn Brahmavamso Tháng năm 2005
Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ dịch Việt
Nhiều Phật tửsuy nghĩ về giáo pháp quá nhiều mà thực hành rất ít. Thiếu những trải nghiệm như thế nào là giữ giới, và thiếu dữ liệu từ những tầng thiền định sâu (Thiền Na- Jhana), vô tình họ đã bóp méogiáo pháp bằng những mơ tưởng viển vông của chính họ. Bài kinh Udana (Ud1.10), ghi lại lời Phật dạy cho Bāhiya, là một bài kinh ngắn và nổi tiếng, đây chính là một thí dụ điển hình về việc lời Phật dạy bị bóp méo. Bahiya không phải là một tu sĩ. Kinh không ghi lại việc ông ta cúng dường (1), quy y tam bảo, không cả giữ giới. Hơn nữa, kinh cũng không hề nói đến việc Bahiya ngồi thiền, nói gì đến chuyện đạt được Jhana. Tuy vậy, sau khi được nghe lời dạy ngắn gọn của Đức Phật, chỉ trong tích tắc Bahiya đã hoàn toàngiác ngộ, trở thành bậc A La Hán! Đoạn kinh này rất phổ biến trong đạo Phật, bởi vì nó khiến giác ngộ trở nên qúa dễ dàng. Dường như bạn không cần phải đi tu, bạn có thể bủn xỉn và không cần cúng dường, quy y không cần thiết, giới luật cũng chẳng cần, và ngay cả thiền định cũng có thể bỏ qua! Thật là khỏe quá – đối với một số người! Bạn chỉ cần thông minh thôi, tất cả mọi người đều cho là mình thông minh. Điều này khiến lời dạy cho Bahiya trở nên hấp dẫn và nổi tiếng.
Vậy thì lời dạy này là như thế nào? Đây là lời dịch của tôi.
“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.” (***)
Và rồi Bahiya đã trở nên hoàn toàngiác ngộ. Nghe có vẻ dễ dàng quá phải không? Bạn cũng mới đọc xong cùng một lời dạy đó. Bạn có giác ngộ không? Không! Tại sao Không?
Thông thường, kinh không ghi lại hết tất cả mọi chuyện mà chỉ ghi lại những điểm chính. Cũng giống như ảnh cưới không ghi lại lần gặp gỡ đầu tiên, những hẹn hò và những tranh luận, nhiều bài kinh cũng không ghi lại tất cả những gì xảy ra trước khi đến đoạn kết. Vậy toàn bộcâu chuyện của Bāhiya là như thế nào? Làm sao chúng ta có thể đem đoạn kết, cho hậu thếnhận biếtbài kinh Udana, trong toàn bối cảnh của câu chuyện? May mắn thay, cả câu chuyện được ghi lại trong Apadana (tiền thân các vị A La Hán) và trong chú giải.
Trong tiền kiếp, Bāhiya là một vị tỳ kheo trong thời Đức Phật Kassapa. Cùng với 6 vị tỳ kheo khác, ông đã leo lên đỉnh núi, vứt bỏ thang, và quyết tâm ở lại đó cho đến khi giác ngộ hay là chết. Một trong các vị tỳ kheo đó trở thànhA La Hán, một vị khác trở thànhBất Lai, năm người còn lại chết trên đỉnh núi. Bāhiya là một trong năm người đó. Trong kiếp sống cuối cùng của Bahiya, ông là một thủy thủ, vượt biển thành công bẩy lần. Hành trình lần thứ tám tàu bị đắm nhưng ông sống sót. Mất hết cả quần áo, ông lấy vỏ cây tạm che thân và đi khất thực trong thành phố Supparaka. Dân chúng nơi đây rất ấn tượng với phong thái của ông, họ kính trọng, cúng dường đồ ăn và cả một bộ áo đắt tiền. Khi Bāhiya từ chối quần áo mới, dân chúng lại càng kính trọng ông hơn. Bāhiya có một cuộc sống thoải mái và không đi biển nữa. Dân chúng coi Bahiya như một vị A La Hán. Chẳng mấy chốc Bāhiya cũng tưởng mình là A La Hán thật!
Khi đó, có một vị thiên thấy được sự suy nghĩsai lầm của Bāhiya và, vì lòng từ bi, đã khiển trách ông. Vị thiên này không ai khác hơn là một trong bẩy vị tỳ kheo bạn, người đã trở thànhBất lai. Vị Thiên Bất Lai cho Bahiya biết về một vị A La Hán đích thực, Đức Phật, khi đó đang ở phía bên kia của Ấn Độ, ở Savatthi. Ngay lập tức Bāhiya rời Supparaka và đến Savatti chỉ trong một đêm. Bahiya gặp Đức Phật khi ngài đang đi khất thực và xin ngài một bài pháp. Lần đầu Đức Phật từ chối vì không đúng thời. Nhưng sau lần thứ ba, Đức Phật dừng lại và cho bài pháp nổi tiếng trên đây. Chỉ vài giây sau khi nghe pháp, Bāhiya đã hoàn toàngiác ngộ.
Như vậy, lai lịch của Bāhiya thật là phi thường. Trong đời này ông có thể nghe tiếng thiên nhân nói với ông và ông đã có thể bay qua nửa xứ Ấn, khoảng 1300 kms chỉ trong một đêm. Nếu bạn có một lai lịch như thế trong tiền kiếp, và có thần thông như vậy trong kiếp này thì có lẽ bạn cũng đã giác ngộ khi đọc lời dạy cho Bahiya cách đây mấy phút.
Thông thường muốn có thần thông thì cần phải có thiền định thật sâu, jhanas. Chắc chắn Bāhiya đã có sẵn khuynh hướng về thiền, dựa theo tiền kiếp của ông. Hơn nữa, cả hai thần thông, “thiên nhĩ thông” khiến ông nghe được tiếng thiên nhân và thần thông kia giúp ông di chuyển rất nhanh, điều này cho ta thấy ông đã thực tập jhanas trước khi ông nghe được tiếng thiên nhân. Có lẽ đây là một lý do khác nữa khiến ông tưởng mình là A La Hán. Ngoài ra còn có nhiều chứng cớ khác cho thấy Bahiya đã thực tập jhanas, mặc dù không được nhắc đến trong văn bản.
Ít người biết rằng cùng lời dạy này, ở đây tôi gọi là “lời dạy cho Bāhiya”, Đức Phật cũng đã dạy cho vị sư già Malunkyaputta (Tương Ưng 35.95). Malunkyaputta được nhắc đến nhiều lần trong kinh. Đặc biệt trong kinh Trung Bộ 64, trước hết Đức Phậtchê trách Malunkyaputta về tà kiến của ông và rồi sau đó đã dạy sự cần thiết phải đạt đượcít nhất một trong những tầng thiền, Jhanas, để có thể dẹp trừ năm hạ phần kiết sử (3) (bằng cách ấy sẽ đạt được tầng thánh Bất Lai). Trước mặt ngài Malunkyaputta, Đức Phật nói rằng không thể nào đạt được tầng thánh Bất Lai (nói gì đến hoàn toàngiác ngộ) nếu không có Jhana, cũng giống như không thể nào cắt vào lõi cây mà trước đó không cắt qua phần vỏ cây và gỗ dăm. Hãy suy nghĩ về điều này.
Vậy là trước tiên ngài Malunkyaputta đã được dạy về sự cần thiết của Jhana, sau đó mới được nghe “lời dạy cho Bāhiya”. Sau khi được nghe “lời dạy cho Bāhiya”, ‘sống một mình, ẩn cư, chuyên cần, hăng hái, quyết tâm’ chẳng bao lâu Malunkyaputta trở thànhA La Hán. Do đó chắc chắn Mlunkyaputta đã đạt được Jhana trước khi “lời dạy cho Bāhiya” có hiệu quả. Nếu không thì Đức Phật chẳng nhất quán tí nào. Từ đó ta cũng có thể suy ra là Bahiya cũng đã thể nghiệm được Jhana trước khi được nghe cùng lời giảng – nếu không thì ông đã cắt vào lõi cây mà không cắt qua vỏ cây và gỗ dăm!
