Di Lặc Bồ táttuyên thuyết
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch Hán văn
Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch Việt văn
Các vị Bồ tát! sau khi đã thọ lãnhgiới phápthanh tịnh của Bồ tát, phải nên
tự mình thường thườngchuyên tâmcẩn thận suy ngẫm: “Đây là chỗ Bồ tát nên
làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy rồi, vì muốn thành
tựucông hạnhBồ tát, cần phải siêng năng tu tập, lại phải chú ý lắng nghe tạng
Tố đát lãm, và tạng Ma đát lý ca của Bồ tát. Tùy theo điều đã nghe được mà
siêng cầntu học.
Các vị Bồ tát! Thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có bốn pháp
“tha thắng xứ”. Bốn pháp đó là gì?
1). Giới khen mình chê người:
Nếu như Bồ tát, vì tham cầu lợi dưỡng cung kính, bèn tự khen ngợi
mình, chê bai hủy nhục kẻ khác, đây gọi là phạm vào pháp “tha thắng
xứ” thứ nhất.
2). Giới bỏn sẻn của cải, Phật pháp:
Nếu Bồ tát, hiện đang có tiền của, nhưng vì bỏn sẻn, thấy kẻ nghèo
khổ, không nơi nương tựa, đến xin tài vật, không sinh lòng thương xótbố thí; lại
có người đến cầu pháp, do tính bỏn sẻn, tuy hiểu rõPhật pháp, nhưng không chịu
giảng nói; đây gọi là phạm vào pháp “tha thắng xứ” thứ hai.
3). Giới sân hận không nhận sự tạ lỗi:
Nếu Bồ tát, nuôi dưỡng trong lòng những sự phẩn hận, do nhân duyên này,
không những nói ra lời ác, lại còn vì sự giận dữ, bèn dùng tay, chân, ngói,
gạch, dao, gậy, đánh đập làm tổn thương, khổ não cho kẻ khác. Do vì sự giận dữ
mãnh liệt cho nên đã xâm phạm đối phương. Đối phương đến van lơn, cầu xintha
thứ, lại không chấp nhận, ôm hận trong lòng không chịu buông xả; đây gọi là
phạm vào giới “tha thắng xứ” thứ ba.
4). Giới báng loạn chánh pháp:
Nếu Bồ tát,
phỉ bángpháp tạng của Bồ tát, ham thích diễn nói, khai thị, kiến lập pháp tương
tự với Chánh pháp; đối với pháp tương tự này, hoặc tự mình tin hiểu, hoặc bị
người khác xúi dục; đây gọi là phạm vào pháp “tha thắng xứ” thứ tư.
Như trên gọi là bốn pháp “tha thắng xứ” của Bồ tát. Bồ tát đối với
bốn pháp tha thắng xứ này, dù chỉ phạm một pháp, thì trong pháp tu hiện đời,
không thể tăng trưởng, không thể nhiếp thọtư lương rộng lớn của Bồ tát; trong
pháp tu hiện đời, không thể có niềm vui cùng ý thích thanh tịnh, huống hồ là
phạm cả bốn pháp. Đây gọi là Bồ táttương tự, chứ không phải Bồ tátchân thực.
Nếu Bồ tát, dùng tâm phiền não bậc hạ hoặc bậc trung mà hủy phạm bốn pháp
tha thắng xứ này, thì không bị mất giới thểluật nghi của Bồ tát, còn nếu dùng
tâm phiền não bậc thượng mà phạm giới, thì gọi là bị mất giới thể.
Nếu như Bồ tátthường thường hủy phạm bốn pháp tha thắng xứ, hoàn toàn không
biết hổ thẹn, lại còn cảm thấyham thích, thấy sự phạm giới là có công đức, thì
đây gọi là phạm giới với tâm phiền não bậc thượng.
Không phải Bồ tátchỉ phạmmột lần pháp tha thắng xứ liền bị mất giới thể,
giống như tỳ kheophạm giới tha thắng xứ liền bị mất giới thểtỳ kheo.
Nếu như Bồ tát vì phạm giới trọng, bị mất giới thểBồ tát, trong đờihiện
tại có thể thọ lại, không phải là mất hẳn. Điều này khác với giới biệt giải
thoát của Tỳ kheo, nếu phạm vào giới tha thắng xứ, trong hiện đời không thể thọ
lại giới pháptỳ kheo.
Như thế, Bồ tátthọ trìgiới phápluật nghi của Bồ tát, phải nên hiểu rõ
những trường hợp nào là phạm, không phạm, tâm lúc phạm giới là nhiễm ô, không
nhiễm ô, sự phạm giới thuộc về bậc hạ, bậc trung, hoặc bậc thượng.
1). Giới khôngcúng dườngTam bảo:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, trong mỗi ngày, hoặc đối với đức
Như Lai, hoặc đối với tháp miếu, hoặc đối với Chính pháp, hoặc đối với kinh
luận, hoặc đối với chúng Tăng, nghĩa là các vị Bồ tátđăng địa ở mười phương,
nếu như không dùng phẩm vật, dù ít dù nhiều, để cúng dường, hoặc tối thiểucung
kính lạy một lạy, hoặc dùng một bài kệ bốn câu để tán tháncông đứcchân thật
của Phật Pháp Tăng, mà để luống uổng ngày tháng, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ của Bồ tát; nếu như vì lười biếng, nhút nhát mà không cúng dường, thì gọi là
vi phạm không nhiễm ô.
Những trường hợp không phạm: hoặc thần kinh thác loạn; hoặc đã chứng
nhập “thanh tịnh ý nhạo”, thường không vi phạm, vì các vị Bồ tátchứng nhập “thanh tịnh ý nhạo” cũng giống như các tỳ kheo đã chứng
được “bốn lòng tin không hoại”, đối với Tam bảo PhậtPháp Tăng,
thường thườngnhư phápcúng dường, cung kínhthừa sự.
2). Giới tham cầu danh lợi:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có lòng tham cầu không biết hạn chế,
đối với lợi dưỡngcung kính sinh lòng tham đắm không xả, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: tuy đã nỗ lựctinh tiếntrừ diệt tâm tham, nhưng vì tập khí sâu
nặng, vô minhche lấp, nên tâm tham vẫn tiếp tụchiện hành.
3). Giới khôngcung kính bạn Pháp:
Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy các
vị đồng giới Bồ tát, có đức hạnh, khả kính đến, nhưng vì tâm kiêu mạn khống
chế, trong lòng hiềm hận, giận dữ, bực dọc, không đứng dậy chào hỏi, không
nhường chỗ ngồi; hoặc nếu họ tới đàm luận, an ủi, hỏi han, nhưng vì tâm kiêu
mạn khống chế, trong lòng hiềm hận, không chịu trả lời một các lễ độ, đây gọi
là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu như không phải do tâm kiêu mạn khống
chế, không có tâm hiềm hận, giận dữ, bực dọc, mà chỉ do lười biếng, lơ đãng,
hoặc đang ở trong trạng tháivô ký, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang bệnh nặng; hoặc thần kinh thác loạn; hoặc đang ngủ mà
đối phương mà đối phương tưởng là đang thức, cho nên đến đàm luận, an ủi, hỏi
han; hoặc đang vì kẻ khác mà giảng nói, biện biệtnghĩa lý của pháp luận; hoặc
đang cùng với người khác đàm luận, hỏi han; hoặc đang lắng nghe người khác thảo
luận, biện biệtnghĩa lý của pháp luận; hoặc sợ sự trả lời của mình sẽ xúc phạm
kẻ đang giảng nói Chính pháp; hoặc muốn giữ ý cho người thuyết pháp; hoặc muốn
dùng phương tiện này điều phục đối phương, làm cho họ xa lìa nẽo ác quay về nẽo
lành; hoặc tuân theoquy chế của Tăng đoàn; hoặc muốn giữ ý cho đám đông. Trong
những trường hợp này đều không phạm.
4). Không đi ứng cúng:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có người đến mời thỉnh, hoặc đến nhà
họ, hoặc đến chùa khác, để cúng dườngthức ăn, quần áo, cùng những vật dụngcần
thiết, nhưng vì tâm kiêu mạn khống chế, trong lòng hiềm hận, giận dữ, bực dọc, nên
không đi ứng cúng, không nhận lời mời; đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ
tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát, lơ đãng, hoặc đang ở trong trạng tháivô ký
mà không đi ứng cúng, không nhận lời mời, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang có bệnh; hoặc không sức lực; hoặc thần kinh thác loạn;
hoặc chổ thỉnh ở quá xa; hoặc đường có nhiều hiểm nạn; hoặc muốn dùng phương
tiện này để điều phục đối phương, làm cho họ xa lìa nẽo ác, quay về nẽo lành;
hoặc trước đó đã nhận lời mời ở nơi khác; hoặc đang tu tập các pháp thiện, muốn
giữ cho công phutu tập không bị gián đoạn; hoặc không muốn những pháp đã nghe
bị thoái sụt — các trường hợpluận nghị, biện biệtnghĩa lý của pháp, cũng
giống như trường hợpnghe pháp; hoặc biết đối phương ôm lòng mưu hại, giả vờ
đến mời thỉnh; hoặc không muốn làm nhiều người khác tị hiềm; hoặc tuân theoquy
chế của Tăng đoàn, không đến nơi thỉnh, không nhận lời mời, thảy đều không phạm.
5). Giới không thọ nhận sự bố thí hậu hỉ:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có người ân cầncung kính đem đến
các loạivàng bạc, tiền tài, các món vật quý đến cúng dường, nhưng Bồ tát vì
tâm hiềm hận, giận dữ, bực dọc, cự tuyệt không chịu thọ nhận, đây gọi là vi
phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát, bởi vì đã xả bỏ chúng sinh; nếu vì lười biếng,
nhút nhát, đãng trí, hoặc đang ở trong trạng tháivô ký mà cự tuyệt không thọ
nhận, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc biết sau khi thọ nhận, mình sẽ sinh tâm tham luyến; hoặc
biết sau đó thí chủ sẽ sinh tâm hối tiếc, hoặc sau đó thí chủ sẽ phát cuồng;
hoặc biết nếu nhận vật bố thí, thí chủ sẽ trở nên nghèo khổ; hoặc biết vật bố
thí là vật của Tăng, hoặc vật của tháp miếu; hoặc biết vật bố thí là vật trộm
cắp; hoặc biết vật bố thí sẽ đem lại nhiều sự phiền hà cho mình, như bị giết,
bị giam, bị phạt, bị trục xuất, hoặc bị người khác hiềm nghi, quở trách. Trong
những trường hợp này cự tuyệt không thọ nhận, đều không vi phạm.
6). Giới khôngbố thí pháp:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có người đến cầu pháp, nhưng vì tâm
hiềm hận, giận dữ, bực dọc, ganh tị, không chịu nói pháp, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát, lơ đãng, hoặc tâm đang
ở trong trạng tháivô ký mà không chịu nói pháp, thì gọi là vi phạm không nhiễm
ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc ngoại đạo đến tìm khuyết điểm; hoặc đang bệnh nặng; hoặc
thần kinh thác loạn; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương,
làm cho họ xa lìa nẽo ác, quay về nẽo lành; hoặc đối với pháp học chưa được
thấu suốt; hoặc đối phương có thái độ không cung kính, không biết hổ thẹn, đến
với thái độ ngang ngược xấc láo; hoặc biết đối phương là người ám độn, đối với
Phật pháp rộng lớn cứu cánh, hoặc sinh lòng sợ hãi, hoặc sinh khởità kiến,
hoặc tăng trưởngtà kiến, chấp trước; hoặc biết sau khi nghe pháp xong, sẽ đem
nói lại cho kẻ ác, do đây không nói pháp. Những trường hợp này đều không phạm.
7). Giới xả bỏ người ác:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, đối với chúng sanh hung ác, phạm giới,
sinh lòng hiềm hận, giận dữ, bực dọc, bèn bỏ rơi, không chịu làm lợi ích cho họ,
đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát mà
bỏ rơi, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô. Vì sao? Vì các Bồ tát khởi lòng thương
xót muốn làm lợi ích cho những chúng sanhbạo ác, phạm giới, gây tạo nhân khổ,
hơn là những chúng sanhtrì giới, ba nghiệpthanh tịnh.
Những trường
hợp không phạm: hoặc thần kinh thác loạn; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều
phục đối phương, giống như phần trên đã nói qua; hoặc muốn giữ ý cho nhiều
người khác; hoặc tuân theoquy chế của Tăng đoàn, mà bỏ rơi, không làm lợi ích.
Trong những trường hợp này đều không phạm.
8). Giới cùng học với Thanh văn:
Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, như đức
Thế Tôn vì muốn làm cho các chúng sanh chưa có lòng tin đối với Phật phápsinh
khởilòng tin, đã có lòng tin làm cho tăng trưởng, cho nên trong giới Biệt giải
thoát chế định giá tội, khiến cho các Thanh văn không được vi phạm, đối với
những điều giới này, Bồ tát phải nên cùng học với Thanh văn, hoàn toàn không
khác biệt. Vì sao? Như các Thanh văn chỉ vì tự lợi còn không phế bỏ những hạnh
lợi ích khác, mà học các điều giới này, làm cho chúng sanh chưa có lòng tinsanh khởilòng tin, đã có lòng tin làm cho tăng trưởng, huống chi Bồ tát là
những kẻ mong cầu sự lợi ích cho tất cả chúng sanh.
9). Giới không cùng học với Thanh văn:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, như đức Như Lai trong giới Biệt giải
thoát, vì muốn hàng Thanh văn an trụ trong hoàn cảnh ít việc, ít làm, ít hy vọng,
cho nên chế định các giá giới, khiến cho các Thanh văn không được vi phạm; đối
với các điều giới này, Bồ tát không nên cùng học với Thanh văn. Vì sao? Vì hàng
Thanh văn chuyên lo tự lợi, không nghĩ đến việc lợi người. Vì không lợi người
cho nên các pháp ít việc, ít làm, ít hy vọng có thể gọi là thích hợp với họ,
thế nhưng, đối với Bồ tát là những kẻ chuyên làm lợi người, không nghĩ đến việc
lợi mình, thì các pháp ít việc, ít làm, ít hy vọng này không thích hợp với họ.
Như vậy, Bồ
tát vì muốn lợi người, có thể từ các trưởng giả, cư sĩ, bà la môn không phải bà
con mình, hỏi xin trăm ngàn loại quần áo; Bồ tát nên quán xét người cho xem họ
có đủ khả năngbố thí hay không, tùy sức của họ bố thí mà thọ nhận; trường hợp
hỏi xin bình bát cũng giống như trường hợp xin quần áo. Tương tự như thế, Bồ
tát có thể cầu xin chỉ dệt, nhờ thợ dệt không phải bà con mình dệt thành vải
vóc để may quần áo; vì muốn lợi ích người khác nên may các loại y “kiều
thế gia”, hoặc làm tọa cụ, nhiều đến hàng trăm, hoặc giả, cất chứa vàng
bạc, tiền mặt, nhiều đến vạn ức, hoặc nhiều hơn thế. Như vậy, các pháp giá tội
chế định ít việc, ít làm, ít hy vọng, Bồ tát sẽ không cùng học với Thanh văn.
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, trong việc lợi người, ôm lòng hiềm
hận, giận dữ, bực dọc mà tuân thủ các pháp ít việc, ít làm, ít hy vọng này, thì
gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, dùng phương tiện thiện xảo, vì muốn
lợi người, nhỡ phạm vào các tính tội, do nhân duyên lợi người này nên không gọi
là phạm vào học xứ của Bồ tát, mà lại được nhiều công đức.
Chẳng hạn,
như Bồ tát thấy kẻ trộm cướp, vì tham tiền của, đang muốn giết hại nhiều người,
hoặc đang muốn giết hại các bậc Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, hoặc đang muốn
tạo nhiều nghiệp vô gián. Bồ tát thấy điều đó rồi, bèn suy ngẫm như thế này:
“Nếu giết kẻ ác đó, ta sẽ bị đọa vào địa ngục, nếu như không giết, để kẻ
ác đó tạo nghiệp vô gián, sẽ chịu khổ lớn trong đờivị lai. Ta thà giết kẻ ác
đó mà bị đọa vào địa ngục, quyết không để họ nhận chịu những quả báo khổ ở địa
ngục vô gián.” Bồ tátsuy nghĩcặn kẽ, đối với kẻ ác, hoặc dùng tâm lành,
biết rõ sự việc như thế, vì quả báo ở đời vị lai, sinh lòng rất hổ thẹn, dùng
tâm thương xót mà sát hại kẻ ác. Do nhân duyên này, không những không phạm vào
học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
Lại như Bồ
tát, thấy những bậc quyền thế, hoặc vua, hoặc quan, cực kỳ tàn ác, đối với nhân
dân không có lòng thương xót, mà lại chuyên làm những việc áp bức, làm cho mọi
ngườikhổ não, ta thán. Bồ tát thấy điều đó rồi, khởi lòng thương xót, phát tâm
làm lợi ích cho mọi người, bèn tùy quyền lựcsẳn có của mình, hoặc truất phế,
hoặc trục xuất những kẻ quyền thế kia. Do nhân duyên này, không những không
phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
Lại như Bồ
tát, thấy những kẻ trộm cướp, xâm đoạttài sản của kẻ khác, hoặc vật của chúng
Tăng, hoặc vật của tháp miếu, sau đó đem tài sản đã cướp giật được, xem như của
mình, mặc tình tiêu xài hoang phí. Bồ tát thấy điều đó rồi, khởi lòng thương
xót, đối với những kẻ ấy, phát tâm làm lợi íchan lạc cho họ, do đây, tùy vào
sức lực, hoặc thế lực đang có, cưỡng đoạt lại những đồ vật đã bị cướp giật,
không để cho họ xử dụng một cách hoang phí, mà phải chịu những sự trừng phạt,
khổ đau trong một thời gianlâu dài. Do nhân duyên này, những đồ vật đã bị
cưỡng đoạt, nếu là đồ vật của chúng Tăng, hoàn trả cho chúng Tăng, đồ vật của
tháp miếu, hoàn trả cho tháp miếu, đồ vật của chúng sanh, hoàn trả cho chúng
sanh.
Lại thấy
những vị chấp sự, hoặc quản lý ruộng vườn, lấy đồ vật của chúng Tăng, hoặc đồ vật
của tháp miếu, cho là của mình, mặc sức tiêu dùng. Bồ tát thấy điều đó rồi, suy
ngẫm về việc ác của họ, khởi lòng thương xót, không để cho họ nhân vì sự thọ
dụngtà vạy này mà phải nhận chịu những sự trừng phạt khổ đau một cách vô ích
trong thời gianlâu dài, do đây Bồ táttùy sức lực, hoặc thế lực của mình, đoạt
lại những đồ vật ấy. Bồ tát tuy làm những việc cưỡng đoạt như thế, không những không
phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
Lại như Bồ
tát tại gia, thấy có người nữ, không có thân thuộc, quen thói
dâm dục, để tâm đến Bồ tát, muốn làm việc “phi phạm hạnh”. Bồ tát
thấy được điều đó rồi, suy ngẫm như sau: “Không nên để cho họ sầu não mà
làm những chuyện quàng xiêng, nếu như chiều theo ý muốn của họ, sẽ được tự tại,
dùng phương tiện hướng dẫn, làm cho họ trồng căn lành, lại làm cho họ xả bỏ
thói quenbất thiện.” Bồ tát dùng tâm thương xót mà làm việc “phi
phạm hạnh”. Tuy làm những pháp “nhiễm ô” như vậy, không những không
phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức. Còn Bồ tát xuất gia, vì
muốn hộ trìgiáo phápThanh văn mà đức Thế Tôn đã chế định, làm cho chánh pháp
không bị hoại diệt, tuyệt đối không được làm việc “phi phạm hạnh”.
Lại như Bồ
tát, đối với bản thân mình, tuy bị nguy hiểm tính mạng cũng không nói dối, thế
nhưng, vì muốn cứu vớt những chúng sanh khác ra khỏi những sự nguy hiểm tính
mạng, hoặc thoát khỏi tù đày, hoặc thoát khỏi các hình phạt như cắt tay chân,
xẻo mũi, xẻo tai, móc mắt, vân vân, tuy biết nhưng vẫn nói dối. Nói tóm lại, Bồ
tát vì muốn lợi íchchúng sanh, không phải việc không lợi ích, tự mình không có
tâm nhiễm ô, mong cầu, mà chỉ vì muốn lợi ích kẻ khác, tuy biết nhưng vẫn nói
khác sự thật, như thế, vẫn không phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều
công đức.
Lại như Bồ
tát, thấy có chúng sanh bị bạn bè ác dụ dỗ, khắn khít không rời. Bồ tát thấy được
việc đó rồi, sinh lòng thương xót, phát tâm muốn làm lợi ích, tùy khả năng,
hoặc thế lực của mình, nói lời ly gián, không để cho chúng sanh đó, vì gần bạn
ác mà phải chịu sự khổ dau vô ích trong thời gianlâu dài. Bồ tát dùng tâm lợi
ích như vậy, tuy nói lời ly gián, chia rẽ sự thân ái của kẻ khác, nhưng vẫn
không phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
Lại như Bồ
tát, thấy có chúng sanh làm những điều ngang ngược, trái với pháp thế gian, bèn
lớn tiếng quở trách, nói lời thô bạo, dùng phương tiện này làm cho họ rời bỏ
việc ác, quay về nẽo lành. Bồ tát dùng tâm lợi ích như thế, tuy đối với chúng
sanh nói lời thô ác, nhưng không phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều
công đức.
Lại như Bồ
tát, thấy các chúng sanhưa thích những việc diễn xướng, ngâm vịnh, ca hát, hoặc
thích đàm luận những chuyện thời sự chính trị, ăn uống, du hí, mách lẽo, vân
vân. Bồ tát đối với những việc như vậy phải nên rất khéo léo, đối với chúng
sanh như vậy nên khởi lòng thương xót, muốn làm lợi ích cho họ, bèn tùy thuậnhiện tướngưa thích những việc diễn xướng, ngâm vịnh, ca hát, hoặc đàm luận
những chuyện thời sự chính trị, ăn uống, du hí, mách lẽo, vân vân, dùng phương
tiện này để nhiếp phục, dẫn dắt họ ra khỏi sự ưa thích những chuyện thị phivô
ích này, quay về đường lành. Bồ tát tuy hiện tướngỷ ngữ như vậy, nhưng không
phạm vào học xứ của Bồ tát, mà còn được nhiều công đức.
10). Giới sống bằng tà mạng:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, sinh lòng quỷ quyệt, gian trá, đàm
luận những chuyện nửa hư nửa thực, dùng phương tiện này để mưu cầu lợi dưỡng,
sống bằng pháp tà mạng, không biết hổ thẹn, không chịu buông xả, đây gọi là vi
phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: đang muốn trừ diệtthói quen sống bằng tà mạng, tuy nỗ lựctinh
tiến đoạn trừ, nhưng vì phiền não quá mạnh, thói quen sống tà mệnhtiếp tụchiện hành.
11). Giới háo động hay đùa cợt:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới phápthanh tịnh của Bồ tát, tính tình háo động, tâm khôngtịch tĩnh,
nói cười lớn tiếng, ba hoa huyên náo, cử chỉđùa cợt, mong cho người khác vui
vẻphụ họa, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lơ đãng trí mà
háo động đùa cợt, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc tuy muốn đoạn trừ thói quen náo động, nhưng vẫn chưa đoạn
trừ được, như phần trên đã nói qua; hoặc muốn dùng phương tiện này để giải trừ
tâm hiềm hận của kẻ khác; hoặc muốn đối phương khuây khoả sự phiền muộn; hoặc
đối phương tính tình háo động, muốn dùng phương tiện nhiếp phục, bảo hộ mà hiện
tướng háo động như họ; hoặc đối phương khởi tâmngờ vựcBồ tát hiềm hận, hoặc
âm mưu chống đối họ, Bồ tát bèn hiện tướngđùa cợt, biểu hiện tâm thái vô tưthanh tịnh của mình. Trong những trường hợp này đều không phạm.
12). Giới nói pháp Bồ tát lộn lạo:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới phápthanh tịnh của Bồ tát, sinh khởikiến chấp, hoặc lập luận như
sau: “Bồ tát không nên tham cầu Niết bàn, đối với Niết bàn nên sinh tâm
nhàm lìa; đối với phiền não và tùy phiền não, không nên sợ hãi mà cầu đoạn trừ,
không nên nhất quyết sinh tâm nhàm lìa, bởi vì hàng Bồ tát phải lăn lộn trong sinh
tử ba vô số kiếp để cầu Vô thượng Bồ đề”, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ của Bồ tát. Vì sao? Như hàng Thanh vănkhởi tâm tham cầu chứng đắcNiết bàn,
nhàm lìa phiền não và tùy phiền não, thì hàng Bồ tátkhởi tâm tham cầu chứng
đắcNiết bàn, nhàm lìa phiền não và tùy phiền não, so với hàng Thanh văn còn
nhiều gấp trăm ngàn vạn ức lần. Bởi vì Thanh văn chỉ lo tự độ, tinh tiếntu
hànhchứng đắcNiết bàn, còn Bồ tát thì vì tất cả chúng sanh, tinh tiếntu hànhchứng đắcNiết bàn, vì thế Bồ tát phải nên siêng năng tu tậptâm khôngô nhiễm,
tuy thành tựu những sự nghiệphữu lậu, mà việc tu tập pháp tâm khôngô nhiễm vẫn
vượt hẳn Thanh văn.
13). Giới khôngđề phòng, biện bạch sự hủy báng:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có người đối với Bồ tát khởi lòng
bất tín, chẳng hạn như bêu rêu, nhục mạ, đàm tiếu, mà Bồ tát không chịu biện
bạchphân minh, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; còn nếu như sự
việc không thật mà không chịu biện bạchphân minh, thì gọi là vi phạm không
nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc bị ngoại đạophỉ báng; hoặc bị những kẻ đố kỵghen ghétphỉ báng; hoặc xuất gia, nhân đi khất thực, hoặc tu pháp lành mà bị hủy báng;
hoặc bị kẻ đang giận dữ, hoặc tâm đang điên đảo hủy báng. Trong những trường
hợp này không biện bạchphân minh đều không vi phạm.
14). Giới khôngđiều phụcchúng sanh:
Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy có
chúng sanhcần phải dùng những sự quở trách, trừng phạtnghiêm khắc mới có thể
làm cho họ lợi ích, nhưng vì sợ họ sầu não cho nên không quở trách, trừng phạt,
đây gọi là vi phạm không nhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: biết sự quở trách, trừng phạt không làm lợi ích cho đối phương,
mà lại còn làm cho họ sinh nhiều sầu não.
15). Giới trả đủa sự sân hận, đánh đập:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, bị kẻ khác mắng chửi liền mắng chửi
lại, bị kẻ khác giận dữ liền giận dữ lại, bị kẻ khác đánh đập liền đánh đập
lại, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
16). Giới không chịu tạ lỗi:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, xâm phạm kẻ khác, hoặc tuy không
xâm phạm, nhưng đối phương hiểu lầm là xâm phạm, Bồ tát vì tâm hiềm hận, ghen
ghét, hoặc kiêu mạn, không chịu tạ lỗi đúng phép, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông lung mà không tạ lỗi,
thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương, làm cho
họ xa lìa nẽo ác, quay về nẽo lành; hoặc biết đối phương là kẻ ngoại đạo, tà
ác; hoặc đối phương muốn Bồ tát làm chuyện phi pháp rồi mới nhận sự tạ lỗi;
hoặc biết đối phương là kẻ thích gây sự, sự tạ lỗi chỉ càng làm cho họ thêm
phẫn nộ; hoặc biết đối phương là người ôn hòa, tâm khôngchấp nhất; hoặc biết
sự tạ lỗi chỉ làm cho đối phương thêm hổ thẹn. Trong những trường hợp này,
không tạ lỗi không phạm.
17). Giới không thọ nhận sự tạ lỗi:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có người đến xâm phạm, nhưng họ đã
tạ lỗi đúng phép, thế nhưng Bồ tát ôm lòng hiềm hận, muốn làm cho đối phương
sầu não, bèn không chịu thọ nhận sự tạ lỗi của họ, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; hoặc tuy Bồ tát không có tâm hiềm hận, không muốn làm cho
đối phương sầu não, nhưng vì tâm tính hẹp hòi, không biết tha thứ, cho nên
không thọ nhận sự tạ lỗi, đây cũng gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần
trên đã nói qua; hoặc đối phương tạ lỗi không bình đẳng, không đúng phép, do đó
không nhận thọ sựtạ lỗi. Trong những trường hợp này đều không phạm.
18). Ôm lòng oán hận không xả bỏ:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, ôm lòng oán hận kẻ khác, không chịu
buông xả, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường hợp không phạm: tuy cố gắng tìm đủ mọi cách đoạn trừ,
nhưng phiền não vẫn hiện hành, như phần trên đã nói qua.
19). Giới vì tâm tham mà nuôi dưỡngđệ tử:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, vì tham muốn sự cúng dường, phụng
sự mà thâu nhận, nuôi dưỡngđệ tử, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ
tát.
Những trường
hợp không phạm: không do tham cầu sự cúng dường, phụng sự mà thâu nhận, nuôi
dưỡngđệ tử.
20). Giới ham mê ngủ nghỉ:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, lười biếng, nhút nhát, ham ưa ngủ
nghỉ, ưa nằm, ưa dựa, không có giờ giấc, không biết hạn lượng, đây gọi là vi
phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang bệnh nặng; hoặc không sức lực; hoặc đi đường xa về
mệt mỏi; hoặc đang cố gắng đoạn trừ thói quen ngủ nghỉ nhưng vẫn chưa đoạn trừ
được, như phần trên đã nói qua.
21). Giới ưa đàm luậnvô íchlãng phí ngày giờ:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, ham thích bàn chuyện thế sự, lãng
phí ngày giờ, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lơ đãng mà lãng
phí ngày giờ, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc thấy người khác bàn luậnthế sự, vì muốn chìu ý của họ,
tạm thời lắng nghe trong chánh niệm; hoặc câu chuyệnly kỳ ít có mà tạm thời
hỏi chuyện, hoặc trả lời những thắc mắc của đối phương. Trong những trường hợp
này đều không phạm.
22). Giới không cầu sự chỉ giáo:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, muốn làm cho tâm an trụ, muốn được
định tâm, nhưng vì hiềm hận, kiêu mạn, mà không chịu đến nơi các vị thầy để
thỉnh cầu sự chỉ giáo, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì
lười biếng nhút nhát mà không chịu thỉnh cầu, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang có bệnh; hoặc không sức lực; hoặc biết vị thầy đó chỉ
dạy những việc điên đảo; hoặc tự mình học rộng, có đủ trí tuệ, có thể làm định;
hoặc trước đó đã học qua phương pháptu tập. Trong những trường hợp này, không
thỉnh cầu sự chỉ giáo không phạm.
23). Giới không đoạn trừ ngũ cái:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, khởi tâmtham dục, mà không chịu
tìm cách đoạn trừ, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: đang cố gắng đoạn trừ phiền nãotham dục, tuy siêng năng tìm
mọi phương cáchđối trị, nhưng phiền não vẫn tiếp tụchiện hành.
Tương tự,
trường hợp các phiền não khác như giận dữ, hôn trầm, trạo cử, hoặc nghi ngờ, đều
giống như trường hợptham dục.
24). Giới tham đắm thiền địnhthế gian:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, tham đắm pháp thiền địnhthế
gian, cho là có công đức, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: đang cố gắng đoạn trừ sự tham đắm thiền địnhthế gian, nhưng
vẫn chưa đoạn trừ được, như phần trên đã nói qua.
25). Giới không học pháp Tiểu thừa:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, phát khởikiến giải, hoặc lập luận
như sau: “Bồ tát không nên nghe giáo phápThanh văn, không nên thọ trì,
không nên tu học. Bồ tát cần gì phải nghe, phải thọ trì, phải siêng năng tu họcgiáo pháp của Thanh văn”, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Vì
sao? Bồ tát đối với sách vở ngoại đạo còn phải học hỏinghiên cứu, huống chi là
những lời Phật dạy!
Những trường
hợp không phạm: vì muốn những kẻ chuyên tâm nhất ý họcgiáo phápTiểu thừa xả
bỏ sự ham thích đó mà nói lời như vậy.
26). Giới bỏ Đại thừa học Tiểu thừa:
Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, đối với
giáo pháp của Bồ tát chưa kịp nghiên cứu tường tận, mà lại bỏ phế, quay sang
chuyên tâm nhất ý tu họcgiáo pháp của Tiểu thừa, đây gọi là vi phạm không
nhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
27). Giới bỏ Phật pháp học pháp ngoại đạo:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, tuy có sẳn kinh sách Phật giáo, đối
với Phật pháp chưa kịp nghiên cứu tường tận, lại quay sang siêng năng nghiên
cứu sách vở thế gian cùng kinh điển của ngoại đạo, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: hoặc có thể học tập Phật pháp nhanh chóng; hoặc đã học Phật
pháp dài lâu, hiện vẫn chưa quên; hoặc đối với Phật pháp có thể suy ngẫm và
thông đạtnghĩa lý; hoặc đối với Phật pháp đã quán sát thực nghĩa, thành tựunhẫn lực, không còn bị lập luận của ngoại đạo lay chuyển; hoặc trong mỗi ngày,
dành hai phần thời giantu họcPhật pháp, một phần thời gian học sách vở ngoại
đạo. Trong những trường hợp này đều không phạm.
28). Giới chuyên học sách vở thế gian:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, không chịu giữ gìngiới phápBồ tát,
đối với sách vở thế gian, cùng tà luận của ngoại đạo, nghiên cứutinh tường,
trong lòng cảm thấythích thú, tham đắm, không coi đó như cặn bả, hoặc chất
độc, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
29). Giới nghe giáo phápthâm sâu sinh tâm hủy báng:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, đối với nghĩa lýchân thực, thâm sâu,
cực kỳ thâm sâu, lại nghe chư Phật, Bồ tát có thần lực không thể nghĩ bàn, đã
không sinh khởi lòng tin, ngược lại còn sinh tâm hủy báng: “Những điều này
không đưa đến sự lợi ích, không đưa đến chính pháp, không phải do đức Như Lai
nói ra, không thể lợi íchan lạc cho chúng sanh”, đây gọi là vi phạmnhiễm
ôhọc xứ của Bồ tát. Những sự việc hủy báng vừa nói trên là do kiến giảisai
lầm của chính mình, hoặc do kẻ khác xúi dục mà phát sanh.
Những trường
hợp không phạm: Bồ tátthọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, nghe giáo
phápthâm sâu, cực kỳ thâm sâu, không tin không hiểu, lúc đó Bồ tát nên miễn
cưỡng tin nhận, tâm khônggian dối, tự nhủ như thế này: “Tôi thật không có
thiện căn, đui mù không có mắt trí tuệ, đối với đức Như Lai là bậc đầy đủ tuệ
nhãn, tùy theocăn cơchúng sanh mà giảng nói, đối với những lời pháp khó hiểu
khó dò của đức Như Lai mà dám sanh tâm hủy báng!” Bồ tát phải tự ý thức sự
“vô tri” của mình như vậy, đề cao đức Như Lai là bậc đối với Phật pháp,
không chỗ nào không biết, không chỗ nào không thấy, bình đẳngtùy thuậnchúng
sanh mà hiện thân thuyết pháp. Bồ tát nếu có thái độ chân chánh như vậy, tuy
không hiểu không tin, vẫn không phạm vào học xứ của Bồ tát.
30). Giới khen mình chê người:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, ở trước đám đông, hoặc do tâm tham,
hoặc do tâm sân, tự khen ngợi mình, hoặc hủy báng người khác, đây gọi là vi
phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: hoặc muốn hàng phụcngoại đạo; hoặc muốn trụ trìchánh pháp của
đức Như Lai; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương, giống như
phần trên đã nói qua; hoặc muốn làm cho kẻ chưa có lòng tinphát khởilòng tin
thanh tịnh, kẻ đã có lòng tin thanh tịnh làm cho tăng trưởng.
31). Giới kiêu mạn không đi nghe pháp:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, nghe có chỗ giảng nói, thảo luậnchánh pháp, hoặc vì kiêu mạn, hoặc vì giận dỗi, hoặc vì buồn bực, không chịu đi
nghe, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút
nhát mà không đi nghe, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc không biết; hoặc đang có bệnh; hoặc không sức lực; hoặc
biết người giảng pháp bàn chuyện điên đảo; hoặc muốn giữ ý cho họ; hoặc đã hiểu
rõý nghĩa mà họ muốn nói; hoặc đã nhiều lần nghe qua, thọ trì, thấu suốt; hoặc
nghe nhiều học rộng, hiểu rõPhật pháp; hoặc đang trụ tâm một cảnh, không muốn
bị gián đoạn; hoặc đang siêng năng tu tập thiền định; hoặc căn tínhngu độn,
đối với Phật pháp không thể thu thập, không thể hành trì, không thể làm cho tâm
định. Trong những trường hợp này, không đi nghe pháp không phạm.
32). Giới khinh mạn hủy báng pháp sư:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, đối với pháp sư, cố ý khinh mạn, hủy
báng, không khởi tâmkính trọng, cười nhạo chê bai: “Chỉ biết chấp vào mặt
chữ, không hiểu nghĩa lý”, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
33). Giới không làm bạn giúp đở:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy chúng sanh đang công tác, vì
tâm hiềm hận, giận dỗi, không đến giúp đỡ những công việc mà mình có thể kham
nhiệm, chẳng hạn: hoặc cùng nhau đi trên một lộ trình; hoặc trù hoạch công tác;
hoặc quản lýtài sản; hoặc giải hòa việc đấu tranh kiện tụng; hoặc trong những
buổi hội vui; hoặc trong những công việc làm phúc, không chịu giúp đỡ họ, đây
gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát mà không
giúp đở, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang có bệnh, hoặc không sức lực, hoặc biết đối phương có
thể tự lo lấy; hoặc biết đối phương có chỗ nhờ cậy; hoặc biết việc làm của họ
là phi nghĩa, phi pháp; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương,
giống như phần trên dã nói qua; hoặc trước đó đã hứa giúp người khác; hoặc đã
nhờ kẻ khác giúp đỡ họ; hoặc đang siêng năng tu tập pháp lành không muốn tạm
gián đoạn; hoặc căn tínhám độn, đối với pháp đã nghe, đang gặp chướng ngại
trong việc thọ nhận, hành trì, giống như phần trên đã nói qua; hoặc muốn giữ ý
cho đám đông; hoặc tuân theoquy chế của Tăng đoàn. Trong những trường hợp này,
không giúp đỡ không phạm.
