- Mục Lục
- Lời Người Dịch
- Lời Giới Thiệu Của Cư Sĩ Thể Như
- Lời Nói Đầu Của Tác Giả
- Chương I Cảnh Tỉnh Tục Mê
- Chương Ii Phật Nho Luận Lý
- Chương Iii Thích, Đạo Biện Luận
- Chương Iv Đốn Ngộ Tu Chứng
- Chương V Giáo Thừa Sai Biệt
- Chương Vi Duy Tâm Tịnh Độ
- Chương Vii Năm Tông Phái Thiền
- Chương Viii Mười Loại Ma Sự
- Chương Ix Dẫn Chứng Lời Kinh
- Chương X Khuyên In Bố Thí
- Phụ Lục
VẠN PHÁPQUI TÂM LỤC
Thiền SưTổ Nguyên
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp
Cuốn VẠN PHÁPQUI TÂM LỤC này do Thiền SưTổ Nguyên người Trung Quốc trước tác vào đời vua Khang Hi năm thứ 15 (1676 T.L) nhà Thanh.
Ngài Tổ Nguyên là một vị thiền sưđắc đạonổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Ngài nối pháp dòng Lâm Tế đời thứ 33, là đệ tử của Thượng Lam Thiên Phong Hòa Thượng ở Giang Tây, ngài trụ núi Tiểu Dương ở Yên Kinh, thủ đô nhà Thanh, ngày nay thuộc Bắc Bình.
Quyển Lục này chẳng những là một tài liệuvô giá cho những vị đang nghiên cứu và tu theo Thiền Tông, mà lại còn là tài liệu qúi cho những vị đang tu theo đạo Tiên, đạo Nho, tất cả đều được ngài Tổ Nguyên phân tích một cách rõ ràng về chỗ sổ trường và sở đoản của mỗi nhà, và đưa ra một phương phápdẫn đạo rất thích đáng.
Chúng tôi dịch quyển Lục này với chủ đích: thứ nhất là làm tài liệutu học cho Tu viện; thứ hai là giúp tài liệu cho những vị đang nghiên cứu và tu theo Thiền Tông; thứ ba là để minh định đường lối tu tập của Tu Viện Chơn Không.
Hiện tại khi nói đến tu thiền, người ta thường nghĩ đến hoặc là tu theo thiền Minh Sát của Nguyên thủy, hoặc là tu theo những phương pháp của ngoại đạo như YOGA, như phương pháp “Chuyển pháp luân” (cho tư tưởng chạy vòng theo châu thân), phương pháp Thai Tức của Tiên gia (luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần…)… Họ đinh ninh Thiền Tông đã chết ở Việt Nam và nhường chỗ cho Tịnh Độ Tông và ngoại đạo. Quyển Lục này và những quyển sách do Tu Viện Chơn Không xuất bản là để trả lời rằng Thiền Tông vẫn còn sống ở Việt Nam và hiện có người đang tu.
Quyển Lục này chúng tôi dịch theo bản của thầy Tỳ kheoThừa giới và Định Huệ khắc bảng in vào năm Quang Tự thứ 34 (1908 T.L). Chúng tôi có lượng bớt lời tựa của Tiến sĩ Kim Hoằng, tiến sĩ Trịnh Tế Thái cả hai đều giữ chức vụ quan trọng trong Hàn Lâm Viện triều Khang Hi, ông Kỳ Huân Mộc làm chức cao Mật Nhiệm ở bộ Hồng Chương, lời bạt của nhóm người tái bản, lời bạt của ông Thông Tế Tổ Quán. Theo lời tựa của tác giả có nói đến phần phụ lục gồm mười hai bài kệ tuyệt cú tựa là “Độn Thế Sơn Cư”, nhưng ở bản này chúng tôi không thấy.
Chúng tôi dịch quyển lục này là do sự khuyến khích của bổn sư chúng tôi là Thượng Tọa Thích Thanh Từ, và sau khi dịch xong chúng tôi có trình cho người giảo chính lại. Tuy thế, nhưng chắc thế nào cũng có điều sơ sót, xin độc giảlượng thứ cho.
Tu Viện Chơn Không Trung Thu năm Quý Sửu (1973)
Tỳ kheo THÍCH ĐẮC PHÁP
Đọc online theo mục lục bên phải.
Hạ tải về máy nhà xem sau: (PDF)