PHƯƠNG THỨC ĐỐI TRỊ NĂM CHƯỚNG NGẠI

Năm thứ chướng ngại hay năm triền cái (Nīvarana) là một trong những trở ngại to lớn cho sự chứng đắc thiền định và tăng trưởng tuệ giải thoát của hành giả tu tập. Trong kinh Anguttara Nikaya, đức Phật đã nêu lên sự nguy hại của năm thứ chướng ngại này như sau: “Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sáng và vững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Năm cấu uế ấy là gì? Đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm – thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi.” 

Hành giả tu tập để có thể khắc chế, đối trị năm loại chướng ngại to lớn này không gì ngoài việc dùng năm thiền chi để đốt cháy, hoại diệt tất cả những đối tượng đưa đến sự mất tập trung, sự vọng động, thất niệm. Năm thiển chỉ (Jhānanga) gồm: tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Mỗi triền cái tiêu diệt theo sự tương ứng thích hợp với công năng đối trị của mỗi thiền chỉ khác nhau.

Đối với tham dục (Kāmacchanda) hành giả dùng nhất tâm (ekaggată) để đối trị. Sở dĩ, dùng nhất tâm để đối trị với tham dục bởi tham sanh khởi do sự thất niệm, không như thật quán tri về trạng thái của tất cả các pháp. Do tâm không được điều phục, an trú nơi một để mục, xa rời sự nhất tâm chuyên chú trong hiện tại nên đưa đến sự buông thả theo những cảm thọ từ các trần cảnh thông qua căn thân mà sanh tham dục, thủ chấp. Nếu hành giả trú tâm nhất quán đạt đến trạng thái an chỉ thì tham dục không có cơ hội để mà sanh khởi.

Ngự trị, chế phục triền cái thứ hai sân hận (Vyāpāda) bằng Hỷ (pīti). Sân triền cái mang đặc tính của lửa, thiêu đốt, hủy hoại mọi sự an tịnh do phải đối diện với đối ngại tướng. Sự nghịch ý khiến tâm thức bị sân hận chế ngự và đây cũng chính là nguồn gốc để sanh khởi những ác bất thiện pháp. Hành giả không điều phục được sân tâm sẽ khiến tâm ý mất kiểm soát mà kết quả là đưa đến nhiều hành động sai trái. Sân hận như ngọn lửa cháy hừng hực áp đảo tâm trí khiến rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Thậm chí đối với hành giả tu tập thiền định sân tâm còn gây ra sự chán ghét đối với chính đề mục mà chúng ta đang thực hành quán niệm. Tuy nhiên để có thể chế ngự được ngọn lửa sân không gì ngoài dùng sự tươi mát trong hỷ thiền chi mà dập tắt. Hỷ mang đến sự hân hoan, tươi mát từ chính công năng do thiền định tu tập khiến cảm nhận được hỷ lạc, hân hoan nhờ sự an trú trong chánh niệm. Hỷ như gáo nước lạnh tạt thẳng vào lửa sân đang phực cháy làm cho sân hận bị cắt đứt mọi hệ lụy không còn sanh khởi trở lại.

Hôn trầm (Thiramiddha) được đối trị bằng tầm (vitakka). Chướng ngại thứ ba này luôn mang đặc tính của sự uể oải, buông lơi, sự tỉnh giác yếu dần rồi rơi vào trạng thái ngủ gục hay còn gọi là hôn trầm khi ngồi thiền. Bởi lẽ khi ngồi yên một chỗ khiến tâm trí dẫn sinh nhàm chán và đây cũng là lý do đưa đến sự yếu ớt, không tinh chuyên đối với đề mục quán niệm. Trước sự mất phương hướng, các niệm bị sự uể oải chế ngự khiến thân tâm rơi vào trạng thái nghỉ mà quên mất cần phải tinh công ơn đàn na tín thí cung cấp tứ sự cúng dường cho chúng ta mọi sự cần dùng trong sinh hoạt hàng ngày, công ơn tổ quốc có những người đã hi sinh thân mình bảo vệ đất nước thanh bình cho chúng ta an tâm hành đạo. Làm phật sự ở xứ người với vô vàn gian truân nhưng không vì thế mà lùi bước, vì chúng ta đang trên con đường nghịch dòng sanh tử, phải quyết tâm bền chí lập nguyện không quên chí nguyện ban sơ “phát túc siêu phương tâm hình dị tục.”

