Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Tiểu Bộ Tập 6 (Khuddakapatha 6)
KINH CHÂU BÁU
Ratana Sutta

“Phàm ở tại đời này, 
sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này 
Hoặc chính giữa hư không.
Mong rằng mọi sanh linh,
Được đẹp ý vui lòng
Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.”

“Do vậy các sanh linh
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Đối với mọi loài người
Ban ngày và ban đêm,
Chúng đem vật cúng dường
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì chúng.”

“Phàm có tài sản gì,
Đời này hay đời sau,
Hay ở tại Thiên giới,
châu báuthù thắng.
Không gì sánh bằng được, 
Với Như Lai (Thiện Thệ),
Như vậy, nơi đức Phật,
châu báu thù diệu,
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Đoạn diệt và ly tham,
Bất tử và thù diệu,
Phật Thích Ca Mâu Ni,
Chứng pháp ấy trong thiền.
Không gì sánh bằng được, 
Với pháp (thù diệu) ấy.
Như vậy, nơi chánh pháp,
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Phật, Thế Tônthù thắng,
Nói lên lời tán thán,
Pháp thiền địnhtrong sạch
Liên tục không gián đoạn
Không gì sánh bằng được, 
Pháp thiền (vi diệu) ấy,
Như vậy, nơi chánh pháp,
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Tám vị bốn đôi này, 
Được bậc thiện tán thán
Chúng đệ tửThiện Thệ,
Xứng đáng được cúng dường.
Bố thí các vị ấy,
Được kết quả to lớn.
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Các vị lòng ít dục,
Với ý thật kiên trì,
Khéo liên hệmật thiết,
Lời dạy Gotama!
Chúng đạt đượcquả vị
Chúng thể nhậpbất tử,
Chứng chứng đắt dễ dàng, 
Hưởng thọ sựtịch tịnh.
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Như cây cột trụ đá 
Khéo y tựa lòng đất,
Dầu có gió bốn phương, 
Cũng không thể giao động.
Ta nói bậc chơn nhân
Giống như ví dụ này.
Vị thể nhập với tuệ,
Thấy được những Thánh đế
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Những vị khéo giải thích
Những sự thậtThánh đế,
Những vị khéo thuyết giảng,
Với trí tuệthâm sâu,
Dầu chúng có hết sức
Phóng dật không tự chế,
Chúng cũng không đến nỗi, 
Sanh hữu lần thứ tám.
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Vị ấy nhờ đầy đủ, 
Với chánh kiếnsáng suốt,
Do vậy, có ba pháp,
Được hoàn toàntừ bỏ
Thân kiếnnghi hoặc,
Giới cấm thủ cũng không.
Đối với bốn đọa xứ, 
Hoàn toànđược giải thoát
Vị ấy không thể làm,
Sáu điều ác căn bản
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Dầu vị ấy có làm,
Điều ác gì đi nữa,
Với thân hay với lời,
Kể cả với tâm ý,
Vị ấy không có thể,
Che đậyviệc làm ấy.
Vị ấy được nói rằng. 
Không thể thấy ác đạo
Như vậy, nơi Tăng chúng
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Đẹp là những cây rừng, 
Có bông hoa đầu ngọn,
Trong tháng hạ nóng bức,
Những ngày hạ đầu tiên. 
Pháp thù thắngthuyết giảng,
Được ví dụ như vậy, 
Pháp đưa đến Niết bàn
Pháp hạnh phúc tối thượng
Như vậy, nơi đức Phật,
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Cao thượng, biết cao thượng,
Cho, đem lại cao thượng,
Bậc vô thượngthuyết giảng
Pháp cao thượng thù thắng.
Như vậy, nơi đức Phật,
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Nghiệp cũ đã đoạn tận, 
Nghiệp mới không tạo nên,
Với tâm tư từ bỏ,
Trong sanh hữu tương lai.
Các hột giống đoạn tận, 
Ước muốn không tăng trưởng
Bậc trí chứngNiết bàn,
Ví nhưngọn đèn này.
Như vậy, nơi Tăng chúng,
châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Được sống chơn hạnh phúc.”

“Phàm ở tại đời này, 
sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này, 
Hoặc chính giữa hư không.
Hãy đảnh lễđức Phật
Đã như thực đến đây, 
Đưọc loài Trời, loài người
Đảnh lễcúng dường
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc!”

“Phàm ở tại đời này, 
sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này, 
Hoặc chính giữa hư không.
Hãy đảnh lễChánh pháp
Đã như thực đến đây, 
Đưọc loài Trời, loài người
Đảnh lễcúng dường
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc!”

“Phàm ở tại đời này, 
sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này, 
Hoặc chính giữa hư không.
Hãy đảnh lễchúng Tăng
Đã như thực đến đây, 
Đưọc loài Trời, loài người
Đảnh lễcúng dường
Mong rằng với hạnh này,
Mọi loài được hạnh phúc!”

(http://thuvienhoasen.org/p15a1271/kinh-tieu-tung-viet-anh)

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky — 
may you all be happy
and listen intently to what I say.

Thus, spirits, you should all be attentive.
Show kindness to the human race.
Day and night they give offerings,
so, being heedful, protect them.

Whatever wealth — here or beyond — 
whatever exquisite treasure in the heavens,
does not, for us, equal the Tathagata.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

The exquisite Deathless — ending, dispassion — 
discovered by the Sakyan Sage in concentration:
There is nothing to equal that Dhamma.
This, too, is an exquisite treasure in the Dhamma.
By this truth may there be well-being.

What the excellent Awakened One extolled as pure
and called the concentration
of unmediated knowing:
No equal to that concentration can be found.
This, too, is an exquisite treasure in the Dhamma.
By this truth may there be well-being.

The eight persons — the four pairs — 
praised by those at peace:
They, disciples of the One Well-Gone, deserve offerings.
What is given to them bears great fruit.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Those who, devoted, firm-minded,
apply themselves to Gotama’s message,
on attaining their goal, plunge into the Deathless,
freely enjoying the Liberation they’ve gained.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

An Indra pillar,[1] planted in the earth,
that even the four winds cannot shake:
that, I tell you, is like the person of integrity,
who — having comprehended
the noble truths — sees.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Those who have seen clearly the noble truths
well-taught by the one of deep discernment — 
regardless of what [later] might make them heedless — 

will come to no eighth state of becoming. [2]This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

At the moment of attaining sight,
one abandons three things:
identity-views, uncertainty,
and any attachment to precepts and practices. [3]One is completely released
from the four states of deprivation, [4]and incapable of committing
the six great wrongs. [5]This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Whatever bad deed one may do
— in body, speech, or in mind — 
one cannot hide it:
an incapability ascribed
to one who has seen the Way.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Like a forest grove with flowering tops
in the first month of the heat of the summer,
so is the foremost Dhamma he taught,
for the highest benefit, leading to Unbinding.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

Foremost,
foremost-knowing,
foremost-giving,
foremost-bringing,
unexcelled, he taught the
foremost Dhamma.
This, too, is an exquisite treasure in the Buddha.
By this truth may there be well-being.

Ended the old, there is no new taking birth.
dispassioned their minds toward further becoming,
they, with no seed, no desire for growth,
the prudent, go out like this flame.
This, too, is an exquisite treasure in the Sangha.
By this truth may there be well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky — 
let us pay homage to the Buddha,
the Tathagata worshipped by beings
human and divine.
May there be
well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky — 
let us pay homage to the Dhamma
and the Tathagata worshipped by beings
human and divine.
May there be
well-being.

Whatever spirits have gathered here,
— on the earth, in the sky — 
let us pay homage to the Sangha
and the Tathagata worshipped by beings
human and divine.
May there be
well-being.


Notes: This sutta also appears at Sn II.1

1. Indra-pillar: A tall hardwood pillar, planted at the entrance to a village. [Go back]

2. The person who has reached this stage in the practice will be reborn at most seven more times. [Go back]

3. These three qualities are the fetters abandoned when one gains one’s first glimpse of Unbinding at Stream-entry (the moment when one enters the stream to full Awakening). [Go back]

4. Four states of deprivation: rebirth as an animal, a hungry shade, an angry demon, or a denizen of hell. In the Buddhist cosmology, none of these states is eternal. [Go back]

5. The six great wrongs: murdering one’s mother, murdering one’s father, murdering an Arahant (fully Awakened individual), wounding a Buddha, causing a schism in the Sangha, or choosing anyone other than a Buddha as one’s foremost teacher. [Go back]

 


http://world.std.com/~metta

NHÂN DUYÊNĐỨC PHẬT DẠY KINH CHÂU BÁU

ducphat-01ducphat-01Kinh Châu Báu (Ratana Sutta)  là một trong những bài kinh Paritta  thường  được chư Tăng tụng để đem đến sự an lành cho gia đình của các cư sĩ.

Khi xưa, vào thời Đức Phật, tại thành Vesali xảy ra ba khổ nạn là bệnh tật, phi nhơn hoành hành và nghèo đói.  Ba hiểm nạn lớn đó đã khiến cho dân thành Vesali khốn đốn.  Các vị Hòang thân Licchavi khởi lên niềm tin nơi Đức Phật.  Họ tin rằng chỉ có Đức Phật, với trí tuệ và uy  lực của Ngài, mới có thể giúp người dân trong thành Vesali thoát khỏikhổ nạn và đem đến sự an lành.

Họ phái sứ giả đến thành Savatthi (Vá Vệ), xin vua Pasenadi cho phép dân chúng Vesali thỉnh Đức Phật về đây.  Là một Phật tử, vua Pasenadi  rất hoan hỷchấp thuận lời thỉnh cầu

Sau đó, mọi người đến cầu thỉnhĐức PhậtĐức Thế Tônim lặng nhận lời. Thế là một sự chuẩn bị chu đáo để tiễn đưaĐức Phật rời Savatthi cũng như  một sự sắp đặt để tiếp rướcĐức Phật tại Vesali diễn ra vô cùng trong thể.  Trên đường đến Vesali, phải qua  con  sông là  ranh giới giữa hai xứ Kosala và Vajji, người ta  dùng thuyền để đưa Đức PhậtChư Tăng qua sông. Không những chỉ có thuyền của loài người không thôi mà Long VươngChư Thiên cũng tạo ra những chiếc thuyền để đưa rước Đức PhậtTăng đoàn.

Đức Thế tôn  ngự trên chiếc thuyền của vua Licchavi, chư Tăng  ngự trên hai chiếc thuyền khác. Trên đường đi, dân chúng hai bên đã giăng cờ, biểu ngữrải hoa đầy đường để cúng dườngĐức Phậtchư Tăng

Đến Vesali, Đức Phật  quán xét và  biết rõ hiểm nạn này phần lớn là do Phi nhơn tạo ra.  Nguyên nhân là do dân chúng thành Vesali  bị dịch bệnh và  chết hàng loạt vì thiếu thực phẩm.  Do  chết quá nhiều như vậy, người ta không thể làm lễ táng chu đáo cho người chết mà  vất bỏ thi thể tại bãi tha ma, chiêu cảm các loài Phi nhơn, Dạ xoahiện ra làm cho dân chúng kinh sợ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn đã dạy tôn giả A-Nan –Đa đi chung quanh thành Vesali đọc lên bài kinh Ratana Sutta này. Trong đó, đoạn đầu Tôn giả A-Nan-Đa đã kêu mời tất cả các Chư Thiên, các sanh linhở chung quanh đó tụ họp về để cùng đảnh lễtán thánÂn đức Phật, Ân đức Pháp và Ân đức Tăng.

Kế đó tôn giả A-Nan-Đa đã đọc lên nhiều bài kệ để tán dươngtrí tuệ của Đức Phật, tán dương oai lực của Chánh Pháp, tán dươnguy đức của Tăng chúng. Cứ sau mỗi đoạn Tôn giả A-Nan-Đa đã tuyên bố bằng lời chân thật:

Saccavadi , 
Etena saccena suvatthi hotu
Mong với sự thật này xin được sự thạnh lợi

Khi đọc bài KinhTôn giả A-Nan- đa đã tán thánÂn đức Phật, Ân đức Pháp, Ân đức Tăng bằng những lời lẽ chân thật, xác thực khiến cho Chư Thiênhoan hỷ và các Phi nhơn cũng được hoan hỷ. Thêm vào đó nhờ uy lực của Đức Phật, uy lực của Giáo Pháp của Tăng chúng đã thuần  phục được các hàng Phi nhơn khiến cho họ không hiện ra để quấy nhiễu dân chúng thành Vesali nữa. 

Bấy giờ, Đức vua trời Đế Thích cùng với các vị Chư Thiên đã làm một trận mưa thật to trong suốt ba ngày liền, rửa cho không khí thành Vesali được trong sạch, không còn ô nhiễm nữa và bệnh dịch cũng hết.  Đó là duyên sự của bài kinh Ratana Sutta này.

Kể từ đó Chư TăngNam Tông dùng bài kinh Ratana Sutta để tụng đọc trong những ngày lễ quan trọng để đem lại sự an lành cho quốc độ, cho gia đình của các cư sĩ, xem bài Kinh này như là kinh Paritta hay kinh cầu an.

Chuyển biên: Chánh Hạnh

Biên tậpPanna Dipa Tuệ Đăng

(Thiền Viện Phước Sơn)