GIỚI THIỆU
Các Tổ chức phi lợi nhuận đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi của xã hội. Tury (2021) mô tả Tổ chức phi lợi nhuận là các tổ chức dành riêng cho một nguyên nhân cụ thể có tác động đáng kể đến cộng đồng hơn là lợi nhuận. Vai trò chính của các Tổ chức phi lợi nhuận là phục vụ xã hội và không tích lũy lợi nhuận.
Theo Tury, hơn 1,4 triệu Tổ chức phi lợi nhuận đã đăng bạ ở Hoa Kỳ đóng góp khoảng 887,3 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ví dụ, Tury minh họa rằng, khoảng 10% dân số Hoa Kỳ làm việc trong khu vực thứ ba và khu vực kinh tế bao gồm các Tổ chức phi lợi nhuận được gọi là khu vực từ thiện, khu vực tình nguyện, khu vực độc lập, khu vực từ thiện, khu vực miễn trừ thuế, hoặc khu vực xã hội.
Còn được gọi là lĩnh vực từ thiện, Tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò phục công ích vụ xã hội. Tury (2021) cho thấy Tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ có giá trị trong cộng đồng, đặc biệt là các dịch vụ quan trọng trong xã hội nhưng bị các ngành khác bỏ qua do lợi nhuận thấp.
Thứ hai, các Tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò vận động chính sách trong xã hội.
Tury cho thấy rằng lĩnh vực từ thiện ủng hộ quyền và lợi ích của một nhóm dân cư cụ thể. Các Tổ chức phi lợi nhuận cũng tìm kiếm các cải cách trong chính phủ nhằm nâng cao phúc lợi của tất cả các thành viên trong xã hội.
Các Tổ chức phi lợi nhuận cũng có giá trị văn hóa đặc hữu trong xã hội. Tury khẳng định rằng, lĩnh vực từ thiện tăng cường, thể hiện và bảo tồn các giá trị truyền thống và các khía cạnh văn hóa khác là những nhân tố rất quan trọng để duy trì một xã hội hòa bình, ổn định. Bên cạnh đó, Tury cho thấy lĩnh vực từ thiện đóng vai trò dân sự quan yếu trong xã hội. Vai trò này bảo đảm xây dựng cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của công dân trong xã hội. Cuối cùng, các Tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò tiên phong trong xã hội. Vai trò này bảo đảm cung cấp các cơ hội đổi mới và thử nghiệm trong cộng đồng. Tất cả những vai trò này đều rất quan trọng để duy trì một nền văn hóa tốt đẹp, đưa các Tổ chức phi lợi nhuận trở thành một khu vực quan trọng trong nền kinh tế.
Các Tổ chức phi lợi nhuận thường bao gồm các nhóm từ thiện, tín thác, môi trường, tôn giáo và các nhóm môi trường. Các cơ sở Phật giáo là những Tổ chức phi lợi nhuận về tâm linh có tác động đáng kể đến xã hội. Đức Phật đã khai sáng Đạo Phật ở Ấn Độ và Phật giáo đã có mặt trên hành tinh này từ hơn 2600 năm trước. Ngày nay, Phật giáo có khoảng 800 triệu tín đồ, trở thành một trong những tôn giáo hàng đầu trên toàn cầu.
Ngày xưa Phật giáo chủ yếu được thực hành ở Đông Nam và Đông Á. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng lớn rộng ở phương Tây và các khu vực khác trên thế giới. Theo Harvey, những triết lý và tư tưởng của Phật giáo tiếp xúc với những triết lý và tư tưởng từ các tín ngưỡng khác, đã tác động đáng kể đến những cá nhân không chủ yếu theo đuổi nó.
Một cái nhìn sâu sắc hơn về Phật giáo liên kết các tổ chức của nó với lĩnh vực Từ thiện. Theo Harvey (2012), Phật giáo là đạo của hòa bình, từ bi, trí tuệ, giải thoát, bình đẳng, vô ngã và vị tha đáng kinh ngạc. Những yếu tính này rất quan trọng để duy trì một xã hội hòa bình, an lạc, thịnh vượng. Hơn nữa, Phật giáo khuyến tấn các tín đồ của mình phải thực hành những lời dạy của Đức Phật nhằm mục đích lay động lòng người hơn là khiến họ bị khinh miệt, thất vọng hay bất mãn. Người Phật tử tin rằng, nếu các cá nhân hy sinh để phục vụ người khác với trí tuệ và lòng từ bi, hành vi của họ sẽ mang lại kết quả tốt.
Họ thường vân tập trong những ngôi Chùa để tu học và ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống thực tế, vì vậy, ngôi Chùa nghiễm nhiên trở thành cơ sở của các Tổ chức phi lợi nhuận của người Phật tử. Mặc dù vai trò chính của các Tổ chức phi lợi nhuận không phải là kiếm lợi nhuận, nhưng sự thành công của họ là rất quan trọng đối với việc cung cấp các vai trò hoặc dịch vụ được nhắm vào mục tiêu trong xã hội.
Để xây dựng một Tổ chức phi lợi nhuận thành công đòi hỏi phải áp dụng các chiến lược thực tế khác biệt xác định trọng tâm của họ và ngăn ngừa những thất bại. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chiến lược hiệu quả trong việc hình thành các 𝐓𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐏𝐡𝐢 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐧𝐡𝐮𝐚̣̂𝐧 sẽ tăng cường tính bền vững và làm cho các Tổ chức này trở nên mạnh mẽ, ưu thắng hơn. Có một kế hoạch thiết thực để điều hành các tổ chức từ thiện giúp cho hoạt động của họ suôn sẻ, giảm thiểu tối đa sự thất bại và chi phí cũng như cải thiện khả năng cung cấp dịch vụ của họ trong xã hội.
Việc xây dựng một ngôi Chùa ở Mỹ để đáp ứng vai trò từ thiện của người Phật tử đòi hỏi phải thực hiện các chiến lược hiệu quả để bảo đảm sự thành công của những ngôi Chùa bằng những yếu tố sau đây: