PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch
Phẩm thứ hai
LUẬN VỀ SỰ PHÁT TÂM:
Luận nói:Bồ Tát như thế nào mà phát tâm Bồ đề? – Và do nhơn duyên gì
tu tập Đạo Bồ Đề?
Nếu có Bồ Tátthường thân cận Thiện tri thức, và thường cúng dường chư Phật,
tu tập Pháp Bồ đề (37 phẩm) chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp cảnh
khổ có khả năng nhẫn chịu, tâm từ bi thuần hậu, thâm tâmbình đẳng, tin vui
Pháp đại thừa, cầu trí tuệ Phật.
Nếu có người thường thực hành đầy đủ 10 pháp như vậy, là có khả năng pháp
tâm Bồ đề, cầu Đạovô thượng chánh đẳng chánh giác.
Lại nữa, có bốn duyên để phát tâmtu tậpVô thượng bồ đề. Những gì là bốn
duyên?
Một là, tư duy về chư Phật, mà phát tâmBồ đề.
Hai là, quán thân quá hoạn (thân tột khổ) mà phát tâmBồ đề.
Ba là, vì thương xót (từ mẫn) tất cả chúng sanh mà phát tâmBồ đề.
Bốn là vì cầu TỐI THẮNG QUẢ, mà phát TâmBồ đề.
TƯ DUYCHƯ PHẬT CÓ NĂM PHÁP
1/ Một là đối với khắp10 phương quá khứhiện tạivị lai chư Phật, khi ban sơphát tâmcầu Đạovô thượng cùng đầy đủ phiền não tánh như chúng ta hôm nay.
Nhưng rốt cùng các Ngài thành tựuChánh giác, là bậc Vô thượng tôn. Do nhơn
duyên như vậy, mà hôm nay ta phát tâmBồ đề.
2/ Hai là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát đại dũng mãnh, tất cả
đều chứng đắcVô thượng Bồ đề, nếu Pháp-bồ-đề như vậy qủa thật đã chứng đắc,
thì chúng ta hôm nay cần phải duyên kết pháp đó mà phát TâmBồ đề.
3/ Ba là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, phát Đại minh huệ, ở nơi vô
minh mà kiến lậpTHẮNG TÂM, chứa nhóm khổ hạnh (quá khứ) đều có khả năng tự dứt
sạch siêu xuất tam giới. Chúng ta hôm nay cũng phải như vậy, nghĩa là phải tự
cứu tế. Do nhơn duyên như vậy mà ta phát tâmBồ đề.
4/ Bốn là, tư duy về nhứt thiết tam thế chư Phật, cũng từ nơi nhơn loại mà
vượt khỏi sanh tửphiền nãođại hải. Chúng ta hôm nay cũng là bực Trượng phu,
cũng phải vận dụng nơi nhơn duyên này mà đột thoát, cho nên phải phát TâmBồ
đề.
5/ Năm là, tư duy về tất cả ba đời chư Phật, phát Đại Tinh tấn, xả thân mạng
tài bảo, cầu đắc Nhứt thiết trí. Chúng ta hôm nay phải nương vào công đức chư
Phật mà tu học, đó là nhơn duyên chơn chánh nên phải phát tâmBồ đề.
QUÁN THÂN QUÁ HOẠN, Phát Bồ đề tâm cũng có năm pháp:
– Một là, tự quán thân ta do 5 ấm, 4 đại hòa hợp, sanh khởi đầy đủ vô lượngác nghiệp. Nay muôn xả ly nên phát TâmBồ đề.
– Hai là, tự quánsát thân ta, cửu khiếu trường lưu, xú uếbất tịnh, cần
phải sanh tâm chán chê mà xa lìa nó vậy.
– Ba là, tự quán thân ta có THAM, SÂN, SI, và vô lượng lửa phiền não thiêu
đốt thiện tâm, nên muốn sớm diệt trừkhổ cảnh ấy, mà phát TâmBồ đề
– Bốn là, tự quánsát thân ta như bọt, như bèo, nổi trên biển cả, niệm niệmsanh diệt nên cần phải tìm phương pháptrừ diệt nó vậy.
– Năm là, tự quánsát thân ta do vô minhphiền não ngăn che, thường tạo
nghiệp ác phải luân hồi trong lục thú, không lợi ích gì, cho nên cần phảiphát
TâmBồ đề vậy.
LẠI NỮA CẦU TỐI THẮNG QUẢ PHÁT TÂMBỒ ĐỀ CŨNG CÓ NĂM PHÁP:
1/ Một là, trông thấy tướng hảo của chư Phật Như Laitrang nghiêmsáng suốt,
thanh tịnh cao tột không gì sánh bằng, khiến ai trong thấy tướng như vậy, liền
trừ được phiền não, nên phải phát TâmBồ đề, tu tập vậy.
2/Hai là, trông thấy chư Phật Như Lai đầy đủ (cụ túc) Giới, Định
Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiếnthanh tịnh, cụ túc các pháp (pháp
tụ), mà chúng taphát tâmtu tập.
3/ Ba là, trông thấy các Đức Như Laipháp thânthường trụthanh tịnhhoàn
toàn, không chút nhiễm ô, mà chúng taphát tâmtu tập.
4/ Bốn là, trông thấy các Đức Như Lai có đầy đủ các pháp: Thập lực, Tứ Vô Sở
Uý, Đại bi , tam niệm xứ, mà phát tâmtu tập.
5/ Năm là, do trông thấy các Đức Như Lai có nhứt thiết trílân mẫnchúng
sanhtừ bi bủa khắp, thường vì tất cả kẻ ngu phu mê mờ, độ cho họ quay vềchánh
đạo, mà phát tâmtu tập.
TỪ MẪN ĐỐI VỚI CHÚNG SANH, PHÁT TÂM BỒ ĐÊ CŨNG CÓ NĂM PHÁP :
1- Vì thấy chúng sanh bị vô minhràng buộc, mà phát TâmBồ đề.
2- Vì thấy chúng sanh bị các khổ thắt chặt, mà phát TâmBồ đề.
3- V thấy chúng sanhkết tậpbất thiện nghiệp, mà phát TâmBồ đề.
4- Vì thấy chúng sanh tạo cực trọng ác, mà phát TâmBồ đề.
5- Vì thấy chúng sanh chẳng tu họcchánh pháp, lại bị vô minh thắt buộc, nên
phát TâmBồ đề.
Lại có 20 việc mà Bồ tátphát tâmBồ đề:
1- Vì thấy các chúng sanh bị si ái làm cho mê lầm, phải thọ lãnh những khổ
cảnh to lớn, nên phát TâmBồ đề.
2- Vì thấy các chúng sanhbất tín nhơn quả, tạo tác chư ác nghiệp nên phát
TâmBồ đề.
3- Vì thấy chúng sanh xả ly chánh Pháp, tín thọtà giáo nên pháp Tâm Bồ đề
4- Lại thấy các chúng sanh lặn hụp trong sông phiền não, bị bốn dòng phiền
não (tứ lưu) cuốn trôi, và các khổ ràng buộc, nên phát TâmBồ đề.
5- Vì thấy chúng sanh lo sợ cảnh khổ sanh lão bịnh tử, chẳng cầu giải thoát
mà lại còn tạo các ác nghiệp, nên phát TâmBồ đề.
6- Thấy các chúng sanh sống trong ưu bikhổ não, mà lại thường tạo các ác
nghiệp, không biết chừa bỏ, nên phát tâmBồ đề
7- Thấy các chúng sanh thọ cảnh biệt ly khổ, mà chẳng giác ngộ, lại tìm cách
tham đắm dây dưa nên phát TâmBồ đề
8- Thấy các chúng sanh thọ oán táng hộ khổ, lại thường khởi tâmganh ghét,
không chịu từ bỏ, lại còn tạo các oán kếtbất thiện cho đời sau, nên phát tâmBồ đề.
9- Thấy các chúng sanh vì ái dục mà tạo các nghiệp ác, nên phát TâmBồ đề.
10- Lại thấy các chúng sanh đã biết DỤC là khổ, nhưng không xả ly, nên Phát
TâmBồ đề.
11- Thấy các chúng sanh tuy muốn được an vui trái lại không thọ cấm giới (
của Phật), nên phátTâm Bồ đề
12- Thấy các chúng sanh tuy không ưa khổ cảnh, mà lại luôn tạo cực trọng ác,
nên phát TâmBồ đề.
I3- Thấy các chúng sanh hủy phạm trọng giới, tuy biết. ăn năn lo sợ. nhưng
vẫn phóng dật, nên phát TâmBồ đề.
14- Thấy các chúng sanh thích tạo cực ác, cho nên đọa ngũ-vô gián nghiệp,
hung dữ ngoan cố, tự ngăn che lỗi lầm không biết xấu hổăn năn nên phát TâmBồ
đề.
l5- Vì thấy chúng sanh hủy báng Chánh phápđại thừaphương đẳng, lại
chuyên ngu tự chấp, khởi tâmkiêu mạn, nên phát TâmBồ đề
16- Thấy các chúng sanh tuy có phần thông minhhiểu biết, mà phạm vào lỗi
đoạn dứt thiện căn, tự phản cống-cao, trọn chẳng cải hối, chẳng học chính pháp,
do vậy màBồ tátphát TâmBồ đề.
17- Thấy các chúng sanh, sanh vào nơi bát nạn, nên không nghe biết chánh
pháp, chẳng biết cách tu hànhthiện pháp, nên phát TâmBồ đề.
18- Thấy các chúng sanh, tuy được gặp Phật ra đời, được nghe Phật thuyết
pháp, nhưng lại chẳng biết thọ trìtu tập, nên phát TâmBồ đề.
19- Lại thấy các chúng sanh tập nhiễm theo các ngoại đạo, khổ thân tu học
theo ngoại giáo, trọn chẳng thoát được khổ cảnh, nên phát TâmBồ đề.
20- Thấy các chúng sanhtu hành đến cõi Phi phi tưởng định, lầm nhận đó là
cảnh niết bàn thiện báo. Nhưng khi hết phước báohữu lậu đó thì đọa vào tam đồ
khổ, mà chúng taphát TâmBồ đề .
Lại nữa hàng Bồ tát vì thấy chúng sanh bị vô minh mà tạo các ác nghiệp,đêm
dài thọ khổ, xa lìachánh pháp (lầm lỗi không ra khỏi) không ra khỏi cảnh
mê mờ, do đó mà phát Tâmđại từ bi, chí cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác,
như cứu cảnh khổ lửa cháy đầu. Tất cả chúng sanh có cảnh khổ nào, Bồ tát phải
lo cứu tế khiến cho không sót một ai.
Chư Phật tử, ta nay lược nói các pháp đối với hàng Bồ tátsơ phát TâmBồ đề.
Nếu như nói rộng ra thì nhiều vô lượngvô biênpháp môn.