Không Sát Sanh (Song Ngữ Việt – Anh)

KHÔNG SÁT SANH
Thiện Phúc

Không Sát Sanh là giới thứ
nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp
yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi. Ngay trong thế giới loài vật,
chúng ta cũng thấy cọp ăn nai, rắn ăn nhái, nhái ăn những côn trùng nhỏ, hoặc
cá lớn nuốt cá bé, vân vân. Và hãy nhìn về thế giớiloài người của chúng ta,
chúng ta giết thú, thậm chí có khi vì quyền lợichúng ta còn giết hại lẫn
nhau nữa. Chính vì thế mà Đức Phật đặt ra giới luật thứ nhất cho chúng đệ tử của
Ngài: “không sát sanh.” Không sát sanh là giới thứ nhất trong thập giới. Không
sát sanh là không giết hại vì lòng từ bi mẫn chúng. Đây là giới luật đầu tiên
dành cho cả xuất gia lẫn tại gia, không sát sanhbao gồm không giết, không bảo
người giết, không hoan hỷ khi thấy giết, không nghĩ đến giết hại bất cứ lúc
nào, không tự vận, không tán thán sự giết hay sự chết bằng cách nói: “Ông/bà
thà chết đi còn sướng hơn sống.” Không sát sanh cũng bao gồm không giết hại thú
vật
. Không sát sanh cũng bao gồm không giết thú làm thịt, vì làm như vậy, chúng
ta
chẳng những cắt ngắn đời sống mà còn gây đau đớn và khổ sở cho chúng nữa (ba
lý dotrọng yếu để ngăn chặn sát sanh: a) Nghiệp báo nhơn quả: sát nghiệp bị
sát báo, tức là giết người sẽ bị người giết lại. Đức Phật dạy: “Tất cả các loài
hữu tìnhchúng sanh loài nào cũng quý trọngthân mạng, đều tham sống sợ chết. Tất
cả già trẻ đều lo tiếc giữ thân mạng, thậm chí đến lúc già gần chết đến nơi vẫn
còn sợ chết. Vì quý trọng sự sống, nên khi bị gia hại là họ căm thù trọn kiếp.
Lúc gần chết lại oán ghét nhau, lấy oán để trả oán, oán không bao giờ chấm dứt.”
b) Sát sanh cùng với tâm cứu hộtrái nhau. c) Bồi dưỡngthân tâm: Phật giáo cấm
Phật tử đích thân giết hại, cố ý giết hại, nhơn giết, duyên giết; không cho
phép
Phật tử chế tạo và bán các dụng cụ sát sanh như cung tên, đao gươm, súng đạn,
vân vân).

Phật tử chân thuần nên luôn
nhớ lời Phật dạy, chẳng những không sát sanh, chẳng những tôn trọng sự sống, mà
còn trân quý sự sống. Không sát sanhđồng thờimở lòng từ đến tất cả chúng sanh
không đưa ra một giới hạn nào cả. Tất cả chúng sanh trong đạo Phật, hàm ý tất cả
mọi loài sinh vật, mọi loài có hơi thở. Một điều ai trong chúng ta cũng phải thừa
nhận
rằng mọi loài đều có sự sống, dù là người hay vật, đều tham sống sợ chết.
Vì sự sống quý giá đối với muôn loài như vậy, mục đích của chúng ta là không để
nó bị hại và tìm cách kéo dài sự sống. Điều nầy áp dụng đến cả những sinh vật
nhỏ nhoi nhất có ý thức về sự sống. Theo Kinh Pháp Cú (131), Đức Phật daỵ: “Ai
mưu cầu hạnh phúc, bằng cách hại chúng sanh, các loài thích an lành, đời sau chẳng
hạnh phúc.” Hạnh phúc của mọi loài sinh vật tùy thuộc vào sự sống của chúng.
vậy
tước đoạt đi cái được xem là vô cùng quý giá đối với chúng là cực kỳ độc ác
vô lương tâm. Vì vậy, không làm hại và giết chóc kẻ khác là một trong những
đạo đức quan trọng nhất của người con Phật. Những ai muốn dưỡng thói quen đối xử
độc ác với loài vật cũng hoàn toàn có khả năng ngược đãi con người khi có cơ hội.
Khi một ý nghĩđộc ácdần dần phát triển thành nỗi ám ảnh, nó có thể dẫn đến
tính tàn bạo. Những người sát sanh phải chịu đau khổ trong kiếp hiện tại. Sau
kiếp sống nầy, ác nghiệp sẽ đẩy họ vào khổ cảnhlâu dài. Ngược lại, người có
lòng thương tưởng đến những chúng sanh khác và tránh xa việc sát sanh sẽ được
tái sanh vào những cõi an vui và nếu có sanh lại làm người cũng sẽ được đầy đủ
sức
khỏe, sắc đẹp, giàu sang, có ảnh hưởng, và thông minh, vân vân.

 

Không sát sanh hay tàn hại
sinh mạng của loài hữu tình. Trong giới luật thì giới nầy đứng đầu. Không sát
sanh
còn có nghĩa là không cố tâm giết hại sinh mạng, dù cho sanh mạng ấy là
sinh mạng của loài vật, vì loài vật cũng biết đau khổ như chúng ta. Trái lại,
phải luôn tôn trọngcứu sống sinh mạng của muôn loài. Đức Phật đã dạy “Tội
ác lớn không gì bằng giết hại sinh mạng; công đức lớn không gì bằng cứu sống
sinh mạng. Đời sống thật quí báu đối với chúng sanh mọi loài.” Thật vậy, tất cả
chúng sanh đều tham sống sợ chết, chúng ta nên tôn trọngđời sống và không nên
sát hại bất cứ sinh vật nào. Giới này không những cấm chúng tasát hạicon người,
mà còn cấm chúng tasát hại bất cứ sinh vật nào để kiếm tiền hay xem sát hại
như một môn thể thao (săn bắn). Chúng ta
có một thái độ bi mẫn đến muôn loài, và mong cho họ có đời sốnghạnh phúcgiải
thoát
. Chăm sóc cho trái đất mà chúng ta đang ở, không làm ô nhiễm sông ngòi và
không khí, không phá hủy rừng rậm cũng được bao gồm trong giới này.

 

Giết hại chúng sanh, một
trong bốn trọng tội trong Phật giáo. Sát sanhcố ý giết hại mạng sống của
chúng sanh, kể cả thú vật. Lời khuyên không sát sanh thách thức chúng ta phải
sáng tạo ra những phương cách khác hơn bạo động nhằm giải quyết những xung đột.
Không sát sanh hay tàn hại sinh mạng của loài hữu tình. Trong giới luật thì giới
nầy đứng đầu. Không sát sanh còn có nghĩa là không cố tâm giết hại sinh mạng,
dù cho sanh mạng ấy là sinh mạng của loài vật, vì loài vật cũng biết đau khổ
như chúng ta. Trái lại, phải luôn tôn trọngcứu sống sinh mạng của muôn
loài. Đức Phật đã dạy “tội ác lớn không gì bằng giết hại sinh mạng; công đức lớn
không gì bằng cứu sống sinh mạng.” Theo giáo thuyết nhà Phật thì giết người là
phạm trọng giới, giết bất cứ loài sinh vật nào cũng đều phạm khinh giới. Tự vẩn
hay tự giết mình cũng đưa đến những hình phạt nặng nề trong kiếp lai sanh. Theo
Hòa Thượng Dhammananda trong Những Hạt NgọcTrí TuệPhật Giáo, sự cấm lấy đi mạng
sống không những chỉ cho loài người mà cho tất cả các sinh vật thuộc mọi loài,
cả lớn lẫn bé, từ con sâu con kiến. Mỗi ngày, một số lớn súc vậtbị giết để làm
thực phẩm, người ăn thịt nhiều, trong khi người ăn chay lại ít. Trong lãnh vực
khoa học, nhiều con vật được dùng trong
nhiều cuộc khảo cứu và thử nghiệm. Trong lãnh vựchành pháp, vũ khí được xử dụng
để diệt tội phạm. Những cơ quanbảo vệluật pháptrừng trị kẻ phạm pháp. Những
kẻ hiếu chiến xử dụng vũ khí để giết hại lẫn nhau. Những hành động kể ra trên
đây là những thí dụ không bị coi là bất hợp pháp hay đi ngược lại lề lối sinh
hoạt
hằng ngày trên thế giới. Thật ra, người ta còn có thể cho là sai khi cấm
làm những hành động đó. Ngày nay nhiều động vật bị cấy những vi trùng, và nhờ
những vi trùng, những mầm bệnh, và nhiều loại vi trùng đã được khám phá. Hầu hết
mọi thứ đều chứa vi trùng, ngay cả đến nước uống. Tuy có một phần lớn những bất
tịnh
được ngăn lại bởi máy lọc, vi trùng vẫn qua được. Cho nên vô sốvi trùng
vào trong cuống họng ta với mỗi ngụm nước. Cũng giống như vậy với thuốc men, bất
cứ lúc nào thuốc men được dùng đến, vô sốvi trùngbị giết. Những vi trùng
được coi như là chúng sinh hay không phải là chúng sinh? Nếu như vậy, không ai
có thể hoàn toàntuân theo giới nầy được. Ngoài ra có một số người quan niệm
người không giết mạng sống con vật cũng nên không ăn thịt, vì ăn thịt là khuyến
khích người khác sát sanh, tội cũng không kém gì người giết.

 

Sát sanh là một trong mười
ác nghiệp
, giết hại mạng sống của loài hữu tình. Theo Đức PhậtPhật Pháp của
Hòa Thượng Narada, sát sanhcố ý giết chết một chúng sanh. Trong Phạn ngữ,
“Panatipata,” pana có nghĩa là đời sống tâm vật lý của một chúng sanh. Xem thườngđời sống, tiêu diệt, cắt đứt, ngăn chận sức tiến của năng lựcmột đời sống,
không cho nó tiếp tụctrôi chảy là panatipata. Pana còn có nghĩa là cái gì có
hơi thở. Do đó tất cả những động vật, kể cả loài thú, đều được xem là sanh vật.
Tuy nhiên, cây cỏ không được xem là “sinh vật” vì chúng không có phần tinh thần.
Tuy nhiên, chư Tăng Ni cũng không được phép hủy hoại đời sống của cây cỏ. Giới
nầy không áp dụng cho những cư sĩtại gia. Có năm điều kiệncần thiết để thành
lập
một nghiệp sát sanh: có một chúng sanh, biết rằng đó là một chúng sanh, ý
muốn
giết, cố gắng để giết, và giết chết chúng sanh đó. Nghiệp dữ gây ra do
hành động sát sanh nặng hay nhẹ tùy sự quan trọng của chúng sanhbị giết. Nếu
giết một bậc vĩ nhân hiền đức hay một con thú to lớn tạo nghiệp nặng hơn là giết
một tên sát nhân hung dữ hay một sinh vật bé nhỏ, vì sự cố gắng để thực hiện
hành động sát sanhtai hại gây ra quan trọng hơn. Quả dữ của nghiệp sát sanhbao gồm yểu mạng, bệnh hoạn, buồn rầukhổ nạn vì chia ly, và luôn luôn lo sợ.

 

“Không sát sanh” là một
trong tám giới đầu trong Thập GiớiĐức Phật chế ra cho Phật tửtại gia cứ mỗi
nửa tháng là phải giữ tám giới nầy trong 24 giờ. Nếu chúng ta thực sự tin rằng
tất cả chúng sanh sẽ là Phật trong tương lai, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ đến
sát hạichúng sanh bằng bất cứ giá nào. Mà ngược lại chúng ta sẽ cảm thươngchúng sanh với lòng từ bi không có ngoại lệ. Người Phật tử không sát sanh
lòng thương xót đối với chúng sanh khác. Bên cạnh đó, không sát sanh giúp
cho chúng tatrở nên rộng lượng và giàu
lòng từ mẫn. Phật tử chơn thuần chẳng những không sát sanh mà phải phóng sanh.
Phóng sanh có nghĩa là không giết hại mà ngược lại bảo vệ và thả cho được tự do
(phóng thích) sanh vật. Một người có tâm đại bi không bao giờ sát hạichúng
sanh
. Ngược lại, người ấy luôn cố gắngthực hành hạnh phóng sanh. Phật tửthuần
thành
nên luôn duy trìlòng từtu tập hạnh phóng sanh. Đức Phật dạy: “Phật tử
thuần
thành nên luôn nhớ như vầy ‘Tất cả người nam đã từng là cha ta và tất cả
người nữ đã từng là mẹ ta. Không có một sinh vật nào chưa từng sanh ra ta trong
một trong những tiền kiếp, vì vậy tất cả họ đều là cha mẹ ta. Vì vậy, hễ một
người giết và ăn thịtmột sinh vật, tức là người ấy giết và ăn thịtcha mẹ ta.”
Theo giáo thuyết nhà Phật, một nguyên nhânduy nhất gây ra chiến tranh trên thế
giới
là cộng nghiệp của con người quá nặng. Nếu trong kiếp này tôi giết anh,
thì trong kiếp tới anh sẽ giết tôi; và trong kiếp kế tới nữa tôi sẽ trở lại giết
anh. Vòng giết chóc này cứ tiếp tụcmãi mãi. Con người giết thú và trong kiếp tới
họ có thể trở thành thú. Có thể những con thú một lần bị con người giết bây giờ
trở lại thành người để trả thù. Cái vòng lẩn quẩn này tiếp diễn không ngừng. Đó
lý do tại sao cái vòng giết chóc đẫm máu này hiện hữu. Công đứctích tụ từ hạnh
phóng sanh thật là vô biên. Vì công đức này có thể giúp cho các sinh vật được sống
hết nguyên kiếp tự nhiên của họ. Để giảm thiểu hay triệt tiêu cộng nghiệp sát
sanh
, chúng ta phải thực hành hạnh phóng sanh. Chúng ta càng phóng sanh thì cộng
nghiệp sát sanh của thế giới này càng nhẹ đi.

 

Nếu các chúng sanh trong
các thế giớilục đạo, mà tâm chẳng sát sanh, thì không bị sinh tử nối tiếp.
Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Sáu, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về giới
“Đoạn sát,” một trong bốn giới quan trọng cho chư Tăng Ni trong Phật giáo: “A
Nan! Nếu các chúng sanh trong các thế giớilục đạo, mà tâm chẳng sát, thì
không bị sanh tử nối tiếp. A Nan! Ông tu tam muội, gốc để vượt khỏi trần lao, nếu
sát tâm chẳng trừ, thì không thể ra khỏi được. A Nan! Dù có đa trí, thiền địnhhiện tiền, nhưng chẳng đoạn nghiệp sát, thì quyết lạc về thần đạo. Thượng phẩm
đại lực quỷ, trung phẩm làm phi hành
dạ xoa
, các quỷ soái, hạ phẩm là địa hành la sát. Các quỷ thần ấy cũng có đồ
chúng
, đều tự tôn mình thành vô thượng đạo. Sau khi ta diệt độ, trong đờimạt
pháp
, nhiều quỷ thần ấy xí thịnh trong đời, tự nói: “Ăn thịt cũng chứng được Bồ
Đề
.” A Nan! Tôi khiến các Tỳ Kheo ăn ngũ tịnh nhục, thịt đó đều do tôi thần lựchóa sinh, vẫn không mạng căn, vì rằng về đất Bà La Môn, phần nhiều ẩm thấp, lại
thêm nhiều đá, nên cây cỏ và rau không sinh. Tôi dùng thần lựcđại bi giúp,
nhân đứctừ bi lớn, giả nói là thịt. Ông được ăn các món đó. Thế sau khi Như
Lai
diệt độ rồi, các Thích tử lại ăn thịt chúng sanh? Các ông nên biết: người
ăn thịt đó, dù được tâm khai ngộ giống như tam ma địa, cũng đều bị quả báo đại
la sát. Sau khi chết quyết bị chìm đắm biển khổ sinh tử, chẳng phải là đệ tử Phật.
Những người như vậy giết nhau, ăn nhau, cái nợ ăn nhau vướng chưa xong thì làm
sao ra khỏi được tam giới? A Nan! Ông dạy người đời tu tam ma địa, phải đoạn
nghiệp
sát sanh. Ấy gọi là lời dạy rõ ràng, thanh tịnhquyết định thứ hai của
Như Lai. Vì cớ đó, nếu chẳng đoạn sáttu thiền định, ví như người bịt tai
nói to, muốn cho người đừng nghe. Như thế gọi là muốn dấu lại càng lộ. Các Tỳ
Kheo
thanh tịnh cùng các Bồ Tát lúc đi đường chẳng dẫm lên cỏ tươi, huống chi lấy
tay nhổ. Thế nào là đại bi khi lấy chúng sanh huyết nhục để làm món ăn. Nếu các
Tỳ Kheo chẳng mặc các đồ tơ lụa của đông phương, và những giày dép, áo, lông, sữa,
phó mát, bơ của cõi nầy. Vị đó mới thật là thoát khỏithế gian. Trả lại cái nợ
trước hết rồi, chẳng còn đi trong ba cõi nữa. Tại sao? Dùng một phần thân loài
vật, đều là trợ duyênsát nghiệp. Như người ăn trăm thứ lúa thóc trong đất,
chân đi chẳng dời đất. Quyết khiến thân tâm không nỡ ăn thịt hay dùng một phần thân thể của chúng sanh, tôi
nói người đó thật là giải thoát. Tôi nói như vậy, gọi là Phật nói. Nói không
đúng thế, tức là ma Ba Tuần thuyết.

 

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật
khuyên con người, nhất là Phật tử không nên sát sanhchúng hữu tình ai cũng
sợ đánh đập giết chóc, và sanh mạng là đáng trân quý. Đức Phật luôn tôn trọng sự
sống, ngay cả sự sống của loài côn trùng và cỏ cây. Ngài tự mình thực hành
không đổ thức ăn thừa của mình trên đám cỏ xanh, hay nhận chìm trong nước có
các loại côn trùng nhỏ. Đức Phật khuyên các đệ tử của Ngài chớ nên sát sanh.
Ngài trình bày rõ ràng rằng sát sanh đưa đến tái sanh trong địa ngục, ngạ quỷ
hay súc sanh, và hậu quả nhẹ nhàng nhất cho sát sanhtrở lại làm người với
tuổi thọ ngắn. Lại nữa, sát hạichúng sanh đem đến sự lo âusợ hãihận thù
trong hiện tại và tương lai và làm sanh khởitâm khổ tâm ưu. Ngài dạy: “Này gia
chủ
, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãihận thù ngay trong hiện tại, sợ
hãi
hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Từ bỏsát sanh, không tạo
ra sợ hãihận thù trong hiện tại, không sợ hãihận thù trong tương lai, không
khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người từ bỏsát sanh làm lắng dịu sợ hãihận thù
này.” Ngài lại dạy các đệ tửxuất gia như sau: “Ở đây, này các Tỷ kheo, Thánh đệ
tử
đoạn tận sát sanh, từ bỏsát sanh. Này các Tỷ kheo, Thánh đệ tửtừ bỏsát
sanh
, đem sự không sợ hãi cho vô lượngchúng sanh, đem sự không hận thù cho
lượng
chúng sanh, đem sự bất tổn hại cho vô lượngchúng sanh. Sau khi cho vô lượngchúng sanh không sợ hãi, không hận thù và bất tổn hại, vị ấy sẽ được san sẻ
lượng
không sợ hãi, không hận thù và bất tổn hại. Này các Tỷ kheo, đây là bố
thí
thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, không
bị những Sa môn, Bà la môn có trí khinh thường.” Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:
“Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng sợ sự chết; vậy nên lấy lòng mình suy lòng
người, chớ giết chớ bảo giết (129). Ai ai cũng sợ gươm đao, ai ai cũng thích được
sống còn; vậy nên lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết chớ bảo giết (130). Nếu
lấy đao gậy hại người toàn thiện toàn nhân, lập tức kẻ kia phải thọ lấy đau khổ
trong mười điều (137). Thống khổ về tiền tài bị tiêu mất, thân thể bị bại hoại,
hoặc bị trọng bịnh bức bách (138). Hoặc bị tán tâm loạn ý, hoặc bị vua quan áp
bách, hoặc bị vu trọng tội, hoặc bị quyến thuộc ly tán (139). Hoặc bị tài sản
tan nát, hoặc phòng ốc nhà cửa bị giặc thiêu đốt, và sau khi chết bị đọa vào địa
ngục
(140).”

 

 

Not to Take Life

 

Not to take life is the
first in the Five Precepts. We are living in an imperfect world where the
strong prey on the weak, big animals prey on small animals, and killing is
spreading everywhere. Even in the animal world, we can see a tiger would feed
on a deer, a snake on a frog, a frog on other small insects, or a big fish on a
small fish, and so on. Let us take a look at the human world, we kill animals,
and sometimes we kill one another for power. Thus, the Buddha set the first rule for his disciples, “not to kill.”
Not to kill the living, the first of the ten commandments. Not to kill will
help us become kind and full of pity. This is the first Buddhist precept,
binding upon clergy and laity, not to kill and this includes not to kill, not
to ask other people to kill, not to be joyful seeing killing, not to think of killing at any time,
not to kill oneself (commit suicide),
not to praise killing or death by saying “it’s better death for someone than
life.” Not to kill is also including not
to slaughtering animals for food because by doing this, you do not only cut
short the lives of other beings, but you also cause pain and suffering for
them.

 

“Not to Take Life” is one
of the first eight of the ten commandments which the Buddha set forth for lay
Buddhists to observe 24 hours every fornight. If we truly believe that all
sentient beings are the Buddhas of the future, we would never think of killing
or harming them in any way. Rather, we would have feelings of loving-kindness
and compassion toward all of them,
without exception. Buddhists do not take life out of the pity of others. Besides, not to kill will
help us become kind and full of pity.
Devout Buddhists should always remember the Buddha’s teachings, not only not to
kill, not only do we respect life, we also cherish it. Abstain from killing and
to extend compassion to all beings does not entail any restriction. All beings,
in Buddhism, implies all living creatures, all that breathe. It is an admitted
fact that all that live, human or animal, love life and hate death. As life is
precious to all, their one aim is to preserve it from harm and prolong it. This
implies even to the smallest creatures that are conscious of being alive.
According to the Dhammapada (131), “Whoever in his search for happiness
harasses those who are fond of happiness will not be happy in the hereafter.”
The happiness of all creatures depends on their being alive. So to deprive them
of that which contains all good for them, is cruel and heartless in the
extreme. Thus, not to harm and kill others is one of the most important virtue
of a Buddhist. Those who develop the habit of being cruel to animal are quite
capable of ill treating people as well when the opportunity comes. When a cruel
thought gradually develops into an obsession it may well lead to sadism. Those
who kill suffer often in this life. After this life, the karma of their
ruthless deeds will for long force them into states of woe. On the contrary,
those who show pity towards others and refrain from killing will be born in
good states of existence, and if reborn as humans, will be endowed with health,
beauty, riches, influences, and intelligence, and so forth.

 

Not to kill or injure any
living being, or refraining from taking life. This is the first of the five
commandments. Pranatipata-viratih also means not to have any intention to kill
any living being; this includes animals, for they feel pain just as human do.
On the contrary, one must lay respect and save lives of all sentient beings.
The Buddha always taught in his sutras: “The greatest sin is killing; the
highest merit is to save sentient lives. Life is dear to all.” In fact, all
beings fear death and value life, we should therefore respect life and not kill
anything. This precept forbids not only killing people but also any creature,
especially if it is for money or sport. We should have an attitude of
loving-kindness towards all beings, wishing them to be always happy and free.
Caring for the Earth, not polluting its rivers and air, not destroying its
forests, etc, are also included in this precept.

 

Killing is one of the four
grave prohibitions or sins in Buddhism. Killing is intentionally taking the
life of any being, including animals. The advice of not killing challenges us
to think creatively of alternate means to resolve conflict besides violence.
Refraining from taking life. This is the first of the five commandments.
Pranatipata-viratih also means not to have any intention to kill any living
being; this includes animals, for they feel pain just as human do. On the
contrary, one must lay respect and save lives of all sentient beings. The Buddha
always taught in his sutras: “The greatest sin is killing; the highest merit is
to save sentient lives.” According to the Buddhist laws, the taking of human
life offends against the major commands, of animal life against the less
stringent commands. Suicide also leads to severe penalties in the next lives.
According to Most Venerable Dhammananda in the Gems of Buddhism Wisdom, the
prohibition against the taking of any life applies not only to humanity but
also to creatures of every kind, both
big and small; black ants as well as red ants. Each day a vast number of
animals are slaughtered as food, for most people eat meat, while vegeterians
are not common. In the field of science, animals are used in many researches
and experiments. In the administrative field, arms are used in crime
suppression. Law enforcement agencies punish law breakers. Belligerents at war
use arms to destroy one another. The
actions cited here as examples are not regarded as illegal or as running
counter to normal worldly practice. Indeed, it may even be considered wrong to
abstain from them, as is the case when constables or soldiers fail in their
police or military duties. Nowadays many kinds of animals are known to be
carriers of microbes and, thanks to the microscope, germs and many sorts
of microbes have been detected. Almost
everything contains them, even drinking water. Only the larger impurities are
caught by filter; microbes can pass through. So infinite microbes pass into our
throats with each draught of water. It is the same medicines. Whenever they are
used, either externally or internally, they destroy myriads of microbes. Are
these microbes to be considered as living beings in the sense of the first sila
or are they not? If so, perhaps no one can fully comply with it. Besides, some
are of the opinion that people who refrain from taking the life of animals
should also refrain from eating meat, because it amounts to encouraging
slaughter and is no less sinful according to them.

 

Killing is one of the ten
kinds of evil karma, to kill living beings, to take life, kill the living, or
any conscious being. According to The Buddha and His Teaching, written by Most
Venerable Narada, killing means the intentional destruction of any living
being. The Pali term pana strictly means the psycho-physical life pertaining to
one’s particular existence. The wanton destruction of this life-force, without
allowing it to run its due course, is panatipata. Pana also means that which
breathes. Hence all animate beings, including animals, are regarded as pana.
However, plants are not considered as “living beings” as they possess no mind.
Monks and nuns, however, are forbidden to destroy even plant life. This rule,
it may be mentioned, does not apply to lay-followers. Five conditions that are
necessary to complete the evil of killing: a living being, knowledge that it is
a living being, intention of killing, effort to kill, and consequent death
(cause the death of that being). The gravity of the evil deed of killing
depends on the goodness and the magnitude of the being concerned.If the killing
of a virtuous person or a big animal is regarded as more heinous than the
killing of a vicious person or a small animal, because a greater effort is
needed to commit the evil and the loss involved is considerably great. The evil
effetcs of killing include brevity of life, ill-health, constant grief due to
the separation from the loved one, and constant fear.

 

Devout Buddhists should not
kill, but should always save and set free living beings. Liberating living
beings means not to kill but to save and set free living beings. A person with
a greatly compassionate heart never kills living beings. On the contrary, that
person always tries the practice of liberating living beings. A sincere
Buddhist should always maintain a mind of kindness and cultivate the practice
of liberating liberating beings. The Buddha taught: “A sincere Buddhist should
always reflect thus ‘All male beings have been my father and all females have
been my mother. There is not a single being who has not given birth to me
during my previous lives, hence all beings of the Six Paths are my parents.
Therefore, when a person kills and eats any of these beings, he thereby
slaughters my parents.” According to Buddhist theory, the only reason that
causes wars in the world is people’s collective killing karma is so heavy. If
in this life, I kill you, in the next life, you’ll kill me, and in the life
after that, I will come back to kill you. This cycle of killing continues
forever. People kill animals and in their next life they may become animals.
The animals which they once killed now may return as people to claim revenge.
This goes on and on. That’s why there exists an endless cycle of killing and
bloodshed. To decrease or diminish our killing karma, we must practice
liberating living beings. The merit and virtue that we accumulate from
liberating animals is boundless. It enables us to cause living beings to live
their full extent of their natural life span. The more we engage in liberating
living beings, the lighter the collective killing karma our world has.

 

If living beings in the six
paths of any mundane world had no thoughts of killing, they would not have to
follow a continual succession of births and deaths. According to the Surangama
Sutra, the Buddha reminded Ananda about “cutting off killing”, one of the four important precepts for monks and nuns in
Buddhism: “Ananda! If living beings in the six paths of any mundane world had
no thoughts of killing, they would not
have to follow a continual succession of births and deaths. Ananda! Your basic
purpose in cultivating samadhi is to transcend the wearisome defilements. But
if you do not remove your thoughts of killing, you will not be able to get out
of the dust. Ananda! Even though one may have some wisdom and the manifestation
of Zen Samadhi, one is certain to enter the path of spirits if one does not
cease killing. At best, a person will become a mighty ghost; on the average,
one will become a flying yaksha, a ghost leader, or the like; at the lowest level,
one will become an earth-bound rakshasa. These ghosts and spirits have their
groups of disciples. Each says of himself that he has accomplished the
unsurpassed way. After my extinction, in
the Dharma-Ending Age, these hordes of ghosts and spirits will aboud, spreading
like wildfire as they argue that eating meat will bring one to the Bodhi
Way. Ananda! I permit the Bhikshus to
eat five kinds of pure meat. This meat is actually a transformation brought
into being by my spiritual powers. It basically has no life-force. You Brahmans
live in a climate so hot and humid, and on such sandy and rocky land, that
vegetables will not grow. Therefore, I
have had to assist you with spiritual powers and compassion. Because of the
magnitude of this kindness and compassion, what you eat that tastes like meat
is merely said to be meat; in fact, however, it is not. After my extinction,
how can those who eat the flesh of living beings be called the disciples of
Sakya? You should know that these people who eat meat may gain some awareness
and may seem to be in samadhi, but they are all great rakshasas. When their
retribution ends, they are bound to sink into the bitter sea of birth and
death. They are not disciples of the Buddha. Such people as they kill and eat
one another in a never-ending cycle. How can such people transcend the triple
realm? Ananda! When you teach people in the world to cultivate samadhi, they
must also cut off killing. This is the second clear and unalterable instruction
on purity given by the Thus Come Ones
and the Buddhas of the past, World Honored Ones. Therefore, Ananda, if
cultivators of Zen Samadhi do not cut off killing, they are like one who stops
up his ears and calls out in a loud voice, expecting no one to hear him. It is
to wish to hide what is completely evident. Bhikshus and Bodhisattvas who
practice purity will not even step on grass in the pathway; even less will they
pull it up with their hand. How can one with great compassion pick up the flesh
and blood of living beings and proceed to eat his fill? Bhikshus who do not
wear silk, leather boots, furs, or down from this country or consume milk,
cream, or butter can truly transcend this world. When they have paid back their
past debts, they will not have to re-enter the triple realm. Why? It is because
when one wears something taken from a living creature, one creates conditions
with it, just as when people eat the hundred grains, their feet cannot leave the earth. Both physically
and mentally one must avoid the bodies and the by-products of living beings, by
neither wearing them nor eating them. I say that such people have true
liberation. What I have said here is the Buddha’s teaching. Any explanation
counter to it is the teaching of Papiyan.

 

In the Middle Length
Discourses, the Buddha advises people, especially Buddhist followers not to
kill because all sentient beings tremble at the stick, to all life is dear. The
Buddha has respected for life, any life, even the life of an insect or of a
plant. He sets himself an example, not to throw remaining food on green
vegetation, or in the water where there are small insects. He advises His
disciples not to kill living beings and makes it very clear that, killing
living beings will lead to hell, to the hungry ghost or to the animal, and the
lightest evil result to be obtained is to be reborn as human being but with
very short life. Moreover, killing living beings will bring up fear and hatred
in the present and in the future, and pain and suffering in mind. He taught: “O
householder, killing living beings, due to killing living beings, fear and
hatred arise in the present, fear and hatred will arise in the future, thereby
bringing up pain and suffering in mind. Refrain from killing living beings,
fear and hatred do not arise in the present, will not arise in the future,
thereby not bringing up pain and suffering in mind. Those who refrain from
killing living beings will calm down this fear and hatred.” The Buddha taught
Bhiksus as follows: “Here, o Bhiksus, the Aryan disciple does not kill living
beings, give up killing. O Bhiksus, the Aryan disciple who gives up killing,
gives no fear to innumerable living beings, gives no hatred to innumarable
living beings, gives harmlessness to innumerable living beings. Having given no
fear, no hatred, and harmlessness to innumerable living beings, the Aryan
disciple has his share in innumerable fearlessness, in no hatred and in
harmlessness. O Bhiksus, this is first class charity, great charity, timeless
charity that is not despised by reclusees and brahmanas.” In the Dharmapada
Sutra, the Buddha taught: “All tremble at sword and rod, all fear death;
comparing others with onerself, one should neither kill nor cause to kill
(Dharmapada 129). All tremble at sword and rod, all love life; comparing others
with oneself; one should not kill nor cause to kill (Dharmapada 130). He who
takes the rod and harms a harmless person, will soon come to one of these ten
stages (Dharmapada 137). He will be subject to cruel suffering of infirmity,
bodily injury, or serious sickness (Dharmapada 138). Or loss of mind, or
oppression by the king, or heavy accusation, or loss of family members or
relatives (Dharmapada (139). Or destruction of wealth, or lightening fire fire
burn his house, and after death will go to the hell (Dharmapada 140).”

(Trích: ●
NHỮNG ĐÓA HOA VÔ ƯU – THE SORROWLESS FLOWERS – TẬP I Thiện Phúc)