Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

TƯƠNG ƯNG, SN-XLVI.25
SỰ TỒN TẠI CỦA DIỆU PHÁP

Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng
Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hànhTứ Niệm Xứ được tu tậpsung
mãn
.

Tương Ưng SN-XLVI25

Người Bà-la-môn

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi,
tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Độc. Rồi một Bà-la-môn đi đến
Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón
hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thămthân hữu rồi ngồi
xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

–“Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi
Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do
nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn,
Diệu pháp được tồn tại lâu dài?”

–“Do bốn niệm xứ không được tu tập, không
được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu
pháp
không có tồn tạilâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm
cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp
được tồn tạilâu dài. Thế nào là bốn?

Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán
thân
trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham
ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ … trú, quán tâm trên tâm …
trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm,
nhiếp phục tham ưu ở đời.

Do không tu tập, không làm cho sung mãnbốn niệm xứ
này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không
được tồn tạilâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãnbốn niệm xứ này,
này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tạilâu dài.”

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
— “Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Từ nay cho đếnmạng
chung
, xin Ngài cho con được trọn đời quy ngưỡng”.

Samyutta Nikaya,
SN XLVII.25

A Certain Brahmin

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling
at Savatthi, in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. Then a certain brahmin approached the
Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and
cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

“Master Gotama, what is the cause and reason why, after a
Tathagata has attained final Nibbana, the true Dhamma does not endure long? And what is
the cause and reason why, after a Tathagata has attained final Nibbana, the true Dhamma
endures long?”

“It is, brahmin, because the four foundations of
mindfulness are not developed and cultivated that the true Dhamma does not endure long
after a Tathagata has attained final Nibbana. And it is because the four foundations of
mindfulness are developed and cultivated that the true Dhamma endures long after a
Tathagata has attained final Nibbana. What four?

Here, friend, a bhikkhu dwells contemplating the body in the
body … feelings in feelings … mind in mind … mental phenomena in mental phenomena,
ardent, clearly comprehending, mindful, removing covetousness and displeasure in regard to
the world.

It is because these four foundations of mindfulness are not
developed and cultivated that the true Dhamma does not endure long after a Tathagata has
attained final Nibbana. And it is because these four foundations of mindfulness are
developed and cultivated that the true Dhamma endures long after a Tathagata has attained
final Nibbana”

When this was said, that brahmin said to the Blessed One:
“Magnificent, Master Gotama! From today let Master Gotama remember me as a lay
follower who has gone for refuge for life”.

HT
Minh Châu dịch Việt

English
translation by Bhikhhu Bodhi

 

(http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin068.htm)