Vài Cứ Liệu Về Bình Bát Của Phật Giáo | Chúc Phú

VÀI CỨ LIỆU VỀ BÌNH BÁT CỦA PHẬT GIÁO
Chúc Phú

Tranh của Họa sĩ Nhuận ThườngTranh của Họa sĩ Nhuận Thường

Tranh của Họa sĩ Nhuận Thường

 

 

Tranh của Họa sĩ Nhuận ThườngBÌnh bátTrong bối cảnh đặc thù với nhiều hệ phái Phật giáo hiện đang cùng tu tậpphụng sựxã hộiViệt Nam hiện nay, kể cả những tín niệm mới được phái sinh, chưa được định hình rõ ràng, thì việc tìm hiểu về cội nguồn cũng như những quy định về bình bát trong kinh, luật Phật giáo là sự nỗ lực nhằm cũng cố nhận thứcchánh kiến. Trên cơ sở đó, người viết xin cung cấp một vài tư liệu có liên quan đến nội dung này trên tinh thần sẻ chia và tùy hỷ pháp.

Sơ lược về nguồn gốc

Trong xã hộiẤn Độ cổ đại, mặc dù kinh điển Vệ-đà có đề cập đến truyền thốngkhất thực của các du sĩ Bà-la-môn nhưng vật dụng dùng để khất thực của họ không được quy địnhrõ ràng mà có thể linh động, tùy theo từng điều kiệnhoàn cảnh. Thậm chí còn có một số triết phái tôn giáo không sử dụng vật đựng thức ăn mà trực tiếp dùng tay không để đón nhận như triết phái Ni-kiền-tử (Jain)[1].

Theo Đại Phẩm (Mahā Vagga), khi đức Thế Tôn mới thành đạo, đã có hai vị cư sĩ đầu tiên tên là Tapussa và Bhallika đã phát tâmcúng dườngthức ăn lên đức Thế Tôn, từ thực tế này, bốn vị đại Thiên vương đã dâng cúng bốn bình bát, với thần lực của mình, Như Lai khiến cho bốn bình bát đó trở thành một, để thọ dụngthức ăn.

Có thể nói, trầm tư của đức Thế Tôn khi nhận cúng phẩm từ hai vị cư sĩ đầu tiên này có thể xem như là sự thiết định đầu tiên để hình thành nên quy cách chiếc bát khất thực của Phật giáo:

 Các đức Như Lai không thọ nhận ở trong (hai) tay, vậy ta nên thọ lãnh bánh bột gạo và mật viên bằng vật gì?[2] [na kho tathāgatā hatthesu paṭiggaṇhanti. Kimhi nu kho ahaṃ paṭiggaṇheyyaṃ manthañca madhupiṇḍikañcā’’ti][3]

Chất liệu và màu sắc

Trên bước đường hoằng hóa, do nhiều nhân duyên khác nhau nên chúng Tăng được nhiều giai tầng trong xã hội, từ vua quan cho đến dân chúng hỷ cúng nhiều vật dụng mà trong đó có bình bát. Trong số những bình bát được hỷ cúng, có loại được làm bằng gỗ quý, có loại được làm bằng vàng, bằng bạc, bằng lưu-ly…đối với các bình bát làm bằng những chất liệu ấy, Đức Phật đều không cho phép tỳ-kheo sử dụng.

Theo Luật Tứ phần (四分律), Ngài cho phépsử dụngbình bát với chất liệu bằng sắt hoặc bằng sành với màu đen hoặc đỏ: Luật ghi:

Có sáu loại bát: bát bằng sắt, bát tô-ma[4], bát ưu-già-la[5], bát ưu-già-xa, bát đen, bát đỏ. Các loại bát này được chia thành hai loại: bát bằng sắt và bát bằng sành. Một loại đựng được một đấu rưỡi, một loại đựng được ba đấu. Hai loại bát này nên thọ trì[6].

Theo Tiểu Phẩm, (Culla Vagga), Đức Phật cũng chỉ cho phép làm bình bát bằng sắt hoặc bằng đất nung. Phật dạy:

Này các tỳ-khưu, không nên sử dụngbình bát làm bằng vàng, không nên sử dụngbình bát làm bằng bạc, không nên sử dụngbình bát làm bằng ngọc ma-ni, không nên sử dụngbình bát làm bằng ngọc bích, không nên sử dụngbình bát làm bằng pha-lê, không nên sử dụngbình bát làm bằng đồng đỏ, không nên sử dụngbình bát làm bằng thủy tinh, không nên sử dụngbình bát làm bằng thiếc, không nên sử dụngbình bát làm bằng chì, không nên sử dụngbình bát làm bằng đồng thau; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép hai loại bình bát: bình bát sắt và bình bát đất[7].

