DẪN NHẬP
Tôn giáo là một khái niệm mà mãi cho đến ngày nay đã không phải chỉ có một ít người quan tâm thảo luận, đặc biệt là đối với Phật giáo.
Có người cho rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một triết học. Có người quan niệm Phật giáo không phải là triết học mà là giáo dục. Cũng có người lý giải rằng Phật giáo không phải là giáo dục mà là khoa học v.v…
Chính những suy diễn khác biệt như thế đã tạo nên những thắc mắc cho một số người chưa có nhân duyên thâm nhập Tam tạng Kinh điển Phật giáo. Thật ra không có gì ngạc nhiên khi các lập luận dựa trên những kiến giải cá biệt theo những cách mà con người tương tác với các vị thần hay những vật linh hay vật tổ hoàn toàn không phải là sản phẩm của thời Phục hưng và đương đại.
Dù sao, trên thực tế, với các nhận định bất đồng đã cho thấy Phật giáo nội hàm một truyền thống lịch sử và giáo nghĩa hết sức đa dạng, phong phú, vi diệu và vô cùng thiết yếu.
Trước những thắc mắc đã và đang tồn tại, bút giả trích dẫn một số định nghĩa về từ nguyên Tôn giáo của các học giả và hành giả, đồng thời nêu lên nhận định của cá nhân mình như một đóng góp cần thiết và khiêm tốn.
Mùa Phật Đản 2568, 2024
Tỳ Kheo Thích Viên Lý
MỤC LỤC
- Nguồn gốc và định nghĩa 13
- Bản chất của sự đa dạng tôn giáo 29
- Các Tôn giáo lớn trên thế giới 37
- Những lời dạy thiết yếu của các tôn giáo 42
- Thực hành những lời dạy của các tôn giáo 61
- Nghi thức và nghi lễ 63
- Thiền định và cầu nguyện 68
- Hành hương và địa điểm linh thiêng 72
- Từ thiện và phục vụ cộng đồng 76
- Phật giáo có phải là tôn giáo không? 91
- Kết Luận 107
Mời Quý bạn đọc cùng theo dõi chi tiết trong file PDF dưới đây: