Phát Nguyện Thọ Bồ Tát Thập Thiện Giới – Nguyện Lực Sẽ Được Vô Cùng

PHÁT NGUYỆN THỌ BỒ TÁTTHẬP THIỆN GIỚI
NGUYỆN LỰC SẼ ĐƯỢC VÔ CÙNG
HT. Thích Khế Chơn

thichkhechonthichkhechonTrong kinh Pháp Hoa có dạy: “Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanhgiác ngộthể nhập vào tri kiến Phật”. Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ:

“Chư ác mạc tác 
Chúng thiện phụng hành 
Tự tịnh kỳ ý 
Thị chư Phật giáo”.

Không làm các việc ác, gắng làm mọi việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời dạy của chư Phật.

Đức Phật là Bậc Vô Thượngy Vương, thấy rõ căn bệnh chúng sanh. Ngài dạy sở dĩchúng sanh cứ mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, tạo vô sốnghiệp ác là vì niệm bất giác, mê lầm, không biết tiêu trừ ba món độc hại, không biết dùng diệu dược của Phật để tìm về với bản tánhthanh tịnh. Do đó hễ ai đã phát nguyện làm đệ tử phật, xuất gia hay tại gia đều phải biết kiên trìgiới luật của Phật dạy để bảo tồnhuệ mạng, mà phát đại Bồ Đề Tâm.

Muốn phát Bồ đề tâm tất nhiên phải biết chuyển THAM làm GIỚI, chuyển SÂN làm ĐỊNH, chuyển SI làm HUỆ, chuyển PHIỀN NÃO thành BỒ ĐỀ, chuyển SANH TỬ thành NIẾT BÀN, chuyển UẾ ĐỘ thành TỊNH ĐỘ.
Người Phật tử mỗi khi cúng Phật đều niệm câu giới hương trước hết, cho
nên nói tu mà không giữ giới là tu sai đường lạc lối chứ không phải tu theo con đường của Phật.

Tiếng Phạn, giới được gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa, dịch là Bảo giải thoát, có nghĩa là giới thường bảo hộ người tu hành, giải thoát sanh tử, đạt đếnVô Thượng Bồ Đề. Bởi thế, giới là vị đạo sư của quả vịTối ThượngBồ Đề. Quá khứ chư Phật nhờ giới mà thành đạo, hiện tại chư Phật lấy giới để độ sanh, người tu hành sẽ nhờ giới mà được giải thoát. Giới là nền tảng của Thiền địnhTrí tuệ. Muôn đức trang nghiêm, giới là căn bản. Vì thế, Kinh có dạy rằng: “Giới như đất bằng,
muôn giống lành từ mặt đất mà sanh, giới như vị lương y hay trị ba độc
tham, sân si, giới như thuyền bè đưa người qua biển khổ, giới như chuỗi anh lạc để trang nghiêm pháp thân”.

Giờ đây, các vị phát tâmxả thân cầu Giới, vì các vị biết rằng chính giới pháp mới là pháp mônviên mãn để giải thoát chúngta ra khỏi mọi phiền trược của kiếp luân hồi, vô minhđiên đảo. Vì nghĩ đến sự cao quý của giới pháp như thế, nên đã có những giờ phút
chúng ta đem hết thành tâmthiện chí để lãnh thọ. Chính những giới phápđức Phật đã thành tựuviên mãn và sau bao nhiêu công phutu hành, đạt thành chánh quả, Ngài đem giáo pháp đó dạy lại cho chúng taxem như
là pháp Thiền huệ mạng của cả chính Ngài.

Bởi thế, sau khi Ngài viên tịch, giới pháp ấy vẫn tồn tại để dắt dẫn hàng đệ tử dõng mãnh tu học. Trước khi đức Phậtnhập Niết Bàn, Ngài đã dạy rằng: “Sau khi ta diệt độ, các con hãy tôn trọng trân quý giới luật như đi trong đêm tối được gặp đèn, như người nghèo khó gặp được châu báu. Giới luật chính là vị “Thầy” cao cả của các con, dù Ta còn thường trú tại cõi đời cũng không khác gì”.

Giả sử chúng ta được duyên may sanh ra đời gặp đức Phật còn trú thế, thì chắc chúng ta cũng được nghe những lời dạy ấy, tuân giữ giới pháp của Ngài và tôn Ngài làm đấng Đạo Sư.

Nhưng vì bạc đức vô duyên, chúng ta phải sanh vào đời mạt pháp. Mặc dầu không gặp Phật chúng ta vẫn còn được phước duyên là có những giây phút được nghe giáo pháp của Ngài đã dạy, biết những giới luật Ngài đã truyền để chúng ta tôn thờ giới pháp làm đấng Đạo Sư như đức Phật ở đời không khác.

Một người đi trong đêm tối muốn thoát khỏi hố thẳm vực sâu cần được ngọn đèn bao nhiêu, thì khi gặp được ngọn đèn, họ sẽ quý báu bấy nhiêu, như kẻ nghèo khổ đói rách cần tiền của bao nhiêu, thì khi gặp châu báu, tiền bạc họ sẽ giữ gìncẩn trọng bấy nhiêu. Chúng
ta
những người tối tămvô minh, đói khổ vì thiếu thốn sự giác ngộsự giải thoát. Cho nên chúng ta cũng sẽ quý giới pháp của Phật, không khác gì những người đi trong đêm tối gặp được ánh đèn, chắc chắn sẽ không để mất, kẻ nghèo gặp được châu báu sẽ bảo tồnquý trọng nó, thì người Phật tử cũng vậy, khi đã biết giới luậtphương pháp cao quý để chúng ta nương theo, thì chắc chắn sẽ đem hết thành tâmthiện chí cầu lãnh thọ, hộ trì cho bằng được.

Huống chi đã là con người, không ai là không có tội,
không ai tránh khỏilỗi lầm, sai tráiphiền nãoxấu xa. Nhưng tội lỗi, phiền nãonếu không nhờ những Pháp môn, những giới luậtngăn ngừa thì chắc chắn đời này qua kiếp nọ chúng ta vẫn là những con người quê hèn, nghèo nàn, không bao giờ bước lên được con đườngGiải ThoátGiác Ngộ.

Các vị đang phát tâm thọ Thập Thiện Giới đã hiểu rõnguyên nhân tạo nên nghiệp ác, tất cả đều do ba nghiệp thân, khẩu, ý cấu kết với ba độc tố tham, sân, si mà tạo ra nhiều tội lỗi. Thân thì tạo nên việc sát sanh, trộm cướp, tà hạnh; miệng thì nói lời dối trá, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời thô ác, ý thì khởi lên lòng tham lambỏn xẻn, sân hậnthù oántà kiếncố chấp từ đó mà tạo ra vô lượngvô biêntội lỗi đã tạo khổ cho mình còn đi gây khổ cho người. Các
vị hiểu được những lợi ích lớn lao khi tu tập được 10 điều lành. Không sát sanhtrái lại luôn luôn phóng sanh, không trộm cướp trái lại luôn luôn bố thí. Không tà dâmtrái lại luôn luôn đem tịnh hạnh đến cho
người khác. Không nói dốitrái lại luôn luôn nói đúngsự thật. Không nói hai lưỡi trái lại luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp, đoàn
kết, không nói thêu dệttrái lại luôn luôn nói lời đúng đắn, lợi ích. Không nói lời thô ác trái lại luôn luôn nói lời thật lòng, từ ái. Không
tham lambỏn xẻntrái lại luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả. Không thù oánsân hậntrái lại luôn luôn hướng tâm đến Chánh KiếnTrí Tuệ.
Các vị muốn gieo trồng gốc rễ thiện nghiệp dẫn đến phước lạc nhơn thiên và đạo quảNiết bàn để làm lợi lạcchúng sanh nên đã phát tâmthọ trìtu hành Mười Thiện Nghiệp Đạo. Mười Thiện Nghiệp Đạo ấy là căn bản của Bồ Đề Tâm Giới, là bước đầu tiên đi lênBồ Tát Đạo. Trong Giới Pháp nầy, thấy điều ác mà không tránh cố nhiên là có tội, nhưng thấy việc thiện mà không làm thì chính cũng bị trái phạm.

Các vị đã thọ Thập Thiện rồi, nay đang phát tâm thọ Tại GiaBồ Tát Giới. Bồ Tát Giới nói cho đủ là Đại Thừa TâmĐịa Giới. Danh từ Bồ Tát nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ ĐềGiác Ngộ, Tát Đỏahữu tình. Một chúng sanh, một hữu tình đã Giác Ngộđồng thờiphát nguyệnGiác Ngộ cho kẻ khác gọi là Bồ Tát. Danh từ Bồ Tát chẳng những hôm nay các vị được lãnh mà trước đây các vị thọ giớiBồ tát cũng đã được lãnh và mười phươngBồ Tátchúng ta đang kính lễ cũng đã được lãnh. Cùng một danh từ Bồ Tát nhưng phân biệt ra có: Sơ Phát TâmBồ tát, Gia HạnhBồ tát, Địa ThượngBồ Tát, Địa Hậu Bồ Tát khác nhau. Như hôm nay các vị phát tâmthọ giớiBồ Tát, là chỉ mới phát tâm thôi, chưa làm gì để thể hiệnrõ ràng với sự phát tâm ấy, chưa hoàn thành những Giới Hạnh đúng với một vị Bồ Tát thì được gọi là sơ phát tâmBồ Tát. Từ đó tu tậptrải qua các giai đoạn Tín, Trụ, Hạnh, Hướng, luyện theo những pháp mônĐại ThừaĐức Phật đã dạy thì gọi là Gia HạnhBồ Tát. Nhờ sự Gia Hạnh đó mà vô minh sẽ diệt bớt, Chơn Như sẽ được chứng thành, dần dần nhập vào Sơ Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa cho đếnThập Địa. Những Bồ Tát ở các địa vị này gọi là Địa ThượngBồ Tát. Những vị ấy sau khi đã thành tựuĐẳng Giác, Diệu Giác vẫn tùy duyênhóa độchúng sanh dưới nhiều hình thức, dưới nhiều căn cơ, dưới nhiều phương tiện. Tính cáchtùy duyênhóa độ không trú Niết Bàn của các đức Phật gọi là Địa Hậu Bồ Tát. Vậy cùng một danh từ Bồ Tát nhưng có cấp bậc khác nhau. Hiểu rõ như thế chúng ta mới có một ấn tượngrõ ràng để phát
tâm
một cách chắc chắn, tu hành một cách sáng suốt. Địa vị đã khác nhau nhưng tại sao chúng ta cũng được gọi là Bồ Tát cả, bởi vì tuy cấp bậc khác nhau nhưng có một điểm đồng nhất là Bồ-đề tâm. Bắt đầu phát Bồ-đề tâmphát tâm thượng cầu hạ hóa, tâm đó phát ra giờ nào thì chính giờ phút đó được gọi là Bồ Tát. Tâm ấy bền chắc mãi mãi, qua thời
gian
không gian chẳng bao giờ lay chuyển cho đến khi trải qua các Địa VịGia Hạnh, Địa Thượng, Địa Hậu… vẫn một Tâm Bồ Đề ấy, không khác gì một sợi chỉ xuyên các hột chuỗi.

Đức Phật biết tất cả chúng sanh đều có Tâm Địa Giác tức là Giác Tánh sẵn có ở trong tất cả chúng sanh, cũng như ở các Đức Phật, các vị Bồ Tát. Nhưng ở chúng ta thì chưa có Tâm Địa Giới, bởi vì Tâm Địa Giới ở trong chúng ta không được xiển dương. Tâm Địa Giác nơi chúng ta luôn bị vùi lấp bởi những hành visai trái những nghiệp chướng nặng nề, những tâm niệmích kỷ nên không thành Đại Thừa TâmĐịa Giới. Do đó Đức Phậtcăn cứ vàoTâm Địa Giác đó mà chế ra những điều mục tu hành để thành tựuTâm Địa Giới. Tâm Địa Giới ấy gọi là Đại ThừaBồ TátTâm Địa Giới mà hôm nay các vị sắp thọ.

