Kinh Dhammika

Kinh Tập (Sutta Nipata)
Kinh DHAMMIKA
HT Thích Minh Châu dịch

Trong bài kinh nầy, Đức
Phật
giảng về đời sốngtốt đẹpcần phải
có của một cư sĩPhật tử.

“Như vầy tôi nghe.”

“Một thời Thế Tôn trú
tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anathapindika.
Rồi nam cư sĩ Dhammika đi đến Thế Tôn với
500 nam cư sĩ, sau khi đảnh lễThế Tôn rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nam cư sĩ
Dhammika nói lên những bài kệ với Thế
Tôn
:”

Dhammika:

376.
“Kính thưa Gotama,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Con xin kính hỏi Ngài,
Vấn đề (đặc biệt) này:
Với vị đệ tử Ngài,
Làm thế nào là thiện?
Nếu là vị xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Hay là vị có nhà,
Sống đời nam cư sĩ?”

377.
“Ngài rõ biết đường đi,
Cùng mục đíchtối hậu,
Của Thế Tôn đời này,
thế giớichư Thiên,
Không ai so sánh Ngài,
Bậc thấy nghĩa thù diệu,
Chính Ngài được tôn xưng,
đức Phậtthù thắng.”

378.
“Ngài biết tất cả trí,
Ngài trình bày chánh pháp,
Vì lòng thương, từ mẫu,
Đối với mọi chúng sanh.
Ngài mở rộng bức màn,
Bậc có mắt mọi nơi.
Không cấu uế (thanh tịnh)
Ngài chói toàn thế giới.”

379.
“Vị vua loài Naga
Tên Ê-ra-va-nô,
Đã đến gần bên Ngài,
Được nghe: Ngài chiến thắng.
Vị ấy tìm đến Ngài.
Để nghe lời khuyên nhủ,
Sau khi nghe, thích thú
Nói lên lời: “Lành thay!”

380.
“Vua Vessavana,
Kuvera đến Ngài,
Tìm hiểu hỏi han Ngài
Về vấn đềdiệu pháp,
Được hỏi, ôi bậc trí,
Hãy nói lên cho vua!
Sau khi nghe, vị ấy,
Cũng thích thú, ưa thích!”

381.
“Các bậc ngoại đạo này,
Ưa luận tranh khẩu chiến,
Các tà mạngngoại đạo,
Hay các Ni Kiền Tử.
Tất cả không vượt qua,
Hơn thắng trí của Ngài,
Như người đang đứng lại.
Không thắng kẻ đi mau.”

382.
“Các Bà la môn này,
Ưa luận tranh khẩu chiến,
Có những bậc Phạm chí,
Đã đến tuổi trưởng thượng,
Tất cả đều trói buộc,
Bởi tư tưởng của Ngài,
Kể cả những hạng người,
Tự phụ nói khoe khoang!”

383.
“Pháp này là tế nhị,
Đem lại nguồn an lạc,
Đã được Thế Tôn Ngài,
Khéo nói, khéo thuyết giảng,
Tất cả mọi hạng người,
Đều thích thú ưa nghe,
Được hỏi, hãy nói lên,
Ôi đức Phậttối thượng.”

384.
“Các vị tỷ kheo này,
Đang ngồi đây tất cả,
Kể cả nam cư sĩ,
Tất cả đều chờ nghe!
Hãy để chúng nghe pháp,
Bậc vô uế giác ngộ!
Như chư Thiênnghe lời,
Vasava khéo nói!”

Thế
Tôn
:

385.
“Tỷ kheo, hãy nghe Ta!
Ta khiến các ngươi nghe!
Pháp đoạn trừ điều ác!
Tất cả hãy thọ trì.
Với ai thấy ý nghĩa,
Nghĩ ngợi có suy tư,
Hãy sống theo chánh hạnh,
Thích hợp với xuất gia.”

386.
“Tỷ kheo chớ ra ngoài,
Trong thời gianphi thời,
Hãy đi làng khất thực,
Đúng thời, thì hãy đi!
Ai đi đứng phi thời,
Bị bẫy sập trói buộc,
Do vậy các đức Phật,
Không có đi phi thời.”

387.
“Các sắc và các tiếng,
Các vị hương và xúc,
Chính những loại pháp ấy,
Làm mê hoặcchúng sanh,
Hãy nhiếp phục, lòng dục,
Đối với các pháp ấy,
Hãy vào cho đúng thời,
Để dùng buổi ăn sáng!”

388.
“Tỷ kheo được đúng thời,
Các đồ ăn khất thực,
Hãy đi về một mình,
Ngồi tại chỗ an tịnh,
Suy tư hướng nội tâm,
Ý không chạy ra ngoài,
Làm cho thoát ra khỏi,
Mọi chấp thủ tự ngã.”

389.
“Nếu vị ấy có nói,
Với một vị đệ tử,
Hãy nói với một vị,
Một tỷ kheo nào khác,
Hãy nói cho vị ấy,
Sự thù diệu chánh pháp,
Không có nói hai lưỡi,
Không bài xích một ai.”

390.
“Nhưng có những hạng người,
Dùng khẩu chiến bằng lời,
Những hạng người tuệ nhỏ
Chúng ta không tán thán.
Triền phượctrói buộc chúng,
Từ chỗ này chỗ kia,
Ở đây chúng dẫn tâm
Đưa tâm đi quá xa.”

391.
“Đồ khất thực, tinh xá,
Cùng sàng tọa trú xứ,
Nước để trừ bụi nhớp,
Y áo Tăng già lê,
Sau khi nghe chánh pháp,
Do Thiện thệthuyết giảng,
Bậc đệ tử thắng tuệ,
Quán sát, hãy dùng chúng.”

392.
“Do vậy đồ khất thực,
Sàng tọa và trú xứ,
Nước để trừ bụi nhớp,
Y áo Tăng già lê
Đối với những pháp ấy,
Đừng để cho dính nhiễm,.
Tỷ kheo như giọt nước,
Không dính trên lá sen.”

393.
“Trách nhiệm của gia chủ,
Ta cũng nói các ngươi,
Làm theo đúng như vậy,
Đệ tửtốt lành.
Pháp tỷ kheotoàn diện,
Khó thành tựu đầy đủ,
Vì là người gia chủ,
Phải làm nhiều việc đời.”

394.
“Chớ giết loài hữu tình,
Chớ bảo người giết hại,
Hay chấp nhận kẻ khác
Giết hại các người khác,
Đối với mọi sanh loại,
Từ bỏ các hình phạt,
Đối với kẻ mạnh bạo,
Như đối kẻ run sợ.”

395.
“Rồi hãy quyết từ bỏ,
Lấy của không được cho,
Đệ tử khéo sáng suốt,
Vật gì, vật của ai,
Chớ khiến người khác lấy,
Chớ chấp nhận lấy trộm,
Hãy từ bỏchấm dứt,
Mọi của cải không cho.”

396.
“Hãy từ bỏ tránh xa
Đời sốngphi Phạm hạnh,
Như bậc trí tránh né,
Lửa cháy hố than hừng,
Nếu tự mình bất lực,
Không thể sống Phạm hạnh,
Thời chớ có xâm phạm,
Vợ của các người khác.”

397.
“Khi đi đến hội chúng.
Hay đi đến đoàn chúng,
Hay một mình một người,
Chớ nói lời nói láo.
Chớ khiến người nói láo,
Chớ chấp nhận nói láo,
Tất cả điều không thật,
Hãy tránh xa từ bỏ.”

398.
“Chớ sống theo nếp sống,
Uống rượu và say rượu,
Với vị là cư sĩ,
Đã chấp nhận pháp này,
Chớ khiến người uống rượu,
Chớ chấp thuận uống rượu,
Sau khi biết uống rượu,
Cuối đường là điên cuồng.”

399.
“Chỉ kẻ ngu say rượu,
Mới làm các điều ác,
Và khiến các người khác.
Sống buông lungphóng dật,
Hãy từ bỏ tránh xa,
Xứ phi công đức này,
Khiến điên cuồngsi mê,
Làm kẻ ngu thỏa thích.”

400.
“Chớ có giết hữu tình,
Chớ lấy của không cho,
Chớ nói láo không thật,
Chớ uống rượu say mê,
Từ bỏphi Phạm hạnh,
Không hành trìdâm dục.
Không có ăn ban đêm,
Không ăn lúc phi thời.”

401.
“Chớ mang các vòng hoa,
Chớ dùng các nước thơm,
Hãy nằm trên mặt đất,
Trên thảm chiếu trải dài,
Tám hạnh này được gọi,
Là hạnh ngày trai giới,
Do đức Phật giảng dạy,
Để chấm dứt khổ đau.”

402.
“Từ nay ngày trai giới,
Chia nửa tháng hai phần,
Ngày mười bốn, mười lăm,
Hay ngày tám mỗi tháng,
Với tâm ý hoan hỷ,
Thực hànhthần thông pháp
Gồm có đủ tám phần,
Khéo đầy đủ vẹn toàn.”

403.
“Do vậy, vào buổi sáng,
Thực hàng ngày trai giới,
Bậc có trí sáng suốt,
Với tâm tư tín thành,
Với tâm ý tùy hỷ,
Cúng dườngtỷ kheo Tăng,
Với món ăn đồ uống,
Hợp với khả năng mình.”

404.
“Hãy nuôi dưỡng mẹ cha,
Hợp pháp và đúng pháp,
Và cũng đúng với pháp,
Hãy làm nghề buôn bán,
Người gia chủ như vậy,
Sở hành khôngphóng dật,
Được sanh làm Thiên nhân,
Tên là: “Tự chói sáng”


Chân thành cám ơn anh
Nguyễn Quang Trung đã có thiện tâm giúp đánh
máy bài kinh nầy (07/97).


English
version (only verses 376-378, 383-404 ):

Sutta
Nipata II.14

Dhammika
Sutta

Translated
from the Pali by John D. Ireland

For free
distribution only,
by arrangement with the Buddhist Publication Society

From The Discourse Collection: Selected Texts
from the Sutta Nipata (WH 82)
, translated by John D. Ireland (Kandy:
Buddhist Publication Society, 1983).


 

Thus have I heard. At one time the
Lord was staying near Savatthi in the Jeta Grove at
Anathapindaka’s monastery. Now the lay-follower Dhammika with
five hundred other lay-followers approached the Lord. Having
drawn near and having saluted the Lord respectfully he sat
down at one side. Sitting there the lay-follower Dhammika
addressed the Lord as follows:

“I ask Gotama [1] of extensive wisdom this: How acting is a
disciple virtuous — both the disciple who has gone from home
to the homeless state and the followers who are householders?
For you clearly understand the behavior [2] of the world with the devas and the final
release. There is none equal to you who are skilled in seeing
what is profound. You are an illustrious Awakened One
(Buddha). Having investigated all knowledge and being
compassionate towards beings you have announced the Dhamma, a
revealer of what is hidden, of comprehensive vision,
stainless, you illuminate all the worlds.

“This Dhamma, subtle and
pleasing and taught so clearly by you, Lord, it is this we
all wish to hear. Having been questioned, foremost Awakened
One, tell us (the answer). All these bhikkhus and also the
layfollowers who have come to hear the truth, let them listen
to the Dhamma awakened to (anubuddham) by the Stainless One
as the devas listen to the well-spoken words of Vasava.”
[3]

(The Lord:) “Listen to me,
bhikkhus, I will teach you the ascetic practice (dhamma
dhutam), the mode of living suitable for those who have gone
forth. Do you all bear it in mind. One who is intent upon
what is good and who is thoughtful should practice it.

