CÔNG ĐỨC TRÌ GIỚI
Tỳ Kheo Thích Minh Thông
1/ – Thâu nhiếp vào Tăng:
Giới
luật là yếu tốcần thiết để một Tỳ-kheo làm mô phạm cho trời người, bước đi trên con đườnggiải thoát được vững chãi. Giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc mà hoàn toàn mang tính chấttự giác, tự phát nguyệnthọ trì.
Thọ giới Tỳ-kheo là chính thứcgia nhập Tăng số, là một thành viên ưu tú bước vào địa vị chúng trung tôn, một trong ba ngôi báu. Giới luậtnghiêm cẩn tạo một môi trường an ổn vững vàng, bảo trì sự tồn tại của Tăng đoàn. Như thế gọi là nhiếp thủ ư Tăng (thâu nhiếp vào ngôi Tăng bảo, giữ gìn cho được vững bền).
2/ – Khiến Tăng hoan hỷ:
Hương thơm của giới phẩm bay khắp mười phương. Dù ngược chiều gió vẫn lan xa. Trong kiếp sống vô minh, giới luậtcần thiết như đi đêm cần đèn đuốc. Tăng già được tô đậm nét uy nghiêm thuần nhã. Uy tín ngôi Tam-bảo được nâng lên. Tai nghe mắt thấy một pháp khí, lòng người đã mừng rỡ bao nhiêu huống chi được sống chung với các Thánh nhân, thật là một hạnh phúc hiếm có.
3/ – Khiến Tăng an vui:
Tục ngữ có câu : “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Người xuất gia cắt ái từ thân, chung sống với các bạn đồng lý tưởng. Lỡ một Tỳ-kheo bị phiền nãochế ngự, ba nghiệp theo ma. Phật bắt buộc cả đại chúng phải răn nhắc, khuyến tấn, dạy sám hối. Một người không thanh tịnh, cả chúng không được bố tát. Nếu vi phạm tới mức độ như thương tích nặng, chỉ cái cổ họng còn hơi thở, thì Tăng chúng phải hợp sức chữa trị. Nếu bị chặt đứt đầu rồi, thì chẳng những mất đi một phần-tử trong đoàn thể mà cả đoàn thể phải chung gánh chịu sự nhục mạ chê bai của thế gian. Thiếu quy củ nề nếp, giáo đoàn sẽ bị xáo trộn, trong nát rữa ngoài khinh rẻ. Nếu khôngchỉnh đốn kịp thời, sớm muộn cũng tan rã. Cho nên giới luật quan hệ vô cùng đến sự an ổn của đại chúng.
4/ – Chưa tin khiến khởi lòng tin:
Ngọn đuốc chánh pháp toàn do Tăng Ni thắp sáng. Đây là nơi trông mong duy nhất của những chúng sanh không nơi
nương tựa. Đang bị chìm đắm trong sông mê biển khổ, vớ được con thuyền giác ngộ này, hẳn đem cả thân mạng phó thác.
Đức Phậtnhập diệtđã lâu. Hình ảnhtoàn
trítoàn năngtoàn thiện nay đã phai mờ. Tỳ-kheo đầy đủ oai nghi, phạm hạnhthanh tịnh, có thể thay Phật tuyên dươnggiáo pháp. Hình tướngđoan
nghiêm của Tăng bảophát khởilòng tin cho chúng sanh như những người chết đuối được thấy một lái thuyền khỏe mạnh đến cứu vớt. Giới luật khiến chúng sanh tin Tăng bảo là hình ảnhsống động của đức Phật, đảm đươngtrách nhiệm lèo lái con thuyền giải thoát. Những bài thuyết pháp khó được hưởng ứng nếu chính người nói đã bị quần chúngmiệt thị. Phải có giải pháp kiện toàn Tăng sự mới có thể khiến người chưa tin khởi lòng
tin.