Vipallāsa(4)
Vậy thì Bāhiya và Malunkyaputta đã thấy được điều gì trong lời Phật dạy để đưa đến kết quả giác ngộ? Câu “trong cái thấy chỉ là cái cái thấy” thực sự mang ý nghĩa gì?
Nó mang ý nghĩa là thấy mà không có sự bóp méo dữ liệu, không thêm không bớt gì cả.Tâm lý học hiện đại biết rằng, những gì chúng ta chú ý đến như “thấy” đã biến dạng, bóp méo bởi những ham muốn và ác cảm của mình. Tiến trình bóp méo này xẩy ra trước khi có sự nhận thức. Ở trong tiềm thức. Thật không thể nào thấy được tiến trình này khi nó đang xảy ra. Chúng ta chỉ có thể suy ra. Chúng ta phát giác ra rằng những ưa thích của mình đã tô điểm dữ liệu để chỉ đem vào tâm những gì mình muốn thấy, trong khi những ghét bỏ từ chối không cho tâm truy cập những gì mà mình không muốn thấy. Những gì chúng ta thấy hiếm khi chỉ đơn thuần là cái thấy. Những gì chúng ta thấy bằng sự chú ý đơn thuầnít khi nào là sự thật. Sự vật không phải là vậy mà chỉ dường như là vậy. Đến bây giờ hẳn là chúng ta phải có đủ kinh nghiệm sống để biết điều này. Khi các bạn nam thấy đàn bà đẹp, các bạn thấy gì? Đại đa số, kể cả các tu sĩ, không thấy sự thật – chỉ là cơ bắp, gân, da và tóc – mà họ thấy là một người đẹp! Điều này vì đâu mà có? Ham muốntình dục của chúng ta đã thêm vào và bóp méosự thật . Khi thấy thân xác người mẹ mới mất, bạn thấy cái gì? Lại nữa, bạn không thấy sự thật ở đó — chỉ là cơ bắp, gân da và tóc—mà bạn chỉ thấy một bi kịch. Sự vướng mắc của bạn đã thêm thắt vào nỗi đau khổ. Nó bóp méosự thật.
Hai mươi lăm thế kỷ trước tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận biết tiến trình bóp méo sự nhận thức và gọi đó là Vipallāsa. Ngài giải thích cơ bản tiến trình xoay tròn lẩn quẩn này bắt đầu từ cái nhìn. Chính quan điểm của mình đã bẻ cong sự nhận thức cho phù hợp với quan điểm này. Nhận thức tạo ra bằng chứng cho tư tưởng. Rồi tư tưởng lại biện hộ để hỗ trợ quan điểm của mình. Nó là một vòng xoay tròn lẩn quẩn tự biện minh cho chính nó. Đây chính là quá trình của ảo tưởng.
Thí dụ người nào tin có thượng đế. Họ mang quan điểmhữu thần. Quan điểm này sẽ loại bỏ khỏi tâm tất cả những nhận thức nào thách đố quan điểm này. Những khoa học ứng dụng như vật lýthiên văn, cơ học lượng tử, địa chất học, hóa sinhtrở thànhkhông chấp nhận được. Chúng bị loại ra ngay trước khi ý thứcnhận biết, bởi vì nó chống lạiquan điểm của mình. Chỉ có nhận thức nào hỗ trợ và phù hợp với quan điểm có Thượng đế mới còn tồn tại sau quá trình chọn lọc trong tiềm thức. Dữ liệu rất thuyết phục. Nó hỗ trợ quan điểm của mình. Đó là nguồn gốc và sự phát triển của nhiều tôn giáo, và tất cả đều nghĩ là họ đúng. Họ nhầm lẫn giữa những điều dường như thế và những điều thật là như thế.
Khám phásự thật
Đức Phậtgiải thích rằng chính năm chướng ngại (triền cái)(5) đã bóp méosự nhận thức và làm lệch lạc tư duy. Ngài gọi năm triền cái là thức ănnuôi dưỡngsi mê (Tăng Chi 10.61). Chướng ngại đầu tiên, tham dục, lựa chọn những gì mình muốn thấy, nghe, cảm giác và nhận thức. Nó thường tôn tạo sự thật. Nó đem vào ý thức những sản phẩm của mơ tưởng viển vông. Chướng ngại thứ hai, sân hận, là động lựctiêu cực ngăn che không cho thấy, nghe, cảm giác hay nhận biết, những gì mà chúng ta không muốn biết. Nó bịt mắt ta trước những điều khó chịu, và những điều đi ngược lại với quan điểm của mình. Tâm lý học nhận rachướng ngại thứ hai là tiến trình của sự phủ nhận. Chướng ngại thứ ba là hôn trầm, thụy miên. Nó không xuyên tạc những gì ta thấy, nghe, cảm giác, nhận biết. Nó làm cho mù mờ khiến ta không thể phân biệtrõ ràng. Chướng ngại thứ tư là trạo cử, hối hận, khiến những giác quan của ta luôn luôn hoạt động, nhanh đến độ ta không đủ thì giờ để thấy, nghe, cảm giác, nhận biết đầy đủ. Hình ảnh chưa đủ thời gian để hình thành trên võng mạc, thì trong khóe mắt ta lại đã có hình ảnh khác để xử lý. Âm thanh gần như chưa kịp tiếp thu, thì ta lại đã có cái gì khác để lắng nghe. Chướng ngại thứ tư, trạo cử và hối hận (trạo cửnội tâm là do hành xử không tốt), cũng giống như một ông chủ đòi hỏi quá sức, không bao giờ cho bạn đủ thời gian để hoàn thànhdự án đúng cách. Chướng ngại thứ năm, hoài nghi, làm gián đoạn việc thu thập dữ liệu với những câu hỏi qúa sớm. Bây giờ thì hẳn bạn đã biết rõ chính năm triền cái này đã bóp méonhận thức, làm điên đảotư duy và duy trìsi mê.
Những người nghiêm túc học Phật đều biết rõ con đườngduy nhất để dẹp trừ năm triền cái là thực tâp Jhana. Kinh Nalakapana, trung bộ 68, nói người nào chưa đạt được Jhana, năm triền cái (cộng với bất mãn và mỏi mệt) xâm chiếm tâm và an trú. Tất cả những định nào thấp hơn Jhana thì chưa đủ mạnh và bền vững để dẹp trừ năm triền cái. Vậy thì cho dù bạn thực tậpchánh niệm, khi năm triền cái còn hoạt động trong tiềm thức, bạn không thể thấy sự vật như nó là, mà bạn chỉ thấy sự vật có vẻ như là thế, bị bóp méo bởi năm triền cái này.
Do đó, để có thể thực hành theo lời Đức Phật dạy cho Bāhiya và Malunkyaputta, để có thể “trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe……….”, năm triền cái cần được đè nén, nghĩa là phải cần đến Jhana!
Thấy sự vật như nó thật sự là
Đúng là năm triền cái được đè nén ngay trước khi vào Jhana, chú giải gọi đó là cận định, “sự tĩnh lặng của tâm trước ngưỡng cửa Jhana” (lời dịch của tôi). Vậy thì làm sao bạn biết chắc là năm triền cáiquỷ quyệt, mà chúng thường hoạt động ở mức độ tiềm thức, đã được hoàn toàn đè nén? Làm sao bạn biết là mình đang ở trong cận định? Cách thử nghiệm tốt nhất cho cận định là bạn có thể nhẹ nhàng đi qua thềm cửa để vào sơ thiền! Khi ở trong cận định thì không có chướng ngại nào ngăn cản giữa bạn và Jhana. Nếu bạn không thể vào được Jhana, năm triền cái vẫn còn đó.
Khi tâm ra khỏi Jhana, nó trú trên thềm cửa của (hậu) cận định, thật lâu. Giống như khi bạn rời nhà, bạn lại đứng ở thềm cửa. Trong giai đoạn này, ngay sau khi ra khỏi Jhana, khi năm triền cái không còn xâm chiếm tâm và an trú, chỉ khi đó mình mới có thể thực hành “trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe…”. Như Đức Phật đã nói đi nói lại nhiều lần (e.g Tăng Chi 6.50), chỉ với kết quả của Jhana (samma samadhi) thì mình mới có thể thấy được sự vật như nó là (yathā-bhūta-ñānadassanam).
Chấm dứt cái nhìn về bản ngã
Kinh nghiệm của Jhana sẽ khiến cho bạn nổ tung ra. Ý tôi muốn nói gì? Tôi muốn nói những dữ kiện có được do kinh nghiệm thiền thâm sâu, chiêm nghiệm khi vừa mới ra khỏi Jhana, đang còn ở trong (hậu) cận định khi những triền cái không thể bóp méo bất cứ điều gì, sẽ phá vỡ ảo tưởng của tự ngã, linh hồn, tôi và của tôi.
Khả năng làm, muốn, chọn lựa, cái mà tôi gọi là “người tạo tác (the doer)” biến mất phần lớn trong sơ thiền và hoàn toàn mất hẳn trong những tầng thiền cao hơn. Dữ liệu thật rõ ràng, và năm triền cái không còn khả năng ngăn che bạn thấy là chẳng có ai ở “đài kiểm soát”, nói thẳng ra là, chẳng có ai điều khiển thân và tâm bạn cả. Ý chí chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là sản phẩm của tự ngã. Ý chí chỉ là một tiến trình tự nhiên khách quan có thể đi đến sự đoạn diệthoàn toàn. Bạn đã tự thể nghiệm được điều này và bạn có thể tin tưởng vào sự hiểu biết này vì nó xảy ra khi năm triền cái đã được đè nén. Cái tri kiếnrõ ràng này là đều chắc chắn nhất mà bạn từng biết từ trước đến nay – tự doý chí là một ảo tưởng. Các bạn độc giả sẽ không thể đồng ý với tôi. Cũng bởi vì năm triền cái ấy vẫn còn đang hoạt động và nó ngăn che không cho bạn thấy được điều này. Vậy thì, trước tiên hãy thể nghiệm Jhana, rồi ngay sau đó hãy chiêm nghiệm về điều này.
Thật vậy, trong Jhana, Jhana thật chứ không phải thứ Jhana giả mạo, cái thấy, cái nghe, cái cảm giác đều biến mất. Năm giác quan bên ngoài cũng biến mất. Dữ kiện này thật rõ ràng. Trong giai đoạn hậu cận định, ở trạng thái không có năm triền cái, chiêm nghiệm về sự vắng mặthoàn toàn của năm giác quan qua trải nghiệm Jhana, ta sẽ thấy một cách không thể nhầm lẫn rằng không có một cái ngã, một linh hồn hay một cái tôi nào quan sát khi nhìn thấy, nghe âm thanh, cảm nhận mùi, nếm, xúc chạm. Không có một cái ngã, một linh hồn hay một cái tôi nào biết về những điều đã biết. Ý thức cũng vậy, dưới mọi dạng, đều được nhận biết như một quá trình tự nhiên khách quan có thể đi đến sự đoạn diệthoàn toàn. Nói gọn lại, bạn không phải là tâm của bạn. Tâm cũng chỉ là một tiến trình tự nhiên. Nó cũng có thể hoàn toàn ngừng lại. Nó sẽ ngừng lại một lần và vĩnh viễn khi nhập Niết bàn (Parinibbana)
Một lần nữa, các độc giả của tôi, các bạn sẽ không thể đồng ý với tôi. Năm triền cái đang hoạt động trong bạn, trong tiềm thức, ngăn cản không cho bạn thấy sự thật. Nó thách thức cái nhìn cơ bản nhất của bạn, cái nhìn cho là “Bạn hiện hữu”! Nhưng quan tâm làm gì về những bất đồng này bây giờ. Thay vào đó, hãy thiền cho đến nào khi bạn đạt được Jhana và đè nén được năm triền cái này đi đã. Rồi xem tôi nói có đúng không!
