Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

GIỚI LUẬT
YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

Thích Nữ Như Luật

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề  tài:

Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn”, giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành giới pháp, giới tướng để các chúng đệ tử Phật thực hànhgiới hạnh, nghiêm trì giới đức nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ nhân phẩm gìn thân khẩu ý được thanh tịnh. Nhờ giữ giới mà được định tâm, nhờ định tâm mà phát sinh trí tuệgiác ngộ. Cho nên người xuất giacần phảitôn nghiêmgiới luật như là vị đạo sư của mình để ứng dụngxây dựngđạo pháp dân tộc.

Với mục đíchý nghĩa nêu trên, người viết xin chọn đề tài “GIỚI LUẬT LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA” để trình bày luận văn tốt nghiệp, nhằm cố gắngthể hiện sự học tập của mình và cũng là dịp người viết có cơ hội nghiên cứugiới luậtcủng cố những kiến thức đã học.

2. Phạm vi đề tài :

Trong tập luận văn này người viết chỉ trình bày những gì gọi là cơ bản thiết thực đối với người xuất gia. Vì số trang có giới hạn cũng như thời gian không có nhiều nên người viết không thể trình bày một cách chi tiết về giới luật, vì vậychắc chắn sẽ gặp phải những thiếu sótlỗi lầm, ngưỡng mong Chư vị tôn túcgiáo thọ sư‏ từ bi, hoan hỷ chỉ dạy để tập luận văn được hoàn chỉnh hơn.

3. Cơ sở tài liệu:

Trong quá trình thực hiện người viết đã được kham khảo những tài liệu về giới luật do chư vị Tôn túcHoà thượng, Thượng tọa, Ni trưởng… phiên dịchchú giải để làm cơ sở nghiên cứu cho tập luận văn này. Mục đích là nói lên vai trò của giới luậtliên quan đến sự tồn tại của Phật pháp và đối với người xuất gia như thế nào? Từ đó mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn để nghiêm trì giới luật. Với mục đích ấy nội dung tiểu luận này cũng muốn nhắc lại môỉt lần nữa về sự quan trọng của giới luậttrong đời sống xuất gia.

4. Phương phápnghiên cứu:

Như chúng ta đã biết, trên lộ trình tu tậpgiải thoát thì người xuất gia phải trải qua ba môn Vô lậu học Giới-Định-Tuệ, vì đây là con đườngduy nhất đưa đến Niết bànan lạc.Trong đó, Giới vô lậu học đóng vai trò cơ bản nhất đối với người xuất gia, vì Giới chính là nền tảng cho người xuất gia, là yếu tố quan trọng để sanh định và phát tuệ. Như thế, người xuất giatrước tiêncần phải nghiêm trì giới luật.

Vì bất cứ một tổ chức đoàn thể nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cũng đều phải có một nội quy tuân thủ. Một xã hội muốn thái bìnhthịnh trị thì phải có luật pháp của xã hội đó, mà người xưa đã nói: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, Vậy thì huống chi một đoàn thể tôn giáo mà có thể nói là không có giới luật. Đạo Phật cũng như thế, nhờ có giới luật mới thống nhiếp được Tăng đoàn, nhờ vậy màPhật giáotồn tại ngày càng hưng thịnh đến ngày nay. Vì thế, ta có thể khẳng định rằng trải qua hơn 2500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc Phật giáo tưởng chừng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa, nhưng ngược lại Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển khắp năm châu. Hiện nay sự thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với những tư tưởngtiến hóa của nhân loại đòi hỏi thẩm định lại giá trị của nhiều tư tưởngtriết họcxưa nay, và đương nhiên những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu phản khoa học đều phải tự đào thải trước những văn minhtiến bộ của loài người. Thế mà, tòa nhà cổ 25 thế kỷ của Phật giáo vẫn tồn tại cùng năm tháng sừng sững như cây đại thọ giữa núi rừng trùng điệp. Điều này chứng minh rằng Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trịtinh thầnphong phú, tinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp trong mỗi đời sốngcon người, giáo pháp ấy phải chăng là những chân lý vượt cả không gianthời gian, bao gồm ba tạng kinh, luật, luận. Trong đó Luật tạng được xem là bậc thầy cao cả của đại chúng, như kinh Bồ tát giới viết:

“Giới như đại minh đăng

Năng tiên trường dạ ám

Giới như châu bảo kính

Chiếu pháp tận vô vi

Giới như ma – ni châu

Vũ vật tế bần cùng

Ly thế tốcthành Phật

Duy thử pháp vi tối”.

Nghĩa là : Giới như ngọn đèn sáng lớn, có khả năng tiêu trừ đêm dài tăm tối. Giới như tấm gương quý báu soi thấu hết thảy các pháp. Giới như viên ngọc như ý hóa vật để giúp kẻ nghèo. Muốn được mau giải thoátthành Phật chỉ có giới là hơn hết. Phải chăng đoạn kinh trên đã nghiễm nhiênxác nhận giới chính là nền tảng căn bản, là những nấc thang đầu của đạo quảgiác ngộ, là nền tảng của thiền địnhtrí tuệ, là phao nổi đưa người qua biển khổ sanh tử, là kho tàng vô lượngcông đức, và cũng chính là cửa ngõ duy nhất để vào thành trì Niết bàn.

Kinh Phương Đẳngđức Phật cũng nói: “Giới là cội gốc hết thảy các điều lành”, vì người giữ giới là khuôn khổ làm cho thân, khẩu, ý được trong sạch, ngăn chặn tội lỗi phát sinh, diệt trừthói quen làm việc ác và do nhờ giữ giới  trong sạch thì mới có thể duy trì các thiện pháp. Bởi thế, người tu học Phật không thể khôngam tườnggiới luật, vì giới luật là mạng mạch của tăng đoàn.

Thật vậy, nếu trong sinh hoạtcộng đồngTăng lữ mà không có giới luật làm cương lĩnh thống nhiếp, thì Tăng đoàn sẽ tiêu vong. Cũng như đã nói một quốc gia muốn cường thịnh thì không thể thiếu pháp luật được. Nếu hạnh phúccần thiết cho cuộc sống như thế nào thì giới luậtPhật giáo cũng quan trọng như thế ấy. Như đức Thế Tôn đã dạy :

“ Tỳ ni tạng trụ Phật phápcửu trụ

Tỳ ni tạng diệt Phật pháp diệc diệt”.

Qua đó, chúng ta thấy rằng Giới là nền tảng, là đạo lộ đưa đến môỉt ý hướng phát triển tâm thức, nâng cao phẩm chất đạo đức nơi mỗi cá nhân để làm chất liệu bồi dưỡng cho trí tuệ. Vì bản chất của giới luật là phòng hộ, là bờ đê ngăn cản những dòng nước đục từ bên ngoài các ngõ thân và ngữ tràn vào tâm làm cho tâm tư vẩn đục. Song song đó, giới là suối nguồn thanh tịnh, là nấc thang đầu tiên để bước đi những bước kế tiếp. Ví như một căn nhà được xây dựng bằng một nền móngvững chắc, thì căn nhà ấy sẽ tồn tạilâu dài. Cũng vậy, nếu hiện tạichúng ta sống đúng với giới luật, thì đó là biểu tượng cho chánh pháp được trường tồn, đồng thời cũng nói lên được tinh thầnchấn hưngPhật giáo một cách rõ rệt.

Lại nữa, giới là tâm thanh tịnh, cho nên chữ Giới được định nghĩa là thanh lương, làm cho mình nhẹ nhàng thoải mái, chứ không phải là sự gán ép, bắt buộc khi hành giả muốn có được tâm thanh tịnh thì cần phải lắng đọng những vọng tưởngchấp trước. Cũng như ánh sáng tràn đến thì bóng tối tự tan đi, cho nên hàng ngày, hàng giờ, chúng ta phải cấp tốchành trìgiới pháp của đức Như Lai, đừng để thời gian qua mau rồi uổng phí, thật chí lý thay khi đọc đến 4 câu kệ:

“ Ngày đã tận cần tugấp rút

Giới giữ sao trong sạch như xưa

Định huệ không thiếu không thừa

Lợi ích dân chúng đúng vừa khả năng”.

“Tâm tịnh tức Phật độ tịnh” chúng ta là những người con của đức Như Lai, được tắm mình trong dòng pháp của Ngài. Vì thế chúng ta đừng ngại ngùngthừa hưởng dòng pháp mát dịu đó, tức là chúng ta phải lấy giới luật làm hành trang trên bước đường tu học, chắc chắnhành giả sẽ có một hình tướngtrang nghiêmcộng thêm một tâm hồn tịnh lạc, và việc hành trìgiới luật cũng chính là làm cho mạng mạch Phật pháp kéo dài, hưng thịnh, thế giới hòa bình và chúng sanhan lạc.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1  : THẢO LUẬN VỀ VIỆC XUẤT GIA

“Hủy hình thủ chí tiết

Cắt ái từ sở thân

Xuất gia hoằng thánh đạo

Thệ độ nhất thiết nhân”.

Ngay khi xuất gia vào chùa học đạo đã phải từ xa họ hàngthân thuộc, cha mẹ, anh em, bạn bè để cạo bỏ mái tóc xanh, khoác lên mình mảnh áo hoại sắc, nuôi dưỡng trong lòng một hoài bảo lớn “Hoằng thánh đạo” và “Độ nhất thiết nhân”. Hoài bảo ấy chính là tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề, là một nguồn năng lực rất mạnh, chính nó đã thôi thúcchúng ta đi xuất gianăng lực ấy tiếp tục phát triển trong suốtthời gianchúng ta sống đời sốngxuất gia. Năng lực này giúp chúng ta có thêm sự tinh tấn, dõng mãnh, đủ nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trở ngại và giúp cho chúng tahạnh phúc. Mảnh đất nuôi dưỡng tâm Bồ đề này xanh tốt nhất là khi bước lên nấc thang Tỳ kheo – nấc thang hàng đầu của các chúng, là môi trường thích nghi nhất, để từ đó tâm Bồ đề phát huy hết năng lực đã phôi thai và nuôi dưỡng suốt thời gian làm điệu với đời sống của một Sa di hay Sa di ni.

Tổ Quy Sơn đã nhắc nhở vấn đề này rất khẩn thiết trong văn cảnh sách: “Đã là người xuất gia là phải cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình phải khác tục. Nối thạnh dòng Thánh, hàng phục quân ma để đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi. Nếu không như thế, xen lẫn trong chúng Tăng, lời nói hạnh kiểm vẫn còn hoang sơ, luống hao của tín thí, chỗ đi năm trước, tấc bước không rời, lếu láo một đời, lấy chi nương tựa? Huống nữa, đường đường Tăng tướng, dung mạo dễ xem. Sở dĩ được như thế là do đời trước đã gieo trồng căn lành, nên đời này mới được quả như thế ấy…” Thế nên, ta thấy rằng người xuất gia không phải vì cơm áo, cũng chẳng vì hoàn cảnh, một lòng tha thiết muốn nối thạnh dòng Thánh, độ tận chúng sanh, thì đối với việc bước lênđịa vịTăng bảo quả là niềm khát khao lớn, phải có một ý niệm như  thế, một tâm Bồ đềvững chãi như vậy mới thật sự xứng đáng đứng vào hàng “ Trưởng tử Như Lai”.

Trong hoàn cảnhxã hộitiến bộ ngày nay, một trưởng tửNhư Lai muốn làm nên sứ mạng của Như Lai đã phó thác, thì nhất định phải có vốn kiến thức khá vững vàng về Phật học lẫn thế học. Bởi lẽ, không ai không công nhận là về phương diệntinh thần, giáo lýđạo Phật đã nuôi sống nhân loại trên hơn hai ngàn năm nay, và hình ảnh người xuất gia – những người trưởng tửNhư Lai, từ đời này sang đời khác đã không ngừng nói lên cái thật, cái tốt đẹp của cuộc đời. Từ Hương Hải trên dải đất hẹp của xứ Đàng Trong, cho đến Bách Trượng với đỉnh cao của núi, dưới biển trên non, nơi nào có linh khí của đất trời, nơi đó có cuộc sống an nhiêntự tại của các Ngài. Lý tưởng của người xuất gia là một cuộc dấn thân trọn vẹn cho mục đích giải thoát cho chính mình và cho tha nhân. Không có gì khác hơn ngoài tâm ấy, nguyện ấy. Hễ có một ngày để sống thì cũng sống vì chuyện ấy, mà có cả một đời để sống thì cũng dành hết tất cả nỗ lực, sức bình sanh cho việc xuất gia mà thôi. Không hơn và không kém, chúng ta cứ suy nghĩ cho thật kỹ đi, rồi chúng ta cùng lên đường, bây giờ hay mai sau, lúc nào cũng được. Và để ca ngợi về công hạnh của người xuất gia, đức Điều NgựGiác Hoàng có lời kệ rằng: “Phù thế gian tối quý giả, bất như xả tục xuất gia. Nhược đắc vi tăng, tiện thọ nhân thiêncúng dường, tác Như Lai chi sứ giả, dữ Hiền Thánh chi tôn thân”.

Tạm dịch là:

Thế gian cao quý hơn người

Sao bằng xả tục, sống đời xuất gia

Làm Tăng, sứ giảPhật đà

Trời người cung dưỡng, Thánh là tôn thân”.

Vì sao người “ Xả tục xuất gia” lại được xem là bậc “Thế gian tối quý”? Để xứng đáng là sứ giả của Như Lai, là tôn thân của các bậc Hiền Thánh, không hổ thẹn khi lãnh thọ sự cúng dường, hàng xuất gia phải có một nếp sốngphạm hạnh “Bạt tục siêu quần” như thế nào? Vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi chúng tatiếp tụctìm hiểu về phần định nghĩa xuất gia.

1 . Định nghĩa xuất gia :

Xuất gia (Nekkhamma) có nghĩa là khước từ những điều hạnh phúc nhất của thế gian để chọn lấy đời sốngtu sĩ, cũng có nghĩa là tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấpNiết bàn bằng cách thực nghiệm con đường Giới – Định – Tuệ.

Kinh tạng Nikàya thường mô tả: Xuất gia là cạo bỏ râu tóc, từ bỏgia đình, sống không gia đình, sống trong pháp và luật của đức Thế Tôn. Đời sốngxuất gia còn được gọi là đời sốngphạm hạnhphạm hạnh ở đây chỉ cho sự cố gắng liên tục để hướng đến sự thanh tịnhtối thượng, sự đoạn tận mọi thứ bất tịnhnhiễm ô, sự chế phục đối với những nhu cầu khát vọng của cuộc sống thế tục. Theo kinh điển Đại thừa, danh từ Xuất gia có ba nghĩa :

1.  Xuất thế tục gia : Là ra khỏi ngôi nhà thế tục, từ bỏ mọi sự trói buộc của người thân, sống đời sống của vị Tỳ kheo bằng cách tu hành và thanh lọc thân tâm.

2.  Xuất phiền não gia : Là ra khỏi căn nhà phiền não, nhiễm ô.

3.  Xuất tam giới gia : Là vị Tỳ kheo phải nỗ lựctu hành để vượt ra khỏi ba cõi, dục giới, sắc giớivô sắc giới.

Ở bình diện triết lý, ba ý nghĩaxuất gia trên được hiểu một cách thiết thực, cụ thể hơn, người xuất gia phải đoạn trừ mọi sự trói buộc của sợi dây tình cảm gia đình và phải dứt bỏ mọi sự ước muốn của lòng tham áichấp thủ. Một người mong ướcxuất gia là vì vị ấy nhận thức được rằng tất cả mọi vật chất xa hoa đều là hư ảo, vô thườngbiến hoại. Chính vì nhận thức được như thế, nên hành giả tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệp, danh vọng của cuộc đời, chấp nhận một cuộc sống tu hànhđơn giản, bình dị về vật chất để đạt đượcmục đích cao thượng và giải thoát. Do vậy, đời sốngxuất gia phải là đời sốnghoàn toànthanh tịnh. Người ấy phải là một người luôn mang lại hạnh phúc cho tự thân và tha nhân. Kinh Đại Phương TiệnBáo Ân có đề cập về sự xuất gia như sau: “Việc xuất gia khó khăn, cắt ân ái, từ dục vọng, cô thân chích ảnh đi trên đường giác ngộ, hiến cả đời mình cho một mục đíchduy nhất: “Hoằng pháp lợi sanh” – Việc xuất giacần phảinăng lực, một năng lực vĩ đại lắm, kiên cố lắm mới làm nổi việc của người xuất gia, cái việc bỏ mình vì người. Năng lực ấy không ai không có, nhưng không có cái gì mà không có nguyên nhân , năng lựcxuất gia không phải khi không mà có được. Nó là cả một sự điêu luyện. Với người xuất gia thì không điều gì khó, nhưng vì không có điều gì khó nên phải có một năng lực rất lớn và chắc. Chúng tathường haythói xấuỷ lại, kém tự tin, rồi khổ sở, chúng ta mới tìm đến đạo pháp. Chúng ta làm như muốn trốn nắng thì núp vào bóng cây, mà đâu hay biết rằng đạo Phật là phải đem thân mình che nắng đỡ mưa cho người…”. Qua đó, chúng ta thấy rằng sự xuất gia rất khó, đòi hỏi phải có một sức mạnhchịu đựng thật vĩ đại và kiên cố vượt khổ thì mới làm được. Đời sống của bậc xuất giatự do và cao cả, như trời xa thăm thẳm, mà chính sự  thanh lọc bên trong đời sống gương mẫu làm cho người xuất gia trở nên trong sạch. Sự đổi thay hay sự thanh tịnhthuần khiết được thấm đượm từ trong ra ngoài, chứ không phải từ ngoài vào trong. Người xuất giađi theocon đườnggiác ngộ, có tinh thần cầu giải thoát, chí khí của bậc trượng phusiêu việt, bỏ thế tục đi trên con đườnggiác ngộ – là con đườngtự lợi, lợi tha. Con đường thoát vòng luân hồi sanh tử cho mình và tiếp tụchoằng dương chánh pháp để dìu dắt người khác cũng được giải thoát như mình. Chính vì có sự nhận thức như vậy, chí nguyện như vậy cho nên mới dám hủy bỏ hình thể thế gian để tiến bước trên con đường cao rộng. Đạo Phật thẳng, người xuất gia phải thẳng, đạo Phật rộng, người xuất gia phải rộng. Cũng như mặt trời phải cao nhất thì ánh sáng mới bao phủ hết thảy vạn vật.

Thật vậy, người xuất gia thấy muôn loài chịu đau khổ nên họ phải vận dụng năng lực của mình để sáng tạo ra một cảnh trời giải thoát. Giải thoátmục đích cao đẹp, lợi tha là hành động hợp lý. Người xuất gia chỉ biết sự cao đẹp và sự hợp lý ấy mà hành động. Điển hình như trong Luật Thiện Kiến, đức Phật từng khen ngợi rằng:

“Lành thay bậc Đại trượng phu

Biết rõ cõi thế vô thường

Bỏ tục hướng đến Niết bàn,

Công đức thật khó nghĩ lường”.

Như thế, người xuất gia phải có đại căn, đại tríđại nguyện mới thực hiện được ý nghĩa của xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và xuất tam giới gia. Đồng thời phải đạt đượcgiới thểthanh tịnhgiới đứctrang nghiêm mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của người con Phật.

2 . Mục đíchxuất gia :

Người xuất gia là những người mẫu mực để làm chỗ dựa tinh thần xứng đáng cho tín đồ, làm gương sáng cho đời và làm lợi ích cho xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Vì họ giữ gìngiới luậtthanh tịnh, tất nhiên được giới đứctrang nghiêm, thành bậc mô phạm của mọi người. Khi tư duy, nói năng hay làm bất cứ việc gì, chắc chắn đều đem lại những lợi ích cao thượng và thiết thực cho tất cả. Vì vậy, mục đích của người xuất gia là “Hoằng pháp lợi sanh” để đi đến vô thượng giác. Mục đích ấy không phải người xuất gia chỉ làm trong một đờiđạt được, trái lại phải đời đời, kiếp kiếphoằng pháplợi sanh, tự giác, giác tha, giác hạnhviên mãn, thì mới có thể đạt đến tri giácvô thượng. Tuy vậy đời đời, kiếp kiếp đều lấy sự xuất gia của đời này làm cơ bản. Nếu nền móng không chắc chắn thì nhà cửa xiêu vẹo, cũng vậy, sự xuất gia với mục đích không chân chánh thì sẽ không thành tựu được điều gì cả. Cho nên, người xuất gia phải nhận thức rõ và quyết chítheo đuổimục đíchvô thượng của mình. Một người xuất gia với động cơ chân chánh là người đã nhận thức được sự thật khổ đau của cuộc sống, họ nhận thức được rằng cuộc sống này là giả tạm vô thường. Mọi vật trên thế gian này đang bị các ngọn lửa tham, sân, si, sầu bi, khổ não… thiêu đốt và vị ấy mong cầu thoát ra khỏi ngọn lửa ấy bằng cuộc sống phạm hạnh.

Mục đích của người xuất gia là mong muốn đạt đượchạnh phúcgiải thoát đích thực ngay tại đời này và nhiều kiếp về sau. Đức Phật là người đã thành đạtmục đích ấy và đã chỉ dạy lại cho con ngườiphương cách đi đến mục đích cao thượng đó. Nghĩa là, Ngài đã chỉ dạy cho hàng đệ tử thấy được giá trị đích thực của đời sốngxuất gia, ấy là một đời sống giải thoát.

Vậy hàng xuất gia muốn đạt đượcmục đíchtối hậu như đức Phật, vị ấy phải sống một đời sống mẫu mực trọn vẹn của một thánh giả A-la-hán, nó bao gồm bốn sự thanh tịnh sau:

1.  Sự thanh tịnh về việc giải thoátluật nghi:

Nghĩa là vị ấy có khả năng đề kháng và chống giữ những dòng nước lũ ô nhiễm từ bên ngoài ngang qua các hành vi của thân, ngữ và ý tràn ngập vào tâm và làm cho tâm dơ bẩn.

2.   Sự thanh tịnh về phòng hộ căn môn:

Tức là khả năng kiểm soát các giác quan, sáu cánh cửa mà sự ô nhiễm có thể đi vào tâm.

3.   Sự thanh tịnh về phương tiện sống:

Tức sống theo bốn truyền thống của chư Phật, gọi là bốn thánh chủng gồm :

a)    Ba y và bình bát.

b)   Sống khất thực.

c)   Ngủ nghỉ dưới gốc cây.

d)   Dùng dược phẩm trị bệnh.

4.    Niệm thanh tịnhđời sốngthanh tịnh:

Là người ấy luôn luôn chánh niệm và tỉnh giác trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của mình. Mỗi bước đi của một Tỳ kheotrong đời sống mẫu mực trên là mỗi bước đi ra khỏi các tác nhân gây ra sự rối loạntâm lý, bước vào an lạc hạnh phúc của tâm giải thoáttuệ giải thoát. Rõ ràng cuộc sống thanh tịnh nương vào bốn thánh chủng trên là một cuộc sống đặt trên nền tảng của Giới, Định, Tuệ. Đây là con đường độc nhất đưa ta đến giải thoátNiết bàn.

Giới, Định, Tuệ là ba thành tố của con đường trung đạođức Phật đã tự khám phá ra. Hay nói cách khác, tam học này là ba mặt của một thực thểgiải thoát. Vì thế, khi hành giả sống đúng con đường trung đạo này chính là đang từng bước nắm giữ hạnh phúcchân thật và tiến vào cánh cửa của Niết bàn. Giới – Định -Tuệ là ba điều không thể tách rời nhau, mỗi khi ta đề cập đến giáo lýPhật giáo. Ba pháp này cũng luôn luôn hiện hữu mỗi khi một trong ba pháp ấy được áp dụngtu tập. Do vậy, khi đề cập đến một tức đã bao hàm cả ba thứ trên rồi.

Khi đã nói tam vô lậu học là ba mặt của một thực thểgiải thoát, thì trong Giới vốn đã có Định, Tuệ. Trong Định vốn đã có Giới, Tuệ và trong Tuệ vốn đã có Giới, Định. Mức độ thăng hoa của một trong ba chi phần này luôn luôn có liên quan đến hai phần kia. Có tuệ thì ta mới biết đâu là chánh giới, có tuệ mới ổn định được tâm. Càng thực hiện Giới, tức hành giảthực hiện các qui luật tự nhiên và càng hiểu về thực tại, từ đó hiểu rõ được tâm. Khi ta ổn định được tâm thì tâm hoàn toànthanh tịnh vậy.

3. Những nguyên tắc cần thiết cho người xuất gia :

Vì hiểu rằng đời là khổ, vô thường, không có một bản ngãbất biếnthường hằng nên người tu sĩPhật giáo luôn tinh tấn tu tậphành trìgiới pháp để mong giúp mình, giúp người diệt khổ. Đó là phẩm chất của một Tỳ kheo, do hành trìgiới luật được thăng tiến trong quá trình tu tập. Sự việc này được ghi nhận qua hình ảnhđức Thế Tôn với những nhận xét của ngoại đạo như sau: “Sa Môn Cồ Đàm đã dứt bỏ việc gây hại cho đời, đã mất hẳn các khuynh hướng gây hại ấy. Ngài đã gạt bỏ gậy gộc và gươm giáo, Ngài sống một cách nghiêm hòa tràn đầy khoan lượng lòng từ bi, mong muốn hạnh phúc cho chúng sanh. Ngài đã dứt bỏ việc lấy của người khác, đã mất hẳn cái khuynh hướng lấy của mà người khác không cho mình. Ngài nhận những gì trao cho Ngài và sẵn sàng đem cho những thứ ấy, Ngài sống bằng tấm lòng chân thật thuần khiết…”  [1, 4]. Đó là những phẩm chất cao quý của đức Phật làm gương mẫu cho Tăng đoàn – Phẩm chất ấy được thể hiệntrong đời sống hàng ngày của mỗi Tỳ kheo. Hình ảnhhiền hòa, thanh bần của chư vị đã trở thànhthân thuộc đối với mọi người. Nên có bài kệ rằng:

“Ở chốn trần ai chớ nhiễm trần

Chuyên cầntrì giới luyện tâm thân

Lo tu lắng định lòng mình trước

Đuốc tuệ sau này rọi thế nhân”.

Thật vậy, cuộc sống thanh bạchgiới hạnh là nền tảng nâng cao phẩm giá của người xuất gia, bởi mục đích cao thượng của người xuất giagiải thoátgiác ngộ. Tuy nhiên, là những người đang tập sự làm Phật, cho nên hàng đệ tửNhư Lai tính tình mỗi người một khác. Có người do nghiệp chướng sâu dày hoặc hoàn cảnh không đồng nhau, vì vậy khó có thể điều phục được trong cuộc sống. Ngay thời Phật còn tại thế, vẫn có nhiều Tỳ kheo phạm lỗi lầm, huống gì vào thời mạt pháp ngày nay ắt khó có thể tránh được sự xáo trộnphiền toáitranh chấp xảy ra. Vì thế, để tạo điều kiệnsinh hoạthòa hợp của chư Tăng, đức Thế Tôn đã chế ra sáu nguyên tắc sống hòa hợp còn gọi là sáu Pháp hòa kính. Sáu pháp này được diễn đạt như sau:

1.  Thân hòa đồng trụ :

Tức thân cùng sống chung một chùa, một tập thể cần phải hài hòa cởi mở, thuận thảovới nhau như sữa hòa với nước. Chúng ta phải chấp nhận cuộc sống tập thể nương với nhau để tiến tuđạo nghiệp và tạo sức mạnh của “Đức chúng”, kết liền nhau thành một khối giới đức, mang hương giới đến cho tất cả mọi người, hầu lấy đó làm đoàn thể mô phạm, là điểm dựa tinh thần cho tất cả chúng sanhquy ngưỡng. Có như vậy hàng tu sĩPhật giáochúng ta mới thật sự là người “Hành Như Lai sự” một cách triệt để, đưa giáo pháp ngày càng trở nên sáng rạng và trường tồn.

2.   Khẩu hòavô tránh :

Là dùng lời nóinhã nhặn, thể hiện rõ nét một con ngườivăn hóađạo đức. Người tu sĩ sống chung trong đoàn thể Tăng già, nếu khôngáp dụng được “khẩu hòa vô tránh” thì thành phần ấy đã phá hòa hợp Tăng, vì đó là hành động gián tiếp gây tổn thương đến uy tín hay thanh tịnh của Tăng đoàn. Thế nên tục ngữ có câu:

Miệng hòa lời nóidịu dàng

Ôn tồn chân thật lại càng quý hơn

Khuyên ai chớ nói xa gần

Đừng lời khiêu khích gợỉi phần hơn thua

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

3.   Ý hòa đồng duyệt :

Trên sự sống chung mọi ý tưởng đều được hài hòa, cởi mở vui vẻ và nhu hòa mang tính từ áikhoan dung, vị thahỷ xả. Như thế thì thân và khẩu mới đem niềm vui cho mọi người. Bằng ngược lại, nếu ý nhỏ mọn tỵ hiềm ganh ghét, cố chấp hay để tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến hoành hành thì nhịp cầu cảm thông khó bắt được và đây chính là đầu dây của mọi thứ tranh chấp. Điển hình là sau khi đức Phậtnhập diệt, Tăng đoàn của Ngài chỉ vì bất đồng quan điểm về giới luật mà phân ra thành hai bộ phái.

4.  Giới hòa đồng tu :

Tức sự giữ gìngiới luậtthanh tịnh, trang nghiêmphạm hạnh giúp đỡ khuyến tấn, khuyên bảo cho nhau. Khi hành, trụ, tọa, ngọa thân, khẩu, ý đều quy nhiếp trong giới luật, ai cũng cố gắnghòa hợpthanh tịnh để tạo sức mạnh tinh thầngiải thoát. Giới luậtphương tiện cho đạo nghiệptu hành, như  người cư sĩ có 5 điều phải tránh, hàng xuất gia có 10 giới hoặc 250 hoặc 348 giới, tất cả đều chỉ ba nghiệp thân – khẩu – ý của người xuất gia gây tạo. Giới luật hòa nhau nghĩa là đồng y theogiới luật của Phật chế ra mà tu tập và không thọ giới pháp của ngoại đạo.

5.   Kiến hòa đồng giải :

Tức cùng nhau nâng caotrình độhiểu biết để có văn tư rồi mới tu, nhân đó mới có Giới, Định, Tuệ… Tất cả những hiểu biết về giáo pháp phải được đem ra giải bày, khai mở tâm trí cho nhau. Không nên “Lậu pháp” và bỏn xẻn giữ riêng cho mình những sự hiểu biết về giáo pháp mà mình đã khám phá ra. Người ta kiến giải tức là sự nhận thức về một vấn đềsáng tỏ, phải đem chia sớt, giảng nói để cùng nhau học tập. Nếu có ai hiểu sai giáo lý thì mình phải thật lòng ôn tồn giải bày cương quyết, để người từ bỏtà kiếnquay vềPhật đạo.

6.     Lợi  hòa đồng quân :

Khi có tài lợichúng ta phải đem phân chiađồng đều, cùng nhau thọ dụng, không được chiếm đoạt của riêng cho mình. Ta thấy rằng của cảivật chất đối với người tu hành không phải là vấn đề quan trọng. Tuy nhiênsử dụngtài lợi một cách bất hòa thì chắc chắn sẽ gây ra những thắc mắc không tốt đẹp. Do vậy, Tăng đoàn luôn luôn tỉnh giác, biết rõ mọi vật thực đều là phương tiện, không thể đưa ta đến chân trời giải thoát. Vì vậy, chúng ta không nên tham đắm lợi lộc và phải lợi hòa đồng quân mới có thể xoá bỏ được ngã và ngã sở. Có lợi hòa đồng quân thì chúng ta mới san bằng được mọi hầm hố chia sẻ bất công giai cấp trong xã hội, trong Tăng đoàn và trong môn tự, nhằm kiến tạo một nếp sống  thánh thiện, an vui.

Vậy Lục hòa là sáu điều luật, xét trên phương diệnchân đế nó cô đọng cả một kho tàng luật tạng và giúp hành giả tiến đến con đường Giới, Định, Tuệ. Xét về phương diệntục đế thì nó là tinh thần đoàn kết, hòa hợp an vui trong Tăng đoàn. Nếu một quốc gia, một thế giới hay đối với một môi trường nào cũng vậy, Lục hòa chính là yếu tố nhằm giúp tồn tại sinh mạng con người. Vì thế, Cổ đức dạy rằng: “Tăng già lấy lục hòa làm gốc. Giải thoát lấy giới luật làm đầu”. Nguyên tắc “Lục hòa” nầy không chỉ áp dụng để có kết quả tốt đẹp trong Tăng chúng, mà nó còn được áp dụng cho bất cứ một tập thể sinh hoạt nào. Nguyên tắc ấy vừa đầy tình thương, đầy nhân cách, đầy công bằnghợp lý và còn có thể áp dụng cho cả hàng nam, nữ cư sĩtu tập nữa. Để duy trìđời sốngthanh tịnh, hòa hợpvới nhau giữa các hàng Tỳ kheo, ngoài pháp Lục hòa đã đem lại sự tương ái, tương kính, hòa hợpnhất trí trong Tăng chúng, đức Thế Tôn còn chế ra bảy Pháp Diệt Tránh để dập tắt các cuộc tranh cãi, bảy pháp ấy được tóm lại như sau: “Luật về sự hiện diện gọi là hiện tiền tỳ ni, luật về không si mê gọi là bất si tỳ ni, luật về sự thú nhận gọi là tự ngôn trị, luật về đa số gọi là đa nhân mách tội, luật về tìm tội tướng gọi là tội xứ sở và luật về sự trải cỏ ra gọi là như thảo phú địa”. Bảy pháp diệt tránh là bảy cách chấm dứt sự tranh cãi của chúng Tăng, bắt buộc chư Tăng phải hành trì. Đối với tự thân, khi tránh sự phát triển với chính mình thì phải trừ diệt đúng theo các pháp diệt tránh đã định. Thứ nữa là chấm dứt sớm các mầm móng đưa đến suy sụp, đổ vỡ trong Tăng chúng, cũng chính là phục hồi nguyên thể thanh tịnhhòa hợp của Tăng đoàn mau chóng được hưng thịnh, duy trìdiệu pháp làm lợi lạc, mang lại hạnh phúc cho chư thiênloài người.

Cũng vậy, đức Phậtchế giới là để Tăng chúng trong hiện tạisinh hoạt được an ổn và để ngăn ngừa các hiện tượng xấu xảy ra về sau. Bởi không có sức tàn phá nào ghê gớm bằng những con siêu vi trùng nằm trong thân thểchúng ta, và cũng không có gì đáng sợ bằng những con người đội lớp mang danh trong vỏ sò đạo đức. Vì thế, ngạn ngữ phương tây có câu: “Không phải gai bên đường làm đau chân anh, mà chính là hạt sạn trong giày anh đang mang đó”.

CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ GIỚI LUẬT

1. Nguyên nhânđức Phậtchế giới :

Trong bài tựa Giới kinh có đoạn:

“Nay diễn pháp Tỳ ni

Cho chánh pháp hằng còn

Giới như bể không bờ

Như báu cầu không chán

Muốn hộ trìchánh pháp

Chúng hợp nghe tôi tụng…”

Phàm muốn ra khỏi biển sông mê, bước lên bờ giác, muốn từ bỏ cuộc sống triền phượctối tăm để đạt đượccảnh giới Niết bàn, thì hành giả phải nghiêm trì tịnh giới. Vì Giới chính là bước thang đầu của quả giác ngộ, là nền tảng của thiền địnhtrí tuệ và cũng là kho tàng vô lượngcông đức. Vì thế, những ai thường thao thức cho sự nghiệpgiải thoát của chính mình và sự tồn tạivĩnh cửu của đạo Phật thì phải nghiêm trì Giới luật. Bằng ngược lại chúng ta đã làm lu mờchánh phápbản thân bị sa đọa trầm luân. Điển hình là giới luậtPhật giáo trong những năm đầu sau khi đức Phậtthành lậpTăng đoàn, các vị Tỳ kheo là những bậc thánh Tăngsinh hoạtthanh tịnh trong chánh pháp. Giới luật lúc bấy giờ chính là sự huấn dụ, khuyên bảo nhắc nhở của đức Thế Tôn đã được chư vị áp dụng một cách tự nhiêntrong đời sống hàng ngày. Cụ thể vào năm thứ ba sau ngày Phật thành đạo, Ngài đã đọc bản Ovàda Pàtimokkha lần đầu tiên trước hội chúng 1250 vị Tỳ kheo, vào ngày trăng tròn khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm ấy.    [15, 131]

Đó là bài tụng mang ý nghĩa rất đơn giản mà lại đượm nhuần hình ảnh thanh cao trong vấn đềhộ trìtam nghiệp:

“Khéo giữ gìnlời nói

Tự trong sạchý chí

Thân không làm điều ác

Ba nghiệp được thanh tịnh

Thực hành được như thế

đại đạo tiên nhân”.

(Bản dịch của  HT Trí Thủ)

Dần về sau, trong Tăng đoànxuất hiện nhiều thành phầnxuất gia với động cơ không chân chính, do đó đã xảy ra trường hợp nhiều Tỳ kheo thiếu kỷ luật, sống buông lungvi phạm tịnh hạnh… khiến cho Tăng chúng bị mang tiếng xấu lây và gây ra nhiều mâu thuẩn. Để giải quyết những vấn đềrắc rối ấy, Thế Tôn đã chế ra Giới luật nhằm đối trịlỗi lầm, ngăn chặn những hành vibất thiện sắp vi phạm, đồng thờilấy lạiuy tín cho Tăng đoàn. Trong kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn, quyển hạ nói: “Tôn giả Văn Thù Sư Lợibạch Phật:Bạch đức Thế Tôn, người tà kiếnđời sau sẽ phỉ báng rằng nếu đức Như Lai là bậc Nhất thiết trí, tại sao phải chờ chúng sanhphạm tội rồi mới chế giới?”.

– Phật dạy: “Nếu ta chế giới trước khi có vi phạm, thì người đời sẽ phỉ báng ta”. Họ bảo rằng: “Tôi không gây tội sao lại cưỡng ép ra giới luật?”.

Đó không phải là Nhất thiết trí, như thế là Như Lai không có tâm từ bi, không lợi lạc, không bảo bọc chúng sanh. Như người không có con lại nói rằng sẽ sinh con vào ngày giờ ấy, chuyện ấy không thể tin vì không chân thật. Nếu thật sự thấy đứa con người ta mới tin. Cũng thế, này Văn Thù Sư Lợi: “Tội chưa làm, trời chưa thấy thì làm sao chế giới được? Cho nên cần phải thấy rõ tội phạm, rồi sau mới chế giới. Này Văn Thù Sư Lợi, như y sĩ biết rõ nguyên nhân tật bệnh và biết có thuốc để trị bệnh ấy”.     [7, I, 118]

Lại nữa, có lần Tôn giả Xá Lợi Phất thắc mắc về Phật phápcửu trụ hay không vào thời chư Phật quá khứ, Ngài được đức Thế Tôn đáp: “Vì không dùng giới luật để nhiếp hóa nên bị gió thổi bay tứ hướng”. Ví như trên chiếc bàn trải nhiều loại hoa, đem đặt ở ngã tư đường, gió từ bốn phương thổi đến hoa tùy theo gió mà bay tứ tán, tại vì không có dây buộc nó lại. Nếu dùng giới pháp nhiếp hóa thì Phật pháp sẽ được cửu trụ, như các đóa hoa rải trên mặt bàn dùng chỉ xâu lại, tuy bị gió thổi nhưng không phân tán. Sau đó, tôn giả Xá Lợi Phất liền thỉnh đức Thế Tônkiết giới, Phật nói Phật tự biết thời, nếu Tỳ kheolợi dưỡng, vì được danh xưng được nhiều người biết, vì tài nghiệp v.v… lúc đó sanh ra pháp hữu lậu thì Phật sẽ chế giới để đoạn trừ pháp hữu lậu ấy. Theo truyền thống chư Phật thiết lậpGiới luật chỉ khi nào cần thiết và hội đủ nhân duyên, cho nên khi có một hiện tượngvi phạmđời sống thanh cao, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho Tăng đoàn, lúc bấy giờ Thế Tôn mới thiết lậpgiới luật. Như vậy, giới luậtThế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”, nghĩa là nhân có người vi phạm Phật mới chế và những người ấy có thể thay đổi tùy theothời gianquốc độ khác nhau.

Trong luật tạng có ghi: “Một lần các Phật tửngoại đạochê trách các vị Tỳ kheo đứng mà tiểu tiện, cho rằng cung cách đó là thô tháo, thiếu lịch nhã ”. Khi sự việc được trình lên đức Thế Tôn, Ngài dạy: “Vậy thì từ nay các Tỳ kheo ngồi mà tiểu tiện”. Nhưng khi đến một quốc độ khác, khi thấy chư Tăng ngồi tiểu tiện, ngoại đạo lại cho rằng: “Các đệ tử của Thế Tôn toàn là nữ giới” và sự việc này được bạch lên Thế Tôn, Ngài lại dạy: “Nếu thế thì đứng mà tiểu vậy”. Đây là một trường hợp điển hình nói lên tính linh động và cởi mở của Giới.

Giới luật được Thế Tôn chế vào năm thứ 13 sau khi Ngài thành đạotrải qua ba giai đoạn:

* Giai đoạn thứ nhất: Tôn giả Tu-đề-na, con trai của Thôn trưởng Ca-lan-đà, vị này nổi tiếng là vị Tỳ kheotinh cầnchánh hạnh. Do yêu cầu của mẹ là phải để lại một đứa con để nối dõi tông đường, nên Tôn giả đã hành dâm với vợ cũ. Sau việc ấy, Tôn giảcảm thấyxấu hổbức bách trước những Tỳ kheothanh tịnh nên thú nhận với chư Tăng. Chư Tăngbạch Phật, Phật quở trách và chế định: “Tỳ kheo nào phạm bất tịnh hạnh, hành phápdâm dục,Tỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung”.

* Giai đoạn thứ hai: Một Tỳ kheo chán nản đời sốngphạm hạnh, về nhà hành dâm với vợ cũ, vì trong giới Phật chế không nói đến trường hợp chán nản đời sốngphạm hạnh. Do đó, đức Phật chế thêm: “Tỳ kheo nào đã thọ trìhọc xứchấp nhậnđời sống của Tỳ kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lộ, hành dâm dụcTỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di, không được sống chung”.

* Giai đoạn thứ ba: Một Tỳ kheo sống trong rừng bị thiên ma nhiễu loạn, nên đã hành dâm với con vượn cái, nghĩ rằng giới luậtThế Tôn chế không nói trường hợp cùng với súc sanh. Thêm một lần nữa Thế Tôn lại chế: “ Tỳ kheo nào đã thọ trìhọc xứchấp nhậnđời sống của Tỳ kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lồhành phápdâm dục, cho đến cùng với loài súc sanh, Tỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung”.     [13, II, 84-85]

Sau đó, Thế Tôn nói rõ 10 lý do để giới được thiết lập :

1.   Để Tăng chúng được cực thịnh.

2.   Để Tăng chúng được an ổn.

3.   Để kiềm chế các Tỳ kheo khó kiềm chế.

4.   Để các Tỳ kheo sống được an ổn.

5.   Để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại.

6.   Để chặn đứng các lậu hoặc ngay trong hiện tại.

7.   Để đem lại tịnh tín cho những người không tin.

8.   Để làm tịnh tíntăng trưởng cho những người có lòng tin.

9.   Để chánh pháp được tồn tại.

10.  Để giới luật được chấp nhận nhằm hướng đến giải thoát.

Khi đức Thế Tôn mới nhập diệt, những vị thánh Tăng do thấu triệtchân lý nên bình tĩnh đón nhận những lời dạy trên, còn những vị khác thì khóc lóc, vật vã kêu la… Nhưng cũng có những Tỳ kheo do không hảo tâmxuất gia như Bạt-nan-đà thì cảm thấy rất sung sướng và nói rằng: “Chúng ta đã giải thoáthoàn toàn vị Đại sa môn ấy, chúng ta đã bị phiền nhiễu, quấy rầy với những lời làm như thế này không hợp với các người, nay những gì chúng ta muốn thì chúng ta làm”.    [1, I, 677]

Lời này truyền đến tai tôn giả Ca-Diếp, Ngài cảm thươnglo nghĩ: “Nếu quả thật như vậy, tinh thầncông đứccứu thế của Phật giáo nhân vì đức Thế Tônnhập diệt mà cũng theo đó kết thúc sao?”. Nên sau khi làm lễ trà tỳđức Thế Tôn xong, Trưởng lão Ca-Diếp liền triệu tập 500 vị A-la-hán tại hang Thất diệp để kiết tập kinh luật. Trong hội nghị ấy, Ngài Ca-Diếp làm chủ tọa, Tôn giả A-Nan trùng tuyên kinh tạng, Ngài Ưu-ba-ly tuyên đọc Luật tạngtrải qua 80 lần, nên gọi là Bát thập tụng luật.

Rồi 100 năm sau, khi trưởng lãoDa Xá đến Phệ-xá-ly thấy nhóm Bạt-kỳ chủ xướng mười điều phi pháp, lo sợ Phật pháp sẽ bị suy tàn, trưởng lão hội họp các vị tôn túc để chấn chỉnh lại giới luật. Đây là lần thứ hai kiết tậpLuật tạng.

Qua những việc trên, ta thấy rằng đức Thế Tôn ra đời vì mục đích giải thoátchúng sanh ra khỏi sanh tửtrầm luân, nên giới luật của Ngài không có tính cưỡng chế mà hoàn toànvì lợi íchan lạc của chúng đệ tử. Chính nhờ những giới pháp đó nên Thế Tôn đã tu hành đạt thành Thánh quả và đem truyền dạy cho chúng sanh để xem như đó chính là giới thânhuệ mạng của tự thân. Bởi vậy, trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã ân cầndi giáo: “Sau khi ta diệt độ, các ngươi phải tôn trọng trân quý Ba-la-đề-mộc-xoa, như người đi trong đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo được của báu. Phải biết pháp này là Thầy của các ngươi, dù ta có trụ ở đời cũng không có gì khác”. [10, 328]Con đườngđức Phật chỉ dạy là tất cả, lời dạy dỗ khuyên răn được xâu kết lại qua kinh luật. Toàn bộgiáo lý ấy dùng làm duyên để đưa đến sự giải thoátNiết bàn. Do vậy là người tu hành, trước hết phải giữ giới để thân tâmthanh tịnh, không bị mọi vọng nhiễu khuấy động, do công phu đó mà trí tuệ phát sinh, thấu suốt được chân lý của thế gian, diệt trừ được mọi nghiệp khổ. Như trong kinh Pháp cú, câu 275 có dạy:

“Nếu ai theo đường này

Đau khổ được đoạn tận

Ta chỉ dạy con đường

Với chí gai chướng diệt

Hãy tự nhiệt tâm làm

Như Lai chỉ thuyết dạy

Tự hành trì thiền định

Thoát trói buộc ác ma”.

2. Định nghĩa giới luật :

Sở dĩđức Phậtchế giới nhiều là vì chúng sanh quá nhiều nghiệp, mỗi giới ứng hợp mỗi nghiệp. Để hiểu và thực hành đúng giới luật trước hết phải hiểu rõ nghĩa của danh từ Giới luật.

Chữ Luật thường ghép cùng với chữ Giới nên gọi là Giới Luật, Giới là một trong ba pháp học Giới – Định – Tuệ, còn gọi là Tam vô lậu học nghĩa là nương vào trong ba pháp học này mà hoá giải được phiền não, siêu phàmnhập Thánh, an lạcgiải thoát. Thực hành ba pháp học này không còn bị rơi rớt vào trong ba cõisáu đường. Quả vịVô thượng chánh đẳng chánh giác của đức Phật cũng y vào nơi huệ mạng mà thành, nên có thể nói trí tuệ phát sanh ra từ nơi thiền định, thiền định có được là do nơigiữ giới. Người học Phật chân chánh cần phải tu pháptam vô lậu học đó là then chốtduy nhất của người thật tu, thật học, muốn được giải thoát, cũng như cái đỉnh có ba chân, thiếu một không thể đứng vững được. Nhưng trong đó, giới học là điều căn bản “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”. Vậy Giới là răn cấm, ngăn ngừa các điều quấy, dứt trừ các điều ác (phòng phi chỉ ác) và làm điều thiện.

Luật: Dịch từ ngữ Vinaya, nghĩa là các nguyên tắc, các quy luật.

Có thể nói, Giới là Luật, nên gọi là Giới Luật, gồm những danh từ khác nhau nhưng đồng thể. Tiếng Phạn gọi là Tỳ-ni hay Tỳ-nại-da (Vinaya), Trung Hoa dịch là Diệt, vì có ba nghĩa:

1.  Dứt nghiệp quấy của thân, khẩu ý.

2.  Dứt phiền não tham, sân, si, tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng huệ.

3.   Được quả tịch diệtNiết bàn.

Lại cũng dịch là điều phục, vì điều luyện ba nghiệp thân, khẩu, ý để chế phục các ác hạnh, cũng dịch là Thiện trị, vì khéo tự trị các ác hạnh của chính mình và điều phục hết thảy các điều ác cho chúng sanh.

Giới: Tiếng Phạn là Sìla – Sìla theo nguyên nghĩa của nó là tự nhiên, là thói quen. Vậy Giới vốn là thực tại với quy luậtvận hành, nếu hành động trái vớiquy luậttự nhiên thì gặp trở ngại. Qua đó, ta hiểu rằng, Giới là chuẩn mực để đánh giá hành động đúng hay sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, để thoát khỏi mọi trói buộc của khổ đau.

Trung Hoa dịch là thanh lương, nghĩa là mát mẽ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt. Lại còn nghĩa là “Phòng phi chỉ ác”.

Lại cũng gọi là “Bảo giải thoát”, tức bảo đảm người xuất giatu hànhgiữ gìngiới luậtthanh tịnh quyết sẽ được giải thoát. Tên gọi tuy có khác nhưng cũng cùng một công năng, một ý nghĩa cao cả rực sáng là “Tự tịnh kỳ ý”, thanh lọc mọi mống khởi, u mê của vọng thứcđảo điên. Vì hạt nhân tối ưu của giới là thanh tịnh, là phạm hạnhtoàn vẹn.

Nói cách khác, giáo nghĩa của giới luật Phật tuy nhiều và rộng, nhưng không ngoài hai môn: “Chỉ trì” và “ Tác trì”, ngăn quấy dứt ác như các giới điều trong giới bổn gọi là “Chỉ trì tác phạm”, như khôngsát sanh là “trì”, sát sanh là “phạm”. Thực hành các thiện hạnh phát sanh công đức hoặc để hỗ trợ phương thức chỉ trì được viên mãn gọi là “Tác trì chỉ phạm”, như tác pháp Yết-ma là “Trì”, không tác pháp Yết-ma là “Phạm”.

Giới cũng phân ra có tánh giới và giá giới.

– Tánh giới: Như giới sát sanh, giới trộm cắp, giới dâm dục, giới nói dối – Vì bốn giới này thuộc về thể tự tánh phát sanh, không đợi Phật chế, nếu ai giữ gìn tức được lợi ích, nếu khônggiữ gìn thì chuốt lấy khổ đau.

– Giá giới: Từ giới uống rượu sắp lên, các giới điều khác là từ nguyên nhân này mà gây ra phạm giới nên đức Phật đã ngăn cấm.

Qua những ý nghĩa nêu trên, Giới luật được xem là phương tiện để ngăn chặn những điều ác phát khởi qua thân, khẩu. Đồng thời đoạn trừ những phiền nãophát khởi trong tâm. Như vậy, đứng về phương diệntiêu cực thì giới luật chỉ làm cho thân, khẩu, ý thanh tịnh, nhưng về phương diệntích cực thì giới luật là sự nỗ lực tất cả điều thiện làm lợi ích cho chúng sanhý nghĩa này được tóm tắt qua bài kệcăn bản:

“Không làm các điều ác

Thực hành các việc lành

Giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời Phật dạy”.

(Pháp cú 183).

Những ác pháp đã sanh làm cho tiêu diệt, những ác pháp chưa sanh khiến cho không sanh, đó là ý nghĩa trong câu “Chư ác mạc tác”, những điều thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng, những điều thiện chưa sanh khiến cho sanh khởi.              Đây là ý nghĩa của câu “Chúng thiện phụng hành”, tất cả hành vi ấy đều được quy tụ vào việc giữ gìn tâm ý cho trong sạch.

Ta thấy Giới luật của Phật giáo không phải là cứu cánh mà được cùng hành với pháp môn khác nữa, như là bước đầu của con đường đạt tới giác ngộ. Đức Phật khuyên vì hạnh phúccủa riêng mình và cả người khác mà ta nên chỉ trì: “Nguyên tắc tu tập”, được gọi là giới điều. Người trì giới phải hiểu rõý nghĩagiới pháp ngăn được lỗi gì, dứt được nghiệp nào, sạch được chướng nào đạt được quả gì thì trì giới mới lợi ích. Nếu không nhận rõ lòng từ bi của Phật, không khéo linh độngtrì giới thì sẽ trở thành người ràng buộc, khắc khe thêm các phiền não. Nếu hiểu được thâm ý qua các giới tướng thì ta có thể thấy được tâm ta có nhiễm ô hay thanh tịnh. Càng có nhiều giới như nhiều tấm gương phản chiếu, ta càng thấy rõ trong tâm ta mọi hành động để đo lường mức tiến bộthánh thiện.

Điển hình Ngài Trí Húc có nói: “Ngũ phần pháp thân khởi đầu là Giới, lấy Giới làm y chỉ, ba môn Vô lậu học cũng lấy giới làm đầu, không một vị Phật nào không đầy đủ giới thể, không một Bồ Tát nào không tu giới đức, không một kinh điển nào là không ngợi khengiới pháp, không một thánh hiền nào không nghiêm trì giới luật”.[9, 17].Giới quan trọng dường ấy, nếu người xuất gia không khéo hành trì thì không xứng đáng là trang Thích tử vậy. Như bài tựa giới kinh nói:

“Ví như người gãy chân

Không thể bước đi được

Phá giới cũng như thế

Không được sanh trời người,

Muốn được sanh lên trời

Hoặc sanh trong loài người

Thường phải giữ chơn giới

Chớ có nên hủy phạm”.

Sự phá giới làm hại mình như dây Ma–la bao quanh cây Sa-la, làm cho cây này khô héo, người phá giới chỉ là người làm điều mà kẻ thù muốn làm cho mình. Đối với người xuất gia khi hóa giải nhiếp phục kẻ thù, ta không nên dùng thế lực hay uy quyền mà phải lấy đức độ của chính mình. Các giới đức, giới hạnh tuy vô hình nhưng khi thể hiện trên khuôn mặt vừa nghiêm nghị, vừa từ hòa.Với thân tướngtrang nghiêm, oai đức như vậy thì làm sao không nhiếp phục kẻ oán thù cho được.

Kinh Pháp cú nói: “Mùi hương của các thứ hoa dù là hoa chiên-đàn hay hoa mạt-lỵ đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùihương đức hạnh của người chân chánh, tuy ngược gió nhưng bay khắp muôn phương.Hương chiên-đàn, hương thanh liên đều là những thứ hương vi diệu, nhưng không sánh bằng hương người đức hạnh xông ngát tận chư thiên”. Như thế, Giới luậtPhật giáo không những là phương tiện để cá nhântu tậpđạt đượclợi íchan lạc, mà tác dụng của nó cũng vô cùng lớn lao đối với tha nhân, xã hội. Ngoài ra, giới luậtPhật giáo được xem như là cây thước để đo tiêu chuẩn về mặt đức hạnh của con người, về sự tiến bộtâm linh của hành giảtu tậpgiáo lýgiải thoát. Mọi lý luận đều không có giá trị đối với người phạm giới và mọi thành quảtốt đẹp sẽ đến với những ai thanh tịnh được giới. Những giá trị cao quý của người đức hạnh tỏa ngát hương thơm hơn bất cứ loại hoa nào:

“Hoa chiên-đàn, già-la

Hoa sen, hoa vũ  qúy

Giữa những hương hoa ấy

Giới hương là vô thượng”.

3 . Phân loại các giới :

Mục đích của giới luật Phật là nhằm giúp cho hành giả tịnh hóa thân khẩu ý, đạt được một cuộc sống cao thượng của thánh giả A-la-hán. Do vậy, việc tu trìgiới luậtvô cùng quan trọng, vì chúng tahành trì giới nào thì được giải thoát giới đó, tự thân được hạnh phúcchân chính và bước vào cảnh giớichân tâm thường trú. Giới có công năngvi diệu như vậy, nên có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Theo các nhà Phật học Bắc truyền, Giới được phân loại như sau:

1 . Nhiếp luật nghi giới:  Hay còn gọi là Biệt giải thoát luật nghi. Nó gồm các giới tại gia, xuất gia như ngũ giới, bát quan trai giới, thập thiện giới và cụ túc giới.

2 . Nhiếp thiện pháp giới: Nghĩa là lấy việc thực hành tất cả những điều thiện làm giới.

3 . Nhiêu ích hữu tình giới:  Nghĩa là lấy việc làmlợi ích cho chúng sanh làm giới.

Về sau, các nhà luận sư cho thấy mối quan hệ hữu cơ và biện chứng của ba pháp Giới–Định–Tuệ nên đã phân chia khác:

a) Biệt giải thoát:   Bao gồmý nghĩa của Nhiếp luật nghi giới.

b) Định cộng giới: Lấy Định làm giới, nghĩa là do tu tập thiền định mà thân tâm được thanh tịnh, đoạn trừ các lậu hoặc, giới thể được cụ túcgiải thoát được là do Định.

c) Đạo cộng giới: Lấy trí tuệ làm giới, do tu tậpvô lậu nghiệp mà được trí tuệvô lậu, Giới thể được viên mãn, cụ thểgiải thoát có được là do tuệ sanh.

Qua các phân loại trên, Nhiếp thiện pháp giớiNhiêu ích hữu tình giới thuộc về giới đại thừa. Biệt giải thoát giới và định cộng giới được gọi là hữu lậu giới, Đạo cộng giới được gọi là vô lậu giới.

Với những ý nghĩa trên cho chúng ta một nhận định rằng, ba pháp Giới – Định – Tuệ này đều được đan lồng vào nhau, mỗi khi một pháp được ứng dụngtu tập thì hai pháp kia cũng được hưng khởi. Ba pháp này là cốt tủy của con đườnggiải thoátđức Phật đã khám phá ra. Như thế bất cứ ai muốn đoạn tận khổ đau, chấm dứtsanh tử thì việc hành trì một cách chân chánh là cửa ngõ đưa đến hạnh phúc, an lạcgiải thoát vậy.

 

CHƯƠNG 3:

GIỚI LUẬTYẾU TỐ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA

 

1. Giới luật là nền tảng của sự giác ngộgiải thoát:

Giác ngộgiải thoát là sự thông suốthai mặt sự và lý của các pháp. Nhờ tâm trísáng suốt mà cởi bỏ được sự trói buộc của hoặc nghiệp, thoát ra khỏi tam giớichứng đắcNiết bàn. Điển hình trong bài kinh đầu tiên, đức Phậtthuyết minh bốn sự thật (Tứ đế). Trong đó, Đạo đế là phần thực hiệncụ thể cho ai nấy đều thể nghiệm được sự an lạcgiải thoát nơi tâm. Thông thường, khi làm một việc gì trước hết phải hiểu biếttoàn bộ sự việc, kế đó là quá trình diễn tiến xảy ra như thế nào, và cuối cùng thì mới bắt tay vào làm việc. Pháp Tứ đế cũng được thiết lập theo trật tự đó. Điều đầu tiên là chúng tanhận thức được cuộc sống khổ não của nhân sinh, kế đến là truy tìm nguyên nhânchính yếu của sự khổ và cảnh an lạcgiải thoát sau khi hết khổ. Cuối cùngbiện pháp, hành động cụ thểsáng tỏ để tu tập, nhằm đạt đượcgiác ngộ. Con đường tu tập này chính là Bát chánh đạo, nó là pháp tu căn bản cho những ai muốn thoát khỏi u tối, luân hồi khổ lụy. Đồng thời cũng chính là giáo lýmở rộng của ba pháp tu hết sứccăn bản là Giới – Định – Tuệ, cho dù  hành giả tu theo tông phái nào đi nữa, thì vẫn không ngoài pháp mônTam vô lậu học này.

Giới hay giới luật được xây dựng trên quan niệm của một tình thươngrộng rãi trong cuộc sống, một tình thươngtrí tuệphân biệt chánh tà. Chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng là ba năng lựctinh thần giúp con ngườiđạo hạnh thanh cao và trí tuệ sáng suốt, hầu xây dựng một cuộc sống an lạcthanh tịnh, hài hòa trong mối quan hệ giữa quyền lợicá nhâncộng đồng tập thể.

Định là quá trình thanh tịnh hoá tâm, tìm raNhân quả, xác quyết loại trừ và nhổ tận gốc những phiền não, lậu hoặc (Chánh tinh tấn), ngăn chặn những điều xấu ác và phát triển điều thiện (Chánh niệm). Cột chặt những vọng tưởngtâm lý, đưa quá trình quan sát từ tri giác đến thể nhập, hiểu biết được thực tướng của sự vật (Chánh định). Ở đây có điểm đặc biệt đáng lưu ýthiền định hay thiền quán không nhắm vào những điều hư vô, huyền ảo, trái lại đối tượng của thiền là những hiện thực như vật lý, sinh lý, tâm lý, ý niệm…tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống hiện tại.

Tuệ là tri kiếncao minh, nó tổng hợp sự hiểu biết về các mặt quy luậttồn tạibiến đổi của mọi sự vật và hiện tượng theo quy luậtnhân quả hoặc theo lý duyên sinh. Đặc điểm của tuệ giácbao gồm nội dung của những tri kiếntrừu tượng “thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần”, nó bao gồm cả hai nhánh chánh tư duy và chánh tri kiến. Ta phải có chánh tư duy để viễn ly các thứ chấp thủ như dục thủ, giới cấm thủ, kiến thủ, ngã luận thủ để thanh tịnh hoá tâm lý và khai sáng trí tuệ. Đồng thời, trong kinh Đại bát Niết bàn, đức Phật dạy: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn ,hạnh phúc lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoáthoàn toàn các món lậu hoặc tức là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”.    [ 1, I, 555]

Như thế, Giới là gốc để bước lên đường giải thoát mau chóng và đồng thời đưa ta tiến đến sự giác ngộ của đạo Vô thượng bồ đề. Đứng ở phương diệntu tập mà nói, nếu xa lìathiền định và tuệ thì giới hạnh chỉ là hình thức, nhưng xét về mặt khác, nếu hành giả không thực hànhgiới hạnh thì định và tuệ không thể nào hoàn thành được. Đồng thời nhờ có thực hànhGiới hạnh mà Định và Tuệ mới trở nên thuần chơn. Vì vậy, trước khi nhập Niết bàn, đức Phật đã di huấn lại cho hàng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các Thầy phải trân trọngtôn kínhtịnh giới. Như người mù được  mắt sáng, nghèo nàn được của báu, phải biết tịnh giới này là đức thầy cao cả của các ông. Nếu ta còn ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy. Thế nên, các Tỳ kheo ai giữ gìntịnh giới thì người đó có thiện pháp, không có tịnh giới thì mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó, mà biết tịnh giớian ổn, là nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức”. [10, 328]

Vậy, qua những điều vừa nêu trên, ta thấy rằng việc tu trìgiới luậtvô cùng quan trọng, vì ai tu tậpgiới luậttrọn vẹn thì sẽ đạt kết quả tốt. Bởi lẽ, hầu hết các giới đều khởi đầu bằng định từ “không” đối với phạm trù của ác, nhằm thánh thiện hóa con người thẳng đến mục đích giải thoáttâm linh: “Rằng xa thật xa là khoảng cách giữa chỗ mặt trời mọc và mặt trời lặn, nhưng thật sự còn xa hơn là sự sai khác giữa một người làm điều lành và một người làm điều ác”.

2. Ứng dụnggiới luậtthiết thựclợi íchtrong đời sống người  xuất gia:

Trước hết, Giới luật được xem như là nơi quy thú tất cả thiện pháp, là phương tiện để ngăn chặn và đoạn trừ các điều ác bộc phát qua thân, khẩu, ý. Điển hình như kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là mẹ sinh ra các công đức”. Thật vậy, Giới luật chính là sinh mạng, là sự sống còn của những người con dòng họ Thích – những hành giả thừa Như Lai xứ, hành Như Lai sự.

Hơn nữa, nếu hành giả biết ứng dụngGiới luật, y chỉ vào Giới luật và sống đúng với nó, có nghĩa là tự mình tìm được cuộc sống thanh tịnhgiải thoát. Song về phương diệntích cực thì Giới luậtlợi ích không chỉ riêng cho cá nhân nào, mà nó  còn tác độngrộng rãi đến cộng đồngxã hội.

1. Đơn cử như giới bất sát: Vì thương yêuchúng sanh, không phân biệt loại nào, chúng sanh nào cũng tham sống sợ chết, cũng cảm thấyđau khổ khi bị xâm phạmthân thể, cảm nhận đựơc niềm đau của chúng sanh như nỗi đau của mình, vì thế mình giữ giới không giết hại. Tâm cảm thôngthương yêu ấy đưa đến giữ giới một cách tự nhiên không gượng ép.

2. Giới khôngtrộm cắp: Vì cảm thông được sự mất mác về  tài sản đem đến đau đớn, tiếc nuối, than khóc. Mình không muốn bị mất mác cho nên mình giữ giới không trộm cắp. Nói theo cách của Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”.

3. Giới khôngtà dâm: Vì cảm thông nỗi đau đớn khổ sở của người bị phản bội, phụ tình, sự mất mác hạnh phúc của kẻ khác. Do sự thương yêuhiểu biết mà ta giữ giới không tà dâm, đình chỉ được ước muốn bất thiện.

4. Giới khôngnói dối: Vì cảm thông được tình cảnh của người bị dối gạt, bị trách mắng, bị hãm hại và bị đau khổ do lời nói dối, lời nóibất thiện mà mình từ bỏ nói năng dối trá.

5. Giới không uống rượu: Vì cảm thông được nỗi đau khổ của thân thể mình và sự tàn phá, mê muội do rượu đem đến, vì vậy ta nguyện từ bỏ rượu chè say sưa, các chất gây nghiện.

Mặt khác, đức Phật vì không muốn mang tiếng đồn gần xa của người thế tục, sợ họ nhìn vào nếp sốngbuông lung “tự tung tự tác” của Tăng đoàn mà mất đi chánh tín hoặc chê bai hiềm tị. Cho nên sự có mặt của Giới luậtyếu tốcần thiết để thành tựu sự thanh tịnh, đồng thời làm mô phạm cho người và giúp cho hành giả bước đi trên con đườngthoát lysanh tử. Nên hiểu rằng Giới luật không phải là điều kiện gượng ép hay bó buộc gì cả mà nó hoàn toàn mang tính tự giác, tự phát nguyệnthọ trì, cho nên bất kỳ vị Tỳ kheo nào giữ gìntịnh giới đều thành tựu được mười điều như sau:

1. Nhiếp thủ ư tăng: Người xuất giahọc đạo, khi đăng đàn thọ cụ túc giới sẽ được công nhận vào địa vị chúng trung tôn, chính thứcgia nhậpTăng đoàntrở thành một trong ba ngôi báu (Tam bảo) sống thanh tịnhhòa hợp như nước hòa với sữa. Người thọ trìgiới pháp sẽ được sự bảo hộ chặt chẽ của Tăng thân. Như vậy giới pháp của Phật tạo cho người xuất giathọ giới được đứng trong môi trường an ổn. Một Tỳ kheo giữ 250 giới hoặc Tỳ kheo ni giữ 348 giới là để bảo trì sự tồn tại lớn mạnh của Tăng đoàn, nên gọi là “Nhiếp thủ ư Tăng”.

2. Linh Tăng hoan hỷ: Người giữ giớithanh tịnh thì hương giới thơm hẳn hơn các loài hoa bay ngược chiều gió, và hương của người trì giới bay vào trong Tăng chúng làm ai cũng thấy dễ chịu. Ngược lại, người hủy phạm Thánh giới, tuy chúng Tăng không khinh miệt nhưng không thể làm cho Tăng đoànhoan hỷ được. Hoan hỷ cho tinh thầngiới luậtthanh tịnh là có sự tiến bộ trong vấn đềtu trì cho tự thân và cho thanh danh ấy, chứ không phải là một sự hoan hỷ vì thấy nhau làm những điều sai trái. Bởi thế, nên khi thọ giới, hàng tu sĩchúng ta phải giữ gìngiới luật như người đi trong đêm tối tha thiết cần đuốc, nếu ai giữ được chừng nào thì được công đức lớn lao chừng ấy. Cho nên gọi “Linh Tăng hoan hỷ”.

3. Linh Tăng an lạc: Người xuất giahọc đạo cất bước đến chân trời cao rộng phải lìa xa thân thuộchọ hàng, lấy trời mây sóng nước làm nhà, chọn người lý tưởng làm ruột thịt, hễ khi thấy vị Tỳ kheo bị ba món độc hành hạquấy nhiễu thì tăng thân cũng đau lòng. Nếu vi phạm thì cũng như những người lính bị chặt đứt đầu, đoạn luôn cả tính mạng (phạm Ba-la-di). Nên Tăng đoàn phải sống theo giới phápthanh tịnh, lấy Giới luật làm kỷ cương, thống nhiếp được an ổn. Vì vậyThánh giới không những có sự lợi ích làm cho Tăng an ổnlợi lạc, mà còn coi đó là “Linh Tăng an lạc”.

4. Linh vị tín giả tín: Một Tỳ kheonhư pháp, sống đời sốngphạm hạnh có tuệ giới như đức Phậthình ảnhđoan nghiêmchánh hạnh, có thể thay thế Ngài tuyên dươngchánh pháptrở thành một hình tượng mẫu mực để cho những chúng sanh đang bị lạc lầm trong đêm tối nương vào ngọn đuốc ấy để dẫn họ tới con đường sáng và trở về nhà. Vậy con thuyền phải vững chắc, người lái thuyền phải khỏe mạnh và rõ đường đi mới trở về bến giác được, như thế gọi là “Linh vị tín giả tín”.

5. Dĩ tín giả linh tăng trưởng: Giới luật là hàng rào ngăn chặn những phiền não như thân,khẩu, ý nếu ba nghiệp này thanh tịnh thì sẽ sống với trạng thái định, có thể nói định là hình thức nước trong, vì các thứ bụi phiền não được lắng xuống, nếu nước đã trong thì ánh sáng hiện ra rõ nét. Nhờ vậy mới phát tuệ, nhờ giới mà có định, nhờ định mà có tuệ. Chính vì thế những người đã gieo hạt giốngchánh tín vào ruộng phướcchúng tăng, thì càng tin rằng sẽ có đầy đủ chất màu mỡ để hạt giống nẩy mầm phát triển và tin rằng hàng Tăng bảohình ảnhsống động, có thể thay thế đức Phật lèo lái con thuyền trí tuệthoát khỏi dòng sanh tử về bến giác an vui. Vì vậychúng Tăng nghiêm trì giới luật đạt đếngiải thoátchừng nào, thì người học hạnhxuất gia càng tin tưởng phấn đấu viễn lydục lạc chừng ấy, cho nên gọi là “Dĩ tín giả linh tăng trưởng”.

6. Nan điều phục giả linh điều phục: Dưới sự kềm thúc của giới luật thì một người dù phạm tội tới đâu, cố tìnhche dấu không chịu nhận sự sám hối thì cũng có thể điều phục, xử trị xác thực rõ ràng đến đó. Nếu khôngđiều phục được, Tăng sẽ “Yết-ma” đuổi đi, song tinh thầncăn bảnTăng đoàn, sự quyết nghị của Tăng đoànđại diện cho mười phương Tăng, nên không có vị nào dám dung thân. Vì thế Tăng đoàn chỉ chấp nhận những người sống đúng giới luật, tuyệt đốikhông chấp nhận người ngoan cố, nên gọi là “Nan điều phục giả linh điều phục”.

7. Linh tàm quý giả đắc an lạc: Người giữ giới luật nghiêm ngặt thì khi họ lỡ phạm vào một điều nhỏ nhặt, họ cũng rất lo sợ. Ví như một người ôm phao qua sông sâu chợt có người đến xin phao, trong một phút vội vàng họ đã cho người kia và sau đó suy nghĩ  lại thì thấy hối tiếcvô cùng, vì sợ rằng không có phao thì khó hy vọng qua được bờ bên kia. Đây cũng là tinh thần những người biết tàm quý nếu lỡ để ba nghiệp manh nha khuấy động, và họ kịp thời ra sức dùng Giới luậtcâu thúc lại do đó không còn sợ hãi, dứt hết phiền não, phấn chấn tinh thầnnăng lựctịnh giới đã an tâm cho họ. Do đó, Tăng đoànthanh tịnhhòa hợp, nên gọi là “Linh tàm quý giả đắc an lạc”.

8. Đoạn lậu hoặc hiện tại: Sở dĩchúng ta còn dày đặc phiền não là bởi do sáu căn gặp phải sáu trần làm cho phiền nãonhiễm ô như thế gọi là lậu hoặc, những thứ ấy khiến cho chúng sanh bị mê mờ mãi trong tam giới không lối thoát ra được. Vì vậy, giới luậtcảnh báo rằng tính chất của cái đẹp ấy như hầm lửa dữ, cũng như cỏ khô cần phải tránh xa lửa càng nhiều càng tốt. Do vậy, bản thânthanh tịnh được bảo tồn nghiêm chánh và giới luật luôn luôn tích cực ngăn chặn không cho lậu hoặcbộc phát, để rồi phải tạo thành nghiệp dữ nối dài thêm con đườngsanh tử, nên gọi là “Đoạn lậu hoặc hiện tại”.

9. Đoạn vị laihữu lậu: Nếu như hạt giốngphiền não đã nẩy mầm trong tâm, năng lựcgiải thoát của giới luật chỉ trong thời gian ngắn sẽ bị thứ cỏ dại khởi mọc lan tràn và người làm vườn muốn cho cây thêm trái ngọt không bị cỏ dại lấn hại cạnh tranh thì cần phải đào xới gốc rễ của nó trong mảnh đất tâm không, không còn dấu tích cỏ dại phiền não. Từ nhận thức ấy, hành giả đã đoạn trừ được lậu hoặc bằng năng lực của tịnh giới, nghiệp cũ dứt đi, nghiệp mới không tạo nữa, đó gọi là “Đoạn vị lai hữu lậu”.

10. Linh chánh phápcửu trụ: Đức Phật đã trao lại vận mệnhPhật pháp cho hàng Tăng bảo và kèm theo lời di chúc: Phải tôn trọnggiữ gìngiới luật, vì chỉ có giới luật mới có đủ năng lựcbảo trìgiáo hộiTăng đoàn trong cả ba cõi, lúc đó Phật giáo không còn sợ quân ma đánh cướp. Vì thế, lợi ích của việc giữ tịnh giới là tối quan trọng thiết thực cho hành giả nhằm đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi. Thế nên gọi là “Linh chánh pháp cửu trụ”.

Từ những nhận thức trên ta thấy rằng Giới luậtcông năng tu chỉnh đưa chúng ta đến chánh tri kiến Phật. Và mười điều thiết yếu trên người hảo tâmxuất gia phải luôn tôn trọng ghi nhớ thực hành, ngõ hầu muôn công đức lành đều từ đó mà được phát sinh ra. Hơn nữa, kết quả của việc giữ giới trước nhất là đem lại lợi ích cho mình và cho người, điều hòa được sinh hoạt tập thể, tạo niềm tin trong lòng mọi người. Dĩ nhiên khi hành giả đem lại lợi íchan lạc cho tự thân người giữ giới đó là trí tuệ, đem lại lợi íchan lạc cho tha nhân đó gọi là từ bi. Từ bitrí tuệyếu tố cốt tủy của đạo Phật, yếu tố này thể hiệntinh thần “Tỳ ni tạng trụ, Phật phápcửu trụ, tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt” chứa đựng đầy đủ ý nghĩa “Giới luật là thọ mạng của tăng già, là mạng mạch của Phật pháp”.

Đồng thời ta lại thấy rõ rằng duy chỉ có giới luật mới là chiếc cầu quý báubền vững giúp cho chúng sanh nương theo đó mà vượt từ bờ mê sang bến giác, các loại đèn thế gian chỉ sáng tỏ một khoảng không gian hạn lượng, còn đèn giới luật mới chính là ánh quang minhvô lậu, có khả năng soi sáng các tâm não loạn của chúng sanh làm cho được định tĩnh và xóa tan đêm tối si mê. Vì vậy, việc nghiêm trì giới luật là để đạt đến chơn hạnh phúchoàn toàn của nhân sinh, tức là cảnh giới của Phật đà. Và một điều cuối cùng dành cho những ai ứng dụnggiới luậttrong đời sống người xuất gia một cách thiết thực thì sẽ đạt được năm điều lợi ích sau:

1.         Người có giới đức được thừa hưởnggia tài lớn nhờ tinh thần sống không phóng dật.

2.         Tiếng tốt đồn xa.

3.         Không sợ hãi, rụt rè khi đến giữa hội chúng.

4.         Khi chết tâm không bị tán loạn.

5.         Mạng chung được sanh vào thiện thúthiên giới.

3.  Giới luật có sự liên quan đếnvấn đềthịnh suy của phật pháp:

Trong bài tựa Nghi thức tụng Tỳ kheo ni giới bổn có ghi rằng:

“Thế gian, vua lớn nhất

Các dòng, bể là to

Các sao, trăng là sáng

Các Thánh, Phật là tột

Trong tất cả các Luật

Giới kinh là chơn hết”     [2, 12-13].

Chính vì Ba-la-đề-mộc- xoa quan trọng và thù thắng như vậy nên đạo Phật hưng thịnh hay suy vi đều không ngoài phạm vi của giới luật. Ngày nay, trên bước đường hành đạo, người tu hành gặp những khó khăn hay những điều bất như ýthường haythở than “đời mạt pháp mà!”. Với một thái độhết sứctiêu cực, đôi khi chán nản nữa. Mạt pháp có nghĩa là chánh pháp đã bị suy vong, suy vong từ hình thức đến nội dung, từ nhận thức đến hành vi. Ý thức tới chánh pháp đã đến thời cùng mạt, ai mà chẳng buồn nản. Thế nhưng, mạt pháp từ đâu mà đến? Từ xã hội bên ngoài hay từ sự phát triển của văn minh nhân loại? Quá khứ trên 2500 năm của Phật giáo ở các nơi đã chứng tỏPhật giáo có một mạng sống miên viễn. Động lựcchính yếu để Phật giáohiện hữu là do nhu cầu sống của con người. Vì thế, dù xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì Phật Phápvẫn có mặt bởi vì con người vẫn còn nhu cầu được sống. Như thế, xã hộivăn minh của nhân loại không thể làm cho chánh phápđi vào thời cùng mạt được.

Mạt phápcan đảm mà nói do nó đi từ bên trong,  cụ thể là từ hành động, cử chỉ, lời nói, ý nghĩ của người tu hành. Ngược lại chánh phápcũng thế, giáo phápsiêu việtthực tiễn của đức Phật được sáng tỏ, có giá trịthiết thực trong cuộc sống hiện tại, được phổ cậprộng rãi trong xã hộiloài người, tất cả đều tùy thuộc vào tư cách, nói chung từ hình thức đến tâm linh của người tu hành cả. Tư cách ấy được biểu hiện bằng sự nghiêm trì giới luật, đó là vấn đềtrọng yếuquyết địnhvận mệnh của Phật pháp trong mọi thời đạimọi nơi chốn. Giới hạnh của người tu liên quan đến sự thịnh suy của Phật pháp một cách mật thiết. Chính vì thế nên khi đức Phật sắp vào Niết bàn, Ngài vẫn còn ân cần tha thiết nhắc nhở các đệ tử  trong kinh Di giáo, rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọngtôn kínhtịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.[10,328] Âm hưởng của lời dạy ấy đã vượt không gianthời gian, tồn tại đến ngày nay và trong chúng ta, không ai không biết đến câu:

Tỳ ni tạng trụ, Phật phápcửu trụ

Tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt.

Nghĩa là:

“Giới luật còn hành, Phật pháp cũng còn

Giới luật không còn hành, Phật pháp cũng mất”

Bởi thế, đức Thế Tôn chế ra các giới luật. Nó không phải bắt buộc các đệ tử phục tùng mệnh lệnh của Ngài, mà để ngăn ngừa các nghiệp từ ý nghĩ đến hành động, hầu thánh hóa đời sống chúng đệ tử. Cho nên, một thầy Tỳ kheo giới hạnh thanh tịnh là bản sao chụp lại của đời sốngthánh giả A-la-hán một cách rõ rànghiện thực. Đó là mảnh đất tốt để tăng trưởngthiện pháp, là nền tảng để tiến bộtâm linh, để phát triển những nhận thức chân chánh, thấy được lẽ thật của cuộc đời. Một khi hành giảgiới luậttrang nghiêm tức đã làm một  nơi an ổn cho thế giannương nhờ, và cũng là một thành viên tích cực khiến cho Phật pháp hưng thịnh. Tuy nhiên, nếu giới luật không được nghiêm trì thì chúng đệ tử của Phật sẽ là một cộng đồngô hợp, có khi còn tai hại cho xã hội nữa. Nếu người xuất gia mà không giữ gìngiới luật thì không thể nào phân biệt được đâu là người xuất gia, đâu là kẻ thế tục. Như vậy, chỉ có giới luật mới tạo nên đức hạnh của người tu, đồng thời cũng góp phần xây dựng cho chúng ta thành những chiến sĩ trên mặt trận đạo đức, tạo nền tảng cho Phật pháp hưng thịnh.

Lại nữa, vấn đềtiếp dẫnhậu lai, báo Phậtân đức cũng liên quan đến sự hưng thịnh của Phật pháp.Khi đã chấp nhận một người xuất giachấp nhận thêm một thành viên gia nhập vào cộng đồngđệ tửđức Phật, đồng thời cũng là chấp nhận một viên gạch đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà Phật pháp. Vì thế, việc xuất gia của một người không chỉ là vấn đềcá nhân mà là vấn đềliên đớicần phảiđặc biệt chú trọng, bởi sự tiến bộ hay sa đoạ của họ đều ảnh hưởng đến sự thịnh suy của Phật giáo. Việc chấp nhận một người xuất gia phải được đặt hoàn toàn trên nền tảng giới luậtmục đích chung của Phật giáo nhằm đảm bảouy tín và sự thanh tịnh của Tăng đoàn. Người xuất gia phải là một người có tín tâm, xuất gia vì một mục đích cao cả là hướng đến giác ngộ, giải thoát. Đồng thời, trước khi gia nhậpchính thức vào Tăng đoàn, người ấy phải được xét duyệt qua mười ba giá nạn và mười lăm khinh mạn mà giới luật đã qui định.

Một người xuất giacống hiếntrọn đời mình cho lý tưởng, gởi trọn đời mình cho vị thầy. Nếu thầy không đủ đức độ để hướng dẫn mà thâu nhận đệ tử thì trái vớigiới luật, sẽ dẫn đến sự suy đồi của Phật pháp, tội ấy còn nặng hơn tên đồ tể vì họ đã nhận chìm người đệ tử vào trong ác đạo. Như thế muốn độ ngườixuất gia, vị thầy phải hội đủ hai yếu tố vật chấttinh thần. Đó là cung cấp cho đệ tửmột đời sống vật chất theo chế độ “tam thường bất túc” (tức ba nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc, ngủ không được quá sung túc) và hướng dẫn đệ tửgiữ gìngiới luật, học tập kinh điển, tu tập thiền định. Trong Luật dạy rõ, một Tỳ kheo muốn thâu nhận một đệ tử xứng đáng là một thành viên của Tăng đoàn nhằm tạo nên sự hưng thịnh của đạo pháp, thì phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Tuổi đạo phải đủ mười hạ.

2. Phải biết rõ ràng các trường hợp trì và phạm, khinh và trọng về giới luật.

3. Kiến thức phải rộng rãi.

4. Có khả năng giải quyết những tâm tư khúc mắc của đệ tử.

5. Có khả năng đoạn trừ tà kiến cho đệ tử.

6. Được Tăng chấp nhận và tác pháp yết-ma súc chúng.     [13, II, 89]

Tóm lại, Giới luật là mạng sống của thân cây Phật pháp, là sinh mạng của người xuất gia, nếu thiếu nó thì Phật pháp sẽ tàn lụi, kế đó là người xuất gia không thành người tu giải thoát, nên trong Luật thiện kiến có ghi lại lời Phật bảoTôn giả A-Nan: “Sau khi ta diệt độ, có 5 yếu tố khiến cho chánh pháp được cửu trụ là:

1)         Giới luật còn ở đời thì Phật phápcửu trụ, vì giới luật là bậc thầy cao cả của đại chúng.

2)         Còn có luật sư ở đời thì Phật phápcửu trụ, vì có người thông đạt hai bộ luật và chủ trì được tạng luật.

3)         Ở đời có ít nhất năm vị trì luật thì mới có thể khiến cho Phật phápcửu trụ. Vì tăng bảo còn thì Tam bảo không dứt mất, hễ có năm vị trì luật ở xứ sở nào thì xứ sở đó hưng thịnh 500 năm.

4)         Nếu ở đô thị có được mười vị Tỳ kheotrì luật, ở biên địa có năm vị Tỳ kheothanh tịnh thì có thể làm cho Phật phápcửu trụ, vì làm được việc giải tội đúng pháp cho những vị phạm giới”.

Tuy giới luật chỉ là hình thức, nhưng nếu thiếu giới luật thì không thể tiếp nối được Tăng bảo. Do đó, ở biên địa dù chỉ có năm vị trì luật, ở trung ương chỉ có mười vị trì luật cũng có thể làm cho chánh phápcửu trụ. Như thế nếu thượng tòa là bậc thù thắng, được cả nước tôn sùng mà không trì giới, không am hiểuluật nghi để khuyên nhắc và làm mô phạm cho đại chúng, tất nhiên chánh pháp sẽ bị hoại diệt.

Qua những phần trình bày trên, ta thấy rõ một điều rằng giới luật chính là nền tảng cho sự hưng thịnh của Phật pháp nó góp phần đem lại hạnh phúclâu dài cho mình trong hiện tại và tương lai, không những thế nó còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm, trong cái nhìn khách quan thuộc về thế tục. Nó thuộc về tư thái oai nghi tác phong của người tu sĩPhật giáo, điển hình rõ nét nhất là đại vương Pasenadi đã nhiều lần phải thốt lên lời thán phục: “…Bạch đức Thế Tôn, vua chúa thường tranh chấp với vua chúa, Sát-đế-lợi thường cãi vã với Sát-đế-lợi, bạn bè thường hơn thua với bạn bè… Còn ở đây con thấy các vị Tỳ kheo sống rất hòa thuận, thân hữu không cãi vã nhau, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau bằng cặp mắt ái kính. Bạch đức Thế Tôn ! Ngoài ra con không thấy một phạm hạnh nào khác viên mãn, hòa hợp như thế”. ( Trung Bộ kinh II)

 

KẾT LUÂN

 

Con đườnggiải thoátduy nhất của người xuất gia không gì khác hơn là Giới-Định-Tuệ. Trong đó Giới luật là bước đi đầu tiên căn bản, là thềm thang hướng đến Niết bànan lạc, là kim chỉ nam trong đời sống của người xuất gia. Chính vì thế mà Giới luật được xem là nơi nương tựaan ổn nhất cho người xuất gia. Giới luật chính là vị đạo sư cao cả của chúng ta. Điều này đã được đức Phật dạy trong kinh Di giáo như sau: “Nhữ đẳng Tỳ kheo, ư ngã diệât hậu đương tôn trọng trân kính Ba-la-đề-mộc-xoa như ám ngộ minh, bần nhân đắc bảo. Đương tri thị tắc nhữ đẳngđại sư, nhược ngã trụ thế vô dị thử dã”,  có nghĩa là: Này các Tỳ kheo sau khi ta diệât độ các ông phải lấy giới luật làm thầy cũng như người đi trong đêm tối gặp đèn sáng, người nghèo được của báu. Phải biết giới luật là thầy của các ông, dù Ta có trụ ở đời cũng chẳng khác gì pháp này vậy.[10, 328]. Như vậy, người xuất gia thì điều cần thiết nhất là phải nghiêm trì tịnh giới. Nỗ lựctinh tấn không ngừng trau dồi giới đức, vì Giới là cội gốc Bồ đề, là nền tảng Niết bàn, là ngọc anh lạc để trang nghiêmpháp thân, là phao nổi để đưa người qua biển khổ sanh tửcuối cùng là kho tàng công đức. Cũng như bất cứ bao giờ và ở đâu, nếu giới còn được tôn trọnghành trì nghiêm túc thì chánh pháp mới được trường tồnmãi mãi. Một khi đã nhận thức rõ điều này thì hàng xuất gia phải có nhiệm vụbảo tồnchánh pháp tự mình tinh nghiêm giới luật, lấy giới làm mạch sống tu hành. Mỗi chúng ta là một nhân tố tạo lập ngôi Tam bảo, quyết định sự tồn tại của đạo pháp. Bởi nhờ có giới luật mà hàng tu sĩchúng ta được cơ duyên vun bồi phước đức, tâm thứchành nghi, un đúcđạo đứcthâm sâu, tâm hànhthuần thục, cung cách oai nghi tỏ rạng khiến cho mọi ngườikhởi tâm kính mộ và từ đó đem lại sự hưng thịnh cho Phật pháp, lợi lạc nhơn quần xã hội. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng “Giới luật là yếu tố cơ bản đối với người xuất gia”. Như cổ đức đã từng tán dương:

 

“ Ôi ! Biển Phật pháp rất là mát mẽ

Giới Thi-la là cái thềm bờ

Thánh phàm tắm gội không nhơ

Cõi lòng thanh tịnh là bờ giác kia”

Đồng thời, muốn cho chánh pháptồn tạilâu dàitruyền bá được rộng rãi thì các sứ giả Như lai phải biết tùy theocăn cơthời đạihoàn cảnháp dụnggiới luật một cách uyển chuyển, linh động miễn sao không hại đến mục đích giải thoát, nhất làụ trong tình trạngđạo đứcnhân phẩm đang bị xem thường như hiện nay. Chính là lúc tất cả mọi người đang cần đến những phương thuốc tinh thần (giới luật) để cứu chữa căn bệnh suy thoái đạo đức. Do vậy vấn đề cho người thực hiệnnếp sống của đạo là cần phảithể nhập bằng cách nào, trong khi xã hội đang trên đà phát triển dân trí ngày càng cao, càng rộng. Hơn nữa, nếu xã hộithặng dư những điều kiện này thì sẽ đưa đến thái độ khó chấp nhận của con người đối với thực trạng, định luật của kiếp người. Nếu chúng ta không có một phương hướng đào luyện kiến thức và không có sự cố gắng phát triển sinh lực của đạo một cách chân chánh, thì làm sao có thể đạt đến mục đích của người xuất gia.

Như vậy, hành trìgiới luật trong thời đại ngày nay cần phải uyển chuyển theo xã hội nhưng điều cốt yếu là phải lấy giới luật làm nền tảng căn bản cho tự thân. Như Ngũ Phần luật quyển 22 Phật dạy: “Tuy điều giới Ta chế nhưng phương khác chẳng cho là thanh tịnh đều chẳng nên dùng. Tuy chẳng phải điều Ta chế nhưng phương khác cần phải làm thì chẳng được chẳng làm”.   [4, 50]

 

Thích nữ Như Luật