“A bhikkhu should not wander
about at the wrong time but should walk the village for food
at the right time, as one who goes about at the wrong time is
(liable to be) obsessed by attachment, therefore Awakened
Ones do not walk (for alms) at the wrong time. [4] Sights, sounds, tastes, scents and bodily
contacts overwhelm (the minds of) beings. Being rid of desire
for these sense objects, at the right time, one may enter
(the village) for the morning meal. Having duly obtained
food, going back alone and sitting down in a secluded place,
being inwardly thoughtful and not letting the mind go out to
external objects, a bhikkhu should develop self-control.

“If he should speak with a
lay-disciple, with someone else or with another bhikkhu, he
should speak on the subtle Dhamma, not slandering others nor
gossiping. Some set themselves up as disputants in opposition
to others; those of little wisdom we do not praise;
attachments bind them and they are carried away by their
emotions. [5]

“Having heard the Dhamma
taught by the Sugata [6] and
considered it, a disciple of Him of excellent wisdom should
wisely make use of food, a dwelling, a bed, a seat and water
for washing the robe. But a bhikkhu should not be soiled by
(clinging to) these things, as a lotus is not wetted by a
drop of water.

“Now I will tell you the
layman’s duty. Following it a lay-disciple would be virtuous;
for it is not possible for one occupied with the household
life to realize the complete bhikkhu practice (dhamma).

“He should not kill a living
being, nor cause it to be killed, nor should he incite
another to kill. Do not injure any being, either strong or
weak, in the world.

“A disciple should avoid
taking anything from anywhere knowing it (to belong to
another). He should not steal nor incite another to steal. He
should completely avoid theft.

“A wise man should avoid
unchastity as (he would avoid falling into) a pit of glowing
charcoal. If unable to lead a celibate life, he should not go
to another’s wife.

“Having entered a royal court
or a company of people he should not speak lies. He should
not speak lies (himself) nor incite others to do so. He
should completely avoid falsehood.

“A layman who has chosen to
practice this Dhamma should not indulge in the drinking of
intoxicants. He should not drink them nor encourage others to
do so; realizing that it leads to madness. Through
intoxication foolish people perform evil deeds and cause
other heedless people to do likewise. He should avoid
intoxication, this occasion for demerit, which stupefies the
mind, and is the pleasure of foolish people.

Do not kill a living being;
do not take what is not given;
do not speak a lie;
do not drink intoxicants;
abstain from sexual intercourse;
do not eat food at night, at the wrong time;
do not wear flower-garlands nor use perfumes;
use the ground as a bed or sleep on a mat.

“This is called the
eight-factored observance made known by the known by the
Awakened One who has reached the end of suffering.

“With a gladdened mind observe
the observance day (uposatha), complete with its eight
factors, on the fourteenth, fifteenth and eighth days of the
(lunar) fortnight and also the special holiday of the half
month. In the morning, with a pure heart and a joyful mind, a
wise man, after observing the uposatha, should distribute
suitable food and drink to the community of bhikkhus. He
should support his mother and father as his duty and engage
in lawful trading. A layman who carries this out diligently
goes to the devas called “Self-radiant.” [7]


vv. 376-378, 383-404


Notes

1. Gotama is the Buddha’s clan or
family name. [Go
back
]

2. According to the commentary,
the Pali term “gati” translated here as
“behavior” means either “trend of
character” or “the destination of beings after
death. [Go
back
]

3. “Vasava” is one of
the several names for Sakka, ruler of the devas or gods.
This is a poetical way of saying they should listen very
attentively. [Go
back
]

4. The right time for going into
the village to collect almsfood is in the forenoon. If a
bhikkhu went about indiscriminately, “at the wrong
time,” he might see things or have experiences that
would endanger his life of purity and cause him to revert
to the lay life. [Go back]

5. Literally, “they send the
mind far.” [Go back]

6. Sugata, literally
“well-gone,” sometimes translated as the
“Happy One,” is an epithet of the Buddha. [Go back]

7. A class of heavenly beings
(deva). A layman who practices this will, after death, be
reborn as one of them. [Go back]


Source: Access-to-Insight,
http://world.std.com/~metta/canon/khuddaka/suttanipata/snp2-14.html
Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin032.htm