Theo Luật Ma-ha tăng-kỳ (摩訶僧祇律), có ba màu sắc để làm bình bát đúng pháp. Thứ nhất, như màu sắc nơi cổ chim công. Thứ hai, như màu sắc của chim Tỳ-lăng-già. Thứ ba, như màu sắc của chim bồ câu[8].

Có thể nói, ngay từ thuở đầu, Đức Phật đã có những quan tâm rất mực chi tiết về những chất liệu dùng để làm bình bát cũng như màu sắc được sử dụng. Những pháp thức để thâu nhận hoặc xả bỏ bình bát, vì sao bình bát phải có nắp, cách làm túi xách để đựng bình bát… cũng được Đức Phật hướng dẫn chi tiết ở các bộ Quảng Luật[9]. Thậm chí Ngài còn không cho phép dùng những chất liệu đặc dị để làm bình bát.

Không dùng vật quăng bỏ

Việc không cho phép các tỳ-kheo dùng những chất liệu quý giá để làm bát, đã làm cho một số tỳ-kheo nảy sinh suy nghĩ rằng, có thể tận dụng những vật liệuquăng bỏ để làm bình bát.

Trong Tiểu Phẩm (Culla Vagga), có ghi nhận về những trường hợp đặc thù này:

 [51] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi khất thực (chứa) bằng bầu đựng nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– …(như trên)… giống như các tu sĩngoại đạo vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

– Này các tỳ khưu, không nên đi khất thực (chứa) bằng bầu đựng nước; vị nào đi (khất thực như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[52] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đi khất thực (chứa) bằng hũ đựng nước. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– …(như trên)… giống như các tu sĩngoại đạo vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

– Này các tỳ khưu, không nên đi khất thực (chứa) bằng hũ đựng nước; vị nào đi (khất thực như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[53]Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ chỉ sử dụng các vật bị quăng bỏ. Vị ấy sử dụngbình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết. Có phụ nữ nọ nhìn thấy, hoảng sợ, đã mất tự chủ (thét lên):

– Gã này đúng là quỷ sứ khiến ta hết hồn!

Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

– Tại sao các sa-môn Thích tử lại sử dụngbình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết, giống như kẻ thờ phụngquỷ thần vậy?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. …(như trên)…

– Này các tỳ khưu, không nên sử dụngbình bát (làm bằng) đầu lâu của người chết; vị nào sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, không nên sinh tồn chỉ nhờ vào các vật bị quăng bỏ; vị nào sinh tồn (như thế) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)[10].

Ở đây, việc cấm chỉ tận dụng đầu lâu làm bình bát, Đức Phật còn lưu ý rằng, không được sử dụng các vật bị quăng bỏ để làm bình bát. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh yếu tốtrang nghiêm, sạch sẽ, việc quy định đó còn mang ý nghĩathiêng liêng là, bình bát còn là một pháp khí quan trọng của người xuất gia.

biểu tượngthiêng liêng

Theo kinh Trung Bộ số 140, Kinh Giới Phân Biệtghi nhận rằng: Tôn giả Pukkusati đã từ lâu quy ngưỡngđức Thế Tôn mà chưa từng gặp mặt. Trong một chuyến du hành, tôn gia Pukkusati hội kiếnĐức Phật trong khi cùng nghỉ qua đêm ở một lò gốm. Tại đây, Đức Phật đã tùy thuậnnhân duyên thuyết pháp cho tôn giả Pukkusati. Sau khi nghe pháp, tôn giả muốn thọ giớicụ túctrước mặtđức Thế Tôn. Kinh ghi:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cho con được thọ cụ túc giới trước mặtThế Tôn.

– Này Tỷ-kheo, Ông có đủ y bát không?

– Bạch Thế Tôn, con không có đủ y bát.

– Này Tỷ-kheo, các Như Lai không có trao cụ túc giới cho ai không đủ y bát[11].

Từ lời dạy này của Đức Phật, các bộ luật của các tông pháiPhật giáo nói chung đều xem việc đầy đủ ba y và một bát là điều kiện bắt buộc để giới tử được thọ giớiCụ túc.

Ngoài ra, bên cạnh ba y, bình bát còn là biểu tượngsinh động cho việc truyền thừagiáo pháp. Các giai thoại về truyền y bát trong Thiền gia đã góp phần xác định bình bát là một tín vật, đồng thời còn là một biểu tượng cao cả và thiêng liêng[12]. Do mang tính biểu tượngthiêng liêng nên nhiều tông pháiPhật giáo ngày nay đã có những thiết định riêng, nhằm làm cho bình bát của tông phái mình vừa đúng theo quy định của Pháp và Luật, vừa thể hiện được sự tiện dụng cho một phương tiện mưu sinh thanh khiết của hàng xuất sĩ.

Tranh của Họa sĩ Nhuận ThườngTranh của Họa sĩ Nhuận ThườngNhận định

Bình bát là một vật dụng đặc thù trong đời sống sinh hoạt của vị tỳ-kheo của Phật giáo nói chung. Dù kinh, luật Bắc truyền hay Nam truyền có vài chỗ khác biệt, nhưng cơ bản đều thống nhất về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc…, được giải thíchcặn kẽ trong các bộ Quảng Luật.

Không đơn thuần là một phương tiệnthể hiện cho việc mưu sinh, bình bát còn là tín vật, là biểu tượng cho sự tiếp nốitruyền thừaPhật pháp. Do bởiyếu tốthiêng liêng này thế nên mọi sự phá cách hoặc tận dụng các vật liệuquăng bỏ, hư cũ để chế tạo bình bát, là việc làm không đúng theo Pháp và Luật của Phật.

 


[1] Xem thêm về hình thứcy phục, phương cáchăn uống của triết phái này ở Kinh Trung A hàm, kinh số 18: Hoặc có Sa-môn hay Phạm chí lõa thể, không mặc y phục, hoặc dùng tay làm y phục, hoặc lấy lá làm y phục, hoặc lấy hạt châu làm y phục, hoặc không múc nước bằng bình, hoặc không múc nước bằng gáo, không ăn thức ăn xóc xỉa bằng dao, gậy; không ăn thức ăn lừa dối, không tự đến, không đến bởi lời nhắn, không đến bởi lời mời, không đến bởi lời chào đón, không ở lại dù được mời. Nếu có hai người đang ăn thì không ngồi ăn giữa hai người; không ăn tại nhà có người mang thai, không ăn tại nhà có nuôi chó, không ăn tại nhà có ruồi xanh bay đến…(Trung tâmTrí Tịnh, dịch).

[2]Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tập 11, Đại Phẩm, tỳ-kheo Indacanda dịch, NXB. TP. HCM, tr.10.

[3] Xem tại: tipitaka.org

[4] Tô-ma bát (蘇摩鉢): Theo Tứ phần luậthành sự sao tư trì ký (四分律行事鈔資持記), quyển 3, bát được làm ở nước Tô-ma nên nhân đó mà có tên.

[5] Ưu-già-la-bát (優伽羅鉢): Theo Tứ phần luật (四分律), quyển 52, đây là tên một thôn, bát được làm ra từ nơi ấy nên nhân mà đó có tên

Ưu-già-xa bát (優伽賒鉢): Địa danh nơi chế tạo bát.

[6]Tứ phần luật 四分律 (T.22. 1428.52. 0952c19). Nguyên tác: 有六種鉢:鐵鉢、蘇摩鉢、優伽羅鉢、優伽賒鉢、黑鉢、赤鉢。此總而言二種鉢:鐵鉢、瓦鉢。有受一斗半,有受三斗者,此應受持.

[7]Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tập 11, Tiểu Phẩm, tỳ-kheo Indacanda dịch, NXB. TP. HCM, tr.714.

[8]Ma-ha Tăng-kỳ luật 摩訶僧祇律 (T.22. 1425.29. 0461c06): Nguyên tác: 作三種色:一者如孔雀咽色,二者如毘陵伽鳥色;三者如鴿色.

[9]Nhân duyênbình bát phải có nắp, xem tại: Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ tỳ-nại-da dược sự 根本說一切有部毘奈耶藥事 (T.24. 1448.12. 0054c04). Về nhân duyên làm nắp bình bát và túi đựng bát, xem tại: Ma-ha Tăng-kỳ luật 摩訶僧祇律 (T.22. 1425.29. 0462b15).

[10]Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tập 11, Tiểu Phẩm, tỳ-kheo Indacanda dịch, NXB. TP. HCM, tr.716-717.

[11]Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tập 2, Kinh Trung Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch. NXB. Hồng Đức, 2020, tr. 1070.

[12] Xem thêm, Lư Sơn liên tông bảo giám 廬山蓮宗寶鑑 (T.47. 1973.10. 0348b15).