Kinh Phật cho người tại gia

KINH PHẬT
CHO NGƯỜI TẠI GIA
Sa môn Thích Nhật Từ soạn dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

 KINH PHAT_cho-nguoi-tai-gia_phatgiao_org_vnKINH PHAT_cho-nguoi-tai-gia_phatgiao_org_vn

 MỤC LỤC

Lời tựa cho lần tái bản thứ 3 
Lời nói đầu 
Ý nghĩa và cách thức tụng kinh 
A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Nguyện hương 
2. Đảnh lễTam bảo 
3. Tán hương 
4. Tán dươnggiáo pháp 
B. PHẦN CHÁNH KINH
I. CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Kinh tiểu sửđức Phật 
2. Kinh người áo trắng 
3. Kinh mười nghiệp thiện 
4. Phật nói kinh tám điều trai giới 
5. Kinh nhân quảđạo đức 
6. Kinh lời vàng Phật dạy 
7. Kinh soi gương nhân cách 
8. Kinh phân biệtnghiệp báo 
9. Kinh định luật nghiệp 
10. Kinh nghiệp tạo sai biệt .
11. Kinh chuyển hóanghiệp chướng 
12. Kinh phước thế gian 
II. CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ
13. Kinh thiện sinh 
14. Kinh phước đức 
15. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong 
16. Kinh bảy loại vợ 
17. Kinh bốn ân lớn  
18. Kinh mọi ngườibình đẳng 
19. Kinh không có giai cấp 
20. Kinh sống trong hòa hợp 
21. Kinh hóa giải tranh cãi 
22. Kinh hòa hợphòa giải
23. Kinh chuyển luân thánh vương 
24. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ  
25. Kinh quốc giacường thịnh 
26. Kinh Hiền Nhân 
III. CÁC KINH VỀ TRIẾT LÝ  
27. Kinh chuyển pháp luân 
28. Kinh mười hai nhân duyên  
29. Kinh chánh tri kiến  
30. Kinh ba dấu ấn thực tại  
31. Kinh thực tậpvô ngã  
32. Kinh nhận diệnvô ngã  
33. Kinh chuyển hóa cái tôi  
34. Kinh nền tảng đức tin
35. Kinh kiến thứctrí tuệ  
36. Kinh thuyết minh và xác minh
37. Kinh bảy điều nên biết  
38. Kinh ẩn dụ về bảy hạng người dưới nước  
39. Kinh tham ái là gốc khổ đau  
40. Kinh dụ ngôn người bắt rắn  
41. Kinh lời Phật qua các con số  
42. Kinh nương tưạ ai khi Phật qua đời?  
IV. CÁC KINH VỀ THIỀN VÀ CHUYỂN HÓA 
43. Kinh cốt lõithiền tập
44. Kinh bốn pháp quán niệm  
45. Kinh quán niệm hơi thở  
46. Kinh các cấp thiền quán  
47. Kinh bốn loại hành thiền  
48. Kinh ẩn dụ về thành trì  
49. Kinh sống trong hiện tại  
50. Kinh căn bảntu tập  
51. Kinh tu các pháp lành  
52. Kinh phát tâmbồ đề  
53. Phật nói kinh bốn vô lượng tâm  
54. Kinh từ bihồi hướng  
55. Kinh tám điều giác ngộ  
56. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau . 
V. CÁC KINH VỀ TỊNH ĐỘ 
57. Kinh Phổ Môn
58. Kinh Bổn Nguyện Công Đức Của Phật Dược Sư  
59. Kinh A Di Đà  
60. Kinh Sám hối sáu căn 
61. Kinh Sám hối hồng danh  
62. Phật Nói Kinh Vu Lan Bồn 
63. Phật Nói Kinh Báo HiếuCông ƠnCha Mẹ  
C. PHẦN SÁM NGUYỆN
1. Bát-nhã Tâm kinh
2. Niệm Phật  
3. Năm điều quán tưởng  
4. Quán chiếuthực tại   
5. Sám nguyện (chọn một trong chín bài sám dưới đây)    
a) Sám mười nguyện Phổ Hiền       
b) Sám quy mạng       
c) Sám quy y       
d) Sám quy nguyện 1      
đ) Sám tu tập       
e) Sám quy nguyện 2      
f) Sám nguyện       
g) Sám hồng trần       
h) Sám tống táng   
6. Hồi hướng công đức.. 
7. Lời nguyện cuối 
8. Đảnh lễ Ba ngôi báu 
D. PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Xuất xứ các bài Kinh và sám nguyện  
Phụ Lục 2: Các ngày lễ trong hai truyền thốngPhật giáo  
Phụ lục 3: Các ngày ăn chay  
Phụ lục 4: Sách đồng tác giả 

LỜI TỰA CHO LẦN TÁI BẢN THỨ 3

Kết thúcmùa An cư 2014, sau một năm xuất bản, “Kinh Phật cho người tại gia”[1] được tái bản lần thứ ba. Điều này cho thấy việc đọc tụngthọ trìbộ Kinh này đã trở thành nhu cầu ngày càng lớn tại các tự viện và tư gia. Ấn bản lần thứ ba này chủ yếu bổ sung các bài sám nguyện, hiệu chỉnh một vài lỗi kỹ thuật và đính chính các lỗi chính tả.

Hy vọng qua ấn bản này, Kinh Phật cho người tại gia ngày càng được giới hành giả chọn lựa cho việc đọc tụngthọ trì. Vì là bộ Kinhphục vụ cho mục đích “tụng trì” tại các chùa và các tư gia, việc soạn dịch bộ Kinh này được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây.

I. CHỦ ĐỀ KINH VÀ THÁI ĐỘTỤNG KINH

1. Nội dung và chủ đề

Tính theo bài kinh, bộ Kinh này có 63 bài,[2] được phân thành 5 loại chủ đề: (i) Các Kinh về đạo đức, (ii) Các Kinh về gia đình, xã hội và chính trị, (iii) Các Kinh về triết lý, (iv) Các Kinh về thiền địnhphương phápchuyển hóa khổ đau, và (v) Các Kinh về Tịnh Độ.

Trong 5 nhóm kinh nêu trên, các kinh về Tịnh Độ là tuyển tập 7 bài kinhnghi thứcquen thuộc nhất và thông dụng nhất trong các chùa Bắc tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam, Bắc Triều Tiên. Dù chủ đề các bài kinh này tương đối rộng, theo thói quensử dụng, đối tượng phục vụ của các bài kinh này rất hạn hẹp. Kinh Phổ MônKinh Dược Sư thường được sử dụng trong Nghi thứccầu an cho người già và người bệnh. Kinh A-di-đà, Kinh Vu-lan-bồn và Kinh báo trọng ân của cha mẹ được sử dụng trong Nghi thức cầu siêu cho người quá vãng. Nghi thứcSám hốiHồng danh do Tổ sưTrung Quốc soạn và Nghi thứcSám hối Sáu căn được tôi biên tập từ quyển “Khóa Hư Lục” của vua Trần Thái Tông, thường được sử dụng cho những người có tội về luật pháp và lỗi về dân sự.

Kinh Địa Tạng đã trở thànhnghi thức riêng, gồm 13 chương, hơn 200 trang, không tiện liệt vào nhóm kinh Tịnh Độ của bộ Kinh này. Quý độc giả có thể đón nhận Kinh Địa Tạng do tôi dịch và ấn tống tại chùa Giác Ngộ hoặc đọc ấn bản e-book trên trang web Đạo Phật Ngày Nay.[3]

mục đích dành cho người tại gia, 4 nhóm kinh còn lại (ngoài nhóm kinh Tịnh Độ) là những đóng góp mới so với các nghi thứctụng niệmtruyền thống tại các chùa Việt Nam. Các Kinh Nhật tụng tại Việt Nam, chủ yếu phiên âm Hán Việt, phần lớn dựa vào ấn bản kinh tụng đời Thanh của Trung Quốc. Từ nhiều thế kỷ qua người Việt Namđọc tụng Kinh Nhật tụng bằng âm Hán Việt gặp phải những khó khăn và rào cản ngôn ngữ. Kết quả là, Phật tửtại gia không thể hiểu được những lời dạy minh triết và đạo đức của đức Phật, dẫn đến tình trạng xem Phật như thượng đế, các Bồ-tát như các thần linhđọc kinh trả bài với Phật để cầu bình an và phước báu.

Mặt khác, vì các Kinh Nhật tụng chỉ vọn vẹn chưa được 10 kinh, mà phần lớn là kinh thiên về tín ngưỡng, người đọc tụng khó có thể có cái nhìn hệ thốngtoàn diện về triết lý Phật giáo. Nghi thứcđọc tụng[4] được chúng tôiphiên dịch thuần Việt nhiều năm trước và ấn bản hợp tuyển đầy đủ nhất được xuất bản năm 2011. Trong Nghi thứctụng niệm, ngoài yếu tố thuần Việt, tôi đã bổ sung Kinh Di giáo vào nghi thứccông phu khuya, ngoài ra còn có các nghi thứcsám hối sáu căn, nghi thức hô chuông, nghi thứcan vị Phật, nghi thứcphóng sanh, nghi thứctết Nguyên Đán, nghi thứcquy y Tam Bảo, nghi thức lễ thành hôn và nghi thứcxuất gia. Sự ra đời của bộ Kinh Phật cho người tại gia nhằm bổ túc cho sự khiếm khuyết của các nghi thức Hán Việt trước đây, do ảnh hưởng từ các nghi thứctụng niệm của Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên, Kinh Phật cho người tại gia hội đủ các bài kinhcần thiết cho những người sống đời sốnggia đình. Nói cách khác, từ trước đến giờ, các vị Tăng sĩ phải sử dụng cộng thông nghi thứctụng niệm với người tại gia. Theo chúng tôi, đây là điều không thích hợp về phương pháp và nội dung, vốn rất khác nhau, mặc dầu có thể bổ túc cho nhau. Nếu người tại gia chỉ cần nắm vững những bài kinhđức Phật dạy riêng cho mình thì người xuất gia ngoài các bài kinhphù hợp với giới xuất gia,[5] cần nắm vững cần các bài kinhtại gia để hướng dẫn họ.

2. Thái độtụng Kinh

Mỗi ngày đọc tụng 45 đến 60 phút theo trình tự các bài kinh, trung bình một tháng đến tháng rưỡi, người tại gia có cơ hội đọc hết 62 bài kinh dành cho mình. Cách đọc tụng này giúp người tại giatăng trưởngvăn tuệ (trí tuệ do đọc rộng, nghe nhiều về Phật pháp) và tư tuệ (trí tuệ do nghiền ngẫmPhật pháp). Nhờ nắm vững nhiều bài kinh thông qua việc đọc tụng bản dịch thuần Việt, người tại gia dễ tiêu hóaứng dụnglời Phật dạy trong gia đình, tại công sở, nơi chợ búa, và bất cứ nơi nào họ đang sống.

Để việc đọc tụngkinh điển đúng với tinh thần của đức Phật, người đọc tụng nên tránh ba thái độsai lầm sau đây: (a) lễ bái hóa kinh điển, tức đọc một đoạn kinh, một câu kinh, hoặc một chữ kinh lạy một lạy, (b) tụng kinh để cầu phước báu, đang khigiá trị của tụng kinh là mở mang trí tuệan tĩnh tâm, (c) tụng kinh để tính công với Phật nên thường tụng quá nhanh, thậm chí thuộc làu nhưng chẳng hiểu gì hết.

Đọc bộ Kinh này theo trình tự trước sau, người đọc tụng trải nghiệm đạo đức (gồm 12 bài), nắm vững kỹ năng hạnh phúc vợ chồng, chăm sóc gia đình, phụng sựcộng đồng, quản trị đất nước (gồm 15 bài), góp phần xây dựngthế giới hòa bình, trên nền tảng công bằngxã hội, bình đẳng giới, tôn trọngdân chủnhân quyền. Các kinh về triết lý (16 bài) giới thiệu bao quát về nhập môntriết họcPhật giáo. Các kinh về thiền và chuyển hóa (14 bài) hướng dẫn các kỹ năng và phương pháp thiền của chính đức Phật, vốn khác với thiền Công án và thiền Thoại đầu của Trung Quốc. Trong nhóm kinh này còn có các bài kinh hướng dẫn phương phápchuyển hóa khổ đau.

3. Thời điểm đọc tụng

Vì Kinh Phật cho người tại gia có đối tượng không thuộc nhóm tu sĩ, bất cứ thành phầnxã hội nào, hễ là Phật tử, nên đọc tụngthọ trì kinh này vào các thời điểm thích hợp trong ngày, hay tối thiểu trong tuần.

Tại các chùa Bắc truyền, khóa lễ cộng thông cho người tại gia thường diễn ra vào buổi tối, có nơi bắt đầu lúc 18 giờ, có nơi bắt đầu lúc 19 giờ. Thời khóa buổi tối thích hợp nhất cho việc đọc tụngbộ Kinh này tại các tự viện hay tư gia.

Phật tử sống xa chùa hoặc ở những nơi không có chùa, không thể tham dự các thời kinh buổi tối, có thể đọc tụng kinh này tại nhà, hay đang khi ngồi trên các phương tiện giao thông (máy bay, xe lửa, xe điện, xe hơi, tàu, v.v…), tại công sở hoặc ở chợ; đồng thời có thể đọc hoặc tụng vào bất kỳ thời điểm nào mà người đọc tụngcảm thấythích hợp.

Thời lượngđọc tụng trung bình mỗi ngày là 45-60 phút. Đây là thời lượngtối thiểu mà người hành trì nên dành ra để chăm sóc đời sốngtinh thần. Như công thức “mưa dầm thấm đất”, thọ trìthường xuyênliên tục giúp người hành trì “thâm nhập kinh tạng”, nhờ đó, có thể sử dụngtrí tuệgiải quyết các vấn nạn, chuyển hóa khổ đau trong cuộc sống hiện thực.

Người Phật tử nên tập thói quen mỗi ngày đọc tụngbộ Kinh này hoặc buổi khuya, buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối. Khi đi công tác, hoặc đi du lịch, người hành trì nên tập thói quen mang Kinh Phật cho người tại gia theo để đọc tụng và khai sáng bản thân. Mỗi thành viên trong mỗi nhà đều nên có bộ Kinh này để hoặc cùng đọc chung trong những dịp hội ngộ đủ các thành viên trong nhà, hoặc đọc tụng riêng trong các hoàn cảnh khác nhau.

II. PHONG CÁCH SOẠN DỊCH

1. Khái niệm “soạn dịch” và xuất xứ các bài Kinh

Kinh Phật cho người tại gia gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần chánh Kinh và phần sám nguyện. Phần chánh Kinh là phần do tôi phiên dịch từ việc tuyển chọn các bài Kinhchủ đề và nội dung cần thiết cho Phật tửtại gia. Đây là phần đóng góp mới, so với các nghi thứctụng niệm tại Việt Nam bị ảnh hưởng từ nghi thứctụng niệm của Trung Quốc.

Khái niệm “soạn” trong từ “soạn dịch” được áp dụng với quyển Kinh Phật cho người tại gia được hiểu là “biên tập” trong phần dẫn nhập và phần sám nguyện. Trong phần chánh Kinh, chỉ có Kinh tiểu sửđức Phật thuộc dạng dịch hợp tuyển, trong khi 62 bài kinh còn lại thuộc dạng phiên dịch.

Phần dẫn nhập và phần sám nguyện là do tôi biên tập, bố cục theo tinh thần của nghi thứctụng niệmtruyền thống. Trong phần dẫn nhập, các mục “Nguyện hương” (mục 1) và “Đảnh lễ Tam bảo” (mục 2) là do tôi biên soạn mới, mục “Tán hương” (mục 3) và “Tán dương giáo pháp” (mục 4) là do tôi dịch từ chữ Hán.

Trong phần sám nguyện, các mục “Bát-nhã tâm Kinh” (mục 1), “Năm điều quán tưởng” (mục 3), “Mười nguyện Phổ Hiền” (mục 5A), “Sám Quy mạng” (mục 5B), “Hồi hướng công đức (mục 6)” là do tôi phiên dịch từ chữ Hán; các mục “Sám Quy y (5C), Lời nguyện cuối (mục 7), đảnh lễ ba Ngôi báu (mục 8)” là do tôi soạn và mục “Sám hồng trần (5G)” do tôi và Phan Khắc Nhượng soạn. Các mục còn lại trong phần sám nguyện là do người khác soạn, được ghi chú ở phần “Xuất xứ các bài Kinh và sám nguyện” ở cuối sách này.

Trong Kinh Phật cho người tại gia, chỉ có Kinh tiểu sửđức Phậtbài kinh hợp tuyển được biên tập theo dạng tuyển dịch 25 đoạn kinh có xuất xứ từ nhiều bài kinh khác nhau trong kinh tạng Pali và A-hàm, gộp lại thành, nhằm giúp cho người đọc tụng ôn lại cuộc đời của đức Phật, trước khi đi tìm hiểu triết lý của các bài kinh do đức Phậttuyên thuyết. Kinh hợp tuyển này có cùng cấu trúc tuyển dịch như Kinh bát đại nhân giác (do ngài An Thế Cao dịch hợp tuyển), Kinh tứthập nhị chương (do hai ngài Ca-diếp-ma-đằng và Trúc-pháp-lan dịch hợp tuyển), Kinh Pháp cú, Trưởng lão Tăng kệTrưởng lão Ni kệ (không rõ người hợp tuyển) v.v…

Vì các bài kinh trong Kinh Phật cho người tại giaxuất xứ tự tạng Pali và kinh điển Đại Thừa bằng chữ Hán, có khi tôi chọn dịch từ bản chữ Hán (đối với kinh gốc chữ Hán), và có khi dịch từ bản tiếng Anh (đối với kinh gốc tiếng Pali) của hội Thánh điển Pali (The Pali Text Society). Khi phiên dịch, tôi đối chiếu thêm các bản dịch tiếng Anh khác và các bản dịch tiếng Việt của HT. Thích Minh Châu, nhằm giữ sự trung thành về nội dung và tư tưởng của các bài kinh so với bản gốc.

Để giúp cho người đọc đối chiếu với các bản kinh gốc, tôi đã làm một “Phụ lục xuất xứ các bài kinh” ở cuối quyển (trang 885-892). Người đọc có thể tham chiếu tựa đề kinh gốc và tựa đề được biên tập trong tác phẩm này để thấy sự khác biệt cần thiết.

2. Mặc định dịch thuật

Trong lịch sửphiên dịchkinh điển của Trung Quốc, có 2 trường phái dịch thuật chính: trường phái dịch thuật của ngài Huyền Trang (玄奘, 602-664, gọi tắt là trường phái Huyền Trang) và trường phái dịch thuật của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 344-413, gọi tắt là trường phái Cưu-ma-la-thập). Nếu trường phái Huyền Trang chú trọng đến việc phiên dịchtrung thành với nguyên bản nhằm phục vụ cho mục đíchnghiên cứuhọc thuật thì trường phái Cưu-ma-la-thập có khuynh hướng tỉnh lược những đoạn và câu trùng lặp trong cùng một bài kinh, thường được chọn và sử dụng trong nghi thứctụng niệm tại các nước theo Phật giáoĐại thừa chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Văn phong trùng lặp xuất hiện trong các bài kinh Pali là do vì thời đó chưa có các ấn bản, người tụng phải thuộc lòng. Trên thực tế, sự trùng lặp các câu kinh và đoạn kinh giúp cho người tụng dễ thuộc lòng toàn bài kinh. Trong thời hiện đại, sự trùng lặp các câu kinh và đoạn kinh là không cần thiết, vì dễ dẫn đến cảm giácnhàm chán. Do nhàm chán, nhiều Phật tửtại gia đánh mất cơ hội đọc tụngKinh điển tiếng Việt vốn được phiên dịch từ kinh Pali.

Trường phái Huyền Trangthích hợp cho việc nghiên cứukinh điển dưới góc độ học thuật, đang khi trường phái Cưu-ma-la-thập thích hợp cho việc đọc tụngthọ trì trong các chùa dưới hình thứcNghi thứctụng niệm hay kinh Nhật tụng. Bộ Kinh Phật cho người tại giađi theo trường phái Cưu-ma-la-thập, tỉnh lược các đoạn trùng lặp, dùng cấu trúc “tứ tự” dễ gieo vần điệu ở cuối từ, làm văn mạch được trôi chảy, giúp người hành trì đọc suông sẽ. Đây vốn là yếu tố rất cần thiết trong các nghi thứcđọc tụng.

Để Việt hóa các bài kinh, người soạn dịch cố gắng chuyển dịch các thuật ngữPhật họcthâm áo bằng chữ Hán ra ngôn ngữ tiếng Việt, vừa súc tích, vừa dễ hiểu. Trong trường hợp không có tiếng Việt tương đương, bản dịch tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các thuật ngữ Hán Việt đã trở nên thông dụngphổ biến trong nền văn họcViệt Nam để thay thế cho các thuật ngữ Hán Việt cổ, vốn xa lạ với người Việt Namhiện đại.

Ví dụ: “sắc, thọ, tưởng, hành, thức” được dịch bằng các thuật ngữ Hán Việt tương đương là “thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức” v.v… Bằng cách này, người đọc tụng sẽ không phải mất thời giờtra khảo các bộ từ điển chuyên ngành Phật họcvẫn có thể hiểu khái quát nội dung và chủ đề chính của từng bài kinh.

3. Những cách đặt tựa Kinh

Theo đại sưTrí Khải (智顗, 538 – 597),[6] tông Thiên Thai, có 7 cách đặt tựa đề kinh trong kinh điển Hán tạng. Trong kinh tạng Pali, tựa đề kinh đặt theo địa danh là khá phổ biến. Tổng hợp các cách đặt tựa đề kinh trong Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền, tôi giới thiệu 8 cách đặt đề Kinh phổ biến như sau:

(i) Tựa kinh đặt theo tên người (đơn nhân lập đề), tức lấy nhân vật chính yếu trong bài kinh đó làm tựa đề bài kinh;

(ii) Tựa kinh đặt theo địa danh (địa danh lập đề), tức lấy địa điểm thuyết giảngbài kinh làm chủ đề kinh;

(iii) Tựa kinh đặt theo chủ đề hoặc theo thuật ngữPhật học (đơn Pháp lập đề), tức lấy nội dung Phật pháp chính (có thể là một học thuyết, thuật ngữ hay khái niệm Phật học) làm tựa đề kinh;

(iv) Tựa kinh đặt theo dụ ngôn hay ẩn dụ (đơn dụ lập đề), tức lấy một ẩn dụ chính hoặc duy nhất trong bài kinh đó mô tảgián tiếpchủ đề kinh;

(v) Tựa kinh đặt theo tên người và thuật ngữ (nhân pháplập đề), tức trong tựa đề kinh này, tên của nhân vật đóng vai tròđương cơpháp hội và nội dung chính của bài kinh đó được giới thiệu với tầm quan trọng ngang nhau;

(vi) Tựa kinh đặt theo tên người và ẩn dụ (nhân dụ lập đề), tức trong tựa đề kinh có đương cơpháp hội và một ẩn dụ quan trọng nhất, ở đây ẩn dụ được thay thế cho nội dung Phật pháp;

(vii) Tựa kinh đặt theo chủ đềẩn dụ (pháp dụlập đề) tức trong bài kinh loại này, nội dung Phật pháp chính được làm rõ bằng một ẩn dụ, nhằm giúp người đọc dễ hiểutriết lý cao siêu;

(viii) Tựa kinh đặt theo tên người, chủ đềẩn dụ (cụ túc nhất), đây là tựa đề Kinh dài và hiếm gặp, thỉnh thoảng thấy trong một số kinh Đại Thừa, chẳng hạn “Đại Phương QuảngPhật Hoa Nghiêm Kinh”.

Trong 8 cách đặt tựa đề kinh nêu trên, cách 1, 3, 4, 5, 6, 7 là cộng thông giữa 2 trường phái Nam truyền và Bắc truyền, đang khi cách 2 thường thấy trong kinh tạng Pali và cách 8 thường thấy trong kinh tạng Bắc truyền.

Kinh Phật cho người tại giadựa vào 8 cách đặt tựa đề kinh nêu trên, điều chỉnh các tựa đề gốc thành các tựa Kinh mới, để nội dung của các bài kinh không còn là những ẩn số. Cách đặt tựa đề kinh theo nhân danh và địa danh không thể hiện rõ nội dung của bài Kinh, đã được đổi lại trong bộ Kinh này thành các tựa đề Kinh đặt theo nội dung kinh. Một số tựa đề được biên tập lại nhằm làm nổi bậtchủ đề chính của kinh, theo đó, người đọc tụngthọ trì sẽ được dẫn dắt theo văn mạch và chủ đề kinh.[7]

4. Phân đoạn kinh và đặt tiêu đề của từng phân đoạn

Mô phỏng theo cách thức phân đoạn của “Năng đoạn Kim CươngBát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh” (Sanskrit: Vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra, Hán: 金剛般若波羅密多經) thường gọi tắt là Kinh Kim Cương[8], người soạn dịch đã phân đoạn hầu hết các bài kinh trong bộ Kinh này, ngoại trừ 2 bài kinh chỉ có 3-4 trang nên không cần thiết phải phân đoạn.

Trước mỗi phân đoạn đều có các tiêu đề phụ, nhằm tóm tắtchủ đề chính của các phân đoạn. Mục đích của việc phân đoạn và đặt tiêu đề phụ cho các phân đoạn là nhằm giúp cho người đọc tụng dễ dàng nắm bắt và tập trung vào các chủ đề phụ, nhờ đó dễ hiểu được chủ đề chính của toàn bài kinh. Cách phân đoạn với chủ đề phụ còn giúp cho người đọc dễ dàng trích dẫn các ý tưởng quan trọng trong kinh, hoặc chọn lựa trong các phân đoạn những câu kinh chính làm các danh ngôn để chiêm nghiệm, tiêu hóathực hành.

5. Nghi thứcdẫn nhập và sám nguyện

Nội dung chính của các Nghi thứcđọc tụng nói chung, Kinh Phật cho người tại gia nói riêng là các bài kinh của đức Phật hoặc được biên tập từ lời Phật dạy. Vì là nghi thứcphục vụ cho việc đọc tụng, các nhà biên soạnnghi thức trong trường phái Nam truyền và Bắc truyền đều thêm phần dẫn nhập và phần kết thúc. Dựa vàothông lệ này, người soạn dịch đã soạn dịch phần dẫn nhập và phần sám nguyện theo phong cách mà các nghi thức Bắc truyền thường sử dụng.

Trong phần Nghi thứcdẫn nhập, sau phần nguyện hương, đảnh lễTam Bảo, phát nguyệnthọ trìkệ khai kinh. Ở đây, thần chúĐại Bi và các thần chú ngắn khác đã được tỉnh lược vì không cần thiết. Trong nghi thức đời Thanh do Ngọc Lâm quốc sư soạn, các thần chú này được sử dụng nhằm giúp người đọc nhiếp tâman tĩnh tâm do tập trung vào các thần chú (vốn không có nghĩa và dễ đọc nhầm). Nhờ tâm an tĩnh, người đọc có thể đào sâu và hiểu rộng nội dung của bài kinh chính ngay sau đó.

Rất tiếc ngày nay, nhiều chùa theo Tịnh độ tông và các hành giảMật tông đã bỏ hẳn các bài kinh chính, chỉ đọc chú Đại Bi và các thần chú khác, do vậy, khi tâm đã được an tĩnh, lẽ ra tiếp tụcđọc kinh để mở trí tuệ thì cơ hội “khai tuệ” cho chính mình đã bị khép lại. Không sử dụng các thần chú trong bộ Kinh này là nhằm nhấn mạnhvai tròkhai tâm mở trí cho người đọc tụng, đồng thời tránh tình trạng “thần chú hóa” thay thế kinh điển, vốn có thể dẫn đến các lý giải và ngộ nhận về sự thiêng liêng, cầu gì được đó. Ngộ nhận này đã làm cho nhiều Phật tử bỏ đọc kinh hoặc đọc kinhmục đích cầu phúc, vốn dễ rơi vào mê tín, trái lại với lời Phật dạy.

Nghi thức sám nguyện trong bộ Kinh này bắt đầu bằng Bát-nhã tâm Kinh như thông lệ, theo sauniệm Phật, sám nguyện, hồi hướng, lời nguyện cuối và đảnh lễ ba Ngôi báu. Các phần được thêm vào bao gồm: (i) Năm điều quán tưởng, (ii) quán chiếuthực tại và (iii) các sám nguyện. Các phần bổ túc này giúp cho người đọc tụnghiểu rõquy luật “sanh, già, bệnh, chết”, có trách nhiệm sống chánh niệm trong hiện tại, mở tâm bồ đề, tu tậpchuyển hóa, phát nguyệnđộ sinhnhập thếphụng sựnhân sinh.

Trong trường hợp có quá ít thời gian do bận rộn hoặc trong gia đình ít thành viên, phải tự mình làm mọi việc, hành giả có thể tỉnh lược Nghi thứcdẫn nhậpNghi thức sám nguyện. Chỉ cần giữ mục “đảnh lễ Tam Bảo” (trang 4), (các) bài Kinh chính (từ trang 9 đến trang 870) và mục “đảnh lễ ba Ngôi báu” (trang 882) là đủ cho một thời tụng kinh. Với cách linh động này, mục tiêu “khai tuệ” do đọc kinh và tâm sùng kínhTam Bảo vẫn được thể hiện đầy đủ, người thọ trì có thể tiết kiệm được 10-15 phút.

III. MỤC ĐÍCH SOẠN DỊCH

Đã từ lâu, hàng thế kỷ qua, Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng quá nhiều vào Phật giáo Trung Quốc, đến độ, phần lớn Tăng NiPhật tửViệt Namsuy nghĩchấp nhận rằng, các nội dung văn hóahọc thuật của Phật giáo Trung Quốc cũng chính là nội dung và văn hóahọc thuật của Phật giáo Việt Nam. Thói quennhận thức này đã làm cho người Việt Nam mất dần tính tự chủsáng tạo trong phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, hành trìứng dụngPhật giáo trong bối cảnh văn hóaxã hộiViệt Nam. Trên tinh thần này, Kinh Phật cho người tại gia được soạn dịch với các mục đích sau đây:

1. Mở con mắt tuệ

Truyền thốngđọc tụngkinh điển của Trung QuốcViệt Namxưa nay có khuynh hướng nhấn mạnh “tín ngưỡng hóa” kinh Phật, cầu sự mầu nhiệm, thiêng liêng và phước báu.

Không ai có thể phủ định mục đích chính của việc đọc kinh là để hiểu rộng và sâu nội dung minh triết của bài kinh để ứng dụng trong cuộc sống. Tiếc là, không phải Tăng NiPhật tử nào cũng tuân thủ theo nguyên tắc quan trọng này. Để mở con mắt tuệ, người tại gia cần đọc tụng các bài kinh thuần Việt, đọc có tư duynghiền ngẫm, đọc với mục đích hiểu và tiêu hóa kinh Phật trong đời sống thực tiễn.

Lợi thế của kinh Phật là có đề cập bao quát đến các vấn đềcá nhân, gia đìnhxã hội, rất khoa học và thực tiễn. Nắm vững và ứng dụnglời Phật dạy về đạo đức, gia đìnhxã hội cũng như các phương phápgiải quyết khổ đau, người hành trìtăng trưởngtrí tuệ theo năm tháng, nhờ đó, thành công hơn trong lập nghiệp, giải quyếtvấn nạn, khó khăn và tu học Phật có hiệu quả.

2. Bổ sung yếu tố “trí tuệ” vào các Nghi thức đã có

Hiện nay, các nghi thứctụng niệm dành cho Phật tửtại gia phần lớn thiên về tín ngưỡng. Các bài kinh dành cho người tại gia được đức Phậtthuyết giảng ít được đưa vào nghi thứctụng niệm tại các chùa. Đó là thiếu sót lớn. Quyển Kinh Phật cho người tại gia góp phần khắc phục thiếu sót này.

Các Nghi thứcđọc tụng tại các chùa theo Tịnh Độ tôngViệt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại HànTriều Tiên chỉ nhấn mạnh đến bốn đối tượng: người già và người bệnh (Nghi thứccầu an), người chết (Nghi thức cầu siêu) và người có tội (Nghi thứcsám hối)[9]. Các thành phầnxã hội còn lại gồm giới trí thức, giới chính trị, giới kinh doanh và giới trẻ hầu như các Nghi thứctụng niệm của Phật giáoBắc tông hầu như khôngquan tâm đến.

Đạo Phật, theo từ nguyên, có nghĩa đen là “con đường tỉnh thức”. Phương phápgiải quyết khổ đau của đức Phậtdựa vào việc phân tích nhân quảbất hạnh để tìm racon đường hạnh phúc. Con đường hạnh phúc theo Phật giáo chính là Bát chánh đạo, gồm 3 phương diện: (a) Đạo đức, bao gồm: lời nóiđạo đức (chánh ngữ), hành viđạo đức (chánh nghiệp), nghề nghiệp đạo đức (chánh mạng), nỗ lựcđạo đức (chánh tinh tấn); (b) thiền định, bao gồm: làm chủ tâm và sự vận động của thân ở mọi nơi mọi thời điểm (chánh niệm) và thực tập thiền, kết thúc khổ đau, buông bỏchấp trước, xả niệm thanh tịnh (chánh định); và (c) trí tuệ, bao gồm: thế giới quan và nhân sinh quan dựa vàoduyên khởi, vô thường, vô ngã (chánh kiến) và tư duytích cực, tư duythoát khỏi tham, sân, si (chánh tư duy).

Trong 10 pháp môn của Phật giáo Trung Quốc, 14 pháp môn của Phật giáo Nhật Bản và các pháp môn tại Việt Nam thì Tịnh Độ tông, Thiền tôngMật tôngphổ biến nhất. Tịnh Độ tông chiếm đại đa sốtín đồPhật giáo tại các nước Bắc truyền, trong đó có Việt Nam. Nếu Thiền tôngTrung Quốcphù hợp giới trí thức thì Tịnh độ tôngMật tông thiên về giới bình dân, chú trọng các hoạt độngtín ngưỡngtha lực vốn không có trong đạo Phật gốc.

Do vậy, sự ra đời của Kinh Phật cho người tại gia không chỉ bổ sung yếu tố “trí tuệ” vào nghi thứctụng niệm, mà còn góp phần giúp hành giảViệt Nam không bị lệ thuộc vào các pháp môn đặt nặng về tín ngưỡng như của Phật giáo Trung QuốcPhật giáo Tây Tạng.

3. Đề cao vai trò của Phật giáo Việt Nam

Từ nhiều thế kỷ qua, các Nghi thứctụng niệm, phong cách tượng Phật, phương pháptu trì, cách thức làm đạo của Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ Phật giáo Trung Quốc. Từ năm 2010 trở lại đây, một số Tăng NiPhật tửViệt Nam có khuynh hướng thiên về Mật tông của Phật giáo Tây Tạng. Đây là hai hình thái đạo Phật nặng về tín ngưỡngtha lực, vốn có khoảng cách lớn so với Phật giáo gốc.

Do vì bị lệ thuộc vào văn hóaPhật giáo Trung Quốc nói chung và văn hóaPhật giáo nước khác nói riêng, Tăng NiViệt Nam ít có kiến thức về những đóng góp to lớn của các tổ sư và thiền sư… của Phật giáo Việt Nam, đang khi phần lớn đều nắm bắt các tông chỉ của các tổ sưTrung Quốc, Nhật BảnTây Tạng. Điều này một mặt tạo ra sự mặc cảm tự ti dân tộc, mặc khác, nếu không thay đổi, sẽ dẫn đến tình trạng mất gốc rễ truyền thốngvăn hóaPhật giáo Việt Nam, vốn có trước Phật giáo Trung Quốc.

Tình trạng mất gốc rễ này diễn ra đến độ nhiều Tăng NiPhật tửViệt Namngộ nhận rằng “cái gì Phật giáo Trung Quốc chủ trương cái đó cũng chính là của Phật giáo Việt Nam.” Nếu tiếp tục bị “lệ thuộc” hoặc “nhập cảng nguyên xi” phương phápPhật họcTrung Quốc, văn hóaTrung Quốc và cách làm đạo của Phật giáo Trung Quốc tại Việt Nam, thì Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục bị giới trí thứcViệt Namngộ nhận rằng đạo Phật là “xuất thế” theo nghĩa Phật giáo trốn chạy và chối bỏ cuộc sống hiện thực, đang khi trong bản chất, Phật là nhập thế để giúp nhân loạivượt qua khổ đau.

Giới trí thứcViệt Namtrong lịch sử đã từng ngộ nhận rằng chỉ có đạo Nho mới dạy về gia đình, xã hội và chính trị đang khi cho rằng đạo Phậtyếm thế. Hơn 60 bài kinh trong Kinh Phật cho người tại gia này cho chúng ta thấy những vấn đềloài ngườiquan tâmbao gồm: đạo đức, công bằngxã hội, bình đẳng giới tính, dân chủnhân quyền, quản trị đất nước, xây dựng hòa bình, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường… cho đến các vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc vợ chồng, trách nhiệm của cha mẹ – con cái, thầy giáo – học trò, tình thân – làng xóm, chủ – thợ, tu sĩ – tín đồ… đều được đức Phật hướng dẫn cặn kẽ, góp phần xây dựnghạnh phúc cho con người.

Do vì bị lệ thuộc vào các pháp mônhành trìNghi thứctụng niệm của Phật giáo Trung Quốc, nên Tăng NiPhật tửViệt Namsuốt đời tu chỉ đọc vỏn vẹn 1-3 bài kinh “pháp môn”. Điều này dẫn đến hệ lụy tất yếu là nếu không được đào tạo tại các trường Phật học, Tăng Ni sẽ không nắm vững triết họcPhật giáo, đang khiđại đa sốPhật tử rơi vào tình trạng “mù chữ Phật pháp” tập thể. Hệ lụy này dẫn đến một hiện thựcđại đa số người đi chùaViệt Nam đều thuộc giới bình dân và người già, trong số đó phần lớn là phụ nữ.

Thoát khỏi sự nô dịch vào các pháp môn, nghi thứctụng niệm và cách thức làm đạo của Phật giáo Trung Quốc, quyển Kinh Phật cho người tại gia giúp người Việt Nam tiếp cận và thực tậplời Phật dạy bằng tiếng Việt, mở mang trí tuệ, vượt quamê tín dị đoan, nhờ đó, thực tập có kết quả. Đây là một trong những nỗ lựcxây dựnghình ảnhđạo PhậtViệt Nam với những nét đặc thù, thậm chí, có nhiều ưu điểm so với Phật giáo Trung Quốc.

***

Với những điều nêu trên, từ tận đáy lòng, người soạn dịch tha thiết kêu gọi chư tônđức Tăng Ni và các Phật tử hãy góp một bàn tay ấn tống, truyền bá, sử dụnghành trì Kinh Phật cho người tại gia này tại các tự viện và tư gia của mình. Để sử dụngbộ Kinh này, chư Tôn đức và quý Phật tửvui lòngliên lạc Ban ấn tống Đạo Phật Ngày Nay[10] để nhận kinh ấn tống.

Nhân dịp tái bản lần thứ 3, tôi chân thànhcảm ơn các Phật tử đã phát tâm ấn tống bộ Kinh này, nhờ đó, Phật tửViệt Nam đọc được kinh Phật bằng tiếng Việt một cách có hệ thốngtoàn diện, mở mang trí tuệ và đạt nhiều lợi ích lớn. 

Kết thúc Hậu An Cư năm 2014

Sa-môn Thích Nhật Từ

 

[1] Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2013, tr.900

[2] Nếu tính các bài Kinh dạng hợp tuyển như Kinh tiểu sửđức Phật (tr. 11-34) và Kinh mười hai nhân duyên (tr. 443-58) thì số lượng các bài Kinh được sử dụng trong Kinh Phật cho người tại gia vượt trên 70 bài Kinh khác nhau.

[3] Trang nhà www.daophatngaynay.com

[4] Thích Nhật Từ (soạn dịch), Nghi thứctụng niệm. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. xx + 390.

[5] Tác phẩm “Kinh Phật cho người xuất gia” đang được soạn dịch, dự kiếnhoàn tất vào cuối năm 2015.

[6] Tên thật của ngài là Trí Nghĩ(Zhiyi), thường được phiên âm nhầm thành Chih-k’ai (Trí Khải).

[7] Về cách biên tập tựa Kinh trong quyển Kinh Phật cho người tại gia, hãy đọc bài nghiên cứu “Bàn về việc đổi  tựa đề Kinh và biên tập trong bản dịch” của nhà nghiên cứuĐịnh Tuệ, đăng trên tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, số 45, tháng 9-2014, tr. 52-59, đồng thời đăng online trên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay vào ngày 19-8-2014, để hiểu về cách đánh giá của nhà nghiên cứu này về việc biên tập tựa Kinh trong bộ Kinh do tôi soạn dịch. Dĩ nhiên, đây chỉ là một cách tiếp cận việc đặt tựa đề Kinh. Có thể có các cách tiếp cận khác.

[8] Bản sớ giải chữ Hán thường phân 32 phân đoạn, trong khi bản dịch của HT. Thích Trí Quang phân làm 52 phân đoạn với các chủ đề khác nhau. Xem, Thích Trí Quang (dịch), Kinh Kim Cương, xuất bản năm 1987.

[9] Bao gồmHồng danhsám pháp, Lương Hoàng sám pháp, Từ bithủy sám, Sám pháp Mục-liên, Ngũ bách danh Kinh, Tam thiên Phật kinh và Vạn Phật kinh.

[10] Chùa Giác Ngộ, 92 Nguyễn Chí Thanh, P3, Q10, TP.HCM


KINH PHAT_cho-nguoi-tai-gia_phatgiao_org_vnpdf_download_2
Kinh Phật cho Phật Tử tại gia Thích Nhật Từ

Bài đọc thêm:
Kinh Phật Cho Người Tại Gia: Cần Có Cho Mọi Phật Tử (Nguyên Giác)
Kinh Phật Cho Người Tại Gia (Minh Mẫngiới thiệu)