VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG PHẬT GIÁO – HÒA THƯỢNG THÍCH VIÊN LÝ 

VAI TRÒ CỦA NỮ GIỚI TRONG PHẬT GIÁO HT THÍCH VIÊN LÝ 

Ngày nay, trước sự phát triển của nền văn minh nhân loại, tri thức của con người dần được mở rộng tạo nên một sự dung hòa hội nhập dân trí, bên cạnh đó các giá trị đạo đức, nhân quyền, bình đẳng giới cũng ngày càng được chú trọng. Một trong những cột mốc tiêu biểu thể hiện rõ nét sự phát triển này đó là sự ra đời ngày Quốc Tế phụ nữ (hay còn gọi là ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc Tế) – ngày 8 tháng 3, ngày đánh dấu cho cuộc đấu tranh đòi các quyền bình đẳng giữa các phải tỉnh mà đặc biệt đó là nữ giới.

 Lễ kỷ niệm được chính thức tổ chức vào ngày 28/02/1909 ngay tại New York, Hoa Kỳ với thông điệp khẳng định giá trị, nhân phẩm của những người phụ nữ. Tại một số quốc gia như Đức, Nga, Đan Mạch…. cũng đã tổ chức ngày Quốc Tế Phụ Nữ nhằm thúc đẩy sự hưởng ứng dưới làn sóng kêu gọi ủng hộ bình quyền. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1914 mới chính thức chọn ngày 8 tháng 3 để tổ chức ngày Quốc Tế Phụ Nữ đồng bộ trên tất cả các quốc gia. 

Ngày hội này không chỉ mang thông điệp đấu tranh cho quyền của nữ giới mà còn đề cao các quyền bình đẳng giai cấp, chủng tộc,… đồng thời đây cũng là dấu hiệu để tất cả mọi người cùng chung tay xây dựng và bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. kiến tạo một thế giới không còn tồn tại bất kỳ sự phân biệt nào từ sắc tộc cho đến giới tính.

Một khía cạnh khác cần được hiểu khi nói đến sự đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới tức là đồng nghĩa với thực trạng của sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới đang tồn tại và đã tồn tại một cách khắc nghiệt trong các chế độ quân chủ chuyên quyền thời phong kiến. Sự bất bình đẳng giới tính từ hàng ngàn năm trước hay đến hiện tại bây giờ vẫn luôn là một thực trạng đáng lo ngại. 

Tuy ngày nay, con người đã nhận diện được sự bất công do bất bình đẳng giới gây ra nhiều bi kịch tàn khốc cho cuộc sống của người phụ nữ và những hủ tục như người phụ nữ phải tuần táng theo chồng sau khi chồng ch-ết hay bị ném đá hoặc dìm xuống sông cho ch-ết nếu bị cho là khiếm khuyết về đức hạnh đã không còn tồn tại. Tại một số quốc gia nữ giới đã có thể tham dự vào Quốc Hội hay nắm giữ những chức vụ quan trọng như Nữ Hoàng Elizabeth II đã trị vì hơn 70 năm hay Indira Priyadarśini Gandhi thủ tướng nữ đầu tiên của Ấn Độ và tại nhiều quốc gia khác phụ nữ đã tham gia vào Quốc Hội nhưng vẫn với một số lượng hạn chế. 

Bên cạnh đó, tại một số quốc gia Trung Đông văn còn rất nhiều rào cản khiến bình quyền của nữ giới tại đây gặp nhiều trở ngại cho việc phát triển. Thậm chí ngay tại Mỹ hiện nay, trong một số gia đình vẫn len lỏi sự bất bình đẳng giới mà chúng ta không nhận ra. Bất bình đẳng phái tính giờ đây không còn được thể hiện rõ nét mà nó được thể hiện tế nhị qua những lối ứng xử, những hành vi trong đời sống. Một trong những trường hợp chúng

tôi thường thấy nhất là trong các tang lễ tại một số gia đình những người con gái dù là con cả đều phải đứng sau, nhường vị trí đứng đầu cho những người con trai trong gia dinh dù đó là con trai út. Thậm chí, tại một vài gia đình người con gái không được bưng lư hương và di ảnh của cha mẹ mới mất. Từ những thực trạng trên cho thấy rằng sự bất bình đẳng giới tuy đã giảm thiểu nhưng vẫn còn tồn tại một số định kiến đã ăn sâu đến độ mà người ta nhầm tưởng đó là truyền thống. là tục lệ bất dịch trong mỗi gia đình.

Trước vấn nạn to lớn về sự bất bình quyền nơi nữ giới, cách đây hơn 2600 năm, đức Phật đã mở ra một cuộc đại cách mạng về tư tưởng bình đẳng giới thông qua việc chấp nhận cho người nữ gia nhập vào Tăng đoàn, trở thành những vị Tỳ-kheo- ni có quyền đảm đương những trách nhiệm ngang bằng với Tỳ-kheo. Đồng thời trong Kinh Tương ưng bộ, Đức Phật đã từng tuyên bố: Tất cả mọi người dù nam hay nữ đều có thể tu tập trong giáo lý này và đạt được Niết- bàn an lạc như nhau”. 

Một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu sự gia nhập Tăng đoàn của chúng Tỳ-kheo-ni đó là năm năm sau khi đức Phật thành đạo và trở về thăm hoàng cung. Di mẫu của ngài là bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề đã cùng với 500 người nữ khác cũng thuộc dòng họ Thích đã cạo bỏ tóc, khoác y casa, đi bộ từ thành Kapilavatthu đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūtāgāra để cầu xin đức Phật cho phép nữ giới được xuất gia nhưng đức Phật đã ba lần từ chối. Có thể một số người cho rằng việc từ chối ba lần của đức Như Lai chính là sự bất bình đẳng đối với nữ giới. Tuy nhiên, đối với bậc Chánh giác dùng nhân quang bình đẳng bắt nhị mà nhìn thế gian thì không hề có bất kỳ sự phân biệt được khởi lên. 

Nguyên do về việc ba lần từ chối vì muốn cho hành giả cầu pháp thêm vững tín tâm, thấy được giá trị cao thượng của Tăng Bảo nhờ đó mà nỗ lực tu tập đạt đến đạo quả. Từ nhiều khía cạnh về vấn đề bất bình  đẳng giới tính trên chúng ta có thể thấy giá trị và vai trò của người phụ nữ đã được đức Phật để cao. Ngài đã khẳng định khả năng của người phụ nữ không chỉ bởi vì họ có thể trở thành một thủ tướng, nữ hoàng hay tổng thống mà vượt lên trên tất cả những hư danh giả tạm ấy người phụ nữ còn có khả năng thành Phật để giáo hóa vô lượng chúng sanh. 

Phật giáo đã nâng địa vị của nữ giới lên ngang bằng với nam giới, xóa bỏ mọi rào cản để cùng nhau dự vào dòng Thảnh. Chính vì vậy, nhân ngày Quốc Tế phụ nữ, chúng tôi hy vọng những thiện tín thuộc phái nữ có thể phá bỏ mặc cảm về giới tính, nỗ lực học hỏi và tu tập theo lời khai thị của đức Phật để nhờ đó mà tiến dần trên con đường giác ngộ giải thoát, chấm dứt sự chi phối của tư tưởng phân biệt nhị nguyên, đạt đến địa vị thanh tịnh bình đẳng giác mà cùng trở về bảo sở vô thượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *