Kinh Đại Bát Niết Bàn


16. KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

(Mahàparinibbàna sutta)
Xem bản tiếng Anh bên dưới

ducphatnietbanducphatnietbanTụng phẩm I

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Ajàtasattu Vedehiputta (A-xà-thế, con bà Vi-đề-hi), vua nước Magadha (Ma-kiệt-đà), muốn chinh phục dân Vajjì (Bạc-kỳ). Vua tự nói: “Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajjì; ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì; ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong”.

2. Rồi Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha, nói với Bà-la-môn Vassakara (Vũ-xá), đại thần nước Magadha:

– Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, và nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Ngài, vấn an. Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú: “Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, vấn an Ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, lạc trú”. Và khanh bạch tiếp: “Bạch Thế Tôn, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn chinh phục dân Vajjì, vua tự nói: “Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh; ta quyết làm cỏ dân Vajjì; ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì; ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vong”. Thế Tôntrả lời khanh thế nào, hãy ghi nhớ kỹ và nói lại ta biết. Các bậc Thế Tôn không bao giờ nói lời hư vọng.

Đại vương, xin vâng!

3. Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha vâng theo lời dạy của Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cho thắng những cỗ xe thù thắng, tự mình cỡi lên một chiếc, cùng với các cỗ xe ấy đi ra khỏi Ràjagaha (Vương Xá), đến tại núi Linh Thứu, đi xe đến chỗ còn dùng xe được, rồi xuống xe đi bộ đến chỗ Thế Tôn, khi đến liền nói những lời chào đón hỏi thămxã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha, bạch Thế Tôn:

Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Gotama, vấn an ngài có thiểu bệnh, thiểu não, khinh an, khỏe mạnh, lạc trú. Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha muốn chinh phục dân xứ Vajjì. Vua tự nói: “Ta quyết chinh phạt dân Vajjì này, dầu chúng có uy quyền, có hùng mạnh, ta quyết làm cỏ dân Vajjì, ta sẽ tiêu diệt dân Vajjì, ta sẽ làm cho dân Vajjì bị hoại vọng”.

4. Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda đứng quạt sau lưng Thế Tôn. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì thường haytụ họptụ họp đông đảo với nhau không?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì thường haytụ họptụ họp đông đảo.

– Này Ananda, khi nào dân Vajjì thường haytụ họptụ họp đông đảo với nhau, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết không?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết.

– Này Ananda, khi nào nghe dân Vajjì tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hànhthời xưa không?

– Bạch Thế Tôn, con nghe dân Vajjì không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa.

– Này Ananda khi nào dân Vajjì, không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với truyền thống của dân Vajjì như đã ban hành thuở xưa thời, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này không?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này.

– Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjì và nghe theo lời dạy của những vị này, thời dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữthiếu nữ Vajjì phải sống với mình không?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì không có bắt khóc và cưỡng ép những phụ nữthiếu nữ Vajjì phải sống với mình.

– Này Ananda, khi nào Vajjì không có bắt cóc và cưỡng ép những phụ nữthiếu nữ Vajjì phải sống với mình thời, này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không?

– Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.

– Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc không?

– Bạch Thế Tôn, con nghe dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc.

– Này Ananda, khi nào dân Vajjì bảo hộ, che chở, ủng hộ đúng pháp các vị A-la-hán ở tại Vajjì khiến các vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ, và những vị A-la-hán chưa đến sẽ đến trong xứ và những vị A-la-hán đã đến được sống an lạc, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

5. Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha:

– Này Bà-la-môn, một thời Ta sống ở Vesàli tại tự miếu Sàrandada, Ta dạy cho dân Vajjì bảy pháp bất thối này. Này Bà-la-môn, khi nào bảy pháp bất thối được duy trì giữa dân Vajjì, khi nào dân Vajjì được giảng dạy bảy pháp bất thối này, thời Bà-la-môn, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Vassakara, đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:

Tôn giả Gotama, nếu dân Vajjì chỉ hội đủ một pháp bất thối này, thời dân Vajjì nhất định được cường thịnh, không bị suy giảm, huống nữa là đủ cả bảy pháp bất thối. Tôn giả Gotama, Ajàtasattu Vedehiputta, vua nước Magadha không thể đánh bại dân Vajjì ở chiến trận trừ phi dùng ngoại giao hay kế ly gián. Tôn giả Gotama, nay chúng con phải đi, chúng con có nhiều việc và có nhiều bổn phận.

– Này Bà-la-môn, Người hãy làm những gì Người nghĩ là hợp thời.

Bà-la-môn Vassakara, vị đại thần nước Magadha hoan hỷ, tán thán lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy và từ biệt.

6. Khi Bà-la-môn Vassakara đi chưa bao lâu, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy đi và tập họp tại giảng đường tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Ràjagaha (Vương Xá).

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng theo lời dạy Thế Tôn, đi tập họp tất cả những vị Tỷ-kheo sống gần Vương Xá rồi đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, đứng một bên và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Tăng đã tu họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.

Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến giảng đường, ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn và nói với các vị Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những vị Tỷ-kheo ấy trả lờiThế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

– Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thường haytụ họptụ họp đông đảo với nhau, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo thượng tọa những vị này là những vị giàu kinh nghiệm, niên cao lạp trưởng, bậc cha của chúng Tăng, bậc thầy của chúng Tăng và nghe theo lời dạy của những vị này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thànhmột đời sống khác, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo thích sống những chỗ nhàn tịnh, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tự thân an trúchánh niệm, khiến các bạn đồng tuthiện chí chưa đến muốn đến ở, và các bạn đồng tuthiện chí đã đến ở, được sống an lạc, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

7. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bày pháp bất thối khác, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những vị Tỷ-kheo đáp ứngThế Tôn. Thế Tôn nói:

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bạn bè ác dục vọng, không thân tínác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vịthấp kém và những quả vịthù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

8. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối khác, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứngThế Tôn. Thế Tôn nói:

– Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo có tín tâm, có tàm, có quý, có nghe nhiều, có tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

9. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối khác, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Chư Tỷ-kheo đáp ứng. Thế Tôn nói:

– Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ tậpniệm giác chi, tụ tậptrạch pháp giác chi, tu tậptinh tấn giác chi, tu tậpkhinh an giác chi, tu tậpđịnh giác chi, tu tậpxả giác chi, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

10. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bảy pháp bất thối khác, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói.

– Xin vâng bạch Thế Tôn!

Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứngThế Tôn. Thế Tôn nói:

– Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo tụ tậpvô thường tưởng, tu tậpvô ngã tưởng, tu tậpbất tịnh tưởng, tu tập nguy hiểm tưởng, tu tập xả ly tưởng, tu tậpvô tham tưởng, tu tập diệt tưởng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

11. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng sáu pháp bất thối, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những vị Tỷ-kheo ấy đáp ứngThế Tôn. Thế Tôn nói:

– Này các, Tỷ-kheo khi nào các vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng tu phạm hạnh, tại chỗ đông người và vắng người, gìn giữthân nghiệp từ hòa, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng tu phạm hạnh, tại chỗ đông người và vắng người gìn giữkhẩu nghiệp từ hòa, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng tu phạm hạnh, tại chỗ đông người và vắng người, gìn giữý nghiệp từ hòa, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo phân phối không thiên vị, chung thọ hưởng với các bạn giới đức đồng tu, mọi lợi dưỡng chơn chánh, hợp pháp, cho đến những vật thọ lãnh trong bình bátkhất thực, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người và vắng người, trong sự thọ trì những giới luật đúng với Sa-môn hạnh, những giới luật không bị gẫy vụn, không bị sứt mẻ, không bị tỳ vết, không bị uế trược, những giới luật đưa đến giải thoát, được người có trí tán thán, không bị ô nhiễm bởi mục đíchsai lạc, những giới luật hướng đến định tâm, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo sống với các bạn đồng tu, tại chỗ đông người và vắng người, trong sự thọ trì những tri kiến đúng với Sa-môn hạnh, những thánh tri kiến đưa đến giải thoát, hướng đến sự diệt tận khổ đau cho những ai thực hành theo, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

Này các Tỷ-kheo, khi nào sáu pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy sáu pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.

12. Trong thời gianThế TônVương Xá tại núi Linh Thứu, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu”.

13. Thế TônVương Xácho đến khi Ngài xem là vừa đủ, rồi Ngài gọi tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Ambalatthikà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda đáp ứngThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Ambalatthikà.

14. Tại Ambalatthikà, Thế Tôn thân trú tại nhà nghỉ mát của vua. Trong thời gianThế Tôn ở Ambalatthikà, tại nhà nghỉ mát của vua, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo.

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ, Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

15. Thế Tôn ở Ambalatthikà cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, rồi Ngài bảo tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Nalandà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Nalandà. Tại đây, Thế Tôn ở Pavarikambavana (Ba-ba-lợi Âm-bà-lâm).

16. Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và xuống một bên. Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con tin tưởngThế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diệnchánh giác.

– Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ. Ngươi thật đã rống tiếng rống con sư tử: “Con tin tưởngThế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác”. Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Triquá khứ, Ngươi đã biết tâm những Vị này nói với tâm của Ngươi: “Những Thế Tôn này ở quá khứgiới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy”?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Sàriputta, có phải Ngươi đã biết tất cả những Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri ở tương lai, Ngươi đã biết tâm những vị này với tâm của Ngươi: “Những Thế Tôn này ở tương lai có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy”?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Sàriputta, có phải Ngươi biết Ta là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Trihiện tại, Ngươi đã biết tâm Ta với tâm của Ngươi. “Thế Tôn có giới đức như vậy, có thiền định như vậy, có trí tuệ như vậy, có hạnh trú như vậy, có giải thoát như vậy”?

– Bạch Thế Tôn, không!

– Này Sàriputta, như vậy Ngươi không có tha tâm thông đối với các vị Ứng Cúng, Chánh Biến Triquá khứ, tương lai và hiện tại. Như vậy, này Sàriputta, vì sao Ngươi lại thốt ra những lời đại ngôn, lời nói gan dạ, rống lên tiếng rống con sư tử: “Bạch Thế Tôn, con tin tưởngThế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác”?

17. – Bạch Thế Tôn, con không có tha tâm thông đối với các vị Ứng Cúng, Chánh Biến Triquá khứ, tương lai và hiện tại. Nhưng con biết truyền thống về chánh pháp. Bạch Thế Tôn, như vị vua có một thành trì tại Biên cảnh, thành này có hào lũy kiên cố, có thành quách tháp canh kiên cố và chỉ có một cửa ra vào. Tại đây có một người gác cửa thông minh, biệt tài và nhiều kinh nghiệm, không cho vào các người lạ mặt, chỉ cho vào những người quen mặt. Người này trong khi đi tuần trên con đường chạy vòng quanh thành trì ấy có thể không thấy các chỗ nối hay khe hở của tường, cho đến chỗ một con mèo có thể lọt ra được, nhưng người ấy chỉ cần biết rằng các sinh vật to lớn vào hay ra thành trì này tất cả đều đi vào hay đi ra bởi cửa này. Bạch Thế Tôn, cũng vậy con biết truyền thống về chánh pháp. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, tất cả vị Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệyếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tậpBảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Bạch Thế Tôn, tất cả các vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong tương lai, tất cả Thế Tôn này đã diệt trừ Năm Triền cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệyếu ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tậpBảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Giác. Bạch Thế Tôn, Thế Tônhiện tại đã diệt trừ Năm Triền Cái, những nhiễm tâm khiến cho trí tuệ yết ớt, đã an trú tâm vào Bốn Niệm xứ, đã chân chánh tu tậpBảy Giác chi, đã chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Giác.

18. Trong thời gianThế Tôn ở tại Nalandà, rừng Pavarikamba, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo.

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

19. Thế Tôn ở Nalandà cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, rồi gọi tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pàtaligàma.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Pàtaligàma.

20. Lúc bấy giờ, các cư sĩ ở Pàtaligàma được nghe Thế Tôn đã đến làng Pàtaligàma. Các cư sĩ ở Pàtaligàma đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các cư sĩ ở Pàtaligàma bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy đến ở tại nhà nghỉ mát của chúng con”. Thế Tônim lặng nhận lời.

21. Các cư sĩ ở Pàtaligàma được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và từ biệt. Các cư sĩ này đi đến nghỉ mát, rải cát khắp tất cả sàn nhà, sắp đặt chỗ ngồi, đặt ghè nước, chuẩn bị dầu đèn rồi đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên, các cư sĩ ở Pàtaligàma bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, tất cả nhà nghỉ mát đã được rãi cát, các chỗ ngồi đã được sắp đặt, ghè nước đã đặt sẵn, dầu đèn đã được chuẩn bị. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là phải thời.

22. Rồi Thế Tônđắp y, cầm y bát, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến nhà nghỉ mát, sau khi đến liền rửa chân bước vào nhà, ngồi xuống, lưng dựa và bức tường ở giữa, mặt hướng về phía Đông. Chúng Tỷ-kheo sau khi rửa chân, bước vào nhà ngồi xuống, lưng dựa vào bức tường phía Đông, hướng mặt phía Tây, đối diệnThế Tôn.

23. Thế Tôn nói với các cư sĩ ở Pataligama:

– Này các Gia chủ, có năm sự nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sẽ bị tiêu hao tiền của rất nhiều vì sống phóng dật. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật bị tiếng dữ đồn xa. Đó là điều nguy hiểm thứ hai cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật khi vào hội chúng nào, hoặc Sát Đế Lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thầnsợ hãi, bối rối. Đó là điều nguy hiểm thứ ba cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sẽ chết với tâm hồnrối loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều nguy hiểm thứ năm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

Này các gia chủ, đó là năm điều nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.

24. Này các Gia chủ có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế nào là năm?

Ở đây, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền củadồi dào rất nhiều vì sống không phóng dật. Đó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật được tiếng tốt đồn xa. Đó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vàohội chúng nào, hoặc Sát Đế Lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Đó là sự lợi ích thứ ba cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Đó là sự lợi ích thứ tư cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Đó là sự lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.

25. Thế Tôngiảng pháp cho những cư sĩ ở Pàtaligàma cho đến khuya, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ rồi bảo các cư sĩ ấy:

– Này các Gia chủ, đêm đã khuya, nay các Ngươi hãy làm những gì các Ngươi nghĩ là phải thời.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Các người cư sĩ của Pàtaligàma vâng lờiThế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễThế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài từ tạ ra về. Thế Tôn, sau khi các cư sĩ ở Pàtaligàma đi không bao lâu, liền trở vào phòng riêng.

26. Lúc bấy giờ Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha đang dựng thành trì để ngăn chặn dân Vajjì. Một số rất lớn các thiên thầntụ họp hàng ngàn tại các trú địa ở Pàtaligàma. Chỗ nào có thiên thần có đại oai lực tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần có đại oai lực, hướng đến sự xây dựng các trú xá. Tại chỗ nào các thiên thần bậc trung tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc trung hướng đến sự xây dựng các trú xá. Tại chỗ nào các thiên thần bậc hạ đẳng tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc hạ đẳng hướng đến sự xây dựng các trú xá.

27. Thế Tôn với thiên nhãn, thanh tịnh, siêu nhân thấy hàng ngàn các thiên thầntụ họp tại các trú địa ở Pàtaligàma, Thế Tônthức dậy khi đêm chưa tàn và nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, ai đang xây dựng thành trì ở Pataligama?

– Sunidha và Vassakara, bạch Thế Tôn, hai vị đại thần xứ Magadha, đang xây dựng thành trì ở Pataligama để ngăn chận dân Vajjì.

28. Này Ananda, thật giống như đã hỏi ý kiến các vị thiên thầncõi trời Ba mươi ba, các đại thần ở Magadha, Sunidha và Vassakara đang xây thành trì ở Pataligama để ngăn chận dân Vajjì. Này Ananda ở đây với thiên nhãn, thanh tịnh, siêu nhân Ta thấy hàng ngàn thiên thầntụ họp tại các trú địa ở Pataligama. Chỗ nào có thiên thần có đại oai lực tụ họp, các vị ấy khiến tâm các vua chúa, các đại thần có đại oai lực, hướng đến sự xây dựng các trú xá. Chỗ nào các thiên thần bậc trung tụ họp, các vị ấy khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc trung hướng đến sự xây dựng các trú xá. Chỗ nào các thiên thần bậc hạ đẳng tụ họp, các vị này khiến tâm các vua chúa, các đại thần bậc hạ đẳng hướng đến sự xây dựng các trú xá. Này Ananda, chỗ nào các vị Ariyans an trú, chỗ nào các nhà thương mãi qua lại, chỗ ấy sẽ thiết lập một thành thị bậc nhất tên gọi là Pàtaliputta, một trung tâm thương mãi. Nhưng này Ananda, Pàtaliputta sẽ bị ba hiểm nạn về lửa, về nước hay chia rẽ bất hòa.

29. Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần nước Magadha, đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong liền nói những lời chào đón hỏi thămxã giao rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara bạch Thế Tôn: “Mong Thế Tôn nhận lời mời dùng cơm tại nhà chúng con hôm nay cùng với đại chúng Tỷ-kheo”. Thế Tônim lặng nhận lời.

30. Hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời liền đi về nhà ở, cho soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, rồi cử người đến tin Thế Tôn: “Tôn giả Gotama, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”.

Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theoy bát cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến trú sở của hai vị đại thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara, sau khi đi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi hai vị thần xứ Magadha, Sunidha và Vassakara tự tay mời chúng Tỷ-kheo với Thế Tônthượng thủ, các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Sau khi Thế Tôn dùng cơm xong và cất tay khỏi bình bát, Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha liền lấy chiếc ghế thấp khác và ngồi xuống một bên.

31. Sau khi Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần thứ Magadha đã ngồi xuống một bên, Thế Tôn đọc bài kệcảm tạ:

Tại chỗ nào người sáng suốt lấy làm chỗ trú xứ.
Hãy nuôi dưỡng người giữ giới và người phạm hạnh.

Và san sẽ công đức với Chư Thiên trú tại chỗ ấy.
Được tôn kính, chúng sẽ tôn kính lại.
Được trọng vọng, chúng sẽ trọng vọng lại.

Chúng sẽ mến thương người ấy như người mẹ thương mến con.
Và những ai được thiên thầnthân mến luôn luôn được thấy may mắn.

Sau khi Thế Tôntán thán Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha với bài kệ này, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy và ra về.

32. Sunidha và Vassakara, hai vị đại thần xứ Magadha đi sau lưng Thế Tôn và nói:

– “Hôm nay Sa-môn Gotama đi ra cửa nào cửa ấy sẽ được đặt tên là Gotama; Sa-môn Gotama lội qua sông từ bến nào, bến ấy sẽ được đặt tên là Gotama. Và cửa Sa-môn Gotama đi ra được đặt tên là cửa Gotama”.

33. Rồi Thế Tôn đi đến sông Gangà (sông Hằng). Lúc bây giờ, sông Gangà tràn ngập nước đến bờ đến nỗi con quạ có thể uống được. Có người đang đi tìm thuyền, có người đang đi tìm phao, có người cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn mau lẹ như người lực sĩ duỗi cánh tay được co lại hay co cánh tay đã duỗi ra, biến mất từ bờ bên này và hiện ra trên bờ bên kia với chúng Tỷ-kheo.

34. Thế Tôn thấy những người kia, người đang đi tìm thuyền, người đang đi tìm phao, người đang đi cột bè để qua bờ bên kia. Thế Tôn hiểu được ý nghĩa của cảnh này, lúc ấy bèn ứng khẩu lời cảm khái:

“Những ai làm cầu vượt biển trùng dương, bỏ lại đất sũng đầm ao, trong khi người phàm phu đang cột bè.
Những người ấy thật là những vị trí tuệ được giải thoát”

Tụng phẩm II

1. Rồi Thế Tôn gọi tôn giả Ananda: “Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kotigàma”

– “Xin vâng, bạch Thế Tôn”. Tôn giả Ananda đáp ứngThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Kotigàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Kotigàma.

2. Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểuBốn Thánh đếchúng ta phải lưu chuyểnluân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Bốn Thánh đế ấy là gì?

Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểuKhổ Thánh đếchúng ta phải lưu chuyểnluân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểuKhổ TậpThánh đếchúng ta phải lưu chuyểnluân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểuKhổ DiệtThánh đếchúng ta phải lưu chuyểnluân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểuKhổ Diệt Đạo Thánh đếchúng ta phải lưu chuyểnluân hồi lâu năm,

Ta và các Ngươi. Này các Tỷ-kheo khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ TậpThánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ DiệtThánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Đạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.

3. Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ lại nói thêm:

– Chính vì không thấy như thậtBốn Thánh đế nên có sự luân chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thực này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn được đoạn trừ, sẽ không còn một đời sống khác nữa.

4. Trong thời gianThế Tôn ở Kotigama, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

5. Thế Tôn, sau khi ở Kotigama cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Nadika.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến. Nadika, tại ngôi nhà gạch (Ginjakàvasatha).

6. Rồi Tôn giả Ananda đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Salada mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào? Tỷ-kheo ni Nandà mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Sudatta mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Sujàtà mệnh chung tại Nàdika đã được sanh ở cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kakudha mệnh chung tại Nàdika đã được sanh cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Kàlinga… Bạch Thế Tôn, cư sĩ Nikata… Bạch Thế Tôn, cư sĩ Katissabha… Bạch Thế Tôn, cư sĩ Tuttha… Bạch Thế Tôn, cư sĩ Santuttha…, Bạch Thế Tôncư sĩ Bhadda… Bạch Thế Tôn, cư sĩ Subhadda đã mệnh chung tại Nadika đã được sanh ở cõi nào, hậu thếtrạng thái như thế nào?

7. Này Ananda, Tỷ-kheo Sàtha diệt tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay hiện tạivô lậutâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Ananda, Tỷ-kheo ni Nandà đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Sudatta, diệt trừ ba kiết sử làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quảNhứt lai sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Này Ananda nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng quảDự lưu, nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đếnChánh giác. Này Ananda cư sĩ Kakudha đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, cư sĩ Kalinga… Này Ananda cư sĩ Nikata… Này Ananda, cư sĩ Katissabha… Này Ananda, cư sĩ Tuttha… Này Ananda, cư sĩ Santuttha… Này Ananda, cư sĩ Bhadada… Này Ananda, cư sĩ Subhadda đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh (thiên giới), và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn năm mươi cư sĩmệnh chung tại Nàdita, đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, hóa sanh (thiên giới) và từ đó nhập Niết Bàn không còn trở lại đời này nữa. Này Ananda, hơn chín mươi chín nam nữcư sĩmệnh chung tại Nàdika, diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân si, chứng quảNhứt lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Này Ananda, hơn năm trăm cư sĩ, mệnh chung tại Nadika, diệt trừ ba kiết sử, chứng quảDự lưu, nhứt định không còn đọa vào ác đạo, đạt đếnChánh giác.

8. Này Ananda, thật không có gì lạ, vấn đềcon người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ananda, như vậy làm phiền nhiễuNhư Lai. Này Ananda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quảDự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.

9. Này Ananda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quảDự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”. Này Ananda, vị Thánh đệ tửchánh tín đối với đức Phật: “Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: “Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gianchi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu”. Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: “Chúng Tăng đệ tửThế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăngđệ tửThế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăngđệ tửThế Tônchân trítu hành, chúng Tăngđệ tửThế Tônchân tịnhtu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăngđệ tửThế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điềnvô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau, hướng dẫn đến thiền định”.

Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: “Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quảDự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt chánh giác”.

10. Khi Thế Tôn ở Nàdika, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

11. Rồi Thế Tôn, sau khi ở Nàdika cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Vesàli.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Vasali. Ở đây, Thế Tôn trú tại vườn Ambapàli.

12. Thế Tôn bảo các vị Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, các Ngươi phải sống an trúchánh niệm, tỉnh giác. Đó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ… đối với tâm… đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.

13. Này các Tỷ-kheo thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ Kheotỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trúchánh niệmtỉnh giác. Đó là lời dạy của Ta cho các Ngươi.

14. Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapàli được nghe: “Thế Tôn đã đến Vesàli và ở tại vườn xoài của ta”. Dâm nữ Ambapàli liền cho thắng các cỗ xe thù thắng, tự leo lên một chiếc, cùng với các cổ xe thù thắngxuất phát ra khỏi Vesàli và đi đến vườn xoài. Nàng cỡi xe cho đến chỗ còn có thể cỡi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến tại chỗ Thế Tôn, khi đến liền đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên, Thế Tônthuyết pháp cho dâm nữ Ambapàli đang ngồi một bên, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Dâm nữ Ambapàli sau khi được Thế Tôn giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỷ-kheo.

Thế Tônim lặng nhận lời. Dâm nữ Ambapali được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên phải hướng về đức Phật và từ biệt.

15. Các người Licchavi ở Vesàli được nghe: “Thế Tôn đến Vesàli hiện ở vườn Ambapàli”, liền cho thắng các cỗ xe thù thắng leo lên xe rồi xuất phát ra khỏi Vesàli với những cỗ xe ấy. Có những vị Licchavi toàn xanh, màu sắc xanh, mặc vải màu xanh, mang đồ trang sức màu xanh. Có những vị Licchavi toàn vàng, màu sắc vàng, mặc vải màu vàng, mang đồ trang sức màu vàng. Có những vị Licchavi toàn đỏ, màu sắc đỏ, mặc vải màu đỏ, mang đồ trang sức màu đỏ. Có những vị Licchavi toàn trắng, màu sắc trắng, mặc vải màu trắng, mang đồ trang sức màu trắng.

16. Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapàli đánh xe va chạm với các thanh niên Licchavi, trục xe chạm với trục xe, bánh xe chạm với bánh xe, gọng xe chạm với gọng xe. Các Licchavi nói với dâm nữ Ambapàli:

– Này Ambapàli, tại sao nàng lại đánh xe va chạm với các thanh niên Licchavi, trục xe chạm với trục xe, bánh xe chạm với bánh xe, gọng xe chạm với gọng xe?

– Này quý Công tử của tôi, tôi vừa mới mời Thế Tôn cùng chúng Tỷ-kheo ngày mai đến dùng cơm.

– Này Ambapàli, hãy nhường cho chúng ta bữa cơm ấy đổi lấy một trăm ngàn.

– Dầu quý Công tử có cho tôi cả thành Vesàli cùng với các đất phụ thuộc, tôi cũng không nhường bữa cơm quan trọng này.

Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói:

Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng! Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phổng tay trên. Và các vị Licchavi này cùng đi đến vườn Ambapàli.

17. Thế Tôn từ xa thấy các vị Licchavi liền nói với các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo nếu có vị Tỷ-kheo nào chưa thấy các chư Thiên ở cõi Tam thập tam thiên, hãy ngó chúng Licchavi, hãy nhìn chúng Licchavi. Này các Tỷ-kheo chúng Licchavi cũng giống như chúng Tam thập tam thiên”.

18. Các vị Licchavi ấy cỡi xe cho đến chỗ còn có thể cỡi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến tại chỗ Thế Tôn, khi đến, liền đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tônthuyết pháp cho những vị Licchavi đang ngồi một bên, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

Các vị Licchavi sau khi được Thế Tôn giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ liền bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn ngày mai nhận lời mời dùng cơm của chúng con với chúng Tỷ-kheo.

– Này các Licchavi, ngày mai Ta đã nhận lời mời dùng cơm của dâm nữ Ambapàli rồi.

Các vị Licchavi này tức tối búng ngón tay và nói: “Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này đả thắng! Chúng ta bị cô thiếu nữ xoài này phổng tay trên… “

Rồi những vị Licchavi này, hoan hỷtán thán lời dạy Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về đức Phật và từ biệt.

19. Lúc bấy giờ dâm nữ Ambapali, đêm vừa tàn canh, liền cho sửa soạn tại vườn của mình các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm và cho báo tin Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”. Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theoy bát, cùng với chúng Tỷ-kheo đến tại túc xá của dâm nữ Ambapàli, sau khi đến liền ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn. Rồi dâm nữ Ambapàli tự tay thân hành mời chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vi thượng thủ, dùng các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.

Khi Thế Tôn dùng xong, tay đã rời bát, dâm nữ Ambapàli lấy một ghế thấp khác và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, dâm nữ Ambapàli bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, con xin cúng dường ngôi vườn này cho chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị thượng thủ”.

Thế Tôn nhận lãnh khu vườn. Thế Tônthuyết pháp cho dâm nữ Ambapàli, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, rồi đứng dậy ra về.

20. Trong thời gianThế Tôn ở Vesàli, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

21. Rồi Thế Tôn, sau khi ở Vesàli cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến làng Baluvà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến làng Baluvà. Và Thế Tôn trú tại làng này.

22. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ Kheo hãy an cư trong mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quen thuộcthân tín. Còn Ta sẽ an cư ở đây, tại làng Baluvà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Những Tỷ Kheo này vâng đáp Thế Tôn và tìm chỗ an cư mùa mưa xung quanh Vesàli tại chỗ có bạn bè quyến thuộcthân tín. Còn Thế Tônan cư tại làng Baluvà.

23. Trong khi Thế Tônan cư trong mùa mưa, một cơn bệnh trầm trọng khởi lên, rất đau đớn, gần như muốn chết. Nhưng Thế Tôn giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán. Thế Tôn tự nghĩ: “Thật không hợp lẽ nếu Ta diệt độ mà không có một lời với các đệ tử hầu cận Ta, không từ biệt chúng Tỷ-kheo. Vậy Ta hãy lấy sức tinh tấn, nhiếp phục cơn bệnh này, duy trìmạng căntiếp tục sống”. Và Thế Tôn với sức tinh tấn, nhiếp phục bệnh ấy duy trìmạng căn.

24. Rồi Thế Tôn lành bệnh. Sau khi lành bệnh không bao lâu, đức Phật rời khỏi tịnh xá và ngồi trên ghế đã soạn sẵn, trong bóng mát của ngôi tịnh xá. Lúc bấy giờ tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tôn khỏe mạnh. Bạch Thế Tôn, con được thấy Thế Tônkham nhẫn, bạch Thế Tôn, thấy Thế Tônbệnh hoạn, thân con cảm thấyyếu ớt như lau sậy, mắt con mờ mịt không thấy rõ phương hướng, dầu cho, bạch Thế Tôn, con được một chút an ủi rằng, Thế Tôn sẽ không diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng Tỷ-kheo.

25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏigì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy). Này Ananda, những ai nghĩ rằng: “Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo”; hay “chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai” thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo. Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: “Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay “chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta” thời nay Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo? Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng. Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trúvô tướngtâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác. Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ… đối với tâm… đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

Tụng phẩm III

1. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, đem theoy bát, vào Vesàli để khất thực. Sau khi khất thực ở Vesàli, ăn xong và trên đường khất thựctrở về Ngài nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy lấy tọa cụ. Ta muốn đi đến điện thờ Càpàla, để nghỉ trưa.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, lấy tọa cụđi theo sau lưng Thế Tôn.

2. Thế Tôn đi đến điện thờ Càpàla, khi đến Ngài ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Ananda đảnh lễThế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:

– Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sàttambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Càpàla.

3. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

4. Nhưng Tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn; tôn giả không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp. Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Vì tâm tôn giả bị Ma vươngám ảnh.

5. Lần thứ hai Thế Tôn… lần thứ ba Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattambaka, khả ái thay điện thờ Bahuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay điện thờ Capala!” Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại.

Nhưng tôn giả Ananda không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn, Tôn giả không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Vì tâm của tôn giả bị Ác maám ảnh.

6. Rồi Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda hãy đi và làm những gì Ngươi nghĩ là phải thời.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân bên hữu hướng về Thế Tôn và đi ra.

7. Tôn giả Ananda đi ra chưa bao lâu, Ác ma liền đến chỗ Thế Tôn, khi đến xong liền đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Ác ma nói với Thế Tôn.

– Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thíchrõ ràngChánh pháp, khi có tà đạo khởi lên chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báChánh pháp thần diệu”.

8. Bạch Thế Tôn, nay những Tỷ-kheo của Thế Tôn, đã trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháptùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý, đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp, khi có tà đạo khởi lên đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, đã có thể truyền báChánh phápthần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn, hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ!

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật… khi nào những nam cư sĩ của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa vănduy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thíchrõ ràngChánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báChánh pháp thần diệu”. Bạch Thế Tôn, nay những nam cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, đầy đủ Chánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, và có thể truyền báChánh phápthần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì, Chánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thíchrõ ràngChánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báchánh pháp một cách thần diệu”. Bạch Thế Tôn, nay những nữ cư sĩ của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tách, và giải thíchrõ ràngChánh pháp; khi nào có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền báChánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ.

Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào phạm hạnh Ta giảng dạy chưa thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người”. Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnhThế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ.

9. Khi được nói vậy Thế Tôn nói với Ác ma: “Này Ác ma hãy yên tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ”.

10. Và tại điện thờ Capala, Thế Tônchánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa). Khi Thế Tôntừ bỏ, không duy trì mạng sống thêm nữa, thời đại địa chấn động, ghê rợn, tóc lông dựng ngược, sấm trời vang dậy. Thế Tôn nhận hiểu ý nghĩa của sự kiện ấy, liền thốt câu kệ cảm khái như sau:

Mạng sống có hạn hay vô hạn,
Tu sĩtừ bỏ, không kéo dài.
Nội tâmchuyên nhất trú thiền định.
Như tháo áo giáp đang mang mặc.

11. Lúc bấy giờ, tôn giả Ananda suy nghĩ: “Thật là kỳ diệu! Thật là hy hữu! Đại địachấn động, đại địarung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Do nhân gì, do duyên gì, đại địachấn động như vậy?”.

12. Rồi tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn thật là hy hữu! Đại địachấn động, đại địarung động như vậy, ghê rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đại địachấn động như vậy?

13. – Này Ananda, có tám nhân, có tám duyên khiến đại địachấn động. Thế nào là tám? Này Ananda, đại địa này thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không. Này Ananda, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung động. Đó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất, đại địachấn động.

14. Lại nữa này Ananda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Đó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địachấn động.

15. Lại nữa, này Ananda, khi vị Bồ-tát ở cõi Tusita (Đâu suất) từ bỏ thân, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địachấn động.

16. Lại nữa, này Ananda, khi vị Bồ-tát, chánh niệm, tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ tư, duyên thứ tư khiến đại địachấn động.

17. Lại nữa, này Ananda, khi Như Laichứng ngộvô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ năm, duyên thứ năm khiến đại địachấn động.

18. Lại nữa, này Ananda, khi Như Laichuyển bánh xe Pháp, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ sau, duyên thứ sau, khiến đại địachấn động.

19. Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai, chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ, không duy trì mạng sống, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ bảy, duyên thứ bảy, khiến đại địachấn động.

20. Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai nhập vô dư y Niết Bàn, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động mạnh. Đó là nhân thứ tám duyên thứ tám, khiến đại địachấn động. Này Ananda, do tám nhân này, tám duyên này, khiến đại địachấn động.

21. Này Ananda, có tám chúng. Thế nào là tám. Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

22. Này Ananda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

23. Này Ananda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần… chúng Cư sĩ… chúng Sa-môn… chúng Bốn Thiên vương… chúng Tam thập tam thiên… chúng Ma… chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ananda, như vậy là tám chúng.

24. Này Ananda, có tám thắng xứ. Thế nào là tám?

25. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc, có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ nhất.

26. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ hai.

27. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ ba.

28. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ tư.

29. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh – như bông gai màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh – như lụa Ba-la-nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ năm.

30. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, sắc màu vàng, tướng màu vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng – như bông Kanikàra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng – như lụa sa Balanại, cả hai mặt láng trơn màu vàng, tướng sắc vàng hình sắc vàng – như vậy vị này quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ sáu.

31. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ – như bông bandhujìvaka màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ – như lụa sa Balanại, cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ bảy.

32. Một vị quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng – như sao mai Osadhi màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng – như lụa sa Balanại, cả hai mặt láng trơn màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởngvô sắcnội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy”, đó là thắng xứ thứ tám. Này Ananda như vậy là tám thắng xứ.

33. Này Ananda, tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.

Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.

Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.

Vượt khỏi hoàn toànKhông vô biên xứ, với suy tư “thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.

Vượt khỏi hoàn toànThức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.

Vượt khỏi hoàn toànVô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy.

Vượt khỏi hoàn toànPhi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám.

Này Ananda, như vậy là tám giải thoát.

34. Này Ananda, một thời Ta ở tại Uruvelà, trên bờ sông Neranjara, dưới gốc cây Ajapàlanigrodha khi Ta mới thành đạo. Này Ananda, lúc bấy giờ Ác ma đến tại chỗ Ta ở, khi đến xong liền đứng một bên. Này Ananda, sau khi đứng một bên, Ác ma nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ”.

35. Này Ananda, khi được nói vậy, Ta nói với Ác ma:

– “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của ta chưa thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh phápTùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có truyền báChánh phápthần diệu.

Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báChánh phápthần diệu.

Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nam cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuchánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báchánh phápthần diệu.

Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những nữ cư sĩ của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuchánh pháptùy pháp, sống chơn chánh, sống theo chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý chưa có thể tuyên bố diễn giảng trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báchánh phápthần diệu.

Này Ác ma, Ta không diệt độ khi nào phạm hạnh mà Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn, nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người.

36. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Ác ma đến Ta, sau khi đến liền đứng một bên. Này Ananda, Ác ma đứng một bên nói với Ta như sau:

“Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ. Bạch Thế Tôn, đây là lời Thế Tôn đã nói: “Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo của Ta chưa trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp; khi có tà đạo khởi lên, chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền báChánh pháp thần diệu”. Bạch Thế Tôn, nay những Tỷ-kheo của Thế Tôn đã trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trìChánh pháp, thành tựuChánh pháptùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏigiáo lý đã có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân táchgiải thíchrõ ràngChánh pháp, khi có tà đạo khởi lên, đã có thể chất vấn và hành phục một cách khéo léo, đã có thể truyền báChánh pháp một cách thần diệu. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Thế Tôndiệt độ.

Bạch Thế Tôn đây là lời Thế Thôn đã nói: “Này Ác ma, ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo ni của Ta… ; khi nào những cư sĩ của Ta… ; khi nào phạm hạnh Ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người”. Bạch Thế Tôn, nay phạm hạnhThế Tôn giảng dạy đã được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài Người. Như vậy, nay Thế Tôn hãy diệt độ, Thiện Thệ hãy diệt độ. Bạch Thế Tôn nay đã đến thời Thế Tôn diệt độ”.

37. Khi được nói vậy, Ta nói với Ác ma:

“Này Ác ma, hãy an tâm, không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ”.

Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Laichánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành (không duy trì mạng sống lâu hơn nữa).

38. Khi được nói vậy, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho loài Trời và loài Người.

– Thôi đi, này Ananda, đừng có thỉnh cầuNhư Lai nữa. Này Ananda, nay thỉnh cầuNhư Lai không còn kịp thời.

39. Lần thứ hai, tôn giả Ananda… Lần thứ ba, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.

– Này Ananda, Ngươi có tin sự giác ngộThế Tôn không?

– Bạch Thế Tôn, con có tin!

– Vậy, này Ananda, sao Ngươi lại làm phiền Như Lai đến ba lần.

40. – Bạch Thế Tôn, chính con được tận mặt, đích thân nghe Thế Tôn dạy như sau: “Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túcNhư Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”.

– Này Ananda, Ngươi có tin tưởng không?

– Bạch Thế Tôn, con có tin tưởng!

– Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi, đã không nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Này Ananda, nếu Ngươi thỉnh Như Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.

41. Này Ananda, một thời Ta ở tại Vương Xá, núi Linh Thứu (Gijjha Kuta). Tại đấy Ta nói với ngươi: “Này Ananda, khả ái thay thành Vương Xá! Khả ái thay núi Linh Thứu! Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”. Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn. Ngươi không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnhNhư Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi”.

42. Này Ananda, một thời Ta ở thành Vương Xá, tại Nigrodhàràma… Ta cũng ở thành Vương Xá tại Corapapàta… Ta cũng ở thành Vương Xá, hang Sattapanni trên núi Vebhàra… Ta cũng ở thành Vương Xá, tại hang đá Kàla, trên núi Isigili… Ta cũng ở thành Vương Xá, tại khu rừng Sita trong hang đá Sappasondika… Ta cũng ở thành Vương Xá, tại Tapodàràma… Ta cũng ở thành Vương Xá, Trúc Lâm, hồ Kalandaka… Ta cũng ở thành Vương Xá, tại rừng Jìvakambavana… Ta cũng ở thành Vương Xá tại Maddakucchi ở Lộc Uyển.

43. Này Ananda, tại đấy Ta nói: “Này Ananda, khả ái thay thành Vương Xá, khả ái thay núi Linh Thứu, khả ái thay Nigrodhàràma, khả ái thay Corapapàta, khả ái thay hang Sattapanni trên núi Vebhara, khả ái thay hang đá Kàla trên núi Isigili, khả ái thay hang đá Sappasondika trong rừng Sìta, khả ái thay suối nước nóng Tapodàràma, khả ái thay hồ con sóc ở tại Trúc Lâm, khả ái thay rừng Jìvakambavana, khả ái thay vườn Nai ở tại Maddakucchi”!

44. “Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp, hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”. Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Thế Tôn. Ngươi không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnhNhư Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi”.

45. Này Ananda, một thời Ta ở Vesàli tại điện thờ Udena. Tại đấy, này Ananda, Ta cũng nói. “Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu người ấy muốn, có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”. Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầuNhư Lai: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho lời Trời và loài Người”. Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnhNhư Lai, Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.

46. Này Ananda, một thời Ta ở thành Vesàli tại điện thờ Gotamaka… ta cũng ở thành Vesàli tại điện thờ Sattambaka… Ta cũng ở thành Vesàli tại điện thờ Bahuputta… Ta cũng ở thành Vesàli tại điện thờ Sàrandada…

47. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Ta nói với ngươi: “Này Ananda, khả ái thay Vesàli, khả ái thay điện thờ Udena, khả ái thay điện thờ Gotamaka, khả ái thay điện thờ Sattamba, khả ái thay điện thờ Buhuputta, khả ái thay điện thờ Sàrandada, khả ái thay đền Càpàla. Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo thời, nếu muốn, người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn, Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại”. Dầu vậy, này Ananda, Ngươi không thể nhận hiểu sự gợi ý quá rõ ràng, sự hiện tướng quá rõ ràng của Như Lai, Ngươi không thỉnh cầuThế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy ở lại cho đến trọn kiếp, Thiện Thệ hãy ở lại cho đến trọn kiếp, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người”. Này Ananda, nếu Ngươi cầu thỉnhNhư Lai; Như Lai có thể bác bỏ hai lần cầu thỉnh, nhưng đến lần thứ ba, Như Lai có thể nhận lời. Này Ananda, như vậy là lỗi của Ngươi, như vậy là khuyết điểm của Ngươi.

48. Này Ananda, phải chăng ngay từ ban đầu Ta đã từng tuyên bố rằng mọi vậtưu ái, thân hình đều phải bị thay đổi, trở vềhư không, biến dịch? Này Ananda, làm sao có thể được như vầy: Những gì sanh khởi, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến diệt? Thật không có sự trạng ấy. Này Ananda, những gì Như Lai đã từ bỏ, dứt khoát, xả ly, phóng xả, khước từ, chính là thọ, hành. Như Lai đã nói và nói một cách dứt khoát: “Không lâu, Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ”. Nói rằng Như Lai vì muốn sống mà phản lại lời tuyên bố trên thời thật không có sự trạng ấy.

Này Ananda, chúng ta hãy đi đến giảng đường Kùtagàra tại rừng Đại Lâm.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn.

49. Rồi Thế Tôn cùng tôn giả Ananda đi đến giảng đường Kùtagàra vườn Đại Lâm, khi đi đến, Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy đi mời tất cả Tỷ-kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường này.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn, đi mời tất cả vị Tỷ-kheo sống ở gần Vesàli tụ họp tại giảng đường, rồi đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, chúng Tỷ-kheo đã tụ họp. Bạch Thế Tôn, Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời.

50. Thế Tôn liền đi đến giảng đường và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứngtu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.

51. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ.

Đó là lời Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm:

Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,
Từ biệt các Ngươi, Ta đi một mình.
Tự mình làm sở y cho chính mình,
Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật,
Nhiếp thúc ý chí, bảo hộtự tâm.
Ai tinh tấn trong pháp và luật này
Sẽ diệt sanh tử, chấm dứt khổ đau.

Tụng phẩm IV

1. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, đem theoy bát, vào Vesàli để khất thực. Sau khi khất thực ở Vesàli, ăn xong và trên đường khất thựctrở về, Thế Tôn nhìn Vesàli với cái nhìn của con voi chúa rồi nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, lần này là lần cuối cùng, Như Lai nhìn Vesàli. Này Ananda, chúng ta hãy đi đến làng Bhandagàma.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Bhandagàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Bhandagàma.

2. Rồi Thế Tôn nói với Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn Pháp mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ không chứng đạt Thánh Giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Định mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh Tuệ mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giải thoát mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Này các Tỷ-kheo, khi Thánh Giới được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Định được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Tuệ được giác ngộ, được chứng đạt; khi Thánh Giải thoát được giác ngộ, được chứng đạt, thời tham áimột đời sống tương lai được trừ diệt, những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.

3. Đó là lời Thế Tôn dạy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ lại nói thêm:

Giới, Định, Tuệ và Giải thoátvô thượng
Gotama danh xưng đã chứng ngộ.
Đấng Giác Ngộgiảng pháp chúng Tỷ-kheo.
Đạo Sưdiệt khổ, pháp nhãn, tịnh lạc.

4. Trong thời gianThế Tôn ở tại Bhandagàma, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ, Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

5. Rồi Thế Tôn, sau khi ở Bhandagàma cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Hatthigam… Ambagama… Jambugama…, hãy đi đến Bhoganagara.

6. – Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Bhoganagara.

7. Tại đây, Thế Tôn ở Bhoganagara tại đền Ananda, Ngài nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bốn Đạigiáo pháp, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Các Tỷ-kheo ấy vâng lờiThế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:

8. – Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: “Này Hiển giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sanh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáosai lầm. Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.

9. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ hai, các Ngươi hãy thọ trì.

10. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữtruyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu khôngphù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.

11. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: “Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữtruyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo Sư”. Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Đại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.

Này các Tỷ-kheo, bốn Đạigiáo pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.

12. Trong khi Thế Tôn ở tại Bhoganagara, pháp thoại này được giảng cho chúng Tỷ-kheo:

– Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ, Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc, tức là dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), vô minh lậu.

13. Rồi Thế Tôn, sau khi ở tại Bhoganagara cho đến khi Ngài xem là vừa đủ, liền bảo tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta sẽ đi đến Pàvà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn. Và Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến Pàvà, tại vườn xoài của Cunda, một người thợ sắt.

14. Thợ sắt Cunda nghe: “Nay Thế Tôn đã đến Pàvà và hiện đang ở trong vườn xoài của ta”. Rồi thợ sắt Cunda đến tại chỗ Thế Tôn, khi đến xong liền đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Và Thế Tônthuyết pháp cho thợ sắt Cunda đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ.

15. Và thợ sắt Cunda, sau khi được Thế Tônthuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoa hỷ, liền bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn nhận lời mời của con ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo”. Thế Tônim lặng nhận lời.

16. Thợ sắt Cunda, sau khi biết Thế Tôn đã nhận lời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ngài, thân phía hữu hướng về Ngài và từ biệt.

17. Và thợ sắt Cunda, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm và nhiều thứ Sùkara-maddave (một loại mộc nhĩ), và báo tin cho Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn sàng”.

18. Và Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theoy bát, cùng với chúng Tỷ-kheo đến nhà thợ sắt Cunda, khi đến xong liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi. Thế Tôn nói với thợ sắt Cunda:

– Này Cunda, loại mộc nhĩ đã soạn sẵn, hãy dọn cho ta. Còn các món ăn khác đã soạn sẵn, loại cứng và loại mềm, hãy dọn cho chúng Tỷ-kheo.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Thợ sắt Cunda vâng lờiThế Tôn, dọn cho Thế Tôn các món mộc nhĩ đã soạn sẵn, và dọn cho chúng Tỷ-kheo các món ăn khác, loại cứng và loại mềm.

19. Rồi Thế Tôn nói với thợ sắt Cunda:

– Này Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại. Ngươi hãy đem chôn vào một lỗ. Này Cunda, Ta không thấy một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm thiên giới, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Thợ sắt Cunda vâng theoThế Tôn, đem chôn món ăn mộc nhĩ còn lại vào một lỗ, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tônthuyết pháp cho thợ sắt Cunda đang ngồi xuống một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

20. Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và Thế Tônchánh niệm tĩnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn bệnh.

Rồi Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kusinàra.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn.

Tôi nghe: Sau khi dùng cơm tại nhà thợ sắt Cunda.
Cơn bệnh khốc liệt bỗng khởi lên, gần như chết đến nơi.
Sau khi cùng món ăn loại mộc nhĩ.
Kịch bệnh khởi lên nơi bậc Đạo Sư.
Điều phụcbệnh hoạn, Thế Tôn dạy rằng:
“Ta đi đến thành Kusinàra”.

21. Rồi Thế Tônbước xuống đường, đến một gốc cây và nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy xếp tư áo Sanghàti. Ta cảm thấymệt mỏi và muốn ngồi nghỉ, này Ananda.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn và xếp tư áo Sanghàti lại.

22. Thế Tôn ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, và nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy đem nước cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.

Khi được nói vậy, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khuấy lên, nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẩn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát chân tay.

23. Lần thứ hai, Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.

Lần thứ hai tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, vừa mới có khoảng năm trăm cỗ xe chạy qua. Do bánh xe khuấy lên, nước trở thành nông cạn, khuấy động và vẩn đục. Bạch Thế Tôn, sông Kakutthà không xa ở đây, nước thuần tịnh, dễ chịu, mát mẻ, trong sáng, dễ đến và khả ái. Tại đó, Thế Tôn có thể uống nước và làm dịu mát chân tay.

24. Lần thứ ba, Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy đem nước uống cho Ta. Này Ananda, Ta nay đang khát và muốn uống nước.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn, lấy bát và đi đến con sông nhỏ. Con sông đang chảy nông cạn, khuấy động và vẩn đục, khi tôn giả Ananda đến, liền trở thànhtrong trẻo, sáng lặng, không vẩn đục.

25. Tôn giả Ananda tự nghĩ: “Thật kỳ diệu thay, thật hy hữu thay thần túcuy lực của Như Lai. Con sông nhỏ đang chảy nông cạn, khuấy động và vẩn đục này, khi ta đến, liền trở thànhtrong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục”. Sau khi dùng bát lấy nước, tôn giả Ananda đến chỗ Thế Tôn và bạch với Ngài:

– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn thật là hy hữu. Bạch Thế Tôn, con sông nhỏ đang chảy nông cạn, khuấy động và vẩn đục này, khi con đến, liền trở thànhtrong trẻo, sáng lặng và không vẩn đục. Xin thỉnh Thế Tôn dùng nước. Xin thỉnh Thiện Thệ dùng nước!

Thế Tôn uống nước.

26. Lúc bấy giờ, Pukkusa, dòng họ Mallà, đệ tử của ngài Alàra Kàlàma đang đi trên con đường từ Kusinàra đến Pàvà.

Pukkusa, dòng họ Mallà thấy Thế Tôn ngồi dưới gốc cây, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Pukkusa, dòng họ Mallà, bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn thật là hy hữu, trạng tháitrầm tĩnh của một vị xuất gia!

27. Bạch Thế Tôn, thuở xưa, ngài Alàra Kàlàma đang đi trên đường. Rồi ngài bước xuống đường và ngồi xuống một gốc cây, không xa con đường để nghỉ trưa. Bạch Thế Tôn, lúc ấy có khoảng năm trăm cỗ xe đi ngang qua gần ngài Alàra Kàlàma. Bạch Thế Tôn, có một người đi theo sau lưng đoàn xe ấy, đễn chỗ ngài Alàra Kàlàma và nói với ngài: “Tôn giả có thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi qua không?” – “Này Hiền giả, ta không thấy”. – “Tôn giả có nghe tiếng không?” – “Này Hiền giả, ta không nghe tiếng”. – “Có phải Tôn giả đang ngủ không?” – “Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ”. – “Vậy có phải Tôn giả đang thức tỉnh?” – “Này Hiển giả, ta đang thức tỉnh”. – “Tôn giả đang thức tỉnh nhưng không thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe thấy tiếng. Bạch Tôn giả, cái áo của Tôn giả cũng bị lấm bụi”. – “Này Hiền giả, phải, áo ta bị lấm bụi”.

Bạch Thế Tôn, người ấy liền tự nghĩ: “Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm tĩnh của vị xuất gia. Trong khi giác tỉnh, còn thức nhưng không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng”. Sau khi tỏ sự thâm tín đối với ngài Alàra Kàlàma, vị ấy từ biệt.

28. – Này Pukkusa, nhà ngươi nghĩ thế nào? Cái gì khó làm hơn, cái gì khó thực hiện hơn? Một người trong khi giác tỉnh, còn thức mà không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng. Hay một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy, cũng không nghe tiếng?

29. – Bạch Thế Tôn, nói gì đến năm trăm cỗ xe này, cho đến hoặc sáu trăm, hoặc bảy trăm, hoặc tám trăm, hoặc chín trăm, hoặc một ngàn, cho đến trăm ngàn cỗ xe, cũng không thể so sánh được. Thật khó làm hơn, khó thực hiện hơn, một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy cũng không nghe tiếng.

30. – Này Pukkusa, một thời, Ta ở Atumà, tại nhà đập lúa. Lúc bấy giờ trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Này Pukkusa, một số đông người từ Atumà đi ra đến tại chỗ hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết…

31. Này Pukkusa, lúc bấy giờ Ta từ nhà đập lúa đi ra và đi qua đi lại ngoài trời, trước cửa nhà đập lúa, Này Pukkusa, có một người từ nơi đám đông ấy đi ra, đến chờ Ta, đảnh lễ và đứng một bên. Và Ta nói với người ấy đang đứng một bên:

32: – “Này Hiền giả, vì sao có số đông người tụ họp như vậy?” – Bạch Thế Tôn vừa rồi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Do vậy mà có số đông người ấy tụ họp tại đây. Bạch Thế Tôn, lúc ấy Ngài ở tại chỗ nào?” – “Này Hiền giả, lúc ấy Ta ở tại đây”. “Bạch Thế Tôn, Ngài không thấy gì cả sao?” – “Này Hiền giả, Ta không thấy gì”. – “Bạch Thế Tôn, Ngài không nghe tiếng gì cả sao?” – “Này Hiền giả, Ta không nghe tiếng gì?” – “Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang ngủ, phải không?” – “Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ”. – “Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang tỉnh thức phải không?” – “Này Hiền giả, phải”. – “Bạch Thế Tôn, Ngài đang tỉnh thức, nhưng trong khi trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết, nhưng Ngài không thấy, cũng không nghe gì”. – Này Hiền giả, phải như vậy”.

33. Này Pukkusa, người ấy liền tự nghĩ: “Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm lặng của vị xuất gia, khi thức tỉnh, dầu có mưa tầm tã ào ào, điện quang chói lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết mà không thấy gì, không nghe gì hết”. Sau khi nói lên lòng tin tưởng ở nơi Ta, người ấy đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về phía Ta và từ biệt.

34. Khi được nói vậy, Pukkusa, dòng họ Mallà bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, sự tin tưởng của con đối với ngài Alàra, Kàlàma, nay con đem rải rắc trước luồng gió lớn, nay con đem thả trôi vào dòng nước cuốn. Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày. Bạch Thế Tôn, con xin quy yThế Tôn, quy y Pháp và Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đếnmạng chung, con trọn đờiquy ngưỡng.

35. Rồi Pukkusa, dòng họ Mallà nói với một người khác: “Này bạn, hãy đem đến một cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc”. – “Tôn giả, xin vâng”. Người ấy vâng lời Pukkusa, dòng họ Mallà và đem đến một cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc.

Rồi Pukkusa, dòng họ Mallà đem dâng một cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc ấy cho Thế Tôn và nói:

– Bạch Thế Tôn, cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc. Mong Thế Tônthương xót con mà thâu nhận cho.

– Này Pukkusa, hãy đắp cho Ta một áo và đắp cho Ananda một áo.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Pukkusa, dòng họ Mallà vân lời Thế Tôn, đắp một áo cho Ngài và đắp một áo cho tôn giả Ananda.

36. Rồi Thế Tônthuyết pháp cho Pukkusa, người dòng họ Mallà, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Và Pukkusa, người dòng họ Mallà, sau khi được Thế Tônthuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễThế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn và từ biệt.

37. Khi Pukkusa, dòng họ Mallà đi chưa được bao lâu, tôn giả Ananda đem cặp áo màu kim sắc, vàng chói và sẵn sàng để mặc này đặt trên thân Thế Tôn, và khi cặp áo này được đặt trên thân Thế Tôn, màu sắc sáng chói của áo như bị lu mờ đi. Và Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn thật là hy hữu, sự thanh tịnh và sáng chói màu da của Như Lai! Bạch Thế Tôn, khi con đặt trên thân Thế Tôn, cặp áo màu kim sắc vàng chói và sẵn sàng để mặc này, màu sắc sáng chói của áo như bị lu mờ đi.

– Thật vậy, này Ananda. Này Ananda, có hai trường hợp, màu da của Như Laihết sứcthanh tịnh và sáng chói. Thế nào là hai? Này Ananda, trong đêm Như Lai chứng vô thượng Chánh Đẳng Giác và trong đêm Như Lai sắp diệt độ, nhập Niết-bàn giới, không còn dư y sanh tử nữa. Này Ananda, đó là hai trường hợp, màu da của Như Laihết sứcthanh tịnh và sáng chói.

38. Này Ananda, hôm nay khi canh cuối cùng đã mãn, tại Upavattana ở Kusinàrà, trong rừng Sàla của dòng họ Mallà, giữa hai cây sàla song thọ, Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, chúng ta hãy đi đến sông Kakutthà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn:

Cặp áo kim sắc này.
Pukkusa mang đến.
Đắp áo kim sắc này,
Da Đạo Sư sáng chói.

39. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến con sông Kakutthà, xuống sông tắm và uống nước rồi lội qua bờ bên kia, đi đến rừng xoài và tại đây, nói với đại đức Cundaka:

– Này Cundaka, hãy xếp áo Sanghàti làm bốn cho Ta. Này Cundaka, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Đại đức Cundaka vâng lờiThế Tôn và xếp áo Sanghàti làm bốn.

40. Rồi Thế Tôn nằm xuống phía hông bên mặt như dáng điệu con sư tử, hai chân để trên nhau, chánh niệm, tỉnh giác, suy tư, với ý niệm ngồi dậy lại khi phải thời. Và đại đức Cundaka ngồi phía trước Thế Tôn.

41.

Đức Phật tự đi đến
Con sông Kakutthà.
Con sông chảy trong sáng.
Mát lạnh và thanh tịnh.
Vị Đạo Sư mỏi mệt
Đi dần xuống mé sông.
Như Lai đấng Vô Thương
Ngự trị ở trên đời
Tắm xong, uống nước xong,
Lội qua bên kia sông.
Bậc Đạo Sưđi trước,
Giữa Tăng chúng Tỷ-kheo,
Vừa đi vừa diễn giảng.
Chánh pháp thật vi diệu.
Rồi bậc Đại Sĩ đến,
Tại khu vực rừng xoài.
Cho gọi vị Tỷ-kheo,
Tên họ Cundaka:
“Hãy gấp tư áo lại,
Trải áo cho ta nằm.
Nghe dạy, Cundaka
Lập tứcvâng lời dạy,
Gấp tư và trải áo,
Một cách thật mau lẹ.
Bậc Đạo Sư nằm xuống
Thân mình thật mệt mỏi.
Tại đây Cundaka,
Ngồi ngay phía trước mặt.

42. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, rất có thể có người làm cho thợ sắt Cunda hối hận: “Này Hiền giả Cunda, thật khônglợi ích gì cho Ngươi, thật là tai hại cho Ngươi, vì Như Lai dùng bữa ăncuối cùng từ Ngươi cúng dường, và nhập diệt”. Này Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ sắt Cunda: “Này Hiền giả, thật là công đức cho bạn, vì được Như Lai dùng bữa ăncuối cùng từ bạn cúng dường, và nhập diệt. Này Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tự thân lãnh thọlời nói này của Thế Tôn: “Có hai sự cúng dườngăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dườngăn uống khác? Thế nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hai là bữa ăn trước khi Như Laidiệt độ Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa ăn này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dườngăn uống khác. Nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng tuổi thọ; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng sắc đẹp; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng an lạc; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ đợưc hưởng cõi trời, nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng uy quyền”.

Này Ananda, cần phải làm cho thợ sắt Cunda tiêu tanhối hận.

43. Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu ý nghĩa này, liền thốt lời cảm khái như sau:

Công đức người bố thí,
Luôn luôn được tăng trưởng,
Trừ được tâm hận thù.
Không chất chứa, chế ngựa,
Kẻ chí thiện từ bỏ.
Mọi ác hạnhbất thiện,
Diệt trừ tham, sân, si.
Tâm giải thoátthanh tịnh.

Tụng phẩm V

1. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, chúng ta hãy đi qua bờ bên kia sông Hirannavati, đến ở Kusinàrà – Upavatama – rừng Sàlà của dòng họ Màllà.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn.

Rồi Thế Tôn, cùng với đại chúng Tỷ-kheo đi đến bên kia sông Hirannavati, tại Kusinàrà Upavattana, rừng Sàlà của dòng họ Mallà, khi đi đến nơi liền nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, hãy trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ: này Ananda, Ta nay mệt mỏi, muốn nằm nghỉ.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn, trải chỗ nằm, đầu hướng về phía Bắc giữa hai cây sàlà song thọ. Và Thế Tôn nằm xuống, về phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, hai chân để lên nhau chánh niệmgiác tỉnh.

2. Lúc bấy giờ, cây sàlà song thọ trổ hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài, nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dườngNhư Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dườngNhư Lai.

3. Rồi Như Lai nói với tôn giả Ananda:

— Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dườngNhư Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dườngNhư Lai.

Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kínhNhư Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựuChánh phápTùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dườngNhư Lai với sự cúng dườngtối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựuChánh phápTùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháphành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.

4. Lúc bấy giờ, tôn giả Upavàna đứng trước mặtThế Tôn và quạt Ngài. Thế Tôn liền quở tráchtôn giả Upavàna: “Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta.”

Tôn giả Ananda, liền tự suy nghĩ: “Đại đức Upavàna này là thị giả sống gần và hầu cận Thế Tônđã lâu ngày. Nay Thế Tôn trong giờ phút cuối cùng lại quở tráchđại đức Upavàna: “Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta”. Do nhơn gì, do duyên gì, Thế Tônquở tráchđại đức Upavàna: “Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt ta”?.

5. Rồi tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

Đại đức Upavàna này là thị giả, sống gần và hầu cận Thế Tônđã lâu ngày. Nay Thế Tôn trong giờ phút cuối cùng lại quở tráchđại đức Upavàna: “Này Tỷ-kheo, hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta.” Do nhơn gì, do duyên gì, Thế Tônquở tráchđại đức Upavàna: “Này Tỷ-kheo hãy đứng một bên, chớ có đứng trước mặt Ta”?

— Này Ananda, rất đông các vị Thiên thầnmười phươngthế giới tụ hội để chiêm ngưỡngNhư Lai. Này Ananda, cho đến mười hai do tuầnxung quanh Kusinàrà, Upavattana, rừng Sàlà thuộc dòng họ Mallà, không có một chỗ nào, nhỏ cho đến đầu một sợi tóc có thể chích được mà không đầy những Thiên thầnuy lựctụ họp. Này Ananda, các vị Thiên Thần đang than phiền: “Chúng ta từ rất xa đến chiêm ngưỡngNhư Lai. Thật rất là hy hữu, các Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giácxuất hiện ở đời, và tối hôm nay, trong canh cuối cùng, Như Lai sẽ nhập diệt. Và nay Tỷ-kheo có oai lực này lại đứng ngang trước Thế Tôn, khiến chúng ta không thể chiêm ngưỡngNhư Lai trong giờ phút cuối cùng”. Này Ananda, các chư Thiênthan phiền như vậy.

6. — Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đang nghĩ đến hạng chư Thiên nào?

– Này Ananda, có hạng chư Thiên ở trên hư không nhưng có tâm tư thế tục, những vị này khóc than, ới đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”.

Này Ananda, có hạng Thiên thần ở trên đất với tâm tư thế tục những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại:

“Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”.

chư Thiên đã diệt trừái dục, những vị này bình thản, tỉnh giácchịu đựng, với tâm suy tư: “Các hành là vô thường, làm sao sự kiện có thể khác được?”

7. — Bạch Thế Tôn, thuở trước các Tỷ-kheo sau khi thọ an cư, từ các địa phương đến chiêm ngưỡngNhư Lai, chúng con được sự lợi íchtiếp kiến, hầu cận những Tỷ-kheo tu hành điêu luyện. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tônnhập diệt, chúng con sẽ không được sự lợi íchtiếp kiến, hầu cận những Tỷ-kheo tu hành điêu luyện.

8. – Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡngtôn kính. Thế nào là bốn?

“Đây là chỗ Như Lai đản sanh”. Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡngtôn kính.

“Đây là chỗ Như Laichứng ngộvô thượng Chánh Đẳng Giác”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡngtôn kính.

“Đây là chỗ Như Laichuyển Pháp luân vô thượng”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡngtôn kính.

“Đây là chỗ Như Laidiệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn”, này Ananda, đó là Thánh tích, kẻ thiện tíncần phảichiêm ngưỡngtôn kính.

Này Ananda, đó là bốn Thánh tích, kẻ thiện tíncư sĩcần phảichiêm ngưỡngtôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam, cư si nữ sẽ đến với niềm suy tư: “Đây là chỗ Như Lai đản sanh”, “Đây là chỗ Như Laichứng ngộvô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, “Đây là chỗ Như Laichuyển Pháp luân vô thượng”, “Đây là chỗ Như Laidiệt độ, Nhập Vô dư y Niết-bàn”.

Này Ananda, và những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tínhoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi thiện thú, cảnh giớichư Thiên.

9. — Bạch Thế Tôn, chúng con phải cư xử với phái nữ như thế nào?

— Này Ananda, chớ có thấy chúng.

— Bạch Thế Tôn, nếu phải thấy chúng, thời phải như thế nào?

— Này Ananda, chớ có nói chuyện với chúng.

— Bạch Thế Tôn, nếu phải nói chuyện với chúng, thời phải như thế nào?

— Này Ananda, phải an trúchánh niệm.

10. — Bạch Thế Tôn, chúng con phải xử sự thân xá-lợi Như Lai như thế nào?

— Này Ananda, các Ngươi đừng có lo lắngvấn đềcung kính thân xá-lợi của Như Lai. Này Ananda, các Người hãy nỗ lực, hãy tinh tấn hướng về tự độ, sống không phóng dật, cần mẫn, chuyên hướng về tự độ. Này Ananda, có những học giả Sát-đế-lỵ, những học giả Bà-la-môn, những học giảgia chủthâm tínNhư Lai, những vị này sẽ lo cho sự cung kínhcúng dường thân xá-lợi của Như Lai.

11. — Bạch Thế Tôn, cần phảixử sự thân Như Lai như thế nào?

— Này Ananda, xử sự thân Chuyển luân Thánh Vương như thế nào, hãy xử sự thân xá-lợi Như Lai như vậy.

— Bạch Thế Tôn, người ta xử sự thân chuyển luân Thánh vương như thế nào?

— Này Ananda, thân của Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại được vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn vải gai bệnh, lại vấn thêm với vải mới, và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi thân được đặt vào trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Xong một giàn hỏa gồm mọi loại hương được xây dựng lên, thân của vị Chuyển luân Thánh vương được đem thiêu trên giàn hỏa này và tại ngã tư đường, tháp của vị Chuyển luân Thánh vương được xây dựng lên. Này Ananda, đó là pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương.

Này Ananda, pháp táng thân vị Chuyển luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem tại chỗ ấy vòng hoa, hương, hay hương bột nhiều màu, đảnh lễ tháp, hay khởi tâmhoan hỷ (khi đứng trước mặt tháp), thời những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúclâu dài.

12. Này Ananda, bốn hạng người sau này đáng được xây tháp. Thế nào là bốn? Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xứng đáng xây tháp. Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp. Đệ tửThanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp. Chuyển luân Thánh vương xứng đáng xây tháp.

Này Ananda, vì lý do gì, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: “Đây là tháp của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. ” Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ sanh lên thiện thú, cảnh giớichư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri xứng đáng xây tháp.

Này Ananda, vì lý do gì, bậc Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: “Đây là tháp của Thế TônĐộc Giác Phật”. ” Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giớichư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, bậc Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp.

Này Ananda, vì lý do gì, đệ tửThanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: “Đây là tháp đệ tửThanh Văn của Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri.” Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giớichư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, đệ tửThanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp .

Này Ananda, vì lý do gì, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng xây tháp? Này Ananda, tâm của dân chúng sẽ hoan hỷ khi nghĩ đến: “Đây là tháp của vị Pháp vương trị vì đúng pháp.” Do tâm hoan hỷ như vậy, khi thân hoại mạng chung, chúng sẽ được sanh thiện thú, cảnh giớichư Thiên. Này Ananda, vì lý do này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng xây tháp.

Này Ananda, đó là bốn hạng người xứng đáng xây tháp.

13. Rồi tôn giả Ananda đi vào trong tịnh xá, dựa trên cột cửa và đứng khóc: “Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tự lo tu tập. Nay bậc Đạo Sư của ta sắp diệt độ, còn ai thương tưởng ta nữa!”

Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, Ananda ở tại đâu?

— Bạch Thế Tôn, tôn giả Ananda đi vào trong tịnh xá, dựa trên cột cửa và đứng khóc: “Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tự lo tu tập. Nay bậc Đạo Sư của ta sắp diệt độ, còn ai thương tưởng ta nữa!”

Thế Tôn liền nói với một Tỷ-kheo:

— Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, nói với Ananda: “Này Hiền giả Ananda, bậc Đạo Sư cho gọi Hiền giả.”

— Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Vị Tỷ-kheo ấy vâng lờiThế Tôn, đi đến chỗ tôn giả Ananda, sau khi đến, liền nói với tôn giả: “Này Hiền giả Ananda, bậc Đạo Sư cho gọi Hiền giả.” – “Thưa vâng, Hiền giả. ” Tôn giả Ananda vâng lời vị Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

14. Thế Tôn nói với tôn giả Ananda đang ngồi một bên:

— Thôi vừa rồi, Ananda, chớ có buồn rầu, chớ có khóc than. Này Ananda, Ta đã tuyên bố trước với ngươi rằng mọi vậtái luyến, tốt đẹp đều phải sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này Ananda làm sao được có sự kiện này: “Các pháp sanh, trú, hữu vi, biến hoại đừng có bị tiêu diệt?” Không thể có sự kiện như vậy được. Này Ananda, đã lâu ngày, ngươi đối với Như Lai, với thân nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với khẩu nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng với ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi ích, an lạc, có một không hai, vô lượng. Này Ananda, ngươi là người tác thànhcông đức. Hãy cố gắngtinh tấn lên, ngươi sẽ chứng bậc Vô lậu, không bao lâu đâu.

15. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, những vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác trong thời quá khứ, những bậc Thế Tôn này đều có những thị giảtối thắng như Ananda của Ta. Này Tỷ-kheo, những vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác thời vị lai, những bậc Thế Tôn này cũng sẽ có những vị thị giảtối thắng như Ananda của Ta vậy.

Này các Tỷ-kheo, Ananda là người có trí và hiểu rõ: “Nay đúng thời để các Tỷ-kheo yết kiếnThế Tôn, nay đúng thời để các Tỷ-kheo ni, nay đúng thời để các nam cư sĩ, nay đúng thời để các nữ cư sĩ, nay đúng thời để các vua chúa, để các đại thần, để các ngoại đạo sư, để các đệ tử các ngoại đạoyết kiến Thế Tôn!”

16. Này các Tỷ-kheo, Ananda có bốn đức tánh kỳ cựu, hy hữu. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Tỷ-kheo đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda, và nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp, và nếu Ananda làm thinh thời, này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo ấy sẽ thất vọng.

Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo ni…, chúng nam cư sĩ… chúng nữ cư sĩ đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ, vì được yết kiến Ananda, và nếu Ananda thuyết pháp, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp và nếu Ananda làm thinh thời này các Tỷ-kheo, chúng nữ cư sĩ ấy sẽ thất vọng.

Này các Tỷ-kheo, vị Chuyển luân Thánh vương có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu.

Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Sát-đế-lỵ… chúng Bà-la-môn… chúng gia chủ… chúng Sa-môn đến yết kiến vị Chuyển luân Thánh vương, chúng sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến vị Chuyển luân Thánh vương và nếu vị Chuyển luân Thánh vương nói chuyện, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài nói chuyện, và nếu vị Chuyển luân Thánh vương làm thinh thời chúng Sa-môn ấy sẽ thất vọng.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ananda có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu. Nếu có chúng Tỷ-kheo… chúng Tỷ-kheo ni… chúng nam cư sĩ… chúng nữ cư sĩ đến yết kiến Ananda, chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì được yết kiến Ananda. và nếu Ananda thuyết pháp chúng ấy sẽ được hoan hỷ vì bài thuyết pháp, và nếu Ananda làm thinh, thời này các Tỷ-kheo chúng nữ cư sĩ ấy sẽ thất vọng.

Này các Tỷ-kheo, Ananda có bốn đức tánh kỳ diệu, hy hữu như vậy.

17. Khi được nói vậy, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé này, tại đô thịhoang vu này, tại đô thịphụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm-bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá-vệ), Sàketa (Sa-kỳ), Kosambi (Kiều-thương-di), Bàrànasi (Ba-la-nại). Thế Tôn hãy diệt độ tại chỗ ấy. Tại chỗ ấy, có đại chúng Sát-đế-lỵ, có đại chúng Bà-la-môn, có đại chúnggia chủ rất tin tưởngNhư Lai, các vị này sẽ cúng dường thân xá-lợi Như Lai.

— Này Ananda, chớ có nói như vậy, này Ananda, chớ có nói đô thị này nhỏ bé, đô thị này hoang vu, đô thị này phụ thuộc.

18. Này Ananda, thuở xưa có vị vua tên là Mahasudassana (Đại Thiên Kiến). Vị này là Chuyển luân vương, trị vì như pháp, là vị pháp vương, thống lãnh bốn thiên hạ, chinh phụchộ trì quốc dân, đầy đủ bảy báu. Này Ananda, đô thị Kusinàrà này là kinh đô của vua Mahasudassana, tên là Kusàvatì (Câu-xá-bà-đề), phía Đông và phía Tây rộng đến mười hai do tuần, phía Bắc và phía Nam rộng đến bảy do tuần.

Này Ananda, kinh đô Kusàvatì này rất phôịn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, dân chúng sung mãn, thực phẩmphong phú. Này Ananda, cũng như kinh đô Alakamanda của chư thiên rất phồn thịnh, phú cường dân cư đông đúc, Thiên chúngsung mãn, thực phẩmphong phú, cũng vậy này Ananda, kinh đô Kusàvatì này cũng rất phồn thịnh, phú cường, dân cư đông đúc, nhân chúng sung mãn.

Này Ananda, kinh đô Kusàvatì này, ngày đêm vang dậy chín loại tiếng, tức là tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng tỳ bà, tiếng hát, tiếng xập xỏa, tiếng chuông và tiếng thứ mười là lời kêu gọi: “Hãy uống đi, hãy ăn đi”.

19. Này Ananda, hãy đi vào Kusinàrà và nói với dân Mallà Kusinàrà: “Này các Vàsetthà, đêm nay, vào canh cuối cùng, Như Lai sẽ diệt độ”.

– Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Về sau chớ có hối hận: “Như Lai đã diệt độ tại làng vườn chúng tachúng ta không được chiêm ngưỡng Như Lai”.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn, đắp y, đem theoy bát và cùng một vị khác làm bạn đồng hànhđi vào Kusinàrà.

20. Lúc bấy giờ, dân Mallà ở Kusinàrà đang tụ họp tại giảng đường vì một vài công sự. Tôn giả Ananda đến tại giảng đường của dân Mallà ở Kusinàrà. Sau khi đến, tôn giả liền nói vói dân Mallà ở Kusinàrà:

– Này Vàsetthà, đêm nay, vào canh cuối cùngNhư Lai sẽ diệt độ, Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Này Vàsetthà, các Ngươi hãy đến. Về sau chớ có hối hận: “Như Lai đã diệt độ tại làng vườn chúng tachúng ta không được chiêm ngưỡng Như Lai”.

21. Dân Mallà cùng với con trai, con gái và vợ, khi nghe tôn giả Ananda nói như vậy, liền đau đớn, sầu muộn, tâm tư khổ não. Kẻ thì khóc than với đầu bù tóc rối, kẻ thì khóc than với cánh tay duỗi cao, kẻ thì khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”.

Và dân Mallà cùng với con trai, con gái và vợ đau đớn, sầu muộn, tâm tư khổ não, đi đến Upavattana, khu rừng Sàlà của dòng họ Mallà và đến chỗ tôn giả Ananda.

22. Tôn giả Ananda tự nghĩ: “Nếu ta để dân Mallà ở Kusinàrà đảnh lễThế Tôn từng người một, thời đêm sẽ tàn trước khi Thế Tôn được tất cả dân Mallà đảnh lễ. Vậy ta hãy để dân Mallà ở Kusinàrà đảnh lễ theo từng gia tộc”.

– Bạch Thế Tôn, gia tộc Mallà này với vợ con, đồ chúng, bạn bè đến cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

tôn giả Ananda, theo phương tiện này trong canh một, khiến dân Mallà ở Kusinàrà đảnh lễThế Tôn.

23. Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Subhadda ở tại Kusinàrà. Du sĩ ngoại đạo Subhadda được nghe: “Tối nay canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ”.

Và du sĩ ngoại đạo Subhadda suy nghĩ: “Ta nghe các du sĩ ngoại đạo niên cao lạp lớn, sư trưởngđệ tử nói rằng: “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trixuất hiện ra đời thật là hy hữu. Và đêm nay, vào canh cuối cùng Sa-môn Gotama sẽ diệt độ”. Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm ta. Ta tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp và giải được nghi vấn cho ta”.

24. Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đi đến Upavattana, khu rừng Sàla của dân Mallà, đến tại chỗ tôn giả Ananda và thưa với tôn giả:

Hiền giả Ananda, tôi nghe các du sĩ ngoại đạo, niên cạo lạp lớn, sư trưởngđệ tử nói rằng: “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trixuất hiện ra đời thật là hy hữu, và đêm nay, vào canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ”. Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm tôi. Tôi tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp giải được nghi vấn cho tôi. Hiền giả Ananda, hãy cho phép tôi được yết kiến Sa-môn Gotama.

Khi được nói vậy, tôn giả Ananda nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:

– Thôi đi Hiền giả Subhadda, chớ có phiền nhiễuNhư Lai. Thế Tôn đang mệt.

Lần thứ hai, du sĩ ngoại đạo Subhadda … Lần thứ ba, du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ananda:

Hiền giả Ananda, tôi nghe các du sĩ ngoại đạo, niên cạo lạp lớn, sư trưởngđệ tử nói rằng: “Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Trixuất hiện ra đời thật là hy hữu, và đêm nay, vào canh cuối cùng, Sa-môn Gotama sẽ diệt độ”. Nay có nghi vấn này khởi lên trong tâm tôi. Tôi tin Sa-môn Gotama có thể thuyết pháp giải được nghi vấn cho tôi. Hiền giả Ananda, hãy cho phép tôi được yết kiến Sa-môn Gotama.

Lần thứ ba, tôn giả Ananda nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:

– Thôi đi Hiền giả Subhadda, chớ có phiền nhiễuNhư Lai. Thế Tôn đang mệt.

25. Thế Tônnghe đượccâu chuyện của tôn giả Ananda với du sĩ ngoại đạo Subhadda, Ngài liền nói với tôn giả Ananda:

– Thôi Ananda, chớ có ngăn trở Subhadda, Ananda, hãy để cho Subhadda được phép yết kiếnNhư Lai. Những gì Subhadda hỏi Ta là hỏi để hiểu biết chớ không phải để phiền nhiễu Ta. Và những gì ta trả lời các câu hỏi, Subhadda sẽ hiểu ý nghĩa một cách mau lẹ.

Tôn giả Ananda liền nói với du sĩ ngoại đạo Subhadda:

– Này Hiền giả Subhadda, hãy vào. Thế Tôn đã cho phépHiền giả.

26. Rồi du sĩ ngoại đạo Subhadda đến chỗ Thế Tôn, nói lên những lời chúc tụnghỏi thămxã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Subhadda bạch Thế Tôn:

Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn là những vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởnggiáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổgiáo phái, được quần chúngtôn sùng, như các ngài Pàrana Kassapa, Makkhali Gosàla, Ajita Kesakambalì, Pakadha Kaccàyana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nàthaputta, tất cả những vị này có phải là giác ngộ như các vị đã tự cho như vậy, hay tất cả chưa giác ngộ, hay một số đã giác ngộ và một số chưa giác ngộ?

– Thôi Subhadda, hãy để vấn đề này yên một bên: “Tất cả những vị này có phải là đã giác ngộ như các vị đã tự cho như vậy, hay tất cả chưa giác ngộ, hay một số đã giác ngộ và một số chưa giác ngộ”. Này Subhadda, Ta sẽ thuyết pháp cho Ngươi. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Du sĩ ngoại đạo Subhadda vâng lờiThế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

27. – Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có (đệ nhất) Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo thời ở đây có (đệ nhứt) Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Đạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thốngngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán.

Này Subhadda, năm hai mươi chín,
Ta xuất gia hướng tìm chân thiện đạo.
Trải năm mươi năm với thêm một năm
Từ khi xuất gia, này Subhadda,
Ta là du sĩ tu Trí, tu Đức.

Ngoài lãnh vực này, không có Sa-môn (đệ nhứt) cũng không có Sa-môn đệ nhị, cũng không có Sa-môn đệ tam, cũng không có Sa-môn đệ tứ. Những hệ thốngngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những Tỷ-kheo sống chơn chánh, thì đời này không vắng những vị A-la-hán.

28. Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Subhadda bạch Thế Tôn:

– Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con xin quy yThế Tôn, quy y Phápquy y Tỷ-kheo Tăng. Mong con được xuất gia với Thế Tôn. Con xin thọ đại giới.

– Này Subhadda, ai trước kia là ngoại đạo, nay muốn xuất gia muốn thọ đại giới trong Pháp, Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt trú, các vị Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con ngườisai biệt nhau.

29. – Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kiangoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này phải sống bốn tháng biệt trú. Sau khi sống bốn tháng biệt thú, các vị Tỷ-kheo nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm, nếu các vị Tỷ-kheo đồng ý, hãy cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.

Thế Tôn nói với tôn giả Ananda:

– Này Ananada, hãy xuất gia cho Subhadda.

– Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tôn giả Ananda vâng lờiThế Tôn.

30. Du sĩ ngoại đạo Subhadda nói với tôn giả Ananda:

– Thật là lợi ích, thưa Tôn giả Ananda, thật là thiện lợi, thưa Tôn giả Ananda, được thọ lễ quán đảnh làm đệ tửtrước mặt bậc Đạo Sư!

Và du sĩ ngoại đạo Subhadda được xuất gia được thọ đại giới với Thế Tôn. Thọ đại giới không bao lâu, đại đức Subhadda ở một mình, an tịnh, không phóng dật, tinh tấn, sống nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đíchtối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏgia đình, sống không gia đình hướng đến. Đó là vô thượngphạm hạnh ngay trong hiện tại, tự giác chứng và an trú. Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.

đại đức Subhadda trở thành một A-la-hán nữa. Đại đức là vị đệ tửcuối cùng được Thế Tôn thế độ.

Tụng phẩm VI

1. Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Đạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Đạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các Ngươi.

2. Này Ananda, nay các vị Tỷ-kheo xưng hôvới nhauHiền giả. Sau khi Ta diệt độ, chớ có xưng hô như vậy. Này Ananda, vị Tỷ-kheo niên lão hãy gọi vị Tỷ-kheo niên thiếu, hoặc bằng tên, hoặc bằng họ, hoặc bằng tiếng Hiền giả. Vị Tỷ-kheo niên thiếu, hãy gọi vị Tỷ-kheo niên lão là Thượng tọa (Bhante) hay Đại đức.

3. Này Ananda, nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết.

4. Này Ananda, sau khi Ta diệt độ, hãy hành tội Phạm đàn (Brahmadanda) đối với Tỷ-kheo Channa.

– Bạch Thế Tôn, thế nào là Phạm đàn?

– Này Ananda, Tỷ-kheo Channa muốn nói gì thì nói. Chúng Tỷ-kheo sẽ không nói, sẽ không giảng dạy, sẽ không giáo giới Tỷ-kheo Channa.

5. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo các Người hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: “Bậc Đạo Sư có mặt trước chúng tachúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn”.

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy im lặng. Một lần thứ hai, Thế Tôn…. Một lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo có nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: “Bậc Đạo Sư có mặt trước chúng tachúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn”.

Lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Đạo Sư mà không hỏi, thời này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.

Khi được nói vậy, những vị Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

6. Rồi tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp.

– Này Ananda, ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.

7. Và Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: “Các pháp hữu vivô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.

Đó là lời cuối cùngNhư Lai.

8. Rồi Thế Tônnhập địnhSơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập địnhKhông vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập địnhThức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập địnhVô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập địnhPhi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha:

– Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ.

– Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.

9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư khôngvô biên xứ định. Xuất Hư khôngvô biên xứ, Ngài nhập địnhTứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập địnhTam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập địnhNhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập địnhSơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập địnhNhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập địnhTam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập địnhTứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tứcdiệt độ.

10. Khi Thế Tôndiệt độ, cùng với sự diệt độ, đại địachấn động khủng khiếp, râu tóc dựng ngược, sấm trời vang động.

Khi Thế Tôndiệt độ, Phạm thiên Sahampati, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Chúng sanh ở trên đời,
Từ bỏ thân ngũ uẩn
Bậc đạo sư cũng vậy,
Đấng Tuyệt luân trên đời.
Bậc Đại hùngGiác ngộ
Như Lai đã diệt độ.

Khi Thế Tôndiệt độ, Thiên chủ Sakka, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt
Đã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.

Khi Thế Tôndiệt độ, tôn giả Anuruddha, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Không phải thở ra vào
Chính tâm trú chánh định
Không tham áitịch tịnh
Tu sĩ hướng diệt độ
Chính tâm tịnh bất động
Nhẫn chịu mọi cảm thọ
Như đèn sáng bị tắt
Tâm giải thoáthoàn toàn.

Khi Thế Tôndiệt độ, tôn giả Ananda, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Thật kinh khủng bàng hoàng,
Thật râu tóc dựng ngược,
Khi Bậc Toàn thiện năng,
Bậc Giác ngộnhập diệt.

Khi Thế Tôndiệt độ, những Tỷ-kheo chưa giải thoáttham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệt nhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”. Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừtham ái, những vị này an trúchánh niệmtỉnh giác, nhẫn nại, suy tư: “Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏisự kiện ấy?”

11. Lúc bấy giờ, tôn giả Anuruddha nói với các Tỷ-kheo:

– Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Này các Hiền giả, phải chăngThế Tôn đã tuyên bố ngay từ ban đầu rằng mọi vậtưu ái thân tình đều phải sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này các Hiền giả, làm sao có thể được như vầy:”Những gì sanh, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến dịch? Thật không có sự trạng ấy”. Này các Hiền giả, chính chư Thiên đang trách đó.

– Thưa Tôn giả Anuruddha, Tôn giả đang nghĩ đến hạng chư Thiên nào?

Hiền giả Ananda, có hạng chư Thiên ở trên hư không nhưng có tâm tư thế tục, những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”.

Hiền giả Ananda, có hạng chư Thiên ở trên đất với tâm tư thế tục, những vị này khóc than với đầu bù tóc rối, khóc than với cánh tay duỗi cao, khóc than thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”. Còn những chư Thiêndiệt trừái dục, những vị này chánh niệmtỉnh giác, chịu đựng với tâm suy tư: “Các hành là vô thường, làm sao có thể khác được?”

12. Tôn giả Anuruddha và tôn giả Ananda luận bàn về Chánh pháp suốt cả đêm còn lại. Rồi tôn giả Anuruddha nói với tôn giả Ananda:

Hiền giả Ananda, hãy vào thành Kusinàrà: “Này Vàsetthà, Thế Tôn đã diệt độ, hãy làm những gì các ngươi nghĩ phải làm”.

Tôn giả, xin vâng!

Tôn giả Ananda vâng lờitôn giả Anuruddha, buổi sáng đắp y, đem theoy bát cùng một thị giả, vào thành Kusinàrà.

Lúc bấy giờ, dân Mallà ở Kusinàrà đang tụ họp tại giảng đường vì một vài công vụ. Tôn giả Ananda đến tại giảng đường của dân Mallà ở Kusinàrà, sau khi đến liền nói với dân Mallà ở Kusinàrà: “Này Vàsetthà, Thế Tôn đã diệt độ, hãy làm những gì các ngươi nghĩ phải làm”.

Dân Mallà cùng với con trai, con gái và vợ, khi nghe tôn giả Ananda nói như vậy liền đau đớnsầu muộn, tâm tư khổ não, kẻ thì khóc than với đầu bù tóc rối, kẻ thì khóc than với cánh tay duỗi cao, kẻ thì khóc than thân bổ nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”.

13. Rồi dân Mallà ở Kusinàrà ra lệnh cho những người làm: “Các người hãy gom góp hương, tràng hoa và tất cả nhạc khí ở Kusinàrà”.

Rồi dân Kusinàrà đem theo hương, tràng hoa, tất cả nhạc khí và năm trăm cuộn vải đi đến Upavattana, tại rừng Sàlà của dòng họ Mallà, đến tại chỗ thân xá lợi của Thế Tôn, rồi chúng ở lại cả ngày tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương, làm những bảo cái bằng vải và tràng hoa Mandala.

Rồi dân Mallà ở Kusinàrà suy nghĩ: “Hôm nay, nếu thiêu thân xá lợiThế Tôn thời quá sớm. Ngày mai, chúng ta sẽ làm lễ thiêu thân xá lợi của Thế Tôn”. Rồi dân Mallà ở Kusinàrà, cả ngày thứ hai, tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương, làm những bảo cái bằng vải và tràng hoa Mandala, ngày thứ ba cũng như vậy, ngày thứ tư cũng như vậy, ngày thứ năm cũng như vậy. Ngày thứ sáu cũng như vậy.

14. Đến ngày thứ bảy, dân Mallà ở Kusinàrà suy nghĩ: “Chúng ta đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa hát, nhạc, tràng hoa, hương, nay chúng ta hãy chở thân xác xá lợiThế Tôn ra ngoài thành về phía Nam và làm lễ thiêu thân tại chỗ ấy”.

Lúc bấy giờ tám vị tộc trưởng Mallà gội đầu, mặc áo mới với ý định khiêng nổi thân xá lợiNhư Lai nhưng khiêng không nổi được. Các vị Mallà ở Kusinàrà bạch Tôn giả Anuruddha:

– Bạch Tôn giả, do nhân gì, do duyên gì tám vị tộc trưởng Mallà này gội đầu, mặc áo mới với ý định khiêng nổi thân xá lợiNhư Lai, nhưng không khiêng nổi được?

– Này Vàsetthà, vì ý định của các Ngươi khác, ý định của chư Thiên khác.

15. – Bạch Tôn giả, ý định của chư Thiên là gì?

– Này các Vàsetthà, ý định của các Ngươi như sau:

“Chúng ta đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương. Nay chúng ta hãy chở thân xá lợiThế Tôn ra ngoài thành về phía Nam và làm lễ thiêu thân tại chỗ ấy”.

Này các Vàsetthà, ý định của chư Thiên như sau: “Chúng ta đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương hương của Chư thiên nay chúng ta hãy khiêng thân xá lợiThế Tôn về hướng Bắc phía Bắc của thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Bắc, hãy khiêng qua Trung tâm của thành, rồi hướng về phía Đông, khiêng đến phía Đông của thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Đông, hãy khiêng đến phía Đông của thành, tại đền của dân Mallà tên là Makuta-bandhana và chúng ta sẽ thiêu thân Thế Tôn tại chỗ ấy”.

– Bạch Tôn giả, ý định của chư Thiên thế nào, ý định của chúng con cũng vậy.

16. Lúc ấy, khắp cả Kusinàrà cho đến đống bụi, đống rác, được rải la liệt lên đến đầu gối toàn hoa Mandaràva. Rồi chư Thiên và các dân Mallà ở Kusinàrà, sau khi đã tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường thân xá lợiThế Tôn với các điệu múa, hát, nhạc, tràng hoa, hương của chư Thiênloài Người, liền khiêng thân xá lợiThế Tôn về phía Bắc của Thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Bắc, liền khiêng qua Trung tâm của thành, rồi hướng về phía Đông, khiêng đến phía Đông của thành. Sau khi khiêng qua cửa phía Đông, liền khiêng đến phía Đông của thành, tại đền của dân Mallà tên là Makuta-bandhana và đặt thân xá lợi của Thế Tôn tại chỗ ấy.

17. Rồi dân Mallà bạch tôn giả Ananda:

– Bạch Tôn giả Ananda, chúng con nay phải xử sự như thế nào đối với thân xá lợi Như Lai?

– Này các Vàsetthà, xử sự thân Chuyển luân Thánh vương như thế nào, hãy xử sự thân xá lợiNhư Lai như vậy.

– Bạch Tôn giả Ananda, xử sự thân Chuyển luân Thánh vương phải như thế nào?

– Này cá Vàsetthà, thân Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn với vải mới. Sau khi vấn vải mới, lại được vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn với vải gai bện, lại vấn thêm với vải mới và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi thân được đặt trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Xong một giàn hỏa gồm mọi loại hương được xây dựng lên, thân vị Chuyển luân Thánh vương được đem thiêu trên giàn hỏa này, và tại ngã tư đường, tháp vị Chuyển luân Thánh vương này được xây dựng lên. Này các Vàsetthà, đó là pháp táng thân của vị Chuyển luân Thánh vương.

Này các Vàsetthà, pháp táng thân của vị Chuyểb luân Thánh vương như thế nào, pháp táng thân của Thế Tôn cũng như vậy. Tháp của Như Lai phải được dựng lên tại ngã tư đường. Và những ai đem đến tại chỗ ấy vòng hoa, hương, hay hương bột nhiềumàu, đảnh lễ tháp hay khởi tâmhoan hỷ (khi đứng trước mặt tháp) , thời những người ấy sẽ được lợi ích, hạnh phúclâu dài.

18. Và các người Mallà ở Kusinàrà sai những người làm công:

– Hãy đem lại tất cả vải gai bện của Mallà .

Rồi những người Mallà ở Kusinàrà vấn tròn thân Thế Tôn với vải mới. Sau khi vấn vải mới xong, lại vấn thêm với vải gai bện. Sau khi vấn với vải gai bện lại vấn thêm với vải mới và tiếp tục như vậy cho đến năm trăm lớp cả hai loại vải. Rồi đặt thân Như Lai vào trong một hòm dầu bằng sắt, đậy hòm sắt này vào một hòm sắt khác, dựng lên một giàn hỏa gồm mọi loại hương và đặt thân Thế Tôn trên giàn hỏa.

19. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mallà Kassapa đang đi giữa đường từ Pàvà đến Kusinàrà với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Rồi Tôn giả Mallà Kassapa bước xuống đường và đến ngồi tại một gốc cây.

Lúc bấy giờ có một tà mạngngoại đạo lấy một hoa Mandàrava ở Kusinàrà và đang đi trên một con đường đến Pàvà.

Tôn giả Mallà Kassapa thấy tà mạngngoại đạo đi từ đàng xa đến. Thấy vậy, tôn giả liền hỏi tà mạngngoại đạo ấy:

– Này Hiền giả, Hiền giả có biết bậc Đạo sưchúng tôi không?

– Này Hiền giả, tôi có biết. Sa-môn Gotama đã diệt độ cách hôm nay một tuần. Từ chỗ ấy, tôi được hoa Mandàrava này.

Lúc ấy những Tỷ-kheo chưa giải thoáttham ái, có vị thì khóc than với cánh tay duỗi cao, có vị thì khóc than, thân nằm nhoài dưới đất, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm, Thiện Thệnhập diệt quá sớm, Pháp nhãn biến mất ở trên đời quá sớm”. Còn những Tỷ-kheo đã diệt trừtham ái, những vị bnày an trúchánh niệm, tỉnh giác nhẫn nại suy tư: “Các hành là vô thường, làm sao tránh khỏisự kiện ấy?”

20. Lúc bấy giờ, Subhadda được xuất gia khi đã lớn tuổi đang ngồi trong hội chúng này. Subhadda được xuất gia khi đã lớn tuổi nói với những Tỷ-kheo ấy:

– Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Chúng ta đã được thoát khỏihoàn toàn vị Đại Sa-môn ấy, chúng ta đã bị phiền nhiễuquấy rầy với những lời: “Làm như thế này không hợp với các Ngươi. Làm như thế này hợp với các Ngươi”. Nay những gì chúng ta muốn, chúng ta làm, những gì chúng ta không muốn, chúng ta không làm.

Tôn giả Mahà Kassapa mới nói với các vị Tỷ-kheo:

– Thôi các Hiền giả, chớ có sầu não, chớ có khóc than. Này các Hiền giả, phải chăngThế Tôn đã tuyên bố ngay từ ban đầu rằng mọi vậtưu ái thân tình đều phải bị sanh biệt, tử biệt và dị biệt. Này các Hiền giả, làm sao có thể được như vầy: Những gì sanh, tồn tại, hữu vi, chịu sự biến hoại mà lại mong khỏi có sự biến dịch? Thật không có sự trạng ấy.

21, Lúc bấy giờ bốn vị tộc trưởng Mallà gội đầu, mặc áo mới với ý định châm lửa thiêu giàn hỏa Thế Tôn nhưng châm lửa không cháy.

Các vị Mallà ở Kusinàrà bạch tôn giả Anuruddha:

– Bạch Tôn giả, do nhân gì, do duyên gì, bốn vị tộc trưởng Mallà này gội đầu, mặc áo mới với ý định châm lửa thiêu giàn hỏa Thế Tôn, nhưng châm lửa không cháy?

– Này các Vàsetthà, ý định của chư Thiên khác.

– Bạch Tôn giả, ý định của chư Thiên như thế nào?

– Này các vàsetthà, ý định của chư Thiên như sau: “Tôn giả Mahà Kassapa nay đang đi giữa đường giữa Pàvà và Kusinàrà cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Giàn hỏa Thế Tôn chỉ được đốt cháy khi tôn giả Mahà Kassapa cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn”.

– Bạch Tôn giả, ý địnhchư Thiên như thế nào, hãy làm y như vậy.

22. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đến tại đền Makuta Bandhana của những vị Mallà tại giàn hỏa Thế Tôn, khi đến xong liền choàng áo phía một bên vai, chấp tay, đi nhiễu phía tay phải xung quanh giàn hỏa ba lần, cởi mở chân ra và cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Năm trăm vị Tỷ-kheo ấy choàng áo phía một bên vai, chấp tay, đi nhiễu qua phía tay phải xung quanh giàn hỏa ba lần và cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Và khi tôn giả Mahà Kassapa và năm trăm vị Tỷ-kheo đảnh lễ xong, thời giàn hỏa Thế Tôn tự bắt lửa cháy.

23. Khi thân Thế Tôn đã cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa các khớp xương, thảy đều cháy sạch không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại.

Như sanh tô hay dầu bị cháy, tất cả đều cháy sạch không có tro, không có than, cũng vậy khi thân Thế Tôn cháy, từ da ngoài cho đến da mỏng, thịt, dây gân hay nước giữa khớp xương, tất cả đều cháy sạch không có tro, không có than, chỉ có xương xá lợi còn lại. Và năm trăm tầng lớp vải gai bện, cả hai lớp trong nhất và lớp ngoài nhất đều bị cháy thiêu.

Khi thân Thế Tôn bị thiêu cháy xong, một dòng nước từ hư không chảy xuống tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và một dòng nước từ kho nước (hay từ cây sàlà) phun lên tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn, và các người Mallà ở Kusinàrà dùng nước với mọi loại hương tưới tắt giàn hỏa Thế Tôn.

Rồi các người Mallà xứ Kusinàrà đặt xá lợiThế Tôn trong giảng đường, dùng cây thương làm hàng rào, dùng cây cung làm bức thành xung quanh và trong bảy ngày tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường với các điệu múa, hát, nhạc, vòng hoa, hương.

24. Vua nước Magadha tên là Ajàtasattu Vedehiputta nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà. Vua liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, ta cũng là người Sát-đế-lỵ. Ta cũng xứng đáng được một phần xá lợiThế Tôn, ta cũng dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá lợi Thế Tôn”.

Những người Licchavì ở Vesàli nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được phần xá lợiThế Tôn. Chúng tôi cũng dựng tháp và tổ chức nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

Các người Sakyà ở Kapilavatthu nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá lợiThế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ với xá-lợi Thế Tôn”.

Những người Buli ở Allakappa nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá lợi Thế Tôn”.

Những người Koli ở Rãmagãma nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà , liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá lợiThế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá lợiThế Tôn.”

Bà-la-môn Vethadìpaka nghe tinThế Tôn đã diệt độ ở Kusinàrà, liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, tôi là người Bà-la-môn. Tôi cũng xứng đáng được một phần xá lợiThế Tôn. Tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

Các người Mallà ở Pàvà nghe tinThế Tôn đã diệt độ liền gửi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được một phần xá-lợi Thế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”.

25. Khi được nói vây các người Mallà ở Kusinàrà liền tuyên bố giữa đại chúng:

Thế Tôn đã diệt độ tại làng vườn của chúng tôi, chúng tôi sẽ không cho phần xá lợi nào của Thế Tôn.

Khi nghe vậy. Bà-la-môn Dona nói với chúng:

Tôn giả, hãy nghe lời tôi nói!
Phật dạy chúng ta phải kham nhẫn.
Thật không tốt nếu có tranh giành.
Khi chia xá lợi bậc Thượng nhân.
Chúng ta hãy đoàn kết nhất tâm,
Hoan hỷ chia xá lợi tám phần.
Chúng ta hãy dựng tháp mọi phương,
Đại chúngmười phương tin Pháp nhãn

– Này Tôn giả Bà-la-môn, Ngài hãy phân chiaxá lợi ra tám phần đồng đều.

– Xin vâng, các Tôn giả.

Bà-la-môn Dona vâng lờihội chúng ấy, phân chia xá-lợi Thế Tôn thành tám phần đồng đều rồi thưa hội chúng:

– Các Tôn giả, hãy cho tôi cái bình dùng để đông chia xá-lợi này. Tôi sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ cho cái bình.

hội chúng ấy tặng Bà-la-môn Dona cái bình.

26. Và người Moriyà ở Pipphalivana nghe tinThế Tôn đã diệt độ liền gởi một sứ giả đến các người Mallà ở Kusinàrà: “Thế Tôn là người Sát-đế-lỵ, chúng tôi cũng là người Sát-đế-lỵ. Chúng tôi cũng xứng đáng được hưởng một phần xá lợiThế Tôn. Chúng tôi cũng sẽ dựng tháp và tổ chức các nghi lễ đối với xá-lợi Thế Tôn”. – “Nay không còn phần xá-lợi Thế Tôn nào. Xá-lợi Thế Tôn đã được phân chia, hãy lấy tro còn lại”. Rồi các vị nầy lấy than tro còn lại.

27. Và vua nước Magadha tên là Ajàtasattu, con bà Videhi xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vương Xá và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Licchavi ở Vesàli cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vesàli và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Sakya ở Kapilavatthu cũng xây dựng trên xá-lợi Thế Tôn tại Kapilavatthu và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Buli ở Allakappa cũng xây dựng tháp trên xá lợiThế Tôn tại Allakappa và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Koli ở Ràmagama cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Ràmagama và tổ chức lễ cúng dường.

Bà-la-môn Vethadìpaka cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Vethadìpa và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Mallà ở Pàvà cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Pàvà và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Màllà ở Kusinàrà cũng xây dựng tháp trên xá-lợi Thế Tôn tại Kusinàrà và tổ chức lễ cúng dường.

Bà-la-môn Dona cũng xây dựng tháp trên bình (dùng để đong chia xá-lợi) và tổ chức lễ cúng dường.

Những người Moriyà ở Pipphalivana cũng xây dựng tháp trên những than tro và tổ chức lễ cúng dường.

Như vậy có tám tháp xá-lợi, tháp thứ chín trên bình (dùng để đong chia xá-lợi) và tháp thứ mười trên tro (xá-lợi).

Đó là truyền thốngthời xưa như vậy.

28.

Đấng Pháp NhãnVô Thượng
Xá-lợi phân tám phần.
Bảy phần được cúng dường.
Tại Jambudìpa.
Một phần Long vương cúng.
Tại Ràmagàma.
Một răng Phật được cúng,
Tại cõi Tam Thiên giới,
Một tại Gandhàra,
Một tại Kalinga.
Một răng, vua Long vương.
Tự mình riêng cúng dường.
Quả đất được chói sáng,
Với hào quang xá-lợi,
Với lễ vậtcúng dường.
Hạng thượng phẩm, thượng đẳng.
Xá-lợi đấng Pháp Nhãn.
Như vậy được cúng dường,
Bởi những bậc tôn trọng
Cúng kính lễcúng dường,
Bởi những bậc tôn trọng
Cúng kính lễcúng dường.
Bởi Thiên, Long, Nhơn chủ,
Bởi bậc Tối thượng nhơn.
Các người hãy chắp tay,
Cung kính lễ cúng dường.
Khó thay sự chiêm ngưỡng.
Tôn nhan bậc Như Lai.
Trải nhiều nhiều trăm kiếp,
May lắm được một phần.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2535 – 1991

Bản dịch Anh ngữ


16. MAHA-PARINIBBANA SUTTA

Last Days of the Buddha

Translated from the Pali by Sister Vajira and Francis Story
From Last Days of the Buddha: The Maha-Parinibbana Sutta, Translated from the Pali by Sister Vajira and Francis Story (revised edition), (Kandy: Buddhist Publication Society, 1998). Copyright © 1998 Buddhist Publication Society.

Foreword

The translation of the Maha-Parinibbana Sutta which is offered here is a work of collaboration, but is based upon a text prepared by Sister Vajira of Germany, to whom credit for the initial work must be given. The final revision of the text was done by Mr Francis Story. The notes and references which, it is hoped, will help in the understanding of the text have been contributed by the Venerable Nyanaponika Mahathera, much of the material for them being taken from the Pali Commentary.

Every effort has been made to give a faithful rendering of the original Pali. The greater part of the sutta is straight forward narrative, but it also includes references to profound aspects of the Dhamma, which have to be understood in their precise meaning if the full import of the Buddha’s last exhortations is to be conveyed. In the choice which inevitably arises between terminological exactitude and literary form, the translators have endeavoured to preserve the former with as little sacrifice as possible of the latter. Those who understand the difficulties of Pali translation will appreciate that this is no easy task, and will readily overlook the absence of those literary graces which only a freer rendering would have permitted.

As in previous translations, some repetitions have been omitted and some repetitive passages condensed.

BUDDHIST PUBLICATION SOCIETY
* * *

Foreword to the Revised Edition

In this revised edition of Last Days of the Buddha, a number of stylistic changes have been made, aimed at improved readability. The word “Bhagava,” untranslated in the original edition, has been replaced by “the Blessed One”; several archaic expressions, which gave a slightly Biblical flavour to the diction, have been replaced by their modern counterparts; awkward sentences have been reformulated; and greater consistency was aimed at in the rendering of certain terms and expressions. The notes have also been revised in certain respects. The titles of the chapters and sections have been supplied by the translator and editors, though the division of the work into six recitation units dates back to the period when the Canon was transmitted orally from one generation to the next.

* * *

Introduction

Of the thirty-four discourses (suttas) that make up the Digha Nikaya (Collection of Long Discourses), ours, the sixteenth, is the longest, and so altogether maintains the first place where length is concerned.

It preserves the principal feature of the Buddhist sutta, insofar as it is, like others, a rehearsal of events as they have been witnessed. On account of its unique composition, however, it is, more than other suttas, capable not only of winning the affection of the pious Buddhist, as it naturally does, but also of attracting the general reader, since it is indeed a fine specimen of sacred universal literature.

It gives a good general idea of the Buddha’s Teaching, too, even though it hardly offers anything that is not found — and often more extensively dealt with — in other suttas.

At the end of his life, after almost half a century’s ministry, the Master had long since taught all that was necessary for attaining the ideal. During the last period his primary concern, therefore, was to impress on his followers the necessity of unflinchingly putting into practice those very same teachings: an appeal that could, of course, hardly fail in stirring their hearts more than ever before.

The Sangha came, indeed, to witness the greatest event in its history, and was keenly aware of it, especially since the Master had announced his Parinibbana three months ahead. The impression on the bhikkhus who flocked to him in large numbers as he was pressing northward was tremendous, and could not fail to be reflected vividly in the oral account. (The Buddhist canon was originally, as is well known, altogether oral.) Because of its particular import and abundance, this material was soon formed into one body; and so our sutta came to be.

In this connection, it is hardly possible not to remember gratefully the Venerable Ananda. His share in the preservation of the Master’s word is paramount to any other bhikkhu’s, and his figure is inseparable from our texts. This was to become manifest for all time in the Maha-Parinibbana Sutta, which is plainly unimaginable without him. For it is Ananda, and again Ananda, whom the Master addresses, having tested for twenty-five years his sure grasp and brilliant memory and also his indefatigable personal devotion. But Ananda too, here more than elsewhere, by his constant queries, worries, and amazements, becomes without intending it a central figure beside the Master himself, which undoubtedly increases the attractiveness of the text. Thus, then, Ananda, gentle and pleasant as his name, and yet almost throughout his career incurring the reproach of the brethren, was immortalized along with his beloved Master, and — as we may add — along with his strange position between praise and blame, assuming mystic character in the third chapter.

The third chapter, almost exclusively, is devoted to depicting the circumstances connected with the Master’s relinquishment of life, which is the dramatic culmination of events. It overwhelmingly drives home the purely metaphysical significance of the Parinibbana, or at least ought to do so. For the Buddha neither succumbed to his fatal illness nor did he give way to the appeal of Mara (which is identical with the non-appeal of Ananda), but sovereignly let go of existence at a timely hour, just as forty-five years earlier, on becoming fully enlightened, he had duly taken upon himself the wearisome task of teaching men. This fact is most thought-provoking, and consistently leads to the conclusion that by his Parinibbana, indeed, the Buddha bore the last and highest possible testimony to his Teaching, which permits of no lingering inclination to self-preservation and continuance, but on the contrary reaches the highest exultation ending it all. The Master’s Parinibbana is, therefore, the one sorrowful event in the history of Buddhism that turns out, in its true meaning, to be really the most blissful.

Sister Vajira
Ceylon, May 1961

Maha-Parinibbana Sutta
Part One
In Magadha

1. Thus have I heard. Once the Blessed One [1] dwelt at Rajagaha, on the hill called Vultures’ Peak. At that time the king of Magadha, Ajatasattu, son of the Videhi queen, [2] desired to wage war against the Vajjis. He spoke in this fashion: “These Vajjis, powerful and glorious as they are, I shall annihilate them, I shall make them perish, I shall utterly destroy them.”

2. And Ajatasattu, the king of Magadha, addressed his chief minister, the brahmin Vassakara, saying: “Come, brahmin, go to the Blessed One, pay homage in my name at his feet, wish him good health, strength, ease, vigour, and comfort, and speak thus: ‘O Lord, Ajatasattu, the king of Magadha, desires to wage war against the Vajjis. He has spoken in this fashion: “These Vajjis, powerful and glorious as they are, I shall annihilate them, I shall make them perish, I shall utterly destroy them.”‘ And whatever the Blessed One should answer you, keep it well in mind and inform me; for Tathagatas [3] do not speak falsely.”

3. “Very well, sire,” said the brahmin Vassakara in assent to Ajatasattu, king of Magadha. And he ordered a large number of magnificent carriages to be made ready, mounted one himself, and accompanied by the rest, drove out to Rajagaha towards Vultures’ Peak. He went by carriage as far as the carriage could go, then dismounting, he approached the Blessed One on foot. After exchanging courteous greetings with the Blessed One, together with many pleasant words, he sat down at one side and addressed the Blessed One thus: “Venerable Gotama, Ajatasattu, the king of Magadha, pays homage at the feet of the Venerable Gotama and wishes him good health, strength, ease, vigour, and comfort. He desires to wage war against the Vajjis, and he has spoken in this fashion: ‘These Vajjis, powerful and glorious as they are, I shall annihilate them, I shall make them perish, I shall utterly destroy them.'”

Conditions of a Nation’s Welfare

4. At that time the Venerable Ananda [4] was standing behind the Blessed One, fanning him, and the Blessed One addressed the Venerable Ananda thus: “What have you heard, Ananda: do the Vajjis have frequent gatherings, and are their meetings well attended?”

“I have heard, Lord, that this is so.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis assemble and disperse peacefully and attend to their affairs in concord?”

“I have heard, Lord, that they do.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis neither enact new decrees nor abolish existing ones, but proceed in accordance with their ancient constitutions?”

“I have heard, Lord, that they do.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis show respect, honour, esteem, and veneration towards their elders and think it worthwhile to listen to them?”

“I have heard, Lord, that they do.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis refrain from abducting women and maidens of good families and from detaining them?”

“I have heard, Lord, that they refrain from doing so.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis show respect, honour, esteem, and veneration towards their shrines, both those within the city and those outside it, and do not deprive them of the due offerings as given and made to them formerly?”

“I have heard, Lord, that they do venerate their shrines, and that they do not deprive them of their offerings.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.

“What have you heard, Ananda: do the Vajjis duly protect and guard the arahats, so that those who have not come to the realm yet might do so, and those who have already come might live there in peace?”

“I have heard, Lord, that they do.”

“So long, Ananda, as this is the case, the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline.”

5. And the Blessed One addressed the brahmin Vassakara in these words: “Once, brahmin, I dwelt at Vesali, at the Sarandada shrine, and there it was that I taught the Vajjis these seven conditions leading to (a nation’s) welfare. [5] So long, brahmin, as these endure among the Vajjis, and the Vajjis are known for it, their growth is to be expected, not their decline.”

Thereupon the brahmin Vassakara spoke thus to the Blessed One: “If the Vajjis, Venerable Gotama, were endowed with only one or another of these conditions leading to welfare, their growth would have to be expected, not their decline. What then of all the seven? No harm, indeed, can be done to the Vajjis in battle by Magadha’s king, Ajatasattu, except through treachery or discord. Well, then, Venerable Gotama, we will take our leave, for we have much to perform, much work to do.”

“Do as now seems fit to you, brahmin.” And the brahmin Vassakara, the chief minister of Magadha, approving of the Blessed One’s words and delighted by them, rose from his seat and departed.

Welfare of the Bhikkhus

6. Then, soon after Vassakara’s departure, the Blessed One addressed the Venerable Ananda thus: “Go now, Ananda, and assemble in the hall of audience as many bhikkhus as live around Rajagaha.”

“Very well, Lord.” And the Venerable Ananda did as he was requested and informed the Blessed One: “The community of bhikkhus is assembled, Lord. Now let the Blessed One do as he wishes.”

Thereupon the Blessed One rose from his seat, went up to the hall of audience, took his appointed seat there, and addressed the bhikkhus thus: “Seven conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they assemble frequently and in large numbers; meet and disperse peacefully and attend to the affairs of the Sangha in concord; so long as they appoint no new rules, and do not abolish the existing ones, but proceed in accordance with the code of training (Vinaya) laid down; so long as they show respect, honour, esteem, and veneration towards the elder bhikkhus, those of long standing, long gone forth, the fathers and leaders of the Sangha, and think it worthwhile to listen to them; so long as they do not come under the power of the craving that leads to fresh becoming; so long as they cherish the forest depths for their dwellings; so long as they establish themselves in mindfulness, so that virtuous brethren of the Order who have not come yet might do so, and those already come might live in peace; so long, bhikkhus, as these seven conditions leading to welfare endure among the bhikkhus and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

7. “Seven further conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they do not delight in, are not pleased with, and are not fond of activities, talk, sleep, and company; so long as they do not harbour, do not come under the spell of evil desires; have no bad friends, associates, or companions; and so long as they do not stop halfway on account of some trifling achievement. So long, bhikkhus, as these seven conditions leading to welfare endure among the bhikkhus and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

Seven Good Qualities [6]

8. “Seven further conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they shall have faith, so long as they have moral shame and fear of misconduct, are proficient in learning, resolute, mindful, and wise. So long, bhikkhus, as these seven conditions leading to welfare endure among the bhikkhus, and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

Seven Factors of Enlightenment [7]

9. “Seven further conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they cultivate the seven factors of enlightenment, that is: mindfulness, investigation into phenomena, energy, bliss, tranquillity, concentration, and equanimity. So long, bhikkhus, as these seven conditions leading to welfare endure among the bhikkhus, and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

Seven Perceptions

10. “Seven further conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they cultivate the perception of impermanence, of egolessness, of (the body’s) impurity, of (the body’s) wretchedness, of relinquishment, of dispassion, and of cessation. So long, bhikkhus, as these seven conditions leading to welfare endure among the bhikkhus, and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

Six Conditions to be Remembered [8]

11. “Six further conditions leading to welfare I shall set forth, bhikkhus. Listen and pay heed to what I shall say.”

“So be it, Lord.”

“The growth of the bhikkhus is to be expected, not their decline, bhikkhus, so long as they attend on each other with loving-kindness in deed, word, and thought, both openly and in private; so long as in respect of what they receive as due offerings, even the contents of their alms bowls, they do not make use of them without sharing them with virtuous members of the community; so long as, in company with their brethren, they train themselves, openly and in private, in the rules of conduct, which are complete and perfect, spotless and pure, liberating, praised by the wise, uninfluenced (by mundane concerns), and favorable to concentration of mind; and in company with their brethren, preserve, openly and in private, the insight that is noble and liberating, and leads one who acts upon it to the utter destruction of suffering. So long, bhikkhus, as these six conditions leading to welfare endure among the bhikkhus, and the bhikkhus are known for it, their growth is to be expected, not their decline.

Counsel to the Bhikkhus

12. And the Blessed One, living at Rajagaha, at the hill called Vultures’ Peak, often gave counsel to the bhikkhus thus:

“Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. [9] Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints [10] of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

13. When the Blessed One had stayed at Rajagaha as long as he pleased, he addressed the Venerable Ananda thus: “Come, Ananda, let us go to Ambalatthika.”

“So be it, Lord.”

And the Blessed One took up his abode at Ambalatthika, together with a large community of bhikkhus.

14. At Ambalatthika the Blessed One came to stay in the king’s rest house; and there, too, the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus:

“Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

15. When the Blessed One had stayed at Ambalatthika as long as he pleased, he addressed the Venerable Ananda thus: “Come, Ananda, let us go to Nalanda.”

“So be it, Lord.”

And the Blessed One took up his abode at Nalanda together with a large community of bhikkhus, and came to stay in the mango grove of Pavarika.

Sariputta’s Lion’s Roar [11]

16. Then the Venerable Sariputta went to the Blessed One, respectfully greeted him, sat down at one side, and spoke thus to him:

“This faith, Lord, I have in the Blessed One, that there has not been, there will not be, nor is there now, another recluse or brahmin more exalted in Enlightenment than the Blessed One.”

“Lofty indeed is this speech of yours, Sariputta, and lordly! A bold utterance, a veritable sounding of the lion’s roar! But how is this, Sariputta? Those Arahats, Fully Enlightened Ones of the past — do you have direct personal knowledge of all those Blessed Ones, as to their virtue, their meditation, [12] their wisdom, their abiding, and their emancipation?” [13]

“Not so, Lord.”

“Then how is this, Sariputta? Those Arahats, Fully Enlightened Ones of the future — do you have direct personal knowledge of all those Blessed Ones, as to their virtue, their meditation, their wisdom, their abiding, and their emancipation?”

“Not so, Lord.”

“Then how is this, Sariputta? Of me, who am at present the Arahat, the Fully Enlightened One, do you have direct personal knowledge as to my virtue, my meditation, my wisdom, my abiding, and my emancipation?”

“Not so, Lord.”

“Then it is clear, Sariputta, that you have no such direct personal knowledge of the Arahats, the Fully Enlightened Ones of the past, the future, and the present. How then dare you set forth a speech so lofty and lordly, an utterance so bold, a veritable sounding of the lion’s roar, saying: ‘This faith, Lord, I have in the Blessed One, that there has not been, there will not be, nor is there now another recluse or brahmin more exalted in Enlightenment than the Blessed One’?”

17. “No such direct personal knowledge, indeed, is mine, Lord, of the Arahats, the Fully Enlightened Ones of the past, the future, and the present; and yet I have come to know the lawfulness of the Dhamma. Suppose, Lord, a king’s frontier fortress was strongly fortified, with strong ramparts and turrets, and it had a single gate, and there was a gatekeeper, intelligent, experienced, and prudent, who would keep out the stranger but allow the friend to enter. As he patrols the path that leads all around the fortress, he does not perceive a hole or fissure in the ramparts even big enough to allow a cat to slip through. So he comes to the conclusion: ‘Whatever grosser living things are to enter or leave this city, they will all have to do so just by this gate.’ In the same way, Lord, I have come to know the lawfulness of the Dhamma.

“For, Lord, all the Blessed Ones, Arahats, Fully Enlightened Ones of the past had abandoned the five hindrances, [14] the mental defilements that weaken wisdom; had well established their minds in the four foundations of mindfulness; [15] had duly cultivated the seven factors of enlightenment, and were fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment.

“And, Lord, all the Blessed Ones, Arahats, Fully Enlightened Ones of the future will abandon the five hindrances, the mental defilements that weaken wisdom; will well establish their minds in the four foundations of mindfulness; will duly cultivate the seven factors of enlightenment, and will be fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment.

“And the Blessed One too, Lord, being at present the Arahat, the Fully Enlightened One, has abandoned the five hindrances, the mental defilements that weaken wisdom; has well established his mind in the four foundations of mindfulness; has duly cultivated the seven factors of enlightenment, and is fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment.”

18. And also in Nalanda, in the mango grove of Pavarika, the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus:

“Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

19. When the Blessed One had stayed at Nalanda as long as he pleased, he addressed the Venerable Ananda thus:

“Come, Ananda, let us go to Pataligama.”

“So be it, Lord.”

And the Blessed One took up his abode at Pataligama together with a large community of bhikkhus.

20. Then the devotees of Pataligama came to know: “The Blessed One, they say, has arrived at Pataligama.” And they approached the Blessed One, respectfully greeted him, sat down at one side, and addressed him thus: “May the Blessed One, Lord, kindly visit our council hall.” And the Blessed One consented by his silence.

21. Knowing the Blessed One’s consent, the devotees of Pataligama rose from their seats, respectfully saluted him, and keeping their right sides towards him, departed for the council hall. Then they prepared the council hall by covering the floor all over, arranging seats and water, and setting out an oil lamp. Having done this, they returned to the Blessed One, respectfully greeted him, and standing at one side, announced: “Lord, the council hall is ready, with the floor covered all over, seats and water prepared, and an oil lamp has been set out. Let the Blessed One come, Lord, at his convenience.

22. And the Blessed One got ready, and taking his bowl and robe, went to the council hall together with the company of bhikkhus. After rinsing his feet, the Blessed One entered the council hall and took his seat close to the middle pillar, facing east. The community of bhikkhus, after rinsing their feet, also entered the council hall and took seats near the western wall, facing east, so that the Blessed One was before them. And the devotees of Pataligama, after rinsing their feet and entering the council hall, sat down near the eastern wall, facing west, so that the Blessed One was in front of them.

The Fruits of an Immoral and a Moral Life

23. Thereupon the Blessed One addressed the devotees of Pataligama thus: “The immoral man, householders, by falling away from virtue, encounters five perils: great loss of wealth through heedlessness; an evil reputation; a timid and troubled demeanor in every society, be it that of nobles, brahmins, householders, or ascetics; death in bewilderment; and, at the breaking up of the body after death, rebirth in a realm of misery, in an unhappy state, in the nether world, in hell.

24. “Five blessings, householders, accrue to the righteous man through his practice of virtue: great increase of wealth through his diligence; a favorable reputation; a confident deportment, without timidity, in every society, be it that of nobles, brahmins, householders, or ascetics; a serene death; and, at the breaking up of the body after death, rebirth in a happy state, in a heavenly world.”

25. And the Blessed One spent much of the night instructing the devotees of Pataligama in the Dhamma, rousing, edifying, and gladdening them, after which he dismissed them, saying: “The night is far advanced, householders. You may go at your convenience.

“So be it, Lord.” And the devotees of Pataligama rose from their seats, respectfully saluted the Blessed One, and keeping their right sides towards him, departed. And the Blessed One, soon after their departure, retired into privacy.

26. At that time Sunidha and Vassakara, the chief ministers of Magadha, were building a fortress at Pataligama in defence against the Vajjis. And deities in large numbers, counted in thousands, had taken possession of sites at Pataligama. In the region where deities of great power prevailed, officials of great power were bent on constructing edifices; and where deities of medium power and lesser power prevailed, officials of medium and lesser power were bent on constructing edifices.

27. And the Blessed One saw with the heavenly eye, pure and transcending the faculty of men, the deities, counted in thousands, where they had taken possession of sites in Pataligama. And rising before the night was spent, towards dawn, the Blessed One addressed the Venerable Ananda thus: “Who is it, Ananda, that is erecting a city at Pataligama?”

“Sunidha and Vassakara, Lord, the chief ministers of Magadha, are building a fortress at Pataligama, in defence against the Vajjis.”

28. “It is, Ananda, as if Sunidha and Vassakara had taken counsel with the gods of the Thirty-three. For I beheld, Ananda, with the heavenly eye, pure and transcending the faculty of men, a large number of deities, counted in thousands, that have taken possession of sites at Pataligama. In the region where deities of great power prevail, officials of great power are bent on constructing edifices; and where deities of medium and lesser power prevail, officials of medium and lesser power are bent on constructing edifices. Truly, Ananda, as far as the Aryan race extends and trade routes spread, this will be the foremost city Pataliputta, a trade-centre. [16] But Pataliputta, Ananda, will be assailed by three perils — fire, water, and dissension.”

29. Then Sunidha and Vassakara went to the Blessed One, and after courteous greeting to the Blessed One, and exchanging many pleasant words, they stood at one side and addressed him thus: “May the Venerable Gotama please accept our invitation for tomorrow’s meal, together with the community of bhikkhus.” And the Blessed One consented by his silence.

30. Knowing the Blessed One’s consent, Sunidha and Vassakara departed for their own abodes, where they had choice food, hard and soft, prepared. And when it was time, they announced to the Blessed One: “It is time, Venerable Gotama; the meal is ready.”

Thereupon the Blessed One got ready in the forenoon, and taking bowl and robe, he went together with the community of bhikkhus to the abode of Sunidha and Vassakara, where he took the seat prepared for him. And Sunidha and Vassakara themselves attended on the community of bhikkhus headed by the Buddha, and served them with choice food, hard and soft. When the Blessed One had finished his meal and had removed his hand from the bowl, they took low seats and sat down at one side.

31. And the Blessed One thanked them with these stanzas:

“Wherever he may dwell, the prudent man
Ministers to the chaste and virtuous;
And having to these worthy ones made gifts,
He shares his merits with the local devas.

And so revered, they honour him in turn,
Are gracious to him even as a mother
Is towards her own, her only son;
And he who thus enjoys the devas’ grace,
And is by them beloved, good fortune sees.”

After this, the Blessed One rose from his seat and departed.

Crossing the Ganges

32. Then Sunidha and Vassakara followed behind the Blessed One, step by step, saying: “Through whichever gate the recluse Gotama will depart today, that we will name the Gotama-gate; and the ford by which he will cross the river Ganges shall be named the Gotama-ford.” And so it came to pass, where the gate was concerned.

33. But when the Blessed One came to the river Ganges, it was full to the brim, so that crows could drink from it. And some people went in search of a boat or float, while others tied up a raft, because they desired to get across. But the Blessed One, as quickly as a strong man might stretch out his bent arm or draw in his outstretched arm, vanished from this side of the river Ganges, and came to stand on the yonder side.

34. And the Blessed One saw the people who desired to cross searching for a boat or float, while others were binding rafts. And then the Blessed One, seeing them thus, gave forth the solemn utterance:

“They who have bridged the ocean vast,
Leaving the lowlands far behind,
While others still their frail rafts bind,
Are saved by wisdom unsurpassed.”

Part Two
The Journey to Vesali
The Four Noble Truths

1. Now the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to Kotigama.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode at Kotigama together with a large community of bhikkhus.

2. And the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Bhikkhus, it is through not realizing, through not penetrating the Four Noble Truths that this long course of birth and death has been passed through and undergone by me as well as by you. What are these four? They are the noble truth of suffering; the noble truth of the origin of suffering; the noble truth of the cessation of suffering; and the noble truth of the way to the cessation of suffering. But now, bhikkhus, that these have been realized and penetrated, cut off is the craving for existence, destroyed is that which leads to renewed becoming, and there is no fresh becoming.”

3. Thus it was said by the Blessed One. And the Happy One, the Master, further said:

“Through not seeing the Four Noble Truths,
Long was the weary path from birth to birth.
When these are known, removed is rebirth’s cause,
The root of sorrow plucked; then ends rebirth.”

4. And also at Kotigama the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

5. When the Blessed One had stayed at Kotigama as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to Nadika.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode in Nadika together with a large community of bhikkhus, staying in the Brick House.

The Four Specific Attainments

6. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One and, after greeting him respectfully, sat down at one side. And he said to the Blessed One: “Here in Nadika, Lord, there have passed away the bhikkhu Salha and the bhikkhuni Nanda. Likewise there have passed away the layman Sudatta and the laywoman Sujata; likewise the layman Kakudha, Kalinga, Nikata, Katissabha, Tuttha, Santuttha, Bhadda, and Subhadda. What is their destiny, Lord? What is their future state?”

7. “The bhikkhu Salha, Ananda, through the destruction of the taints in this very lifetime has attained to the taint-free deliverance of mind and deliverance through wisdom, having directly known and realized it by himself. [17]

“The bhikkhuni Nanda, Ananda, through the destruction of the five lower fetters (that bind beings to the world of the senses), has arisen spontaneously (among the Suddhavasa deities) and will come to final cessation in that very place, not liable to return from that world.

“The layman Sudatta, Ananda, through the destruction of the three fetters (self-belief, doubt, and faith in the efficacy of rituals and observances), and the lessening of lust, hatred, and delusion, has become a once-returner and is bound to make an end of suffering after having returned but once more to this world.

“The laywoman Sujata, Ananda, through the destruction of the three fetters has become a stream-enterer, and is safe from falling into the states of misery, assured, and bound for Enlightenment.

“The layman Kakudha, Ananda, through the destruction of the five lower fetters (that bind beings to the world of the senses), has arisen spontaneously (among the Suddhavasa deities), and will come to final cessation in that very place, not liable to return from that world.

“So it is with Kalinga, Nikata, Katissabha, Tuttha, Santuttha, Bhadda, and Subhadda, and with more than fifty laymen in Nadika. More than ninety laymen who have passed away in Nadika, Ananda, through the destruction of the three fetters, and the lessening of lust, hatred, and delusion, have become once-returners and are bound to make an end of suffering after having returned but once more to this world.

“More than five hundred laymen who have passed away in Nadika, Ananda, through the complete destruction of the three fetters have become stream-enterers, and are safe from falling into the states of misery, assured, and bound for Enlightenment.

The Mirror of the Dhamma

8. “But truly, Ananda, it is nothing strange that human beings should die. But if each time it happens you should come to the Tathagata and ask about them in this manner, indeed it would be troublesome to him. Therefore, Ananda, I will give you the teaching called the Mirror of the Dhamma, possessing which the noble disciple, should he so desire, can declare of himself: ‘There is no more rebirth for me in hell, nor as an animal or ghost, nor in any realm of woe. A stream-enterer am I, safe from falling into the states of misery, assured am I and bound for Enlightenment.'”

9. “And what, Ananda, is that teaching called the Mirror of Dhamma, possessing which the noble disciple may thus declare of himself?

“In this case, Ananda, the noble disciple possesses unwavering faith in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an Arahat, the Fully Enlightened One, perfect in knowledge and conduct, the Happy One, the knower of the world, the paramount trainer of beings, the teacher of gods and men, the Enlightened One, the Blessed One.’

“He possesses unwavering faith in the Dhamma thus: ‘Well propounded by the Blessed One is the Dhamma, evident, timeless, [18] inviting investigation, leading to emancipation, to be comprehended by the wise, each for himself.’

“He possesses unwavering faith in the Blessed One’s Order of Disciples thus: ‘Well faring is the Blessed One’s Order of Disciples, righteously, wisely, and dutifully: that is to say, the four pairs of men, the eight classes of persons. The Blessed One’s Order of Disciples is worthy of honour, of hospitality, of offerings, of veneration — the supreme field for meritorious deeds in the world.’

“And he possesses virtues that are dear to the Noble Ones, complete and perfect, spotless and pure, which are liberating, praised by the wise, uninfluenced (by worldly concerns), and favorable to concentration of mind.

10. “This, Ananda, is the teaching called the Mirror of the Dhamma, whereby the noble disciple may thus know of himself: ‘There is no more rebirth for me in hell, nor as an animal or ghost, nor in any realm of woe. A stream-enterer am I, safe from falling into the states of misery, assured am I and bound for Enlightenment.'”

11. And also in Nadika, in the Brick House, the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

12. When the Blessed One had stayed in Nadika as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to Vesali.”

“So be it, O Lord.” And the Blessed One took up his abode in Vesali together with a large community of bhikkhus, and stayed in Ambapali’s grove.

Mindfulness and Clear Comprehension

13. Then the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Mindful should you dwell, bhikkhus, clearly comprehending; thus I exhort you.

14. “And how, bhikkhus, is a bhikkhu mindful? When he dwells contemplating the body in the body, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world; and when he dwells contemplating feelings in feelings, the mind in the mind, and mental objects in mental objects, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world, then is he said to be mindful.

15. “And how, bhikkhus, does a bhikkhu have clear comprehension? When he remains fully aware of his coming and going, his looking forward and his looking away, his bending and stretching, his wearing of his robe and carrying of his bowl, his eating and drinking, masticating and savouring, his defecating and urinating, his walking, standing, sitting, lying down, going to sleep or keeping awake, his speaking or being silent, then is he said to have clear comprehension.

“Mindful should you dwell, bhikkhus, clearly comprehending; thus I exhort you.”

Ambapali and the Licchavis

16. Then Ambapali the courtesan came to know: “The Blessed One, they say, has arrived at Vesali and is now staying in my Mango Grove.” And she ordered a large number of magnificent carriages to be made ready, mounted one of them herself, and accompanied by the rest, drove out from Vesali towards her park. She went by carriage as far as the carriage could go, then alighted; and approaching the Blessed One on foot, she respectfully greeted him and sat down at one side. And the Blessed One instructed Ambapali the courtesan in the Dhamma and roused, edified, and gladdened her.

17. Thereafter Ambapali the courtesan spoke to the Blessed One, saying: “May the Blessed One, O Lord, please accept my invitation for tomorrow’s meal, together with the community of bhikkhus.” And by his silence the Blessed One consented.

Sure, then, of the Blessed One’s consent, Ambapali the courtesan rose from her seat, respectfully saluted him, and keeping her right side towards him, took her departure.

18. Then the Licchavi of Vesali came to know: “The Blessed One, they say, has arrived at Vesali and is now staying in Ambapali’s grove.” And they ordered a large number of magnificent carriages to be made ready, each mounted one, and accompanied by the rest, drove out from Vesali. Now, of these Licchavis, some were in blue, with clothing and ornaments all of blue, while others were in yellow, red, and white.

19. And it so happened that Ambapali the courtesan drove up against the young Licchavis, axle by axle, wheel by wheel, and yoke by yoke. Thereupon the Licchavis exclaimed: “Why do you drive up against us in this fashion, Ambapali?”

“Thus it is, indeed, my princes, and not otherwise! For the Blessed One is invited by me for tomorrow’s meal, together with the community of bhikkhus!”

“Give up the meal, Ambapali, for a hundred thousand!”

But she replied: “Even if you were to give me Vesali, sirs, together with its tributary lands, I would not give up a meal of such importance.”

Then the Licchavis snapped their fingers in annoyance: “See, friends! We are defeated by this mango lass! We are utterly outdone by this mango lass!” But they continued on their way to Ambapali’s grove.

20. And the Blessed One beheld the Licchavis from afar, as they drove up. Then he spoke to the bhikkhus, saying: “Those of you, bhikkhus, who have not yet seen the Thirty-three gods, may behold the assembly of the Licchavis, and may gaze on them, for they are comparable to the assembly of the Thirty-three gods.”

21. Then the Licchavis drove their carriages as far as the carriages could go, then alighted; and approaching the Blessed One on foot, they respectfully greeted him and sat down at one side. The Blessed One instructed the Licchavis in the Dhamma, and roused, edified, and gladdened them.

22. Thereafter the Licchavis spoke to the Blessed One, saying: “May the Blessed One, O Lord, please accept our invitation for tomorrow’s meal, together with the community of bhikkhus.”

“The invitation for tomorrow’s meal, Licchavis, has been accepted by me from Ambapali the courtesan.”

Then the Licchavis snapped their fingers in annoyance: “See, friends! We are defeated by this mango lass! We are utterly outdone by this mango lass!” And then the Licchavis, approving of the Blessed One’s words and delighted with them, rose from their seats, respectfully saluted him, and keeping their right sides towards him, took their departure.

23. Then, after the night had passed, Ambapali the courtesan had choice food, hard and soft, prepared in her park, and announced it to the Blessed One: “It is time, O Lord; the meal is ready.” Thereupon the Blessed One got ready in the forenoon, and taking bowl and robe, he went together with the community of bhikkhus to Ambapali’s dwelling, and there he took the seat prepared for him. And Ambapali herself attended on the community of bhikkhus headed by the Buddha, and served them with choice food, hard and soft.

24. And when the Blessed One had finished his meal and had removed his hand from his bowl, Ambapali the courtesan took a low seat, and placing herself at one side, spoke to the Blessed One, saying: “This park, O Lord, I offer to the community of bhikkhus headed by the Buddha.” And the Blessed One accepted the park. He then instructed Ambapali in the Dhamma, and having roused, edified, and gladdened her, he rose from his seat and departed.

25. And also at Vesali, in Ambapali’s grove, the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

26. When the Blessed One had stayed in Ambapali’s grove as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to the village of Beluva.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode in the village of Beluva together with a large community of bhikkhus.

The Blessed One’s Deadly Sickness

27. At that time the Blessed One spoke to the bhikkhus, saying: “Go now, bhikkhus, and seek shelter anywhere in the neighborhood of Vesali where you are welcome, among acquaintances and friends, and there spend the rainy season. As for me, I shall spend the rainy season in this very place, in the village of Beluva.”

“So be it, O Lord,” the bhikkhus said.

28. But when the Blessed One had entered upon the rainy season, there arose in him a severe illness, and sharp and deadly pains came upon him. And the Blessed One endured them mindfully, clearly comprehending and unperturbed.

29. Then it occurred to the Blessed One: “It would not be fitting if I came to my final passing away without addressing those who attended on me, without taking leave of the community of bhikkhus. Then let me suppress this illness by strength of will, resolve to maintain the life process, and live on.”

30. And the Blessed One suppressed the illness by strength of will, resolved to maintain the life process, and lived on. So it came about that the Blessed One’s illness was allayed.

31. And the Blessed One recovered from that illness; and soon after his recovery he came out from his dwelling place and sat down in the shade of the building, on a seat prepared for him. Then the Venerable Ananda approached the Blessed One, respectfully greeted him, and sitting down at one side, he spoke to the Blessed One, saying: “Fortunate it is for me, O Lord, to see the Blessed One at ease again! Fortunate it is for me, O Lord, to see the Blessed One recovered! For truly, Lord, when I saw the Blessed One’s sickness it was as though my own body became weak as a creeper, every thing around became dim to me, and my senses failed me. Yet, Lord, I still had some little comfort in the thought that the Blessed One would not come to his final passing away until he had given some last instructions respecting the community of bhikkhus.”

32. Thus spoke the Venerable Ananda, but the Blessed One answered him, saying: “What more does the community of bhikkhus expect from me, Ananda? I have set forth the Dhamma without making any distinction of esoteric and exoteric doctrine; there is nothing, Ananda, with regard to the teachings that the Tathagata holds to the last with the closed fist of a teacher who keeps some things back. Whosoever may think that it is he who should lead the community of bhikkhus, or that the community depends upon him, it is such a one that would have to give last instructions respecting them. But, Ananda, the Tathagata has no such idea as that it is he who should lead the community of bhikkhus, or that the community depends upon him. So what instructions should he have to give respecting the community of bhikkhus?

“Now I am frail, Ananda, old, aged, far gone in years. This is my eightieth year, and my life is spent. Even as an old cart, Ananda, is held together with much difficulty, so the body of the Tathagata is kept going only with supports. It is, Ananda, only when the Tathagata, disregarding external objects, with the cessation of certain feelings, attains to and abides in the signless concentration of mind, [19] that his body is more comfortable.

33. “Therefore, Ananda, be islands unto yourselves, refuges unto yourselves, seeking no external refuge; with the Dhamma as your island, the Dhamma as your refuge, seeking no other refuge.

“And how, Ananda, is a bhikkhu an island unto himself, a refuge unto himself, seeking no external refuge; with the Dhamma as his island, the Dhamma as his refuge, seeking no other refuge?

34. “When he dwells contemplating the body in the body, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world; when he dwells contemplating feelings in feelings, the mind in the mind, and mental objects in mental objects, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world, then, truly, he is an island unto himself, a refuge unto himself, seeking no external refuge; having the Dhamma as his island, the Dhamma as his refuge, seeking no other refuge.

35. “Those bhikkhus of mine, Ananda, who now or after I am gone, abide as an island unto themselves, as a refuge unto themselves, seeking no other refuge; having the Dhamma as their island and refuge, seeking no other refuge: it is they who will become the highest, [20] if they have the desire to learn.”

Part Three
Relinquishing the Will to Live
The Blessed One’s Prompting

1. Then the Blessed One, getting ready in the forenoon, took bowl and robe and went into Vesali for alms. After the alms round and meal, on his return, he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Take up a mat, Ananda, and let us spend the day at the Capala shrine.”

“So be it, Lord.” And the Venerable Ananda took up a mat and followed behind the Blessed One, step by step.

2. And the Blessed One went to the Capala shrine and sat down on the seat prepared for him. And when the Venerable Ananda had seated himself at one side after he had respectfully saluted the Blessed One, the Lord said to him: “Pleasant, Ananda, is Vesali; pleasant are the shrines of Udena, Gotamaka, Sattambaka, Bahuputta, Sarandada, and Capala.”

3. And the Blessed One said: “Whosoever, Ananda, has developed, practiced, employed, strengthened, maintained, scrutinized, and brought to perfection the four constituents of psychic power could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it. [21] The Tathagata, Ananda, has done so. Therefore the Tathagata could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it.”

4. But the Venerable Ananda was unable to grasp the plain suggestion, the significant prompting, given by the Blessed One. As though his mind was influenced by Mara, [22] he did not beseech the Blessed One: “May the Blessed One remain, O Lord!. May the Happy One remain, O Lord, throughout the world-period, for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, well being, and happiness of gods and men!”

5. And when for a second and a third time the Blessed One repeated his words, the Venerable Ananda remained silent.

6. Then the Blessed One said to the Venerable Ananda: “Go now, Ananda, and do as seems fit to you.”

“Even so, O Lord.” And the Venerable Ananda, rising from his seat, respectfully saluted the Blessed One, and keeping his right side towards him, took his seat under a tree some distance away.

Mara’s Appeal

7. And when the Venerable Ananda had gone away, Mara, the Evil One, approached the Blessed One. And standing at one side he spoke to the Blessed One, saying: “Now, O Lord, let the Blessed One come to his final passing away; let the Happy One utterly pass away! The time has come for the Parinibbana of the Lord.

“For the Blessed One, O Lord, spoke these words to me: ‘I shall not come to my final passing away, Evil One, until my bhikkhus and bhikkhunis, laymen and laywomen, have come to be true disciples — wise, well disciplined, apt and learned, preservers of the Dhamma, living according to the Dhamma, abiding by the appropriate conduct, and having learned the Master’s word, are able to expound it, preach it, proclaim it, establish it, reveal it, explain it in detail, and make it clear; until, when adverse opinions arise, they shall be able to refute them thoroughly and well, and to preach this convincing and liberating Dhamma.’ [23]

8. “And now, O Lord, bhikkhus and bhikkhunis, laymen and laywomen, have become the Blessed One’s disciples in just this way. So, O Lord, let the Blessed One come to his final passing away! The time has come for the Parinibbana of the Lord.

“For the Blessed One, O Lord, spoke these words to me: ‘I shall not come to my final passing away, Evil One, until this holy life taught by me has become successful, prosperous, far-renowned, popular, and widespread, until it is well proclaimed among gods and men.’ And this too has come to pass in just this way. So, O Lord, let the Blessed One come to his final passing away, let the Happy One utterly pass away! The time has come for the Parinibbana of the Lord.”

The Blessed One Relinquishes His Will to Live

9. When this was said, the Blessed One spoke to Mara, the Evil One, saying: “Do not trouble yourself, Evil One. Before long the Parinibbana of the Tathagata will come about. Three months hence the Tathagata will utterly pass away.”

10. And at the Capala shrine the Blessed One thus mindfully and clearly comprehending renounced his will to live on. And upon the Lord’s renouncing his will to live on, there came a tremendous earthquake, dreadful and astonishing, and thunder rolled across the heavens. And the Blessed One beheld it with understanding, and made this solemn utterance:

“What causes life, unbounded or confined [24] —
His process of becoming [25] — this the Sage
Renounces. With inward calm and joy he breaks,
As though a coat of mail, his own life’s cause.” [26]

11. Then it came to the mind of the Venerable Ananda: “Marvellous it is indeed, and most wonderful! The earth shakes mightily, tremendously! Dreadful and astonishing it is, how the thunders roll across the heavens! What could be the reason, what the cause, that so mighty an earthquake should arise?”

Eight Causes of Earthquakes

12. And the Venerable Ananda approached the Blessed One, and respectfully greeting him, sat down at one side. Then he spoke to the Blessed One, saying: “Marvellous it is indeed, and most wonderful! The earth shakes mightily, tremendously! Dreadful and astonishing it is how the thunders roll across the heavens! What could be the reason, what the cause, that so mighty an earthquake should arise?”

13. Then the Blessed One said: “There are eight reasons, Ananda, eight causes for a mighty earthquake to arise. What are those eight?

14. “This great earth, Ananda, is established upon liquid, the liquid upon the atmosphere, and the atmosphere upon space. And when, Ananda, mighty atmospheric disturbances take place, the liquid is agitated. And with the agitation of the liquid, tremors of the earth arise. This is the first reason, the first cause for the arising of mighty earthquakes.

15. “Again, Ananda, when an ascetic or holy man of great power, one who has gained mastery of his mind, or a deity who is mighty and potent, develops intense concentration on the delimited aspect of the earth element, and to a boundless degree on the liquid element, he, too, causes the earth to tremble, quiver, and shake. This is the second reason, the second cause for the arising of mighty earthquakes.

16-21. “Again, Ananda, when the Bodhisatta departs from the Tusita realm and descends into his mother’s womb, mindfully and clearly comprehending; and when the Bodhisatta comes out from his mother’s womb, mindfully and clearly comprehending; and when the Tathagata becomes fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment; when the Tathagata sets rolling the excellent Wheel of the Dhamma; when the Tathagata renounces his will to live on; and when the Tathagata comes to pass away into the state of Nibbana in which no element of clinging remains — then, too, Ananda, this great earth trembles, quivers, and shakes.

“These, Ananda, are the eight reasons, the eight causes for a great earthquake to arise. [27]

Eight Assemblies

22. “Now there are eight kinds of assemblies, Ananda, that is to say, assemblies of nobles, brahmins, householders, ascetics, of the Four Great Kings, of the Thirty-three gods, of Maras, and of Brahmas.

23. “And I recall, Ananda, how I have attended each of these eight kinds of assemblies, amounting to hundreds. [28] And before seating myself and starting the conversation or the discussion, I made my appearance resemble theirs, my voice resemble theirs. And so I taught them the Dhamma, and roused, edified, and gladdened them. Yet while I was speaking to them thus, they did not know me, and they would enquire of one another, asking: ‘Who is he that speaks to us? Is it a man or a god?’

“Then having taught them the Dhamma, and roused, edified, and gladdened them, I would straightaway vanish. And when I had vanished, too, they did not know me, and they would enquire of one another, asking: ‘Who is he that has vanished? Is it a man or a god?’

“And such, Ananda, are the eight kinds of assemblies.

Eight Fields of Mastery

24. “Now there are eight fields of mastery, [29] Ananda. What are those eight?

25. “When one, perceiving forms subjectively, [30] sees small forms, beautiful or ugly, external to himself, [31] and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the first field of mastery.

26. “When one, perceiving forms subjectively, sees large forms, beautiful or ugly, external to himself, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the second field of mastery.

27. “When one, not perceiving forms subjectively, [32] sees small forms, beautiful or ugly, external to himself, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the third field of mastery.

28. “When one, not perceiving forms subjectively, sees large forms, beautiful or ugly, external to himself, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the fourth field of mastery.

29. “When one, not perceiving forms subjectively, sees forms external to himself that are blue, blue in colour, of a blue lustre like the blossoms of flax, or like fine Benares muslin which, burnished on both sides, is blue, blue in colour, of a blue lustre — when such a one sees forms external to himself that are blue, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the fifth field of mastery.

30. “When one, not perceiving forms subjectively, sees forms external to himself that are yellow, yellow in colour, of a yellow lustre like the Kanikara blossom, or like fine Benares muslin which, burnished on both sides, is yellow, yellow in colour, of a yellow lustre — when such a one sees forms external to himself that are yellow, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the sixth field of mastery.

31. “When one, not perceiving forms subjectively, sees forms external to himself that are red, red in colour, of a red lustre like the Bandhujivaka blossom, or like fine Benares muslin which, burnished on both sides, is red, red in colour, of a red lustre — when such a one sees forms external to himself that are red, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the seventh field of mastery.

32. “When one, not perceiving forms subjectively, sees forms external to himself that are white, white in colour, of a white lustre like the morning star, or like fine Benares muslin which, burnished on both sides, is white, white in colour, of a white lustre — when such a one sees forms external to himself that are white, and mastering them, is aware that he perceives and knows them as they are — this is the eighth field of mastery.

“These, Ananda, are the eight fields of mastery.

Eight Liberations

33. “Now there are eight liberations, Ananda. What are those eight? [33]

34. “Oneself having form, [34] one perceives forms; this is the first liberation.

35. “Being unaware of one’s own form, one perceives forms external to oneself; this is the second liberation.

36. “Experiencing loveliness, one is intent upon it; [35] this is the third liberation.

37. “By utterly transcending the perceptions of matter, by the disappearance of the perceptions of sense-reaction, and by giving no attention to diversity-perceptions, one becomes aware of, attains to, and abides in the sphere of infinite space; this is the fourth liberation.

38. “By utterly transcending the sphere of infinite space, one becomes aware of, attains to, and abides in the sphere of infinite consciousness; this is the fifth liberation.

39. “By utterly transcending the sphere of infinite consciousness, one becomes aware of, attains to, and abides in the sphere of nothingness; this is the sixth liberation.

40. “By utterly transcending the sphere of nothingness, one attains to and abides in the sphere of neither-perception-nor-non-perception; this is the seventh liberation.

41. “By utterly transcending the sphere of neither-perception-nor-non-perception, one attains to and abides in the cessation of perception and sensation; this is the eighth liberation.

“These, Ananda, are the eight liberations.

Mara’s Former Temptation

42. “There was a time, Ananda, when I dwelt at Uruvela, on the bank of the Nerañjara River, at the foot of the goatherds’ banyan-tree, soon after my supreme Enlightenment. And Mara, the Evil One, approached me, saying: ‘Now, O Lord, let the Blessed One come to his final passing away! Let the Happy One utterly pass away! The time has come for the Parinibbana of the Lord.’

43. “Then, Ananda, I answered Mara, the Evil One, saying: ‘I shall not come to my final passing away, Evil One, until my bhikkhus and bhikkhunis, laymen and laywomen, have come to be true disciples — wise, well disciplined, apt and learned, preservers of the Dhamma, living according to the Dhamma, abiding by appropriate conduct and, having learned the Master’s word, are able to expound it, preach it, proclaim it, establish it, reveal it, explain it in detail, and make it clear; until, when adverse opinions arise, they shall be able to refute them thoroughly and well, and to preach this convincing and liberating Dhamma.

44. “‘I shall not come to my final passing away, Evil One, until this holy life taught by me has become successful, prosperous, far-renowned, popular, and widespread, until it is well proclaimed among gods and men.’

45. “And again today, Ananda, at the Capala shrine, Mara, the Evil One, approached me, saying: ‘Now, O Lord, bhikkhus and bhikkhunis, laymen and laywomen, have come to be true disciples of the Blessed One — wise, well disciplined, apt and learned, preservers of the Dhamma, living according to the Dhamma, abiding in the appropriate conduct, and having learned the Master’s word, are able to expound it, preach it, proclaim it, establish it, reveal it, explain it in detail, and make it clear; and when adverse opinions arise, they are now able to refute them thoroughly and well, and to preach this convincing and liberating Dhamma.

“‘And now, O Lord, this holy life taught by the Blessed One has become successful, prosperous, far-renowned, popular and widespread, and it is well proclaimed among gods and men. Therefore, O Lord, let the Blessed One come to his final passing away! Let the Happy One utterly pass away! The time has come for the Parinibbana of the Lord.’

46. “And then, Ananda, I answered Mara, the Evil One, saying: ‘Do not trouble yourself, Evil One. Before long the Parinibbana of the Tathagata will come about. Three months hence the Tathagata will utterly pass away.’

47. “And in this way, Ananda, today at the Capala shrine the Tathagata has renounced his will to live on.”

Ananda’s Appeal

48. At these words the Venerable Ananda spoke to the Blessed One, saying: “May the Blessed One remain, O Lord! May the Happy One remain, O Lord, throughout the world-period, for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, well being, and happiness of gods and men!”

49. And the Blessed One answered, saying: “Enough, Ananda. Do not entreat the Tathagata, for the time is past, Ananda, for such an entreaty.”

50-51. But for a second and a third time, the Venerable Ananda said to the Blessed One: “May the Blessed One remain, O Lord! May the Happy One remain, O Lord, throughout the world-period, for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, well being, and happiness of gods and men!”

52. Then the Blessed One said: “Do you have faith, Ananda, in the Enlightenment of the Tathagata?” And the Venerable Ananda replied: “Yes, O Lord, I do.”

“Then how, Ananda, can you persist against the Tathagata even up to the third time?”

53. Then the Venerable Ananda said: “This, O Lord, I have heard and learned from the Blessed One himself when the Blessed One said to me: ‘Whosoever, Ananda, has developed, practiced, employed, strengthened, maintained, scrutinized, and brought to perfection the four constituents of psychic power could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it. The Tathagata, Ananda, has done so. Therefore the Tathagata could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it.'”

54. “And did you believe it, Ananda?”

“Yes, O Lord, I did.”

“Then, Ananda, the fault is yours. Herein have you failed, inasmuch as you were unable to grasp the plain suggestion, the significant prompting given by the Tathagata, and you did not then entreat the Tathagata to remain. For if you had done so, Ananda, twice the Tathagata might have declined, but the third time he would have consented. Therefore, Ananda, the fault is yours; herein have you failed.

55. “At Rajagaha, Ananda, when dwelling at Vultures’ Peak, I spoke to you, saying: ‘Pleasant, Ananda, is Rajagaha; pleasant is Vultures’ Peak. Whosoever, Ananda, has developed … Therefore the Tathagata could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it.’

56. “So also at the Banyan Grove, at Robbers’ Cliff, at the Sattapanni Cave on the Vebhara Mountain, at the Black Rock of Isigili, at the Serpents’ Pool in the Cool Forest, at the Tapoda Grove, at the Bamboo Grove in the Squirrels’ Feeding-ground, at Jivaka’s Mango Grove, and at Small Nook in the Deer Park I spoke to you in the same words, saying: ‘Pleasant, Ananda, is Rajagaha, pleasant are these places. Whosoever, Ananda, has developed … Therefore the Tathagata could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it.’

“But you, Ananda, were unable to grasp the plain suggestion, the significant prompting given you by the Tathagata, and you did not entreat the Tathagata to remain. For if you had done so, Ananda, twice the Tathagata might have declined, but the third time he would have consented. Therefore, Ananda, the fault is yours; herein you have failed.

57. “So also at Vesali, Ananda, at different times the Tathagata has spoken to you, saying: ‘Pleasant, Ananda, is Vesali; pleasant are the shrines of Udena, Gotamaka, Sattambaka, Bahuputta, Sarandada, and Capala. Whosoever, Ananda, has developed … Therefore the Tathagata could, if he so desired, remain throughout a world-period or until the end of it.’

“But you, Ananda, were unable to grasp the plain suggestion, the significant prompting, given you by the Tathagata, and you did not entreat the Tathagata to remain. For if you had done so, Ananda, twice the Tathagata might have declined, but the third time he would have consented. Therefore, Ananda, the fault is yours; herein you have failed.

58. “Yet, Ananda, have I not taught from the very beginning that with all that is dear and beloved there must be change, separation, and severance? Of that which is born, come into being, is compounded and subject to decay, how can one say: ‘May it not come to dissolution!’ There can be no such state of things. And of that, Ananda, which the Tathagata has finished with, that which he has relinquished, given up, abandoned, and rejected — his will to live on — the Tathagata’s word has been spoken once for all: ‘Before long the Parinibbana of the Tathagata will come about. Three months hence the Tathagata will utterly pass away.’ And that the Tathagata should withdraw his words for the sake of living on — this is an impossibility.

The Last Admonition

59. “So, then, Ananda, let us go to the hall of the Gabled House, in the Great Forest.” And the Venerable Ananda replied: “So be it, Lord.”

60. Then the Blessed One, with the Venerable Ananda, went to the hall of the Gabled House, in the Great Forest. And there he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Go now, Ananda, and assemble in the hall of audience all the bhikkhus who dwell in the neighborhood of Vesali.”

“So be it, Lord.” And the Venerable Ananda gathered all the bhikkhus who dwelt in the neighborhood of Vesali, and assembled them in the hall of audience. And then, respectfully saluting the Blessed One, and standing at one side, he said: “The community of bhikkhus is assembled, Lord. Now let the Blessed One do as he wishes.”

61. Thereupon the Blessed One entered the hall of audience, and taking the seat prepared for him, he exhorted the bhikkhus, saying: “Now, O bhikkhus, I say to you that these teachings of which I have direct knowledge and which I have made known to you — these you should thoroughly learn, cultivate, develop, and frequently practise, that the life of purity may be established and may long endure, for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, well being, and happiness of gods and men.

62. “And what, bhikkhus, are these teachings? They are the four foundations of mindfulness, the four right efforts, the four constituents of psychic power, the five faculties, the five powers, the seven factors of enlightenment, and the Noble Eightfold Path. These, bhikkhus, are the teachings of which I have direct knowledge, which I have made known to you, and which you should thoroughly learn, cultivate, develop, and frequently practise, that the life of purity may be established and may long endure, for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the benefit, well being, and happiness of gods and men.”

63. Then the Blessed One said to the bhikkhus: “So, bhikkhus, I exhort you: All compounded things are subject to vanish. Strive with earnestness. The time of the Tathagata’s Parinibbana is near. Three months hence the Tathagata will utterly pass away.”

64. And having spoken these words, the Happy One, the Master, spoke again, saying:

“My years are now full ripe, the life span left is short.
Departing, I go hence from you, relying on myself alone.
Be earnest, then, O bhikkhus, be mindful and of
virtue pure!

With firm resolve, guard your own mind!
Whoso untiringly pursues the Dhamma and the Discipline
Shall go beyond the round of births and make an end of suffering.”

Part Four
The Last Meal
The Elephant’s Look


1. Then the Blessed One, getting ready in the forenoon, took bowl and robe and went into Vesali for alms. After the alms round and meal, on his return, he looked upon Vesali with the elephant’s look, [36] and said to the Venerable Ananda: “This, Ananda, is the last time that the Tathagata will look upon Vesali. Come, Ananda, let us go to Bhandagama.”

“So be it, O Lord.” And the Blessed One took up his abode at Bhandagama together with a large community of bhikkhus.

2. And the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Bhikkhus, it is through not realizing, through not penetrating four principles that this long course of birth and death has been passed through and undergone by me as well as by you. What are those four? They are: noble virtue, noble concentration, noble wisdom, and noble emancipation. But now, bhikkhus, that these have been realized and penetrated, cut off is the craving for existence, destroyed is that which leads to renewed becoming, and there is no fresh becoming.”

3. And having spoken these words, the Happy One, the Master, spoke again, saying:

“Virtue, concentration, wisdom, and emancipation unsurpassed —

These are the principles realized by Gotama the renowned;

And, knowing them, he, the Buddha, to his monks has taught the Dhamma.

He, the destroyer of suffering, the Master, the Seer, is at peace.”

4. And also at Bhandagama the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

5. When the Blessed One had stayed at Bhandagama as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda: “Come, Ananda, let us go to Hatthigama.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode at Hatthigama together with a large community of bhikkhus.

And when the Blessed One had stayed at Hatthigama as long as he pleased, he took up his abode at Ambagama, then at Jambugama. And at each of these places the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

6. And when the Blessed One had stayed at Jambugama as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda: “Come, Ananda, let us go to Bhoganagara.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode at Bhoganagara together with a large community of bhikkhus, and stayed in the Ananda shrine.

The Four Great References

7. And there the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Now, bhikkhus, I shall make known to you the four great references. [37] Listen and pay heed to my words.” And those bhikkhus answered, saying:

“So be it, Lord.”

8-11. Then the Blessed One said: “In this fashion, bhikkhus, a bhikkhu might speak: ‘Face to face with the Blessed One, brethren, I have heard and learned thus: This is the Dhamma and the Discipline, the Master’s Dispensation’; or: ‘In an abode of such and such a name lives a community with elders and a chief. Face to face with that community, I have heard and learned thus: This is the Dhamma and the Discipline, the Master’s Dispensation’; or: ‘In an abode of such and such a name live several bhikkhus who are elders, who are learned, who have accomplished their course, who are preservers of the Dhamma, the Discipline, and the Summaries. Face to face with those elders, I have heard and learned thus: This is the Dhamma and the Discipline, the Master’s Dispensation’; or: ‘In an abode of such and such a name lives a single bhikkhu who is an elder, who is learned, who has accomplished his course, who is a preserver of the Dhamma, the Discipline, and the Summaries. Face to face with that elder, I have heard and learned thus: This is the Dhamma and the Discipline, the Master’s Dispensation.’

“In such a case, bhikkhus, the declaration of such a bhikkhu is neither to be received with approval nor with scorn. Without approval and without scorn, but carefully studying the sentences word by word, one should trace them in the Discourses and verify them by the Discipline. If they are neither traceable in the Discourses nor verifiable by the Discipline, one must conclude thus: ‘Certainly, this is not the Blessed One’s utterance; this has been misunderstood by that bhikkhu — or by that community, or by those elders, or by that elder.’ In that way, bhikkhus, you should reject it. But if the sentences concerned are traceable in the Discourses and verifiable by the Discipline, then one must conclude thus: ‘Certainly, this is the Blessed One’s utterance; this has been well understood by that bhikkhu — or by that community, or by those elders, or by that elder.’ And in that way, bhikkhus, you may accept it on the first, second, third, or fourth reference. These, bhikkhus, are the four great references for you to preserve.”

12. And also at Bhoganagara, at the Ananda shrine, the Blessed One often gave counsel to the bhikkhus thus: “Such and such is virtue; such and such is concentration; and such and such is wisdom. Great becomes the fruit, great is the gain of concentration when it is fully developed by virtuous conduct; great becomes the fruit, great is the gain of wisdom when it is fully developed by concentration; utterly freed from the taints of lust, becoming, and ignorance is the mind that is fully developed in wisdom.”

13. When the Blessed One had stayed at Bhoganagara as long as he pleased, he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to Pava.”

“So be it, Lord.” And the Blessed One took up his abode at Pava together with a great community of bhikkhus, and stayed in the Mango Grove of Cunda, who was by family a metalworker.

The Buddha’s Last Meal

14. And Cunda the metalworker came to know: “The Blessed One, they say, has arrived at Pava, and is staying in my Mango Grove.” And he went to the Blessed One, and having respectfully greeted him, sat down at one side. And the Blessed One instructed Cunda the metalworker in the Dhamma, and roused, edified, and gladdened him.

15. Then Cunda spoke to the Blessed One, saying: “May the Blessed One, O Lord, please accept my invitation for tomorrow’s meal, together with the community of bhikkhus.” And by his silence the Blessed One consented.

16. Sure, then, of the Blessed One’s consent, Cunda the metalworker rose from his seat, respectfully saluted the Blessed One, and keeping his right side towards him, took his departure.

17. And Cunda the metalworker, after the night had passed, had choice food, hard and soft, prepared in his abode, together with a quantity of sukara-maddava, [38] and announced it to the Blessed One, saying: “It is time, O Lord, the meal is ready.”

18. Thereupon the Blessed One, in the forenoon, having got ready, took bowl and robe and went with the community of bhikkhus to the house of Cunda, and there sat down on the seat prepared for him. And he spoke to Cunda, saying: “With the sukara-maddava you have prepared, Cunda, you may serve me; with the other food, hard and soft, you may serve the community of bhikkhus.”

“So be it, Lord.” And with the sukara-maddava prepared by him, he served the Blessed One; and with the other food, hard and soft, he served the community of bhikkhus.

19. Thereafter the Blessed One spoke to Cunda, saying: “Whatever, Cunda, is left over of the sukara-maddava, bury that in a pit. For I do not see in all this world, with its gods, Maras, and Brahmas, among the host of ascetics and brahmins, gods and men, anyone who could eat it and entirely digest it except the Tathagata alone.”

And Cunda the metalworker answered the Blessed One saying: “So be it, O Lord.”And what remained over of the sukara-maddava he buried in a pit.

20. Then he returned to the Blessed One, respectfully greeted him, and sat down at one side. And the Blessed One instructed Cunda the metalworker in the Dhamma, and roused, edified, and gladdened him. After this he rose from his seat and departed.

21. And soon after the Blessed One had eaten the meal provided by Cunda the metalworker, a dire sickness fell upon him, even dysentery, and he suffered sharp and deadly pains. But the Blessed One endured them mindfully, clearly comprehending and unperturbed.

22. Then the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us go to Kusinara.” And the Venerable Ananda answered: “So be it, Lord.”

23. When he had eaten Cunda’s food, I heard,
With fortitude the deadly pains he bore.
From the sukara-maddava a sore
And dreadful sickness came upon the Lord.
But nature’s pangs he endured. “Come, let us go
To Kusinara,” was his dauntless word. [39]

The Clearing of the Waters

24. Now on the way the Blessed One went aside from the highway and stopped at the foot of a tree. And he said to the Venerable Ananda: “Please fold my upper robe in four, Ananda, and lay it down. I am weary and want to rest awhile.”

“So be it, Lord.” And the Venerable Ananda folded the robe in four and laid it down.

25. And the Blessed One sat down on the seat prepared for him and said to the Venerable Ananda: “Please bring me some water, Ananda. I am thirsty and want to drink.”

26. And the Venerable Ananda answered the Blessed One: “But just now, Lord, a great number of carts, five hundred carts, have passed over, and the shallow water has been cut through by the wheels, so that it flows turbid and muddy. But the Kakuttha River, Lord, is quite close by, and its waters are clear, pleasant, cool, and translucent. It is easily approachable and delightfully placed. There the Blessed One can quench his thirst and refresh his limbs.”

27-29. But a second time the Blessed One made his request, and the Venerable Ananda answered him as before. And then for a third time the Blessed One said: “Please bring me some water, Ananda. I am thirsty and want to drink.”

30. Then the Venerable Ananda answered, saying: “So be it, Lord.” And he took the bowl and went to the stream. And the shallow water, which had been cut through by the wheels so that it flowed turbid and muddy, became clear and settled down, pure and pleasant as the Venerable Ananda drew near.

31. Then the Venerable Ananda thought: “Marvellous and most wonderful indeed is the power and glory of the Tathagata!”

32. And he took up water in the bowl and carried it to the Blessed One, and said: “Marvellous and most wonderful indeed is the power and glory of the Tathagata! For this shallow water, which had been cut through by the wheels so that it flowed turbid and muddy, became clear and settled down, pure and pleasant as I drew near. Now let the Blessed One drink the water. Let the Happy One drink.” And the Blessed One drank the water.

Pukkusa the Malla

33. Now it so happened that one Pukkusa of the Malla clan, who was a disciple of Alara Kalama, was passing by on his way from Kusinara to Pava.[40]

34. And when he saw the Blessed One seated at the foot of a tree, he approached him, respectfully greeted him, and sat down at one side. And he spoke to the Blessed One, saying: “Marvellous it is, Lord, most wonderful it is, O Lord, the state of calmness wherein abide those who have gone forth from the world.

35. “For at one time, Lord, Alara Kalama was on a journey, and he went aside from the highway and sat down by the wayside at the foot of a tree to pass the heat of the day. And it came about, Lord, that a great number of carts, even five hundred carts, passed by him, one by one. And then, Lord, a certain man who was following behind that train of carts, approached and spoke to him, saying: ‘Did you, sir, see a great number of carts that passed you by?’ And Alara Kalama answered him: ‘I did not see them, brother.’ ‘But the noise, sir, surely you heard?’ ‘I did not hear it, brother.’ Then that man asked him: ‘Then, sir, perhaps you slept?’ ‘No, brother, I was not sleeping.’ ‘Then, sir, were you conscious?’ ‘I was, brother.’ Then that man said: ‘Then, sir, while conscious and awake you still did not see the great number of carts, even five hundred carts, that passed you by one after another, nor heard the noise? Why, sir, your very robe is covered with their dust!’ And Alara Kalama replied, saying: ‘So it is, brother.’

36. “And to that man, O Lord, came the thought: ‘Marvellous it is, most wonderful indeed it is, the state of calmness wherein abide those who have gone forth from the world!’ And there arose in him great faith in Alara Kalama, and he went his way.”

37. “Now what do you think, Pukkusa? What is more difficult to do, more difficult to meet with — that a man, while conscious and awake, should not see a great number of carts, even five hundred carts, that passed him by one after another, nor hear the noise, or that one conscious and awake, in the midst of a heavy rain, with thunder rolling, lightning flashing, and thunderbolts crashing, should neither see it nor hear the noise?”

38. “What, O Lord, are five hundred carts — nay, six, seven, eight, nine hundred, or a thousand or even hundreds of thousands of carts — compared with this?”

39. “Now one time, Pukkusa, I was staying at Atuma, and had my abode in a barn there. And at that time there was a heavy rain, with thunder rolling, lightning flashing, and thunderbolts crashing. And two farmers who were brothers were killed close to the barn, together with four oxen, and a great crowd came forth from Atuma to the spot where they were killed.

40. “Now at that time, Pukkusa, I had come out of the barn and was walking up and down in thought before the door. And a certain man from the great crowd approached me, respectfully greeted me, and stood at one side.

41. “And I asked him: ‘Why, brother, has this great crowd gathered together?’ And he answered me: ‘Just now, Lord, there was a heavy rain, with thunder rolling, lightning flashing, and thunderbolts crashing. And two farmers who were brothers were killed close by, together with four oxen. It is because of this that the great crowd has gathered. But where, Lord, were you?’

“‘I was here, brother.’ ‘Yet, Lord, did you not see it?’ ‘I did not see it, brother.’ ‘But the noise, Lord, you surely heard?’ ‘I did not hear it, brother.’ Then that man asked me: ‘Then, Lord, perhaps you slept?’ ‘No, brother, I was not sleeping.’ ‘Then, Lord, you were conscious?’ ‘I was, brother.’ Then that man said: ‘Then, Lord, while conscious and awake, in the midst of a heavy rain, with thunder rolling, lightning flashing, and thunderbolts crashing, you neither saw it nor heard the noise?’ And I answered him, saying: ‘I did not, brother.’

42. “And to that man, Pukkusa, came the thought: ‘Marvellous it is, most wonderful indeed it is, the state of calmness wherein abide those who have gone forth from the world!’ And there arose in him great faith in me, and he respectfully saluted me, and keeping his right side towards me, he went his way.”

43. When this had been said, Pukkusa of the Malla clan said to the Blessed One: “The faith, Lord, that I had in Alara Kalama I now scatter to the mighty wind, I let it be carried away as by a flowing stream! Excellent, O Lord, most excellent, O Lord! It is as if, Lord, one were to set upright what had been overthrown, or to reveal what had been hidden, or to show the path to one who had gone astray, or to light a lamp in the darkness so that those having eyes might see — even so has the Blessed One set forth the Dhamma in many ways. And so, O Lord, I take my refuge in the Blessed One, the Dhamma, and the Community of Bhikkhus. May the Blessed One accept me as his disciple, one who has taken refuge until the end of life.”

44. Then Pukkusa of the Malla clan spoke to a certain man, saying: “Bring me at once, friend, two sets of golden-hued robes, burnished and ready for wear.” And the man answered him: “So be it, sir.”

45. And when the robes were brought, Pukkusa of the Malla clan offered them to the Blessed One, saying: “May the Blessed One, O Lord, out of compassion, accept this from me.” And the Blessed One said: “Robe me, then in one, Pukkusa, and in the other robe Ananda.”

“So be it, Lord.” And he thereupon robed the Blessed One in one, and in the other he robed the Venerable Ananda.

46. And then the Blessed One instructed Pukkusa of the Malla clan in the Dhamma, and roused, edified, and gladdened him. And after that, Pukkusa rose from his seat, respectfully saluted the Blessed One, and keeping his right side towards him, went his way.

47. And soon after Pukkusa of the Malla clan had departed, the Venerable Ananda arranged the set of golden-hued robes, burnished and ready for wear, about the body of the Blessed One. But when the set of robes was arranged upon the body of the Blessed One, it became as though faded, and its splendor dimmed.

48. And the Venerable Ananda said to the Blessed One: “Marvellous it is, O Lord, most wonderful indeed it is, how clear and radiant the skin of the Tathagata appears! This set of golden-hued robes, burnished and ready for wear, Lord, now that it is arranged upon the body of the Blessed One seems to have become faded, its splendor dimmed.”

49. “It is so, Ananda. There are two occasions, Ananda, when the skin of the Tathagata appears exceedingly clear and radiant. Which are these two? The night, Ananda, when the Tathagata becomes fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment, and the night when the Tathagata comes to his final passing away into the state of Nibbana in which no element of clinging remains. These, Ananda, are the two occasions on which the skin of the Tathagata appears exceedingly clear and radiant.

50. “And now today, in the last watch of this very night, Ananda, in the Mallas’ Sala Grove, in the vicinity of Kusinara, between two sala trees, the Tathagata will come to his Parinibbana. So now, Ananda, let us go to the Kakuttha River.”

51. Clad in Pukkusa’s gift, the robes of gold,
The Master’s form was radiant to behold.

At the Kakuttha River

52. Then the Blessed One went to the Kakuttha River together with a great community of bhikkhus.

53. And he went down into the water and bathed and drank. And coming forth from the water again, he went to the Mango Grove, and there spoke to the Venerable Cundaka, saying: “Please fold my upper robe in four, Cundaka, and lay it down. I am weary and would rest awhile.”

“So be it, Lord.” And Cundaka folded the robe in four and laid it down.

54. And the Blessed One lay down on his right side, in the lion’s posture, resting one foot upon the other, and so disposed himself, mindfully and clearly comprehending, with the time for rising held in mind. And the Venerable Cundaka sat down right in front of the Blessed One.

55.
The Buddha to Kakuttha’s river came,
Where cool and limpid flows the pleasant ;
There washed in water clear his weary frame
The Buddha — he in all the world supreme!
And having bathed and drank, the Teacher straight
Crossed over, the bhikkhus thronging in his wake.

Discoursing holy truths, the Master great
Towards the Mango Grove his path did take.
There to the elder Cundaka he spoke:
“Lay down my robe, please, folded into four.”
Then the elder, swift as lightning stroke,
Hastened the Teacher’s bidding to obey.
Weary, the Lord then lay down on the mat,
And Cunda on the ground before him sat.

Relieving Cunda’s Remorse

56. Then the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “It may come to pass, Ananda, that someone will cause remorse to Cunda the metalworker, saying: ‘It is no gain to you, friend Cunda, but a loss, that it was from you the Tathagata took his last alms meal, and then came to his end.’ Then, Ananda, the remorse of Cunda should be dispelled after this manner: ‘It is a gain to you, friend Cunda, a blessing that the Tathagata took his last alms meal from you, and then came to his end. For, friend, face to face with the Blessed One I have heard and learned: “There are two offerings of food which are of equal fruition, of equal outcome, exceeding in grandeur the fruition and result of any other offerings of food. Which two? The one partaken of by the Tathagata before becoming fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment; and the one partaken of by the Tathagata before passing into the state of Nibbana in which no element of clinging remains. By his deed the worthy Cunda has accumulated merit which makes for long life, beauty, well being, glory, heavenly rebirth, and sovereignty.”‘ Thus, Ananda, the remorse of Cunda the metalworker should be dispelled.”

57. Then the Blessed One, understanding that matter, breathed forth the solemn utterance:

“Who gives, his virtues shall increase;
Who is self-curbed, no hatred bears;
Whoso is skilled in virtue, evil shuns,
And by the rooting out of lust and hate
And all delusion, comes to be at peace.”

Part Five
At Kusinara
Last Place of Rest

1. Then the Blessed One addressed the Venerable Ananda, saying: “Come, Ananda, let us cross to the farther bank of the Hiraññavati, and go to the Mallas’ Sala Grove, in the vicinity of Kusinara.”

“So be it, Lord.”

2. And the Blessed One, together with a large company of bhikkhus, went to the further bank of the river Hiraññavati, to the Sala Grove of the Mallas, in the vicinity of Kusinara. And there he spoke to the Venerable Ananda, saying:

3. “Please, Ananda, prepare for me a couch between the twin sala trees, with the head to the north. I am weary, Ananda, and want to lie down.”[41]

“So be it, Lord.” And the Venerable Ananda did as the Blessed One asked him to do.

Then the Blessed One lay down on his right side, in the lion’s posture, resting one foot upon the other, and so disposed himself, mindfully and clearly comprehending.

4. At that time the twin sala trees broke out in full bloom, though it was not the season of flowering. And the blossoms rained upon the body of the Tathagata and dropped and scattered and were strewn upon it in worship of the Tathagata. And celestial mandarava flowers and heavenly sandalwood powder from the sky rained down upon the body of the Tathagata, and dropped and scattered and were strewn upon it in worship of the Tathagata. And the sound of heavenly voices and heavenly instruments made music in the air out of reverence for the Tathagata.

5. And the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “Ananda, the twin sala trees are in full bloom, though it is not the season of flowering. And the blossoms rain upon the body of the Tathagata and drop and scatter and are strewn upon it in worship of the Tathagata. And celestial coral flowers and heavenly sandalwood powder from the sky rain down upon the body of the Tathagata, and drop and scatter and are strewn upon it in worship of the Tathagata. And the sound of heavenly voices and heavenly instruments makes music in the air out of reverence for the Tathagata.

6. “Yet it is not thus, Ananda, that the Tathagata is respected, venerated, esteemed, worshipped, and honoured in the highest degree. But, Ananda, whatever bhikkhu or bhikkhuni, layman or laywoman, abides by the Dhamma, lives uprightly in the Dhamma, walks in the way of the Dhamma, it is by such a one that the Tathagata is respected, venerated, esteemed, worshipped, and honoured in the highest degree. Therefore, Ananda, thus should you train yourselves: ‘We shall abide by the Dhamma, live uprightly in the Dhamma, walk in the way of the Dhamma.'”

The Grief of the Gods

7. At that time the Venerable Upavana was standing before the Blessed One, fanning him. And the Blessed One rebuked him, saying: “Move aside, bhikkhu, do not stand in front of me.”

8. And to the Venerable Ananda came the thought: “This Venerable Upavana has been in attendance on the Blessed One for a long time, closely associating with him and serving him. Yet now, right at the end, the Blessed One rebukes him. What now could be the reason, what the cause for the Blessed One to rebuke the Venerable Upavana, saying: ‘Move aside, bhikkhu, do not stand in front of me’?”

9-10. And the Venerable Ananda told his thought to the Blessed One. The Blessed One said: “Throughout the tenfold world-system, Ananda, there are hardly any of the deities that have not gathered together to look upon the Tathagata. For a distance of twelve yojanas around the Sala Grove of the Mallas in the vicinity of Kusinara there is not a spot that could be pricked with the tip of a hair that is not filled with powerful deities. And these deities, Ananda, are complaining: ‘From afar have we come to look upon the Tathagata. For rare in the world is the arising of Tathagatas, Arahats, Fully Enlightened Ones. And this day, in the last watch of the night, the Tathagata’s Parinibbana will come about. But this bhikkhu of great powers has placed himself right in front of the Blessed One, concealing him, so that now, at the very end, we are prevented from looking upon him.’ Thus, Ananda, the deities complain.”

11. “Of what kind of deities, Lord, is the Blessed One aware?”

12-13. “There are deities, Ananda, in space and on earth, who are earthly-minded; with dishevelled hair they weep, with uplifted arms they weep; flinging themselves on the ground, they roll from side to side, lamenting: ‘Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon will the Eye of the World vanish from sight!’

14. “But those deities who are freed from passion, mindful and comprehending, reflect in this way: ‘Impermanent are all compounded things. How could this be otherwise?'”

Ananda’s Concern

15. “Formerly, Lord, on leaving their quarters after the rains, the bhikkhus would set forth to see the Tathagata, and to us there was the gain and benefit of receiving and associating with those very revered bhikkhus who came to have audience with the Blessed One and to wait upon him. But, Lord, after the Blessed One has gone, we shall no longer have that gain and benefit.”

Four Places of Pilgrimage

16. “There are four places, Ananda, that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence.[42] What are the four?

17. “‘Here the Tathagata was born!'[43] This, Ananda, is a place that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence.

18. “‘Here the Tathagata became fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment!'[44] This, Ananda, is a place that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence.

19. “‘Here the Tathagata set rolling the unexcelled Wheel of the Dhamma!'[45] This, Ananda, is a place that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence.

20. “‘Here the Tathagata passed away into the state of Nibbana in which no element of clinging remains!’ This, Ananda, is a place that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence.

21. “These, Ananda, are the four places that a pious person should visit and look upon with feelings of reverence. And truly there will come to these places, Ananda, pious bhikkhus and bhikkhunis, laymen and laywomen, reflecting: ‘Here the Tathagata was born! Here the Tathagata became fully enlightened in unsurpassed, supreme Enlightenment! Here the Tathagata set rolling the unexcelled Wheel of the Dhamma! Here the Tathagata passed away into the state of Nibbana in which no element of clinging remains!’

22. “And whoever, Ananda, should die on such a pilgrimage with his heart established in faith, at the breaking up of the body, after death, will be reborn in a realm of heavenly happiness.”

23. Then the Venerable Ananda said to the Blessed One: “How, Lord, should we conduct ourselves towards women?”

“Do not see them, Ananda.”

“But, Lord, if we do see them?”

“Do not speak, Ananda.”

“But, Lord, if they should speak to us?”

“Then, Ananda, you should establish mindfulness.”

24. Then the Venerable Ananda said: “How should we act, Lord, respecting the body of the Tathagata?”

“Do not hinder yourselves, Ananda, to honour the body of the Tathagata. Rather you should strive, Ananda, and be zealous on your own behalf,[46] for your own good. Unflinchingly, ardently, and resolutely you should apply yourselves to your own good. For there are, Ananda, wise nobles, wise brahmins, and wise householders who are devoted to the Tathagata, and it is they who will render the honour to the body of the Tathagata.”

25. Then the Venerable Ananda said: “But how, Lord, should they act respecting the body of the Tathagata?”

“After the same manner, Ananda, as towards the body of a universal monarch.”[47]

“But how, Lord, do they act respecting the body of a universal monarch?”

26. “The body of a universal monarch, Ananda, is first wrapped round with new linen, and then with teased cotton wool, and so it is done up to five hundred layers of linen and five hundred of cotton wool. When that is done, the body of the universal monarch is placed in an iron[48] oil vessel, which is enclosed in another iron vessel, a funeral pyre is built of all kinds of perfumed woods, and so the body of the universal monarch is burned; and at a crossroads a stupa is raised for the universal monarch. So it is done, Ananda, with the body of a universal monarch. And even, Ananda, as with the body of a universal monarch, so should it be done with the body of the Tathagata; and at a crossroads also a stupa should be raised for the Tathagata. And whosoever shall bring to that place garlands or incense or sandalpaste, or pay reverence, and whose mind becomes calm there — it will be to his well being and happiness for a long time.

27. “There are four persons, Ananda, who are worthy of a stupa. Who are those four? A Tathagata, an Arahat, a Fully Enlightened One is worthy of a stupa; so also is a Paccekabuddha,[49] and a disciple of a Tathagata, and a universal monarch.

28-31. “And why, Ananda, is a Tathagata, an Arahat, a Fully Enlightened One worthy of a stupa? Because, Ananda, at the thought: ‘This is the stupa of that Blessed One, Arahat, Fully Enlightened One!’ the hearts of many people will be calmed and made happy; and so calmed and with their minds established in faith therein, at the breaking up of the body, after death, they will be reborn in a realm of heavenly happiness. And so also at the thought: ‘This is the stupa of that Paccekabuddha!’ or ‘This is the stupa of a disciple of that Tathagata, Arahat, Fully Enlightened One!’ or ‘This is the stupa of that righteous monarch who ruled according to Dhamma!’ — the hearts of many people are calmed and made happy; and so calmed and with their minds established in faith therein, at the breaking up of the body, after death, they will be reborn in a realm of heavenly happiness. And it is because of this, Ananda, that these four persons are worthy of a stupa.”

Ananda’s Grief

32. Then the Venerable Ananda went into the vihara[50] and leaned against the doorpost and wept: “I am still but a learner,[51] and still have to strive for my own perfection. But, alas, my Master, who was so compassionate towards me, is about to pass away!”

33. And the Blessed One spoke to the bhikkhus, saying: “Where, bhikkhus, is Ananda?”

“The Venerable Ananda, Lord, has gone into the vihara and there stands leaning against the door post and weeping: ‘I am still but a learner, and still have to strive for my own perfection. But, alas, my Master, who was so compassionate towards me, is about to pass away!'”

34. Then the Blessed One asked a certain bhikkhu to bring the Venerable Ananda to him, saying: “Go, bhikkhu, and say to Ananda, ‘Friend Ananda, the Master calls you.'”

“So be it, Lord.” And that bhikkhu went and spoke to the Venerable Ananda as the Blessed One had asked him to. And the Venerable Ananda went to the Blessed One, bowed down to him, and sat down on one side.

35. Then the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “Enough, Ananda! Do not grieve, do not lament! For have I not taught from the very beginning that with all that is dear and beloved there must be change, separation, and severence? Of that which is born, come into being, compounded, and subject to decay, how can one say: ‘May it not come to dissolution!’? There can be no such state of things. Now for a long time, Ananda, you have served the Tathagata with loving-kindness in deed, word, and thought, graciously, pleasantly, with a whole heart and beyond measure. Great good have you gathered, Ananda! Now you should put forth energy, and soon you too will be free from the taints.”[52]

Praise of Ananda

36. Then the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Bhikkhus, the Blessed Ones, Arahats, Fully Enlightened Ones of times past also had excellent and devoted attendant bhikkhus, such as I have in Ananda. And so also, bhikkhus, will the Blessed Ones, Arahats, Fully Enlightened Ones of times to come.

37. “Capable and judicious is Ananda, bhikkhus, for he knows the proper time for bhikkhus to have audience with the Tathagata, and the time for bhikkhunis, the time for laymen and for laywomen; the time for kings and for ministers of state; the time for teachers of other sects and for their followers.

38. “In Ananda, bhikkhus, are to be found four rare and superlative qualities. What are the four? If, bhikkhus, a company of bhikkhus should go to see Ananda, they become joyful on seeing him; and if he then speaks to them of the Dhamma, they are made joyful by his discourse; and when he becomes silent, they are disappointed. So it is also when bhikkhunis, laymen, or laywomen go to see Ananda: they become joyful on seeing him; and if he then speaks to them of the Dhamma, they are made joyful by his discourse; and when he becomes silent, they are disappointed.

39. “In a universal monarch, bhikkhus, are to be found four rare and superlative qualities. What are those four? If, bhikkhus, a company of nobles should go to see the universal monarch, they become joyful on seeing him; and if he then speaks, they are made joyful by his talk; and when he becomes silent, they are disappointed. So it is also when a company of brahmins, of householders, or of ascetics goes to see a universal monarch.

40. “And in just the same way, bhikkhus, in Ananda are to be found these four rare and superlative qualities.”

The Past Glory of Kusinara

41. When this had been said, the Venerable Ananda spoke to the Blessed One, saying: “Let it not be, Lord, that the Blessed One should pass away in this mean place, this uncivilized township in the midst of the jungle, a mere outpost of the province. There are great cities, Lord, such as Campa, Rajagaha, Savatthi, Saketa, Kosambi, and Benares — let the Blessed One have his final passing away in one of those. For in those cities dwell many wealthy nobles and brahmins and householders who are devotees of the Tathagata, and they will render due honour to the remains of the Tathagata.”

42. “Do not say that, Ananda! Do not say: ‘This mean place, this uncivilized township in the midst of the jungle, a mere outpost of the province.’ In times long past, Ananda, there was a king by the name of Maha Sudassana, who was a universal monarch, a king of righteousness, a conqueror of the four quarters of the earth, whose realm was established in security, and who was endowed with the seven jewels.[53] And that King Maha Sudassana, Ananda, had his royal residence here at Kusinara, which was then called Kusavati, and it extended twelve yojanas from east to west, and seven from north to south.

43. “And mighty, Ananda, was Kusavati, the capital, prosperous and well populated, much frequented by people, and abundantly provided with food. Just as the royal residence of the deities, Alakamanda, is mighty, prosperous, and well populated, much frequented by deities and abundantly provided with food, so was the royal capital of Kusavati.

44. “Kusavati, Ananda, resounded unceasingly day and night with ten sounds — the trumpeting of elephants, the neighing of horses, the rattling of chariots, the beating of drums and tabours, music and song, cheers, the clapping of hands, and cries of ‘Eat, drink, and be merry!’

Lamentation of the Mallas

45. “Go now, Ananda, to Kusinara and announce to the Mallas: ‘Today, Vasetthas, in the last watch of the night, the Tathagata’s Parinibbana will take place. Approach, O Vasetthas, draw near! Do not be remorseful later at the thought: “In our township it was that the Tathagata’s Parinibbana took place, but we failed to see him at the end!”‘”

“So be it, Lord.” And the Venerable Ananda prepared himself, and taking bowl and robe, went with a companion to Kusinara.

46. Now at that time the Mallas had gathered in the council hall for some public business. And the Venerable Ananda approached them and announced: “Today, Vasetthas, in the last watch of the night, the Tathagata’s Parinibbana will take place. Approach, Vasetthas, draw near! Do not be remorseful later at the thought: ‘In our township it was that the Tathagata’s Parinibbana took place, but we failed to see him at the end.'”

47. When they heard the Venerable Ananda speak these words, the Mallas with their sons, their wives, and the wives of their sons, were sorely grieved, grieved at heart and afflicted; and some, with their hair all dishevelled, with arms uplifted in despair, wept; flinging themselves on the ground, they rolled from side to side, lamenting: “Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon will the Eye of the World vanish from sight!”

48. And thus afflicted and filled with grief, the Mallas, with their sons, their wives, and the wives of their sons, went to the Sala Grove, the recreation park of the Mallas, to the place where the Venerable Ananda was.

49. And the thought arose in the Venerable Ananda: “If I were to allow the Mallas of Kusinara to pay reverence to the Blessed One one by one, the night will have given place to dawn before they are all presented to him. Therefore let me divide them up according to clan, each family in a group, and so present them to the Blessed One thus: ‘The Malla of such and such a name, Lord, with his wives and children, his attendants and his friends, pays homage at the feet of the Blessed One.'”

50. And the Venerable Ananda divided the Mallas up according to clan, each family in a group, and presented them to the Blessed One. So it was that the Venerable Ananda caused the Mallas of Kusinara to be presented to the Blessed One by clans, each family in a group, even in the first watch of the night.

The Last Convert

51. Now at that time a wandering ascetic named Subhadda was dwelling at Kusinara. And Subhadda the wandering ascetic heard it said: “Today in the third watch of the night, the Parinibbana of the ascetic Gotama will take place.”

52. And the thought arose in him: “I have heard it said by old and venerable wandering ascetics, teachers of teachers, that the arising of Tathagatas, Arahats, Fully Enlightened Ones, is rare in the world. Yet this very day, in the last watch of the night, the Parinibbana of the ascetic Gotama will take place. Now there is in me a doubt; but to this extent I have faith in the ascetic Gotama, that he could so teach me the Dhamma as to remove that doubt.”

53. Then the wandering ascetic Subhadda went to the Sala Grove, the recreation park of the Mallas, and drew near to the Venerable Ananda, and told the Venerable Ananda his thought. And he spoke to the Venerable Ananda, saying: “Friend Ananda, it would be good if I could be allowed into the presence of the ascetic Gotama.”

54. But the Venerable Ananda answered him, saying: “Enough, friend Subhadda! Do not trouble the Tathagata. The Blessed One is weary.”

55-56. Yet a second and a third time the wandering ascetic Subhadda made his request, and a second and a third time the Venerable Ananda refused him.

57. And the Blessed One heard the talk between them, and he called the Venerable Ananda and said: “Stop, Ananda! Do not refuse Subhadda. Subhadda, Ananda, may be allowed into the presence of the Tathagata. For whatever he will ask me, he will ask for the sake of knowledge, and not as an offence. And the answer I give him, that he will readily understand.”

58. Thereupon the Venerable Ananda said to the wandering ascetic Subhadda: “Go then, friend Subhadda, the Blessed One gives you leave.”

59. Then the wandering ascetic Subhadda approached the Blessed One and saluted him courteously. And having exchanged with him pleasant and civil greetings, the wandering ascetic Subhadda seated himself at one side and addressed the Blessed One, saying: “There are, Venerable Gotama, ascetics and brahmins who are heads of great companies of disciples, who have large retinues, who are leaders of schools, well known and renowned, and held in high esteem by the multitude, such teachers as Purana Kassapa, Makkhali Gosala, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana, Sañjaya Belatthiputta, Nigantha Nataputta. Have all of these attained realization, as each of them would have it believed, or has none of them, or is it that some have attained realization and others not?”

60. “Enough, Subhadda! Let it be as it may, whether all of them have attained realization, as each of them would have it believed, or whether none of them has, or whether some have attained realization and others not. I will teach you the Dhamma, Subhadda; listen and heed it well, and I will speak.”

“So be it, Lord.”

The Lion’s Roar

61. And the Blessed One spoke, saying: “In whatsoever Dhamma and Discipline, Subhadda, there is not found the Noble Eightfold Path, neither is there found a true ascetic of the first, second, third, or fourth degree of saintliness. But in whatsoever Dhamma and Discipline there is found the Noble Eightfold Path, there is found a true ascetic of the first, second, third, and fourth degrees of saintliness.[54] Now in this Dhamma and Discipline, Subhadda, is found the Noble Eightfold Path; and in it alone are also found true ascetics of the first, second, third, and fourth degrees of saintliness. Devoid of true ascetics are the systems of other teachers. But if, Subhadda, the bhikkhus live righteously, the world will not be destitute of arahats.

62.

“In age but twenty-nine was I, Subhadda,
When I renounced the world to seek the Good;
Fifty-one years have passed since then, Subhadda,
And in all that time a wanderer have I been
In the of virtue and of truth,
And except therein, there is no saint
(of the first degree).

“And there is none of the second degree, nor of the third degree, nor of the fourth degree of saintliness. Devoid of true ascetics are the systems of other teachers. But if, Subhadda, the bhikkhus live righteously, the world will not be destitute of arahats.”

63. When this was said, the wandering ascetic Subhadda spoke to the Blessed One, saying: “Excellent, O Lord, most excellent, O Lord! It is as if, Lord, one were to set upright what had been overthrown, or to reveal what had been hidden, or to show the path to one who had gone astray, or to light a lamp in the darkness so that those with eyes might see — even so has the Blessed One set forth the Dhamma in many ways. And so, O Lord, I take my refuge in the Blessed One, the Dhamma, and the Community of Bhikkhus. May I receive from the Blessed One admission to the Order and also the higher ordination.”

64. “Whoever, Subhadda, having been formerly a follower of another creed, wishes to receive admission and higher ordination in this Dhamma and Discipline, remains on probation for a period of four months. At the end of those four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they grant him admission and higher ordination as a bhikkhu. Yet in this matter I recognize differences of personalities.”

65. “If, O Lord, whoever, having been formerly a follower of another creed, wishes to receive admission and higher ordination in this Dhamma and Discipline, remains on probation for a period of four months, and at the end of those four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they grant him admission and higher ordination as a bhikkhu — then I will remain on probation for a period of four years. And at the end of those four years, if the bhikkhus are satisfied with me, let them grant me admission and higher ordination as a bhikkhu.”

66. But the Blessed One called the Venerable Ananda and said to him: “Ananda, let Subhadda be given admission into the Order.” And the Venerable Ananda replied: “So be it, Lord.”

67. Then the wandering ascetic Subhadda said to the Venerable Ananda: “It is a gain to you, friend Ananda, a blessing, that in the presence of the Master himself you have received the sprinkling of ordination as a disciple.”

68. So it came about that the wandering ascetic Subhadda, in the presence of the Blessed One, received admission and higher ordination. And from the time of his ordination the Venerable Subhadda remained alone, secluded, heedful, ardent, and resolute. And before long he attained to the goal for which a worthy man goes forth rightly from home to homelessness, the supreme goal of the holy life; and having by himself realized it with higher knowledge, he dwelt therein. He knew: “Destroyed is birth; the higher life is fulfilled; nothing more is to be done, and beyond this life nothing more remains.” And the Venerable Subhadda became yet another among the arahats, and he was the last disciple converted by the Blessed One himself.

Part Six
The Passing Away
The Blessed One’s Final Exhortation

1. Now the Blessed One spoke to the Venerable Ananda, saying: “It may be, Ananda, that to some among you the thought will come: ‘Ended is the word of the Master; we have a Master no longer.’ But it should not, Ananda, be so considered. For that which I have proclaimed and made known as the Dhamma and the Discipline, that shall be your Master when I am gone.

2. “And, Ananda, whereas now the bhikkhus address one another as ‘friend,’ let it not be so when I am gone. The senior bhikkhus, Ananda, may address the junior ones by their name, their family name, or as ‘friend’; but the junior bhikkhus should address the senior ones as ‘venerable sir’ or ‘your reverence.'[55]

3. “If it is desired, Ananda, the Sangha may, when I am gone, abolish the lesser and minor rules.[56]

4. “Ananda, when I am gone, let the higher penalty be imposed upon the bhikkhu Channa.”[57]

“But what, Lord, is the higher penalty?”

“The bhikkhu Channa, Ananda, may say what he will, but the bhikkhus should neither converse with him, nor exhort him, nor admonish him.”

5. Then the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “It may be, bhikkhus, that one of you is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. Then question, bhikkhus! Do not be given to remorse later on with the thought: ‘The Master was with us face to face, yet face to face we failed to ask him.'”

6. But when this was said, the bhikkhus were silent. And yet a second and a third time the Blessed One said to them: “It may be, bhikkhus, that one of you is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. Then question, bhikkhus! Do not be given to remorse later on with the thought: ‘The Master was with us face to face, yet face to face we failed to ask him.'”

And for a second and a third time the bhikkhus were silent. Then the Blessed One said to them: “It may be, bhikkhus, out of respect for the Master that you ask no questions. Then, bhikkhus, let friend communicate it to friend.” Yet still the bhikkhus were silent.

7. And the Venerable Ananda spoke to the Blessed One, saying: “Marvellous it is, O Lord, most wonderful it is! This faith I have in the community of bhikkhus, that not even one bhikkhu is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice.”

“Out of faith, Ananda, you speak thus. But here, Ananda, the Tathagata knows for certain that among this community of bhikkhus there is not even one bhikkhu who is in doubt or perplexity as to the Buddha, the Dhamma, or the Sangha, the path or the practice. For, Ananda, among these five hundred bhikkhus even the lowest is a stream-enterer, secure from downfall, assured, and bound for enlightenment.”

8. And the Blessed One addressed the bhikkhus, saying: “Behold now, bhikkhus, I exhort you: All compounded things are subject to vanish. Strive with earnestness!”[58]

This was the last word of the Tathagata.

How the Blessed One Passed into Nibbana

9. And the Blessed One entered the first jhana. Rising from the first jhana, he entered the second jhana. Rising from the second jhana, he entered the third jhana. Rising from the third jhana, he entered the fourth jhana. And rising out of the fourth jhana, he entered the sphere of infinite space. Rising from the attainment of the sphere of infinite space, he entered the sphere of infinite consciousness. Rising from the attainment of the sphere of infinite consciousness, he entered the sphere of nothingness. Rising from the attainment of the sphere of nothingness, he entered the sphere of neither-perception-nor-non-perception. And rising out of the attainment of the sphere of neither-perception-nor-non-perception, he attained to the cessation of perception and feeling.

10. And the Venerable Ananda spoke to the Venerable Anuruddha, saying: “Venerable Anuruddha, the Blessed One has passed away.”

“No, friend Ananda, the Blessed One has not passed away. He has entered the state of the cessation of perception and feeling.”[59]

11. Then the Blessed One, rising from the cessation of perception and feeling, entered the sphere of neither-perception-nor-non-perception. Rising from the attainment of the sphere of neither-perception-nor-non-perception, he entered the sphere of nothingness. Rising from the attainment of the sphere of nothingness, he entered the sphere of infinite consciousness. Rising from the attainment of the sphere of infinite consciousness, he entered the sphere of infinite space. Rising from the attainment of the sphere of infinite space, he entered the fourth jhana. Rising from the fourth jhana, he entered the third jhana. Rising from the third jhana, he entered the second jhana. Rising from the second jhana, he entered the first jhana.

Rising from the first jhana, he entered the second jhana. Rising from the second jhana, he entered the third jhana. Rising from the third jhana, he entered the fourth jhana. And, rising from the fourth jhana, the Blessed One immediately passed away.

The World’s Echo

12. And when the Blessed One had passed away, simultaneously with his Parinibbana there came a tremendous earthquake, dreadful and astounding, and the thunders rolled across the heavens.

13. And when the Blessed One had passed away, simultaneously with his Parinibbana, Brahma Sahampati[60] spoke this stanza:

“All must depart — all beings that have life
Must shed their compound forms. Yea, even one,
A Master such as he, a peerless being,
Powerful in wisdom, the Enlightened One, has passed away.”

14. And when the Blessed One had passed away, simultaneously with his Parinibbana, Sakka, king of the gods,[61] spoke this stanza:

“Transient are all compounded things,
Subject to arise and vanish;
Having come into existence they pass away;
Good is the peace when they forever cease.”

15. And when the Blessed One had passed away, simultaneously with his Parinibbana, the Venerable Anuruddha spoke this stanza:

“No movement of the breath, but with steadfast heart,
Free from desires and tranquil — so the sage
Comes to his end. By mortal pangs unshaken,
His mind, like a flame extinguished, finds release.”

16. And when the Blessed One had passed away, simultaneously with his Parinibbana, the Venerable Ananda spoke this stanza:

“Then there was terror, and the hair stood up, when he,
The All-accomplished One, the Buddha, passed away.”

17. Then, when the Blessed One had passed away, some bhikkhus, not yet freed from passion, lifted up their arms and wept; and some, flinging themselves on the ground, rolled from side to side and wept, lamenting: “Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon has the Eye of the World vanished from sight!”

But the bhikkhus who were freed from passion, mindful and clearly comprehending, reflected in this way: “Impermanent are all compounded things. How could this be otherwise?”

18. And the Venerable Anuruddha addressed the bhikkhus, saying: “Enough, friends! Do not grieve, do not lament! For has not the Blessed One declared that with all that is dear and beloved there must be change, separation, and severance? Of that which is born, come into being, compounded and subject to decay, how can one say: ‘May it not come to dissolution!’? The deities, friends, are aggrieved.”

“But, venerable sir, of what deities is the Venerable Anuruddha aware?”

“There are deities, friend Ananda, in space and on the earth who are earthly-minded; with dishevelled hair they weep, with uplifted arms they weep; flinging themselves on the ground, they roll from side to side, lamenting: ‘Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon has the Eye of the World vanished from sight!’ But those deities who are freed from passion, mindful and clearly comprehending, reflect in this way: ‘Impermanent are all compounded things. How could this be otherwise?'”

19. Now the Venerable Anuruddha and the Venerable Ananda spent the rest of the night in talking on the Dhamma. Then the Venerable Anuruddha spoke to the Venerable Ananda, saying: “Go now, friend Ananda, to Kusinara, and announce to the Mallas: ‘The Blessed One, Vasetthas, has passed away. Do now as seems fitting to you.'”

“So be it, venerable sir.” And the Venerable Ananda prepared himself in the forenoon, and taking bowl and robe, went with a companion into Kusinara.

20. At that time the Mallas of Kusinara had gathered in the council hall to consider that very matter. And the Venerable Ananda approached them and announced: “The Blessed One, Vasetthas, has passed away. Do now as seems fitting to you.”

And when they heard the Venerable Ananda speak these words, the Mallas with their sons, their wives, and the wives of their sons, were sorely grieved, grieved at heart and afflicted; and some, with their hair all dishevelled, with arms upraised in despair, wept; flinging themselves on the ground, they rolled from side to side, lamenting: “Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! “Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon has the Eye of the World vanished from sight!”

Homage to the Remains

21. Then the Mallas of Kusinara gave orders to their men, saying: “Gather now all the perfumes, flower-garlands, and musicians, even all that are in Kusinara.” And the Mallas, with the perfumes, the flower-garlands, and the musicians, and with five hundred sets of clothing, went to the Sala Grove, the recreation park of the Mallas, and approached the body of the Blessed One. And having approached, they paid homage to the body of the Blessed One with dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and erecting canopies and pavilions, they spent the day showing respect, honour, and veneration to the body of the Blessed One. And then the thought came to them: “Now the day is too far spent for us to cremate the body of the Blessed One. Tomorrow we will do it.”

And for the second day, and a third, fourth, fifth, and sixth day, they paid homage to the body of the Blessed One with dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and erecting canopies and pavilions, they spent the day showing respect, honour, and veneration to the body of the Blessed One.

But on the seventh day the thought came to them: “We have paid homage to the body of the Blessed One with dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and have shown respect, honour, and veneration; let us now carry the body of the Blessed One southward to the southern part of the town and beyond, and let us there cremate the body of the Blessed One south of the town.”

And eight Mallas of the foremost families, bathed from the crown of their heads and wearing new clothes, with the thought: “We will lift up the body of the Blessed One,” tried to do so but they could not.

22. Then the Mallas spoke to the Venerable Anuruddha, saying: “What is the cause, Venerable Anuruddha, what is the reason that these eight Mallas of the foremost families, bathed from the crown of their heads and wearing new clothes, with the thought: ‘We will lift up the body of the Blessed One,’ try to do so but cannot?”

“You, Vasetthas, have one purpose, the deities have another.”

“Then what, venerable sir, is the purpose of the deities?”

“Your purpose, Vasetthas, is this: ‘We have paid homage to the body of the Blessed One with dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and have shown respect, honour, and veneration; let us now carry the body of the Blessed One southward to the southern part of the town and beyond, and let us there cremate the body of the Blessed One south of the town.’ But the purpose of the deities, Vasetthas, is this: ‘We have paid homage to the body of the Blessed One with heavenly dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and have shown respect, honour, and veneration; let us now carry the body of the Blessed One northward to the northern part of the town; and having carried it through the northern gate, let us go through the centre of the town, and then eastward to the east of the town; and having passed through the east gate, let us carry it to the cetiya of the Mallas, Makuta-bandhana, and there let us cremate the body of the Blessed One.'”

“As the deities wish, venerable sir, so let it be.”

23. Thereupon the whole of Kusinara, even to the dust heaps and rubbish heaps, became covered knee-deep in mandarava flowers.[62] And homage was paid to the body of the Blessed One by the deities as well as the Mallas of Kusinara. With dance, song, music, flower-garlands, and perfume, both divine and human, respect, honour, and veneration were shown. And they carried the body of the Blessed One northward to the northern part of the town; and having carried it through the northern gate, they went through the centre of the town, and then eastward to the east of the town; and having passed through the east gate, they carried the body of the Blessed One to the cetiya of the Mallas, Makuta-bandhana, and there laid it down.

24. Then the Mallas of Kusinara spoke to the Venerable Ananda, saying: “How should we act, Venerable Ananda, respecting the body of the Tathagata?”

“After the same manner, Vasetthas, as towards the body of a universal monarch.”

“But how, venerable Ananda, do they act respecting the body of a universal monarch?”

“The body of a universal monarch, Vasetthas, is first wrapped round with new linen, and then with teased cotton wool. And again it is wrapped round with new linen, and again with teased cotton wool, and so it is done up to five hundred layers of linen and five hundred of cotton wool. When that is done, the body of the universal monarch is placed in an iron oil-vessel, which is enclosed in another iron vessel and a funeral pyre is built of all kinds of perfumed woods, and so the body of the universal monarch is burned. And at a crossroads a stupa is raised for the universal monarch. So it is done, Vasetthas, with the body of a universal monarch.

“And even, Vasetthas, as with the body of a universal monarch, so should it be done with the body of the Tathagata; and at a crossroads also a stupa should be raised for the Tathagata. And whoever shall bring to that place garlands or incense or sandalwood paste, or pay reverence, and whose mind becomes calm there — it will be to his well being and happiness for a long time.”

25. Then the Mallas gave orders to their men, saying: “Gather now all the teased cotton wool of the Mallas!” And the Mallas of Kusinara wrapped the body of the Blessed One round with new linen, and then with teased cotton wool. And again they wrapped it round with new linen, and again with teased cotton wool, and so it was done up to five hundred layers of linen and five hundred of cotton wool. When that was done, they placed the body of the Blessed One in an iron oil-vessel, which was enclosed in another iron vessel, and they built a funeral pyre of all kinds of perfumed woods, and upon it they laid the body of the Blessed One.

26. Now at that time the Venerable Maha Kassapa[63] was journeying from Pava to Kusinara together with a large company of five hundred bhikkhus. And on the way, the Venerable Maha Kassapa went aside from the highway and sat down at the foot of a tree.

And a certain Ajivaka came by, on his way to Pava, and he had taken a mandarava flower from Kusinara. And the Venerable Maha Kassapa saw the Ajivaka coming from a distance, and as he drew close he spoke to him, saying: “Do you know, friend, anything of our Master?”

“Yes, friend, I know. It is now seven days since the ascetic Gotama passed away. From there I have brought this mandarava flower.”

27. Thereupon some bhikkhus, not yet freed from passion, lifted up their arms and wept; and some, flinging themselves on the ground, rolled from side to side and wept, lamenting: “Too soon has the Blessed One come to his Parinibbana! Too soon has the Happy One come to his Parinibbana! Too soon has the Eye of the World vanished from sight!”

28. Now at that time, one Subhadda, who had renounced only in his old age, was seated in the assembly.[64] And he addressed the bhikkhus, saying: “Enough, friends! Do not grieve, do not lament! We are well rid of that great ascetic. Too long, friends, have we been oppressed by his saying: ‘This is fitting for you; that is not fitting for you.’ Now we shall be able to do as we wish, and what we do not wish, that we shall not do.”

But the Venerable Maha Kassapa addressed the bhikkhus, saying: “Enough friends! Do not grieve, do not lament! For has not the Blessed One declared that with all that is dear and beloved there must be change, separation, and severance? Of that which is born, come into being, compounded, and subject to decay, how can one say: ‘May it not come to dissolution!’?”

29. Now at that time four Mallas of the foremost families, bathed from the crown of their heads and wearing new clothes, with the thought: “We will set alight the Blessed One’s pyre,” tried to do so but they could not. And the Mallas spoke to the Venerable Anuruddha, saying: “What is the cause, Venerable Anuruddha, what is the reason that these four Mallas of the foremost families, bathed from the crown of their heads and wearing new clothes, with the thought: “We will set alight the Blessed One’s pyre,’ try to do so but cannot?”

“You, Vasetthas, have one purpose, the deities have another.”

“Then what, venerable sir, is the purpose of the deities?”

“The purpose of the deities, Vasetthas, is this: ‘The Venerable Maha Kassapa is on his way from Pava to Kusinara together with a large company of five hundred bhikkhus. Let not the Blessed One’s pyre be set alight until the Venerable Maha Kassapa has paid homage at the feet of the Blessed One.'”

“As the deities wish, venerable sir, so let it be.”

30. And the Venerable Maha Kassapa approached the pyre of the Blessed One, at the cetiya of the Mallas, Makuta-bandhana, in Kusinara. And he arranged his upper robe on one shoulder, and with his clasped hands raised in salutation, he walked three times round the pyre, keeping his right side towards the Blessed One’s body, and he paid homage at the feet of the Blessed One. And even so did the five hundred bhikkhus.

And when homage had been paid by the Venerable Maha Kassapa and the five hundred bhikkhus, the pyre of the Blessed One burst into flame by itself.

31. And it came about that when the body of the Blessed One had been burned, no ashes or particles were to be seen of what had been skin, tissue, flesh, sinews, and fluid; only bones remained. Just as when ghee or oil is burned, it leaves no particles or ashes behind, even so when the body of the Blessed One had been burned, no ashes or particles were to be seen of what had been skin, tissue, flesh, sinews, and fluid; only bones remained. And of the five hundred linen wrappings, only two were not consumed, the innermost and the outermost.

32. And when the body of the Blessed One had been burned, water rained down from heaven and extinguished the pyre of the Blessed One, and from the sala trees water came forth, and the Mallas of Kusinara brought water scented with many kinds of perfumes, and they too extinguished the pyre of the Blessed One.

And the Mallas of Kusinara laid the relics of the Blessed One in their council hall, and surrounded them with a lattice-work of spears and encircled them with a fence of bows; and there for seven days they paid homage to the relics of the Blessed One with dance, song, music, flower-garlands, and perfume, and showed respect, honour, and veneration to the relics of the Blessed One.

Partition of the Relics

33. Then the king of Magadha, Ajatasattu, son of the Videhi queen, came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And he sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and I am too. I am worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. I will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

34. And the Licchavis of Vesali came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and we are too. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

35. And the Sakyas of Kapilavatthu came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was the greatest of our clan. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

36. And the Bulis of Allakappa came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and we are too. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

37. And the Kolis of Ramagama came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and we are too. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

38. And the Vethadipa brahmin came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And he sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and I am a brahmin. I am worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. I will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

39. And the Mallas of Pava came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and we are too. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

40. But when they heard these words, the Mallas of Kusinara addressed the assembly, saying: “The Blessed One has passed away in our township. We shall not part with any portion of the relics of the Blessed One.” Then the brahmin Dona spoke to the assembly, saying:

“One word from me, I beg you, sirs, to hear!
Our Buddha taught us ever to forbear;
Unseemly would it be should strife arise
And war and bloodshed, over the custody
Of his remains, who was the best of men!
Let us all, sirs, in friendliness agree
To share eight portions — so that far and wide
Stupas may rise, and seeing them, mankind
Faith in the All-Enlightened One will find!”

“So be it, brahmin! Divide the relics into eight equal portions yourself.”

And the brahmin Dona said to the assembly: “So be it, sirs.” And he divided justly into eight equal portions the relics of the Blessed One, and having done so, he addressed the assembly, saying: “Let this urn, sirs, be given to me. Over this urn I will erect a stupa, and in its honour I will hold a festival.” And the urn was given to the brahmin Dona.

41. Then the Moriyas of Pipphalivana came to know that at Kusinara the Blessed One had passed away. And they sent a message to the Mallas of Kusinara, saying: “The Blessed One was of the warrior caste, and we are too. We are worthy to receive a portion of the relics of the Blessed One. We will erect a stupa over the relics of the Blessed One and hold a festival in their honour.”

“There is no portion of the relics of the Blessed One remaining; the relics of the Blessed One have been divided. But take from here the ashes.” And they took from there the ashes.

42. And the king of Magadha, Ajatasattu, son of the Videhi queen, erected a stupa over the relics of the Blessed One at Rajagaha, and in their honour held a festival. The Licchavis of Vesali erected a stupa over the relics of the Blessed One at Vesali, and in their honour held a festival. The Sakyas of Kapilavatthu erected a stupa over the relics of the Blessed One at Kapilavatthu, and in their honour held a festival. The Bulis of Allakappa erected a stupa over the relics of the Blessed One at Allakappa, and in their honour held a festival. The Kolis of Ramagama erected a stupa over the relics of the Blessed One at Ramagama, and in their honour held a festival. The Vethadipa brahmin erected a stupa over the relics of the Blessed One at Vethadipa, and in their honour held a festival. The Mallas of Pava erected a stupa over the relics of the Blessed One at Pava, and in their honour held a festival. The Mallas of Kusinara erected a stupa over the relics of the Blessed One at Kusinara, and in their honour held a festival. The brahmin Dona erected a stupa over the urn, and in its honour held a festival. And the Moriyas of Pipphalivana erected a stupa over the ashes at Pipphalivana, and in their honour held a festival.

So it came about that there were eight stupas for the relics, a ninth for the urn, and a tenth for the ashes.

And thus it was in the days of old.

43.

Eight portions there were of the relics of him,
The All-Seeing One, the greatest of men.
Seven in Jambudipa are honoured, and one
In Ramagama, by kings of the Naga race.
One tooth is honoured in the Tavatimsa heaven,
One in the realm of Kalinga, and one by the Naga kings.
Through their brightness this bountiful earth
With its most excellent gifts is endowed;
For thus the relics of the All-Seeing One are best honoured
By those who are worthy of honour — by gods and Nagas
And lords of men, yea, by the highest of mankind.
Pay homage with clasped hands! For hard indeed it is
Through hundreds of ages to meet with an All-Enlightened One![65]

The Maha-Parinibbana Sutta is ended.

Notes:

[References to Anguttara Nikaya (= AN) are to collection followed by sutta number; those to Digha Nikaya (= DN) and to Majjhima Nikaya (= MN) are to sutta number.]

1.Bhagava: also rendered “the Auspicious One” or “the Exalted One”; the most frequent appellation of the Buddha, though not restricted to Buddhist usage. [Go back]

2.Ajatasattu Vedehiputta. Comy. says that Ajatasattu’s mother was a Kosala princess and not the daughter of the Vedehi king. Hence Comy. explains vedehiputta as “son of a wise mother.” Ajatasattu became king of the powerful state of Magadha after murdering his father, King Bimbisara (see DN 2). [Go back]

3.Tathagata: lit. “Thus-gone” or “Thus-come”; likewise an appellation of the Buddha, which he generally used when speaking of himself. [Go back]

4. Ananda was a cousin of the Buddha and his personal attendant for twenty-four years. He attained arahatship after the passing away of the Buddha, just before the commencement of the First Council, at which he was the reciter of the Digha Nikaya and the authority for the Sutta Pitaka. [Go back]

5. The discourse referred to here is AN VII.19. [Go back]

6. The group-names, which are not in the original, are supplied from other references to the qualities concerned; here satta saddhamma, about which see AN VII.63; MN 53. In the Comy. to MN 8 they are called “the complete equipment required for insight” (BPS Wheel No. 61/62, p.48). [Go back]

7.Satta bojjhanga. See Piyadassi Thera, The Seven Factors of Enlightenment (BPS Wheel No. 1). [Go back]

8.Saraniya dhamma: also at MN 48, AN VI.11, 12. [Go back]

9. Virtue (sila), concentration (samadhi), and wisdom (pañña) are the three divisions of the Noble Eightfold Path. Our text stresses again and again the importance of a full development of all three for final liberation. [Go back]

10.Asava: those defiling factors — sensual desire, craving for existence, and ignorance — primarily responsible for maintaining bondage to the cycle of rebirths. Also translated as “cankers” or “corruptions.” Later texts add a fourth, the taint of wrong views. [Go back]

11. Sariputta was the chief disciple of the Buddha and the one who excelled in wisdom. For a full account of the life and works or this illustrious individual, see Nyanaponika Thera, The Life of Sariputta (BPS Wheel No. 90/92). [Go back]

12.Evam-dhamma. Comy. and Sub. Comy.: This refers to concentration and to the mental qualities belonging to concentration (samadhipakkhiya dhamma) such as energy, mindfulness, etc. Comy. explains “abiding” (vihara) as abiding in the attainment of cessation (nirodha-samapatti).[Go back]

13.Evam-vimutta: their deliverance from defilements and from future rebirths. [Go back]

14. On the five hindrances, see Nyanaponika Thera, The Five Mental Hindrances (BPS Wheel No. 26). [Go back]

15. On the four foundations of mindfulness, see below, II:14. The seven factors of enlightenment are enumerated in I:9. [Go back]

16.Puta-bhedanam. Comy. explains as the breaking open, the unpacking, of boxes (puta) of merchandise for the purpose of distribution. But probably it refers to the bursting open of the seed-box of the patali flower. [Go back]

17. The stage of arahatship, the last of the four stages of deliverance. The next three paragraphs refer to disciples on the three lower stages, respectively, the non-returner, once-returner, and stream-enterer (anagami, sakadagami, sotapanna).[Go back]

18. Or: “not delayed (in its results).” [Go back]

19.Animitta cetosamadhi. Comy. explains this term here as referring to the fruition-attainment of arahatship (phalasamapatti), in which the Buddha becomes absorbed in the direct experience of Nibbana and no longer attends to external objects or feels mundane feelings. In another context it can mean the concentration developed by intensive insight. [Go back]

20.Tamatagge: a difficult word. Comy. takes it to stand for the superlative form, aggatama, “highest,” but alludes also to the Pali word tama, “darkness.” It is rather difficult to accept that a superlative suffix should be made to precede the word it qualifies. Tibetan and Chinese parallels (Waldschmidt, Das Mahaparinirvana-sutra Berlin, 1950-51) pp. 200 ff.) point to a meaning as “the highest.” In the fragments of the Turfan Sanskrit version, these words are not preserved. Comy. says: “Tamatagge = tama-agge; the ‘t’ in the middle is inserted for euphonic reasons. The meaning is: these are the very highest, the most eminent (ime aggatama tamatagga). Having cut every bondage of darkness (tama-yoga), those bhikkhus of mine will be on the very top, in the highest rank (ativiya agge uttamabhave). Among them those will be on the very summit (ati-agge) who are desirous of training; and those whose resort is the four foundations of mindfulness will be at the very top of them.” [Go back]

21.Kappam va tittheyya kappavasesam va. Comy. takes kappa not as “world-period” or “aeon,” but as ayu-kappa, “life span,” and explains avasesa (usually “remainder”) by “in excess.”

Comy.: “He may stay alive completing the life span pertaining to men at the given time. (Sub. Comy.: the maximum life span.) Kappavasesa: ‘in excess’ (atireka), i.e. more or less above the hundred years said to be the normally highest life expectation.”

Among the numerous meanings of the word kappa, there is, in fact, that of time in general (kala) and not only the duration of an aeon; but the meaning “life span” seems to have been ascribed to it only in this passage. Also, the meaning “in excess” for avasesa (usually “remainder”) is unusual.

The four constituents of psychic power (iddhipada) are concentration due to zeal, energy, purity of mind, and investigation. [Go back]

22. According to Comy., Ananda’s mind had been influenced (pariyutthitacitto) by Mara’s exhibiting a frightful sight which distracted his attention, preventing him from grasping the Buddha’s suggestion. [Go back]

23. “Convincing and liberating.” This stands for the one Pali word sappatihariya, an attempt to render the two connotations which the word has according to the commentaries and in the context of other occurrences in the Canon. The commentaries derive it from the verb patiharati, “to remove,” and explain it as (1) the removal of what is adverse, e.g. opposition and objections (covered by “convincing”), and (2) the removal of inner obstructions, i.e. defilements such as greed, etc., effected by arahatship. It is probably to point to that latter meaning that the commentary to our present text paraphrases our passage as follows: “until they are able to preach the Teaching in its liberating (niyyanika) capacity.” [Go back]

24.Tulam atulañca sambhavam: lit. “the measurable and immeasurable productive cause (of life),” i.e. the volitional action causing rebirth in the confined, or limited sense-sphere, or in the unbounded fine-material and immaterial spheres. [Go back]

25.Bhavasankhara: the formative force of becoming, in the sense of what forms existence. [Go back]

26.Kavacam iv’attasambhavam. Comy.: “He breaks through the entire net of defilements that envelops individual existence like a coat of mail; he breaks the defilements as a great warrior breaks his armor after a battle.” The Sanskrit version has “like an egg shell” (kosam iv’ anda-sambhavam).[Go back]

27. Comy.: “Even by this much the Venerable Ananda was aware of the fact: ‘Surely, today the Blessed One has renounced his will to live on.’ Though the Blessed One knew that the Venerable Ananda was aware of it, he did not give him another opportunity to ask him to stay on for the remainder of his life span, but he spoke to him about other eight-term groups beginning with the eight assemblies.” Sub. Comy.: “Some say that the Buddha did so in order to divert the Venerable Ananda and to prevent grief from arising in him.” [Go back]

28. See also the Maha-Sihanada Sutta (MN 12). [Go back]

29.Abhibhayatana.[Go back]

30. That is: “perceiving forms on his own body.” This refers to preliminary concentration. [Go back]

31. This refers to the kasina-nimitta, the after-image arising with full concentration. [Go back]

32. He derives the “sign” from objects external to his body. [Go back]

33.Attha vimokkha.[Go back]

34.Rupi. This refers to form-sphere absorption (rupajjhana) obtained with form objects of one’s own body. [Go back]

35.Subhan tveva adhimutto hoti. Comy.: “Hereby, meditative absorption (jhana), obtained through blue-kasinas, etc., of very pure colour is indicated.” [Go back]

36. The Comy. says that the Buddhas, when looking back, turn the whole body round as an elephant does. [Go back]

37. In the earlier edition of this work, mahapadesa was rendered as “great authorities.” It is now known that the proper meaning of apadesa is not “authority,” but “reference” or “source.” Besides, from the passage it is clear that there are only two real “authorities” — the Discourses (Suttas) and the Discipline (Vinaya). [Go back]

38.Sukara-maddava: a controversial term which has therefore been left untranslated. Sukara = pig; maddava = soft, tender, delicate. Hence two alternative renderings of the compound are possible: (1) the tender parts of a pig or boar; (2) what is enjoyed by pigs and boars. In the latter meaning, the term has been thought to refer to a mushroom or truffle, or a yam or tuber. K.E. Neumann, in the preface to his German translation of the Majjhima Nikaya, quotes from an Indian compendium of medicinal plants, the Rajanigantu, several plants beginning with sukara.

The commentary to our text gives three alternative explanations: (1) the flesh from a single first-born (wild) pig, neither too young nor too old, which had come to hand naturally, i.e. without intentional killing; (2) a preparation of soft boiled rice cooked with the five cow-products; (3) a kind of alchemistic elixir (rasayanavidhi). Dhammapala, in his commentary to Udana VIII.5, gives, in addition, young bamboo shoots trampled by pigs (sukarehi maddita-vamsakaliro).[Go back]

39. Comy.: “These verses, and several to follow, were inserted by the elders who collected the Dhamma (texts at the First Council).” [Go back]

40. Alara Kalama was one of the Buddha’s teachers before his Enlightenment. He taught the Bodhisatta how to attain the sphere of nothingness, but could not show him the path to Nibbana. [Go back]

41. Comy.: “From the town of Pava it is three gavutas (approx. five miles) to Kusinara. Walking that distance with great effort and sitting down at twenty-five places on the way, the Blessed One reached the Sala Grove at dusk when the sun had already set. Thus comes illness to man, crushing all his health. As if he wanted to point to this fact, the Blessed One spoke those words which deeply moved the whole world: ‘I am weary, Ananda, and want to lie down.'” [Go back]

42. See The Four Sacred Shrines, by Piyadassi Thera (BPS Bodhi Leaves No. 8). [Go back]

43. At Lumbini near Kapilavatthu, the ancestral seat of the Sakyans in the foothills of the Himalayas. An Asokan pillar marks the spot. [Go back]

44. At Buddha-Gaya, in Bihar. [Go back]

45. At Isipatana near Benares (modern Sarnath). [Go back]

46.Sadatthe. Comy.: “for the highest purpose, the goal of arahatship.” There is a different reading, saratthe, “for an essential purpose.” [Go back]

47.Cakkavatti-raja: the ideal king of righteousness according to Buddhist tradition. [Go back]

48.Ayasa: generally “made of iron,” has here according to Comy. the meaning “made of gold,” for which there is also support in the Sanskrit usage of the word. [Go back]

49.Paccekabuddha is one awakened or enlightened for himself alone. Such Paccekabuddhas arise at times when there is no Fully Enlightened One (samma-sambuddha). Like the latter, they attain to Enlightenment by their own effort, but unlike them are not able to lead others to deliverance. See Ria Kloppenberg, The Paccekabuddha: A Buddhist Ascetic (BPS Wheel No. 305/307). [Go back]

50. The word vihara, given in the text, cannot refer here to a monastery or monks’ living quarters. Comy. explains it as a pavilion (mandala-mala). If the locality was used as a meeting place for the clan, as Comy. states, there may well have been a kind of shelter there. The couch in the open, which Ananda was asked to prepare for the Master, was probably a seat for the chiefs of the Malla clan put up at that place. [Go back]

51.Sekha. This signifies those at the three lower stages of emancipation, before reaching arahatship. Ananda, at that time, had reached the first of these stages, stream-entry. [Go back]

52.Anasavo: that is, an arahat. [Go back]

53. The “seven jewels” of a universal monarch are: the magical wheel, emblem of his sovereignty, by which he conquers the earth without the use of force; his wonderful elephant; his horse; his beautiful wife; his precious gem; his treasurer; and his advisor. All are endowed with wondrous properties. For more on Maha Sudassana, see the sutta which bears his name, DN 17. [Go back]

54. The four degrees of saintliness are the stream-enterer, the once-returner, the non-returner, and the arahat. [Go back]

55. “Friend,” in Pali is avuso, “venerable sir” = bhante, “your reverence” = ayasma.[Go back]

56. Since Ananda, at this point, did not ask what the minor rules were, the Sangha decided not to abolish any of the rules of the Vinaya. [Go back]

57. Channa had been the Buddha’s charioteer while the latter was still a prince living in the palace. Because of his prior connection with the Buddha, he was obdurate and refused to submit to discipline. This imposition of the “higher penalty” (brahmadanda) changed him into an obedient monk. [Go back]

58.Handa dani bhikkhave amantayami vo: Vayadhamma sankhara appamadena sampadetha. Earnestness (appamada) is explained as “presence of mindfulness.” Comy.: “‘You should accomplish all your duties without allowing mindfulness to lapse!’ Thus did the Blessed One, while on the bed of his Parinibbana, summarize in that one word on earnestness the advice he had given through forty-five years.” [Go back]

59. Anuruddha, the elder brother of Ananda, would have known this through the super-normal power of reading the minds of others, which he possessed. [Go back]

60. Brahma Sahampati was a high divinity of the Brahma-world. It was he who originally requested the newly enlightened Buddha to teach the Dhamma to the world. See MN 26. [Go back]

61. Sakka is the king of the gods in the Tavatimsa heaven, and thus a lower figure in the cosmological hierarchy than Brahma Sahampati. [Go back]

62. A celestial flower which appears on earth only on special occasions, particularly in connection with the chief events in the life of the Buddha. Its appearance in the hands of the Ajivaka ascetic signalled to the Venerable Maha Kassapa that the Buddha’s Parinibbana had already taken place. (See below, Section 26.) [Go back]

63. He was one of the foremost disciples of the Buddha and became the president of the First Great Council held shortly after the Buddha’s Parinibbana. See Helmuth Hecker, Maha Kassapa: Father of the Sangha (BPS Wheel No. 345). [Go back]

64. This Subhadda is a different person from the wanderer Subhadda who became the Buddha’s last personal disciple. [Go back]

65. Comy. ascribes these verses to the “Elders of Tambapanni Island (Sri Lanka).” [Go back]

Source: Access-to-Insight, http://www.accesstoinsight.org/canon/digha/dn16.html