5/ – Đã tin khiến tăng trưởng:
Giới luật là bức chấn song vững chắc. Hành giả do đây không tạo nghiệp sa ngã. Thân miệng ý thanh tịnh thì tâm
an định. Kinh thường thí dụ : Nước lặng thì ánh trăng hiện rõ. Tâm định
phát tuệ. Ba vô lậu học tuy mật thiếtvới nhau như đỉnh 3 chân nhưng Phật vẫn cho chúng ta tập dần, bắt đầu từ giới luật. Tuệ giác của Tỳ-kheo lấy khéo trì Thánh giới làm căn bản. Người đời gieo hạt giốngchánh tín vào ruộng phướcTăng bảo hẳn là đầy đủ màu mỡ để hạt giống nảy
mầm và phát triển. Lòng tin càng sâu dầy vững chắc nếu được thấy Tăng Nithanh tịnhhòa hợp, lời nói hành động đúng pháp. Họ sẽ không bị lung lay vì những phỉ báng hủy nhục của các ngoại đạotà kiến. Nghiệp báoxấu
xa của một vài cá nhânmục nát không thể khiến họ thay đổi. Từ tín căn phát sanh tín lực, họ sẽ là những hộ phápdũng mãnh.
6/ – Điều phục kẻ khó điều phục:
Giới luật là thước đo hành vingôn ngữ có đúng với thể thức của một vị Tăng không ? Con ngườiương ngạnh, không
chịu nhận tội, không chịu sám hối, Tăng không điều phục được. Đức Phật dạy đại chúngyết ma đuổi đi, không dung túng giặc ở trong nhà. Theo chế
độ Tăng già, những quyết nghị này sẽ được nơi nơi tôn trọng. Người vi phạm không thể có chỗ dung thân. Những ai còn có chút tâm tu hành, chịu sám hối, chịu sửa đổi, thì Tăng chúng phải khuyên can, tận tình dẫn dụ, như phápxử trị. Ngoan cố lắm mới đành bỏ đi. Như thế gọi là điều phục người khó điều phục.
7/ – Người biết thẹn hổ được an vui:
Biết thẹn hổ là biết tự trọng. Tham sân si là tánh của phàm phu. Sát đạo dâm vọng là nghiệp của thú vật. Người biết thẹn hổ tự biết mình là Phật nên chẳng để những duyên hèn làm ô lụy. Giới luật rất nghiêm chỉnh. Hơi chút vi phạm liền lo sợ như đang ôm
phao nổi đi biển mà biết rằng chiếc phao của mình đã bị châm kim. Phải sám hối ngay mới an tâm. Những bậc này thấy ai sơ sót, dù chỉ chút oai nghi, cũng vội nhắc nhở. Bởi vì con mắt trí tuệ biết phao lủng không thể
bền nên rất xót thương người lạc bước. Bao giờ đại chúngai nấy đầy đủ giới luật, người biết thẹn hổ mới an vui.
8/ – Đoạn hoặc lậu hiện tại:
Kinh Bát Đại Nhân Giác nói : “Vọng tâm là nguồn ác, vọng thân là rừng tội”. Tâm phàm phu đủ 8 vạn 4 ngàn phiền não. Ba độctham sân sikích thích thân miệng ý tạo nghiệp đọa lạc. Phật
đặt ra giới luật để câu thúc thân và miệng, ngăn chặn ác nhân, tránh ác
quả.
9/ – Đoạn hoặc lậu vị lai:
Không được hiện hành, các chủng tử mòn dần. Văn tư tu tuệ phát triển. Như người làm vườn trồng cây thì cỏ dại mất chỗ. Năng lựcgiới định tuệ vững chắc, hành giảbước lên đường giải thoát. Như thế gọi là đoạn vị laihữu lậu.
10/ – Khiến chánh phápcửu trụ:
Đức Thế Tôn bắt đầu chế định giới luật khi các pháp hữu lậu phát sanh trong Tăng đoàn. Các Tỳ-kheo dần dà bị danh lợilôi cuốn, sống xa rời tinh thầngiải thoát. Giới luật là hàng rào ngăn chặn những hư đốn, bảo vệ sự thanh tịnhhòa hợp khiến ngôi trụ trì Tam-bảo không bị hư hủy.
Đức Phật trao vận mạng Phật Pháp cho Tăng Ni, di chúc phải vâng thờ giới luật làm Thầy. Chỉ có giới luật mới hàng phục được ma quân trong ngũ trượcác thế. Những ai có hoài bão nối thịnh dòng Thánh, đền trả 4 ân cứu giúp 3 cõi, không thể không nghiêm trì giới luật.
Nguyện cầu Tam-bảo hưng long, pháp luân thường chuyển, mười phươngchúng sanh đồng thành Phật đạo.