Thực Hư Người Tại Gia Không Được Cử Tội Tăng Ni

THỰC HƯ NGƯỜI TẠI GIA
KHÔNG ĐƯỢC CỬ TỘI TĂNG NI 
Thái Anh – Hoài Lương

Sau
“cơn bão” dư luận về sự cố “khóa môi”, một vị thượng tọa khẳng định với
một tờ báo mạng trong nước rằng “từ thời đức Phật còn tại thế đã để lại quy định người tại gia không được cử tội người xuất gia.”

Về vấn đề này, Đại đức Thích Minh Trí, trụ trì chùa Phúc Lâm – Biên Hòa, cho rằng cần phảiphân biệt rõ các từ: cử tội, định tội, và kết tội.

Cử là từ được dùng trong nhà Phật với ý nghĩa cất lên, nêu lên, đưa ra. Cử tội là nêu lên, phản ánh, cáo báo hành viphi pháp của một tăng,
ni mà chưa rõ thuộc tội danh gì để chư tăngxử trị. Còn định tội, kết tội là đã xác định, kết luận cái hành viphi pháp của vị một tăng, ni thuộc loại tội danh gì trong giới luật nhà Phật.

Trong Giới kinh của tỳ kheo nêu rõ: “Tỳ kheo nào cùng một người nữ một mình ngồi tại chỗ khuất, chỗ kín, chỗ có thể hành dâm, nói lời phi pháp,” hoặc “tỳ kheo nào cùng một người nữ ngồi tại chỗ trống, chỗ không thể hành dâm, nói lời thô tục,” mà có người phật tửtại gia nào phát hiện báo cáo với chư tăng về hành viphi pháp ấy và vị tỳ kheo ấy xác nhận đã có hành vi đúng như lời vị cư sỹ nói, thì chư tăngcần phảinhư phápxử trịtỳ kheo này. Đây gọi là pháp bất định.

Sở dĩ gọi là pháp bất định là vì người phật tử chỉ thấy vị tăng, ni có hành vi được cho là phi pháp, nên báo cáo cho chư tăng biết để xử trị. Đây là trường hợp một phật tửtại gia có quyền cử tội một tăng hay
một ni.

Tuy nhiên, mặc dù nghe phật tửbáo cáo như vậy, nhưng khi luận tội, để kết luận tội danh và loại tội, chư tăng phải căn cứ trên sự tự nhận của vị tăng, ni bị nêu tội. Trong luật nhà Phật quy định không bao giờ chư tăng được phép buộc tội một tăng hay ni mà không có sự tự nhận của vị ấy.

 blank

“Người tại gia được cử tội tăng ni, nhưng không được phép khép tội, định tội, kết tội tăng ni”

Đại đứctrụ trì chùa Phúc Lâm khẳng định.

Trong trường hợp vị tăng, ni bị nêu tội từ chối không xác nhận sự tội
phạm
của mình, chư tăng xét thấy báo cáo, phản ánh của người phật tửđáng tin cậy, có đầy đủ chứng cứ thuyết phục, rõ ràng, thì phải có biện pháp xử lý thích hợp vị tăng, ni này, nghĩa là chư tăngcần phải phân tích, chỉ rõ tội tướng cho vị tăng, ni ấy thấy.

“Như vậy, trong một số trường hợp, người tại gia được cử tội tăng ni,
nhưng không được phép khép tội, định tội, kết tội tăng ni, bởi vì họ chưa thọ và học các giới điều của tăng ni nên không biết rõ hành viphi
pháp
của tăng ni ấy thuộc loại tội danh gì. Quyền định tội, kết tội tăng ni là của chư tăng” – thầy Minh Trí khẳng định.

Tuy nhiên, theo thầy Minh Trí, không phải trường hợp nào người tại gia cử tội một vị tăng hay ni là chư tăng phải xử trị vị tăng hay ni ấy
ngay.

Để không làm mất đi sự hòa hợp của Tăng đoàn, khi nghe người tại gia phản ánh, báo cáo một hành viphi pháp của một vị tăng hay ni, chư tăng
còn phải xem xét nhân cách người báo cáođáng tin cậy không, và phải xác minh xem nguồn tin ấy có chính xác không, có đầy đủ chứng cứ không, có phải do lòng tị hiềm, ghen ghét, đố kị mà phản ánh không, có do tư thù cá nhân mà bịa địa vu khống để hãm hại tăng ni không…

 blank

Quyền định tội, kết tội tăng ni là của chư tăng.

Vì vậy, có những trường hợp cần đòi hỏi phải có thời giannhất định để điều tra, xác minh mới có thể đưa ra kết luận định tội một tăng hay ni được. Điều này khiến cho “có người cho rằng, lãnh đạoPhật giáo không cầu thị mà luôn tìm cách né tránh những vấn đề không tốt” của một
tăng hay ni nào đó.

Nếu không thế thì chẳng nhẽ hễ có một người tại gia nào không hài lòng với một vị tăng, ni nào đó, muốn hãm hại vị tăng, ni này, liền tìm
cách
dựng chuyện, tung tin bịa đặt vu khống cho vị tăng, ni ấy có hành
vi
phi phápchư tăng phải xử trị vị tăng, ni này hay sao?

“Cho nên, người phật tửtại gia muốn cử tội bất cứ vị tăng, ni nào cần nên phải hiểu rõ như vậy” – Đại đức Thích Minh Trínhấn mạnh.

Thái Anh – Hoài Lương

(Chùa Phúc Lâm Biên Hòa)