Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Kinh DHAMMIKA SUTTA (AN VI.54)
Tỳ Kheo Ni Giải Nghiêm dịch từ bản Pali-English của Andrew Olendzki

….

Thuở xưa[1] khi các người đi buôn bằng đường biển
dong thuyền ra biển, họ mang theo một con chim để nhắm hướng đất liền. Khi
thuyền ở chỗ không thấy đất liền, họ thả con chim ra; con chim bay về các hướng
đông, tây, nam, bắc, trên, dưới và xung quanh. Và nếu không thấy đất liền, con
chim bay trở lại tàu; còn nếu thấy đất liền gần đó, nó sẽ đi luôn thật. [2]

Ngày xưa[3] có một cây vả chúa tên là Kiên Định,
thuộc về vua Koravya; cây có năm cành rộng cho bóng mát rất dễ chịu. Tàng cây
toả rộng cả trăm dặm, rễ lan ra chừng bốn mươi dặm. Quả của cây này rất tuyệt:
lớn như cái thúng – mọng ngon như vậy – và trong như mật ong.

Vua và các cung nữ hưởng một phần; quân
đội hưởng một phần; dân trong thành và trong thôn làng hưởng một phần; các
la môn
nhà tu khổ hạnh hưởng một phần; chim và thú hưởng một phần. Không ai
canh giữ quả của cây vả này cả, và cũng không ai hãm hại lẫn nhau vì quả của
cây này.

Nhưng có một người kia đi đến, ăn quả của
cây Kiên Định cho bằng thích, bẻ gãy cành rồi bỏ đi. Vị thiên nữ trú nơi cây
Kiên Định thầm nghĩ: “Thật kinh khủng, thật lạ lùng, có kẻ lại xấu xacho đến
nổi dám ăn quả cây Kiên Định cho bằng thích, bẻ gãy cành rồi bỏ đi! Vậy để cây
Kiên Định không còn ra quả nữa xem sao cho biết?” Và cây vả Kiên Định không còn
ra quả nữa.

Thế
rồi vua Koravya đến chỗ Thiên ChủĐế Thích (Sakka), gặp ngài và nói: “Chắc Ngài
đã biết rồi, Kiên Định – cây vả chúa – không còn ra trái nữa?” Đế Thích bèn hoá
hiện
làm như có một trận mưa to gió lớn ập xuống, làm cây vả chúa Kiên Định ngả
xuống, trốc gốchoàn toàn. Vị thiên trú nơi cây Kiên Địnhbuồn rầu, khóc lóc,
đứng khóc một bên cây, nước mắt đầm đìa.

Thiên ChủĐế Thích đi đến chỗ vị thiên đang đứng, đến đó rồi nói rằng: “Này
thiên nữ, cớ sao mà bà lại buồn rầu, khóc lóc, đứng một bên cây nước mắt đầm
đìa?”

“Thưa Ngài, đó là vì một trận mưa to gió lớn vừa ập xuống, làm chỗ ở của tôi bị
ngả xuống, trốc gốchoàn toàn.”

“Này
thiên nữ, có phải bà đang trì Pháp của loài cây khi việc này xảy ra không?”

“Nhưng thưa Ngài, thế nào là một cái cây trì Pháp của loài cây?”

“Như
thế này, thiên nữ: những người cắt rễ lấy rễ cây; những người lột vỏ cây lấy
vỏ; những người hái lá lấy lá; những người hái hoa lấy hoa; những người hái
trái lấy trái – không một điều nào đủ là cái cớ để cho một vị thiên chỉ nghĩ
đến mình hay rầu rĩ cả. Này thiên nữ, một cái cây trì Pháp của loài cây là như
vậy.”

“Vậy
thì thưa Ngài, con không đang trì Pháp của loài cây khi mưa to gió lớn ập
xuống, làm chỗ ở của tôi bị ngả xuống, trốc gốchoàn toàn.”

“Nếu
như vậy thì, thiên nữ, nếu như bà trì Pháp của loài cây, chỗ ở của bà có thể sẽ
hoàn nguyên như cũ.”

“Thưa Ngài, tôi sẽ xin trì Pháp của loài cây! Mong trú xứ của tôi được hoàn
nguyên
như cũ.”

Khi
ấy, Thiên ChủĐế Thíchhoá hiện làm như có một trận mưa to gió lớn ập xuống,
nâng cây vả chúa Kiên Định dậy, rễ cây lành lặn hoàn toàn.

 


Chú thích của Andrew
Olendzki:

[1] Đoạn này cũng có trong DN 11. – Ed

[2] Từ Pali ở đây là
tathagatako
(E.M. Hare dịch trong bản dịch
của PTS là “gone for good”; Andrew Olendzki dich là “truly gone”,)
câu chuyện này giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều vì sau Đức Phật lại dùng danh
hiệu
“Tathagata” để tự xưng.

Tên
của Ngài là Siddhattha; là một sa mônkhổ hạnh Ngài lấy tên của tộc họ bên thân
mẫu
của Ngài là Gotama; Ngài được người đương thời biết đến như một bậc hiền
trí dưới tên của tộc họ của thân phụ ngài, Sakyamuni; và khi giác ngộ, ngài
được gọi là Buddha, Bậc Giác Ngộ. Những người theo ngài thường gọi Ngài là
Bhagavant, hay “Thế Tôn,” nhưng tên mà ngài luôn dùng để tự xưng lại là Tathagata
(Việt dịch là Như Lai.)

Tathagata
là một từ khó dịch ra tiếng Anh. Tatha nghĩa là ‘như vậy,’ (so, thus, in
this way); và gata là động tính từ của động từ đi, và có nghĩa là “đã đi
rồi”, “khứ” (gone.) Chúng ta thường thấy từ này được dịch ra tiếng Anh là
“Thus-gone” hay “the Thus-Gone” (‘đã đi như vậy’, ‘bậc đã đi như vậy’ tức là
‘như khứ’.) Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm) liệt kê 8 cách dịch khác nhau cho từ
này (Digha Atthakatha 1.59), trong đó đưa ra những cách phân tích gốc từ rất
sáng tạo.

Tôi
(Andrew Olendzki) thừa nhậnchưa bao giờ thật sự hiểu ý nghĩa từ Tathagata cho
đến
khi tôi đọc câu chuyện này. Với hình ảnh con chim được thả ra để tìm bờ bên
kia
, nhiều việc trở nên sáng tỏ.

Trước
hết, chúng ta cần nhận ra 2 cách thành ngữ này được sử dụng: một chỉ cho đức
Phật
như là người không còn sinh lại nữa, và hai là diễn tảtâm thức của người
đã giác ngộ vẫn còn trụ thế đối với các trần.


lúc một vị A La Hán qua đời, Mara – như một đám mây đen – đi tìm xem tâm thức
của vị A La Hán đang tái lập (sinh) ở đâu. Trong trường hợp đó, đức Phật nói
rằng tâm thức của A La Hán “không bám trụ vào đâu nữa” (ví dụ SN 22.87.) Theo ý
nghĩa
này, đức Phậtrõ ràng dùng danh hiệu “Tathagata” với ý nghĩa ngài sẽ
không còn phải sinh lại nữa – như con chim rời chiếc thuyền không còn quay trở
lại
, tâm thức của ngài không đậu lại bất cứ cảnh giới nào để bị ràng buộc vào
một thân khác.

Nhưng
cũng có một nghĩa khác, trong đó thành ngữ Tathagata diễn đạt một cách thích
đáng
bản chất của tâm đã giải thoát ở trong hiện đời. Khi người hỏi cố tìm cách
để bắt đức Phật phải trả lờitâm thức ngài có còn sau khi chết không, ngài quở
họ qua việc đáp rằng chính ngay trong đời này tâm thức của Tathagata còn không
thể dò được, vì không nằm trong phạm trù đo lường thì làm sao các khái niệm
còn, không còn có thể áp dụng được để đo lường tâm thứcNhư Lai (ví dụ SN
1074.) Tâm bậc giác ngộ được nói là không còn bám trụ vào bất cứ gì trên đời
(bất cứ đối tượng nào của thức) – như một con chim đã thoát, không còn quay trở
về
bám đậu vào thuyền nữa.

 

Chú thích của người dịch tiếng Việt: từ Như Lai dịch hay hơn là từ tiếng Anh vì, bao hàm được
ý nghĩa vô thỉ vô chung (vô khư vô lai). Cách giải thích của Olendzki chỉ nói
được một mặt là ‘đi hẳn, không quay trở lại’ nhưng không giải thích chữ ‘such’,
‘so’, ‘in this way’ (Như.)

[3] Đây có thể là một câu chuyện có thật – có lẽ
Kiên Định là tên của cả hành tinh, không phải chỉ là một cái cây thần thoại.
Làm sao chúng ta có thể giải thích khác hơn về đức nhẫn lớn lao và sự làm lợi
ích
không ngừng của trái đất trước sự tham lamphá hoạicon người đã làm
đối với trái đất? Tôi (Olendzki) nghĩ rằng Gaia, nữ thần ngự trị trái Đất dễ
thương
của chúng ta đã được Sakka (Đế Thích) dạy cho bài học này từ thuở xa
xưa, và với đức Đại Nhẫn đã chịu đựngtha thứ cho những điều tệ hại nhất mà
chúng ta đã làm để đáp lại những ân huệ của bà. Nếu đó là sự thật, bà sẽ không báo
cho chúng ta biết khi chúng ta đã đi quá xa – vì cho rằng đó là phần trách
nhiệm
của chúng ta.

Như mọi chuyện Phật giáo
khác, truyện này mang nhiều ý nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà cây đại thụ này
có năm nhánh, và từ dùng cho mỗi phần quả là khandha – từ dùng để chỉ cho năm
uẩn
(sắc, thọ, tưởng, hành, thức.) Người ăn thoả thích quả của mình khởi lòng
tham, và sự khát khao, sự bẻ cành của người này dụ cho sân, giận và ghét bỏ.
Đây là hai trong ba gốc rễ của độc từ đó mà các hành động bất thiện phát sinh (gốc
độc thứ ba là si – có mặt khi tham, sân có mặt.) Do đó, toàn bộhình ảnh này
đại diện cho một người bị người khác đối xử xấu, hay phải đối diện với sự nhen
nhúm của các kết sử của chính mình xúi giục mình làm hại.

Xin để ý câu truyện không
dạy “người xấu ác” về sự rồ dại của mình, vì thường ta không thể làm gì để
tránh những kẻ này, hay những khuynh hướng này ở trong ta. Câu truyện nhắm dạy
về phản ứng của chúng ta trước những lỗi lầm. Sakkha (Đế Thích) cho rằng phản
ứng
nóng nảy, hờn dỗi trước sự lăng mạ là đứng ở chỗ coi mình là trung tâm
điểm, và câu trả lờiduy nhấtthích hợp trong trường hợp này là lòng từ và sự
rộng lượng – đối với mình cũng như với kẻ khác. Như Kinh Pháp Cú cũng đã dạy:
“Hận thù diệt hận thù, đời này không từng có. Từ bi diệt hận thù, là định luật
nghìn thù. [Dhp 5].

Bài pháp này được giảng cho
Dhammika, một tì khưu than thở về cách đối xử của một số người. Đức phật soi
lại tình trạng cho Dhammika, cho thấy bản thân ông không đối xử tốt với các bạn
đồng tu
. Đây là một dịp để đức Phật dạy cho Dhammika, bằng câu chuyệnẩn dụ,
“pháp của một sa môn” được tóm tắt trong câu “không sỉ nhục lại người đã sỉ
nhục
mình, không giận lại người giận mình, không xúc phạm lại người đã xúc phạm
mình.”

 

(TKN Giải Nghiêm dịch từ bản Pali-English của Andrew Olendzki. Xin chỉ dùng để phát tặng
không, không bán.)
(Source: www.dieukhong.org)

Nguyên văn bản tiếng Anh:

AN 6.54
PTS: A iii 366
Dhammika Sutta:
Dhammika (excerpt)
translated from the Pali by Andrew Olendzki
© 2005–2012

In[1]
ancient times when seafaring merchants put to sea in ships, they took with them a bird to sight land. When the ship was out of sight of land, they released the bird; and it flew eastward and westward, northward and
southward, upward and all around. And if the bird saw no land, it returned to the ship; but if the bird sighted land nearby, it was truly gone.[2]

Once upon a time[3]
there was a royal fig tree called Steadfast, belonging to king Koravya,
whose five outstretched branches provided a cool and pleasing shade. Its girth extended a hundred miles, and its roots spread out for forty miles. And the fruits of that tree were indeed great: As large as harvest baskets — such were its succulent fruits — and as clear as the honey of bees.

One portion was enjoyed by the king, along with his household of women; one portion was enjoyed by the army; one portion was enjoyed by the people of the town and village; one portion was enjoyed by brahmans and ascetics; and one portion was enjoyed by the beasts and birds. Nobody guarded the fruits of that royal tree, and neither did anyone harm one another for the sake of its fruits.

But then a certain man came along who fed upon as much of Steadfast’s
fruits as he wanted, broke off a branch, and wandered on his way. And the deva who dwelled in Steadfast thought to herself: “It is astonishing, it is truly amazing, that such an evil man would dare to feed upon as much of Steadfast’s fruits as he wants, break off a branch,
and then wander on his way! Now, what if Steadfast were in the future to bear no more fruit?” And so the royal fig tree Steadfast bore no more
fruit.

So then king Koravya went up to where Sakka, chief among the gods, was dwelling, and having approached said this: “Surely you must know, sire, that Steadfast, the royal fig tree, no longer bears fruit?” And then Sakka created a magical creation of such a form that a mighty wind and rain came down and toppled the royal fig tree Steadfast, uprooting it entirely. And then the deva who dwelled in Steadfast grieved, lamented, and stood weeping on one side with a face full of tears.

And then Sakka, chief among the gods, went up to where the deva was standing, and having approached said this: “Why is it, deva, that you grieve and lament and stand on one side with a face full of tears?” “It is because, sire, a mighty wind and rain has come and toppled my abode, uprooting it entirely.”

“And were you, deva, upholding the dhamma of trees when this happened?” “But how is it, sire, that a tree upholds the dhamma of trees?”

“Like this, deva: Root-cutters take the root of the tree; bark-strippers take the bark; leaf-pickers take the leaves; flower-pickers take the flowers; fruit-pickers take the fruits — and none of this is reason enough for a deva to think only of herself or become morose. Thus it is, deva, that a tree upholds the dhamma of trees.”

“Then indeed, sire, I was not upholding the dhamma of trees when the mighty wind and rain came and toppled my abode, uprooting it entirely.” “If it were the case, deva, that you were to uphold the dhamma of trees,
it may be that your abode might be as it was before.” “I will indeed, sire, uphold the dhamma of trees! May my abode be as it was before!”

And then Sakka, chief among the gods, created a magical creation of such a form that a mighty wind and rain came down and raised up the royal fig tree Steadfast, and its roots were entirely healed.

Notes

1.
This passage also appears at DN 11. — Ed.
2.
The word used here for “truly gone” is tathagatako (translated by E.M. Hare in the PTS edition as “gone for good”), and this story helps us considerably in understanding how the Buddha used the epithet “Tathagata” to describe himself.

His given name was Siddhattha; as a wandering ascetic he went by his
mother’s clan name, Gotama; he was known throughout his world as the sage of his father’s family, or Sakyamuni; and when enlightened he became known as Buddha, the Awakened One. His followers most often referred to him as Bhagavant, or “Blessed One,” but the name he almost always used for himself was Tathagata.

Tathagata has always been an awkward word to translate. Tatha on its own means something like “so,” “thus,” or “in this way”; and gata
is the past participle of the verb to go, and simply means “gone.” We therefore often find the phrase translated in the texts as “Thus-gone” or “the Thus-Gone one.” The commentator Buddhaghosa lists eight different ways the word can be construed (Digha Atthakatha 1.59), and in
the process engages in some characteristically creative etymology.

