TỨ DIỆU ĐẾ | HÒA THƯỢNG THÍCH VIÊN LÝ

RA MẮT SÁCH TỨ DIỆU ĐẾ |Hòa Thượng Thích Viên Lý

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN BODHI WISDOM DN PUBLISHING

————————————————————–

Tất cả chúng sanh trên thế gian được liên kết với nhau bởi bản chất của khổ một cách đồng bộ mà thuật ngữ gọi là cộng nghiệp. Tôi khổ và bạn cũng khổ, dù chủng tộc, huyết thống, giới tính, màu da có thể khác nhau nhưng khổ đau lại là một hiện thực giống nhau. Khổ vốn chẳng có tự ngã nhưng nó lại thường gói gọn dưới một chủ sở hữu khi diễn tả rằng: “tôi khổ”.

Ngay khi danh từ “tôi” hiện khởi thì một vòng luân chuyển của khổ đau đã vận hành nhanh chóng. Thủ chấp về cảm giác là một trong những yếu tố khiến chúng ta quay quẩn trong vòng luân hồi với sự siết chặt bởi 12 nidanas. Thực chất nếu thống kê về những loại khổ có mặt trên thế gian này thì quả thật là một hành trình kỳ công nhưng chẳng đưa đến lợi ích.

Ngài Buddhaghosa cũng đã khẳng định rằng: Nói làm sao xiết, tất cả những nỗi khổ muôn màu muôn vẻ, dù có trải qua nhiều đời kiếp cũng không nói cho hết được”. Bởi vậy, đức Thế tôn dạy: “Nói tóm lại, năm uẩn trói buộc (thủ uẩn) là khổ”, để ám chỉ rằng, tóm lại, tất cả khổ đều hiện hữu trong mỗi uẩn bị chấp thủ, cũng như vị mặn của biển được tìm thấy trong mỗi giọt nước biển”. Tất cả “khổ” đều được đúc kết gói gọn trong ngũ thủ uẩn với một vị chung của sự bất toại nguyện nơi thân thể hay tâm thức.

Con người do không nhận chân ra được hiện thực hằng hữu quá đỗi kinh khiếp về Khổ đế nên cứ mãi vướng mắc, chìm đắm trong dục lạc sinh hữu luân hồi. “Dukkha” như nhà lửa đang rực cháy bởi phiền não thiêu đốt thân, tâm chúng sanh một cách dữ dội. Tuy nhiên, chúng sanh ở trong khổ đau lại chẳng nhận chân ra được mà cho đó là khoái lạc. Với lòng từ bi bao la và trí tuệ tối thượng, Đức Phật đã liễu triệt hiện trạng này nên ngay khi chuyển vận bánh xe pháp, Ngài đã thuyết về Tứ Diệu Đế nhằm nêu rõ về thực tướng của khổ khiến chúng sanh thức tỉnh.

Với sự sắp xếp một cách logic bắt đầu từ tri nhận về khổ đau, truy nguyên nguồn gốc, chấm dứt khổ đau và phương pháp nhổ tận gốc khổ, Tứ Diệu Đế đã mô tả chân thực về một lộ trình thể nghiệm cuộc sống dựa trên kinh nghiệm nơi tự thân mỗi người. Chính do đặc tính vô cùng thiết thực với đời sống của giáo lý thâm diệu này nên Hòa Thượng Thích Viên Lý đã cho ra tác phẩm “Tứ Diệu Đế” với mục đích kiến tạo một nền tảng học thuật vững chắc cho những ai muốn nghiên cứu về Phật Pháp.

Là tác giả của hàng chục đầu sách với nhiều thể loại khác nhau, với kiến giải uyên bác một tiến sĩ Triết học Tôn giáo, một học giả chuyên nghiên cứu về cả hai truyền thống Đại Thừa và Nguyên Thuỷ, căn cứ theo lời dạy của Đức Phật, Hòa Thượng Thích Viên Lý đã xây dựng nội dung Tứ Diệu Đế trên cái nhìn tổng quát, chân thực về hiện thực khổ đau của nhân sinh, mở ra một quan điểm mới trong việc đối diện với khổ đau bằng sự bình thản và lắng đọng từ tâm thức đã thoát ly tham ái, chấp thủ.