Tâm địachúng ta vốn có khả năng ngăn ngừa tất cả điều ác, Đức Phật từ đó chế ra NHIẾP LUẬT NGHI GIỚI. Tâm dịa chúng ta vốn đủ khả năng làm các điều lành, căn cứ vào đó Đức Phật chế ra NHIẾP
THIỆN PHÁP GIỚI
. Tâm địachúng ta vốn là giác tánhbình đẳng, từ bihỷ
xả
, lợi lạc hữu tình, Đức Phật thấy vậy mới chế ra NHIẾP CHÚNG SANH GIỚI hay NHIÊU ÍCH HỮU TÌNH GIỚI.

Giới Bồ Tát muốn thọ trì trước hết phải Phát Bồ Đề Tâm, vì đây là Giới mà Đức Phật đã căn cứ vàoTâm Địa Giới để chế ra. Có Bồ-đề tâm thì Giới mới được thành tựu, mất Bồ-đề tâm thì Giới không
thể hành trì. Bồ Đề Tâm là tâm viên mãn, tâm giải thoát, tâm giác ngộ.

Nhờ phát Bồ-đề tâm mà chúng ta có thể thành tựu được trí giác sáng suốt, không bị vô minhmù quángche lấp. Bởi thế
phát
Bồ-đề tâm cũng là tôi luyện trí Bát Nhã, để có thể nhìn thấy mọi khía cạnh của việc làmlợi lạcchúng sinh.

Giới Bồ Tát luôn luôn nhìn đến chúng sanh những khía
cạnh đau khổ mà chúng sanh phải gánh chịu. Chính những đau khổ đó chính mình cũng đang mắc phải, những kẻ không có Bồ-đề tâm thì không bao giờ biết bằng vào sự khổ của mình mà thông cảm nổi đau khổ của người khác, bằng vào sự ưa muốn của mình mà cảm thông sự ưa muốn của kẻ
khác; do đó cứ muốn ta sống mà không biết gì đến kẻ khác chết, cứ muốn
ta vui mà kể gì đến kẻ khác khổ. Vì thiếu tâm Bồ-đề nên không bao giờ
có được sự thông cảmĐại đồng đó mà thuật ngữPhật giáo gọi là Đồng Thể Đại Bi. Người thọ GiớiBồ Tát luôn luôn đem tâm Bồ-đề thông cảm với
mọi chúng sanh qua những khía cạnh an lạc, khổ đau để cứu giúp tất cả. Đó là điểm cốt yếu của tâm Bồ-đề, của Giới Bồ Tát.

Phát Bồ-đề tâm, hành Bồ tát giới là phát bốn hoằng thệ nguyện:

“Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện đều độ khắp 
Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch 
Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học 
Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện đều viên thành”.

Bốn đại nguyện này là duyên theo Tứ Diệu Đế mà phát
ra, một người muốn giữ trọn Bồ Tát Giới phải phát Bồ Đề Tâm, lập bốn đại nguyện. Từ căn bản đó mới phát sanh, thành tựu các Giới Đứcviên mãn. Hôm nay các vị đã có nhân duyênphát tâmlãnh thọThập thiệntại giaBồ Tát Giới, mong rằng các vị hãy cố gắngxa lìaác pháp, quán nhiếp thiện duyên, tu tậptinh cần, báo Phậtân đức. Hư không còn
có ngày mòn, thế giới cũng có lúc tan, mong rằng nguyện lực của quí vị
sẽ được vô cùng. Ngưỡng nguyện Tam Bảo oai quang, Hộ pháp Thiện thần, thùy từ chiếu giám.

TK Thích Khế Chơn
Trung TâmVăn HóaLiễu Quán Huế