Đây là câu chuyện về một Myokonin (妙 好人-Diệu Hảo Nhân) của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản, tên là Saichi, đã mất sau khi ông được tám mươi. Nghề của ông là làm geta (guốc), một loại guốc gỗ Nhật. Saichi dùng những miếng dăm bào nơi mình làm việc, viết xuống bất kỳ ý tưởng nào hiện ra trong đầu của ông. Vào buổi tối ông thu nhặt miếng dăm bào ấy rồi viết vào một tập vở học trò. Vì vậy, ông đã giữ một loại nhật ký tôn giáo, có thể nói như vậy, trong hơn hai mươi năm. Saichi bắt đầu nếp sống đạo khi ông mười chín tuổi và đã trải qua khoảng ba mươi năm để thấm nhuần chân lý của giáo lý Tịnh Độ Chân Tông. Đức tin của ông đã được vững chãi lúc ông được năm mươi tuổi.
Saichi khuyên chúng ta đừng nên đánh mất cảm giác hoan hỷ. Vì niềm hoan hỷ là mối xúc cảm bảo đảm và xác nhận niềm tin của chúng ta đối với giáo lý Chân Tông. Niềm hoan hỷ thật là quý báu và mong manh, cho nên chúng ta cần phải luôn giữ gìn nó. Saichi thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho chính mình bằng những câu viết của ông, nhưng sau đó lại thường thêm, “Ôi, Saichi, thật là may! Không lo lắng, không phiền não, không niệm Phật”.
Bảo Bọc bằng câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Hãy nghe Saichi nói về điều này:
I don’t say any nembutsu. It is not necessary. Saved by the Buddha’s compassion,
how grateful I feel.
As for Namu-Amida-Butsu, It is ever with me.
I am ever with it.
While asleep. Namu-Amida-Butsu.
While awake, Namu-Amida-Butsu.
While walking or resting.
while sitting or lying, Namu-Amida-Butsu
While working, Namu-Amida-Butsu.
(D.T. Suzuki)
Tôi không niệm Phật câu nào.
Nó không là cần thiết.
Cứu độ là do lòng từ bi của Phật.tôi thật là biết ơn.
Như câu Nam Mô A Di Đà Phật, nó luôn mãi với tô, tôi luôn mãi với nó.
Khi ngủ, Nam Mô A Di Đà Phật. Khi thức, Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi đi khi đứng, khi ngồi khi nằm, Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi làm việc, Nam Mô A Di Đà Phật.
Một trong những câu ca mà ông thường ngâm nga trong lúc làm guốc, ông viết “Guốc hoan hỷ. Saichi hoan hỷ, Nam Mô A Di Đà Phật”. Điều này thật đáng lưu ý. Trong hãng xưởng, người ta thường nói về việc tăng gia năng xuất. Nhưng mọi sản phẩm làm bởi người thợ và máy móc không theo cùng cảm giác hoan hỷ mà Saichi có trong lúc làm guốc. Kết quả trong công việc của ông có sự chia xẻ và tham dự vào cảm giác hoan hỷ nơi ông. Guốc là biểu tượng của hoan hỷ. Người ta cảm thấy hoan hỷ không chỉ trong việc làm guốc, mà còn là trong việc đóng bàn, làm đèn kiểu, làm nhà, trải đường, lái xe hay lái buýt. Mọi thứ đều hoan hỷ. Mọi thứ đều tham dự vào cảm giác hoan hỷ vô biên (cực lạc) này.
Trên lĩnh vực quản lý, người ta thường hay tranh cãi, tôi không thể nào nói ai sai ai đúng. Có lẽ cả hai đều ở về phía sau. Nhưng nếu tất cả cùng có cảm giác rằng những gì mà chúng ta làm đều là biểu hiện của cảm giác hoan hỷ, hạnh phúc, và tri ân của ta, thì cả thế giới có lẽ biến thành một nhà hoan hỷ. Khi đó mọi việc đều là niềm hoan hỷ. Trong khi giữ câu niệm, Nam Mô A Di Đà Phật. Từ bên trong. bất kỳ điều gì mà ta tham dự vào, Nam Mô A DI Đà Phật phát ra. Khi cảm thấy hổ thẹn về cái tự tánh xấu xa tội lỗi của ta, Nam Mô A Di Đà Phật và nỗi thống khổ của ta trở thành phúc lành. Khi hoan hỷ đến lòng từ bi của Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Khi cảm thấy buồn bã, Nam Mô A Di Đà Phật. Khi hạnh phúc. Nam Mô A Di Đà Phật. Mọi điều đều biến thành Danh Hiệu, Nam MÔ A Di Đà Phật.
– Nhật Bảo Quốc dịch