Đoạn cuối của lời giảng cho Bahiya
“Bāhiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; ….. trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thực tập như thế, Bāhiya, ông sẽ không “vì điều đó” mà có. Khi ông không “vì điều đó” mà có thì ông sẽ không hiện hữu “trong đó”. Và khi ông không hiện hữu “trong đó” thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không ở bên kia, cũng không ở giữa. Chỉ như thế là đoạn tận khổ đau.”
Câu “ông sẽ không ‘vì điều đó’ ” có ý nghĩa gì? Tiếng Pali là na tena. Tena là từ làm phương tiện để diễn đạtý nghĩa “cái đó, điều đó”. Na có ý nghĩa phủ định. Dịch sát nghĩa là “không phải vì cái đó, không phải qua cái đó, không phải do cái đó”. Thực chất có nghĩa là bạn không thể cho rằng có một cái ngã, một linh hồn hay một cái tôi, do bởi hoặc thông qua những gì được bạn thấy, nghe, cảm giác hay nhận biết. Đức Phật dạy rằng một khi bạn đã thâm nhập được thực tánh của các kinh nghiệmgiác quan, bằng cách đè nén các triền cái qua Jhana, bạn sẽ thấy rằng không có “người tạo tác” cũng như “người nhận biết” đằng sau các kinh nghiệmgiác quan. Bạn sẽ không còn có thể dùng các kinh nghiệmgiác quan làm bằng chứng cho sự hiện hữu của một cái ngã . Câu nói nổi tiếng của Descartes “Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu” đã bị bác bỏ. Bạn không hiện hữu bởi vì sự suy nghĩ, hay vì cái thấy, cái nghe hay cái cảm giác. Theo nhưlời Phật dạy “bạn sẽ không “vì điều đó” (bất kỳ kinh nghiệm nào của giác quan)”.
Khi quá trình trải nghiệm của giác quanbị loại bỏ như một bằng chứng về sự hiện hữu của một cái ngã, một linh hồn hay một cái tôi, thì bạn sẽ không còn ở trong những kinh nghiệmgiác quan. Theo lời Đức Phật, “Bạn sẽ không hiện hữu ‘trong đó’ ”. Bạn sẽ không còn thấy, nhận thức hay ngay cả nghĩ là có một ‘cái tôi’ trong đời sống. Sẽ không còn bất cứ một ý thức nào về cái tôi, hay linh hồn trong những kinh nghiệm. Bạn không còn ở “trong đó”.
Để không có một kẽ hở nào khiến cho bạn nghĩ là bạn có thể vượt ra khỏi sự không hiện hữu của một cái tôi bằng cách tự xác định với một trạng thái siêu việtvượt qua cái thấy, nghe, cảm giác hay nhận thức, Đức Phậtnhấn mạnh, “và bạn sẽ không hiện hữu ở bên này (với cái thấy, nghe, cảm giác hay nhận thức) hay ở bên kia (ngoài cái thấy, nghe…) hay ở chặng giữa (không ở trong thế giới này cũng không ở thế giới khác). Câu cuối là để vô hiệu hóa những người hay ngụy biện!
Tóm lại, Đức Phật khuyên cả hai vị Bāhiya và Malunkyaputta hãy thể nghiệm Jhanas để đè nén Năm triền cái. Do đó, ta sẽ nhận ra một cách chắc chắn sự vắng mật của một bản ngã hay linh hồn đằng sau quá trình cảm giác. Vậy thì, trải nghiệm cảm giác sẽ không bao giờ được cho là bằng chứng của ‘người nhận biết’ hay ‘người tạo tác’: đến nỗi bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng có một cái tôi hay một linh hồn ở trung tâm của trải nghiệm, hay ở bất cứ nơi nào khác. Lời dạy cho Bāhiya tóm lại một cách ngắn gọn là để thể nghiệm vô ngã, Anatta. Đức Phậtkết luận, “chỉ như thế, là đoạn tận khổ đau”.
Kết luận
Tôi hy vọng rằng lập luận của tôi đã đủ vững chắc để thách thức bạn, hay đúng hơn là làm tiêu tan cái vipallāsa điều khiển các quá trình cảm giác của bạn. Lời dậy cô đọng của Đức Phật cho Bahyia và Malunkyaputta không phải là con đường tắt cho những người siêu thông minh. Cách thực tập “trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy…” đòi hỏi sự đè nén Năm triền cái. Sự đè nén Năm triền cái cần có Jhana. Jhana cần có những chi còn lại của Bát Chánh Đạo, bẩy chi đầu tiên. Nó đòi hỏi niềm tin vào Tam Bảo, việc giữ giới luật và thực hành dāna. Chỉ có một con đường đến Nibbāna, và đó là Bát chánh đạo. Không có con đường tắt nào cả.
Maggan’ atthangiko settho …
Eso’va maggo, natthi añño
Dassanassa visuddhiya
“Bát Chánh Đạo là con đườngthù thắng
Là con đườngduy nhất
Không có con đường nào khác,
Làm cho tri kiến thanh tịnh”
Pháp Cú 273, 274
1) Dana: Bố thí. Cũng thường mang ý nghĩathực phẩm và những vật dụngcúng dường cho tăng đoàn.
2) Cảm giác (sensed): ngửi, nếm, đụng chạm
3) Mười trói buộc (kiết sử):
– Thân kiến
– Hoài nghi
– Giới cấm thủ
– Tham dục
– Sân hận
– Tham đắm vào cõi sắc
– Tham đắm vào cõi vô sắc
– Ngã mạn
– Trạo cử
– Si
4) Vipallasa: Sai lầm hoặc bị bóp méonhận thức, tư duy và quan điểm – nắm bắt những gì vô thường cho là thường; những gì khổ cho là hạnh phúc; vô ngã cho là có ngã; và những gì không đẹp cho là đẹp (bóp méonhận thức)
5) Năm triền cái:
– Tham dục
– Sân hận
– Hôn trầm, thụy miên
– Trạo cử, hối hận
– Nghi ngờ
6) Bát chánh đạo:
Tuệ
– Chánh kiến
– Chánh tư duy (chủ ý, ý định)
Giới
– Chánh ngữ
– Chánh nghiệp
– Chánh mạng
Định
– Chánh tính tấn
– Chánh niệm
– Chánh định, i.e Jhana
Lược dịch: Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ
Link bản tiếng Anh:
https://bswa.org/bswp/wp-content/uploads/2019/02/Ajahn_Brahmavamso_Bahiyas_Teaching.pdf
(***) Đoạn kinh này có nhiều cách dịch khác nhau:
HT Minh Châu “Do vậy, này Bàhiya, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa.”
1) Này Bahiya, ông không phải do ‘cái đó’ hình thành. Khi ông không phải do cái đó hình thành, ông sẽ không hiện hữu ‘ trong cái đó’. Và khi ông không hiện hữu ‘ trong cái đó’, thì ông sẽ không hiện hữu ở bên này, không bên kia, cũng không ở giữa.
2) Do đó, này Bahiya, không có ông với cái đó. Vì không có ông với cái đó, nên không có ông trong cái đó. Vì không có ông trong cái đó, nên không có ông ở lúc này, ở lúc sau, hay ở chặng giữa.
3) Nầy Bahiya, khi không có cái gọi là “ta”liên quan với tất cả hiện tượng đó,
Sẽ không có cái “ta” ở đó.
Nầy Bahiya, khi không có cái “ta ở đó,
thì nầy, Bahiya, cũng sẽ không có cái “ta” ở đây hay ở đó,
hay ở giữa cả hai, đó và đây.
Một bản dịch khác:
Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)
Bài đọc thêm:
Kinh Bahiya (HT. Thích Minh Châu dịch)
Bài Pháp Khẩn Cấp: Bahiya Sutta (Nguyên Giác)
Bài Pháp Khẩn Cấp – Bahiya Sutta (Nguyên Giác dịch từ bản Anh Ngữ)
Bài kinh Bahiya – năm phút nhiệm mầu (Nguyễn Duy Nhiên)
Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)
Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết (Nguyên Giác)