Chuẩn Mực Đạo Đức Của Phật Giáo

CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO
Phước Tâm dịch

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức
hội
, có khả năng duy trìkỷ cươngquốc gia, khiến quốc gia không rối loạn, bảo
vệ
an toàn cho đời sốngnhân dân, xã hội. Lễ giáoTrung Quốcxưa kia lập ra,
gọi là “tứ duy bát đức”(1), nhân luân “ngũ thường”, đều là kỳ vọng xây dựng nên
một quốc giathái bìnhthịnh thế “trung thứ nhân nghĩa” và phép tắc trật tự.

Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy
là lấy con người làm gốc, gắn bómật thiết với đời sốngnhân quầnxã hội, như
Phật đà từng hướng dẫn phép trị nước cho các vị vua Tần-bà-sa-la, Ba-tư-nặc,
A-xà-thế…, đó là “đạo đức chính trị”; Ngài giảng dạy và truyền thụ những nguyên
tắc sống chung trong cùng một gia đình cho Thiện Sinh Tử, Ngọc Da Nữ, chính là
“đạo đức gia đình”; Phật đà từng dùng thi kệ khuyên dạy cách tiêu xài đồng
tiền
, đại để nói rằng: vốn liếng, của cải kiếm được của mình nên chia làm bốn
phần, một phần gọi là phí dụng hàng ngày trong gia đình, một phần dự trữ để dự
phòng
nhỡ có xảy ra bất trắc gì, một phần giúp đỡ bà conquyến thuộc hay những
thân hữu, một phần bố thívun đắp phước đức”, chỉ dẫn người đời sử dụngđồng
tiền
đúng đắn, chính là “đạo đức của cải”.

Chuẩn mực đạo đứcPhật giáo, bao hàm các quy phạmluân lý của thế gian, cả đến tu hànhthánh hiềnxuất thế gian. Nay lược bàn
chuẩn mực đạo đứcPhật giáo như sau:

Ngũ giới, Thập thiện

Ngũ giới của Phật giáo là “đạo đức căn bản” làm
người, nên phải tuân thủgiữ gìn; Thập thiện là “đạo đức tăng thượng” tịnh hóa
nội tâm, thăng hoa nhân cách; nhân quảnghiệp báo là “đạo đức thiện ác” bất
biến
của thế gian. Hình phạt nghiêm khắc, cố nhiên có thể nhận được tác dụngtích cựcnhất thời, nhưng vốn không phải là cách làm rốt ráo. Phật giáo lấy Ngũ
giới
, Thập thiện xem là chuẩn mực đạo đứcnhân bản, khởi xướng “chớ làm các
việc xấu, hãy làm những việc tốt”, không xâm phạmthân thể, tiền của, danh dự,
tôn nghiêm của người khác, sửa đổitriệt
để
lòng người, khiến nhân luân cương thườngtrật tự, làm cho nếp sốngxã hội
trở nên lương thiện. Ngũ giới, Thập thiện chính là chuẩn mực đạo đức của Phật giáo.

Giúp đời lợi người

 Chư
Phật, Bồ táttùy loạiứng hóa, lợi ích chúng sinh, tinh thần giúp đời lợi
người, chính là chuẩn mực phù hợp với Phật giáo. Ở mọi ngành nghề cũng cần có
lòng cứu đời giúp người, giống như thầy/cô giáo cần phảitrách nhiệm “giảng
dạy, truyền đạtkiến thức, giải thích các vấn đề nghi hoặc”; nhân viên điều
dưỡng cần có đạo đức cứu đời “thị bệnh như thân, cứu nhân nhất mạng”; công nhân
cần tích cực làm việc, lấy sản xuất báo ơnquốc gia; thương nhân cần mua bán
kinh doanh hợp pháp, không được lấy của cải không phải của mình; quân nhân vì
bảo vệ sự an toàn cho nhân dân toàn quốc, phải anh dũng chiến đấu, chống lại sự
xâm lược của kẻ thù. Cũng chính là, mỗi một người, có thể xả bỏ sự cố chấp ích
kỷ
, noi theo tinh thầncổ đức tiên hiền, tức “lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ”, hay tinh thầnBồ
tát
“nếu còn một người chưa độ, thì bản thânnhất định không được lẩn trốn”, để
giúp đời lợi người. Giúp đời lợi người chính là chuẩn mực đạo đức của Phật
giáo
.

Bát nhãkhông tuệ

Bồ tát lấy
Lục độ(2) làm chiếc thuyền để tự độ và độ người. Điều mà người ta gọi là “Ngũ
độ(3) như mù, Bát nhã như mắt sáng”, nghĩa là, chúng tanếu khôngbát nhãtrí tuệ nhạy bén, thì cho dù có hành trì (Ngũ độ) bao nhiêu, vẫn là nằm trong
vòng
phước báohữu vi không sao tránh khỏi năm biểu hiện của tướng suy(4),
không phải là con đườnggiải thoátniết bànchân chính. Ví dụ, sự bố thí của
Phật giáo là muốn con người học tập buông bỏ tư niệm bủn xỉn, keo kiệt, nhưng
nơi đến bố thí, cần phảithanh tịnh, không được vi phạmpháp luật nhà nước,
đồng thời người bố thítâm khôngkiêu căng, ngạo mạn, người được nhận phải biết
cám ơn, là sự bố thíthanh tịnh “năng thí, sở thí và vật thí, vô sở đắc – không
mong cầu trong tam thếquá khứ, hiện tại và tương lai; tâm tối thắngchúng
ta
an trú, cúng dường tất cả mười phương Phật”. Ngoài ra, trì giới không sát
sinh
, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp, không uống rượu, v.v… cố
nhiên là giáo pháp của Phật (Phật pháp), nhưng “giết một cứu một trăm”(5) của
Phật đà, “uống rượu cứu người”(6) của phu nhân Mạt-lợi, chuyện “xử lý (tình
huống) ở rể”(7) của Hòa thượng Nhất Hưu, “đốt Phật sưởi ấm”(8) của Thiền sưĐan
, “dạy tên trộm cách ăn trộm”(9) của Thiền sư Thạch Ốc, v.v…, cũng đều là
Phật pháp. Từ bidịu dàng cũng là Phật pháp, nhưng những tiếng va đập chát chúa
của gậy, tiếng quát mắng, tiếng nện gõ của chiếc kìm, khiến cho học tăng tiệt
đoạn vọng tưởng (mơ mộnghão huyền), nhận biếtbản lai diện mục (diện mạo vốn
có), cũng là từ bi. Vì vậy, Phật pháp, có lúc không phải là Phật pháp; không
phải là Phật pháp, có lúc lại là Phật pháp. “Bát nhã không tuệ” của Bồ tát, có
khả năng làm cho chúng tabố thí mà vẫn hỷ xả không nghĩ đến sự bố thí, trì
giới
không chấp vào giới tướng, nhẫn nhục xa rời ngã chấp, tinh tiếnkhông
sinh
kiêu mạn, tu thiền không lưu luyến định cảnh. 

Kinh Kim Cang nói: “Tâm Bồ tát hànhbố thí
mà không trụ ở pháp, như người có mắt, nhật quang chiếu rọi, thấy muôn vàn sắc
màu”. Đã có Bát nhãkhông tuệ tợ đôi mắt sáng rồi, thì việc ứng xử tự nhiên
thể không còn tâm so sánh “bạn lớn tôi nhỏ, bạn có tôi không, bạn sướng tôi khổ”
nữa; Bát nhãkhông tuệ cũng giống như “từ mẫu” (người mẹ hiền), đối đãi tất cả
chúng sinh như những đứa con ruột thịt, đối với những khó khăn gian khổ ấy tự
nhiên
có sự đồng cảm không lìa xa; Bát nhã cũng giống như “ánh sáng” trong căn
phòng tăm tối, có thể chiếu soi màn đêm vô minh đang cư ngụ trong con tim diệu
vợi
của chúng ta, làm tan biến những đối xử phân biệt, tâm không bị khổ lạc làm
nao núng, chuyển phàm tình (tình cảm thế gian) chấp trước thành tình yêu rộng
lớn (từ bi) đối với chúng sinh. Bát nhã có khả năng tịnh hóa tư tưởng của chúng
ta
, nâng caođạo đức của chúng ta, một khi có Bát nhãkhông tuệ, thì vui-khổ là
đồng thể, sạch-nhơ là nhất như, giàu-nghèo có thể tự tại, có-không có thể bình
đẳng
, như trong kinh Bát Đại Nhân Giác nói: “Tâm niệm luôn biết đủ, an vui cảnh
nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp”. Hàng phục tâm ấy (kỳ tâm) như thế
bằng Bát nhãkhông tuệ, “tất cả muôn loài chúng sinh, đều khiến đi vàoVô dư
Niết bàn
mà diệt độ”. Bát nhãkhông tuệ đích thực là chuẩn mực đạo đức của Phật
giáo
.

Chuẩn mực đạo đức của Phật giáo, lấy quy tắc (quy phạm) Ngũ
giới
Thập thiện, hoàn thiện nhân cách; lấy việc cứu đời giúp người của thánh
hiền
, để thăng hoa đạo đức; lấy Bát nhãkhông tuệ của Bồ tát, để minh tâmkiến
tánh
. Thêm nữa, trong cuộc sống hiện thực, tam họcgiới định tuệ, bốn loại
chính niệm, tám loại chính đạo, cũng là lương dược có khả năng trị liệu căn
bệnh thâm căn cố đế tham lamsân hận của chúng ta, có khả năng khiến cho
thân tâmchúng tathanh tịnh, đạo đứcđạt đếnviên mãn. Luận một cách ngắn gọn
rằng, phàm xuất phát tình yêu rộng lớn từ lợi íchcộng đồng, đồng thời không đi
ngược với lễ pháp (phép tắc, kỷ cương) của thế giantinh thầnđại thừanhiêu
ích
hữu tình của Bồ tát, thì đều phù hợp với chuẩn mực đạo đức của Phật giáo. Ví
dụ: Bố thíkết duyên, không nhớ nghĩ điều ác cũ, hổ thẹn mỹ đức, giữ gìnlục
căn
(mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), “bạn chưa mời mà tự đến”(10), phương tiện
quyền xảo, lợi lạc hữu tình (làm lợi ích cho chúng sinh), phổ đồng cúng dường
(cúng dường, bố thí rộng khắp cho tất cả chúng sinh), bốn ơn phải báo đáp(11),
hoằng pháplợi sinh, tôn trọngbao dung, tâm ý dịu dàngôn hòa, ái ngữngợi
khen
, giữ gìnchính niệm, v.v…, đều là chuẩn mực đạo đứcthanh tịnhthiện mỹ
của Phật giáo. Ngoài ra, học tập đại từ, đại bi, đại trí, đại nguyện, đại hạnh
của Phật và Bồ tát, phát Bồ đề tâm, không quăng bỏ sự cứu độchúng sinh đang
trôi lăn trong ngũ nghịch(12) thập ác(13), đây chính là đạo đứcviên mãn, cứu
cánh
nhất của Phật giáo.n

(TheoTinh Vân, Phật học giáo khoa thư, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, 2008, tr.97-99)

 

Nguồn: Nguyệt san Giác
Ngộ
Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS

 

 

Các chú thích 5, 6, 7, 8 và 9 là
của nguyên tác. Phần chú thích còn lại, là do người dịch thêm vào.

(1) Tứ duy, chỉ: lễ, nghĩa, liêm và sỉ; Bát đức, chỉ:
trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa và bình.

(2)  Lục độ gồm: Bố
thí
, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và bát nhã/trí tuệ.

(3) Ngũ độ gồm: Bố
thí
, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiếnthiền định

(4) Thiên nhân lúc sắp chết, thì hiện ranăm tướng
suy
. Về thuật ngữ này, trong kinh luậnPhật giáo thấy có nhiều thuyết khác
nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa vào kinhNiết bànliệt kênăm tướng suy
đó như sau: Một là, y thường cấu nhị, tức y phụcdơ bẩn; hai là, đầu thượng hoa
ủy, tức cái mũ hoa trên đầu khô héo; ba là, thân thểxú uế, tức thân thể có mùi
hôi; bốn là dịch hạ hãn xuất, tức nách chảy mồ hôi; năm là, bất lạc bổn tọa,
tức chỗ ngồi không vui.

(5) Xem Sát thân tế cổ kinh trong Lục độ tập kinh.

(6) Xem Chân chính đích giới luật trong “Tu tiễn sinh mệnh
đích hoang vu”, Thời báo Văn hóa xuất bản, tr.140,

(7) Xem Tinh Vân Thiền thoại (tập 2), Phật QuangVăn
Hóa
xuất bản, tr.84.

(8) Xem Cảnh đức truyền đăng lục, quyển 14 in trong
Thiền tạng thuộc Phật Quangđại tạng kinh, tr.733.

(9) Xem Tinh Vân Thiền thoại (tập 1), Phật QuangVăn
Hóa
xuất bản, tr.160.

(10)  Nguyên văn
Bất thỉnh chi hữu不請之友, ý ví như chư Bồ tát, chúng sinh khi gặp nạn chưa
kịp khẩn cầu, nhưng các Ngài vì lòng thương yêu rộng lớn mà đến hóa độ, trao
truyền thiện pháp.

(11) Chúng tasinh tồnthế gian này, những ơn đức
chúng tatiếp nhận, chủ yếu có bốn loại: ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn quốc gia,
và ơn Tam bảo, hợp lại gọi chung là Tứ ântổng báo, tức bốn ơn đó cần báo đáp.

(12) Ngũ nghịch là tội nặng nhất trong tất cả ác nghiệp của
Phật giáo. Nghịch, nghĩa là trái vớiluân thườngđạo lý, tội cực lớn. Năm tội
ấy được Phật liệt kê như sau: Giết cha, giết mẹ, giết bậc A-la-hán, làm thân
Phật chảy máu, phá hoạihòa hợp Tăng. Người mắc năm tội này, sẽ rơi vào
gián địa ngục
(cũng gọi là Địa ngục A-tỳ).

(13) Thập ác gồm: (1) sát sinh, (2) thâu đạo (trộm cắp), (3) tà dâm,
(4) vọng ngữ, (5) lưỡng thiệt, tức nói lời ly gián, lời không có tính xây dựng,
(6) ác khẩu, tức ác ngữ, ác mạ, chửi bới, (7) ỷ ngữ, tức lời tạp uế, (8) tham
dục
, (9) sân nhuế (sân hận/căm ghét), (10) tà kiến, tức cái nhìn lệch lạc.