Trí Huệ Và Đại Bi Trong Kinh Hoa Nghiêm

TRÍ HUỆĐẠI BI
TRONG KINH HOA NGHIÊM

Nguyễn Thế Đăng

 

niem hoa vi tieuniem hoa vi tieu1/ Trí huệ

Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết:

Lại nữa, chư Phật tử! Trí huệNhư Lai không chỗ nào chẳng đến. Vì không một chúng sanh nào mà chẳng đầy đủ trí huệNhư Lai, chỉ vì vọng tưởngđiên đảochấp trước nên không chứng được. Nếu lìa vọng tưởng thì nhất thiết trí, tự nhiên trí, vô ngại trí liền hiện tiền.

Ví như có quyển sách lớn bằng đại thiên thế giới biên chép hết tất cả những sự việc trong đại thiên thế giới. Đó là biên chép những sự việc trong núi Đại thiết vi thì lượng bằng núi Đại thiết vi. Biên chép những sự việc trong đại địa thì lượng bằng đại địa, biên chép những sự việc trong trung thiên thế giới thì lượng bằng trung thiên thế giới, biên chép những sự việc trong tiểu thiên thế giới thì lượng bằng tiểu thiên thế giới… Quyển sách lớn ấy tuy lượng bằng đại thiên thế giới, mà hoàn toàn ở trong một vi trần (hạt bụi nhỏ). Như một vi trần, tất cả các vi trần cũng đều như vậy.

Bấy giờ có một người trí huệsáng suốt, thành tựu đầy đủ thiên nhãnthanh tịnh, thấy quyển sách này ở trong hạt bụi không lợi ích gì cho chúng sanh. Bèn nghĩ rằng ta nên dùng sứctinh tấn, phá vỡ hạt bụi đó, đem quyển sách lớn ra, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nghĩ xong bèn dùng phương tiện phá vỡ hạt bụi đem quyển sách lớn ra, làm cho các chúng sanh khắp được lợi ích. Như một hạt bụi, tất cả các hạt bụi cũng đều như vậy.

Cũng vậy, trí huệNhư Laivô lượng, vô ngại có thể lợi ích khắp tất cả chúng sanh, đầy đủ ở trong thân chúng sanh. Nhưng các phàm phuvọng tưởngchấp trước nên chẳng biết, chẳng hay, chẳng được lợi ích.

Bấy giờ Như Lai dùng mắt trí huệthanh tịnhvô ngại xem khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà nói rằng: Lạ thay, lạ thay! Tại sao các chúng sanh này vốn có đủ trí huệNhư Lai, mà ngu simê lầm chẳng biết, chẳng thấy. Ta sẽ dạy họ thánh đạo, khiến họ vĩnh viễn lìa khỏi vọng tưởngchấp trước. Tự ngay trong thân thấy được trí huệNhư Lai rộng lớn, như Phật không khác”.

(Kinh Hoa Nghiêm phẩm Như Laixuất hiện thứ 37)

Tất cả chúng sanh đều có trí huệNhư Lai vì “trí huệ Như Lai không chỗ nào chẳng đến”, thậm chí trong tất cả các vi trần. Như thế toàn thểpháp giới, tất cả chúng sanh, cho đến tất cả các vi trần đều thấm đẫm, chứa đựng trí huệNhư Lai, cái thấy biết của Như Lai.

“Tất cả các chúng sanh vốn có đủ trí huệNhư Lai rộng lớn, như Phật không khác”, chỉ vì vọng tưởngchấp trước do chính họ tự tạo mà bị che khuất. Tin được lời Phật dạy, “nơi thân mình có đủ đầy đủ trí huệ rộng lớn Như Lai” thì đây là cửa vào trí huệ rộng lớn bao trùm pháp giới, đến độ pháp giới chính là trí huệNhư Lai rộng lớn ấy. “Nếu lìa vọng tưởng” rằng trí huệNhư Lai là riêng của Phật, mình không có phần nào trong đó, không đang tham dự vào trí huệ ấy, thì đây là “vọng tưởng chấp trước nên không chứng được”. Trong khi đó Phật nói “không một chúng sanh nào mà chẳng đầy đủ trí huệ Như Lai”.

Tin được điều đó, “nếu lìa vọng tưởng thì nhất thiết trí, tự nhiên trí, vô ngại trí liền hiện tiền”. Khi ấy pháp giớihiện tiềntrước mặt, và đi vàopháp giới như Thiện Tài đồng tử trong phẩm Nhập pháp giới.

Trí huệNhư Lai có sẳn trong mỗi hạt bụi, đó là điều Kinh Hoa Nghiêm xác quyết.

2/ Đại bi

Đại biđộng lực mạnh nhất để một Bồ tátđi lên các địa, cũng tức là nhập pháp giới.

Từ binguyện lực
Sanh hạnh vào Thập địa
Tuần tự tâm viên mãn
Chẳng phải cảnh nghĩ suy.

(Phẩm Thập địa)

Bồ tátSơ địa muốn tiến lên các địa trên phải lấy đại bi làm đầu:

Bồ tátHoan Hỷ địa lấy đại bi làm đầu, chí nguyện rộng lớn không có gì cản trở hủy hoại được. Lại thêm siêng tu tất cả thiện căn nên thành tựu được lòng tintăng thượng, nhiều lòng tin thanh tịnh, hiểu biếtthanh tịnh, lòng tinquyết định, phát sanh lòng bi mẫn, thành tựu đức đại từ…

Lại phát đại nguyện: nguyện tất cả cõi chúng sanh, có sắc, không sắc, có tưởng, không tưởng, chẳng có tưởng chẳng không tưởng, sanh từ trứng, sanh từ thai, sanh từ ẩm ướt, sanh từ biến hóa, thuộc vào ba cõi, sáu loài, tất cả chỗ thác sanh, thuộc về danh sắc, những loài như vậy tôi đều giáo hóa cho họ vào Phật pháp, dứt hẳn tất cả loài thế gian mà an trụ đạo Nhất thiết chủng trí, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không, suốt tất cả kiếp số vị lai không ngừng nghỉ”.

(Phẩm Thập địa, thứ 24)

Với đại biđại nguyệncứu độchúng sanh trong tất cả các loài ở khắp pháp giới, Bồ tátSơ địađi vàopháp giớithành tựu hạnh Bồ tát ở đó. Đại biđại nguyện của Bồ tát bao trùm và thâm nhậppháp giớipháp giới là tất cả không gian và tất cả thời gian. Hơn nữa, với kinh Hoa Nghiêm, không gian ở mức độ nhỏ nhất là vi trần, và thời gian ở mức độ nhỏ nhất là một sát na, một khoảnh khắc, một niệm. Như thế đại bi và đại nguyện của Bồ tát bao trùm và thâm nhập mọi vi trần và mọi khoảnh khắc.

 

Trong phẩm Nhập pháp giới, trước khi gặp Bồ tát Phổ Hiềnhoàn thànhPhật đạo, Thiện Tài đồng tử gặp Bồ tát Di Lặc. Bồ tát Di Lặc dạy và nhắc lại cho Thiện Tài về Bồ đề tâm. Đoạn về Bồ đề tâm này rất dài, chiếm một số trang rất lớn của phẩm và của bộ kinh.

Bồ đề tâmTrí HuệĐại Bi hợp nhất trong hành động. Thành tựuBồ đề tâmtuyệt đối tức là tâm Phật, tức là thành Phật.

Trước khi vào lầu các Tỳ Lô Giá NaTrang Nghiêm Tạng của Bồ tát Di Lặc, lầu các này tượng trưng cho pháp giớisâu rộng, Thiện Tài đồng tửtư duy và nói kệ:

Đây là chỗ ở của bậc hay trụ pháp khó biết, pháp rất sâu, pháp không hai, pháp vô tướng, pháp khôngđối trị, pháp vô sở đắc, pháp khônghý luận. Là chỗ ở của bậc trụ đại từ đại bi…
Bồ táttu hành huệ vô ngại
Vào các cõi nước không chấp trước
Dùng trí không hai chiếu sáng khắp
Lầu này của bậc Vô ngã ở.
Biết rõ các pháp khôngy chỉ
Bản tánhtịch diệt đồng hư không
Thường hành như vậy trong cảnh giới
Lầu này của bậc Ly cấu ở.
Thấy khắp chúng sanh chịu các khổ
Phát tâmnhân từđại trí huệ
Nguyện thường lợi ích các thế gian
Lầu này của bậc Bi mẫn ở…

Con đườngBồ tát hợp nhất trí huệ và đại bi. Trí huệ là ánh sáng bao trùm toàn bộpháp giớiđại bixâm nhập vào các cõi giới và mỗi chúng sanh.

 

3/ Hạnh Bồ tát hợp nhất trí huệ và đại bi.

Cũng trong phẩm Nhập pháp giới nói riêng với Thiện Tài đồng tửtoàn bộKinh Hoa Nghiêm nói chung, với tất cả các Bồ tát, các vị luôn luôn đi trong trí huệ của Đại tríVăn Thù Sư Lợi Bồ tát và trong Đại hạnh Phổ Hiền Bồ tát. Đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền cũng chính là đại bithể hiện bằng hành động của ngài. Cũng bởi thế mà Phật Thích Ca được thờ ở giữa, bên trái ngài là Bồ tátVăn Thù, bên phải ngài là Bồ tát Phổ Hiền. Thành Phậtthành tựutrọn vẹnđại tríđức hạnhBồ tátVăn ThùBồ tát Phổ Hiềnđại diện.

Hạnh Bồ tát là sự hợp nhất của trí huệtánh Khôngđại bibiểu lộ qua đại hạnh cứu giúp chúng sanh.

Sau đây là trích dẫn từ hai vị, sống cùng thời với nhau, một là ngài Padmasambhava (755-797) vị đã đưa Phật giáoẤn Độ vào Tây Tạng và ngài Quy Sơn (771-853), vị lập ra phái Thiền Quy Ngưỡng ở Trung Hoa. Cả hai ngài nói về cái thấy của trí huệtánh Khôngkết hợp với hạnh:

Cái thấy (tánh Không) phải từ chót đỉnh núi đi xuống, trong khi hạnh phải từ chân núi đi lên” (ngài Padmasambhava).

Trong chỗ đất thật (tánh Không) thì không thọ nhận một mảy bụi, nhưng trong cửa muôn hạnh thì chẳng bỏ một pháp nào” (ngài Quy Sơn).