Nghi Thức Tụng Giới Bổn Bồ Tát Địa Trì

NGHI THỨC TỤNG
GIỚI BỔNBỒ TÁT ĐỊA TRÌ

Thích Pháp Chánh dịch


I. Lư hương tán

Lư hương vừa ngún chiên
đàn
,
Khói thơm ngào ngạt muôn vàn cõi xa,
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam
mô Hương Vân Cái Bồ tát Ma ha tát (Ba lần)

II. Sám hối [1]

Vãng tích sở tạo chư ác
nghiệp
,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Kim đối Phật tiền cầu sám hối. (Một lạy)
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiếttội chướng giai sám hối. (Một lạy)
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham sân si,
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh,
Nhất thiếttội căn giai sám hối. (Một lạy)

(Đại chúngđứng yên. Người tụng giới lên pháp tòa xong, bèn
mời đại chúng cùng an tọa. Kế đến, người tụng giới đọc bài kệkhai kinh. Người
tụng giới đọc trước, đại chúng họa theo.)

III Khai kinh kệ

Phật phápvi diệu rất
rộng sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Bổn
Thích
Ca Mâu Ni Phật (Ba lần)

(Người tụng giới bắt đầu đọc giới văn, đại chúngim lặng lắng nghe.)

IV. Tụng kinh tự

Quy mạng Lô Xá Na,
Mười phươngKim Cương Phật,
Đảnh lễđức Di Lặc,
Sẽ hạ sanh thành Phật.
Nay tụng ba tụ giới,
Bồ tát đều cùng nghe,
Giới như đèn sáng lớn,
Soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng,
Chiếu rõ tất cả pháp,
Giới như ngọc Ma ni,
Rưới của giúp kẻ nghèo.
Thoát khổ mau thành Phật,
Chỉ giới này hơn cả,
Vì thế nên Bồ tát,
Phải tinh tấn giữ gìn.

Các vị Bồ tát! Sau khi thọ lãnhgiới phápthanh tịnh của Bồ
tát
, phải nên tự mình thường thườngchuyên tâm suy ngẫm cẩn thận: “Đây là
chỗ Bồ tát nên làm, đây là chỗ Bồ tát không nên làm”. Suy ngẫm như vậy
rồi, vì muốn thành tựucông hạnhBồ tát của mình, phải nên cần mẫn siêng năng
tu tập.

Chư vị Bồ tát! Bốn pháp Ba la di này là pháp Ma đắc lặc già
của Bồ tát. Nay sẽ hòa hợp tuyên nói.

(1) Giới khen mình chê người:

Nếu Bồ tát, vì tham cầu lợi dưỡng, tự khen ngợi đức hạnh của
mình, hủy nhục chê bai kẻ khác, đây gọi là phạm điều giới Ba la di thứ nhất.

(2) Giới bỏn sẻn của cải, Phật pháp:

Nếu Bồ tát, tự mình có của cải, nhưng vì có tính bỏn sẻn, thấy
chúng sinhnghèo khổ, không nơi nương tựa, đến xin tài vật, không sinh lòng
thương xót, bố thí những vật mà họ đang cần; lại như có người muốn đến nghe
Pháp
, mà lại bỏn sẻn không nói, đây gọi là phạm điều giới Ba la di thứ hai.

(3) Giới sân hận không thọ sám hối:

Nếu Bồ tát, nhân vì sự giận dữ, tuy đã dùng lời hung ác chửi
rủa
đối phương, nhưng vẫn chưa nguôi giận, lại còn dùng gậy gộc, gạch đá khủng
bố
tàn hại đối phương, làm tăng gia lòng sân hận của chính mình. Đối phương tỏ
ý
biết lỗi, dùng lời nhỏ nhẹ, cầu xintha thứ, nhưng vẫn không chịu bỏ qua, ôm
lòng oán hận không nguôi, đây gọi là phạm điều giới Ba la di thứ ba.

(4) Giới làm loạn chánh pháp:

Nếu Bồ tát, hủy báng Bồ tát tạng, ngoan cốchấp trước vào
những tà kiến, mà hoặc do tự mình nhận thức, hoặc do nghe theo lời xúi dục của
kẻ khác, đây gọi là phạm điều giới Ba la di thứ tư.

Nếu Bồ tát dùng tâm phiền não bậc hạ hay bậc trung hủy phạm
bốn điều giới này, thì không mất giới thểBồ tát. Còn nếu đem tâm phiền não bậc
thượng hủy phạm bốn điều giới này, sẽ mất giới thểBồ tát.

Nếu Bồ tátthường thường hủy phạm bốn điều giới Ba la di này, hoàn toàn không
biết hổ thẹn, lại còn cảm thấythích thú, cho rằng có công đức. Đây gọi là
phiền não bậc thượng.

Không phải Bồ tát tạm thời hủy phạm một tội Ba la di thì sẽ bị
mất giới thểluật nghi, giống như các tỳ kheophạm tộiBa la di, dù chỉ một
lần
, sẽ bị mất giới thể. Giả sửBồ tát do sự phạm giới mà bị mất giới thểBồ
tát
luật nghi, thì trong đời này có thể thọ lại, không giống như các vị tỳ kheophạm tộiBa la di, trong hiện đời không thể thọ lại giới tỳ kheo.

Như vậy, các vị Bồ tát an trụ trong giới luật nghi thanh tịnh,
phải nên hiểu rõ đâu là chỗ phạm giới, đâu là chỗ không phạm giới. Thế nào là
phạm tộinhiễm ô, thế nào là phạm tội không nhiễm ô. Thế nào là phạm tội
khinh,Õ thế nào là phạm tội trung, thế nào là phạm tội nặng.