34). Giới không đến chăm sóc người bệnh:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, gặp người đang bị bệnh nặng, hoặc
vì oán hận, hoặc vì hờn dỗi mà không đến chăm sóc, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng nhút nhát mà không chịu đến chăm sóc, thì
gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đang có bệnh; hoặc không sức lực; hoặc đã nhờ người khác
chăm sóc; hoặc biết người bệnh có người chăm sóc; hoặc biết người bệnh còn sức
lực, có thể tự chăm sóc; hoặc biết người bệnh bị bệnh kinh niên, có thể tự chịu
đựng; hoặc đang siêng năng tu tập pháp lành thù thắng rộng lớn; hoặc muốn giữ
cho công phutu tập không bị gián đoạn, hoặc căn tínhngu độn, đối với pháp học,
đang gặp chướng ngại trong việc thọ trì, không thể nhiếp tâm tu định; hoặc trước
đó đã hứa chăm sóc người bệnh khác. Trong những trường hợp này, không đến chăm
sóc không phạm.
Trường hợp gặp người nghèo khổ, cũng tương tự như vậy.
35). Giới thấy kẻ khác làm việc phi lý mà không can gián:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy có chúng sanh vì tham lợi đời
này hoặc đời sau mà làm những việc phi lý, vì tâm hiềm hận, hoặc giận dỗi,
không chịu nói cho họ biết lẽ phải, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ
tát; nếu vì lười biếng nhút nhát mà không nói, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc không biết; hoặc không sức lực; hoặc đã nhờ người khác nói
cho họ biết; hoặc đối phương là người có đủ trí tuệ, có thể tự sửa đổi; hoặc
đối phương có bạn lành khuyên răn nhắc nhở; hoặc muốn dùng phương tiện này để
điều phục đối phương, giống như phần trên đã nói; hoặc biết nếu nói lẽ phải,
đối phương sẽ khởi tâm hiềm hận, chửi rủa; hoặc biết đối phương sẽ hiểu sai
lệch ý nghĩa của mình; hoặc biết đối phương đối với mình không có tâm ưa thíchkính trọng; hoặc biết đối phương tính tìnhương ngạnh, không biết phục thiện.
Trong những trường hợp này, không nói không phạm.
36). Giới không biết báo ơn:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, đối với chúng sinh có ơn với mình,
không biết, không hiểu ân huệ của họ, ôm lòng hiềm hận, không chịu trong hiện
đời tìm cáchbáo ơn đúng phép, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát;
nếu vì lười biếng, nhút nhát mà không báo ơn, đây gọi là phạm do tâm khôngnhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc tuy đã tìm đủ mọi cách, nhưng vẫn không đủ khả năng để báo
đáp lại; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương, giống như phần
trên đã nói qua; hoặc muốn báo ơn mà đối phương không nhận. Trong những trường
hợp này đều không phạm.
37). Giới khôngan ủi người sầu khổ:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy có chúng sanhsầu não vì đang
bị rơi vào cảnh khổ như mất mát tiền của, xa lìa người thân, hoặc đang thất
nghiệp, vì lòng hiềm hận, không chịu đến tìm cáchan ủi, giúp đỡ họ, đây gọi là
vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát mà không đến an
ủi giúp đở, đây gọi là phạm do tâm khôngnhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm, như trong điều giới “Không làm bạn giúp đở” đã nói
qua.
38). Giới khôngbố thícủa cải:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, có sẳn thức ăn, vật dụng, …, thấy
có chúng sanh đến cầu xin, vì lòng hiềm hận, giận dỗi mà không chịu bố thí cho
họ, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát,
buông lung mà không bố thí, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc hiện tại không có của cải, vật dụng để bố thí; hoặc đối
phương đòi hỏi những vật phi pháp, hoặc những vật không thích nghi; hoặc muốn
dùng phương tiện này để điều phục đối phương, giống như phần trên đã nói qua;
hoặc kẻ đến xin là kẻ phạm pháp, vì muốn tuân theoquy chế của Tăng đoàn, cho
nên không bố thí. Trong những trường hợp này đều không phạm.
39). Giới khônglo lắng cho đệ tử đúng phép:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, chăm sóc đệ tử, vì lòng hiềm hận,
không chịu tùy thời mà dạy dỗ cho họ chính pháp, hoặc khuyên răn họ. Biết đệ tử
đang thiếu thốn, thế nhưng không vì họ mà đến các tín đồ để quyên gópthực
phẩm, quần áo, thuốc men, cùng các vật dụngcần thiết để cung cấp cho họ, đây
gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông
lung mà không chịu dạy bảo, khuyên răn, không chịu cung cấp đồ dùng cần thiết
cho họ, đây gọi là phạm do tâm khôngnhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phụcđệ tử, giống như
phần trên đã nói; hoặc tuân theoquy chế của Tăng đoàn; hoặc đang có bệnh; hoặc
không sức lực; hoặc đã nhờ người khác dạy bảo, chăm sóc; hoặc biết đệ tử là
người có phước báo lớn, có thể tự cầu xinthực phẩm, quần áo, …; hoặc đã chỉ
bảo tất cả những điều cần phảichỉ bảo; hoặc biết đối phương vốn là ngoại đạo,
lẫn lộn vào đám đệ tử để nghe trộm pháp, bổn tính khó dạy khó bảo. Trong những
trường hợp này, không dạy bảo, cung cấp đều không phạm.
40). Giới khôngtùy thuậnchúng sanh:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, vì lòng hiềm hận, không chịu tùy thuận
người khác, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười biếng,
nhút nhát, buông lung mà không tùy thuận, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc đối phương muốn làm những việc phi pháp; hoặc đang có bệnh;
hoặc không sức lực; hoặc tuân theoquy chế của Tăng đoàn; hoặc việc họ muốn làm
tuy hợp nghi, nhưng nhiều người khác lại không chấp nhận; hoặc muốn hàng phụcngoại đạo tà ác; hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương, giống
như phần trên đã nói. Trong những trường hợp này đều không phạm.
41). Giới khôngtùy hỷ công đức của người khác:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, ôm lòng hiềm hận, thấy người khác
thực sự có đức hạnh mà không chịu đề cao, thấy người khác thực sự có tiếng đồn
tốt mà không chịu ca tụng, thấy người khác thực sự nói lời hay đẹp mà không
chịu khen ngợi, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát; nếu vì lười
biếng, nhút nhát mà không đề cao, ca tụng, khen ngợi, yhì gọi là phạm do tâm
khôngnhiễm ô.
Những trường
hợp không phạm: hoặc biết đối phương là người không thích được khen, vì muốn
giữ ý cho họ nên không khen; hoặc đang có bệnh; hoặc không sức lực; hoặc muốn
dùng phương tiện này để điều phục đối phương, giống như phần trên dã nói; hoặc
tuân theoquy chế của Tăng đoàn; hoặc biết nếu đề cao, ca tụng, khen ngợi, sẽ
làm cho đối phương sanh tâm kiêu mạn, hoặc các tính xấu khác, vì muốn đề phòng
những việc như vậy nên không đề cao, …; hoặc biết việc làm của đối phương
hình như có công đức, nhưng thật không phải công đức, hoặc tiếng đồn của họ
hình như là tốt nhưng thực sự không phải tốt, hoặc lời nói của họ nghe có vẻ hay
đẹp nhưng thực sự không phải hay đẹp; hoặc vì muốn hàng phụcngoại đạo; hoặc
đang đợi cho đối phương hoàn tất công việc của họ trước khi đề cao, ca tụng,
khen ngợi. Trong những trường hợp này đều không phạm.
42). Giới không chịu quở trách, chiết phục:
Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thấy có
chúng sanhcần phảiquở trách, cần phải trị phạt, cần phải trục xuất, nhưng vì
tâm thiên vị, Õkhông chịu quở trách, hoặc tuy quở trách, nhưng không trị phạt,
hoặc tuy trị phạt, nhưng không trục xuất, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của
Bồ tát; nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông lung mà không chịu quở trách, trị phạt,
trục xuất, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.
Những trường hợp không phạm: hoặc biết đối phương không thể sửa đổi,
nói không chịu nghe, ưa nói lời thô tục, tính hay hiềm thù; hoặc đang chờ cơ
hội thích hợp; hoặc biết những sự việc này sẽ đưa đến sự đấu tranh, kiện tụng;
hoặc biết do đây sẽ làm náo loạn, hoặc sẽ đưa đến sự tan vở của Tăng đoàn; hoặc
biết đối phương tính tìnhkhông gian dối, có tâm hổ thẹn, biết tự mình sửa đổi
mau chóng, cho nên không quở trách, trị phạt. Trong những trường hợp này đều
không phạm.
43). Giới không dùng thần thôngđiều phục, dẫn dắt:
Nếu Bồ tát,
thọ trìgiới luật nghi thanh tịnh của Bồ tát, thành tựucác loạithần thông biến
hiện, đối với các chúng sanhcần phải dùng sự khủng bố để cải đổi họ thì phải
nên khủng bố, cần phải dùng phương pháp dẫn dụ để cải đổi họ thì phải nên dẫn
dụ, thế nhưng Bồ tát không muốn nhân vì dùng thần lựcthí chủ sẽ cúng dường
mình nhiều hơn, cho nên không dùng thần lực để hàng Õphục, dẫn dắt đối phương,
đây gọi là vi phạm không nhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Những trường
hợp không phạm: hoặc biết đối phương là kẻ chấp trước vào pháp tà thuật; hoặc
sợ nhân đây ngoại đạo sẽ hủy báng Phật pháp, tăng trưởngtà kiến, cho nên không
hiện thần thông để nhiếp phục đối phương. Trong những trường hợp này đều không
phạm.
Lại nữa, trong
tất cả các trường hợp đều không phạm, nếu: hoặc thần kinhhoàn toàn thác loạn;
hoặc bị sự khổ nãobức bách đến cực điểm; hoặc chưa hề thọ qua giới luật của Bồ
tát.
Nếu như Bồ tát, có
tâm thanh tịnh muốn cầu học, hoặc có tâm mong cầu Vô thượng Bồ đề, hoặc có tâm
muốn lợi ích tất cả chúng sanh, từ bậc thiện tri thứcchính thứcthọ giớiluật
nghi xong, đối với giới luật của Bồ tát phải nên khởi tâm cực kỳ cung kínhtôn trọng,
từ lúc bắt đầu phải cần tinh tiếntu tập, nhất quyết không nên vi phạm. Giả như
đã lỡ vi phạmgiới pháp, phải nên mau chóng sám hối, cầu mong tội chướngtiêu
trừ, khôi phục sự thanh tịnh.
Nên biết tất cả sự vi phạmgiới luật nghi của Bồ tát đều nhiếp vào tội ác
tác, phải nên đối trước một vị thiện tri thức, hoặc Đại thừa, hoặc Tiểu thừa,
kẻ có thể hiểu rõ, chấp nhậnsự sám hối của Bồ tát, mà cầu xinsám hốitrừ diệttội phạm giới.
Nếu như Bồ tát dùng tâm phiền não bậc thượng hủy phạm pháp “tha thắng
xứ”, sẽ mất giới thểluật nghi, cần phải thọ lại.
Nếu như Bồ tát dùng tâm phiền não bậc trung hủy phạm pháp “tha thắng
xứ”, phải nên đối trước ba vị, hoặc hơn ba vị thiện tri thức, hoặc nhiều
hơn số trên mà phát lộtrừ diệttội ác tác. Trước tiên nên nói tên điều giới
mình đã phạm, kế đến nên tác bạch như sau: “Chư vị Trưởng lão (hoặc Đại
đức) lắng nghe, con là Bồ tát ……., vi phạmTỳ nại da của Bồ tát, như vừa
mới xưng tên ở trên, phạm tộiác tác, …..” Phần còn lại giống như phápsám hốitội ác tác của tỳ kheo.
Nếu Bồ tát dùng tâm phiền não bậc hạ hủy phạm pháp “tha thắng xứ”,
hoặc trong trường hợp phạm các học xứ khác, phải nên đối trước một vị thiện tri
thức, phát lộ sám hối giống như trên. Nếu như hiện tiền không có thiện tri thức
để sám hối, thì nên dùng pháp “tâm niệm sám hối” cũng có thể trừ diệttội chướng. Lúc đó, Bồ tát nên đem tâm thanh tịnh, phát lời thệ nguyện trước
Tam Bảo như sau: “Con thệ nguyệngiữ gìngiới luật, quyết định trong tương
lai sẽ không tái phạm.” Nếu được như vậy, đối với những điều giới đã phạm,
có thể khôi phục sự thanh tịnh.
Lại nữa, những học xứ của Bồ tát vừa nói trên, rải rác trong tạng Kinh, đức
Thế Tôn thường tùy căn cơ của chúng sanh mà giảng nói, nghĩa là: giới luật
nghi, giới nhiếp thiện pháp, và giới nhiếp hữu tình. Nay trong tạng Ma đắc lặc
già của Bồ tát này, tập hợp lại một cách điều lý, rõ ràng. Bồ tát đối với giới
pháp này phải nên khởi tâmtôn trọng, đem thái độ cực kỳ cung kính mà siêng cần
học tập.