Kính giới thiệu đến quý vị tác phẩm “Tứ Diệu Đế” như một tặng phẩm được kết tinh từ chính kinh nghiệm cuộc sống của một học giả và hành giả.

Nhà Xuất bản

Bodhi Wisdom DN Publishing

 

————————————————————————————————————————————————————————————————–

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản 11

Dẫn Nhập 15

Chương I: Tổng Quát Về Tứ Diệu Đế

1. Nhân Duyên Tuyên Thuyết 19

2. Định Nghĩa về Thuật Ngữ 25

Chương II Khổ Đế (Sự thật về khổ)

1. Ba nỗi khổ (ba căn bản về “các tầng” của nỗi khổ đau) 32

1.1. Khổ khổ 33

1.2. Hoại khổ 35

1.3. Hành khổ 36

2. Bát Khổ 39

2.1. Nỗi khổ vì sanh 39

2.2. Nỗi khổ của tuổi già 41

2.3. Nỗi khổ của bệnh tật (bệnh khổ) 42

2.4. Nỗi khổ của cái chết (tử khổ) 43

2.5. Ái biệt ly khổ 44

2.6. Oán tắng hội tụ khổ 44

2.7. Cầu bất đắc khổ 45

2.8. Năm thủ uẩn là khổ 46

3. Hiện Thực và Phản Ứng với Khổ Trong Đời Sống 60

Chương III: Tập Đế (Nguyên Nhân Của Khổ Đau)

1. Nguyên Nhân khổ đau 64

1.1. Dục ái 65

1.2. Hữu ái 65

1.3. Phi hữu ái 65

2. Sự tập khởi vòng luân chuyển khổ đau 67

2.1. Vô minh 71

2.2. Hành 71

2.3. Thức 72

2.4. Danh và Sắc 78

2.5. Lục Nhập 78

2.6. Xúc 79

2.7. Thọ 80

2.8. Ái 81

2.9. Thủ 83

2.10. Hữu 84

2.11. Sanh 85

2.12. Lão, tử (tuổi già và cái chết) 85

3. Bẻ gãy Nidanas theo dòng nghịch lưu 89

Chương IV Diệt Đế (Niết Bàn)

1. Tổng quát về Niết Bàn 93

2. Niết Bàn theo truyền thống Nguyên Thủy và Đại Thừa 98

2.1. Những điểm tương đồng 98

2.2. Những điểm dị biệt 100

2.2.1. Niết Bàn Theo Phật Giáo Nguyên Thủy 100

2.2.2. Niết Bàn Theo Phật Giáo Đại Thừa 107

Chương V: Diệt Đế (Con Đường đưa đến sự đoạn diệt khổ đau)

1. Bát Chánh Đạo 115

1.1. Chánh Kiến 115

1.2. Chánh Tư Duy 118

1.3. Chánh Ngữ 119

1.4. Chánh Nghiệp 122

1.5. Chánh Mạng 126

1.6. Chánh Tinh Tấn 128

1.7. Chánh Niệm 131

1.8. Chánh Định 132

2. Mục đích Bát Chánh Đạo 135

Chương VI

Kết Luận 139

Thư mục tham khảo 149

Sách cùng tác giả 153.

Kính mời Quý vị xem trọn bộ cuốn sách Tứ Diệu Đế ngay trọng file dưới đây:

Cảm ơn Quý độc giả đã dành thơi gian đọc cuốn sách này. Ngoài cuốn sách này Quý vị có thể vào Ebook Hòa Thượng Thích Viên Lý để xem thêm nhiều cuốn sách hay của tác giả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *