Văn Học Trung Quán Trong Nền Triết Học Ấn Độ

DAVID SEYFORT RUEGG
VĂN HỌCTRUNG QUÁN
TRONG

NỀN TRIẾT HỌCẤN ĐỘ
The Literature of the Madhyamaka School of Philosophy in India
1981, OTTO HARRASSOWITZ • WIESBADEN
dịch 2020
 Thư Viện Hoa Sen

Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Văn Học Trung Quán - Thích Nhuận Châu - bìaVăn Học Trung Quán - Thích Nhuận Châu - bìa

 

MỤC LỤC

LỜI TỰA
GIỚI THIỆUTÁC GIẢ
David Seyfort Ruegg 
DẪN NHẬP
TÊN GỌI TRUNG QUÁN (MADHYAMAKA)
SƠ KỲ: SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁN 
Long Thụ (Nāgārjuna) 
Các chuyên luận và luận giải thứ yếu của Long thụ 
Thánh Thiên (Āryādeva) 
Rāhulabhadra 
‘Nāga’ 
TRUNG KỲ: SỰ HỆ THỐNG HOÁ TRƯỜNG PHÁITRUNG QUÁN 
Phật Hộ (Buddhapālita) 
Thanh Biện (Bhāvaviveka) 
Phái Tự lập luận chứng (Svātantrika) về sau 
Śrīgupta 
Trí Tạng (Jñānagarbha) 
Nguyệt Xứng (Candrakīrti) 
Tịch Thiên (Śāntideva) 
TỔNG HỢP
DU-GIÀ HÀNH TÔNGTRUNG QUÁN 
YOGĀCĀRA-MADHYAMAKA
Tịch Hộ (Śāntarakṣita) 
Liên Hoa Giới (Kamalaśīla) 
Du-già hành tông-Trung quán thời kỳ  sau 
TỔNG HỢP
TRUNG QUÁNBÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA (MADHYAMAKA- PRAJÑĀPĀRAMITĀ)
TỔNG HỢP TRUNG QUÁNKIM CANG THỪA (VAJRAYĀNA)
HẬU KỲ  TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁNẤN ĐỘ 
Jayānanda 
Abhayākaragupta 
Các Luận sư khác của Hậu kỳ Trung quán 
PHỤ LỤC  I
PHỤ LỤC II
CÁC ẤN BẢN MỚI LUẬN VĂN TIẾNG  SANSKRIT CỦA TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁN
CÁC ẤN BẢN MỚI LUẬN VĂN TIẾNG TÂY TẠNG CỦA TRƯỜNG PHÁI TRUNG QUÁN
CHỈ MỤC

LỜI TỰA 

Phác thảo văn hệ triết học của trường phái Trung quánẤn Độ nầy dựa trên nguồn tư liệu tiếng Sanskrit trong  tầm mức có sẵn cho chúng tahiện thời. Phần chính của văn hệ nầy chẳng may không còn dạng gốc và phải phỏng định phần đã mất, tuy nhiên, phần bị mất nầy ít nhất được bù đắp phần nào bằng thực tếcông trình đồ sộ các tác phẩm quan trọng của trường phái nầy đã được dịch sang tiếng Hán và tiếng Tây Tạng; và vì mục đíchsử dụng của ấn phẩm này được thực hiện chính từ các bản dịch nằm trong tạng  bsTan’-gyur Tây Tạng, ấn bản Bắc kinh, bản sao in lại của Tibetan Tripitaka Research Institute (Tokyo-Kyōto, 1958). Thực ra, chúng ta có vài phiên bản tư liệu Sanskrit mới và hoàn hảo còn sót lại, và chính bản chất các nguồn tư liệu phiên dịch của chúng tôichắc chắn sẽ nêu ra những vấn đề quan trọng về triết họcluận giải, vốn không phải luôn luôn có thể theo đuổi trong không gian có sẵn.

  Hơn nữa, giới hạnkhông gianthừa nhận bao hàm sự súc tích và do vậy, chỉ chọn lọc một số những bài viết cơ bản trong lịch sử 1000 năm của  Trung quánẤn Độ.  Phần chính những tác phẩm từ văn hệ đồ sộ nầy đã được đề cập đơn thuần qua tiêu đề, với tóm tắt được nêu ra như là nội dung của những vấn đề quan trọng hơn.

Nghiên cứutoàn diệnlịch sử và phân tích có hệ thống về Trung quán trong dạng tổng thể của nó như thế sẽ phải trông chờ nhiều ấn phẩm lớn hơn. Nỗ lực ở đây, dĩ nhiên được thực hiện để xác định mối liên hệ-và có thể bất cứ khi nào, niên đại tuyệt đối của Trung quán; vấn đề một tên gọi nhưng có nhiều người mang, và trong một số trường hợp, việc gán một tác phẩm cho tác giả, cũng như ngay cả tiêu đề tiếng Sanskrit, vẫn để lại nhiều mối nghi  ngờ, và sẽ là chủ đề cho khảo sát tương lai. Vì sự thiếu vắng các tư liệu lịch sửđáng tin cậy, và sự thiếu nhất trí giữa vài nguồn tư liệu của chúng ta, nhiều vấn đề có lẽ  vẫn còn mở ra vô thời hạn. Lại nữa, thực tế phần lớn các bài viết của chúng ta hiện nay chỉ có sẵn từ các bản dịch tiếng Hán và Tây Tạng, làm cho một số dạng thiết yếu về lịch sử, văn học, và có khi cả phân tích triết học quá bấp bênh, nếu không nói là hoàn toàn không thuyết phục.

tương đối ít có chủ đềnghiên cứu chuyên khảo về tác phẩm và bậc thầy của trường phái Trung quáncho đến nay,  nên tác phẩmhiện thời, trong nhiều trường hợp, sẽ là sự thăm dò sơ bộ vào lĩnh vực chưa được khám phá toàn mãn.

Hơn nữa, khảo cứu nầy cũng sẽ cần thiết để thiết lập mối liên hệ giữa Trung quán với các trường phái khác của triết họcẤn Độ, trong cũng như ngoài Phật giáo. Nếu điều nầy chưa được thực hiệntoàn diện trong tác phẩm nầy (những mối liên hệ trước đó với các trường phái ngoài Phật giáo, xem chú thích 11, trang 6), điều nầy do vì các vấn đềlịch sửphương pháp luận phức tạp được đặt ra cho một khảo sát với tầm vóc như vậy, và sự thiếu vắng không gian để theo đuổi những vấn đề đó; không phải vì chúng ta đồng tình với quan điểm các trường phái triết họcẤn Độ phải được tách ra tuỳ theo tôn giáo đặc trưng mà họ đại diện: Các luận sưPhật giáo và Kỳ-na giáo chắc chắn phần nhiều thuộc về  lịch sửtriết họcẤn Độ, như là các triết gia ‘chính thống’ Ấn ĐộTuy thế, ít nhất điều ấy có thể được nêu ra ở đây, trong tác phẩm  Khaṇḍakhaṇḍakhādya  vào thế kỷ thứ XII của Vedāntin Śrīharṣa[1]-ông đã công nhận  phương phápvitaṇḍā [2] (xem §168; Tham khảo  §§ 14-16), thường xuyênsử dụngphương phápsuy luậndựa trênthuật ngữKhaṇḍanayukti,[3]vốn rất gần với hình thứclập luận của những người theo Trung quán trong dạng luận chứng prasaṅga-type.[4] Rất sớm trước  thời kỳ Vedānta, còn có mối  liên kết  giữa Gauḍapādīya hay  Māṇḍūkya-Kārikā[5](khoảng năm 500 ?) và tư tưởngPhật giáo đều được biết đến. Lại nữa, những tranh luậnliên tục diễn ra giữa các triết gia bà-la-môn, Phật giáo và Kỳ-na giáo không những dẫn đến tri thức sắc bén và lập luậntinh luyện mà còn thường xuyên trau dồi phương phápthảo luậntriết học; nhưng lịch sửchính xác về những phát triển nầy vẫn còn được theo dõichi tiết.

Khi viết một tác phẩm thuộc dạng nầy, có sự phát khởivấn đề đến mức độ nào để dạng văn hệ thứ yếu trong ngôn ngữ  châu Á có thể được bao hàm chỉ riêng tác giả và trong không giangiới hạn. Các học giả Trung Á và Á đông nói riêng, thực ra đã hiến đời mình hằng thế kỷ để phiên dịch, luận giải và chú thích văn họcTrung quán. (Ở Tây Tạng chẳng hạn, còn lưu hành hơn thiên niên kỷ truyền thốngnghiên cứu về phần rất đáng quan tâm của văn họcẤn Độ; kể cả những tác phẩm không chuyên biệt là đạo Phật, và với quan điểm về cả dịch thuật và chú giải, các học giảTây Tạng đã phát triển một phương pháptriết họcgiải thích đáng chú ý  để có thể minh xác cho chúng ta rằng họ là những nhà Ấn Độ họcđi trướcthời đại).

Một lượng lớn các văn hệ thứ yếu trong tiếng Hán, Nhật bản, Tây Tạng, Mông cổliên quan đếnTrung quán, tuy thế, số lượng đó quá lớn nên sẽ là chủ đề cho một  ấn phẩm khác.[6]

 Những điều đáng cân nhắc nêu trên đây về triết học, thư mục và tính chấttrọng yếu, sẽ giải thích tại sao tác phẩm này khác với  các tập sách cùng đề tài về một số phương diệnnhất định.  Một vài nỗ lực về tư liệu nghiên cứuliên quan với bản thân nền văn học nầy, tuy mang tính thăm dò, hiển nhiên là điều mong ước trong tương lai. 

GIỚI THIỆUTÁC GIẢ
David Seyfort Ruegg

Văn Học Trung Quán - Thích Nhuận Châu - bìaSeyfort Ruegg

Giáo sư Seyfort Ruegg

David Seyfort Ruegg sinh năm   1931 tại  New York, ông là một nhà Phật họcnổi tiếng với một sự nghiệp lâu bền, kéo dài từ những năm 1950 đến nay. Chuyên môn của ông là triết học  Trung quán (Madhyamaka), học thuyếtcốt lõi của Phật giáoĐại thừa (Mahayana Buddhism).

Giáo dụcđại học của ông chủ yếu ở Paris, nơi ông nghiên cứuẤn Độ học dưới thời Jean Filliozat và Louis Renou và nghiên cứuTây Tạng dưới thời Marcelle Lalou và Rolf Stein. Công trình của Seyfort Ruegg đã vượt qua hầu hết các khía cạnh của nghiên cứuẤn ĐộTây Tạng.

Ruegg tốt nghiệp École des Hautes Etudes năm 1957 với bằng cấp về khoa học lịch sử và tiếng Sanskrit. Ông đã xuất bản luận ánContributions à l’histoire de la philosophie linguistique indienne (Đóng góp cho lịch sửtriết họcngôn ngữẤn Độ) vào năm 1959. Ông nhận bằng Tiến sĩngôn ngữ học thứ hai từ Đại học Sorbonne ở Paris, nơi luận án của ông là La théorie du thatāgatagarbha et du gotra: études sur la sotériologie et la gnoséologie du bouddhisme (The Theory of Gotra and Tathāgatagarbha: A Study of the Soteriology and Gnoseology of Buddhism), với phần nửa sau của luận án về cách tiếp cận của Bu Rin chen grub đối với  Như lai tạng (thatāgatagarbha). Năm 1964, ông gia nhập khoa của Ecole Francaise d’Extreme Orient, nơi ông nghiên cứu về lịch sử, triết họctriết học của Ấn Độ, Tây TạngPhật giáo.

Từ 1966-1972 Ruegg giữ vai trò Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữVăn hóaẤn ĐộTây Tạng tại Đại học Leiden. Người tiền nhiệm của ông là Jan Willem de Jong và người kế nhiệm ông là Tilmann Vetter. Kể từ đó, ông đã liên kết với Trường Nghiên cứu phương Đông và Châu Phi, Đại học London.

L.S. Cousins gọi Ruegg “chắc chắn là học giả hàng đầu hiện nay” về chủ đềhọc thuyếtNhư lai tạng (Thatāgatagarbha).

Công trìnhnghiên cứu của David Seyfort Ruegg

  • Contributions à l’histoire de la philosophie linguistique indienne, Paris, Éd. de Boccard (Public. de l’Institut de civilisation indienne, 7). 1959
  • The life of Bu ston Rin po che, Roma, Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente. 1966
  • The study of Indian and Tibetan thought: some problems and perspectives, Inaugural lecture, Chair of Indian Philosophy, Buddhist Studies and Tibetan, University of Leiden, E. J. Brill. 1967
  • La théorie du tathāgatagarbha et du gotra : études sur la sotériologie et la gnoséologie du bouddhisme, Paris, EFEO (PEFEO, 70). 1969
  • Le traité du tathāgatagarbha de Bu ston Rin chen grub, Paris, EFEO (PEFEO, 88). 1973
  • The literature of the Madhyamaka school of philosophy in India, Wiesbaden, Otto Harrassowitz (History of Indian Literature, 7/1). 1981
  • Buddha-nature, Mind and the problem of Gradualism in a comparative perspective: On the transmission and reception of Buddhism in India and Tibet (Jordan Lectures 1987), London, SOAS, University of London. 1989
  • Ordre spirituel et ordre temporel dans la pensée bouddhique de l’Inde et du Tibet, Paris, Collège de France (Public. de l’Institut de civilisation indienne, 64). 1995


NHỮNG CHÚ THÍCH CÓ DẤU (*) LÀ CỦA NGƯỜI DỊCH

1* Đại biểu cho phái Advaita Vedānta,  sinh sống vào khoảng năm 1140.
2 * vitaṇḍā (वितंडा). Thuật ngữ trong luận lý học: Phản bác, phản biện. (Marathi-English dictionary).

3*Khaṇḍana: phản bác; yukti: lí luận.

4 * Có  nhiều nghĩa:  Một kết luận, suy luận;  chủ đề để thảo luận.  

5*Mandukya Upanishad  của Gaudapa Karika  và  Shankara Bhashya. Mandukya Karika  của Gaudapada, là tác phẩmgiải thích về Mandukya Upanishad.

[6] Dù văn hệ thứ yếu Tây Tạng để có thể đề cập trong sách nầy không yêu cầuđại biểu cho các trường phái, các tác phẩmsử dụng đều được đánh giá cao. Trong số các nguồn tư liệu lịch sử nầy, chủ yếu là bộ Lịch sửPhật giáo (rGya’gar’choso’byun) của Tāranātha (sinh năm 1575), A. SCHIEFNER (St. Petersburg, 1868), biên tập và bộ sử nổi tiếng  Chos’byuṅ của  Bu’ston (1290-1364), trong ấn bản Zol, tái bản do LOKESH CRANDRA (New Delhi, 1971),  còn có đánh số trang tham khảo bản dịch Anh ngữ chưa hoàn chỉnh của E. OBERMILLER’S (2 parts, Heidelberg, 1931-32), và cuốn Deb’ther’sṅon’po  của  ‘Gos’gZon’nu’dpal (1392-1481) trong ấn bản Kun’bde’glin, tái bản do LOKESH CHANDRA. (New Delhi, 1976), còn có đánh số trang tham khảo bản dịch Anh ngữ của  G. N. ROERICH (The Blue Annals, 2 volumes, Calcutta, 1949-53); các thánh tích học của các Luận sưTrung quán còn có thể tìm thấy được tập hợp trong     Byaṅ-chub-lam-gyi-rim-pa’i-ibla-ma-brgyud-pa’i-rnam-par-thar-pa của  Ye’-śes-rgyal-mhan (1713-93) Ye-śes-rgyal-mhan (1713-93) tái bản do NGAWANG GELEK DEMO (New Delhi, 1970).  Từ quặng mỏ phong phúvăn họctham khảogiáo lýluận giảiTây Tạng, chủ yếu đã tạo nên tác phẩm  Legs-bśad-sñin-po (ấn bản bản lHasa của gSun-‘bum)  và  Lam-rim-chen-mo (trong ấn bản cũ bKra-śis’-lhun-po, tái bản do NGAWANG GELEK DEMO, New Delhi, 1977) do (Tson-kha-pa (1357-1419); đến sToṅ-thun-chen-mo (trong ấn bản lha’sa của gSuṅ-‘bum) và rGyud-sde-spyi-rnam (biên tập do F. D. LESSING và A, WAYMAN. Tác phẩmFundamentals of the Buddhist Tantras, The Hague, 1968) của  mKhas-grub-dGe-legs-dpal-bzaṅ (1385-1438); và tác phẩm đồ tán vô giá (Grub-mtha) của ‘Jam-dbyaṅs-bzad-pa-Nag-dbaṅ-brco-grus (1648-1722), tái bản do NGAWANG GELEK DEMO (New Delhi, 1973), và do lCalṅ-skya-Rol-pa’i-rdo-rje (1717-86) tái bản do LOKESH CHANDRA (New Delhi, 1977). Với nền văn họcmênh mông và quan trọng Nhật bản, những tham khảo phải chịu hạn chế chủ yếu vì một trong ít ấn bản vốn có sẵn, Indogaku bukkyogaku kenkyū (Journal of Indian and Buddhist, viết tắt, IBK). Thư mục nghiên cứu tổng quát hữu ích về nền văn học nầy, có thể tìm thấy trong những ấn bản liệt kê ở p. 4 note 9.

 
Văn Học Trung Quán - Thích Nhuận Châu - bìapdf_download_2

Văn Học Trung Quán Trong Nền Triết Học Ấn Độ

Nguyên tác tiếng Anh:
The Literature of the Madhyamaka School of Philosophy in India_Ruegg

Xem thêm sách:
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập I (Thích Nhuận Châu)
Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán Tập 2 (Thích Nhuận Châu)
Trung Quán Và Du Già Hành Tông (Thích Nhuận Châu)
Nguồn gốc tư tưởng Trung Quán Luận (Thích Quảng Hợp)
Trung Luận – (Madhyamaka Sastra) (Thích Thiện Siêu)
Trung Luận (Thích nữ Chân Hiền)
Trung Luận (Thích Viên Lý)
Trung Quán Luận (Đại Sư Ấn Thận – Thích Nguyên Chân)
Trung Quán Luận (Cao Dao)
Tìm Hiểu Trung Luận (Hồng Dương)
Luận Giải Trung Luận, Tánh Khởi Và Duyên Khởi (Hồng Dương)
Đại Cương Về Triết Học Trung Quán (Thích Viên Lý)
Trung Luận – Bồ Tát Long Thọ (Thích Tâm Thiện)
Lịch Sử Tư Tưởng Và Triết Học Tánh Không (Thích Tâm Thiện)
Trung Quán Luận Kệ Tụng (Thích Tịnh Nghiêm)
Tìm Hiểu Trung Luận Nhận Thức Luận Và Không Tánh Trung Quán Luận
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (Thích Nhất Hạnh)
Trung Luận Và Hồi Tranh Luận – Bồ Tát Long Thọ (Đỗ Đình Đồng)
Bài học tóm tắt trung quán luận (BBT)
Khảo sát Căn bản Trung quán luận tụng (Thích Nhuận Châu dịch)
Thánh Bồ Tát Long Thọ (Nhật Hạnh dịch)
Nhập Trung Quán Luận (Thích Hạnh Tấn dịch)
Nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng về Trung Quán Luận Giải (SC Thích Nữ Nhật Hạnh thông dịch từ Tạng ngữ sang Việt ngữ)

.