Vô Ngã Hay Không Có Linh Hồn

VÔ NGÃ HAY KHÔNG CÓ LINH HỒN
Thích Phước Sơn

Chúng ta cần phân biệt thuyếtluân hồisinh tử của Phật giáo với thuyết linh hồntái sinh, thuyết linh hồn ngụ ý sự chuyển kiếp của một linh hồnhình thứctái sinh không thay đổi của nó. Phật giáo phủ nhận
sự hiện hữu của một linh hồnbất biến hay vĩnh cửu do Thượng đế hay thần ngã (Paramàtma) tạo ra.

Nếu linh hồnbất tử được giả địnhbản thể của con người, thì nó phải vĩnh cửu, chứ không thể nào thăng trầm được. Ngoài ra, chúng ta không thể hiểu tại sao những linh hồn khác nhau được cấu tạo theo nhiều cách như thế ngay từ khởi thủy.

Để chứng minhhạnh phúcvô tận trong thiên đườngvĩnh cửu và sự đày đọa không cùng trong địa ngụcmiên viễn, tất nhiên cần phải có một linh hồnbất tử. Bằng không, thì cái gì bị trừng phạt trong địa ngục hay
được ân thưởng trên thiên đường?

Bertrand Russell viết: “Phải nói rằng sự phân biệt xưa cũ giữa linh hồn và thể xác thực sự đã biến thành mây khói, vì vật chất đã mất cái tính cứng rắn của nó, cũng như tinh thần đã mất tính chấtlinh thiêng. Tâm lý học hiện đang bắt đầu có tính cách khoa học. Trong tình trạngtâm lý học hiện tại, niềm tin vào tính bất tử dù sao đi nữa cũng không được khoa học ủng hộ.

Các Phật tửbiểu đồng tình với Russell khi ông nói: “Có một số lý dohiển nhiênchứng tỏ rằng tôi hôm nay cùng là một người như tôi hôm qua, và thử lấy một ví dụ hiển nhiên hơn nữa, nếu tôi thấy một người và nghe y
nói, điều đó phải được hiểu theo “cái tôi” đang thấy cũng là “cái tôi” đang nghe.”

Mãi cho đếngần đây các nhà khoa học đã tin chắc có một nguyên tử bất
khả phân và bất khả hủy. “Do những lý do đầy đủ, các nhà vật lý học đã chuyển đổi nguyên tử này thành một tràng sự kiện. Vì những lý dotương tự khác, các nhà sinh lý học thấy rằng tâm không phải là một thể đồng nhất đơn thuầnliên tục mà là một chuỗi diễn biến được buộc vào nhau bằng những mối tương quan mật thiết nào đó. Do đó, vấn đềbất tử đã trở nên vấn đề có hay không những mối tương quan mật thiết giữa các diễn biến liên hệ với cái thân còn sống và những diễn biến khác xảy ra sau khi chết.”

Như C.E.M. Joad (1891-1953) nói trong cuốn “Ý nghĩa của đời sống”: “Từ nay vật chất đã tan rã thành từng phần ngay trước mắtchúng ta. Vật chất không còn cứng, không còn bền, không còn quy định bởi luật nhân quả
bắt buộc. Và quan trọng hơn cả là, ta không còn biết được nó ra sao nữa.

Hình như những cái được gọi là nguyên tử đều mang tính chất “vừa khả phân vừa khả hủy”. Những điện tử âm và những điện tử dương tạo thành nguyên tử, có thể gặp gỡ nhau và hủy diệt lẫn nhau, trong khi độ bền của
chúng hầu như chỉ là độ bền của một làn sóng không có biên giớinhất định, và ở trong một quá trình đổi thay liên tục vừa cả hình dáng lẫn vị
trí
hơn là độ bền của một vật thể (cố định).”

Giám mục Berkeley nêu rõ rằng cái được gọi là nguyên tử này là một vật giả tưởng của siêu hình học, và chủ trương rằng có một chất tâm linh
được gọi là linh hồn.

Ví dụ Hume (1711-1776) nhìn sâu vào ý thứcnhận ra rằng không có gì ngoài những trạng tháitâm lýtrôi qua nhanh, nên đã kết luận rằng “Cái ngã trường tồn được xem là có kia” vốn không có thật. Ông nói: “Có một số triết gia tưởng tượng rằng chúng ta lúc nào cũng có ý thức về cái
gọi là “bản ngã của ta”, rằng chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của nó
và tính liên tụchiện hữu của nó, và thế là chúng tatin chắc cả tính đồng nhất toàn vẹn lẫn tính đơn thuần của “cái ngã”. Về phần tôi, khi tôi tiến thật sâu vào cái được gọi là “tự ngã”, tôi luôn luôn vấp phải một cảm giácđặc biệt nào đó như nóng hoặc lạnh, sáng hoặc tối, yêu hoặc
ghét, buồn hoặc vui, chứ tôi không bao giờ nắm được cái “tự ngã”, và tôi không bao giờ quan sát được cái gì khác ngoài cảm giác ấy. Tôi cũng không quan niệm có cái gì cần thiết hơn làm cho tôi trở thànhvô ngãhoàn toàn.

Bergson (1859-1841) nói: “Tất cả tâm thức chỉ là sự hiện hữu của thời
gian
, và một trạng thái của tâm thức là một trạng thái luôn luôn thay đổi. Đó là một sự biến đổi không ngừng; khi sự biến dịch ngừng thì nó cũng ngừng hiện hữu; chính nó không gì khác hơn là sự biến dịch.”

Bàn đến vấn đềlinh hồn, giáo sư William James (1842-1910): “Thuyết linh hồn thật là cái gì hoàn toàn thừa thãi cho đến khi nào những sự kiện của kinh nghiệmtâm thức có thể thực sự xác nhận được. Từ trước đến
nay
không ai bị bắt buộc phải thừa nhận thuyết ấy vì những lý do khoa học rõ ràng”. Để kết luận chương sách thú vị của ông về linh hồn, ông nói: “Trong quyển sách này giải pháp tạm thời mà chúng ta tìm được có thể là câu cuối cùng: những tư tưởng chính là những người tư tưởng
.”

Watson (1878-1958) , nhà tâm lý họclỗi lạc, nhận định: “Chưa ai từng
sờ mó linh hồn hay đã thấy được nó trong ống nghiệm, hoặc bằng cách nào
đó giao tiếp với những đối tượng khác trong kinh nghiệmhằng ngày của họ. Mặc dù thế, nghi ngờ sự hiện hữu của linh hồn tức là trở thành kẻ
đạo
, và rất có thể vì thế mà bị mất đầu. Thậm chí ngày nay một người có
địa vịxã hội cũng không dám đặt vấn đề đó nữa.”

Đức Phật đã biết trướcsự kiện này cách đây 2500 năm. Theo Phật giáo,
tâm chỉ là một kết hợpphức tạp của những trạng tháitâm lý trôi nhanh.
Một đơn vịý thứcgồm có 3 giai đoạn: Hiện khởi hay phát sinh (uppàda),
an trụ hay phát triển (thiti), và hủy diệt hay tan rã (bhanga). Giai đoạn sinh khởi của khoảnh khắc tư tưởng sau xảy ra ngay sau giai đoạn hủy diệt của khoảnh khắc tư tưởng trước. Mỗi ý niệmchớp nhoáng của tiến
trình đời sống luôn biến dịch này, khi hủy diệt, truyền lại tất cả năng
lực
của nó, toàn bộ những ấn tượng đã được ghi lại không phai mờ cho ý niệmkế tiếp. Mỗi ý niệm mới sinh gồm những tiềm năng của những ý niệm trước nó cộng thêm với những gì khác nữa. Do đó, có một dòng ý thứcliên
tục
như một dòng nước trôi chảy không ngừng. Khoảnh khắc tư tưởngkế tiếp không hoàn toàn đồng nhất với khoảnh khắc tư tưởng trước nó, vì cái
tạo ra nó không giống hệt nó, và cũng không hoàn toàn khác nó mà là một
tràng liên tục của nghiệp lực. Ở đây không có một cá thể đồng nhất mà chỉ có một tiến trình đồng nhất.

Mỗi khoảnh khắc đều có sinh và tử. Một khoảnh khắc ý thức khởi lên có
nghĩa là một khoảnh khắc ý thức khác diệt mất, và ngược lại. Trong dòng
đời, có sự tái sinhnhất thời mà không có linh hồn.

Không nên hiểu tâm thức bị chặt từng khúc và nối lại với nhau như một
toa xe lửa hay một chuỗi dây xích. Mà trái lại, “tâm thức trôi chảyliên tục như một con sông tiếp nhận từ những phụ lưu giác quan những chất bồi thêm vào dòng nước của nó, và luôn luôn phân phối cho thế giới chung quanh những chất liệu tư tưởng mà nó đã thu lượm được trên đường đi”. Con sông phát sinh từ nguồn và kết thúc tại cửa sông. Dòng sông chảy mau lẹ đến nỗi khó có một tiêu chuẩn nào để đo lường được, dù chỉ là đại khái. Tuy nhiên, các nhà bình luận thích nói rằng khoảng thời gian kéo dài của một khoảnh khắc ý niệm còn ngắn hơn một phần tỷ thời gian của một tia chớp.

Ở đây, chúng ta thấy một sự nối liền những trạng tháiý thức vụt trôi
qua
, trái hẳn với sự chồng chất của những trạng tháiý thức kia, như một số người có vẻ tin tưởng. Không một trạng thái nào qua rồi còn trở lại nữa, nó cũng không đồng nhất với trạng thái trước đó. Nhưng, chúng ta là những phàm nhân bị lưới vô minhche khuất, vẫn lầm tưởng cái dòng liên tụcbề ngoài này là một cái gì vĩnh cửu, và còn đi xa đến độ đưa vào một linh hồnbất biến, một cái ngã, và xem là chủ thể hành động vừa là nơi nhận mọi hành động vào cho dòng ý thức luôn biến dịch này.

Cái gọi là tự ngã kia giống như một ánh chớp lóe sáng được phân tán ra thành một tràng tia sángliên tục, cái nọ tiếp liền cái kia nhanh đến
độ võng mạc phàm nhân không thể nào nhận thức được chúng một cách riêng
lẻ, cũng như người ít học không thể nào quan niệm được một tràng tia sáng rời rạc như thế
.” Như bánh xe lăn chạm vào mặt đất ở một điểm, cái tự ngã ấy cũng chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc tư tưởng. Bao giờ nó cũng ở trong hiện tại mà nó vẫn mãi trôi về quá khứ không trở lại. Và trong tương lai ta sẽ trở thành ra sao đều do khoảnh khắc tư tưởnghiện tại này qui định.

Người ta có thể hỏi, nếu khônglinh hồn thì cái gì tái sinh?

Phải, không có cái gì để tái sinh cả. Khi đời sốngchấm dứt thì nghiệp lực tự cụ thể hóa trong một hình thức khác. Như Tỳ kheo Silacara nói: “Cái nghiệp lực vô hình đi bất cứ nơi đâu có những điều kiệnthích hợp cho sự hiện hữu của nó. Ở chỗ này nó hiện hình như một con sâu bọ bé
nhỏ, ở chỗ kia nó lộ diện trong ánh hào quangrực rỡ của một thiên thần
hay một đấng thiên chủ. Khi một kiếp sống kết thúc, nó lại tiếp tục tái
hiện ở những hoàn cảnhtinh tế hơn trong một tên khác, hoặc một hình thức khác.

Sinh là sự phát khởi của hiện tượng tâm sinh lý, và chết chỉ là sự kết thúc tạm thời của một hiện tượng thoáng qua.

Giống hệt như sự sinh khởi của một trạng tháivật lý được tạo nên bởi
một trạng tháiđi trước nó, như là nguyên nhân của nó, sự xuất hiện của
hiện tượng tâm sinh lý cũng do những nguyên nhân có trước, tạo điều kiện để nó sinh ra. Như tiến trình của một quãng đời sống có thể thực hiện được mà không cần có một bản thể thường còn di chuyển từ thời niệm nọ đến thời niệm kia, cũng vậy, một chuỗi dòng đời có thể tiến triển mà không cần có một linh hồnbất tử truyền từ kiếp nọ sang kiếp kia.

Phật giáo không hoàn toàn phủ nhận sự có mặt của một cá nhân theo nghĩa thực nghiệm, mà chỉ chứng minh rằng cá thể ấy không có thực, trong
một ý nghĩa cùng tột. Danh từ triết học của Phật giáo để chỉ một cá nhân là Santana, nghĩa là một dòng trôi chảy hay là một chuỗi liên tục. Nó bao gồm cả những yếu tốtâm lývật lý, nghiệp lực của mỗi cá nhân nối kết những yếu tố đó lại với nhau. Dòng biến dịch không gián đoạn hay
chuỗi liên tụchiện tượng tâm sinh lý này do nghiệp tạo nên, và không chỉ bị giới hạn vào đời sốnghiện tại, mà bắt nguồn từ quá khứ vô thỉ và
còn tiếp tục trong tương lai, đó là từ ngữ của Phật giáo thay thế cho tự ngã thường hằng hay linh hồnbất tử của các Tôn giáo khác.

Thích Phước Sơn
(Đạo Phật Ngày Nay)