Vấn Đề Hai Chân Lý Trong Đạo Phật

VẤN ĐỀHAI CHÂN LÝ TRONG ĐẠO PHẬT
Thích Minh Trí dịch

Phật
giáo Nguyên thủy
(Theravada) đã miêu tảhai Chân lý: Chân lýTuyệt đối
(Paramatha Sathya) và Chân lý có tính Quy ước (Sammuti Sathya). Luận sưLong
Thọ
của Truyền thốngPhật giáoĐại thừa (Mahayana) cũng đã đồng nhất hai Chân
ấy, nhưng luận thuyết của Ngài khác với luận thuyết của Truyền thốngPhật
giáo Nguyên Thủy
(Theravada).

Thực sự, có hai loại Chân lý trong Phật giáo Nguyên Thủy
(Theravada) không? Hai Chân lý này khác nhau về đẳng cấp không? Dù thế nào đi
chăng nữa thì Chân lýTuyệt đối vẫn cao siêu hơn so với Chân lý có tính Quy
ước? Vài Phật tử mắc phải sai lầmChân lýTuyệt đối cao siêu hơn so với Chân
có tính Quy ước, và vài Phật tử đi đến chỗ huyền đàm rằng, Niết-bàn là Chân
Tuyệt đối.

Trên cơ sở của tiền đề này, họ đã đi đến một sự giải thích mới về
Niết-bàn mà có thể là sai lạc.

Sự thật, chỉ có một Chân lý trong đạo Phật, nhưng có hai cách trình
bày về nó. Dưới đây là sự giải thích ngắn ngọn.

Đức Phật cũng như các luận sư A-tỳ-đạt-ma, – những người đã dựa vàobiện luận của họ về sự thuyết pháp của đức Phật, – đã tuyên bốdứt khoát rằng,
Chân lýTuyệt đối không cao siêu hơn so với Chân lý có tính Quy ước, và không
có sự sai biệt về đẳng cấp giữa hai Chân lý. Quan trọng hơn nữa là, Chân lý nào
trong hai Chân lý này cũng có thể được sử dụng để đạt đếnnội quán và để bước
đi trên con đườngGiác ngộ. Tùy theo khả năng lĩnh hội của thính chúng, mà đức
Phật
đã sử dụng cả hai Chân lý này trong sự thuyết pháp của Ngài

 Như vậy, lý do để đồng nhất hai Chân lý này là gì? Trong sự
thuyết giáo của Phật giáo nguyên thủy, tất cả hiện tượnghiện hữu của con
người
, – gồm cả vật lýtâm lý, – được phân tích thành 5 phương pháp.

· 1/
Phân tích thành 2 yếu tố: 1/ Tâm (nama) và 2/ sắc hay vật chất (rupa).

· 2/
Phân tích thành 5 thủ uẩn: 1/ Sắc hay vật chất (rupa), 2/ thọ (vedana), 3/
tưởng (sanna), 4/ hành (sankara) và 5/ thức (vinnana).

· 3/
Phân tích thành 6 yếu tố (hay lục đại): 1/ đất, 2/ nước, 3/ hơi nóng, 4/ không
khí, 5/ không gian, và 6/ thức.

· 4/
Phân tích thành 12 xứ (gồm 6 giác quan và 6 đối tượng của giác quan): 1/ mắt,
và 2/ sắc hay vật chất (đối tượng của mắt), 3/ tai, và 4/ âm thanh (đối tượng
của tai), 5/ mũi, và 6/ mùi (đối tượng của mũi), 7/ lưỡi, và 8/ vị (đối tượng
của lưỡi), 9/ thân, và 10/ xúc chạm (đối tượng của thân), 11/ ý hay tầm, và 12/
tâm pháp (đối tượng của ý).

· 5/
Phân tích thành 18 giới: 12 xứ + 6 thức (sự nhận thức của mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, và ý).

Những dẫn chứng nêu trên được xem như là các yếu tố của tất cả hiện
tượng
hiện hữu của con người. Khi một hiện tượng riêng biệt được giải thích
dưới dạng những yếu tố này thì sự giải thích đó được gọi là Chân lýTuyệt đối.
Khi hiện tượngtương tự được giải thích dưới dạng quy ước chung thì sự giải
thích
này được gọi là Chân lý có tính Quy ước.

Các luận sư A-tỳ-đạt-ma sau này đã công nhận sự cần thiết phân tích
xa hơn nữa các yếu tố trên đây, và họ đã đi đến các nhân tố cuối cùng không thể
chẻ nhỏ hơn được nữa, được gọi là các Pháp (Dhammas), – một danh mụcxuất hiện
bàng bạc trong Luận tạng A-tỳ-đàm.

Người ta nói rằng, những Pháp này tham gia vào tiến trình đồng nguyên
tương thuộc (dependent co-origination). Mặc dù, các Pháp ấy được công nhận như
là những yếu tốtối hậu dành cho mục đíchliễu tri, nhưng chúng không tồn tạiđộc lập riêng lẻ, mà mỗi Pháp xuất hiện cùng với một vài Pháp khác. Sự xuất
hiện
của chúng tùy thuộc vào các điều kiện/duyên, và một khi đã sinh ra, các
Pháp này cũng có thể hoạt động như là những điều kiện/duyên cho sự xuất hiện
của các Pháp khác.

Tất cả mọi kinh nghiệmtâm linh và mọi hiện tượngvật lý đều xuất
hiện
theo cách thức này. Sự giải thích một hiện tượng, – tâm hay vật, – dưới
dạng những Pháp này, được gọi là Chân lýTuyệt đối. Khi một hiện tượngtương tự
được giải thích dưới dạng quy ước chung, được gọi là Chân lý có tính Quy ước.
Ví dụ, một chúng sinh được giải thích dưới dạng 5 thủ uẩn (skandhas), thì sự
giải thích này được xem nhưChân lýTuyệt đối. Mặc khác, nếu một chúng sinh
được giải thích như là một con người ngang qua đời sốngđau khổ, và cuối
cùng
chết trong tiến trình của vòng luân hồivô tận, thì sự giải thích này sẽ là
Chân lý có tính Quy ước.

Tuy nhiên, những thích nghĩa trên không có nghĩa là có hai loại
Chân lý trong Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), mà đúng hơn là có hai cách
trình bày Chân lý.

Trong hai cách trình bày Chân lý trên đây, hoặc cách này có thể
được sử dụng sớm hơn cách kia, và ngược lại; nhưng cả hai cách trình bày ấy đều
đi đến con đườngGiác ngộ. Như vậy, chỉ có một Chân lýduy nhất trong Phật giáo
Nguyên Thủy
(Theravada).

Thích Minh Trídịch
Giáo sư N. A. de S. Amaratunga (Theo buddhistchannel.tv)