Buổi lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Kiều Đàm Di và Chư Trưởng Lão Ni Tiền Bối Hữu Công lần thứ ba tại Hương Sen Tem-ple đã khép lại trong tinh thần hòa hợp, hoan hỷ và thanh tịnh. Chúng con ở xứ Mỹ một nơi còn non trẻ đối với nền văn hóa phật giáo Việt Nam, nhưng chúng con hết sức quyết tâm cùng hứa nguyện mỗi năm ngồi lại với nhau để ôn lại công hạnh của chư Tổ đồng thời nhắc nhở rèn luyện thêm ý chí của hàng cần an trú nơi chánh niệm. Do tâm thụ động, biếng nhác, buông thả nơi sự chánh niệm mà đưa đến hôn trầm thì tầm lại chính là vị thuốc hữu hiệu để phá đi trạng thái nguy hiểm này. Tầm trong năm thiển chi mang đặc tính tư duy, giúp tâm bám dính vào đối tượng mà hành giả quân niệm. Nhờ đó hành giả có thể thức tỉnh tâm trí, đem lại sự tập trung cao hơn vào đề mục quán niệm.

Đối trị với triền cái thứ tư (trạo hối, không ngoài Lạc thiền chi. Chướng ngại này mang tính chất đối nghịch với hôn trầm. Nếu hôn trầm là sự uể oải biếng nhác từ tâm thức đến cơ thể thì trạo hối lại là sự vọng động, không kiểm soát từ nơi tâm loạn động, giao động, mất tập trung đưa đến thân vật lý khó an tịnh. Muốn ngự trị được chướng ngại này cần dùng lạc mang tính chất của sự lắng đọng, bình yên, an ổn do hỷ lạc đến từ việc chú tâm định tĩnh trên đề mục thiền quán. Triền cái cuối cùng-hoài nghi sẽ được đối trị bởi Tứ. Thiền chi này luôn có sự kết nối với tầm. 

Tuy nhiên giữa tầm và tứ vẫn có nhiều điểm khác biệt mà theo Vi Diệu Pháp đã giải thích một cách cụ thể như sau: “Tư duy được kéo dài ra hay tư duy được duy trì (vicārana) ni giới chúng con. Sang năm 2025 tại Tu viện Huyền Không San Jose do Ni sư Thích Nữ GIỚI Tâm (Nguyên Thiện) cùng ni chúng và đạo tràng thành tâm phụng cúng tưởng niệm tổ Sư lần thứ tư. Chúng con xin cúi đầu đảnh lễ chư Đại Tăng kính nguyện quý ngài pháp lạc vô biên hóa duyên vô ngại, thân tâm thường lạc phật sự viên thành; thân chúc chư phật từ luôn an lạc trong tâm tư, giải thoát trong đời sống và thành công trong mọi lãnh vực. Nam Mô Đương Lai Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật tác đại chúng minh.

Là tứ (vicāra). Sự duy trì trú trong định và phát triển tuệ giác. liên tục (anusanca-rana) là những gì muốn nói ở đây. Tứ có đặc tính của sức ép liên tục lên đối tượng (thời gian trú trên đối tượng). Nhiệm vụ của tứ là giữ cho các (tâm) pháp đồng sanh (trú) với đối tượng.” Trước sự hoài nghi sanh khởi chính nơi pháp mà chúng ta đang tu tập, đang thực hành đưa đến sự mất thăng bằng, không đứng vững trong trạng thái thiền định. Nghi đưa hành giả lạc lối trên con đường trở về sự an tịnh. Với công năng duy trì liên tục sự chánh niệm trên đề mục, không có một giây ngơi nghỉ của tứ thiền chi là phương pháp hữu hiệu hiệu để chặt đứt những nghi ngờ khởi lên trong khi tu tập.

Thâu tóm lại, năm chướng ngại tuy nguy hiểm nhưng đức Phật đã chỉ rõ pháp để đối trị. Mỗi hành giả tùy theo sở căn, sở học mà nỗ lực tu tập thiền định để tăng trưởng năm thiền chi nhằm ngự trị năm triền cái. Năm thiền chi như một dược phẩm thích hợp để đối trị với những thứ bệnh ngăn trở sự tăng trưởng thiền định và tuệ giác cho hành giả tu tập. Chính vì sự nguy hại khôn cùng ấy, mỗi hành giả cần phải nhanh chóng chặt đứt mọi gốc rễ của năm thứ chướng ngại để có thể an trú trong định và phát triển tuệ giác.

(Hòa Thượng Thích Viên Huy)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *