Kinh Phật về đạo đức và xã hội


KINH PHẬT VỀ ĐẠO ĐỨCXÃ HỘI 
Thích Nhật Từ Soạn dịch
Nhà xuất bản Hồng đức


Kinh Phật về đạo đức và Xã Hội - Thích Nhật TừKinh Phật về đạo đức và Xã Hội - Thích Nhật Từ

MỤC LỤC

Lời nói đầu
Ý nghĩa và cách thức tụng kinh

PHẦN DẪN NHẬP

1. Nguyện hương
2. Đảnh lễTam bảo
3. Tán dươnggiáo pháp

PHẦN CHÁNH KINH

CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Kinh tiểu sửđức Phật
2. Kinh người áo trắng
3. Kinh mười nghiệp thiện
4. Phật nói kinh tám điều trai giới
5. Kinh nhân quảđạo đức
6. Lời vàng Phật dạy

CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNHXÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

7. Kinh thiện sinh
8. Kinh phước đức
9. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong
10. Kinh bảy loại vợ
11. Kinh bốn ân lớn
12. Kinh mọi người bình đẳn
13. Kinh không có giai cấp
14. Kinh sống trong hòa hợp
15. Kinh hóa giải tranh cãi
16. Kinh hòa hợphòa giải
17. Kinh chuyển luân thánh vương
18. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
19. Kinh quốc giacường thịnh
20. Kinh hiền nhân

PHẦN SÁM NGUYỆN

1. Bát-nhã tâm kin
2. Niệm Phật
3. Năm điều quán tưởng
4. Quán chiếuthực tại
5-a) Sám quy mạng
5-b) Sám quy  y
5-c) Sám quy nguyện 1
5-e) Sám nguyện
6. Hồi hướng công đức
7. Lời nguyện cuối
8. Đảnh lễ Ba ngôi báu

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Xuất xứ các bài kinh và sám nguyện
Phụ lục 2: Các ngày lễ trong hai truyền thốngPhật giáo
Phụ lục 3: Các ngày ăn chay

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Kinh Phật về đạo đứcxã hội là một phần trong quyển Kinh Phật cho người tại giavốn là tác phẩm được tôi khởi xướng từ năm 2002, kể từ khi tôi trở vềViệt Nam sau gần 8 năm tu học tại Ấn Độ. Thực ra, tác phẩm này được thai nghén từ năm 1994, ngay sau khi tôi biên soạn và xuất bản quyển “Kinh tụng hằng ngày”. Do vì bận rộn quá nhiều Phật sự, dù rất mong muốn, tôi đã không thể hoàn tấttác phẩm này trong vòng 2 năm, như đã dự kiến. Hơn một thập niên trôi qua, tôi mới có thời gianđiều kiện để hoàn thành công việc tuyển chọn, phiên dịchấn hànhrộng rãi.

Nếu Kinh tụng hằng ngày là một tuyển tập 49 bài kinh từ hai truyền thốngPhật giáo Nguyên thủyĐại thừa, thì Kinh Phật về đạo đứcxã hội phần lớn được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và một số từ kinh điển Đại thừa. Như tên gọi, bộ Kinh này chỉ dành cho giới Phật tử, vốn mưu cầu sự nghiệp, phước báu, hạnh phúc và chia sẻ hạnh phúc mình có cho những người hữu duyên.

Vì nhắm đến đối tượng người tại gia, trong quá trình tuyển chọn và biên dịch, tôi đã phân loại 20 bài kinh quan trọng thành 2 nhóm chủ đề: đạo đức, xã hội, nhằm đáp ứng cái “gu” tâm linh của người tại gia, vốn không thể ngang tầm với cái gu tâm linh của người xuất gia. Bộ Kinh Phật cho người xuất gia đang được biên dịch, đáp ứng nhu cầu tu họcnâng cao và chuyên sâu cho những người xuất gia tu trọn thời gian, tu toàn diện, tu đúng pháp Tứ đế và tu có hệ thống.

Phần lớn các bài Kinh trong tác phẩm này rất phổ biến trong thời đức Phật nhưng có phần xa lạ với Phật tử Bắc truyền tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Tây TạngViệt Nam. Lý do là vì các nghi thứctụng niệm tại Việt Nam phần lớn là phiên dịch từ các nghi thứctụng niệm bằng chữ Hán, do các Tổ sưTrung Quốcbiên soạn, vốn chỉ nhấn mạnh phần thứ 5 của bộ Kinh này, đang khi bỏ qua 4 phần quan trọng khác, rất quan trọng cho việc xây dựnghạnh phúc của người tại gia ở kiếp sống hiện tại này.

Chủ đề 1 gồm 6 bài kinh về đạo đức, giới thiệu bao quát về bản chấtgiá trịđạo đức trong việc xây dựnghạnh phúc cho con người và hòa bình cho thế giới. Từ 5 điều đạo đức đến 10 điều thiện, các bài kinh trong nhóm này trình bày bức tranhnhân quảđạo đức rất chuẩn xáccông bằng: Người thiện thì hạnh phúc, kẻ ác thì khổ đau. Tội hay phước, khổ đau hay hạnh phúc… đều được tạo ra từ động cơ và quyết định của con người. Do vậy, thay vì đổ lỗi cho Thượng đế, định mệnhkiếp trước, số phận hên xui, sự ngẫu nhiên hay nghịch cảnh, tốt nhất con người nên nỗ lựcchuyển hóanghiệp chướng, làm lại cuộc đời, vượt lên số phận, tái tạo hạnh phúc.

Chủ đề 2 gồm 14 kinh về các tương quan gia đình, xã hộitâm linh. Ngoài chủ trương công bằngxã hội, bình đẳng giới, các bài kinh trong nhóm này còn đề cao vai trò của luật phápdân chủ trong việc phát triển đất nước. Tránh xa 12 cửa ngõ bại vong, gieo trồng 10 loại phước đức, đền trả 4 ơn nặng… là những lời dạy được đức Phật đề cao như dấu hiệu của đời sốngvăn hóa. Hòa hợp, hòa giải các tranh chấp và bất đồng là con đường tháo mở mọi bế tắc, bạo lực, hận thù, chiến tranh. Nhà vua ngoài việc “thượng tôn pháp luật” còn là người điển mẫu về đạo đức, phổ biếnchánh pháp, bình ổn xã hội, góp phần xây dựngmột thế giới hòa bình.

Kinh Phật về đạo đứcxã hội góp phần xây dựngmột thế giới Cực Lạc, bây giờ và tại đây, bằng chính sự thực tậpchuyển hóa.

tính chấttoàn diệnhệ thống của bộ Kinh, tôi kính mong quý Phật tửtại gia nên nỗ lực không mệt mỏi, đọc tụng, nghiền ngẫmứng dụngtrong đời sống thực tiễn. Nếu mỗi bài kinh là một toa thuốc tâm linh, có thể trị lành các chứng bệnh khổ đau thì tuyển tập các bài kinh này sẽ là nguồn dược chất vô cùng quý giá.

Mỗi ngày dành trung bình 30 đến 60 phút đọc kinh này với tinh thần vừa nêu, người đọc tụng được mở rộng tầm nhìn, nâng caonhận thức, thâm nhậpkinh tạng, nhờ đó giải quyết được các vấn nạn khổ đau của kiếp người.

20 bài kinh được tuyển chọn trong bộ Kinh này là kho tàng trị liệutâm linh không thể thiếu với những ai mưu cầu hạnh phúcquý trọnggiá trịan lạcđạt được từ lối sốngtôn trọngnhân quả, đạo đức. Hãy cùng nhau truyền bábộ Kinh này để con đườngtâm linhPhật giáo trở nên gần gũi và được nhiều người trải nghiệm. Xin đem tất cả công đức từ việc soạn dịch và ấn hành kinh này hồi hướng đến pháp giớichúng sanh được an lạc.

 

                                                 Giác Ngộ, ngày 17-08-2018

                                                   Sa-môn Thích Nhật Từ

                                                                 Cẩn bút

Kinh Phật về đạo đức và Xã Hội - Thích Nhật Từpdf_download_2
Kinh Phật về đạo đức và Xã Hội – Thích Nhật Từ