I admit to having never really understood the import of the term Tathagata
— until I came across this story. With the image of the bird released by the sailors, searching for land upon which to alight, a number of things began to fall into place.

To begin with we should recognize two ways the expression is used: one referring to the Buddha as a being who will no longer be reborn, and
the other describing how the consciousness of an awakened person still in this world relates to the object of experience.

Sometimes when one of the arahants passes away, Mara like a dark cloud can be seen searching for where their consciousness has become re-established (i.e., reborn). In such cases, the Buddha says of the arahant that their consciousness is “not stationed anew anywhere” (e.g.,
SN 22.87). In this sense the Buddha is clearly using the epithet “Tathagata” to mean that he will not be reborn again — like the bird leaving the ship without returning, his consciousness does not alight again in any of the worlds to become re-bound with another body.

But there is also a sense in which the phrase aptly describes the nature of the awakened mind here in this life. When his questioners try to pin the Buddha down about whether his consciousness survives after death, he rebukes them by saying that even here and now the consciousness of a Tathagata is untraceable, since there is no means of measuring or knowing it (e.g., Sn 1074).
The awakened mind is said to be unattached to anything in the world — like a bird that does not alight upon and thus get bound to any object of experience.

In fact learning to un-attach the mind from its fetters is a good deal of what insight meditation training is all about. The Satipatthana Sutta,
for example, (the main text that gives instructions for insight meditation) states that when practicing mindfulness properly a person “abides independent, not clinging to anything in the world” (MN 10).
The householder Anathapindika, just before his death, received instructions from Sariputta urging him to train himself thus: “I will not cling to what is seen, heard, sensed, cognized, encountered, sought after, and examined by the mind; my consciousness will not be dependent on any of that” (MN 143).

All this combines to suggest that a crucial aspect of the Buddha’s teaching is the notion of consciousness being unattached to mental or physical objects. In moment-to-moment practice this means letting go of attachments and letting experience be simply what it is. Perhaps with proper practice we can live as a bird freely circling the ship of our body and our world, rather than as one imprisoned in a cage on its deck.

3.
Perhaps this is a true story — perhaps Steadfast is a name for the entire planet, not just a mythological tree. How else might we explain the earth’s great forbearance and continued beneficence in the face of the rapacity and destruction we have wrought upon her? I think Gaia, the
deity inhabiting the abode of our lovely Earth, was taught this lesson by Sakka in ancient times, and has with great patience and dignity put up with the worst we can render. If this is true, then she will not give
us a sign when we have gone too far — perceiving this is our own responsibility.

Like every Buddhist story, this one works on many levels simultaneously. It is no accident that the great tree has five branches,
or that the word used for each portion is khandha — the term designating the five aggregates of form, feeling, perception, formations
and consciousness. The man eating his fill of fruit is manifesting greed, craving or desire, and his breaking of the branch represents hatred, anger or aversion. These are two of the three poisonous roots out of which all unwholesome action arises (the third — ignorance — is always present when others occur). Thus the entire image is representative of a person being wronged by another or facing the eruption of their own latent tendencies for harmful action.

Notice that the story does not teach the “evil man” the folly of his
ways, since there is often nothing one can do to avoid such people or such inclinations in oneself. The teaching is more about our response
to transgression. Sakka’s point is that it is self-centered to react petulantly to such an affront, and that the only suitable response is with kindness and generosity — to oneself as well as to others. As the Dhammapada so aptly says, “Never at any time in this world are hostilities resolved by hostility; but by kindness they are resolved — this is an eternal truth” [Dhp 5].

This teaching is given to Dhammika, a monk who complains of his treatment by certain laypeople. The Buddha reflects the situation back upon Dhammika, who as it turns out does not treat his fellow monks very well. It is an occasion to teach Dhammika, with the help of this story, the “dhamma of a recluse,” which boils down to “not returning the insult
of the insulter, the anger of the angry or the abuse of the abuser.”

Source: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an06/an06.054.olen.html

Đọc thêm bản dịch của HT. Thích Minh Châu:

Kinh DHAMMIKA HT Thích Minh Châu dịch