KINH KALAKA SUTTA:
Đức Phậtchỉ đườngGiới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất. Chánh niệm, hay mindfulness, được đưa vào trường học, bệnh viện, nhà tù. Những khái niệm Phật giáo bị nhiều người lược bỏ hẳn, vì nhu cầu của xã hộithế tục, và cũng vì luật pháp Hoa Kỳ cấm truyền giảng tôn giáo trong các trường công lập, nhà tù… Đã từng có vị sư lạc quan — khi một nữ Phật tử tới thỉnh ý, rằng cô sắp kết hôn với một người đạo Ky Tô và phía bên chồng ép cô cải đạo – thầy đã khuyên cô rằng cải đạo cũng được, nhưng ráng giữ pháp chánh niệm tỉnh giác trong mọi thời. Lẽ ra, câu trả lời nên là lựa chọn theo hoàn cảnh và ước nguyệncá nhân, thay vì là lời khuyên cho mọi trường hợp. Các ứng dụng của chánh niệm vào Hoa Kỳ đã đưa vào nhiều lĩnh vực, giúp cho các kỹ sư nhanh nhẹn hơn, giúp học trò tăng trí nhớ, giúp tù nhân giảm bạo động, giúp bệnh viện chữa một số bệnh, giúp người ta ăn ngon hơn, giúp chúng tahạnh phúc hơn trong khi rửa chén và một số bác sĩ còn đẩy cả mindfulness vào tình dục – vào Google.com sẽ thấy rất nhiều như thế. Nghĩa là, chánh niệmtrở thành kỹ năng cho sinh hoạt đời thường, trong một số trường hợp chỉ làm sâu dày thêm tham sân si. Thậm chí, nhiều nhà truyền giáo Ky Tô cũng tự biết phải đưa ra ngôn ngữ mới: rằng mindfulness có hai phương diện, ngồi thiềnchánh niệm là lắng nghe Thượng Đế và cầu nguyện là nói với cõi trên đó. Bởi vậy, coi chừng dặm dài trăm nẻo lạ. * Câu hỏi nơi đây là, chánh niệm để giải thoát là như thế nào? Kinh Phật nói rằng chỉ có một hướng giải thoát là Giới Định Huệ. Trong đó, có một số lời dạy được Đức Phật gọi là giáo pháp ngắn gọn, nơi đó chủ yếu qua cửa vào là bằng Huệ, đặc biệt là “càn huệ” – tức “dry insight” – huệ khô, nghĩa là không cần tu định. Kinh Phật kể về nhiều đệ tử Phật đắc ba quả thánh đầu tiên không qua tu định. Nơi đây, nên hiểu một cách mặc định là phải giữ giới. Như trong Kinh Bahiya, Đức Phật dạy rằng “trong cái thấy chỉ là cái được thấy…” và du sĩ ngoại đạo Bahiya tức khắc đắc quảA La Hán. Nghĩa là, quên hết các pháp và chỉ còn thấy trên đầu một chữ “Như”… Hay như trong Kinh Khemaka, Đức Phật dạy y hệt Kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ… chớ trụ tâm vào đâu hết…”(1) Và bây giờ, một lối khác để vào đạo, có thể tìm thấy ở Kinh Kalaka Sutta (AN 4.24 PTS: A ii 23), trong Aṅguttara Nikāya… Có thể gọi tắt là: thấy biết mà dựng lập thấy biết là rơi vào cội nguồn vô minh, và thấy biết mà không dựng lập thấy biết là hiện thânNiết Bàn. Điểm xuyên suốt qua ba lời dạy vừa nêu, được dùng rất nhiều trong Thiền Tông. Hiểu ba lời dạy trên, sẽ hiểu được tại sao các Thiền sư thường nói những câu như: …Ta không một pháp trao cho người… Không hề có một pháp nào để tu hết… Giới định huệ đã sẵn đủ trước mắt… Còn khởi niệm gì nữa chỉ là trên đầu chắp thêm đầu… Toàn tướng tức tánh… Trong cái được thấy đã hiển lộ cái thấy… * Kinh Kalaka Sutta gợi nhớ tới một lời dạy trong Kinh Lăng Nghiêm, và thường được nhiều thiền sưtrích giảng: Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn; Tri kiếnvô kiến, tức tư Niết Bàn… Nghĩa là: Thấy biết mà dựng lập thấy biết, chính là cội gốc vô minh; Thấy biết, không dựng lập thấy biết, tức khắc là Niết Bàn. Trong tác phẩmThiền Tông Cuối Thế Kỷ 20, trong chương Yếu ChỉThiền Tông, Thiền Sư Thích Thanh Từ ghi về câu này trong Kinh Lăng Nghiêm: “Sáu căn là gốc luân hồi, sáu căn cũng là gốc giải thoát, nguyên nhân tại sao sai biệt như vậy? Chúng ta hãy nghe Phật nói: “Tri kiến mà lập tri là gốc vô minh; tri kiến mà không kiến đây là Niết-bàn” (Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiếnvô kiến tư tức Niết-bàn). Trong cái thấy biết, chạy theophân biệt là gốc vô minh; trong cái thấy biết, không phân biệt là Niết-bàn.”(2) Trong bản dịch chú giảiKinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, Thiền Sư Nhẫn Tế viết: “Thông rằng : Các nhà chú giải xưa nói : kéo mối bên trái, bên phải là dụ cho sự nương y vào hai bên không, có, nên không thể mở nút. Nên cần phải ở trong Viên Quán, nơi Căn không sanh phân biệt, nơi Cảnh không sanh bám nắm, thì nút mở ra. Phàm đợi Quán rồi mới mở ra được, thế vẫn chỉ là kéo mối phải, mối trái mà thôi, nơi chỗ tâm của mối nút có ăn nhằm gì? Chẳng như lời lẽ của nhà Thiền rất kín đáo nhiệm mầu vậy.” (3) * Lời dạy này trong Kinh Kalaka Sutta – tri kiến lập tri tức vô minh bổn; tri kiếnvô kiến tức tư Niết Bàn… diễn theo ngôn ngữ khác, là chữ Như — được Đức Phật gọi là pháp cao nhất, tối thượng nhất, không gì thắng diệu hơn. Trích Kinh Kalaka Sutta, lời Đức Phật: …And I tell you: There’s no other ‘Such’ higher or more sublime… …Và Ta nói với quý vị rằng: Không có pháp ‘Như’ nào cao hơn, cũng như không gì khác tối thắng hơn… Kinh này cũng nói về thấy nghe hay biết. Trong Kinh Kalaka Sutta, khi nói về cái thấy: – bản dịch của Bhikkhu Bodhi là: “does not misconceive the seen” (chớ diễn dịch chệch hướng cái được thấy); – bản của Thanissaro Bhikkhu: “doesn’t construe an [object as] seen” (chớ dựng lập một vật như được nhìn); – bản của Bhikkhu K. Nanananda: “does not conceive of a visible thing as apart from sight” (chớ dựng lập một vật có thể thấy tách rời khỏi cái thấy). Đó là âm vang của Kinh Lăng Nghiêm: khi thấy biết, chớ dựng lập cái thấy biết, đó là Niết Bàn… Cũng có thể ghi cách khác: rời cái được nghe, sẽ không có cái nghe. Tức cảnh, tức tâm. Toàn tướng, tức tánh… Toàn tánh, tức tướng. * Duyên khởi Kinh Kalaka Sutta cũng lạ. Trong lời bình từ các trưởng lão ghi trong Tạng Pali, Đức Phậtbiết trước rằng, khi nói kinh này xong, những vị tăng nghe xong sẽ đắc quảA La Hán. Khi kinh tuyên thuyết xong, đại địachấn động tới các biên cõi. Gọi Kinh Kalaka Sutta là đặt theo tên ngài Kalaka, một thí chủđại phú, là bố chồng của nữ Phật tử Cūḷasubhaddā (con gái của ngài Anāthapiṇḍika). Lúc đầu, ngài Kalaka là tín đồngoại đạo lõa thể, không biết gì về Đức Phật và Phật pháp. Cô Cūḷasubhaddā nài nỉ để ngài Kalaka mời Đức Phât và chư tăng tới dự một tiệc cúng dường. Sau bữa ăn, Đức Phật nói một thời pháp, và ngài Kalaka nghe xong là chứng quảnhập lưu (stream-entry) – cũng là quả thánh đầu tiên, còn gọi là Tu Đà Hoàn, sau khi phá được ba kiết sửThân kiến, Giới cấm thủ, và nghi. Sau đó, ngài Kāḷaka xây một tu viện trong vườn của ngài, và dâng cúng Đức Phật cả tu viện và khu vườn. Một hôm, khi chư tăng bản quán ở Sāketa ngồi trong giảng đường, nói về thành công của Đức Phật trong việc đưa ngài Kalaka vào Phật giáo, Đức Phật đọc được tâm của họ và biết rằng chư tăng đã sẵn sàng để nghe một thời pháp và nghe xong pháp này là sẽ đắc quảA La Hán. Đức Phật cũng biết rằng lúc đó, đại địa sẽ chấn động tới tất cả các cõi biên. Đó là nhân duyên có kinh này, một kinh chính Đức Phật gọi là tối thượng, vì chư tăng nghe xong là tức khắc đắc quảA La Hán, không còn dính mắc gì nữa. * Sau đây, sẽ dịch toàn văn theo bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu.
GHI CHÚ: (1) Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ Link: http://thuvienhoasen.org/a23991/kinh-khemaka-ung-vo-so-tru (2) Xem: http://www.thientongvietnam.net/kinhsach-thike/dirs/ttvnctk20/unicode/p3-5a.html (3) Xem:http://thuvienhoasen.org/a1226/quyen-v (4) Xem toàn văn bản Anh dịch Kalaka Sutta: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an04/an04.024.than.html |