Nay xin hỏi đại chúng, trong đây có thanh tịnh hay không? (Ba
lần)

Chư vị Bồ tát! Trong đây thanh tịnh, vì tất cả đều im lặng.
Việc này xin nhận biết như vậy.

Chư vị Bồ tát! Sau đây là các điều giới Đột kiết la của Bồ
tát
, là pháp Ma đắc lặc già của Bồ tát. Nay sẽ hòa hợp tuyên nói.

(1) Giới khôngcúng dườngTam bảo:

Nếu Bồ tát, an trụ trong giới luật nghi, trong một ngày đêm, hoặc đối với đức
Phật
khi ngài còn tại thế, hoặc đối với tháp miếu của Phật, hoặc Pháp, hoặc
kinh điển, hoặc tạng Tu đa la của Bồ tát, hoặc tạng Ma đắc lặc già của Bồ tát,
hoặc tỳ kheo tăng, hoặc chư Đại Bồ tát trong mười phương, nếu như khôngcúng
dường
ít nhiều, nhẫn đến, tối thiểu là một lạy, hoặc nhẫn đến không dùng một
bài kệ khen ngợi công đức của Tam bảo, hoặc nhẫn đến tâm không thể thanh tịnhtrong khoảng một niệm, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la. Nếu như, vì không
cung kính, hoặc vì lười biếng, nhút nhát mà phạm, gọi là phạm do tâm nhiễm ô;
còn nếu hoặc vì lơ đãng, hay lầm lẫn mà phạm, gọi là gọi là vi phạm không nhiễm
ô
.

Những trường hợp không phạm: Các vị Bồ tát đã chứng nhậpTịnh
tâm địa
, hoặc như các vị tỳ kheo chứng được lòng tin không hoại (tu đà hoàn),
các vị ấy thường thườngnhư phápcúng dường PhậtPháp Tăng.

(2) Giới tham tiền bạc của cải:

Nếu Bồ tát, tâm còn nhiều sự ham muốn, không biết hạn lượng, tham lam tiền bạc
của cải, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la, phạm tội do tâm nhiễm ô.
Những trường hợp không phạm: vì muốn đoạn trừ sự tham lam, nên dùng tham là
phương tiệnđối trị, hoặc do vì phiền não tham quá nặng, tuy thường đối trị,
nhưng tâm tham vẫn tiếp tụchiện hành.

(3) Giới khôngtôn kính bạn Pháp:

Nếu Bồ tát, thấy bậc tôn trưởng có đức hạnh, hoặc những người bạn Pháp đáng
kính
, lại sinh tâm kiêu mạn, sân hận, không bày tỏ sự cung kính, không nhường
chỗ ngồi. Đối phương chào hỏi, thỉnh cầu nói Pháp, đều không đếm xỉa đến họ,
đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la, phạm tội do tâm nhiễm ô. Nếu nhân vì lười
biếng nhút nhát, hoặc vì lơ đãng, hoặc tính hay quên, hoặc nhầm lẫn, đây là
phạm vào tội không do tâm nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc có bệnh nặng, hoặc tâm cuồng
loạn
, hoặc đang ngủ mà đối phương tưởng mình đang thức bèn đến chào hỏi, thỉnh
cầu
nói Pháp, cho nên đã không trả lời, đây gọi là không phạm. Hoặc lúc đang
nghe bậc Thượng tọathuyết pháp, hoặc giải đápvấn đề, hoặc tự mình đang thuyết
pháp
, hoặc đang nghe pháp, hoặc tự mình đang giải đápvấn đề, hoặc mình đang ở
trong đám đông nghe thuyết pháp, hoặc đang ở trong đám đông giải đápvấn đề,
trong những trường hợp này sẽ không phạm nếu không chào hỏi đối phương. Hoặc
muốn giữ ý tứ cho đối phương, hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục, làm
cho đối phương xa lìa pháp ác, tu tập pháp lành, hoặc tuân theo sự chế định của
tăng đoàn, hoặc muốn giữ ý tứ cho đám đông.

(4) Giới không thọ nhận sự cúng dường:

Nếu Bồ tát, có kẻ đàn việt đến thỉnh, hoặc đến nhà họ, hoặc đến chùa khác, hoặc
đến nhà kẻ khác, để cúng dườngy phục, thực phẩm, các loại đồ dùng. Vị Bồ tát
đó, nếu đem tâm sân hận, hoặc tâm kiêu mạn, không chịu thọ nhận, không chịu đáp
ứng
lời thỉnh cầu của thí chủ, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la, phạm tội
với tâm nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc đang có bệnh, hoặc không có
sức lực, hoặc thần kinh thác loạn, hoặc chổ thỉnh ở quá xa, hoặc dọc đường
nhiều tai nạnkhủng bố, hoặc biết rằng không thọ nhận sẽ làm cho họ xa lìa pháp
ác, an trụ trong pháp thiện; hoặc trước đó đã thọ thỉnh, hoặc đang tu pháp
thiện không muốn tạm gián đoạn, hoặc muốn nghe pháp mà mình chưa từng nghe,
hoặc nghe những điều nghĩa lýlợi ích, hoặc nghe giải đápvấn đề, hoặc biết
người thỉnh chỉ muốn giả vờ để làm mình phiền não, hoặc không muốn làm người
khác khởi tâmđố kỵ, hoặc tuân theo lời huấn dụ của chư tăng.

(5) Giới không thọ nhận sự bố thí:

Nếu Bồ tát, có kẻ đàn việt, đem các loạivật báu như vàng,
bạc, chân châu, ma ni, lưu ly, …, bố thí cho Bồ tát. Nếu Bồ tátsân hận,
hoặc vì kiêu mạn mà từ chối không nhận sự bố thí, đây gọi là phạm vào tội Đột
kiết la, phạm tội do tâm nhiễm ô, bởi vì đã xả bỏ chúng sanh. Nếu như vì lười
biếng, nhút nhát mà không chịu thọ nhận, sẽ phạm tội không do nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: Hoặc điên cuồng, hoặc biết rằng
nếu thọ nhận, mình sẽ sinh tâm tham luyến, hoặc biết rằng nếu thọ nhận, sau này
thí chủ sẽ sinh lòng hối tiếc, hoặc biết rằng nếu thọ nhận, thí chủ sẽ sinh tâm
nghi ngờ, hoặc biết rằng sau nếu thọ nhận, thí chủ sẽ trở nên nghèo khókhổ
não
; hoặc biết vật bố thí là vật trộm cắp, hoặc biết rằng sau khi thọ nhận,
mình sẽ gặp nhiều khổ não, chẳng hạn như bị giết, bị giam, bị quở trách, bị xử
phạt
, bị đoạt của, bị đàm tiếu.

(6) Giới khôngbố thí pháp:

Nếu Bồ tát, có chúng sinh đến chỗ mình, muốn được nghe pháp,
nếu như Bồ tát hoặc vì sân hận, hoặc vì bỏn sẻn, hoặc vì đố kỵ mà không chịu
nói pháp cho họ, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la, phạm tội do tâm nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc ngoại đạo muốn tìm lỗi mà
đến hỏi; hoặc mình đang bị bệnh nặng; hoặc thần kinh thác loạn; hoặc biết rằng
nếu mình không nói, sẽ làm cho đối phương được điều phục; hoặc mình đang tu tậppháp thiện chưa được thấu triệt; hoặc biết đối phương không có tâm cung kính,
hoặc có cử chỉvô lễ; hoặc biết đối phương căn cơám độn, nghe phápthâm sâuvi
diệu
lại sinh lòng sợ hãi; hoặc biết đối phương nghe xong sẽ tăng thêm tà kiến;
hoặc biết đối phương nghe xong sẽ thoát thất đạo tâm; hoặc biết đối phương nghe
xong, đem nói lại cho kẻ ác.

(7) Giới không dạy kẻ khác sám hối:

Nếu Bồ tát, đối với những chúng sanh hung ác phạm giới, sinh
lòng sân hận bỏ phế họ không chịu dạy dỗ, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la,
phạm tội do tâm nhiễm ô. Nếu như, hoặc vì lười biếng nhút nhát, hoặc vì quên
bổn phận dạy dỗ chúng sanh của mình mà ngăn cấm làm cho kẻ khác cũng bỏ phế
không dạy dỗ, đây gọi là phạm vào tội Đột kiết la, phạm tội do tâm nhiễm ô. Vì
sao? Vì Bồ tát đối với kẻ ác nên khởi lòng từ bi tha thiết hơn là đối với người
thiện.

Những trường hợp không phạm: hoặc mình đang bị thần kinh thác
loạn; hoặc biết mình không dạy dỗ sẽ làm cho đối phương được điều phục, giống
như phần trên đã nói; hoặc là giữ ý tứ cho kẻ khác; hoặc tuân theo sự chế định
của tăng đoàn.

(8) Giới khôngđồng học với Thanh văn:

Nếu Bồ tát, trong pháp Ba la đề mộc xoa, vì muốn bảo hộ chúng sanh, làm cho kẻ
chưa tin Phật pháp khởi lòng tin tưởng, kẻ đã tin Phật pháp tăng thêm tín tâm,
đối với những điều giá tội, Bồ tát sẽ cùng học với Thanh văn. Vì sao? Vì hàng
Thanh văn, tuy chú trọng đến việc tự độ, cũng không sao lãng việc lợi ích kẻ
khác, làm cho kẻ chưa tin khởi lòng tin, kẻ đã tin tăng thêm lòng tin tưởng,
học tập giới luật, huống chi hàng Bồ tát là kẻ muốn độ tất cả chúng sinhthành
Phật
.

Lại như những điều giá tội mà Đức Như Lai đã chế định cho hàng
Thanh văn, như: ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện, …, các vị Bồ tát không
nên cùng học với hàng Thanh văn. Vì sao? Vì hàng Thanh văn chỉ lo tự độ, không
nghĩ đến việc độ người khác, cho nên cần phải an trụ trong pháp ít ham muốn, ít
làm, ít phương tiện. Không phải như Bồ tát là kẻ vừa độ cho chính mình vừa độ
cho kẻ khác, mà lại phải tuân hành theo các pháp ít muốn, ít làm, ít phương
tiện
này. Bồ tátchúng sanh, nên đến chỗ các cư sĩtại gia, xin trăm ngàn
tấm y, nếu như thí chủcho phép mình tùy ý lấy thì nên xem xét khả năng của thí
chủ
như thế nào, rồi tùy theo đó mà thọ nhận. Đối với bình bát cũng giống như
trường hợp y. Lại nữa, các trường hợp sau cũng giống như trường hợp y và bình
bát
: tự mình xin chỉ sợi, yêu cầu thợ dệt không phải thân thích dệt y; lại vì
chúng sinh chứa cất mền gối, tọa cụ, nhẫn đến thọ nhận trăm ngàn lượng vàng
bạc
. Như thế, những điều giá tội cấm chếthanh văn, quy định họ an trụ trong
pháp ít muốn, ít làm, ít phương tiện, các Bồ tát không cùng học những điều giới
này. Các Bồ tát an trụ trong giới luật nghi, muốn lợi ích chúng sinh, nếu như
vì tâm đố kỵ, hoặc sân hận mà an trụ trong các pháp ít muốn, ít làm, ít phương
tiện
, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu như vì lười biếng nhút
nhát mà an trụ trong các pháp ít muốn, ít làm, ít phương tiện, sẽ phạm tội do
tâm khôngnhiễm ô.

(9) Giới sống bằng tà mệnh:

Nếu Bồ tát, thân miệng không thành thực, hoặc hiện thân tướng,
hoặc lớn tiếng chê bai mắng nhiếc, hoặc dùng lợi để mưu cầu lợi dưỡng, sống bằng
pháp tà mệnh, không có tâm hổ thẹn, không chịu sửa đổithói quen xấu, đây gọi
vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

Những trường hợp không phạm: hoặc muốn đoạn trừ thói xấu
phải làm những điều này; hoặc vì phiền nãotăng trưởng, thường thườnghiện hành
không thể cấm chế.

(10) Giới háo động giởn hớt:

Nếu Bồ tát, tính tình háo động, không quen sự an tĩnh, đây gọi
vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu như vì đãng trí hoặc nhầm lẫn, thì
gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc tuy dùng nhiều phương pháp
để đoạn trừ thói quen háo động nhưng vẫn chưa đoạn được, như phần trên đã nói
qua; hoặc vì muốn làm cho kẻ khác dứt tâm hiềm khích, hận thù; hoặc có kẻ đối
Bồ tátkhởi tâm hiềm thù, Bồ tát vì muốn giảm trừ tâm hiềm thù đó nên hiềm thù
đó nên hiện tướngđùa cợt; hoặc thấy người đang ưu sầukhổ não, muốn làm cho họ
khuây khỏa mà hiện tướngđùa cợt; hoặc muốn nhiếp phục, giúp đỡ, hoặc dứt trừ
thói quenđùa cợt những kẻ có tính ấy mà hiện tướng giống như họ; hoặc có người
nghi ngờBồ tát hiềm thù, phản nghịch họ, Bồ tát bèn hiện tướngđùa cợt để
chứng tỏ sự vô tư của mình.

(11) Giới nói pháp Bồ tát lộn lạo:

Nếu Bồ tát nói như thế này: “Bồ tát không nên mong cầu
Niết bàn, nên xả bỏ Niết bàn, không nên sợ phiền não, không nên quyết tâm nhàm
lìa sanh tử. Vì sao? Bồ tát phải nhận chịu sự sanh tử dài lâu ba a tăng kỳ kiếp
để cầu Vô thượng Bồ đề.” Đây là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Vì sao?
Sự mong cầu Niết bàn, nhàm chánsanh tử của hàng Thanh văn, trăm ngàn vạn lần,
cũng không bằng sự mong cầu Niết bàn, nhàm chánsanh tử của Bồ tát. Bởi vì
Thanh văn chỉ cầu tự lợi, còn Bồ tát vì muốn quảng độ chúng sanh. Các bậc Bồ
tát
tu tậptâm khôngnhiễm ô, vượt hẳn bậc A la hán, ở trong sanh tửthành tựu
các sự nghiệphữu lậu, mà vẫn có thể xa lìa các phiền não.

(12) Giới không phòng hộ sự nguy hiểm:

Nếu Bồ tát không phòng hộ những lời thiếu tin tưởng, không
phòng hộ những sự chê bai hủy báng, mà cũng không cố gắngtìm cáchtrừ diệt.
Nếu như Bồ tát thực sự có lỗi mà không tìm cáchtrừ diệt sự chê bai phỉ báng,
đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhiễm ô. Nếu như Bồ tát không
có lỗi, nhưng lại cũng không tìm cáchtrừ diệt sự chê bai phỉ báng, thì sẽ gọi
vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc ngoại đạo cùng với những kẻ
ác hủy báng; hoặc xuất gia đi khất thực, tu hành những nhân duyên thiện, mà lại
bị người khác sanh tâm hủy báng; hoặc kẻ đối diện trong trạng tháisân hận,
hoặc trong trạng tháiđiên cuồng mà sinh tâm hủy báng.

(13) Giới không chiết phục chúng sinh:

Nếu Bồ tát, quán xét chúng sinh phải nên dùng những lời quở
trách
nghiêm khắc làm phương tiệnlợi ích cho họ, nhưng lại sợ làm cho họ buồn
phiền
sân não mà không dám quở trách, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, gọi
vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: biết lời quở trách của mình không
lợi ích gì cho đối phương, mà chỉ làm cho họ ưu sầu, oán hận, cho nên không quở
trách
.

(14) Giới trả đủa lại sự đánh mắng:

Nếu Bồ tát, bị kẻ khác mắng liền mắng lại, bị kẻ khác sân hận
liền sân hận lại, bị kẻ khác đánh liền đánh lại, bị kẻ khác hủy báng liền hủy
báng lại, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

(15) Giới khôngsám hốinhư pháp:

Nếu có Bồ tátxâm phạm kẻ khác, hoặc tuy không xâm phạm nhưng
lại làm cho đối phương hiểu lầm là mình xâm phạm, trong những trường hợp này
phải lập tứctạ lỗitỏ ýăn năn. Nếu như vì hiềm khích hoặc khinh mạn đối
phương mà không chịu tạ lỗi đúng phép, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ
tát
. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không tạ lỗi, thì sẽ gọi là vi phạm
không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc muốn dùng sự không tạ lỗi
như một phương tiệnđiều phục đối phương; hoặc nếu đối phương bắt buộc mình
phải làm điều phi pháp mới nhận sự tạ lỗi, trong trường hợp đó, không tạ lỗi
cũng không phạm tội. Hoặc biết rằng đối phương là kẻ thích gây sự, hoặc biết
rằng sự tạ lỗi của mình chỉ làm cho họ càng thêm giận dữ, hoặc biết đối phương
tính tìnhôn hòanhẫn nhục, không có tâm hiềm khíchsân hận, hoặc sợ đối phương
hổ thẹn, cho nên không tạ lỗi cũng không có tội.

(16) Giới không nhận thọ sựsám hối:

Nếu Bồ tát, kẻ khác đến xâm phạm, nhưng họ đã tạ lỗi đúng
pháp, thế nhưng Bồ tát lại khởi tâm hiềm thù, vì muốn làm cho đối phương sầu
não
, bèn không chịu nhận sự tạ lỗi của họ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la,
phạm với tâm nhiễm ô. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không nhận sự tạ lỗi
của họ, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc dùng việc không nhận sự tạ
lỗi
như phương tiệnđiều phục đối phương, như phần trên đã nói qua; hoặc đối
phương tạ lỗi không đúng pháp, lại có thái độ bất bình, cho nên không nhận sự
tạ lỗi của họ.

(17) Giới hiềm khíchhận thù kẻ khác:

Nếu Bồ tát, đối với kẻ khác khởi tâmhiềm khích, ôm lòng oán
hận
, không chịu xả bỏ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhiễm
ô
.

Những trường hợp không phạm: biểu lộ sự oán hiềm như phương
tiện
để điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua.

(18) Giới vì tâm tham mà nuôi dưỡngđệ tử:

Nếu Bồ tát, nuôi dưỡngđệ tử vì muốn họ cung phụng hầu hạ mình,
đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu như không phải vì tham muốncung phụng hầu hạ thì không phạm.

(19) Giới ham ngủ nghỉ:

Nếu Bồ tát, tính tình lười biếng, ham ưa ngủ nghỉ, đây gọi là
vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

Những trường hợp không phạm: hoặc bị bệnh, hoặc không sức lực;
hoặc đi xa về mệt mỏi; hoặc hiện tướng biếng lười ham ngủ nghỉ như một phương
tiện
điều phục đối phương, như phần trên đã nói.

(20) Giới bàn luận chuyện thế sự:

Nếu Bồ tát, đem tâm nhiễm ôbàn luận chuyện thế sự không kể
giờ giấc, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì đãng trí mà quên
giờ giấc, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô. Những trường hợp không phạm: hoặc
vì muốn tùy thuận đối phương, tạm thời lắng nghe họ bàn luận chuyện thế sự;
hoặc trả lời câu hỏi của đối phương, chứ không cố ýtham gia việc bàn luận.

(21) Giới không tiếp thọ sự dạy dỗ của sư trưởng:

Nếu Bồ tát, muốn cầu tu định, nhưng vì tâm hiềm khích, kiêu
mạn
, không chịu nghe lờidạy bảo của sư trưởng, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ
của Bồ tát. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không nghe lờidạy bảo, thì
gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc bị bệnh; hoặc không đủ sức
lực; hoặc biết sư trưởng giảng nói điên đảo; hoặc tự mình học rộng nghe nhiều,
biết rõ phương pháp; hoặc trước kia đã học tập qua phương pháp.

(22) Giới sinh khởi tâm ngũ cái:

Nếu Bồ tát, sinh khởi tâm ngũ cái, không chịu tỉnh giác, đây
gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

Những trường hợp không phạm: hoặc sinh khởi tâm ngũ cái như
phương tiệnđiều phục đối phương, như phần trên đã nói qua.

(23) Giới chấp chặt vào thế gian thiền định:

Nếu Bồ tát, thấy pháp thiền thế gian là có công đức, đây gọi
là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhiễm ô. Những trường hợp không phạm,
như: đang nỗ lực đoạn trừ kiến giảisai lầm này, nhưng vì tập khí chưa đoạn
được, như phần trên đã nói qua.

(24) Giới hủy báng phápThanh văn:

Nếu Bồ tát, hoặc có quan niệm, hoặc nói lời như sau: “Bồ
tát không nên nghe, không nên thâu nhận, không nên học hỏi pháp Thanh văn. Bồ
tát
cần pháp Thanh văn làm gì? Đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Vì
sao? Bồ tát còn nghe pháp của ngoại đạo, huống hồ là những lời Phật dạy
không nghe?

Những trường hợp không phạm: hoặc đang học pháp tạngBồ tát,
chưa có thì giờ hoặc cơ hội học tập pháp của Thanh văn.

(25) Giới bỏ Đại thừa học Tiểu thừa:

Nếu Bồ tát, không tìm phương tiện để học tập giáo phápBồ tát,
không quan tâm đến, lại chuyên tâm học tập giáo phápThanh văn, đây gọi là phạm
vào tội đột kiết la, gọi là vi phạm không nhiễm ô.

(26) Giới không học tập Phật pháp:

Nếu Bồ tát, đối với những điều Phật dạy, bỏ phế không chịu
học, lại quay ra học tà luận của ngoại đạo, học sách vỡ của thế gian, đây gọi
là phạm vào tội đột kiết la, gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc Bồ tát đó là kẻ trí tuệ cao
siêu, có thể học tập rất nhanh chóng; hoặc học Phật phápđã lâu mà vẫn chưa
quên; hoặc đã quán sát đầy đủ Phật pháp, chứng được trí bất động; hoặc trong
mỗi ngày, dùng hai phần thời gian học tập Phật pháp, một phần thời gian học tập
sách vở thế gian. Ngược lại, nếu Bồ tát đã học rành sách vở thế gian, tà luận
của ngoại đạo, rồi sinh ra đắm nhiễm, không xem chúng như cặn bả, độc dược, thì
sẽ vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

(27) Giới không tin Phật phápthâm sâu:

Nếu Bồ tát, nghe nghĩa lýthâm sâu, nghĩa lýchân thực của
giáo phápBồ tát, lại nghe chư Phật, Bồ tátvô lượngthần lực, bèn phỉ báng
không tin nhận, cho rằng những điều này không lợi ích, không phải do Phật nói,
cho nên không thể đem lại an lạc cho chúng sinh, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ
của Bồ tát. Đây là do vì tâm suy tưởng không chân chánh nên hủy báng, hoặc
nghe theo lời xúi dục của kẻ khác mà hủy báng, cho nên đối với nghĩa lýthâm
sâu
đệ nhất của giáo phápBồ tát không thể hiểu rõ. Bồ tát đối với giáo phápthâm sâu của Bồ tát phải nên sinh lòng tin tưởng, tâm khônggian dối, nói lời
như sau: “Tôi là kẻ hoàn toànsai lầm, đui mù không trí tuệ. Đức Như Lai
là bậc có tuệ nhãn, ngài tùy thuậnchúng sinh mà giảng nói pháp đệ nhất nghĩa.
Đối với chúng sanhcăn cơ thấp, đức Như Lai sẽ có phương tiện khác để giáo
hóa
. Làm sao có thể sinh tâm hủy báng? Bồ tát đó phải tự ý thức sự vô tri của
mình, đối với giáo phápđức Như Lai thấy được, biết được, phải nên chánh
niệm
quán sát, đem lòng tin chân chánh tùy thuận theo, đây gọi là không phạm.

(28) Giới khen mình chê người

Nếu Bồ tát, vì tâm tham lam hoặc giận dữ, tự khen công đức
mình, hoặc hủy báng nhục mạ kẻ khác, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ
tát
.

Những trường hợp không phạm, như: hoặc khinh chê phỉ bángngoại đạo, tuyên
dương
Phật pháp; hoặc dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần
trên đã nói qua; hoặc làm cho kẻ chưa tin khởi lòng tin đối với Phật pháp, còn
kẻ đã có lòng tin đối với Phật pháp thì tăng trưởng thêm.

(29) Giới vì kiêu mạn không đi nghe pháp:

Nếu Bồ tát, nghe có chỗ giảng thuyết, hoặc có chỗ thảo luậnPhật pháp, nhưng vì
tâm sân hận, hoặc tâm kiêu mạn mà không đi nghe, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ
của Bồ tát. Nếu vì lười biếng, nhút nhát mà không đi nghe, thì gọi là vi
phạm
không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc có nghe cũng không hiểu;
hoặc đang bị bệnh; hoặc không sức lực; hoặc biết người giảng pháp chỉ nói
chuyện điên đảo; hoặc muốn giữ ý với người giảng pháp; hoặc đã nghe qua nhiều
lần rồi, và đã hiểu rõý nghĩa; hoặc học rộng nghe nhiều; hoặc đã nghe rồi đang
suy tư nghĩa lý; hoặc đang như lời thuyết giảngthực hành; hoặc đang tu
thiền
định, không muốn tạm ngừng; hoặc căn cơám độn, không hiểu, không thể thọ
trì
những lời giảng dạy, trong những trường hợp này, không đi nghe cũng không
phạm.

(30) Giới khinh thường pháp sư:

Nếu Bồ tát, khinh thường người giảng pháp, không sinh tâm cung
kính
, cười chê hủy báng, cho rằng người nói pháp chỉchấp trước vào mặt chữ,
không hiểu rõý nghĩachân thực, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

(31) Giới khôngđồng sự:

Nếu Bồ tát, thọ trìgiới luật nghi, thấy những kẻ khác công
tác, vì tâm sân hận, không chịu tham gia, chẳng hạn như trù hoạch công tác,
hoặc đi đường, hoặc kinh doanh đúng pháp, hoặc canh tác, hoặc hòa giải sự tranh
chấp
, hoặc tổ chức cứu tế, hoặc làm việc từ thiện, đều không chịu tham gia đóng
góp, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lười biếng, nhút
nhát, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc bị bệnh; hoặc không sức lực;
hoặc đối phương đủ sức tự lo lấy; hoặc đối phương có nhiều người phụ giúp; hoặc
việc làm của bọn họ phi pháp bất nghĩa; hoặc dùng sự bất hợp tác như phương
tiện
điều phụcchúng sinh, như phần trên đã nói qua; hoặc đã hứa giúp kẻ khác;
hoặc đối phương đang oán hận mình; hoặc đang tu tập pháp lành, không muốn tạm
ngừng; hoặc tính tìnhám độn; hoặc muốn giữ ý cho đám đông; hoặc tuân hànhquy
chế
của tăng đoàn, trong những trường hợp này đều không phạm.

(32) Giới không chăm sóc người bệnh:

Nếu Bồ tát, thấy người bệnh hoạn, vì tâm sân hận không đến
chăm sóc hỏi han, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lười
biếng nhút nhát mà không chăm sóc hỏi han, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc tự mình có bệnh; hoặc không
sức lực; hoặc đã dặn bảo kẻ có sức lực chăm sóc người bệnh; hoặc biết người
bệnh có bà conquyến thuộc có thể chăm sóc cho họ; hoặc người bệnh có sức lực
có thể tự chăm sóc; hoặc bệnh thường phát tác; hoặc bị bệnh kinh niên; hoặc
mình đang tu tậppháp mônthù thắng không thể tạm ngừng; hoặc đang tu tập nhưng
căn tánhám độn chưa hiểu rõ, chưa có thể thọ trì, tâm chưa thể an định
trong pháp môn đang tu tập; hoặc trước đó đã chăm sóc người bệnh khác. Trong
những trường hợp này, không chăm sóc người bệnh không có tội. Trường hợp gặp
người nghèo khổ cũng tương tự như vậy.

(33) Giới không khuyên can kẻ ác:

Nếu Bồ tát, thấy chúng sanh đang tạo nghiệp ác đời này hoặc
đời sau, vì tâm hiềm khíchoán hận không chịu nói lẽ phải cho họ biết đểÕ họ
sửa đổi, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc tự mình không có trí tuệ;
hoặc không có sức lực; hoặc đã dặn bảo kẻ khác giảng giải cho họ biết; hoặc
biết đối phương sẽ tự sửa đổi; hoặc biết đối phương đang gần gủithiện tri
thức
; hoặc dùng sự im lặng như phương tiệnđiều phục đối phương, như phần trên
đã nói qua; hoặc biết nếu nói sự thật, đối phương không sửa đổi lại còn oán hận
mình; hoặc nếu nói sự thật, họ sẽ trả đủa bằng những lời ác độc; hoặc họ sẽ
hiểu lầm, làm ngược lại ý mình muốn nói; hoặc đối phương đối với mình hoàn toàn
không có tâm kính trọng; hoặc đối phương tính tình ngang ngược không biết phục
thiện
.

(34) Giới khôngbáo ơn:

Nếu Bồ tát, thọ ơn của người khác, không biết báo đáp lại,
hoặc bằng, hoặc hơn, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lười
biếng nhút nhát mà không báo đáp, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc muốn báo đáp nhưng không đủ
khả năng
; hoặc dùng đây làm phương tiệnđiều phục đối phương; hoặc tuy báo đáp
nhưng đối phương không thọ nhận.

(35) Giới khôngan ủi người hoạn nạn:

Nếu Bồ tát, thấy chúng sinh gặp sự khó khăn đối với họ hàngquyến thuộc, hoặc đối với vấn đề tiền bạc sinh kế, vì tâm hiềm khíchoán hận,
không giúp cho họ giải quyếtvấn đề khó khăn, giải trừ sự lo lắng, đây gọi là
vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lười biếng nhút nhát mà không giúp
đở, thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm, như trong điều giới “Không
đồng sự” đã nói qua.

(36) Giới khôngbố thí tài vật:

Nếu Bồ tát, có người đến xin thức ăn, quần áo, vì tâm sân hận, không chịu bố
thí
cho họ, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.

Những trường hợp không phạm: hoặc tự mình không có tài vật để
bố thí
; hoặc đối phương đòi hỏi những vật phi pháp, hoặc những vật vô ích; hoặc
dùng đây làm phương tiệnđiều phục đối phương; hoặc nếu đối phương là kẻ phạm
pháp
, vì tuân hànhluật phápquốc gia nên không bố thí; hoặc tuân giữ sự cấm
chế
của tăng đoàn.

(37) Giới khôngnhư phápnhiếp thọđệ tử:

Nếu Bồ tát, nhiếp thọđệ tử, vì tâm sân hận, không chịu dạy
bảo
họ đúng như pháp, không chịu tùy lúc đến chỗ của các bà la môn, cư sĩcầu
xin
y phục, thức ăn, mền chiếu, thuốc men, phòng nhà, để cung cấp cho đệ tử
mình, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu vì lười biếng, nhút
nhát, buông lung mà không lo tròn trách nhiệm, thì gọi là vi phạm không nhiễm
ô
.

Những trường hợp không phạm: hoặc muốn điều phụcđệ tử, như
phần trên đã nói qua; hoặc tuân hànhquy chế của tăng đoàn; hoặc đang có bệnh;
hoặc không đủ sức lực; hoặc đã dặn bảo kẻ khác đi lo lắng dùm; hoặc đệ tửđủ
sức
lực, có nhiều người giúp đở, có thể tự đi xin những vật cần dùng; hoặc hoặc
đệ tửthọ trìhiểu rõ những điều đã dạy; hoặc ngoại đạo đến nghe trộm pháp,
không thể điều phục. Trong những trường hợp này, không cung cấp cho họ không
phạm.

(38) Giới khôngtùy thuậnchúng sanh:

Nếu Bồ tát, vì tâm hiềm khíchsân hận không chịu tùy thuận
người khác, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát. Nếu lười biếng nhút
nhát mà không tùy thuận thì gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc đối phương muốn làm những
việc không đúng pháp; hoặc đang có bệnh; hoặc không đủ sức lực; hoặc giữ gìnquy chế của tăng đoàn; hoặc đối phương tuy làm đúng pháp, nhưng có thể khởi
động nhiều người khác làm việc phi pháp; hoặc vì muốn điều phụcngoại đạo; hoặc
muốn dùng đây làm phương tiệnđiều phục đối phương.

(39) Giới khôngtùy hỷ công đức:

Nếu Bồ tát, biết rõ chúng sinh thực sự có công đức, nhưng vì
tâm hiềm khíchsân hận, không chịu nói cho kẻ khác biết; hoặc nghe có người
khen ngợi kẻ ấy, mà không chịu phụ họa tán đồng, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc
xứ
của Bồ tát.

Những trường hợp không phạm: hoặc biết đối phương không muốn
được khen ngợi, bèn giữ ý cho họ; hoặc tự mình có bệnh; hoặc không có sức lực;
hoặc dùng đây như phương tiệnđiều phục đối phương; hoặc giữ gìnquy chế của
tăng đoàn; hoặc biết sự khen ngợi có thể làm cho đối phương sinh khởiphiền
não
, hoặc vui mừngquá mức, hoặc sanh tâm kiêu mạn, vì muốn giảm trừ những tệ
hại này nên không nói, không khen; hoặc việc làm của đối phương hình như có
công đức nhưng thật sự không có công đức; hoặc lời nói của họ có vẽ như lời
tốt, nhưng thực sự không phải lời tốt; hoặc vì muốn bẻ gảy tà kiến của ngoại
đạo
mà không khen ngợi; hoặc là đang đợi cho đối phương nói xong, làm xong rồi
mới khen.

(40) Giới không chiết phục chúng sanh:

Nếu Bồ tát, thấy có chúng sanhcần phải bị quở trách, cần phải
bị chiết phục, cần phải bị trừng phạt trục xuất, nhưng vì tình cảm, vì thiên vị
mà không quở trách, hoặc tuy quở trách mà không chiết phục, hoặc tuy chiết phục
mà không trừng phạt trục xuất, đây gọi là vi phạmnhiễm ôhọc xứ của Bồ tát.
Nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông lung mà không làm, thì gọi là vi phạm không
nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: hoặc đối phương ương ngạnh không
thể điều phục, không thể nói lời phải, không thể dạy bảo, thường haykhởi tâm
hiềm thù; hoặc muốn đợi cơ hội; hoặc sợ nhân vì xử phạt đối phương mà dấy lên
sự xung đột, tranh chấp, kiện tụng; hoặc dấy lên sự tranh chấp, hoặc phá vở sự
hòa hợp trong tăng đoàn; hoặc biết đối phương không có tính lươn lẹo, có tâm hổ
thẹn
, biết từ từ cải đổi. Trong những trường hợp này, không quở tráchtrừng
phạt
, không phạm.

(41) Giới không dùng thần lựcnhiếp thọchúng sinh:

Nếu Bồ tát, thành tựucác loạithần lực, phải nên khủng bố,
phải nên tiếp thọ, khiến cho chúng sinhnỗ lựctu hành, để cho họ có thể trả ơntín thí; đối với kẻ cần khủng bố thì phải khủng bố, đối với kẻ cần tiếp thọ thì
phải tiếp thọ, nếu như không chịu dùng thần lực để khủng bố hoặc tiếp thọ, đây
gọi là phạm vào tội đột kiết la, gọi là vi phạm không nhiễm ô.

Những trường hợp không phạm: nếu dùng thần lực, đối phương
càng trở nên chấp trước, hoặc làm cho ngoại đạo hủy báng Phật pháp, tăng trưởngtà kiến; hoặc làm cho đối phương sợ hãi phát cuồng, hoặc tăng gia sựsợ hãithống khổ. Trong những trường hợp này, không thi thốthần lực không phạm.

Các vị Bồ tát! Nay đã nói các điều giới đột kiết la. Nếu có Bồ
tát
nào phạm vào mỗi điều giới, phải làm pháp sám hối tội đột kiết la. Nếu
không
sám hối, sẽ chướng ngại cho giới pháp của Bồ tát.

Nay xin hỏi đại chúng, trong đây có thanh tịnh không? (hỏi ba
lần)

Các vị Bồ tát! Trong đây thanh tịnh, vì tất cả đều im lặng.
Việc này nên ghi nhận như vậy.

Các vị Bồ tát! Tôi đã nói bốn pháp ba la di, cùng các pháp đột
kiết la của Bồ tát. Đây là ma đắc lặc già do đức Thế TônDi Lặc diễn nói: nhiếp
luật nghi giới
, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới. Những giới pháp
này có thể sinh khởiBồ tát hạnh, có thể thành tựuBồ tát đạo.

Các vị Bồ tát! Nếu muốn phát tâm cầu quả vịVô thượng Chánh
đẳng Chánh giác
, phải nên khéo hộ trìgiới pháp này.

Những người hộ trìgiới pháp này, không nên sinh khởi tưởng
nghĩ là thời tượng pháp hay mạt pháp, vì sự trì giớinghiêm cẩn sẽ có thể làm
cho ý nghĩa thực sự của thời tượng phápchói sáng, có thể làm cho chánh phápvĩnh viễn không bị diệt tận, như thế tâm sẽ an định, tự mình sẽ thành tựuPhật
đạo
; thường phải chuyên cầngiáo hóachúng sanh không biết nhàm mỏi, sau khi
hoàn thành những nghiệp lành, sẽ sớm viên thànhPhật quả.

 

Chú thích:

[1] Trước khi tụng giới, cần phảiba nghiệpthanh tịnh. Sau
khi phát lồ những điều giới mình đã phạm trước đại chúng, mọi ngườithành khẩnlễ Phật, cầu Tam Bảogia bị, nghiệp chướngtiêu trừ.